Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Bai Thuyet Minh Tuyen Diem Mien Tay DB Song Cuu Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.87 KB, 20 trang )

Tour Đồng bằng sông Cửu Long
CÀ MAU
Có diện tích tự nhiên 5.329 km2.
Hệ sinh thái rừng ngập nước có diện tích gần 100.000 ha được chia thành 2 vùng:


rừng ngập lợ với đặc trưng cây tràm là chủ yếu nằm sâu trong đất liền ở vùng U Minh hạ



rừng ngập mặn với đặc trưng cây đước, cây mắm là chủ yếu ở vùng Mũi Cà Mau và ven
biển; trong rừng có nhiều loài động vật, thực vật phong phú với trữ lượng lớn là đặc sản
của rừng ngập nước.



Rừng Cà Mau trở thành nổi tiếng trên thế giới và chỉ đứng sau rừng ngập mặn ở Cửa sông
Amazôn (Brazil).
Bờ biển Cà Mau dài 254 km chạy từ phía biển Đông sang vịnh Thái Lan, bờ biển thấp, nền
đất yếu và bằng phẳng. Diện tích vùng biển Cà Mau rộng trên 71.000 km2, độ sâu trung
bình từ 30 đến 35 mét; trong lòng biển có nhiều loài tôm cá, dưới thềm lục địa có trữ
lượng dầu khí và khí đốt rất lớn, có khả năng khai thác trong nhiều năm. Biển Cà Mau có
vị trí trung tâm đường biển trong vùng Đông Nam Á và sát với đường biển quốc tế, rất
thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.
Nguồn gốc xa xưa Cà Mau là vùng đất hoang vu, rừng rậm, mặt đất ẩm thấp, thiếu nước
ngọt, ruộng nhiều phèn, nhiều muỗi vắt nên vắng người sinh sống. Đến cuối thế kỷ 17 Cà
Mau là mảnh đất cuối cùng trên con đường của người Việt chinh phục hoang vu mở mang
bờ cõi. Năm 1680 một số ấp ở ven sông Bảy Háp, sông Ông Đốc, sông Gành Hào được hình
thành. Năm 1714 Mạc Cửu dâng phần đất Cà Mau cho chúa Nguyễn, Mạc Thiên Tứ là con
Mạc Cửu vâng lệnh triều đình lập ra đạo Long Xuyên mang tính chất quân sự để cai quản.
Năm 1882 Cà Mau tách khỏi Rạch Giá, Bạc Liêu tách khỏi Sóc Trăng thành lập ra tỉnh Bạc


Liêu, đây là hạt thứ 21 của Nam kỳ thuộc địa. Sau nhiều lần thay đổi địa giới và tên tỉnh,
đến đầu năm 1976 Cà Mau-Bạc Liêu được đổi tên là tỉnh Minh Hải. Đến ngày
01/01/1997 Minh Hải lại tách ra thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Ngay từ trước những năm 30 ở Cà Mau đã có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân chống lại
địa chủ, hương quản cướp bóc ruộng đất. Năm 1930 các chi bộ Đảng đầu tiên được thành
lập để lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống áp bức. Hưởng ứng cuộc khởi nghiã Nam Kỳ,
năm 1940 Tỉnh ủy Cà Mau đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hòn Khoai giành thắng lợi, ghi vào
trang vẻ vang của tỉnh. Từ đó ngày khởi nghĩa Hòn Khoai 13/12 trở thành ngày truyền
thống của Đảng bộ, quân dân tỉnh Cà Mau.
Sắc thái văn hóa của Cà Mau có sự dung hòa đa dạng và phong phú do được tiếp thu của
nhiều nền, nhiều miền văn hóa, nhiều tôn giáo khác nhau. Những tập quán, thuần phong
mỹ tục của người Kinh là chủ đạo có ảnh hưởng qua lại với người Khơme, người Hoa tạo
nên sự hài hòa chung cho nhiều dân tộc. Do đặc điểm sống ở vùng sông nước, rừng biển
sâu xa nên loại hình đàn ca cải lương trở thành nếp sinh hoạt văn nghệ phổ biến trong
nhân dân; miền đất này có truyện cười dân gian của Bác Ba Phi đầy huyền thoại; có làn


điệu thơ Bạc Liêu của nghệ sĩ Thái Đắc Hàng. Hàng năm nhân dân tổ chức lễ hội Nghinh
Ông ở cửa biển Sông Đốc và một số lễ hội dân gian khác.
Những địa danh lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh có sức thu hút du khách như Mũi
Cà Mau, đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc, rừng đước Năm Căn, rừng tràm U Minh hạ, bãi Khai
Long, Giá Lồng đèn, các sân chim, công viên Văn hóa, đầm Thị Tường v.v.. Tên tuổi của
những danh nhân văn hóa như nhà giáo Phan Ngọc Hiển, nhà báo Nguyễn Mai, bác Ba Phi,
v.v..đã để lại trong lòng người sự mến yêu, ngưỡng mộ về cảnh vật hữu tình, con người
dũng khí của đất Cà Mau.
Huyện Năm Căn
Huyện Năm Căn tỉnh Cà Mau được thành lập trên cơ sở chia tách huyện Ngọc Hiển và đi
vào hoạt động từ đầu năm 2004. Huyện Năm Căn có diện tích tự nhiên 53.291,4 ha
- Phía Đông tiếp giáp Biển Đông
- Phía Tây tiếp giáp Vịnh Thái Lan.

- Phía Bắc tiếp giáp 3 huyện: Phú Tân, Cái Nước, Đầm Dơi.
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Ngọc Hiển.
Huyện Năm Căn có 8 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Hàm Rồng, Đất Mới, Hàng
Vịnh, Hiệp Tùng, Tam Giang, Tam Giang Đông, xã Lâm Hải và thị trấn Năm Căn.
- Khí hậu thời tiết: Mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo, nên nhiệt độ quanh năm
cao, nhiệt độ trung bình 26,90C.
Tương ứng với 2 mùa là 2 hướng gió thịnh hành khác nhau:
+ Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, trong mùa khô biển tương đối lặng, thời tiết
tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thuỷ sản, đẩy mạnh các hoạt động xây dựng,
du
lịch…
+ Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa lớn, trong mùa mưa thỉnh thoảng xuất
hiện áp thấp gần bờ, giông, lốc, gió xoáy, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển, đi lại khó
khăn, các dịch vụ, sinh hoạt văn hoá thể thao vaứ du lũch bị hạn chế.
Mũi Cà Mau:
thường được coi là điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam. Mũi đất này còn có tên
là Mũi Bãi Bùng.
Vị trí
Mũi Cà Mau hướng về phía tây, thuộc địa phận xóm Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển,
tỉnh Cà Mau, cách thành phố Cà Mau hơn 100 km. Bên trái mũi là biển Đông, bên phải là
biển Tây, tức Vịnh Thái Lan.
Hiện nay nếu xét về mặt địa lý thì mũi Cà Mau không phải là điểm cực Nam trên đất liền
của Việt Nam, mà chỉ nằm ở vùng cực Nam của Việt Nam. Điểm cực nam trên đất liền của


tỉnh Cà Mau nằm ở xã Viên An, huyện Ngọc Hiển, có độ vĩ 8°30' Bắc. Mũi Cà Mau là điểm
cực Tây của tỉnh Cà Mau.
Trước đây một số tài liệu nói rằng điểm cực Nam trên đất liền của Việt Nam là xóm Rạch
Tàu, cũng thuộc xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, ở tọa độ 8°34' (hoặc 8°30') độ vĩ Bắc,
104°40' (hoặc 104°50') độ kinh Đông.

Đặc điểm
Tại đây có hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng và phong phú. Và còn có các công trình
như cột mốc toạ độ quốc gia, biểu tượng Mũi Cà Mau.
Vùng đất này hằng năm lấn ra biển hàng chục mét, do sự bồi đắp rất lớn.
Sông Cửa Lớn
Còn có tên gọi khác là Đại Môn Giang là một con kênh dài 58 km, rộng 600 m và sâu 12
m ở tỉnh Cà Mau, nối biển Đông vớibiển Tây. Con kênh này đầu bên biển Đông là cửa Bồ
Đề. Còn đầu bên biển Tây là cửa Mũi Ông Trang, gần mũi Cà Mau. Đoạn từ ngã ba sông
Đầm Dơi và sông Cửu Lớn đến cửa Bồ Đề còn được gọi là sông Bồ Đề.
Đại Môn Giang là ranh giới tự nhiên giữa huyện Năm Căn và huyện Ngọc Hiển, tách khu
vực cuối cực nam của bán đảo Cà Mau thành một đảo, hiện chưa có cầu bắc qua đây.
Nước ở đây là nước lợ vì có một số sông nhỏ là sông Đầm Dơi, sông Đầm Chim và sông Cái
Ngang đổ nước ngọt vào lẫn nước biển ở kênh này. Sông Bồ Đề là một phân lưu ra biển
của sông Cửa Lớn.
Đại Môn Giang là một nơi khai thác các loại thủy sản nước lợ của cư dân sống quanh khu
vực này. Cảng Năm Căn nằm trên sông Cửa Lớn, phía tả ngạn gần thị trấn Năm Căn.
Cồn Ông Trang & sông ông Trang
Cồn Ông Trang có 2 cồn nằm trong và ngoài cửa sông Ông Trang.
Cồn Trong hình thành năm 1960 có diện tích 122 ha, ban đầu chỉ có mắm trắng là cây tiên
phong, tạo điều kiện cho các loài khác phát tán trên đảo, có 22 loài cây ngập mặn sinh
sống, động vật ở đây cũng phong phú. Cồn Ngoài hình thành muộn hơn (năm 1980), có
diện tích 149 ha, đang phát triển với diễn thế nguyên sinh rừng ngập mặn tự nhiên, là nơi
có tính đa dạng sinh học điển hình của rừng ngập mặn.
Phủ trên cồn là thảm rừng ngập mặn xanh biết với các loài cây đặc trưng như: mắm trắng,
bần trắng,... như một bức tranh nổi lên giữa sóng nước bao la. Nối liền với cồn Ông Trang
là bãi bồi phía Tây Mũi Cà Mau, hàng năm đất được bồi lấn ra biển từ 50 – 80 m.
Vườn quốc gia Mũi Cà Mau
là một vườn quốc gia tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Được thành
lập ngày 14 tháng 7 năm 2003 trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên nhiên Đất Mũi
(thành lập ngày 9 tháng 8 năm 1986).



Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với cù lao Chàm, vườn quốc gia này được UNESCO đưa
vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển.
Rừng U Minh
Sông Trẹm chia U Minh thành hai vùng thượng và hạ. U Minh Hạ thuộc tỉnh Cà Mau, U
Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang. Rừng U Minh (U Minh Thượng và U Minh Hạ) là kiểu
rừng rất đặc thù, được xếp hạng độc đáo và quí hiếm trên thế giới.
Vườn quốc gia U Minh Hạ
thuộc tỉnh Cà Mau. Địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời.
Được thành lập ngày 20 tháng 1 năm 2006, trên cơ sở nâng cấp khu bảo tồn thiên
nhiên Vồ Dơi. Đây là khu vực có hệ động thực vật đặc trưng vùng đất ngập nước trên lớp
than bùn do xác thực vật tích tụ lâu năm tạo thành. Thực vật đặc hữu ở đây là các loài:
tràm, móp, trảng năn, sậy ... Động vật đặc trưng là: rái cá lông mũi, tê tê, nai, khỉ đuôi dài,
lợn rừng, rùa, rắn, trăn, các loại cá nước ngọt, chim, côn trùng...Đây là một trong hai vườn
quốc gia tại tỉnh Cà Mau, Việt Nam. Số liệu kiểm kê năm 1995 cho thấy diện tích rừng ở
đây là là 4.200 ha.
Ngày 26 tháng 5 năm 2009, cùng với Cù Lao Chàm - Quảng nam, vườn quốc gia Mũi Cà
Mau và U Minh Hạ được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển của thế
giới.
Vườn quốc gia U Minh Thượng
là một vườn quốc gia của Việt Nam, được nâng cấp từ khu bảo tồn thiên nhiên U Minh
Thượng lên thành vườn quốc gia theo ngày 14 tháng 1 năm 2002.
Do nhiều nguyên nhân tác động, rừng tập trung ở U Minh Thượng nhiều hơn và loại rừng
nguyên sinh chiếm phần lớn ở đây. Diện tích 8.053 hécta. Rừng nằm trong địa giới của
các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận của tỉnh Kiên Giang, thuộc vùng bán đảo Cà Mau.
Vườn quốc gia U Minh Thượng nằm trong địa giới của huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên
Giang.
Tiền thân của rừng U Minh Thượng là rừng úng phèn U Minh, vốn được người bản địa đặt
tên từ lâu đời là “Hồ rừng”, hình thành tập trung ở phía Tây bán đảo Cà Mau, tiếp giáp với

dải rừng ngập mặn ven biển vịnh Thái Lan, trên địa bàn hai tỉnh Cà Mau và Kiên Giang.
Diện tích rừng vào những năm trước 1950 là khoảng 400.000 ha, đến năm 1970 còn gần
200.000 ha và ở thời điểm 1990 còn khoảng 100.000 ha. U Minh là kiểu rừng đặc thù được
xếp vào loại quý hiếm trên thế giới.
Thời chiến tranh, chính quyền Việt Nam Cộng Hoà chia rừng U Minh thành hai khu vực:
phần phía trên gọi là U Minh Thượng thuộc tỉnh Kiên Giang; phần dưới gọi là U Minh Hạ,
thuộc tỉnh Cà Mau; hai cánh rừng ngăn cách với nhau bởi dòng sông Trẹm.
Rừng ngập mặn:
Rừng ngập mặn là một trong những hệ sinh thái phong phú nhất trên thế giới.
1. Rừng ngập mặn là loại rừng gì?


Cây rừng ngập mặn là những loài cây thân gỗ, có hạt và những loài cây bụi mọc chiếm
ưu thế dọc theo những bờ biển được che chở ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Trên thế giới có gần 70 loài cây rừng ngập mặn với chiều cao thay đổi từ 1,5 m đến 50
m(1)
. Rừng ngập mặn có thể được thấy ở hầu hết mọi quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tổng
diện tích rừng ngập mặn trên toàn thế giới vào khoảng 11 – 18 triệu hecta(2)
. Rừng ngập mặn mọc đặc trưng ở những khu vực nước nông và lầy lội ở vùng cửa
sông, các vịnh, bến cảng hoặc đường bờ biển không chịu tác động thường xuyên của
sóng lớn. Tại những khu vực này, rừng ngập mặn nhận nguồn dinh dưỡng pha trộn
của cả nước ngọt (từ sông ngòi) và nước mặn (từ biển).
1.1 Các đặc tính của cây rừng ngập mặn
Những điều kiện tự nhiên nơi cây rừng ngập mặn sinh sống như tại các khu lầy lội và
có môi trường nước lợ được coi là đầy thử thách vì:






Mức ôxi trong đất bùn/lầy thường thấp;
Khu vực thường xuyên bị ngập;
Nước ngọt khan hiếm;
Độ mặn có thể rất cao
Tuy nhiên, cây rừng ngập mặn đã đặc biệt phát triển những khả năng để cho phép chúng
phát triển trong những điều kiện như vậy.


BẠC LIÊU
Phía bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía đông bắc giáp tỉnh Sóc Trăng, tây bắc giáp Kiên Giang,
tây và tây nam giáp Cà Mau, đông và đông nam giáp biển với 56 km bờ biển. Tỉnh lỵ hiện
nay là Thành phố Bạc Liêu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 280 km.
Diện tích tự nhiên 2.520,6 km²
Nhà Thờ Tắc Sậy
10/6/1925: Chính thức thành lập Họ đạo Tắc Sậy.
3/1930: Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP nhận chức Cha Sở Tắc Sậy. Ngài là cha sở thứ hai của
Họ đạo.
12/3/1946: Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP chịu chém đầu tại Cây Gừa, chết thay cho
giáo dân cùng bị lùa bắt đi với cha. Ngay đêm hôm đó, giáo dân tản mác. Họ đạo tan tác,
nhà thờ bị phá đổ tang hoang. Do đó, xác Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP được giáo dân Khúc
Tréo vớt về an táng tại Nhà Thờ Khúc Tréo, họ lẻ của Tắc Sậy.
1956: Họ đạo được tái lập dước sự dẫn dắt của Cha Sở Luois Marcello Đặng Tuấn
Anh.
1969: Cha Sở Giuse Nguyễn Văn Tịch di dời hài cốt Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP từ Nhà
thờ Khúc Tréo về an táng trước Nhà thờ Tắc Sậy.
1980: Cha Anntôn Vũ Xuân Vinh dịch dời mộ Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP sang
phía hông Nhà thờ và mộ Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP được xây dựng cao ráo vì đã có
nhiều người đến khấn nguyện nơi mộ Cha.
21/01/1997: Tắc Sậy được Đức Giám Mục Cần Thơ Emmanuel Lê Phong Thuận chính thức
nâng lên thành Trung Tâm Hành Hương.

24/02/2004: Đức Giám Mục Emmanuel Lê Phong Thuận đặt viên đá xây dựng nhà thờ
mới.
04/3/2010: Di dời mộ Cha FX. TRƯƠNG BỬU DIỆP sang nhà mồ mới.
03/12/2010: Cung hiến Thánh Đường Tắc Sậy.
Tiểu sử cha Phanxicô Trương Bửu Diệp
Linh Mục Phanxicô Trương Bửu Diệp sinh ngày 01-01-1897, được Cha Giuse Sớm rửa tội
ngày 2-2-1897 tại họ đạo Cồn Phước, làng Tấn Ðức, nay thuộc ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Luông,
Chợ Mới, Tỉnh An-Giang
Cha ngài là MICAE TRƯƠNG VĂN ÐẶNG (1860-1935).
Mẹ ngài là LUCIA LÊ-THỊ-THANH.
Gia-đình sinh sống tại họ đạo CỒN PHƯỚC.
Năm 1904, lúc ngài lên 7 tuổi thì mẹ mất. Theo cha, gia đình dời lên BACTAMBANG
CAMPUCHIA, sinh sống bằng nghề thợ mộc.
Tại đây, thân phụ ngài tục huyền với bà Maria Nguyễn Thị Phước, sinh năm 1890, quê
quán họ Mỹ Luông, Chợ Mới, An Giang. Kế mẫu đã sinh cho ngài người em gái tên là


Trương thị Thìn (1913), hiện còn sống tại họ đạo Bến Dinh, xã Tân Hoà, huyện Thanh Bình,
tỉnh Ðồng Tháp.
Năm 1909, cha Phêrô Lê Huỳnh Tiền cho ngài vào tiểu chủng viện Cù lao Giêng, xã Tấn Mỹ,
Chợ Mới An Giang. Mãn Tiểu Chủng Viện, ngài lên Ðại Chủng Viện Nam Vang, Campuchia
(lúc đó các họ đạo khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long trực thuộc giáo phận Pnom Penh,
Campuchia).
Năm 1924, sau thời gian tu học, ngài được thụ phong Linh mục tại Nam Vang, thời Ðức
Cha Gioan Chabalier. Lễ Vinh Quy và mở tay được tổ chức tại nhà người cô ruột là bà
Sáu Nhiều, tại họ đạo Cồn Phước.
Năm 1924-1927, được bề trên bổ nhiệm làm cha phó họ đạo Hố Trư, một họ đạo của người
Việt Nam sinh sống tại tỉnh Kandal, Campuchia.
Năm 1927-1929, ngài về làm giáo sư tại Tiểu chủng viện Cù lao Giêng.
Tháng 3 năm 1930, ngài về nhậm họ đạo Tắc Sậy. Trong những năm làm cha sở, ngài

quan hệ, giúp đỡ, thành lập nhiều họ đạo vùng phụ cận như: Bà Ðốc, Cam Bô, An Hải, Ðầu
Sấu, Chủ Chí, Khúc Tréo, Ðồng Gò, Rạch Rắn.
Hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương năm 1945-1946, chiến tranh loạn lạc, bà con nhân dân
di tản, Cha Bề Trên địa phận Phêrô Trần Minh Ký ở Bạc Liêu và cả người Pháp cũng gọi
ngài lánh mặt, khi nào tình hình yên ổn thì trở về họ đạo, nhưng ngài trả lời: "Tôi sống
giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu hết."
Ngày 12-3-1946, ngài bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy, bị lùa đi và
nhốt chung với bổn đạo tại lẫm luá của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Do sự tranh chấp giữa
các giáo phái, vì bênh vực quyền lợi của giáo dân, ngài đã chết thay thế cho những người
bị bắt chung.
Ngài mất trong khi thi hành nhiệm vụ chủ chăn. Xác ngài được vớt lên từ một cái ao của
ông giáo Sự, với vết chém sau ót ngang mang tai và thân xác trần trụi như Chúa Giêsu
trên thập giá.
Thi hài ngài được chôn cất trong phòng thánh nhà thờ Khúc Tréo. Ðến năm 1969, hài
cốt ngài được di dời về nhà thờ Tắc Sậy, nhiệm sở của ngài thi hành chức vụ chủ chăn
trong 16 năm. Ngôi nhà mồ cũ của ngài tại Tắc Sậy, được trùng tu và khánh thành ngày 46-1989. Hiện phần mộ của Ngài được di dời sang phần mộ mới ngày 4/3/2010.
Ngài là Cha sở thứ nhì của họ đạo Tắc Sậy.
Công tử Bạc Liêu
Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân
Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng
đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu
"Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng
đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam
Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy
nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên
thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ
sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau,
thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về
khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở
thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.



Trần Trinh Huy (1900-1973, còn có tên khác là Ba Huy) con trai ông Trần Trinh Trạch,
tức Hội Đồng Trạch[2] một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái
của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta
tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Trạch là người Triều Châu lai, chí thú
làm ãn. Có người viết:
Nghèo đến thằng mình còn chạy quýnh
Giàu như ông Trạch cũng buồn thiu
Trần Trinh Trạch là chủ sở hữu của 74 sở điền, với 110.000 ha đất trồng lúa, gần 100.000
ha ruộng muối. Theo lời cháu chắt ông kể lại, toàn tỉnh Bạc Liêu lúc bấy giờ (gồm 4 quận
Vĩnh Lợi, Cà Mau, Vĩnh Châu, Giá Rai) có 13 lô ruộng muối thì 11 lô là của ông Hội Đồng
Trạch, một lô còn lại của cha sở và một lô của dân thường. Ông Trạch có 7 người con, 4
gái, 3 trai. Trong 3 người con trai của ông Trạch (Trần Trinh Đinh, Trần Trinh Huy và Trần
Trinh Khương) thì Ba Huy là ăn chơi hơn cả.
Khu lưu niêm nhạc sỹ Cao Văn Lầu Trên diện tích 2.772m², khu di tích đã được xây
dựng gồm 10 hạng mục với chi phí hơn 6,3 tỷ đồng.
Qua khỏi cổng tam quan, khu mộ gia đình cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu nằm ở bên tay phải, gồm
4 ngôi mộ xây gạch tô đá mài, được bố trí nằm hai cặp sóng đôi: Bà Trần Thị Tấn (vợ nhạc
sĩ Cao Văn Lầu) - Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, Bà Thạch Thị Tài - Nhạc sĩ Cao Văn Giỏi (thân sinh
nhạc sĩ Cao Văn Lầu).
Chếch về phía trái chừng mươi thuớc là nhà trưng bày hiện vật. Ngay tại gian giữa nhà
trưng bày là trang thờ với tượng nhạc sĩ Cao Văn Lầu, hai bên tường có hai bản “Dạ cổ
hoài lang” (nhịp 2 – phần lời và phần nhạc) cùng vài tác phẩm khác được minh họa bằng
nét bút thư pháp trên nền vải hoa.
Phòng trưng bày còn giới thiệu nhiều tư liệu qúy gồm ảnh chụp một số tham luận về việc
bảo tồn và phát huy giá trị bản “Dạ cổ hoài lang”, một số nghệ sĩ, nghệ nhân tiêu biểu của
quê hương Bạc Liêu, một số phục trang sân khấu cải lương của các nghệ sĩ cải lương nổi
tiếng, một số nhạc cụ cổ nhạc trong đó có cây đờn cò của giáo sư Trần Văn Khê, cây đàn
guitar phím lõm của nhạc sĩ ưu tú Văn Giỏi sử dụng từ năm 1976, cây đàn guitar phím lõm

của ông Hai Ngưu mà nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã mượn khi đến Sài Gòn vào năm 1963, dàn
nhạc lễ gồm cò, gáo, tranh, trống, trống cơm, tum, chập chõa… nhạc sĩ Cao Văn Lầu đã
từng sử dụng, bút tích nhạc sĩ Cao Văn Lầu… đặc biệt nơi đây còn phục dựng cảnh đờn ca
tài tử bằng mô hình sáp rất sinh động.
Cạnh nhà trưng bày là một sân khấu lộ thiên dành tổ chức các buổi lễ. Qua khỏi sân khấu
là nhà bán hàng lưu niệm, nơi đây còn có một sân khấu nhỏ dành làm nơi biểu diễn đờn ca
tài tử khi các “tài tử” về thăm khu lưu niệm này và có nhã hứng phục vụ công chúng.
Cao Văn Lầu, thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1892 - 13 tháng 8 năm 1976) là một
nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ
thuật cải lương Việt Nam.


Cao Văn Lầu sinh tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sát nhập với làng Thuận Lễ trở thành
xã Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An.
Khi Cao Văn Lầu được bốn tuổi (năm 1896), ông Chín Giỏi (chưa rõ tên thật, cha Cao Văn
lầu) vì nghèo, vì bị áp bức nên đã cùng vợ và sáu đứa con nhỏ xuống ghe, tìm đất khác sinh
sống.
Buổi đầu, ông Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu). Sau
9 tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ông lại phải dời sang Xà Phiên (nay
thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng.
Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ông Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai Khị
hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân, nhưng ngón đàn của ông
thật điêu luyện.
Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ yêu
thích và siêng năng, ông mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn tranh,
cò, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.
Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi rớt.
Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cô Trần Thị Tấn,
một cô gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).
Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại Thu

phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư đặt
thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.
Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị
đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ chức
cẩm hồi văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lòng. Vợ
ông đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông phải
trả vợ về nhà cha mẹ ruột.
Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn
lại. Nghe bạn đồng môn tên Ba Chột góp ý, ông bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn chẵn
20 câu nhịp đôi.
Tết Trung Thu năm Mậu Ngọ (năm 1918), ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện
trình bày bản nhạc chưa có tên trên. Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.
Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên cho
bản nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung vẫn
diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ . Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ cổ
hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng). Kể từ đêm đó, bài ca này được loan truyền
nhanh chóng.
Năm 1919, ông Lầu làm nhạc công trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).


Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã
Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản
"vọng cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm 10
bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.
Ông mất năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
Đờn ca tài tử Nam Bộ
Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát
triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân
gian [1]Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. Đờn ca

tài tử là nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông
thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm
trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và
độc huyền cầm (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền
cầm bằng cây guitar phím lõm. Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn
bè, chòm xóm với nhau. Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không
câu nệ về trang phục.
Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi
không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các
lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm
làng.
Nguồn gốc của nhạc tài tử là ca Huế, pha lẫn âm nhạc từ các tỉnh Quảng Nam, Quảng
Ngãi. Loại nhạc này mang đậm tính cách giải trí vui chơi chứ không thuộc loại nhạc lễ.
Về trang phục, những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với
nhau nên thường chỉ mặc các loại thường phục khi tham gia trình diễn. Khi nào diễn
ởđình, miếu hoặc trên sân khấu họ mới mặc các trang phục biểu diễn.
Một số người nói rằng từ nghiệp dư có nghĩa là tài tử. Trong thực tế, từ này có nghĩa là tài
năng và ngụ ý rằng những người này không có hiệu quả hoạt động của đời sống âm nhạc
của họ, chỉ để cho vui hoặc những người khác. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ
không phải là chuyên gia. Ngược lại, để trở thành một nghệ sĩ trong ý nghĩa xác thực nhất
của từ này, họ phải thực hành trong một thời gian dài.
Đối với hình thức âm nhạc, vai trò của các ca sĩ và nhạc sĩ đều bình đẳng. Ca trù hát và
người ca (bài hát truyền thống từ miền Bắc và miền Trung) là phụ nữ, trong khi đờn ca tài
tử bao gồm các ca sĩ nam nữ và họ có vai trò bình đẳng.
Cải lương
Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên
cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long và nhạc tế lễ.


Giải thích chữ "cải lương" (改良) theo nghĩa Hán Việt, giáo sư Trần Văn Khê cho rằng: "cải

lương là sửa đổi cho trở nên tốt hơn", thể hiện qua sân khấu biểu diễn, đề tài kịch bản,
nghệ thuật biểu diễn, dàn nhạc và bài bản
Về thời gian ra đời, theo Vương Hồng Sển: tuy "có người cho rằng cải lương đã manh nha
từ năm 1916, hoặc là 1918", nhưng theo ông thì kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1918, khi
tuồng Gia Long tẩu quốc được công diễn tại Nhà Hát Tây Sài Gòn, cách hát mới lạ này
mới "bành trướng không thôi, mở đầu cho nghề mới, lấy đờn ca và ca ra bộ ra chỉnh đốn,
thêm thắt mãi, vừa canh tân, vừa cải cách...nên cải lương hình thành lúc nào cũng không
ai biết rõ..."
Mặc dù Vương Hồng Sển đã nói cải lương hình thành lúc nào cũng không ai biết rõ, nhưng
theo sự hiểu của ông thì:


Năm 1915 trở về trước, tại miền Nam, tài tử còn ca kiểu “độc thoại”.



Năm 1916, có ca kiểu "đối thoại" (ca ra bộ)



Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng Pháp - Việt
nhứt gia (tức Gia Long tẩu quốc) đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.
Phật Bà Nam Hải
Thành phố Bạc Liêu có một cửa biển, đó là cửa biển Nhà Mát thuộc phường Nhà Mát.
Khu Quan Âm Phật Đài (Phật Bà Nam Hải) nằm trên phường này. Được xây dựng từ năm
1973, khu Phật Bà Nam Hải là một công trình kiến trúc – văn hóa – tâm linh nổi bật nhất
ở Bạc Liêu.
Tháng 3 hằng năm đều diễn ra lễ hội Vía Bà, kéo dài trong 3 ngày.
Tượng Phật Bà cao 11m, xoay mặt ra biển Đông, trở thành trung tâm giữa đất liền và biển
lớn. Theo tín ngưỡng của những người đi biển, Phật Bà đã phù hộ và chở che cho họ rất

nhiều và những gì họ có được là cũng nhờ một phần vào việc họ tin và thành kính đối với
thế giới tâm linh.
Kiến trúc độc đáo của cổng tam quan ngay khi bước vào. Hai bên Phật đài là hai dãy nhà
rộng lớn, được xây theo kiến trúc của các ngôi chùa. Gian nhà giữa để thờ các vị Phật, có
trải thảm cho du khách vái lạy cầu an. Hai bên có những gian nhà nhỏ, vừa là nơi để du
khách nghỉ chân vừa là nơi ghi lại quá trình xây dựng và phát triển của khu du lịch. Và
một nhà ăn với các món chay phục vụ thực khách.
Chùa Xiêm Cán


Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long thuộcViệt Nam, nằm ở bờ
phải sông Hậu miền Nam Việt Nam, nằm trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc
Liêu với Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km. Diên tích 3.299,8
km²
Địa lý tự nhiên
Vị trí
phía bắc và tây bắc giáp Hậu Giang, phía nam và tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông
bắc giáp Vĩnh Long và Trà Vinh, phía đông và đông nam giáp biển 72 km.
Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thành phố Sóc Trăng, cách Thành phố Hồ Chí
Minh 240 km.
Sông ngòi
Trên địa bàn Sóc Trăng có hai sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, đổ ra biển qua
cửa Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh.
Lịch sử
Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok tức là "xứ",
"cõi", Kh'leang là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang là xứ có kho chứa bạc của
nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sốc-Kha-Lang" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới
triều Minh Mạng, Sóc Trăng bị đổi là Nguyệt Giang tỉnh (chữ Sóc biến thành chữ Sông,

Trăng thành Nguyệt nên Sóc Trăng biến thành Sông Trăng rồi bị đổi thành Nguyệt Giang).
[1]

Hình thành
Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn thì, đất Sóc Trăng xưa thuộc
đất Ba Thắc (Bassac), thuộcChân Lạp. Trước khi chính quyền chúa Nguyễn chính thức tiếp
quản vùng đất này, năm 1739, từ Hà Tiên, Mạc Thiên Tứ khai thác tiến về phía sông Hậu,
lập thêm bốn đạo Long Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang, Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di
(Sóc Trăng). Trong đó, Trấn Di thuộc đất Ba Thắc và năm 1778, phủ Ba Thắc thuộc
quyền quản hạt của dinh Long Hồ.


Thời Pháp thuộc, Pháp bãi bỏ Lục tỉnh, chia Nam kỳ ra làm 4 khu vục với 19 hạt
(arrondissement). Sóc Trăng được thành lập và trở thành một trong 19 hạt của Nam Kỳ
bấy giờ. Tuy nhiên không lâu sau thì chính quyền Pháp tái lập tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng trở
thành một phần của tỉnh Bạc Liêu. Đến năm 1953, tỉnh Sóc Trăng được thành lập trên cơ
sở gồm 5 quận Sóc Trăng, Kế Sách, Long Phú, Lịch Hội Thượng và Thạnh Trị.
Năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa sát nhập Bạc Liêu và Sóc Trăng, lập thành
tỉnh Ba Xuyên, còn tỉnh lỵ có tên là Khánh Hưng.
Năm 1958: sắp xếp lại còn 7 quận, 14 tổng, 68 xã: quận Châu Thành đổi thành Mỹ Xuyên,
quận Bố Thảo đổi thành Thuận Hòa, bỏ quận Lịch Hội Thượng, quận Thạnh Trị bỏ tổng
Thạnh Lợi, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.
Năm 1964, chính quyền VIệt Nam Cộng hòa tách một phần tỉnh Ba Xuyên để tái lập tỉnh
Bạc Liêu. Năm 1968, chuyển quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh sang tỉnh Ba Xuyên.
Tháng 2 năm 1976, tỉnh Ba Xuyên và tỉnh Phong Dinh hợp nhất thành tỉnh Hậu Giang.
Từ 26 tháng 12 năm 1991, tỉnh Sóc Trăng được tái lập từ tỉnh Hậu Giang.
Dân cư
Trên địa bàn tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, chủ yếu là người Kinh, người
Khmer và người Hoa. Sóc Trăng có khoảng 350.000 người Khmer, đông nhất trong số các
địa phương có người Khmer sinh sống, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng

số người Khmer của cả nước.
Di tích
Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô,
có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn
do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).
Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng
100 kg và 3 cái đỉnh bằng đất mõi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40
năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ
có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.
Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm [9]. Chùa còn có
tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi, phần
lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình


trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần
lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa
Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875.chùa thờ ông
bổn(Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người hoa chất liệu
toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu
nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân
tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.
Ngoài ra còn rất nhiều các di tích đã, đang được xếp hạng cấp quốc gia.
Đặc sản ẩm thực
Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến
như:


Bánh pía




Lạp xưởng



Bánh phồng tôm



Bún nước lèo là đặc sản nổi tiếng của Sóc Trăng



Bánh cống ở xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên. Đây là loại bánh làm từ thịt heo băm
nhuyễn, bột sắn và hột đậu xanh, với nước nắm chua ngọt.



Bò nướng ngói đặc sản của huyện Mỹ Xuyên: thịt bò được nướng trên tấm ngói, gói
rau bún chấm với nước mắm nêm pha với ít khóm.
Chùa Dơi



Cách thị xã Sóc Trăng chưa đầy 2 km. Chùa Dơi còn gọi là chùa Mã Tộc hay là chùa
Ma-ha-tuc.



Những bảo vật quý thờ trong chùa như: hàng ngàn tượng Phật và tượng tứ linh:

long, lân, quy, phượng… đều nặn từ đất sét



Chùa Mã Tộc xây dựng cách đây gần 400 năm, nơi đây tụ tập loài dơi quạ
khoảng trên dưới 1 triệu con. Chúng treo mình trên những cành cây trong khuôn viên chùa
suốt ngày, từ 6 giờ sáng đến 6 giờ 30 chiều dơi bay đi kiếm ăn để 5 giờ sáng hôm sau lại
quay về. Dơi không bao giờ ăn các trái cây ở chùa.
Chùa Đất Sét:




Nằm trên phố Mậu Thân, thị xã Sóc Trăng. Chùa đất sét là ngôi chùa của người
Hoa rất độc đáo vì được xây dựng từ đất sét. Thậm chí tượng trong chùa cũng được
nặn từ đất sét. Đây là ngôi chùa linh thiêng đối với dân địa phương. Khác hẳn với các ngôi
chùa của người Việt và Khmer tại Sóc Trăng, chùa còn có tên khác là ” Bửu Sơn Tự” có
nghĩa là đền thờ núi trước. Chùa được lập cách đây hơn 200 năm do gia đình họ Ngô
người Hoa đứng ra xây cất. Độc đáo hơn, nơi đây còn có 8 cây đèn cầy nặng tổng cộng
1,6 tấn.



Chùa được xây dựng cách đây 200 năm, do một người trong dòng họ Ngô sáng lập.
“Năm 1928, ông Ngô Kim Tòng, thuộc đời thứ tư là người khởi xướng trùng tu chùa, qua
một lần “nằm mộng” ông nghĩ ra cách nặn tượng bằng đất sét thay vì phải đúc bằng đồng,
vàng… Trong cảnh nghèo khó, ông đã quyết định sử dụng đất sét để nặn tượng xây dựng
chùa. Khi đã hoàn thành việc xây cất chùa và trang trí các tượng phật, tượng loài thú
trong chùa thì ông bắt đầu lâm bệnh nặng và mất ở tuổi 62.




Cho đến nay, các tượng lớn, nhỏ này vẫn còn nguyên vẹn ở chùa đất sét. Nào là
tượng A Di Đà, Thích Ca, Quan Thế Âm Bồ Tát, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế… Sự sắp
xếp tượng ở đây nói lên tư tưởng Tam giáo đồng viện (Phật – Nho –Lão). Pho tượng
“Bảo tòa thỉnh Phật trụ thế truyền tháp luận” có đến 1000 cánh sen, mỗi cánh sen là một vị
thần ngự. Phía dưới đài sen lại có “Bát quái Thiên tiên” gồm 8 cung, mỗi cung có hai tiên
nữ đứng hầu; dưới đài sen và Bát quái là Tứ đại Thiên Vương trấn giữ.



Riêng tháp Đa Bảo cao 3,5m được thể hiện hết sức độc đáo. Tháp có 13 tầng với
208 cửa vị thần; dưới chân tháp có 126 rồng nâng đỡ tháp. Ngoài ra còn có lục long đăng
3 chóp đỉnh lớn, 7 lư hương nhỏ và các cặp Kim Lân, Thanh Sư, Bạch Tượng, Bạch Hổ,
Long Mã. Những chi tiết này nhiều người tưởng là đúc bằng đồng, mạ kim nhũ với dầu
bóng, nhưng tất cả đều được làm từ đất sét.



Chùa Đất sét không chỉ nổi tiếng bởi các pho tượng làm bằng đất sét mà còn có 8
cặp đèn cầy lớn, mỗi cây cao 2,6m (chứa 200 kg sáp), được dòng họ Ngô đúc năm
1940. Hai đèn nhỏ cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày
18/7/1970 đến nay) cho đến cuối năm 2006. Bình quân mỗi cây đèn đốt cháy liên tục phải
hết 70 năm mới tắt.


Cần Thơ
Cần Thơ là một thành phố trực thuộc trung ương, nằm bên hữu ngạn của sông Hậu,
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Đây là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm

2009, thành phố Cần Thơ chính thức được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận
là đô thị loại 1 của Việt Nam.
Địa lý
Vị trí
Cần Thơ là một thành phố nằm trên hữu ngạn của sông Hậu. Diện tích nội thành là
53 km². Thành phố Cần Thơ có tổng diện tích tự nhiên là 1.389,59 km², là thành phố đông
dân thứ 4 tại Việt Nam. Cần Thơ cũng là thành phố hiện đại và lớn nhất của cả vùng hạ
lưu sông Mê Kông.
Thủy văn
Cùng với vùng Tây Nam Bộ, thành phố Cần Thơ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch khá
chằng chịt, trải dài khắp địa bàn thành phố. Sông Hậu là con sông chính, chảy ở phía đông
của thành phố, qua toàn bộ năm quận nội thành. Ngoài ra còn có sông Thốt Nốt chảy
trong địa phận huyện Cờ Đỏ và quận Thốt Nốt, sông Ô Môn chảy trong địa phận
huyện Thới Lai và quận Ô Môn, sông Cần Thơ bắt nguồn từ huyện Phong Điền rồi đổ ra
sông Hậu ở ranh giới giữa quận Ninh Kiều và quận Cái Răng, qua bến Ninh Kiều.
Lịch sử
Thành Cần Thơ trước đây vốn là đất cũ tỉnh An Giang thời Lục tỉnh củanhà Nguyễn. Khi
người Pháp chiếm Miền Tây Nam Kỳ (1867) thì tỉnh An Giang bị cắt thành sáu tỉnh
nhỏ: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Cần Thơ, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
Năm 1957, dưới thời Đệ nhất và sau đó sang thời Đệ nhị Cộng hòa tỉnh có tên là Phong
Dinh với tỉnh lỵ là Thị xã Cần Thơ.
Năm 1976, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lập Hậu Giang gồm ba
tỉnh: Phong Dinh, Chương Thiện (cóThị xã Vị Thanh) và tỉnh Ba Xuyên (có thành phố Sóc
Trăng) của Việt Nam Cộng hoà. Cuối năm 1991, tỉnh Hậu Giang lại chia thành hai
tỉnh: Cần Thơ và Sóc Trăng.


Ngày 1 tháng 1 năm 2004, tỉnh Cần Thơ được chia thành thành phố Cần Thơ trực
thuộc Trung ương và tỉnh Hậu Giangngày nay.
Cần Thơ được biết đến như là Tây Đô (thủ đô của miền Tây) của một thời rất xa. Cần Thơ

nổi danh với những địa điểm như bến Ninh Kiều, cầu Cần Thơ (cây cầu lớn và dài nhất Việt
Nam)...
Thành phố Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 trực thuộc trung ương kể từ
ngày 24 tháng 6 năm 2009.

Cầu Cần Thơ
khởi công xây dựng ngày 25 tháng 9 năm 2004.
dự kiến hoàn thành vào ngày 14 tháng 12 năm 2008, tuy nhiên sau sự kiện Sự cố sập nhịp
dẫn cầu Cần Thơ ngày 26 tháng 9 năm 2007, công trình phải dừng thi công để điều tra tai
nạn. Vì vậy tiến độ hoàn thành bị chậm trễ hơn 1 năm. Cuối cùng, cầu cũng được khánh
thành vào lúc 09h00 sáng ngày 24 tháng 4 năm 2010.
Quy mô của dự án
Tổng mức đầu tư 4.832 tỷ (thời điểm 2001, tức là khoảng 342,6 triệu USD) bằng
nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của chính phủ Nhật và vốn đối ứng của chính
phủ Việt Nam (khoảng 15%).


Toàn tuyến 15.85km, tổng chiều dài cầu chính là 2,75 km.



Cao 171m – rộng 26m
Chợ nổi Cái Răng là chợ chuyên mua bán nông sản, các loại trái cây nằm ỏ quận Cái
Răng, thành phố Cần Thơ.
Cái Răng là một trong những chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây Nam Bộ. Chợ chuyên mua
bán các loại trái cây, nông sản của vùng. Sáng sáng, hàng trăm chếc thuyền lớn bé đậu san
sát. Bán sản vật gì người ta treo sản vật đó (treo bẹo) lên cây sào (cây bẹo) trên mũi
thuyền. Do nhu cầu của người đi chợ nên không chỉ có các xuồng trái cây, nông sản phẩm
mà còn có nhiều loại dịch vụ khác: phở, hủ tiếu, cà phê, quán nhậu nổi… Các xuồng dịch vụ
(thường là thuyền nhỏ) len lỏi rất thiện nghệ áp mạn phục vụ khách đi chợ tận tình và chu

đáo, ngay cả khi sóng rập rình.
Chợ Cái Răng thường họp khá sớm, thường từ lúc mờ sáng và đến khoảng 8, 9 giờ thì vãn.
Những ghe bầu lớn thường chuyên thu mua trái cây để chở đi các nơi, kể cả sang Cam-puchia và Trung Quốc. Lại cũng có những ghe bầu chở các mặt hàng khác cung cấp cho bà
con miệt vườn: xăng dầu, muối mắm, thuốc tây, bánh kẹo, nhu yếu phẩm…


Rượu đế Gò Đen
Thường được gọi tắt là Đế Gò Đen, là tên một loại rượu trắng nổi tiếng của Việt Nam.
Đây là một loại rượu được nấu từ gạo, hoặc nếp mỡ, nếp than, theo phương pháp cổ
truyền, sản xuất ở địa danh Gò Đen, Bến Lức, tỉnh Long An.
có nồng độ cồn rất cao, có thể lên đến 50 độ cồn, là một đặc sản của Long An nói riêng
và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Cũng như nhiều loại rượu địa phương
nổi tiếng trên thế giới (như rượu Mao Đài của Trung Quốc, đế Gò Đen được nhấn mạnh về
vấn đề thổ nhưỡng, nên để có một sản phẩm ngon, đế Gò Đen phải được nấu tại vùng Gò
Đen.
Sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua Bến Lức
Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thốngsông Đồng Nai.
Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn tư vùng đồi núi bên lãnh thổ Campuchiachảy vào Việt Nam
tại xã Biên Giới, huyện Châu Thành, Tây Ninh, rồi qua các huyện Bến Cầu, Hòa Thành, Gò
Dầu, Trảng Bàng (đều thuộc Tây Ninh).Và đi vào địa phận tỉnh Long An qua các huyện Đức
Hòa,Đức Huệ,Bến Lức,Cần Đước và kết hợp với sông Vàm Cỏ Tây tạo nên sông Vàm Cỏ và
đi ra biển Đông.
Sông Vàm Cỏ Đông có một số chi lưu trong đó có sông Nhật Tảo.
Sông có chiều dài 220 km trong đó phần trên lãnh thổ Việt Nam dài hơn 150 km. Tại Tây
Ninh, Vàm Cỏ Đông chảy từ phía tây bắc hướng Bến Cầu có cảng Bến Kéo qua Gò Dầu Hạ,
rồi xuôi hướng đông nam chảy qua thị trấn Bến Lức của tỉnh Long An. Sông Vàm Cỏ Đông
và sông Vàm Cỏ Tây hợp lưu lại (tại Tân Trụ) thành sông Vàm Cỏ.
Vì có nhiều nhánh sông nhỏ của Vàm Cỏ Đông nên nó rất thuận tiện cho việc lưu thông
bằng đường thủy để vận chuyển hàng hóa từ các nơi về Tây Ninh hay ngược lại từ Tây
Ninh đến những nơi khác (chủ yếu là các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long), điển hình là

tại cảng Bến Kéo (huyện Hòa Thành) rất tấp nập.
Đây là nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt trong các cuộc chiến tranh. Trong cuộc chiến
chống Pháp, nghĩa quân Nguyễn Trung Trựcđã chỉ huy trận đánh đốt tàu Hy Vọng của
thực dân Pháp tại vàm Nhựt Tảo. Trong chiến tranh Việt Nam, đây cũng là nơi diễn ra
nhiều trận đánh ác liệt.
Sông Vàm Cỏ Tây


là tên một con sông chảy qua tỉnh Long An và Tiền Giang. Sông này lấy nước từ sông
Tiền và vùng Đồng Tháp Mười rồi hợp lưu với sông Vàm Cỏ Đông tạo thành sông Vàm Cỏ.
Thành phố Tân An của tỉnh Long An nằm bên hữu ngạn con sông này.
Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ biên giới tỉnh Svay Rieng Campuchia chảy vào huyện Vĩnh
Hưng, Tân Thạnh, Tân Hưng, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Châu Thành và
Thành phố Tân An. Sông cùng với sông Vàm Cỏ Đông hợp thành sông Vàm Cỏ đổ ra cửa
Xoài Rạp.
Sông Vàm cỏ Tây và Đông nước có màu xanh khi thủy triều lên và vàng đục khi thủy triều
xuống. Đây là nét đặc trưng riêng của sông Vàm cỏ khác với các sông khác ởĐồng bằng
Sông Cửu Long.
Sông Vàm Cỏ Tây độ dài qua tỉnh là 186 km, nguồn nước chủ yếu do sông Tiền tiếp sang
qua kênh Hồng Ngự, đáp ứng một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và
sinh hoạt cho dân cư.
Dứa
Tưởng rằng cây dứa không gai
Ai ngờ gai dứa lại dài hơn chông.
Em nói dối anh, em chửa có chồng
Con ai em bế em bồng trên tay?
Dứa (còn gọi là khóm hoặc thơm) là loại cây ăn trái phổ biến ở các nước vùng nhiệt đới.
Dứa được trồng nhiều nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nổi tiếng nhất là dứa
Cầu Đúc (Hậu Giang), dứa Bến Lức (Long An) nhờ vị ngọt, thịt vàng, mùi thơm, ăn rất
ngon, được nhiều người ưa thích. Trong y học, cây dứa cung cấp nhiều bộ phận dùng làm

thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, quả dứa có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm đặc trưng, tính
bình, có tác dụng bổ dưỡng, giải khát, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, chống viêm, tẩy độc.
- chữa sỏi thận, nhuận tràng,chống tăng huyết áp và lợi tim mạch, phòng ngừa tai biến.
chữa tiểu tiện không thông.
- tẩy và trừ giun sán
- Phụ nữ có thai không được dùng vì có thể bị sảy thai.
- Trị đau gan, viêm gan
Trái dứa có mùi thơm mạnh, chứa nhiều đường, lượng calo khá cao, giàu chất khoáng,
nhất là kali, có đủ các loại vitamin cần thiết như A, B1, B2, PP, C; đặc biệt trong cây và trái
dứa có chất Bromelin là một loại men thủy phân protêin, có thể chữa được các bệnh rối
loạn tiêu hóa, ức chế phù nề và tụ huyết, làm vết thương mau lành sẹo. Trong công nghiệp,
chất Bromelin dùng để chế biến thực phẩm, nước chấm, làm mềm thịt. Nhân dân ta dùng
dứa để hầm cho thịt (heo, bò) mau mềm là vậy.


Dứa là món ăn ngon và hợp khẩu vị, có thể ăn kèm như một loại rau, người ta hay dùng
dứa làm món ăn khai vị vì dứa có nhiều đường, nhiều nước, độ chua cao, có mùi thơm và
màu sắc hấp dẫn. Ở nước ta, từ xưa dứa đã là món ăn thức uống quen thuộc của người
dân. Dứa băm nhuyễn trộn với mắm cá cơm, loại mắm được làm bằng kinh nghiệm dân
gian của người dân ở nông thôn, là món ăn khó quên khi đã trót một lần thưởng thức, dứa
còn được dùng nấu canh chua, xào, kho với cá...
Quốc lộ 1A hay Đường 1 là đường giao thông xuyên suốt Việt Nam. c Quốc lộ 1A bắt
đầu (km 0) tại cửa khẩu Hữu Nghị Quan trên biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nó
kết thúc tại điểm cuối km 2301 + 340m tại thị trấn Năm Căn huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau.
Tổng chiều dài 2.301,340 km, đi qua 31 tỉnh và thành phố
Quốc lộ có tên này để phân biệt với Quốc lộ 1B là đường rẽ từ Quốc tại thị trấn Đồng Đăng
đi về thành phố Thái Nguyên, để phân biệt với D mới được xây dựng năm 2001 là tuyến
đường tránh đèo Cù Mông giáp ranh giữa 2 tỉnh Bình Định và Phú Yên và đi vào nội thành
thành phố Qui Nhơn. Chiều dài toàn tuyến D là 35 km
Đường cao tốc Bắc - Nam là tên gọi thông dụng nhất của một tuyến đường cao tốc Việt

Nam nằm rất gần với quốc lộ 1A huyết mạch, thông suốt giữa 2 miền nam và bắc Việt
Nam. Tuy nhiên, khác với Quốc lộ 1A nối dài từ Lạng Sơn đến Cà Mau, Đường cao tốc Bắc Nam chỉ nối từ Hà Nội tới Cần Thơ.
Dự án đường ôtô cao tốc Bắc Nam có tổng chiều dài 1.811 km, với điểm đầu là nút giao
Pháp Vân (Hà Nội) điểm cuối là nút giao Chà Và (Cần Thơ). Các điểm khống chế của tuyến
đường bộ cao tốc cũng đã được xác định, nằm trong Hành lang giao thông phía Đông,
chạy gần như song song với quốc lộ 1A hiện tại cũng đang được nâng cấp mở rộng.Đường
ôtô cao tốc Bắc - Nam được xây dựng bao gồm 16 đoạn tuyến với các điểm nút là: Pháp
Vân, Cầu Giẽ, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng,Quảng Ngãi, Bình
Định, Nha Trang, Phan Thiết, Dầu Giây, Long Thành, Bến Lức, Trung Lương và Mỹ
Thuận (Cần Thơ).



×