Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dược phẩm của Công ty

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.58 KB, 8 trang )

Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu dược phẩm của Công ty
6.3.4.a. Thuận lợi
-- Ngành dược Việt Nam đang bước vào thời kỳ cạnh tranh theo các
nguyên tắc cơ bản kể từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc “đổi mới”; chuyển
đổi từ cơ chế kế hoạch hoá-tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường có
định hướng Xã hội chủ nghĩa và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng
sâu rộng.
- Để khuyến khích xuất khẩu, cho phép các dự án có mục tiêu xuất khẩu
được hưởng các ưu đãi vay vốn của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
-Tạo mọi điều kiện để phát triển sản xuất thuốc trong nước nhằm tăng
nguồn cung cho nhu cầu sử dụng trong nước và tăng cường xuất khẩu thông qua
việc ban hành, sửa đổi hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tạo môi trường
pháp lý thông thoáng, minh bạch hơn.
6.3.4.b. Khó khăn
- Về thủ tục hải quan
- Việt Nam đã hòa mình vào dòng chảy của WTO, tất cả mặt hàng đều phải chịu
sự cạnh tranh gay gắt. Dược phẩm là sản phẩm đặc biệt, do vậy sự cạnh tranh
trên thị trường dược phẩm cũng luôn quyết liệt
VII.Phân tích SWOT và đưa ra giải pháp

SWOT
Cơ hội (để nắm bắt)
- Doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước
tạo dựng thị trường và uy tín cho sản
phẩm Việt Nam
- Tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam
ngày càng tăng
- Gia nhập WTO
- Hội nhập khu vực (đáng chú ý là Hiệp
định Khu vực Tự do Thương mại
ASEAN - AFTA) và các hiệp định


thương mại song phương trong tương
lai.
- Đa dạng về thị trường và sản phẩm.
- Chuyển giao công nghệ do đầu tư trực
tiếp nước ngoài.
- Cải tiến chất lượng sản phẩm và cơ sở
hạ tầng
Thách thức (để đối phó)
- Sức cạnh tranh tăng cả ở thị trường nội địa
và quốc tế do giảm bớt bảo hộ cho các
ngành trong nước.
- Các rào cản thương mại bị dỡ bỏ
- Biến đổi khí hậu thất thường
Điểm mạnh (để xây dựng)
-Ổn định tài chính, xã hội và chính trị
-Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trong khu vực
năng động
-Các nhân tố cho sản xuất rất phong phú
(nhân công, nông nghiệp, lâm nghiệp và
ngư nghiệp)
-Chi phí nhân công khá rẻ
Lực lượng lao động có kỷ luật.
- Phát triển sản phẩm : sản xuất sản phẩm
đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng
khách hàng với mức giá phù hợp với thu
nhập của người dân Việt Nam
- Kết hợp theo chiều ngang:tăng sức cạnh
tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty
giành thị phần ở các nước xuất khẩu, tăng
doanh thu.

- Xâm nhập thị trường : xâm nhập vào
các thị trường trước đây còn bị hạn chế,
cùng chính sách giá và sản phẩm đa dạng
để mở rộng thị trường nước ngoài-
- Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường
quen thuộc, chú trọng cả hình thức, chất
lượng sản phẩm,giữ vững hình ảnh của
công ty.
- Đầu tư cho công tác đào tạo thường
xuyên,liên tục. Có chính sách chăm lo, đảm
bảo cuộc sống cho người lao động để họ
yên tâm làm việc.
- Đầu tư cơ sở vật chất,trang thiết bị hiện
đại
-Mở rộng ngành nghề kinh doanh, tập trung
ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả.
- Chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao
động với kĩ thuật, trình độ chuyên môn khác
nhau.
-Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa
dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng
khách hàng
-Thay đổi,đa dạng hóa mẫu mã, kiểu dáng sản
phẩm
- Nâng cao chất lượng sản phẩm đạt được tiêu
chuẩn quốc tế
- Tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường với
chiến lược đa giá
- Giữ vững và phát triển thị trường trong
nước,nghiên cứu và phát triển khách hàng

mới, thị trường mới.
- Tận dụng, thu hút lượng lao động đông đảo
ở chính địa phương có cơ sở sản xuất.
- Mở rộng sản xuất, nâng cao thị phần, xây
dựng thương hiệu tạo lòng tin của khách
hàng.
-Tận dụng những ưu đãi từ nhà nước,vượt qua
các rào cản thương mại khi xuất khẩu ra nước
ngoài.
Điểm yếu (để khắc phục)
- Nạn tham ô và tham nhũng.
- Chi phí lao động có tay nghề cao hơn so
với các nước khác trong khu vực.
- Năng xuất thấp.
- Sản phẩm chất lượng thấp.
- Công nghệ sản xuất lạc hậu.
- Giá trị gia tăng trong sản xuất ít do hạn
chế về nguồn nguyên liệu thô và
nguyên phụ liệu.
- Cơ sở hạ tầng không tương xứng.
- Chi phí vận chuyển nội địa cao so với
các nước khác trong khu vực.
- Hạn chế về bí quyết trong thiết kế và
marketing.
- Khoảng cách giữa các ngành ở nông
thôn và thành thị khá lớn.
- Quá trình giảm bớt thuế VAT của chính
phủ còn chậm.
- Chưa xây dựng được thương hiệu cho
hàng nông sản

- Kết hợp về phía sau: - Tận dụng
nguồn vốn FDI, chính sách hỗ trợ của nhà
nước để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu
đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập
khẩu nguyên liệu.
- Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công
nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của
người lao động cũng như trình độ quản lý
bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI
- Đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân công có chất
lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân
công tay nghề cao,thu hút đủ số lượng nhân
công giá rẻ
- Tạo điều kiện và có chính sách chăm lo đời
sống và giữ người lao động; tăng lương thu
hút nhiều lao động, mở trường đào tạo nhân
lực ở các tỉnh vùng xa để cung ứng lao động
đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân
công.
- Đầu tư nghiên cứu và thực hiện tự sản xuất
NVL,giảm tỉ lệ nhập khẩu NVL.

Qua bảng phân tích SWOT trên ta có thể thấy việc đẩy mạnh xuất khẩu là
phương hướng chủ yếu của chính sách ngoại thương .Vì vậy, việc hình thành
một hệ thống các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu trở thành công cụ quan trọng
nhất để chiếm lĩnh thị trường nước ngoài.
Để có thể thực hiện được các chiến lược này thành công, Nhà nước cần phải
có các chính sách biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu.Đẩy mạnh xuất khẩu để hạn
chế mức độ nhập siêu nhằm cải thiện cán cân thanh toán của quốc gia là một
trong những mũi nhọn trong cuộc chiến chống lạm phát và ổn định vĩ mô nền

kinh tế hiện nay. Thế nhưng không phải chỉ dừng lại ở mặt số lượng hàng hóa
và kim ngạch xuất khẩu, mà điều cốt yếu là phải tính đến cơ cấu ngành hàng,
chất lượng xuất khẩu để bảo đảm phát triển bền vững.
7.1. Ý nghĩa của các chỉ tiêu về chất lượng và hiệu quả xuất khẩu
Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay, phát triển
xuất khẩu được coi là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế các nước. Đối với
Việt Nam, việc đẩy mạnh xuất khẩu xuất phát từ nhiều lý do, như: khuyến khích
tăng đầu tư và góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư; tăng năng suất lao động quốc
gia; thúc đẩy cải cách thể chế, cải cách hành chính quốc gia; giảm nhập siêu, cải
thiện cán cân thanh toán và ổn định vĩ mô nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn
hiện nay.
Phát triển xuất khẩu sẽ tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều
việc làm mới và góp phần cải thiện thu nhập cho người lao động. Mặt khác,
phát triển xuất khẩu sẽ tạo nguồn thu ngoại tệ lớn hơn để đáp ứng nhu cầu ngoại
tệ cho mua sắm máy móc thiết bị, nhập khẩu các sản phẩm trung gian phục vụ
nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đồng thời là nguồn ngoại tệ để trả nợ
nước ngoài, giúp cân bằng và lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế, ổn định
tình hình kinh tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển...
Ngoài ra, xuất khẩu còn là thước đo về độ mở của nền kinh tế Việt Nam, là chỉ
số phản ánh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam và mức độ hội nhập
của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới và khu vực.
Nói đến chất lượng và hiệu quả xuất khẩu thì không chỉ đơn thuần là vấn đề
tăng trưởng xuất khẩu mà điều cơ bản là sự tăng trưởng đó phải bảo đảm nhịp
độ cao và duy trì trong thời gian lâu dài. Khi nói tăng trưởng xuất khẩu là chúng
ta mới chỉ đề cập tới mặt lượng của hoạt động xuất khẩu, còn khi dùng thuật
ngữ "phát triển xuất khẩu" là chúng ta đã quan tâm đầy đủ tới cả mặt lượng và
mặt chất của vấn đề xuất khẩu.Nói cách khác, chất lượng và hiệu quả hoạt động
xuất khẩu chính là cốt lõi của phát triển xuất khẩu bền vững.
Có rất nhiều tiêu chí phản ánh chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi lựa chọn giới thiệu 10 tiêu chí chủ yếu có

thể sử dụng trong phân tích, nghiên cứu chất lượng và hiệu quả hoạt động xuất
khẩu của Việt Nam: quy mô và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu; kim ngạch xuất
khẩu theo đầu người; xuất khẩu trong tương quan với nhập khẩu; xuất khẩu
trong tương quan với GDP; cơ cấu xuất khẩu và sự chuyển dịch cơ cấu xuất
khẩu theo mặt hàng/thị trường/doanh nghiệp; mức độ hiện đại của phương thức
xuất khẩu; hàm lượng giá trị gia tăng của hoạt động xuất khẩu; vấn đề sử dụng
nguồn lực trong xuất khẩu; xuất khẩu với các vấn đề xã hội như tạo việc làm,
xóa đói, giảm nghèo, duy trì bản sắc văn hóa dân tộc; xuất khẩu với vấn đề bảo
vệ môi trường sinh thái.
7.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng và hiệu quả xuất khẩu
thời gian tới
- Tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tham gia mạnh mẽ trong phân
công lao động quốc tế, tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu/khu vực, nỗ lực
phát triển nguồn cung cho xuất khẩu (cả về mặt số lượng và nâng cao chất
lượng) sau khi đã gia nhập WTO nhằm tạo ra được một cấu trúc xuất khẩu
mang tính cạnh tranh và đạt hiệu quả cao;

×