Bài Thuyết Minh Tuyến - Điểm TP.HCM - Đà Lạt
Địa phận Tp.HCM:
Sơ Lược Về Lịch Sử Hình Thành Của Thành Phố Hơn 300 Năm
Vào khoảng đầu thế kỷ XVII, cả vùng đất Nam Bộ ở trong tình trạng hầu hết đất đai đều hoang vu, rừng
hoang bạt ngàn, dân cư thưa thớt, hệ thống sông ngòi chằng chịt. Ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã hình thành
một thị trấn nhỏ, hình thức cư trú tập trung ban đầu. Trong số dân cư ở đây, người Khơmer chiếm đa số, cạnh đó còn
có những người Việt đầu tiên từ các tỉnh miền Trung vào đây sinh sống. Đây là nơi buôn bán trao đổi của nhân dân
trong vùng .
Sự xuất hiện của con người ở vùng này khá sớm, tồn tại nhiều nền văn hoá từ thời kỳ đồ đá đến kim khí với
di tích Bến Đò quận 9 .
Qua các dữ liệu trong quá khứ và hiện nay, chúng ta thấy trên vùng đất Nam Bộ từ sông Tiền trở lên vùng
Tây Bắc ra phía Bà Rịa ở phía Đông đã có giống người sinh sống và tồn tại. Giống người đó ngày nay thuộc hai
phần dân tộc chính là Mạ và Stiêng, người Khơme đến sau chiếm một vùng đất trên rẻo đất phía Tây Tây Ninh .
Căn cứ vào thư tịch cổ và các chứng cứ khảo cổ học cho thấy ở miền Nam có sự tồn tại của nền văn hóa
sáng giá và vương quốc Phù Nam có nền văn hoá phát triển được mệnh danh là văn hoá Óc Eo. Vương quốc này
hiện diện từ thế kỷ II sau Công Nguyên cho đến nửa đầu thế kỷ VIII. Có giả thiết cho rằng vào thời điểm này có một
trận hồng thủy lớn đã chôn vùi hải cảng Óc Eo phồn thịnh dưới lớp phù sa .
Sau đó một thời gian, nước Chân Lạp của người Khơmer đang ở sâu trong nội địa Nam Lào mở rộng ra và
chia thành hai miền :
_Lục Chân Lạp ở phía Bắc là miền núi đồi .
_Thuỷ Chân Lạp có biển và đầm lầy .
Thuỷ và Lục Chân Lạp thống nhất vào đầu thế kỷ IX, người Khơmer sống tập trung ở vùng đất cao ráo gần
Biển Hồ, xây dựng Ankor huy hoàng. Đồng bằng Nam Bộ nói chung là một vùng gần như hoang dã, chỉ có vài số
người Khơme sống rải rác ở vùng cao .
1 .Thời chúa Nguyễn :
Người Việt vào miền Nam lúc nào sử sách không ghi lại. Không ghi vì họ không phải là cánh quân chinh
phục, cũng không có sứ mạng rao giảng gì cả, những di dân đầu tiên chỉ là những nông dân nghèo phải tha phương
cầu thực. Có thể vào cuối thế kỷ XVI, vào thời Trịnh _Nguyễn phân tranh trong 9 trận đánh lớn kể từ năm 1692 đến
1672 chỉ có một trận đánh lớn là do quân Trịnh chủ động gây chiến, đi từ Thăng Long vào nhưng đều thất bại. Như
vậy, qua mấy chục năm chiến tranh, sự thiệt hại nặng nề thuộc về chúa Trịnh. Điều đó cho thấy những lưu dân người
Việt buổi đầu vào đất Gia Định có thể là những người này chạy loạn đến đây .
Cũng có người cho rằng những lưu dân đầu tiên của người Việt đặt chân đến vùng Mô Xoài vào thời thuộc
Minh. Sử sách đã ghi chép về tính hà khắc của bọn xâm lược Minh đối với dân Việt đến nỗi người ta không sống
được. Có lẽ lực lượng kháng chiến chống quân Minh của quân dân nhà Trần đã rút vào Thuận Hoá. Cuộc kháng
chiến thất bại, sẵn có thuyền bè, lương thực, chắc chắn số người này sẽ căng buồm vào Nam nơi nghe nói trù phú và
hoàn toàn vô chủ (giai đoạn này không thể vượt đường bộ vì vùng đất từ núi Bà Rịa vào Nam đến Hàm Tân còn là
lãnh thổ của nước Chiêm Thành cho đến 1693).
Đến năm 1697, hai tướng nhà Minh là Dương Ngạn Địch và Trần Thượng Xuyên với 3000 quân và 50
chiến thuyền trốn nhà Thanh chạy sang chúa Nguyễn cho vào Mỹ Tho và Biên Hoà làm ăn. Họ lập ra phố chợ, phát
triển sở trường thương mại. Năm 1698 khi lưu dân đã khá đông, chúa Nguyễn cử Thống Suất Nguyễn Hữu Cảnh
vào tổ chức bộ máy chính quyền ở Gia Định và lập ra đơn vị hành chính như sau :
+ Lập dinh Phiên Trấn thuộc huyện Tân Bình .
+ Lập dinh Trấn Biên thuộc huyện Phước Long. Hai dinh này thuộc phủ Gia Định .
Đến năm 1788, Nguyễn Ánh chiếm Gia Định, nâng Gia Định trấn thành Gia Định thành, cho xây dựng
thành Bát Quái vào năm 1790 vị trí nằm giữa bốn con đường hiện nay là Đinh Tiên Hoàng, Lê Thánh Tôn, Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu .
Từ năm 1802 đến năm 1808 đất Sài Gòn thuộc hai huyện Bình Dương và Tân Long, Sài Gòn vừa là trụ sở
của trấn Phiên An tại chợ Thị Nghè, vừa là trụ sở của Gia Định thành .
Tháng 7 năm 1832 tả quân Lê Văn Duyệt chết, vua Minh Mạng bỏ cấp thành Gia Định và chia Nam Bộ ra
thành Lục tỉnh.
Đến năm 1836 vua Minh Mạng cho xây thành Phụng sau khi phá bỏ thành Bát Quái với vị trí ngày nay
thuộc bốn con đường : Nguyễn Du, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Đỉnh Chi .
2. Sài Gòn thời Pháp thuộc:
Đầu thế kỷ XIX, tư bản Pháp phát triển cao đòi hỏi phải có một thị trường cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ
hàng hoá sản phẩm sản xuất ở chính quốc. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ Pháp chiếm Việt Nam là giám
mục Pellerin_cai quản địa phận Huế và linh mục Huc_cựu thừa sai truyền giáo .
Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 01-9-1858 Pháp huy động 3000 quân, 14 tàu chiến tấn công Đà Nẵng.
Ngày 02-2-1859 Pháp rời Đà Nẵng kéo vào đánh thành Gia Định bằng đường biển rồi tiến vào sông Lòng Tàu,
nhưng dọc sông Lòng Tàu có nhiều pháo đài do quân triều đình đóng giữ và đánh trả quyết liệt. Chính vì vậy, đoàn
quân viễn chinh phải mất một tuần lễ mới vượt qua được. Tuy nhiên, đến chiều ngày 15-2-1859, quân Pháp vẫn đến
cửa ngõ thành Gia Định và bắn đại bác vào thành để yểm trợ cho bộ binh tiến lên cổng thành .
Quân ta cầm cự đến 10g thì rút, bỏ lại hầu hết súng đạn, 200 khẩu đại bác, 8 chiến thuyền trong xưởng,
85.000kg thuốc súng và nhiều kho gạo đủ để nuôi 7000-8000 người trong một năm. Đến ngày 08-3-1859 Pháp huỷ
thành Phụng và triều đình Huế ký hoà ước vào ngày 05-6-1862 giao ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp là: Biên
Hoà –Gia Định –Định Tường. Sau đó là hoà ước 1867 giao ba tỉnh miền Tây : Vĩnh Long-An Giang –Hà Tiên. Như
vậy trên nguyên tắc chiến tranh giữa Pháp và triều đình Huế chấm dứt. Cả Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp .
Ngày 08-1-1877 tổng thống Pháp ký sắc lệnh chính thức thành lập thành phố Sài Gòn. Thành phố Sài Gòn
được xếp vào loại thành phố cấp I .
Ngày 20-10-1879, thống đốc Nam Kỳ Le Myre deVillers ban hành nghị định thành lập thành phố Chợ Lớn
và xếp vào cấp II.
Ngày 17-10-1877, tổng thống Nam Kỳ ban hành sắc lệnh thành lập liên bang Đông Dương trong đó có xứ
Nam Kỳ. Ngày 12-11-1887, do sắc lệnh của tổng thống Pháp, Sài Gòn được chọn làm thủ phủ Đông Dương .
3. Sài Gòn vào thời Mỹ-Nguỵ:
Bị sa lầy ở chiến trường Đông Dương, đặc biệt là sau thất bại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ngồi
vào bàn hội nghị Genève, đàm phán với chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà về việc chấm dứt đưa tay sai Ngô
Đình Diệm lên làm Thủ tướng bù nhìn tại miền Nam Việt Nam và nước ta bị chia cắt làm hai miền .
Với bản chất hiếu chiến độc tài, gia đình trị, Ngô Đình Diệm chẳng những không được lòng dân mà ngay
cả giới sĩ quan, binh lính cũng bất mãn. Chính vì vậy, ngày 01-11-1963 cuộc đảo chính lật đổ chế độ độc tài nổ ra
kết thúc cuộc đời Diệm –Nhu trên đường từ nhà thờ Cha Tam về Sài Gòn. Mỹ đưa Nguyễn Văn Thiệu, rồi Trần Văn
Hương cuối cùng là Dương Văn Minh lên nắm quyền tổng thống .
4. Thời kỳ thống nhất đất nước :
Từ năm 1974, bộ chính trị đã đề ra kế hoạch và nhiệm vụ cho Cách Mạng miền Nam trong năm 1975-1976.
Tuy nhiên, nếu có thời cơ thì giải phóng trong miền Nam ngay trong năm 1975. Trên tinh thần đó, sau hàng loạt
chiến thắng của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam: chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Huế – Đà Nẵng,
giải phóng Phước Long, ta tiếp tục mở chiến dịch giải phóng Sài Gòn –Gia Định .
Ngày 14-4-1975 chiến dịch này chính thức mang tên ”chiến dịch Hồ Chí Minh“. Ngày 26-4-1975 quân giải
phóng chia làm 5 mũi tiến chiếm được năm mục tiêu quan trọng nhất Sài Gòn .
5g sáng ngày 30-4-1975, sau đợt bắn pháo chuẩn bị, đội hình thọc sâu của quân đoàn 3 vượt qua ngã tư Bảy
Hiền tiến đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Trên tất cả các hướng, các sư đoàn tiến nhanh về thành phố mà điểm tập hợp
là Dinh Độc Lâp Đến 11g30’ ngày 30-4-1975 lá cờ Cách Mạng đã tung bay trên nóc Dinh Độc Lập .
Sau khi chính quyền cũ Việt Nam Cộng Hoà và đế quốc Mỹ hoàn toàn sụp đổ với sự đầu hàng của tổng thống cuối
cùng là Dương Văn Minh nước Việt Nam vẫn còn tồn tại hai chính phủ :
+ Ở miền Bắc đang tiến lên Xã Hội Chủ Nghĩa là chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
+ Ở miền Nam là chính phủ Cách Mạng lâm thời miền Nam Việt Nam của nhân dân miền Nam đã đứng lên
giải phóng đất nước bao gồm quân giải phóng và các lực lượng tiến bộ khác, quốc kỳ nửa đỏ nửa xanh, sao vàng ở
giữa.
Sau khi giành được độc lập hoàn toàn vào ngày 30-4-1975, ngày 26 và 27-12-1975 tại Dinh Độc Lập lúc
bấy giờ đã diễn ra hội nghị Hiệp Thương hai miền Nam –Bắc thống nhất đất nước.
Sau khi thống nhất đất nước, nước Việt Nam chỉ còn lại một chính phủ là Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa
Việt Nam với quốc kỳ là lá cờ đỏ sao vàng .
Ngày 02-7-1976 Quốc hội khoá VI đã chính thức đổi tên Sài Gòn thành Thành Phố Hố Chí Minh
ĐÔI NÉT VỀ TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh trong địa giới hôm nay rộng hơn 2093,7 km2; Dân số hơn 8 triệu người (năm
2006). Là Thành Phố lớn và đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn về sản xuất kinh doanh và là một trong
những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Gồm 20 quận và 4 huyện:
Nội thành có 15 quận: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Gò Vấp, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình
Tân.
Ngoại thành có 4 quận: quận 2, 9, 12, Thủ Đức .
5 huyện : Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh, Cần Giờ.
Sau thời gian dài trường kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mùa
xuân 1975 đã đánh dấu bước ngoặt mới cho sự hòa bình và ấm no của dân tộc Việt Nam.
Tên thành phố Sài Gòn được đổi thành tên thành phố Hồ Chí Minh vào năm 1976.
Sau hơn 10 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá cao và
ổn định đóng góp 37,8% GDP cả nước. Hiện nay, Tp.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất cả nước, thu hút hàng năm
70% lượng khách quốc tế đến Việt Nam .
Giao Thông
Thành phố Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông của cả miền Nam bao gồm đường sắt, đường bộ, đường
thủy và đường hàng không. Từ thành phố đi Hà Nội có quốc lộ 1A, đường sắt Thống Nhất và quốc lộ 13 xuyên
Đông Dương.
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất chỉ cách trung tâm thành phố 7km, là sân bay lớn nhất nước với hàng chục
đường bay nội địa và quốc tế. Có các đường bay nội địa từ Tp. Hồ Chí Minh tới Buôn Ma Thuột, Đà Lạt, Đà Nẵng,
Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc, Pleiku, Quy Nhơn, Rạch Giá, Vinh.
Tp. Hồ Chí Minh cách Hà Nội 1.730 km, cách Tây Ninh 99km, Biên Hòa (Đồng Nai) 30km, Mỹ Tho
71km, Vũng Tàu 129km, Cần Thơ 168km, Đà Lạt 308km.
Ngã Tư Hàng Xanh
Được xây dựng vào ngày 17 tháng 9 năm 1994 và hoàn thành vào ngày 30 tháng 4 năm
1995 do công ty Huy Hoàng làm chủ xây dựng, với kinh phí lên đến 15,6 tỷ đồng. Nếu tính cả tiền
đền bù giả tỏa thì kinh phí lên tới 63 tỷ đồng.
Đây là một trong những giao lộ quan trọng và là cửa ngõ ra vào thành phố với lưu lượng
hơn 20.000 lượt xe qua lại trong một giờ. Cho nên thường xảy ra tình trạng kẹt xe trong giờ cao
điểm. Trước tình hình này UBND TP.Hồ Chí Minh đã xem xét dự án xây dựng giao lộ này với
kinh phí xây dựng 15,6 tỉ đồng. Tên gọi Hàng Xanh bởi ngày xưa khu vực này có rất nhiều cây
Sanh (một loại cây gỗ cùng họ với cây Si) đọc chạy nên có tên là Hàng Xanh. Người dân ở đây
quen gọi là Ngã 4 Hàng Xanh.
Khu vực Văn Thánh
Có nhiều tên gọi như cầu Văn Thánh, bến xe Văn Thánh, chợ Văn Thánh, khu du lịch Văn
Thánh. Tên gọi Văn Thánh xuất phát từ năm 1824, khu vực này có xây dựng ngôi văn miếu thờ
Đức Khổng Tử nên người ta gọi la khu Văn Thánh. Trong thời Pháp, miếu hổ đã bị phá vỡ hiện
nay không còn nữa.
Bến xe Văn Thánh là một bến xe lớn và lâu đời ở khu vực này. Từ đây có thể đi Vũng Tàu,
Biên Hòa và một số tỉnh miền miền Trung. Cuối năm 1996, bến xe đuợc dời sang bến xe miền
Đông vì ở đây xây dựng hệ thống đường lớn và cao tốc, nếu bến xe còn sẽ gây ra ách tắt giao
thông.
Chợ Văn Thánh được xây dựng từ khoảng những năm 1993 - 1994 dự kiến đây là chợ đầu
mối cho các lọai hàng hóa từ miền Trung và khu vực Tân Cảng. Nhưng chợ Văn Thánh đi vào họat
động chưa bao lâu thì bến xe Văn Thánh dời đi, làm chợ mất khách dẫn đến mất luôn vị trí chiến
lược như dự tính. Hiện nay, chợ rất ế, nhà nước đang có dự kiến bán chợ cho doanh nghiệp Đài
Loan sử dụng vào việc khác.
Khu du lịch Văn Thánh nằm trên cù lao 7 hecta nên còn gọi là cù lao 7 mẫu. Khu du lịch
này tuy nhỏ nhưng được khá nhiều người biết tới vì những năm 1993 - 1994 ở đây tổ chức thi
tuyển diễn viên điện ảnh. Vào ngày 5 tháng giêng âm lịch hàng năm nơi này tưng bừng tổ chức lễ
hội mừng chiến thắng Đống Đa (ngày 5 tháng 1 năm 1789).
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn được xây dựng vào năm 1960 và hoàn thành vào năm 1964, cầu dài 987,2m,
rộng 16m, dài 32 nhịp, trọng tải 25 tấn. Đây là chiếc cầu quan trọng của cửa ngõ dẫn vào thành
phố. Cầu do hãng C.E.C (Captital Engineering Cooperation) thiết kế và hãng RMR (Mỹ) thi công
xây dựng bắt qua sông Sài Gòn, kinh phí do chính quyền Mỹ tài trợ, sông Sài Gòn bắt nguồn từ
Sông Bé(Sông Mê Kông) chảy qua Củ Chi, Thanh Đa, Nhà Bè rồi đổ ra cửa biển Cần Giờ qua
sông Soài Rạp.
Năm 1998, ta liên minh với Pháp xây dựng, sửa chữa và nâng cấp lại phần chịu lực đồng
thời mở rộng từ 16m thành 25m với tải trọng 45 tấn. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa
bắc song hành với cây cầu cũ nhằm giảm bớt áp lực cho cầu Sài Gòn. Cầu Sài Gòn là ranh giới
giữa đường Điện Biên Phủ và xa lộ Hà Nội.
Sông Sài Gòn dài 220 km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng. Một đoạn của con sông
này là ranh giới tự nhiên của tỉnh Tây Ninh và Bình Phước. Một phần đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau
khi chảy qua Bến Cát sông lại nhập chung với sông Đồng Nai và đổ ra cửa biển Gành Rái.
Cư xá Thanh Đa
Cư xá Thanh Đa gồm 29 lô chiếm diện tích 36ha được xây dựng 1973 làm khu nhà ở cho
công nhân viên chức. Đây là khu cư xá lớn nhất cả nước nhưng giờ nó đang bị xuống cấp trầm
trọng, nhà nước đang có kế hoạch đầu tư nâng cấp.
Đặc sản của khu vực này là: bánh tráng phơi sương cuốn thịt luộc, cháo vịt… ngoài ra ở
đây còn nổi tiếng với Khu Du Lịch Bình Quới: gọi là khu du lịch dưới nước với nhiều hoạt động
vui chơi trên đoạn sông Sài Gòn. Đến đây chúng ta có thể tổ chức các hoạt động dã ngoại như:
lướt ván trên sông, câu cá giải trí, du thuyền trên sông…hàng năm ở đây thường tổ chức trại hè
cho thiếu nhi toàn thành phố. Khu biệt thự An Phú còn gọi là khu nhà cao cấp màu hồng được bố
trí khá đẹp mắt ven sông Sài Gòn, giá thuê rất cao dành cho người nhiều tiền.
Khu vực Tân Cảng
Khu Tân Cảng nằm ngay dưới chân cầu Sài Gòn phía hạ lưu quận Bình Thạnh. Trước đây
là một hải cảng quân sự lớn của Mỹ - Ngụy. Sau ngày giải phóng, đây là khu vực của Hải Quân
Việt Nam. Giữa năm 1999, Tân Cảng được chia làm hai khu vực: khu vực quân sự và khu vực
kinh tế cho tàu xuất nhập hàng hóa và kho để container. Từ cầu Sài Gòn nhìn xuống ta có thể thấy
hệ thống container xếp chồng lên nhau trong một khu vực rộng lớn.
Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục Hải Quan Việt Nam, là cảng lớn nhất của Việt Nam hiện nay,
đã trải qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng quốc tế từ năm 1992. Hiện
nay cảng còn tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế. Điều kiện tự
nhiên của cảng Sài Gòn khá thuận lợi cho một cảng biển với độ dốc luồng 85 km từ Vũng Tàu với
mức nước bình quân 11 m, thấp nhất là 9,7 m và cao nhất là 12,1 m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có
trọng tải 30.000 DWT, dài 230m trong khoảng thời gian 6 -> 15 giờ/ngày.
Quận 2
Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Quận 2 TP.HCM với diện tích hơn 5000 ha gồm An
Phú-An Khánh-Thủ Thiêm-Thạnh Mỹ Lợi-Bình Trưng. Trước năm 1997 khu vực này thuộc huyện
Thủ Đức.
Quận 2 gồm khu công nghiệp Cát Lái và khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện nay là trung tâm
mới của Thành Phố. Kế hoạch phát triển khu kinh tế của quận là trở thành một trung tâm thương
mại và dịch vụ, ngân hàng, tài chính, chứng khoán.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập WTO (11/2006),
những nhà đầu tư nước ngoài chọn Quận 2 là trung tâm để xây dựng các cao ốc biệt thự, nhà cho
thuê, dọc theo tuyến đường chúng ta thấy cơ sở vật chất ở đây khá khang trang. Ngoài ra còn nhiều
công trình giao thông như: cầu Thủ Thiêm, đường song hành Quốc lộ 22, xa lộ Vành Đai nối dài,
đường cao tốc Bà Rịa - Vũng Tàu, xa lộ nối đường Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh.
Xa lộ Hà Nội
Xa lộ Hà Nội dài 31 km, rộng 21m được xây dựng từ năm 1959->1961 do Mỹ viện trợ. Xa
lộ Hà Nội nối liền từ cầu Điện Biên Phủ (trước đây là cầu Phan Thanh Giản) đến ngã ba Tam Hiệp
(Hố Nai) theo dự định ban đầu xa lộ có 4 làn xe nhưng do thất bại trong “chiến tranh đặc biệt” Hoa
Kỳ đã cắt giảm kinh phí nên năm 1964 xa lộ được khánh thành chỉ với 2 làn xe. Mỹ và chính
quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một đường bằng quân sự dã chiến phòng khi sân bay
Tân Sơn Nhất gặp sự cố. Đến năm 1971 chính quyền Việt Nam Cộng Hòa cho rằng xa lộ sẽ là 1
đường băng tuyệt vời cho quân giải phóng tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng 1 con lươn chạy
dọc theo xa lộ. Tuy vậy xét về mặt giao thông vận tải thì đây là một điều kiện tốt nhằm giúp cho
giao thông trên xa lộ được an toàn hơn.
Ngày 10-10-1984 nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội, xa lộ Biên Hòa đổi tên là xa lộ
Hà Nội. Năm 1998, cùng với dự án khôi phục QL 1A, xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở
rộng, bàn giao lại cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Đây là con đường quan trọng về
kinh tế, quân sự nối liền miền Bắc và Sài Gòn.
Cầu Rạch Chiếc
Đọan đường từ cầu Sài Gòn đến cầu Rạch Chiếc là địa bàn thuộc quận 2, cầu Rạch Chiếc
đến cầu Đồng Nai thuộc Quận 9 và Quận Thủ Đức. Đây là cửa ngõ quan trọng về quân sự của
chính quyền Sài Gòn. Sở dĩ cầu có tên Rạch Chiếc là do khi làm cầu này ở sông có loại rau chiếc
nên được gọi là cầu Rạch Chiếc.
Đựơc xây dựng cùng thời điểm với cầu Sài Gòn và xa lộ Biên Hòa(1959-1961) dài 150m.
Đây tuy là chiếc cầu nhỏ nhưng chứa đựng một sự kiện lịch sử hết sức quan trọng góp phần làm
rạng rỡ cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/4/1975, tại chân cầu này đã xảy ra liên tục năm
trận đánh giữa quân Giải Phóng và quân lính chế độ Sài Gòn bảo vệ cầu. Cuối cùng, quân giải
phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc nhưng 59 chiến sỹ cách mạng đã hy sinh tại đây để giành
đường lưu thông an toàn cho quân giải phóng tấn công vào Sài Gòn.
Hiện nay nhà nước đang có kế hoạch đầu tư xây dựng tại đây một đài tưởng niệm các chiến sỹ
cách mạng đã hy sinh ngày 27/4/1975.
Quận Thủ Đức- Lâm Viên Thủ Đức
Trước kia Thủ Đức là một huyện ngoại thành có diện tích 20.000ha. Vào ngày 4-4-1997 để
mở rộng trung tâm nội thành ra, UBND thành phố quyết định thành lập 5 quận mới. Trong đó Thủ
Đức được tách ra thành 3 quận ngoại thành: quận 2, quận 9 và quận Thủ Đức. Xét về tiềm năng
kinh tế tại khu vực Thủ Đức này phát triển rất nhiều cơ sở đầu tư của nước ngoài; món ăn đặc sản
ở đây là nem Thủ Đức.
Lâm viên Thủ Đức: 1992 được phép xây dựng tại đây sân Golf 36 lỗ đạt tiêu chuẩn quốc tế
và một khách sạn 120 phòng đạt tiêu chuẩn 3 sao và những công trình phụ như: sân quần vợt, hồ
bơi, sân chơi trẻ em…với tổng kinh phí 7 triệu USD hoàn thành năm 1996.
Nhà Máy Xi Măng Hà Tiên
Nhà máy xi măng Hà Tiên được người Pháp xây dựng từ năm 1969 đến 1964 nhằm cung
cấp xi măng cho các tỉnh thành phố. Một trong những cánh chim đầu đàn về sản xuất vật liệu xây
dựng ở Việt Nam.
Ngã Tư Bình Thái
Rẽ phải đi vào có một số nhà máy lớn: Vietronics, thép Posvina, dệt Phước Long.
Rẽ trái vào chùa Một Cột, trường Đoàn Lý Tự Trọng và chợ Thủ Đức.
Làng Đại Học
Được xây dựng từ năm 1961 hơn 200 ngôi biệt thự dành cho 200 giáo sư ở và làm việc.
Đây là một dự án lớn xây làng đại học ở cây số 12, cạnh xa lộ Biên Hòa cũ do kiến trúc sư Ngô
Viết Thụ đưa ra phương án qui hoạch tổng thể khu làng Đại Học này. Biệt thự được thiết kế đa
dạng đầy đủ tiện nghi nằm trên các lô đất thoáng mát .
Ngã Tư Thủ Đức
Đi phía phải: vào chợ nhỏ, bệnh viện, quân đội 7A, trường công an Phước Sơn Học Viện
chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh –phân viện TP.HCM, Đại học giao thông.
Đi phía trái: Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thủ Đức và vào 2km đến chợ Thủ Đức,
nếu đi thẳng sẽ qua Water Park và về đường cầu Bình Triệu .
Tìm Hiểu Về Thủ Đức
Vừa qua viện Khoa Học Xã Hội Thành Phố, cùng với nhà truyền thống Huyện tìm hiểu
thực tế: tại tổ 3 ấp 10 thị trấn Thủ Đức còn ngôi mộ cổ kiến trúc theo hình voi phục có tấm bia đá
Granit khắc chữ Hán nội dung như sau: Mộ ông Tạ Huy, hiệu Thủ Đức tiền hiền thôn Linh Chiểu
Đông nước Đại Nam. Ông chết ngày 19-6. Hương chức lập mộ bia vào tháng 2-1890.
Như vậy đã rõ tên hiệu của ông Tạ Huy. Tìm hiểu thêm ông Tạ Huy hay Tạ Dương
Minh là thủ lãnh của người Hoa bài Thanh phục Minh sang cư ngụ tại vùng Linh Chiểu, có
công trong việc khai khẩn đất hoang, lập ấp nên người ta gọi địa danh này là Thủ Đức.
Nhà Máy Nước Thủ Đức
Được xây dựng năm 1959. Đây là nhà máy nước quan trọng cung cấp nước cho toàn thành
phố.
Bên trái chúng ta có 2 ống cao nhô lên là: Cột thủy áp lực (giống cầu Điện Biên Phủ) nhằm
điều hòa các lực trong các đường ống nước. Ví dụ, vào ban đêm tất cả các van nước của các gia
đình đều đóng lại thì áp lực nước trong ống rất lớn, nên 2 trụ này có nhiệm vụ giảm áp suất tránh
các đường ống bị phá vỡ.
Công Ty Nước Giải Khát Coca-cola
Nhà máy nước ngọt Coca-cola: trước đây là công ty liên doanh giữa công ty nước giải khát
Chương Dương và công ty Indochina chi nhánh PCB (Paciffic Beverga Company) đặt tại
Singapore. Chính thức ký hợp đồng vào tháng 7-1993 với tổng vốn đầu tư là 24 triệu USD. Nhà
máy PCB nằm trên một lô đất khoảng 2ha tại Thủ Đức. Nhà máy có 3 dây chuyền sản xuất 3.5000
két/ngày và công suất tối đa là 40 triệu lít/năm. Hiện nay là doanh nghiệp có 100% vốn nước
ngoài.
Trước đây thị trường nước ngọt giải khát ở TP.HCM là Tribêcô –tiếp Pepsi –hiện nay
Coca-cola chiếm lĩnh thị trường nước ngọt ở TP.HCM và cả nước.
Hiện nay Coca-cola là một trong những đơn vị tài trợ cho nhiều hoạt động thể thao thành
phố và cả nước.
Xa Lộ Đại Hàn
Đến ngã ba trạm 2: phía trái là xa lộ Đại Hàn. Sau tổng tấn công vào tết nổi dậy năm Mậu
Thân 1968, Mỹ hoảng sợ và cho xây dựng hệ thống đường vành đai để bảo vệ sân bay Tân Sơn
Nhất và Sài Gòn, để ngăn cách giữa Sài Gòn và quân cách mạng ở Hóc Môn –Củ Chi.
Xa lộ Đại Hàn được xây dựng 1960-1970, do công ty Mỹ thiết kế và do công binh Đại
Hàn xây dựng (nên có tên gọi là xa lộ Đại Hàn).
Xa lộ Đại Hàn dài 40km, rộng 16m bắt đầu từ ngã 3 trạm 2 đến ngã 3 An Lạc. Hiện nay
đoạn đường này là quốc lộ 1A (trên đoạn này từ Trạm 2 đến ngã 2 Bình Phước gọi là đường
Trường Sơn).
Xa lộ Đại Hàn là một hệ thống đường giao thông hết sức quan trọng là cầu nối 2 khu vực
kinh tế: vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và vùng Đồng Bằng Nam Bộ. Đa số những xe đi từ các
tỉnh miền Tây lên miền Đông không phải vào TP.HCM mà đi qua xa lộ Đại Hàn.
Đường Xuyên Á
Khoảng năm 1996 chính phủ đã có quyết định xây dựng đường Xuyên Á từ (Bangkok)
Thái Lan qua Campuchia (Nôm Pênh) qua cửa khẩu Mộc Bài (Bến Cầu –Tây Ninh) qua thị trấn
Gò Dầu đến quốc lộ 22A đến Ngã 4 An Sương quẹo trái qua xa lộ Đại Hàn đến ngã 3 trạm 2 và đi
Vũng Tàu.
Đoạn đường từ Bangkok –Nôm Pênh –TP.HCM –Vũng Tàu là công trình đầu tiên Liên Á
được “hội nghị kỹ thuật vùng” của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đầu năm 1996 ưu tiên
chọn lựa. Theo tính toán các chuyên gia, cảng Bến Đình –Sao Mai –Thị Vải nối thông mạng ôtô
Xuyên Á, sẽ làm cho các sức sản xuất khu vực tăng gấp 2 đến 2,5 lần (Có các tỉnh như: Tây Ninh,
Bình Dương, TP.HCM, Đồng Nai, Vũng Tàu).
Đường Xuyên Á trên địa phận Việt Nam từ cửa khẩu Mộc Bài đến Vũng Tàu dài 173km.
Kinh phí toàn tuyến Bangkok –Nông Pênh –Vũng Tàu là 306 tr USD. Trên địa phận Việt Nam là
120 tr USD.
Từ trạm 2 vào phía trái khoảng 2km (rẽ phải) vào trường Đại Học Đại Cương –Đại Học
Dược, TDTT, … Nếu đi tới khoảng 500m (phía trái) là khu điện tử Nam Triều Tiên
VINASAMSUNG, tiếp tục đi tới phía trái là khu chế xuất Linh Trung.
Khu du lịch văn hoá Suối Tiên
Lâm trại Suối Tiên cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh 19km thuộc xã Tân Phú huyện Thủ
Đức cách xa lộ Hà Nội 100m.
Vào năm 1987, Suối Tiên vẫn còn là đồng ruộng, đầm lầy, rừng rậm, và đã từng là căn cứ
địa cách mạng thời kháng chiến chốngMỹ... Suối Tiên bắt nguồn nối tiếp Suối Lồ Ô (huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương ngày nay) chảy ngầm trong lòng đất hàng chục kilômét qua xa lộ Hà Nội và
trồi lên mặt đất này , để rồi tiếp tục xuôi dòng đổ ra sông Đồng Nai. Lúc đó, Suối Tiên còn cả một
khu rừng đặc hữu, một khung cảnh thiên nhiên hiếm hoi còn sót lại. Tại đây còn có một miếu thờ
bảy cô gái ở ven suối có cùng tuổi rồng, tình cờ đến đây tắm và qui tiên ở đoạn suối sâu. Dân
trong vùng kể lại: “Bảy cô gái rất linh thiêng nên bà con thường xuyên nhang khói, thờ phụng”.
Phải chăng bảy cô gái đã qui tiên trở nên linh thiêng thành Tiên, độ cho đời, nên suối này có tên
gọi là “Suối Tiên” và được lưu truyền đến ngày nay.
Đến với Suối Tiên quý khách sẽ tận hưởng những giây phút thoải mái không khí trong lành
cùng với thiên nhiên và đặc biệt được chiêm ngưỡng hình ảnh một con rồng được xây dựng theo
truyền thuyết “con rồng cháu tiên” lớn nhất Việt Nam, dài 400m được đúc bằng bêtông. Trong
tương lai một phần của sở thú sẽ được chuyển ra đây.
Nghĩa trang liệt sĩ Thành phố.
Nghĩa trang Thành Phố là nơi quy tụ mộ anh hùng liệt sĩ, đã hy sinh trong 3 cuộc kháng
chiến chống Pháp, Mỹ và Campuchia. Nghĩa trang này rộng 3 ha gồm hơn 12.000 ngôi mộ được
sắp xếp xung quanh đài tưởng niệm “ Bà Mẹ Việt Nam Anh Hùng” . Công trình được xây dựng
năm 1984 và hoàn thành vào 4-1987.
Cầu Đồng Nai
Cầu Đồng Nai dài 453,9 mét trọng tải 25 tấn, được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và
xa lộ Biên Hòa. Sông Đồng Nai dài 586 km. sông được bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên chảy
qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái. Sông Đồng Nai
có giá trị kinh trế lớn như nước sinh hoạt, giao thông, nông nhiệp đặc biệt là thủy điện.
Sông Đồng Nai: Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là hệ thống sông kép vì hai con sông
này chỉ gặp nhau ở ngoài cửa Soài Rạp và được kết nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo.
Đây là hệ thống sông lớn thứ ba trong nước sau hệ thống sông Hồng và sông Cửu Long.
Từ trên cầu, ở ngã ba sông về phía thượng lưu là Cù Lao Phố. Ngược dòng lịch sử, năm
1679, khi triều Minh Mạng ở Trung Hoa bị nhà Thanh lật đổ có khoảng 3000 binh sĩ và gia đình
trong nhóm bài Thanh phục Minh đã đến nước ta và xin Chúa Nguyễn cho làm dân Việt. Trong đó
có một nhóm do Trần Thượng Xuyên làm thủ lĩnh đến cư trú tại đây và lập nên một cảng có hoạt
động thương mại sầm uất gọi là Nông Nại Đại Phố. Năm 1698, thừa lệnh của Chúa Nguyễn,
Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, ông thấy vùng đất này trù phú và yên bình nên đã dừng chân
tại đây. Ông đã chia đặt các đơn vị hành chính và thành lập chính quyền Nam Bộ, hai huyện đầu
tiên là Phước Long và Tân Bình. Sông Đồng Nai là ranh giới tự nhiên giữa thành phố Hồ Chí
Minh và tỉnh Đồng Nai.
Cù lao phố
Qua Cầu Đồng Nai, nhìn bên trái, xa xa chúng ta thấy cù lao, đó chính là Cù Lao Phố. Có
diện tích khoảng 660ha và hơn 9.000 dân sống ở đây thuộc xã Hiệp Hòa, thành Phố Biên Hòa,
Đồng Nai. Thế kỷ 17, Cù lao phố là thương cảng sầm uất, tên gọi là Nông Nại Đại Phố, trao đổi
hàng hóa với nhiều nước trong khu vực: Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônexia. Năm 1679, nhóm
người Hoa di dân của nhà Minh-nhóm Trần Thượng Xuyên đến Cù Lao Phố.
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh đến vùng đất này, đặt tổng hành dinh tại Cù Lao Phố thuộc
dinh Trấn Biên, huyện Phước Long. Năm 1998, tp.HCM –tp.Biên Hòa kỷ niệm 300 năm, ngày đặt
nền hành chính đầu tiên tại Nam Bộ.
TỈNH ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tỉnh thuộc Miền Đông Nam Bộ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
có diện tích 5.862,73 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự
nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2003 là 2.149.030
người, mật độ dân số: 365 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn tỉnh năm 2004 là
1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị
kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom;
Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp giáp với
các vùng sau:
• Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước
• Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
• Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh
Là một tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch quốc gia đi qua
như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao
thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên.
Khu Căn Cứ Long Bình
Khu căn cứ Long Bình nằm phía phải (góc đông bắc ngã 3 xa lộ), được xây dựng 1964 với
diện tích ban đầu là 6km2, dùng làm kho chứa đạn và dụng cụ chiến tranh đầu tiên gọi là kho Long
Bình .
Tháng 4-1965 sau khi kiểm tra tình hình miền Nam Việt Nam, phái đoàn quân sự do Mac
Namara và Taylor cầm đầu đã quyết định xây dựng lại kho Long Bình năm 1986, mở rộng gấp 4
lần so với trước là 24km2 và gọi là tổng kho Long Bình. Tổng kho Long Bình lấy hàng từ cảng Sài
Gòn, cảng Vũng Tàu, sân bay Biên Hòa và trở thành trung tâm cung cấp vũ khí cho quân đội Mỹ
và chư hầu. Tổng kho Long Bình có 6 hầm ngầm đủ chứa 150.000 tấn bom, đạn. Có 7 lớp rào bao
bọc 72 tháp canh.
Siêu thị Big C
Được khánh thành ngày 18/8/1998 do tập đoàn Boubon của Pháp đầu tư với số vồn là 54
triệu USD, diện tích 20.000 m vuông. Siêu thị có trên hơn 20.000 mặt hàng và 90% hàng hòa là
sản xuất tại Việt Nam. Tập đoàn Boubon là một trong những tập đoàn lớn nhất của Pháp về lương
thực thực phẩm. Các dự ánBoubon đã đầu tư vào Việt Nam như nhà máy đường Bourbon Tây
Ninh-nhà máy thức ăn gia súc Boron trong quy hoạch phát triển tại Việt Nam, Bourbon đã vạch rõ
sẽ thôn tính toàn bộ hệ thống siêu thị Việt Nam với khách hàng chủ yếu là tầng lớp trung lưu. Hiện
nay tập đoàn Bourbon có 3 siêu thị lớn ở Việt Nam: siêu thị An Lạc, siêu thị Cora Miền Đông-siêu
thị Cora Hà Nội. Trước đây có tên là CoRa nhưng tập đoàn này đã bán lại cho một tập đoàn của
Thái Lan.
Khu Công nghiệp Biên Hòa 1 và 2
Đây là khu công nghiệp được đầu tư xây dựng quy mô khá lớn. Trước năm 1975, Mỹ đã xây dựng
những khu công nghiệp này lên nhằm làm cho nền kinh tế ta phát triển, hàng hóa của Mỹ chiếm
độc quyền. Tại đây chuyên sản xuất về các mặt hàng như: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng,
dày da, công nghiệp thực phẩm, điện tử……và thu hút nhiều nhà đầu tư đến từ các nước như Nhật
Bản, Đài Loan, Hàn Quốc….Đặc biệt nhờ có biện pháp xử lý và đầu tư tốt cho nên mặc dù hai khu
công nghiệp này nằm bên đường quốc lộ nhưng không gây ô nhiễm môi trường.
Khu công nghiệp Biên Hoà 1: Được thành lập năm 1963, nằm ở thành phố Biên Hòa ngay
trên trục giao thông Bắc - Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 27 km, cách Vũng Tàu 90 km.
Khu công nghiệp Biên Hoà 2: Được thành lập năm 1993 tại thành phố Biên Hòa, nằm đối
diện với khu công nghiệp Biên Hòa I.
Khu công nghiệp Amata: Nằm cách tp.hcm 30km nằm cạnh khu công nghiệp Biên Hòa 2.
Khu Thiên Chúa Giáo Hố Nai
Khu Thiên Chúa giáo Hố Nai cách trung tâm thành phố Biên Hòa 3 km về phía Đông Bắc,
nằm trên giải đất dài 12 km với nhiều nhà thờ rải rác hai bên quốc lộ 1. Trước năm 1954, khu đất
còn là rừng hoang thuộc địa phận xã Bình Phước, huyện Đức Tu tỉnh Biên Hòa; năm 1954 có hơn
40.000 đồng bào theo đạo thiên chúa giáo thuộc 25 xứ đạo từ nhiều tỉnh trên miền Bắc, đặc biệt là
tỉnh Hà Nam Ninh cũ, đã di cư vào đây, lập trại định cư theo sự bố trí của chính quyền Ngô Đình
Diệm. Tháng 8-1956 Ngô Đình Diệm ra sắc lệnh gọi trại định cư này là Hố Nai, xã có diện tích
2090 ha, trụ sở cách trung tâm thành phố Biên Hòa 10 km, cư dân ở đây tuyệt đại đa số là người
Việt chỉ có rất ít là người Nùng. Hiện nay xã Hố Nai đã trở thành một khu dân cư đông đúc và hoạt
động kinh tế phong phú với dân số lên đến 100.000 người, nhiều cơ sở tôn giáo và y tế giáo dục
được xây dựng, xã có gần 30 nhà thờ, 28 trường học, 1 bệnh viện và các cơ sở từ thiện của khu
vực. Sau năm 1975 xã Hố Nai được chia thành 4 khu: Hố Nai 1, 2, 3 và 4 thuộc huyện Thống
Nhất-Đồng Nai. Ngày nay Hố Nai là một trong những trọng điểm sản xuất dịch vụ đang phát triển
mạnh của miền Đông Nam Bộ, đặc biệt là chế biến gỗ phát triển mạnh của miền Đông Nam Bộ.
Trảng Bom
Trảng Bom cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 36 km. Trước khi có tên gọi là Trảng
Bom nơi đây là một vùng đất hoang sơ chưa có đơn vị hành chính và có nhiều cây bom nên người
ta quen gọi là Trảng Bom và tên gọi này tồn tại cho đến ngày nay. Còn một cách lí giải thú vị khác
là vào lúc chiến tranh quân đội Mĩ đã dùng máy bay B52 oanh tạc vùng đất này. Bom sau khi nổ
tạo thành những hố lớn, gọi là chảng bom mà đọc trại đi là trảng bom. Từ đó tên gọi Trảng Bom
đã trở thành đơn vị hành chính nơi đây.
Cây cao su
Cây cao su có tên gốc gọi là cây Hê vê (Hévéa), mọc dọc theo sông A-ma-zôn ở Nam Mỹ, cách
đây gần 10 thế kỷ, thổ dân Mainas sống ở đây đã biết lấy nhựa của cây này dùng để tẩm vào quần
áo chống ẩm ướt, và tạo ra những quả bóng vui chơi trong dịp hội hè. Họ gọi chất nhựa này là
Caouchouk, theo Thổ ngữ Mainas nghĩa là “Nước mắt của cây” (cao là gỗ. Uchouk là chảy ra hay
khóc).
Những cây cao su đầu tiên xuất hiện ở nước ta được trồng ở vườn thực jvật Sài Gòn vào năm
1877, lấy giống từ Singapore nhưng không cây nào sống. Đến năm 1897, dược sỹ Raoult đã gửi
hạt giống và một số cây con từ Java để gieo trồng tại vườn thí nghiệm ông Yêm (Thủ Dầu Một);
Đồng thời bác sỹ Yersin cũng đã nhận được một số cây con đem trồng tại suối Dầu trong phần đất
của viện Pasteur Nha Trang. Sau đó bác sỹ Yersin nhập nhiều hạt giống từ Cô Lôm Bô (Srilanca)
để thành lập đồn điền cao su đầu tiên ở nước ta.
Thông thường cây cao su có chiều cao khoảng 20 mét, rễ ăn rất sâu để giữ vững thân cây, hấp thu
chất bổ dưỡng và chống lại sự khô hạn. Cây có vỏ nhẵn màu nâu nhạt. Lá thuộc dạng lá kép, mỗi
năm rụng lá một lần. Hoa thuộc loại hoa đơn, hoa đực bao quanh hoa cái nhưng thường thụ phấn
chéo, vì hoa đực chín sớm hơn hoa cái. Quả cao su là quả nang có 3 mảnh vỏ ghép thành 3 buồng,
mỗi nang một hạt hình bầu dục hay hình cầu, đường kính 02 cm, có hàm lượng dầu đáng kể được
dùng trong kỹ nghệ pha sơn.
Cây phát triển tốt ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C (tốt nhất ở 26°C
đến 28°C), cần mưa nhiều (tốt nhất là 2.000 mm) nhưng không chịu được sự úng nước và gió. Cây
cao su có thể chịu được nắng hạn khoảng 4 đến 5 tháng, tuy nhiên năng suất mủ sẽ giảm. Tại Việt
Nam cây thích hợp với đất đỏ sẫm ở vùng Đông Nam Bộ.Cây chỉ sinh trưởng bằng hạt, hạt đem
ươm được cây non. Khi trồng cây được 5 tuổi có thể khai thác mủ, và sẽ kéo dài trong vài ba chục
năm.
Việc cạo mủ rất quan trọng và ảnh hưởng tới thời gian và lượng mủ mà cây có thể cung cấp. Bình
thường bắt đầu cạo mủ khi chu vi thân cây khoảng 50 cm. Cạo mủ từ trái sang phải, ngược với
mạch mủ cao su. Độ dốc của vết cạo từ 20 đến 350, vết cạo không sâu quá 1,5 cm và không được
chạm vào tầng sinh gỗ làm vỏ cây không thể tái sinh. Khi cạo lần sau phải bốc thật sạch mủ đã
đông lại ở vết cạo trước. Thời gian thích hợp nhất cho việc cạo mủ từ 7 đến 8 giờ sáng.
Hiện nay cây cao su là một trong những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, và đang được trồng
nhiều trên các huyện Châu Đức, Tân Thành của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương,
Lâm Đồng…
Cuối TK IXX đầu TK XX bác sĩ Alexangder Yersin mang giống cao su sang VN cho trồng thí
nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang và nhận thấy giống cây này thích hợp với điều kiện đất đai và
khí hậu VN.
Vào TK XVIII tại Bazil lưu vực sông Amazôn người ta đã tìm thấy cây cao su, lâu lắm rồi bộ tôc
Mai – Nác đã biết dùng mủ cây cao su để chống ẩm, làm bóng để chơi vào các mùa hè nên họ đặt
tên cho cây này là Caoochoc có nghĩa là “Nước Mắt của cây”. Đến TK XIX khắp thế giới đã trồng
cây cao su nhưng tập trung nhiều ở vùng nhiệt đới của xứ châu Phi, Châu Mỹ và vài nước Châu Á.
Khi mang giống cây này sang Việt Nam, người Pháp đã phiên âm chữ Caoochoc và gọi là cây cao
su, họ đã cho trồng thử nghiệm ở 1 số nơi nhưng không thành công.
Đến năm 1863 người Pháp đưa hạt giống từ Java,Malaysia để gieo trồng tại vườn Ong Thêm –
Thủ Dầu Một, ngoài ra còn trồng thí điềm tại Phú Nhuận với diện tích 45 ha, cùng thời điềm mà
BS Yersin cho trồng thử nghiệm tại Suối Dầu – Nha Trang. Sau đó họ nhập giống từ Colombia &
Bazil, đến năm 1904 thành lập đồn điền cao su Suzana (tên của vợ toàn quyền Đông Dương) với
diện tích 3.400 ha đầu tiên ở ngã 3 Dầu Giây. Ngày nay hầu hết các nông trường cao su do Nhà
Nước quản lý, tuy nhiên cũng có 1 số người dân trồng và phát triển ngành cao su.
Cây cao su được trồng bằng cách ươm cây giống trong vườn ươm, khi cây cao khoảng 0,8m – 10m
người ta mang cây cao su con ra trồng tại vườn theo từng hàng thẳng, mỗi cây cách nhau 4 – 5m
thuận tiện cho việc chăm sóc và lấy mủ cao su và để cho ánh nắng chiếu vào cây. Khoảng 7 năm
sau khi trồng cao su bắt đầu cho mủ, đường kính của cây lúc dó phải đạt khoảng 20cm.
Người thợ cao su phải lấy mủ vào lúc sáng sớm vì khi ấy quá trình quang hợp chưa xảy ra mạnh
nên mủ cao su có chất lượng hơn. Ban đầu người thợ dùng 1 con dao có móc cong cạo lớp vỏ lụa
bên ngoài cây cao su tránh cạo sâu vào bên trong vì như vậy cây cao su sẽ bị tổn thương và làm
ảnh hưởng đến năng suất của cây. Trung bình 1 cây cao su cạo được khoảng 60l mủ = 20kg. Mủ
tươi sau khi sấy khô sẽ còn 1/3 trọng lượng, giá trung bình 1 tấn mủ cao su là 1.600USD. Hiện nay
diện tích trồng cây cao su trên cả nước VN gần 700.000 ha.
Ban đêm cây cao su thải ra khí độc (cacbonic) rất có hại cho sức khỏe của người thợ nếu họ ở
trong nông trường. Vào thời Pháp thuộc, những người phu làm đồn điền cao su cho Pháp bị bóc lột
rất tàn nhẫn và bị đàn áp rất dã man. Chính vì vậy mà người ta đã truyền khảu một số câu ca dao
như sau:
“Bán thân đổi mấy đồng xu
Thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”
Hay “Cao su đi dễ khó về
Khi đi trai tráng khi về bủng beo”
Ngã Ba Dầu Giây
Ngã Ba Dầu Giây là điểm giao nhau giữa quốc lộ 20 và quốc lộ 1A, cách thành phố Hồ Chí
Minh 67 km. Sở dĩ có tên là Dầu Giây là vì vào năm 1954 khi người Bắc di cư vào đây họ mang
một số trầu dây leo. Nhưng họ không phát âm được chữ “trầu” mà phát âm là chữ “dầu” do đó mới
có tên là Dầu Giây. Có giải thích cho rằng: ngày xưa ở đây có một cây dầu thật to có nhiều dây leo
bám chằng chịt. Đặc biệt quanh vùng chỉ có dây dầu này là to nhất nên địa phương mới đặt tên nơi
đây thành một địa danh: Dầu Giây và do ở đây là ngã 3 nên mới gọi là Ngã 3 Dầu Giây.
Cách Tp.HCM, khoảng 67 km, quẹo trái đi 232 km đến Đà Lạt, nếu đi thẳng theo quốc lộ
1A đi các tỉnh miền Trung.
Gỉa thuyết về Dầu Giây: người ta cho rằng trước đây vùng này có nhiều cây dầu và cây
giây leo. Có giả thuyết khác cho rằng Dầu Giây là đọc lại từ Trầu giây, khu vực này có trồng nhiều
cao su.
Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Đồng
Nai có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không để thu hút đầu
tư, phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong nhiều năm qua ngành Giao
thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống giao thông,
phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của khu vực.
Thủy điện Trị An
Trị An là thác nước cuối cùng trên con sông Đồng Nai trước khi chảy vào đồng bằng. Với sự giúp
đỡ của Liên Xô và sự đóng góp công sức của cả nước, công trình thủy điện lớn thứ hai sau thủy
điện Hòa Bình trên sông Đà đã khởi công xây dựng năm 1983. Đập chính chắn ngang sông Đồng
Nai được xây dựng phía thượng nguồn của thác Trị An, tạo nên hồ rộng 232 km2 chứa 3 tỷ m3
nước. Nước từ hồ chính đưa qua hồ phụ rồi chảy qua nhà máy làm quay, 4 tổ máy có công suất
tổng cộng 400 MW. Sản lượng điện hàng năm đạt 1,7 tỷ kv/h.
RỪNG CÂY GIÁ TỴ- ĐÁ CHỒNG ĐỊNH QUÁN
Rừng cây Giá Tỵ km 54-55.
Dọc hai bên đường chúng ta thấy trồng rất nhiều cây Giá Tỵ, thân thẳng lá rộng (40-50cm)Vỏ
trắng,gốc có nhiều khía cạnh, hoa có chùm màu trắng thường gặp ở Lào Miến Điện, miền Bắc
Thái Lan.
Rừng cây giá tỵ được trồng năm 1958 do bà Trần Lệ xuân (vợ cố vấn Ngô Đình Nhu) Diện tích
165 ha, hiện là nơi cung cấp giống cho cả nước. Thân cây thường được dùng trong những nghành
công nghiệp chính xác:báng súng, gỗ công nghiệp, trang trí ….(do tính chất gỗ nhẹ, nhiều sớ, ít bị
co giãn)Lá, hạt dùng làm lá xông tắm trị bệnh ngoài da, thuốc lợi tiểu. Bông sử dụng làm thuốc hạ
nhiệt.
Cây giá tỵ 80 năm mới thu hoạch. Diện tích cả nước 4.670ha.
Đá chồng Định Quán.
Nằm cách TP.HCM khoảng 110 km. Chúng ta thấy có những khối đá xếp chồng lên nhau 1 cách
khéo léo, người ta gọi đó là đá ba chồng (có ba khối đá nằm chồng lên nhau gần đường đi)
Những khối đá hoa cương này trước đây nằm trong lòng đất. Sau đó do quá trình kiến tạo những
mạch đá nằm bên trong bị đứt gãy. Vì vậy nước mưa có thể thấm sâu vào những khe nứt, làm tách
dần chúng ra, phần lớp mặt theo thời gian bị bóc mòn dần và lộ ra những nhân đá bên trong. Để
những khối đá có bề mặt tròn trịa như vậy chứng tỏ trải qua thời gian rất dài hàng triệu năm.
Vườn quốc gia Cát Tiên
Là một khu rừng nguyên sinh tiêu biểu cho hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới, rừng nằm uốn khúc
quanh sông Đồng Nai. Cát Tiên có phong cảnh tuyệt vời và đa dạng : vừa có đồi núi chập chùng,
các mảng tự nhiên rộng lớn bằng phẳng và những dòng chảy nhỏ. Vào mùa mưa các dòng chảy
này đổ thành thác, nước ở đây trong veo, tuôn nhẹ nhàng qua các gờ đá, tạo thành con suối mát
hiền hòa.
Trên đoạn đường chính vào rừng du khách sẽ thấy phía bên tay trái là rừng già tập trung rất nhiều
gỗ quý như gõ, bằng lăng, cẩm lai, gụ, trắc … Phía bên tay phải rừng là thác rời. Cách bìa rừng 7
km là vùng Bàu Sấu, làng Bàu Sấu chứa rất nhiều cá. Chính vì thế mà gà lôi, công trĩ, mồng két …
tập trung rất đông. Vườn quốc gia Cát Tiên hầu như còn nguyên vẹn thảm thực vật và động vật
phong phú. Ngoài ra trong khu vực này có cây gõ Ông Đồng 300 tuổi, cây thiên tuế bảy ngọn làm
phong phú bộ sưu tập rừng.
Vườn quốc gia Cát Tiên có thể xem là khu bảo tồn động vật lớn chất lượng vì có rất nhiều loại
chim và thú hiếm, chính là rừng vàng của Nam bộ.
Nhà máy đường La Ngà
Được xây dựng năm 1979-1984 do Đan Mạch viện trợ với công suất thiết kế 2000 tấn mía cây/
ngày, đạt 2 triệu tấn đường/năm. Phía sau nhà máy đường là một đồi trồng cây xanh rất đẹp, dân ở
đây gọi là đồi du lịch, gần khu nhà ở của các chuyên gia nước ngoài làm việc tại nhà máy đường
La Ngà. Sau đó mở thêm nhà máy kẹo, công suất 2,5 tấn/ ngày và nhà máy sản xuất phân Komix,
các sản phẩm kẹo và phân Komix đạt tới 170 tỷ đồng ( nguyên liệu làm từ bả bùn trong sản xuất
đường ). Ngoài ra còn liên doanh với Úc để sản xuất ra các loại men khô, men dùng trong thực
phẩm với vốn đầu tư 4,5 triệu USD. Tổng số công nhân làm việc trong nhà máy La Ngà lên đến
2000 người.
Cầu La Ngà
Được xây dựng năm 1985-1987, chiều dài 173,4 m; rộng 9,56 m, cầu được bắt qua sông La Ngà
nổi tiếng với những chặng đánh lịch sử của quân và dân miền Nam trong thời gian chống đế quốc
xâm lược.
Hai bên cầu trên dòng nước phẳng lặng, chúng ta nhìn thấy những ngôi nhà bồng bềnh trên mặt
nước đó là làng nuôi cá bè. Ban đầu chỉ có vài người ở miền Tây lên đây lập nghiệp và họ đã mang
theo nghề nuôi cá bè đặc trưng ở miền Tây Nam bộ. Một công việc đã đem lại cho họ một cuộc
sống ổn định hơn. Về sau có lẽ do dòng sông hiền hòa ấy thích hợp cho việc nuôi cá bè, từ đó kinh
tế của họ đi lên. Chính vì vậy mà ngày càng tập trung nhiều người tại đây và đã từ từ hình thành
nên một làng nuôi cá bè.
Đèo Chuối
Dài 4 km, chạy giữa thung lũng của hai dãy núi cao. Trước đây vùng này mọc rất nhiều cây chuối
hoang nên người ta thường gọi là Đèo Chuối. Lên đèo Chuối chúng ta đang ở độ cao 350 m so với
mực nước biển.
Khu du lịch Suối Tiên
Suối Tiên bắt nguồn từ núi San-Say giáp tỉnh Bình Thuận, dài trên 10 km, là khu du lịch liên
doanh giữa Saigon tourist và huyện Đa Hoài năm 1989.
Suối Tiên là dòng suối rộng, trong xanh, chảy xiết với nhiều khối đá nổi lên trên lòng suối. Dòng
suối này chảy qua vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh càng tạo phong cảnh hưu tình. Ở đây có thể tổ
chức tour nghỉ ngơi, giải trí, cắm trại, tham quan rừng. Hiện nay có trồng thêm vườn lan và nuôi
nhiều thú cho khách thưởng ngoạn.
Tên gọi Suối Tiên với truyền thuyết như sau : Tương truyền từ xa xưa, ông trời nổi giận không cho
mưa xuống, làm khắp buôn làng người Mạ âu sâu, lo lắng, trẻ con khóc thét đòi nước uống. Một
gia đình nọ, vợ sinh con đầu lòng nhưng thiếu sữa cho con bú, chồng liền cầm nỏ vào rừng tìm trái
chua cho vợ con. Chàng đã vượt qua ba ngọn núi , bảy cánh rừng. Khi mặt trời lên cao, người thợ
săn nhìn thấy một tổ ong, chàng vươn cung lên bắn, tên vừa chạm vào tổ ong thì một dòng nước
bắn thẳng vào thợ săn, chàng trai hoảng sợ bỏ chạy, tức thì dòng nước chạy theo. Chàng chạy càng
nhanh dòng nước chạy càng nhanh, chàng chạy mãi đến bên cánh rừng thì kiệt sức và thiếp đi thì
dòng nước dừng lại và lan rộng, lan rộng mãi thành một vùng nước sâu. Nhờ dòng nước này mà
buôn làng được cứu sống và tồn tại cho đến ngày nay.
Theo quốc lộ 20 từ ranh giới tỉnh Lâm Đồng ta bắt gặp vùng cư trú của dân tộc Mạ ngay từ huyện
Đa Hoài kéo dài đến Bảo Lộc. Dân tộc Mạ có khoảng 20000 người (1989). Các dân tộc bản địa ở
Lâm Đồng chủ yếu sống bằng các hoạt động kinh tế nương rẫy là chủ yếu. Hàng năm vào trước
mùa mưa, các buôn làng tổ chức đốt rẫy và đến khi cơn mưa đầu mùa vào khoảng tháng tư, họ bắt
đầu tỉa lúa, ngoài ra họ còn xen kẻ trong lúa là trồng bắp, đậu … Khi đã đến mùa gặt thì họ phơi
khô lúa, ngô để trong kho. Sinh hoạt kinh tế nương rẫy có từ lâu đời, ngoài ra họ còn có nghề săn
bắt rất đặc biệt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Hầu hết các dân tộc ít người ở Lâm Đồng cư
trú thành các Bon (Plei). Mỗi Bon có từ vài chục nóc nhà. Vùng Mạ tồn tại các ngôi nhà dài hàng
chục mét. Ở người Mạ, chế độ phụ hệ đã được xác lập. Mỗi Bon đều có một người đứng đầu do sự
tín nhiệm và đề cử của các thành viên cộng đồng. Những việc gieo trồng, chia đất, chiến tranh …
phải do sự quyết định tập thể của cộng đồng. Người Mạ cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại một kho
tàng dân gian tục ngữ khá đồ sộ nhất là những bản tình ca thật da diết, hồn nhiên. Vốn âm nhạc
của dân tộc rất phong phú, đặc biệt là bộ cồng chiêng. Đêm đêm vào mùa lễ hội, sau khi đã thu
hoạch xong một vụ lúa, người dân tổ chức ăn mừng lúa mới. Trong không gian hùng vĩ ấy của núi
rừng, tiếng chiêng vang lên những âm điệu diệu kỳ như kêu gọi hướng về một tương lai của những
ngày tươi đẹp. Âm nhạc là nhu cầu gửi gắm tâm tư nguyện vọng của dân tộc ít người. Chính ở
vùng Mạ Bảo Lộc đã phát hiện được bộ đàn đá Bơrode (hiện lưu giữ tại Los Angeles) là một minh
chứng cho trình độ âm nhạc độc đáo của các dân tộc ít người ở Lâm Đồng.
Đèo Bảo Lộc
Nằm trên tuyến đường quốc lộ 20 với chiều dài 10 km. Lên đến đỉnh đèo chúng ta đang ở độ cao
800 – 850 m so với mực nước biển. Với đường quanh co, khung cảnh hùng vĩ của núi rừng và khí
hậu mát mẻ của vùng cao nguyên chắc rằng du khách sẽ cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm, cảnh thiên
nhiên hùng vĩ đó là bức tranh hoàn mỹ, một thắng cảnh nổi tiếng của Bảo Lộc. Bên cạnh bức tranh
thiên nhiên ấy, quý khách còn thấy ở nơi đây có miếu thờ Tam Cô và tương Đức Mẹ.
Theo câu chuyện được truyền miệng, miếu thờ Tam Cô rất linh thiêng. Các lái xe tuyến đường này
kể lại, vào những lúc sương mù hay trời tối, họ thường thấy bóng dáng của ba cô gái đứng trên
đường, hướng dẫn cho xe của họ đi đúng hướng, tránh xảy ra những tai nạn thương tâm, đáng tiếc.
Chính vì những tình tiết như vậy mà để cho linh hồn quá cố được ấm với những nén nhang của
người đi đường, họ đã dựng miếu thờ những cô gái xấu số đó. Về sau những đóng góp của những
người từ tâm, miếu Tam Cô được xây dựng khang trang như ngày nay.
Sát cạnh miếu thờ Tam Cô, bên dòng suối nhỏ là tượng Đức Mẹ Maria với đôi mắt dịu hiền được
giáo dân xứ An Bình đóng góp xây dựng nên, xuất phát từ tín ngưỡng tôn giáo và sự tôn thờ Đức
Mẹ, luôn ban ơn lành, hạnh phúc cho mọi người, luôn mở rộng vòng tay đón nhận những kẻ bất
hạnh. Họ đã dựng nhữngtượng đài Đức Mẹ ngay cạnh đèo Bảo Lộc là để cầu sự an lành cho
những người đi đường.
Thành phố Bảo Lộc
Vào khoảng năm 1890, trên đường thám hiểm cao nguyên Langbiang, bác sỹ Alexander Yersin đã
phát hiện ra vùng đất này, gọi là xứ B'Lao. Trải qua suốt quá trình lịch sử, Bảo Lộc luôn được coi
là đô thị quan trọng của tỉnh Lâm Đồng, từng là tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng cũ
Bảo Lộc trươc đây là một thị xã trực thuộc tỉnh Lâm Đồng, được thành lập năm 1994 trên cơ sở
tách huyện Bảo Lộc cũ thành hai đơn vị mới là thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm. Tháng 3-2009,
Bảo Lộc được công nhận là đô thị loại III thuộc tỉnh và ngày 8-4-2010, Chính phủ đã ra Nghị
quyết thành lập thành phố Bảo Lộc. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách Thành phố Đà Lạt
khoảng 110 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 190 km, cách thành phố Phan Thiết (Bình
Thuận) khoảng 100 km.
Bảo Lộc là vùng chuyên canh trà, cà phê và dâu tằm. Các cây ăn trái của Bảo Lộc cũng rất phong
phú, trong đó có những loại cây đặc sản như: bơ, sầu riêng, mít tố nữ...
Do có khí hậu mát mẻ quanh năm nên đây là nơi lý tưởng để xây dựng các khu du lịch nghỉ
dưỡng. Bảo Lộc có nhiều thác, hồ, suối đẹp như: Thác ĐamB'ri, thác bảy tầng, hồ Nam Phương,
suối Đá Bàn...
Khu du lịch ĐamB'ri nổi tiếng với thác nuớc hùng vĩ cao 57m và các cánh rừng nguyên sinh, là
nơi có thể nghỉ dưỡng, cắm trại...
Sân bay Liên Khương :
- Cách thành phố Đà Lạt khoảng 30km
- Là một sân bay dân sự, lúc đầu sân bay này dành phục vụ cho mục đích quân sự, sân bay này là
một trong những cựu chiến binh trong hàng ngũ các sân bay Việt Nam.
- Với thời gian tồn tại gần 73 năm tức thời vàng son của máy bay cánh quát đường hạ cánh lúc bấy
giờ bằng đất nên sở dĩ người Pháp cho xây dựng sân bay này vì họ coi Đà Lạt là một trung tâm du
lịch, một “thủ đô mùa hè” dành cho quan chức người Pháp làm việc ở Đông Dương.
- Sân bay được xây dựng vào năm 1933 tức cách đây 73 năm. Sau năm 1945 quân đội Nhật đảo
chính Pháp Nhật nối dài đường băng cho các loại máy bay hiện đại hơn hạ cánh. Năm 1956 nhà ga
mới thực sự ra đời, đến 1972 đường băng mới được phủ nhựa hoàn toàn dài 1480m và rộng 40m
sử dụng để đáp 35 tấn trở xuống. Đến 1992 tuyến bay Sài Gòn- Đà Lạt mới được khôi phục đều
đặn. Hiện nay, sân bay Liên Khương có đầy d8ủ các chuyến bay Sài Gòn- Đà Lạt trong suố tuần.
Đèo Prenn
Đỉnh đèo Prenn ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, cách trung tâm thành phố Đà Lạt 10 km.
Đây là ngọn đèo cuối cùng trên quốc lộ 20 đưa du khách đến viếng thăm Đà Lạt. Ở đây chúng ta
thấy những gốc thông già cả trăm tuổi, đồi núi chập chùng, khí hậu mát mẻ tạo cho du khách cảm
giác thoải mái, thư thái.
Ngay dưới chân đèo Prenn là thác Prenn mà gốc tiếng Chăm có ý nghĩa xa xưa là vùng xâm chiếm.
Nguyên trước đây nhiều thế kỷ, người Chăm ở Ninh Thuận luôn có những cuộc giao tranh dai
dẳng với các dân tộc ít người ở Lâm Đồng. Prenn là ranh giới giao tranh và nhận định ( từ Đơn
Dương, Phan Rang ) là của người Chăm và từ Prenn trở lên là của người K’Ho, Mạ. Hiện nay
nhiều làng ở vùng Đơn Dương vẫn còn mang ảnh hưởng của người Chăm từ đó. Thác cao 15 m từ
trên các tảng đá đổ xuống và từ dưới trônglên cứ như từ trên trời đổ xuống nên người Sài Gòn gọi
là thác Thiên Sa (những giọt châu sa từ trên trời rơi xuống).
Từ năm 1998 đến nay, thác Prenn được cơ quan chủ quản là công ty du lịch Lâm Đồng và nay là
công ty dịch vụ du lịch Đà Lạt đầu tư mạnh nên đang là điểm thu hút du khách của du lịch Lâm
Đồng. Trong khuôn viên thác có cầu treo dân tộc, có hồ nuôi cá sấu, có một ít thú. Quý khách đến
đây có thể thưởng thức được món đặc sản là cháo cá lóc, món ăn này được xếp vào loại nhất nhì
Đà Lạt. Cá được róc bỏ xương, ăn với bồ tạt tạo cho du khách một cảm giác khó quean. Chỉ
100.000 đồng, một nhóm du khách khoảng 4-6 người đã có thể dùng bữa cháo thay cơm trưa, bên
dòng thác chảy róc rách rất lý tưởng và tuyệt vời.
Tổng Quan Tỉnh Lâm Đồng