Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

viết gì trong phần pr bản thân trong cv tiếng Nhật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.26 KB, 3 trang )

VI ẾT GÌ TRONG PH Ầ
N PR B Ả
N THÂN(自己 PR) VÀ LÝ DO XIN VIỆC(志望動機).
Phần này là phần khó nhất trong 履歴書, nên trước khi đi vào cụ thể cách viết, mình muốn trao đổi
để các bạn rõ hơn về ý nghĩa của 2 phần này, tránh tình trạng viết kiểu rập khuôn, sáo rỗng.
( Phần này mình đã viết 1 lần trước đó, nên nhiều bạn có thể thấy quen , nhưng vì trong series về 
履歴書 luôn nên mình post lại)
:D

Trước hết, chúng ta xem lại xem phần này chúng ta viết:
=============
1. Cho ai đọc?
2. Họ muốn đọc được những thông tin gì qua bài của chúng ta?
============
Hãy viết nội dung mà họ muốn đọc, đừng viết cái mà các bạn muốn hoặc có thể viết, khi đó, hồ s ơ
của bạn mới ấn tượng được.
♥ Cho ai đọc? ---> NHÀ TUYỂN DỤNG.
****Hãy nhớ, người đọc bài này của các bạn là nhà tuyển dụng, ko phải là giáo viên tiếng Nh ật. ****
Nếu bạn liệt kê được những câu như : Sở thích của tôi là đi uống cafe với bạn bè, tôi thích đọc
truyện tranh, tôi học ngành này ngành này ở ĐH, tôi đã học cái này cái này ở ĐH,... b ằng TN. Cô
giáo TN sẽ chấm cho bạn điểm cao vì bạn biết diễn đạt những cái đó bằng TN. Và dù 10 bạn có
giống nhau cả 10, cô vẫn cho các bạn điểm cao nếu như các bạn nói đúng ngữ pháp.
Tuy nhiên, nhà tuyển dụng ko như vậy ^^
.Họ đọc phần đó, đánh giá điểm mạnh của bạn có dùng được trong công việc ko, nếu bạn có điểm
yếu gì thì bạn có nỗ lực gì để khắc phục ko, bạn từng học hỏi được gì qua những gì đã t ừng làm,
từng học,...và nó có ích gì cho công việc sắp tới.
Vì vậy, cái họ cần là THÔNG TIN
♥ Họ muốn đọc được những thông tin gì qua bài của chúng ta?
Thông thường, trong phần PR sẽ có các thông tin về sở thích, điểm mạnh, điểm yếu, các kinh
nghiệm thực tế, skill.
Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, họ cần đọc được những thông tin dưới đây qua từng câu hỏi.




★★. Điểm mạnh của bạn là gì ----> Là những điểm mạnh liên quan đến công việc.
Có những điểm mạnh chỉ hữu dụng trong các mối quan hệ hàng ngày, có những điểm mạnh chỉ hữu
dụng trong công việc. Nên hãy chọn lọc và nói về những điểm mạnh có thể phát huy được trong
công việc.
Thêm vào đó, hãy nhơ, những điểm mạnh của bạn cần phải có dẫn chứng để chứng minh, vì nhà
tuyển dụng mới gặp bạn lần đầu. Ko ai tin ngay lời nói của 1 người mới gặp nếu ko có b ất c ứ c ăn
cứ gì đi kèm.
Mà thường, điểm mạnh thường là bắt nguồn từ kinh nghiệm bạn có, t ừ những vi ệc bạn t ừng
làm,...nên hãy dùng luôn cái đó làm dẫn chứng.
Vì thế, tốt nhất, các bạn nên tập trình bày theo dạng.
Ngày SV/ học sinh/ trước đây/ tôi từng làm việc A nên có điểm mạnh B, và tôi nghĩ khi đi làm có th ể
phát huy được trong công việc C.
Đó là 1 thông tin để nhà tuyển dụng có thể nắm đc ngay khi đọc.
Tôi có điểm mạnh B.
Tôi có điểm mạnh D
Tôi từng làm việc A.
Tôi thích việc E.
Liệt kể rời rạc như vậy sẽ làm cho hồ sơ của các bạn mang tính phô diễn từ ngữ hơn là cung cấp
thông tin.
★★ Bạn có điểm yếu gì?
Cái này ko cần viết trong CV, nhưng bạn cần chuẩn bị sẵn vì câu này rất hay bị h ỏi.
Nhà tuyển dụng hỏi câu hỏi này, để xem bạn có tự nhận thức được những điểm mình còn yếu kém
ko, có dũng cảm thừa nhận nó ko,và trên cơ sở đó, đã có những nỗ lực nào để khắc phục.
Qua đó, họ sẽ phán đoán xem, sau này khi gặp những khó khăn trong công việc, bạn có dũng cảm
chia sẻ ko, có tích cực đối mặt và tìm cách khắc phục ko.
Tôi có điểm yếu A. Tôi ko thạo việc B.
Ko phải như vậy.



Hãy chuẩn bị sẵn: Tôi có điểm yếu A, nguyên nhân là do B, và để khắc phục tôi đang có nh ững nỗ
lực C.
★★ Sở thích của bạn là gì ?
Cái này đừng liệt kê sở thích. Vì cái nhà tuyển dụng muốn đọc ở đây, là tính cách, con người bạn
qua các sở thích, các thói quen hàng ngày.
Thật ra con người ai cũng có 1 khung tính cách nhất định, và những sở thích thường là theo khung
tính cách đó. Nên hãy nói những sở thích của các bạn chọn lọc, để từ đó giúp người đọc hình dung
ra được khung tính cách, cách suy nghĩ của bạn.
HẾT PHẦN PR, GIỜ ĐẾN LÝ DO XIN VIỆC.
* Tại sao bạn chọn ngành đó/ công việc đó/ đất nước đó.
---> Qua những gì bạn viết, công ty sẽ xem bạn có hiểu đúng, hiểu đó về ngành đó, công việc đó,
đất nước đó chưa. Công việc bạn muốn làm đã hình thành rõ rang chưa hay còn m ơ hồ? Phần này
càng rõ ràng thì càng chứng tỏ được mong muốn của mình rõ ràng.
Nếu viết tôi muốn xin việc ở Nhật vì tôi thích Nhật, công việc ở Nhật tốt..Cần nói cụ thể h ơn tại sao
thích Nhật, công việc ở Nhật tốt thế nào, muốn học hỏi thêm thì học hỏi thêm gì, và áp dụng gì cho
công việc sau này? vân vân...
Hãy chứng tỏ là bạn đã tìm hiểu kỹ, suy nghĩ kĩ về công việc, chứ ko phải là chỉ m ơ hồ và chạy theo
xu hướng.
* Tại sao bạn chọn công ty A/B/C đó.
Qua câu trả lời của các bạn, công ty sẽ xem bạn có tìm hiểu kĩ và đúng v ề công ty ch ưa? B ạn đã
định hình rõ về công việc muốn làm và những gì bạn có thể cống hiến cho công ty hay chưa?
Ví dụ, nếu bạn nói bạn ứng tuyển vì muốn làm việc ở Nhật? Họ sẽ nghĩ, vậy tại sao ko chọn công ty
khác mà lại chọn công ty họ.
Hãy nhớ, công việc tức là matching cty A và ứng viên B lại với nhau.
Những gì công ty có là những gì B kì vọng vào môi trường làm việc, công vi ệc, và nh ững gì B có th ể
làm, có thể cống hiến là những gì công ty A đang cần, khi 2 vế bằng nhau, khi đó m ới gặp đc
nhau:).
Nếu bạn cần họ mà họ ko cần bạn, thì cũng sẽ xảy ra miss matching.




×