Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngày 8-8-1967, 5 nước Đông Nam Á là Inđônêxia, Malaixia, Xinggapo,
Philippin và Thái Lan đã cùng nhau kí Tuyên bố Băng Cốc thành lập ra Hiệp
hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trải qua hơn 40 năm tồn tại và phát
triển ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng, được cộng
đồng quốc tế đánh giá là một trong những tổ chức quốc tế khu vực thành công
nhất. Ngày nay ASEAN đã trở thành một tổ chức liên chính phủ hội tụ cả 10
quốc gia Đông Nam Á phát triển năng động, hợp tác rộng khắp, là lực lượng
trung tâm trong các tiến trình khu vực, góp phần quan trọng vào việc duy trì
củng cố môi trương hòa bình, ổn định, thúc đẩy hợp tác Đông Nam Á. Vị thế
và vai trò của ASEAN ngày càng được nâng cao trong khu vực và trên trường
quốc tế.
Ngày 28-7-1995 Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của
ASEAN. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia một sân chơi khu vực có nội
dung hợp tác phong phú bao trùm lên tất cả các mặt chính trị- an ninh, kinh
tế, văn hóa, quan hệ đối thoại…Điều này thể hiện sự quyết tâm của Đảng và
nhà nước trong việc triển khai đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, đa phương
hóa, đa dạng hóa. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới
trong lịch sử ASEAN chấm dứt thời kì đối đầu, chia rẽ trong khu vực mở ra
thời kì hợp tác và phát triển cho ASEAN.
Tuy là nước mới và còn nhiều điều kiện còn khó khăn nhưng ngay sau khi
gia nhập Việt Nam đã tích cực, chủ động và có nhiều đóng góp vào sự phát
triển của tổ chức này, được các nước thành viên công nhận. “Việt Nam sẽ là
một thành viên quý giá của Việt Nam. Nền văn hóa và lịch sử của Việt Nam
sẽ làm phong phú thêm di sản của chúng ta. Dân số 72 triệu của Việt Nam sẽ
tạo ra động lực để tăng cường vai trò và ảnh hưởng quốc tế của ASEAN.”
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
Có thể nói việc gia nhập ASEAN là một quyết sách đúng đắn của Đảng,
Nhà nước và đem lại nhiều lợi ích cho đất nước. Đó là: Việt Nam đã tạo dựng
được môi trường chung quanh ta, biến từ trạng thái đối đầu, nghi kỵ lẫn nhau
sang hợp tác hữu nghị; Mở rộng thị trường, có thêm đối tác. Gia nhập
ASEAN, vị thế của Việt Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế
được tăng lên rõ rệt. Nhờ ASEAN mà Việt Nam đạt được những lợi ích về
kinh tế, thương mại và đầu tư; quan hệ song phương giữa nước ta và các nước
ASEAN ngày càng thắt chặt hơn. Bên cạnh những thuận lợi đó việc gia nhập
ASEAN cũng đặt ra rất nhiều khó khăn thách thức đòi hỏi phải khác phục kịp
thời.
Đứng trước những thời cơ và thách thức như vậy, Việt Nam cần phải tăng
cường hơn nữa vai trò của mình trong ASEAN. Muốn làm được như vậy Việt
Nam cần chủ động đề ra những phương hướng, chính sách thích hợp, nỗ lực
nâng cao vị trí và ảnh hưởng của Việt Nam trong ASEAN nói riêng và khu
vực Đông Nam Á nói chung.
Đề tài “Việt Nam – ASEAN vững bước tiến tới tương lai” để tổng hợp,
nhìn lại và đề ra phương hướng cần thiết cho Việt Nam nhằm tăng cường hơn
nữa vai trò của Việt Nam trong ASEAN.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích
Nhìn lại vai trò và định hướng cho sự hợp tác của Việt Nam từ khi gia
nhập ASEAN năm 1995 đến nay trên các lĩnh vực chính trị- an ninh, kinh tế,
văn hóa….Từ đó đề ra các phương hướng cần thiết nhằm tăng cương hơn nữa
vai trò, vị trí, ảnh hưởng của Việt Nam hiện nay và trong những năm tới.
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thấy rõ mối quan hệ Việt Nam-ASEAN
- Phân tích vai trò của Việt Nam trong ASEAN trên các lĩnh vực chính trịVũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
an ninh, ngoại giao, kinh tế, văn hóa từ năm 1995 đến nay.
- Đánh giá vai trò của Việt Nam trong năm làm chủ tịch ASEAN 2010 và
đề ra được những phương hướng cho công quan hệ quốc tế.
- Y nghĩa sự hợp tác Việt Nam- ASEAN
- Định hướng trong quan hệ giữa hai bên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận tập trung phân tích dấu ấn của Việt Nam trong ASEAN. Phạm
vi thời gian là từ năm 1995 đến nay, nghiên cứu trên các lĩnh vực: chính trịan ninh- ngoại giao, kinh tế, văn hóa- xã hội.
4. Kết cấu
Ngoài phần mở đầu và kết luận tiểu luận gồm 3 chương 6 tiết
Chương 1: Việt Nam hội nhập ASEAN
1.1
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
1.2
Sự hội nhập của Việt Nam vào ASEAN: Việt Nam cần
ASEAN, ASEAN cần Việt Nam
Chương 2: Vai trò và đóng góp Việt Nam trong ASEAN
2.1
Khái quát vai trò của Việt Nam khi gia nhập ASEAN
2.2
Vai trò của Việt Nam trong ASEAN thể hiện trong từng lĩnh
vực: Chính trị- ngoại giao- an ninh; Kinh tế; Văn hóa- xã hội
2 3 Dấu ấn Việt Nam trong vai trò là chủ tịch ASEAN 2010
Chương 3: Ý nghĩa và triển vọng tăng cường cường quan hệ Việt
Nam- ASEAN trong tương lai
3.1 Ý nghĩa sự hợp tác Việt Nam - ASEAN
3.2 Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
CHƯƠNG 1
VIỆT NAM HỘI NHẬP ASEAN
1.1 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN
Vào ngày 8/8/1967, Bộ trưởng Ngoại giao các nước Inđônêxia, Thái Lan,
Xingapo, Philippin và Phó Thủ tướng Malaixia kí tại Băng Cốc bản Tuyên bố
thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Tháng 1/1984 ASEAN kết nạp thêm Brunây, tháng 7/1995 Việt Nam trở
thành thành viên thứ 7 của ASEAN, Lào và Mianma gia nhập năm 1997 và
Campuchia gia nhập năm 1999. Như vậy từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến nay
ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên. Đây chính là tiền đề quan trọng cho sự
hợp tác và vị thế ASEAN ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế.
Có thể nói sau 40 năm hình thành và phát triển, với sức mạnh kinh tế tiếp
tục gia tăng và vai trò nòng cốt của diễn đàn an ninh, chính trị, kình tế của
khu vực Đông Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung,
ASEAN đã đang trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng trên bản đồ
chính trị và kinh tế thế giới.
1.2 Việt Nam gia nhập ASEAN: Việt Nam cần ASEAN, ASEAN
cần Việt Nam
Thời kì 1967 – 1978
Trong giai đoạn 1967-1972 ASEAN mới được thành lập chưa có hoạt
động gì nổi bật. Lúc này trên thế giới đang diễn ra tình trạng Chiến tranh lạnh
với sự đối đầu của hai hệ thống xã hội. Các nước ASEAN cũng bị tình hình
trên tác động mạnh và một số nước có dính líu đến cuộc chiến tranh ở Đông
Dương. Vào cuối những năm 1960 – đầu năm 1970 ở khu vực diễn ra một số
chuyển biến có ý nghĩa chiến lược quan trọng nhất là sự thất bại ngày càng rõ
ràng của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam được đánh dấu bằng thắng lợi
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân (1968) đã buộc Mỹ ngồi vào
bàn đám phán với ASEAN ở Pari (25/7/1969) rút dần quân đội ra khỏi Việt
Nam và Đông Dương.
Trong giai đoạn này các nước ASEAN đã giảm dần sự dính líu của mình
với Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Năm 1969 philippin rút quân dội của
mình ra khỏi Việt Nam. Năm 1970 Thái Lan cũng rút quân đội của mình ra
khỏi Việt Nam.
Trên bình diện quốc tế ASEAN đã đẩy mạnh quan hệ với các nước xã hội
chủ nghĩa nhất là với Trung Quốc và Liên Xô, Thực hiện chính sách cân bằng
giữa các nước lớn. Trên bình diện khu vực, các nước ASEAN có nhiều cử chỉ
thân thiện hơn, tạo cơ sở cho việc đặt quan hệ với Việt Nam.
Về phía Việt Nam, từ sau khi kí Hiệp định Pari năm 1973, Việt Nam tích
cực triển khai chính sách khu vực, đẩy mạnh quan hệ song phương với các
nước thuộc tổ chức ASEAN. Tháng 3-1973, Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại
giao với Mailaixia và tháng 8-1973 thiết lập quan hệ ngoại giao với Xingapo.
Chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực Đông Nam Á lần đầu
tiên được thể hiện rõ trong chính sách 4 điểm tháng 7-1976, trong đó nêu lên
những nguyên tắc cơ bản cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với
các nước Đông Nam Á như: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
của nhau, cùng tồn tại trong hòa bình không để lãnh thổ của mình cho nước
ngoài sự dụng, giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng phát triển hợp
tác khu vực.
Các nước ASEAN đều tuyên bố ủng hộ chính sách 4 điểm của Việt Nam.
Tháng 8-1976, Việt Nam và Thái Lan thiết lập quan hệ ngoại giao. Như vậy
đến tháng 8-1976, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với tất cả các nước
trong ASEAN. Trong năm 1977 và 1978, quan hệ song phương của Việt Nam
với từng nước ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với các chuyến thăm hữu nghị
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
của các nhà lãnh đạo cấp cao, qua đó một loạt các hiệp định hợp tác được kí
kết.
Có thể nói trong thời kì này quan hệ Việt Nam với các nước ASEAN phát
triển tốt đẹp hơn so với trước đó. Việt Nam đã từng bước đặt nền móng cho
quan hệ Việt Nam với từng nước ASEAN. Tuy nhiên ở giai đoạn này Việt
Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức ASEAN vì thời gian còn quá
ngắn để xóa đi mối nghi ngại do quá khứ để lại.
Thời kì 1979-1991
Đây là giai đoạn căng thẳng trong quan hệ của Việt Nam và các nước
ASEAN do vấn đề Campuchia.
Tình hình bắt đầu có thay đổi từ khi Việt Nam tuyên bố sẽ rút quân khỏi
Campuchia và những thắng lợi của chính quyền cách mạng Campuchia trong
những năm 1984-1985. Giai đoạn 1988-1991, quan hệ Việt Nam- ASEAN có
những chuyển biến tích cực. Trên cơ sở quyết định của Hội nghị AMM, tháng
7-1987 đã diễn ra cuộc gặp gỡ đối thoại đầu tiện giữa Việt Nam và Inđônêxia
tại thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp sau đó là các cuộc gặp gỡ không chính thức
về Campuchia: JIM-1(7-1988), JIM-2 (2-1989) và cuộc gặp gỡ không chính
thức IMC (2-1990) tại Giacacta nhằm thảo luận một cách cởi mở và tìm ra
một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia.
Trong tình hình đó, các nước ASEAN bắt đầu phát triển quan hệ song
phương với Việt Nam. Về phần mình, Việt Nam cũng luôn bày tỏ mong
muốn phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước ASEAN.
Sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và ASEAN có thêm những nhân tố
thúc đẩy mới: Việt Nam kiên trì chính sách đàm phán để giải quyết mọi tranh
chấp về lãnh thổ với các nước láng giềng cùng với việc Việt Nam giữ đúng
cam kết rút hết quân đội khỏi Campuchia trước thời hạn vào năm 1988, điều
đó đã tạo dựng được lòng tin vào thiện chí của Việt Nam trong chính sách
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
tăng cường hợp tác khu vực. Quan hệ Việt Nam- ASEAN được đẩy mạnh
trong năm 1989 và các năm tiếp theo. Tháng 1-1989, tại Hội nghị bàn tròn
các nhà báo châu Á- Thái Bình Dương Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Nguyễn Văn Linh tuyên bố: “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẵn
sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và các nước khác
trong khu vực”.
Những diễn biến mới trong tình hình quốc tế và khu vực cũng tạo thêm
điều kiện làm lợi để thúc đẩy xu hướng tích cực trên quan hệ Việt Nam –
ASEAN bắt đầu có những chuyển biến tích cực. Hiệp định Pari về
Campuchia được kí kết tháng 10-1991 đã đánh dấu sự chấm dứt của “thời kỳ
Campuchia”, trong quan hệ Việt Nam – ASEAN mở ra một thời kì mới – thời
kì của hợp tác hai bên.
Thời kì từ năm 1992 đến khi gia nhập ASEAN
Với việc kết thúc chiến tranh lạnh và việc kí kết Hiệp định hòa bình Pari
về Campuchia đã mở ra những thời cơ mới cho cả Việt Nam và ASEAN. Lần
đầu tiên tất cả quốc gia và nhân dân trong khu vực đã có những cơ hội thực
sự để phát triển nhằm thết lập một nền hòa bình bền vững chung ở khu vực,
tăng cường và phát triển sự hợp tác vì tiến bộ chung.
Tuy nhiên cũng không ít thách thức đặt ra mà cả Việt Nam và ASEAN
phải đối phó đặc biệt là sự tan rã của Liên Xô đã làm mất đi thế hai cực trong
quan hệ quốc tế đưa đến sự thay đổi trong cán cân lực lượng trên thế giới và ở
khu vực. Ở Đông Nam Á cả Mỹ và Nga đều giảm dần sự hiện diện quân sự
của mình trong khu vực. Điều này đã làm xuất hiện một khoảng trống quyền
lực ở khu vực. Hơn nữa sự rút lui của Mỹ đã làm mất đi chỗ dựa truyền thống
của ASEAN trong khi vấn đề Campuchia vẫn chưa thật sự chấm dứt bên cạnh
đó lại nảy sinh những nguy cơ tiềm tàng ở Biển Đông. Thách thức thứ hai
chính là vấn đề phát triển kinh tế ở giai đoạn mới này, chạy đua kinh tế thay
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
thế chạy đua vũ trang và tập trung vào phát triển kinh tế đã là một xu thế lớn,
lôi cuốn tất cả các nước phát triển và đang phát triển. Thêm vào đó xu thế khu
vực hó lại ngày càng phát triển mạnh trên thế giới nhất là việc ra đời một thị
trường thống nhất châu Âu, Khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA).
Trước tình hình đó một mặt ASEAN mở rộng quan hệ tích cực đấu tranh với
các nước chống xu hướng bảo hộ mậu dịch, mặt khác tăng cường xây dựng
sức mạnh của khu vực, thông qua đẩy mạnh hợp tác trong khu vực, để vừa
tạo thế với bên ngoài và duy trì được tốc độ phát triển kinh tế của mình.
Trong khung cảnh đó, phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam
cũng như các nước Đông Dương trở thành chính sách quan trọng. Với Việt
Nam, phải tập trung phát triển nền kinh tế vốn bị chiến tranh tàn phá, cải
thiện đời sống nhân dân, đưa đất nước đi lên theo kịp với nhịp độ phát triển
chung của khu vực và trên thế giới tránh nguy cơ tụt hậu. Trong bối cảnh đó,
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1991 đã khẳng định chủ
trương thực hiện đương lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa
trong đó nhấn mạnh việc “phát triển quan hệ hữu nghị với các nước Đông
Nam Á và châu Á- Thái Bình Dương, phấn đấu cho một Đông Nam Á hòa
bình, hữu nghị và hợp tác”.
Ngày 11-7-1992, tại Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao các nước ASEAN lần
thứ 25, Việt Nam và Lào đã chính thức tham gia Hiệp ước Bali và trở thành
quan sát viên của tổ chức ASEAN.
Việc Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali đã làm tăng sự tin cậy của các
nước ASEAN và các nước ngoài khu vực đối với Việt Nam, góp phần phá thế
cấm vận của Mỹ, tạo thuận lợi thúc đẩy việc thực hiện chính sách mở cửa đã
được Việt Nam đưa ra.
Tháng 2-1993, Việt Nam tuyên bố sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời
điểm thích hợp. Điều này đã được các nước ASEAN, dư luận khu vực và
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
quốc tế đánh giá cao. Với những phát triển ngày càng thuận lợi và tích cực
trong quan hệ Việt Nam và ASEAN cả về song phương và đa phương. Tại
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN đã lần thứ 27 tại Băng Cốc năm
1994 đã nhất trí tuyên bố sẵn sàng công nhận Việt Nam là thành viên chính
thức.
Ngày 28/7/1995, tại thủ đôi Banđa Xêri Bêgaoan (Brunây), Hội nghị Bộ
trưởng Ngoại giao các nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ hai, Việt
Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Việt Nam cũng
tuyên bố gia nhập Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), bắt đầu thực
hiện chương trình giảm thuế quan chung AFTA từ ngày 1-1-1996. Sau khi trở
thành thành viên chính thức của ASEAN song song với các hoạt động nhằm
thúc đẩy liên kết của Việt Nam với ASEAN, Việt Nam còn tích cực tham gia
các diễn đàn quan trọng của ASEAN.
Như vậy, với việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN
và tham gia tích cực vào các cơ cấu hợp tác của ASEAN, quan hệ Việt NamASEAN đã hoàn toàn bước sang một chương mới.
CHƯƠNG 2
VAI TRÒ VÀ ĐÓNG GÓP CỦA VIỆT NAM TRONG ASEAN
2.1 Khái quát vai trò và đóng góp của Việt Nam khi gia nhập ASEAN
2.1.1. Việt Nam gia nhập ASEAN- Ước mơ về một khu vực Đông Nam
Á đoàn kết, thống nhất, hợp tác để phát triển đã trở thành hiện thực.
Các nước ASEAN đã nhân rõ vai trò và ảnh hưởng của Việt Nam mà trước
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
hết là vấn đề liên kết khu vực. Sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN tháng 7-1995
và sau đó là Lào, Mianma (1997) và Campuchia (1999) mong muốn về một
ASEAN -10 đã được thực hiện. Đông nam Á giờ đã là một khối thống nhất, theo
đuổi chung một mục tiêu và ước mơ.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tích cực vào việc củng cố và
tăng cường hòa bình ổn định và phát triển trong khu vực. Kết nạp Việt Nam là
một trong những bước mở đầu quan trọng, mang tính chất quyết định, tiến tới
một tổ chức khu vực không phân biệt thể chế chính chị, tôn giáo, văn hóa phấn
đấu vì hòa bình, ổn định, phát triển và phồn vinh trong khu vực và trên thế giới.
Liên kết của Việt Nam và các nước Đông Dương khác không chỉ tạo cho
ASEAN một diện mạo mới mà còn tạo cho tổ chức này một sức mạnh cả về tinh
thần lẫn vật chất để vươn lên chiếm lĩnh tầm cao mới trong sự nghiệp phát triển
của mình.
2.1.2. Việt Nam hội nhập với ASEAN đã mở ra nhiều cơ hội thuận lợi
cho sự phát triển của Hiệp hội.
Từ khi ASEAN được mở rộng, chương trình hợp tác nội khối được tăng
cường, mở rộng và đa dạng hơn. Cơ chế hoạt động của Hiệp hội cũng được mở
rộng và hoàn thiện hơn.
“Thống nhất trong đa dạng” là đặc trưng của ASEAN hiện nay. Với phương
châm đồng thuận và không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác giúp
ASEAN duy trì được sự đoàn kết nội bộ, tránh được những áp lực từ bên ngoài.
Để thúc đẩy việc buôn bán nội khối, ASEAN đã thông qua kế hoạch xây
dựng khu mậu dịch tự do ASEAN (AFTA). Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 121988 tại Hà Nội đã thông qua “Kế hoạch hành động Hà Nội”. Kế hoạch đề ra
mục tiêu phát triển của hiệp hội ở một tầm cao mới, giúp nâng cao trình độ phát
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
triển của các nước hội viên, rút ngắn sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các
nước trong khối.
Tóm lại từ khi ASEAN-10 được hình thành, Hiệp hội đã có điều kiện chú
trọng vào việc tăng cường hợp tác nội bộ. Các lĩnh vực hợp tác cũng được mở
rộng đa dạng hơn và đi sâu vào chuyên ngành hơn. Chương trình hợp tác trong
ASEAN không còn tập trung vào những vấn đề quan trọng như an ninh, chính
trị, kinh tế …mà đã mở rộng đến các vấn đề thuộc chuyên ngành như giáo dục,
khoa học kĩ thuật, môi trường, du lịch… Điều này làm cho hợp tác ASEAN trở
nên chặt chẽ hơn và có hiệu quả hơn. Chính điều đó đã làm tăng sức mạnh và
nâng cao uy tín của ASEAN trên trường quốc tế.
2.1.3. Từ khi Việt Nam trở thành thành viên, ASEAN đã có vai trò ngày
càng tích cực trong các vấn đề khu vực và quốc tế.
Điểm nổi bật trong hoạt động của ASEAN từ sau khi hoàn tất việc liên kết
khu vực là vai trò tích cực của tổ chức này trong các vấn đề khu vực và quốc tế,
trong đó nhờ có những đóng góp của Việt Nam. Bởi lẽ một mặt hội nhập với
ASEAN, một mặt hội nhâp với nhiều khu vực khác trên thế giới, trong nhiều
trường hợp, Việt Nam còn mang tính đại diện cho ASEAN tại các diễn đàn quốc
tế, nhất là trong hai nhiệm kì đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN. Các hoạt động
đó luôn đem lại hiệu quả tích cực và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều
quốc gia. Hình ảnh của ASEAN đã được cải thiện khi từ những nỗ lực của Việt
Nam, xây dựng hình ảnh Đông Nam Á là một khối thống nhất tạo nên sức mạnh
về cả vật chất lẫn tinh thần thêm bạn bớt thù. Ảnh hưởng và uy tín của Hiệp hội
trên trường quốc tế ngày càng lớn. Sự tham gia của các nước trong khu vực mà
trước hết là Việt Nam là cần thiết và quý báu cho sự đi lên của tổ chức này. Lúc
này Hiệp hội không chỉ năng động hơn mà tiếng nói cũng có trọng lượng hơn.
ASEAN có nhiều đóng góp trong việc giải quyết những vấn đề chung của khu
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
vực cũng như quốc tế. Nhiều sáng kiến mang tính xây dựng của ASEAN luôn
nhân được sự tán đồng và ủng hộ của các nước trong khu vực. Những đề xuất về
việc thành lập Diễn đàn khu vực (ARF), diễn đàn ASEM… là minh chứng cho
điều đó.
Việc mở rộng quan hệ đối tác và tham gia vào nhiều tổ chức, diễn đàn khu
vực và quốc tế đã tạo cơ hội cho ASEAN tiếp xúc với các nền kinh tế lớn, phát
triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhiều quốc gia, nhiều dân tộc trên thế giới.
Điều này không chỉ giúp ASEAN có lợi ích về mặt kinh tế mà các nước trong
Hiệp hội cũng nhận được sự viện trợ, thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy mạnh mẽ
hoạt động thương mại song phương. Điều quan trọng hơn là uy tín và niềm tin
của bạn bè gần xa dành cho ASEAN ngày càng tăng lên, điều đó giúp các nước
ASEAN tự tin hơn và nỗ lực để đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng quốc tế.
Minh chứng là Việt Nam và các nước ASEAN đã tổ chức thành công một loạt
các hội nghị lớn như APEC, ASEM , Hội nghị cấp cao phong trào không liên
kết, Hội nghị cộng đồng pháp ngữ, Hội nghị cấp cao các nước Á-Phi tại
Inđônêxia…đặc biệt với sáng kiến tổ chức hội nghị cấp cao Đông Á (AEC) đã
nhân được sự ủng hộ tích cực của các quốc gia trong khu vực. Giờ đây, trên
“tinh thần ASEAN”, “nền tảng ASEAN” các nước trong khu vực cùng nhau hợp
tác chặt chẽ hơn để xây dựng một ASEAN hùng mạnh về nhiều mặt, góp phần to
lớn vào công việc chung của thế giới, nâng cao ảnh hưởng và uy tín của ASEAN
trên trường quốc tế.
2.1.4. Việt Nam góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước
trong tổ chức ASEAN.
Nói đến vai trò của Việt Nam trong việc rút ngắn khoảng cách phát triển giữa
các nước trong ASEAN chính là nói đến những đóng góp của Việt Nam trong
việc khởi xướng cho sự hội nhập kinh tế khu vực, tạo ra một cơ chế hợp tác mới
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
không những đa dạng về mặt chính trị mà còn đa dạng về kinh tế, tạo ra tiền đề
cho khu vực Đông Nam Á và các nước khác trên thế giới. So với các thành viên
cũ Việt Nam đang còn ở mức độ thấp, tuy nhiên sự chênh lệch về kinh tế của
Việt Nam đã tạo nên một mô thức hợp tác mới chưa từng có trong lịch sử Đông
Nam Á, tạo điều kiện cho các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đồng có
thể tham gia vào quá trình hội nhập khu vực là một đóng góp không thể phủ
nhận. Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã cam kết
tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế của khu vực cụ thể là CEFT và
APTA. Năm 2000, Việt Nam xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuế
quan xuống 0,5% như các thành viên khác. Cùng với việc đẩy mạnh AFTA, Việt
Nam còn tạo điều kiện thuận lợi để thu hút vốn đầu tư từ các nước ASEAN.
Quan hệ thương mại và đầu tư của ASEAN và Việt Nam tăng một cách rõ rệt
chứng tỏ tính hiệu quả của xu hướng liên kết khu vực giữa các nước không có
trình độ phát triển kinh tế tương đồng.
Đặc biệt ngay sau khi Việt Nam gia nhập Hiệp định thương mại tự do
ASEAN (AFTA) tháng 1- 1996, tốc độ thu hút FDI từ khu vực đã tăng nhanh
chóng, đạt trên 7,8 tỷ USD vào giữa năm 1997.
Đến ASEAN 6 các nước này không những được hưởng lợi khi thiết lập mối
quan hệ về thương mại và đầu tư với Việt Nam mà còn rút được bài học kinh
nghiệm trong quá trình hợp tác với Việt Nam để tiến hành hợp tác hiệu quả với
các nước có trình độ kinh tế kém phát triển như Lào, Mianma, Campuchia.
Chương trình hành động Hà Nội được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ
6 (12/1998) và “Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhăm tăng
cường liên kết ASEAN” tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 (7/2001) đã
được các nước ASEAN triển khai thực hiện. Trong đó đáng chú ý là chương
trình hợp tác phát triển khu vực Mê Công với mục đích lôi cuốn các vùng kém
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
phát triển của các nước ASEAN vào luồng phát triển chung của khu vực, xóa
dần khoảng cách giữa ASEAN 4 và ASEAN 6. Trong hợp tác tiểu vùng sông Mê
Công, Việt Nam đã có những đóng góp rất đáng được ghi nhận. Sáng kiến của
Việt Nam về hợp tác phát triển giữa các nước dọc hành lang Đông- Tây thuộc
lưu vực sông Mê Công nhằm mục đích xóa đói giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách
phát triển giữa các nước và các vùng đã được đưa vào chương trình hành động
Hà Nội.
2.2. Vai trò và đóng góp của Việt Nam trong ASEAN trên từng lĩnh vực
2.2.1
Về chính trị- an ninh- ngoại giao
Từ khi gia nhập ASEAN Việt Nam đã nhanh chóng tham gia vào tất cả lĩnh
vực hợp tác, có những đóng góp tích cực và ngày càng phát huy vai trò và tiếng
nói của mình trong Hiệp hội. Kết quả lớn nhất là đã góp phần quan trọng triển
khai tốt chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa, hội
nhập khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước; giữ vững môi trường hòa bình;
thúc đẩy xu thế hòa bình ổn định và hợp tác các nước ASEAN và các bên đối
thoại trên cơ sở song phương cũng như đã phương; phục vụ đắc lực cho sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời nâng cao đáng kể uy tín và vị thế
của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Việt Nam có đường lối đối ngoại độc lập và là nước xếp thứ hai về dân số,
thứ tư về diện tích ở Đông Nam Á. Do vậy, Việt Nam luôn là một nhân tố quan
trọng đối với hòa bình ổn định khu vực. Việc đảm bảo chính trị - an ninh ở Đông
Nam Á không thể thực hiện được nếu thiếu vắng Việt Nam.
Chiến tranh lạnh kết thúc làm suy giảm vai trò của ASEAN trong chiến lược
các nước lớn. Bởi vậy, mở rộng thành viên nhằm thúc đẩy liên kết khu vực là hết
sức cần thiết. Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tạo dựng môi trường
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
thuận lợi cho việc triển khai chính sách khu vực, phục vụ nhiệm vụ chiến lược là
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời góp phần tạo dựng một vị thế quốc tế và
hình ảnh mới cho đất nước. Đồng thời, đã biến ước mơ và ý tưởng về xây dựng
ASEAN thành một khối thống nhất, tạo nền tảng vững chắc cho hành động
chung nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực trên tinh thần bình đẳng và hợp tác góp
phần vào hòa bình, tiến bộ và thịnh vương ở khu vực. ASEAN không chỉ lớn
mạnh về số lượng mà còn cả ý chí và lòng quyết tâm hội nhập của tất cả thành
viên, trong đó có Việt Nam. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN đã và đang tạo
ra một mội trường thuận lợi hơn cho đất nước giữ vững ổn định chính trị, phát
triển kinh tế và hội nhập có hiệu quả vào hệ thống toàn cầu.
Sự tham gia của Việt Nam đã góp phần tăng cường và củng cố đoàn kết trong
ASEAN. Việt Nam đã duy trì thúc đẩy các xu hướng tích cực trong ASEAN,
ngăn ngừa, hạn chế các xu hướng tiêu cực, góp phần nâng cao uy tín, sức mạnh
và vị thế quốc tế của ASEAN, tạo một hình ảnh ASEAN năng động thống nhất
trên trường quốc tế.
Việt Nam góp phần tích cực đưa Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) từ
bộ quy tắc ứng xử trong quan hệ giữa các nước khu vực trở thành bộ quy tắc ứng
xử giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực. Từ năm 1998 đến năm 2000 Việt
Nam đã cùng các nước ASEAN soạn thảo Quy chế hoạt động của Hội đồng tối
cao để đưa Hội đồng tối cao TAC đi vào hoạt động, thể hiện quyết tâm của
ASEAN nhằm tăng cường lòng tin trong khu vực.
Mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng Việt Nam đã nỗ lực thực hiện tốt trách
nhiệm của một quốc gia thành viên, có những đóng góp tích cực vào tiến trình
phát triển của ASEAN. Hội nghị ASEM-5 được tổ chức tại Hà Nội (10/2004) đã
góp phần cải thiện hình ảnh và tình đoàn kết của ASEAN. Việt Nam đã thuyết
phục được các đối tác EU chấp nhận kết nạp Mianma vào ASEM. Lần đầu tiên
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
sau mấy thập kỉ đối đầu và xung đột, các nước ở Đông Nam Á đã bước qua được
những rào cản, cùng bắt tay hợp tác xây dựng một khu vực Đông Nam Á hòa
bình, ổn định và thịnh vượng trong một tổ chức rộng lớn ở khu vực.
Trong hoàn cảnh khủng hoảng đầy sóng gió, Việt Nam đã tổ chức thành công
Hội nghị cấp cao ASEAN 6 với việc thông qua Chương trình Hành động Hà Nội
(HPA) gồm các biện cụ thể và định hướng cho sự phát triển và hợp tác của Hiệp
hội trong giai đoạn 6 năm, nhằm thực hiện Tầm nhìn ASEAN 2020. Việt Nam đã
tăng cường và củng cố tình đoàn kết trong ASEAN thể hiện rõ nét qua chủ đề
của Hội nghị ASEAN 6: “Đoàn kết, hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định,
phát triển đồng đều” giúp ASEAN vượt qua được nguy cơ chia rẽ nghiêm trọng,
thống nhất trên hầu hết các vấn đề phức tạp, khôi phục dần vị thế của ASEAN
sau khủng hoảng.
Hai năm sau đó Việt Nam tiếp tục tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao ASEAN lần thứ 34 (AMM-34) với chủ đề: “ổn định, đoàn kết, tăng
cường liên kết và mở rộng hợp tác với bên ngoài”.Đặc biệt, Tuyên bố Hà Nội về
thu hẹp khoảng cách phát triển được thông qua tại AMM-34 đã mang đậm dấu
ấn Việt Nam, vừa đáp ứng nhu cầu của ASEAN muốn tăng cường liên kết nội
khối, vừa phục vụ thiết thực nhu cầu vươn lên phát triển theo kịp các nước
ASEAN của bốn nước thành viên mới. Tuyên bố trở thành tài liệu định hướng
quan trọng cho hoạt động hợp tác ASEAN trong nhiều năm tới.
Việt Nam duy trì vai trò đầu tàu của ASEAN trong ARF- Diễn đàn duy nhất
để các nước trong khu vực và các nước lớn cùng nhau đối thoại về các vấn đề
chính trị- an ninh, bảo đảm hòa bình, ổn định ở châu Á-Thái Bình Dương, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và phát triển ở khu vực. Với tư cách là nước
sáng lập ARF Việt Nam đã góp phần xây dựng ARF trở thành một diễn đàn đối
thoại quan trọng về an ninh khu vực, kiên trì đấu tranh giữ vững tính chất và các
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
nguyên tắc của diễn đàn, duy trì vai trò chủ đạo của ASEAN.
Sự tham gia một cách có hiệu quả của Việt Nam đã góp phần mở rộng quan
hệ với các đối tác bên ngoài đăc biệt là các quan hệ giữa ASEAN – Trung Quốc,
ASEAN- Nga, ASEAN- EU, ASEAN- Mỹ, ASEAN- LHQ, ASEAN- Ấn Độ…
thông qua một loạt các lần Điều phối quan hệ của ASEAN với Niu Dilân năm
1995, với Nga năm 1996, với Nhật Bản từ năm 1997 đến 2000, với Mỹ từ năm
2000 đến 2003. Điều này có lợi cho việc giữ gìn hòa bình, ổn định trong khu
vực, thúc đẩy hợp tác, nâng cao uy tín của ASEAN. Việt Nam cũng đã phối hợp
chặt chẽ với các nước ASEAN kiên trì thương lượng với Trung Quốc để có một
“Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử Biển Đông” vào năm 2002. Cùng với sự lớn
mạnh của ASEAN, Việt Nam đóng một vai trò không nhỏ trong cân bằng chiến
lược và ảnh hưởng giữa các nước lớn, đặc biệt trong cân bằng chiến lược MỹTrung. Đây là vấn đề lớn có ý nghĩa trong việc duy trì hòa bình ổn định và hợp
tác ở Đông Nam Á.
Trong lĩnh vực đối ngoại của ASEAN, Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích
cực thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa ASEAN với các nước và các bên đối thoại
quan trọng. Việt Nam còn tích cực tham gia vào khuôn khổ hợp tác liên khu vực
khác như Diễn đàn Hợp tác Châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Đặc biệt,Việt
Nam đã tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN tháng 12-1998 và Hội
nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 33 tại Hà Nội.
Từ sự thống nhất toàn khối trong việc đảm bảo an ninh, ổn định chính trị khu
vực đến sự thống nhất giữa ASEAN với các nước ngoài khu vực thông qua ARF
là biểu hiện về sự lớn mạnh của ASEAN, trong đó có sự góp phần quan trọng
của Việt Nam. Việt Nam đã tham gia kí kết và phê chuẩn ngay từ đầu Hiệp ước
Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân (SEANWFZ) năm 1995. Khi đảm nhiệm
vai trò chủ tịch ASC và ARF, Việt Nam đã chủ động nêu sáng kiến và tổ chức
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
thành công cuộc họp tham khảo ý kiến giữa ASEAN và 5 nước có vũ khí hạt
nhân về một số nội dung trong nghị định thư để vận động các nước này sớm
tham gia Nghị định thư của SEANWFZ. Ngoài ra, Việt Nam đã tham gia tích
cực các hoạt động an ninh tư pháp chống khủng bố trong ASEAN. Việt Nam
cùng các nước ASEAN tiếp tục hoàn thiện chương trình hành động thành lập
Cộng đồng An ninh ASEAN và Cộng đồng Văn hóa xã hội ASEAN.
Đóng góp của Việt Nam đối với an ninh ổn định khu vực không chỉ trong
việc cân bằng lực lượng giữa các nước ASEAN mà còn cho phép ASEAN sử
dụng lợi thế trong quan hệ với các nước lớn. Việt Nam trở thành cầu nối để cho
các nước ASEAN xích lại gần nhau hơn đối với các nước lớn như Nga, Trung
Quốc nhằm tạo thêm sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước ASEAN với hai nước
trên. Điều đó cho phép ASEAN triển khai chiến lược “tiếp xúc” với Nga và
Trung Quốc thông qua các mối quan hệ song phương và đa phương.
2.2.2 Về kinh tế
Việt Nam coi hội nhập ASEAN là bước quan trọng để thông qua thực hiện
các cam kết, từng bước điều chỉnh, cải cách nền kinh tế của mình (cả về thể chế,
hành chính) cho phù hợp với sự phát triển kinh tế thị trường.
Làm sống dậy các tiềm năng chưa được khai thác, nhất là để bên ngoài đánh
giá đúng hơn về Việt Nam, một nước phát triển dựa trên đầu tư chứ không chỉ
dựa vào các yếu tố cơ bản đầu vào như: đất đai, lao động, và tài nguyên.
Việt Nam đóng vai trò “ đột phá ” trong việc cân bằng và hài hòa các mối
quan hệ tương tác về lợi ích kinh tế giữa ASEAN 4 và ASEAN 6; gia tăng vai
trò đồng đẳng với ASEAN trong đàm phán nội khối cũng như giữa ASEAN với
các đối tác bên ngoài. Từ khi gia nhập ASEAN đến nay, Việt Nam đã từng bước
tham gia vào hầu hết các chương trình, dự án hợp tác liên kết kinh tế của
ASEAN trên các lĩnh vực như: thực hiện cam kết theo chương trình
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
CEPT/AFTA, rút ngắn thời gian hoàn thành AFTA, hạn chế và loại bỏ dần hàng
rào phi thuế quan, hài hòa các thủ tục phi thuế quan, hợp tác trong tiêu chuẩn,
hợp chuẩn và các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại khác; thực hiện khu
vực đầu tư ASEAN; hợp tác trong lĩnh vực tự do hóa dịch vụ; hợp tác kinh tế vĩ
mô và hợp tác tài chính giữa các nước ASEAN. Ngoài ra, còn thúc đẩy hợp tác
trong các lĩnh vực như nông-lâm nghiệp, an ninh lương thực; hợp tác công
nghiệp; hợp tác sở hữu trí tuệ; thúc đẩy thương mại điện tử; thúc đẩy hợp tác du
lịch ASEAN; phát triển hạ tầng cơ sở khu vực về giao thông vận tải, viễn thông,
năng lượng, sử dụng nguồn nước; hợp tác phát triển các tiểu vùng phát triển.
2.2.3 Về văn hóa
Việt Nam đã đề xuất Tuần Văn hóa ASEAN. Đây là sáng kiến của thủ tướng
Nguyễn Văn Khải đưa ra tại Hội nghị Cấp cao ASEAN ở Brunây cuối năm 1999,
nhằm giới thiệu những giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc trong khu vực,
thúc đẩy quá trình hữu nghị, tăng cường sự hiểu biết về ASEAN đối với các
nước ngoài khu vực.
Sự thành công của Hiệp hội không chỉ dựa trên sự liên kết kinh tế ngày cáng
chặt chẽ, sự hợp tác an nhinh- chính trị ngày càng gia tăng như các tổ chức khu
vực khác, mà còn dựa trên một nhân tố đặc trưng, đó là “phương cách ASEAN”.
“Phương cách ASEAN là tổng hòa của sự kết hợp giữa lợi ích quốc gia và lợi ích
hiệp hội, một cách tiếp cận năng động, khôn khéo mềm dẻo, phát huy được thế
mạnh chính trị của khu vực, những nét đa dạng về văn hóa- xã hội, chính trị,
kinh tế, của các thành viên để biến thách thức thành cơ hội, biến đối đầu và cạnh
tranh thành đối thoại và hợp tác. Có thể nói từ khi Việt Nam gia nhập ASEAN
quá trình hợp tác văn hóa được đẩy mạnh. Tuyên bố về sự hòa hợp ASEAN là cơ
sở cho quá trình này. Việt Nam đẩy mạnh nghiên cứu Đông Nam Á trên nhiều
lĩnh vực, những thành tựu của công tác này đã góp phần tăng cường sự hiểu biết
về nhiều lĩnh vực, đồng thời thúc đẩy quá tình hợp tác giữa Việt Nam và các
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
nước Đông Nam Á. Sự hợp tác này không chỉ mở rộng hơn mà quan trọng hơn là
đã hướng vào những vấn đề bức thiết và cơ bản mà Việt Nam và các nước Đông
Nam Á cùng quan tâm trong quá trình hội nhập quốc tế.
2.3 Dấu ấn Việt Nam trong vai trò là Chủ tịch ASEAN 2010 2.3.1. Dấu
ấn Việt Nam trong vai trò là chủ tịch ASEAN 2010.
Từ ngày 1/1/2010, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhiệm kỳ 2010. Tuy nhiên, trong bối cảnh
ASEAN phát triển và trở thành một tổ chức khu vực có vai trò, uy tín quốc tế lớn
và đặc biệt kể từ khi ASEAN thực hiện Hiến chương 2008, Chủ tịch ASEAN có
nhiều trọng trách và được quốc tế vị nể hơn. Đúng như Phó Thủ tướng, kiêm Bộ
trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm, đã nói “Đây là vinh dự to lớn, nhưng cũng
là trách nhiệm nặng nề của chúng ta”.
Với phương châm và khẩu hiệu mà Việt Nam theo đuổi trong suốt quá trình
gánh vác vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 là “Chủ động, tích cực và có trách
nhiệm” như đã được Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Gia
Khiêm khẳng định.
Việt Nam đã sớm khởi động công tác chuẩn bị về mọi mặt từ năm 2008 và
tăng tốc các hoạt động chuẩn bị ngay từ khi bước sang năm 2009. Đến cuối
2009, công tác chuẩn bị về mọi mặt cơ bản đã hoàn tất và Việt Nam đã sẵn sàng
để thực hiện thành công nhiệm vụ Chủ tịch ASEAN của mình ngay từ những
ngày đầu tiên của năm 2010
Những kết quả của ASEAN đạt được trong năm 2010 vừa qua và nhất là kết
quả Hội nghị Cấp cao ASEAN 17 và các Cấp cao liên quan đã thể hiện rõ vai trò
chủ động và đóng góp rất có ý nghĩa của Việt Nam, trong đó có việc thúc đẩy
xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam đã tích cực tham vấn, chủ động định hướng các Hội nghị quan
trọng của ASEAN cũng như đã đề xuất nhiều sáng kiến liên quan. Theo đó, các
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
hội nghị trong năm của ASEAN đều tập trung bàn bạc và đưa ra các quyết sách
để đẩy nhanh việc thực hiện Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN trên cả 3 trụ
cột.
Chúng ta đã phối hợp chặt chẽ với các nước ASEAN nhằm tăng cường hiệu
quả thực hiện các chương trình, kế hoạch trong việc xây dựng Cộng đồng
ASEAN, đưa các mục tiêu, chỉ tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào chương
trình phát triển của mỗi quốc gia thành viên.
Đặc biệt, Hội nghị cấp cao ASEAN 17 đã thông qua Kế hoạch tổng thể về kết
nối ASEAN nhằm tăng cường kết nối ASEAN cả về hạ tầng, thể chế và người
dân, cũng như tạo cơ sở để kết nối ASEAN với khu vực rộng lớn hơn là Đông Á.
Nhằm thúc đẩy hơn nữa mục tiêu chung trên, chúng ta đã đưa ra nhiều đề
xuất, sáng kiến về những vấn đề thiết thân nhất của khu vực, như: Tuyên bố về
phục hồi và phát triển bền vững và Tuyên bố về ứng phó với thách thức do biến
đổi khí hậu (Hội nghị cấp cao ASEAN 16); Tuyên bố về phát triển nguồn nhân
lực và các kỹ năng cho phục hồi kinh tế và tăng trưởng bền vững; Tuyên bố về
tăng cường phúc lợi và phát triển của phụ nữ và trẻ em ASEAN (Hội nghị cấp
ASEAN 17)và Tuyên bố ASEAN về hợp tác tìm kiếm và cứu hộ người và tàu
thuyền gặp nạn trên biển.
Năm 2010 cũng chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ, năng động trong
quan hệ giữa ASEAN và các đối tác, một thành công đặc biệt được ghi nhận và
mang phần đóng góp quan trọng của nước Chủ tịch, đó là những phát triển mang
tầm chiến lược của tiến trình cấp cao Đông Á với quyết định kết nạp Nga và Mỹ
trở thành thành viên từ năm 2011.
CHƯƠNG 3
TRIỂN VỌNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH QUAN HỆ
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
VIỆT NAM – ASEAN TRONG TƯƠNG LAI
3.1. Ý nghĩa và triển vọng sự hợp tác Việt Nam- ASEAN
Sau những thành công trong thời gian qua Việt Nam- ASEAN sẽ tiếp tục hợp
tác phát triển trên 4 tiêu chí.
Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các
định hướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của
Hiệp hội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định
hướng các tiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc
tế thuộc quan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói
thống nhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế.
Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng
hạn các phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy
mạnh kết nối ASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các
nước thành viên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi
vào hiện thực theo đúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng
công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình
đoàn kết giữa người dân các nước.
Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác
cùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lực
hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia ký
kết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi
trong DOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp
Quốc 1982, cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử
(COC).
Thứ tư, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm
sâu sắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các đối tác;
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có như
ASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích
các đối tác cùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm
duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách
thức đặt ra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối.
Chủ động và tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây
dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu
thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh
vượng cho người dân các quốc gia trong khu vực.
3.2 . Đẩy mạnh hợp tác Việt Nam- ASEAN trong tương lai
3.2.1. Công tác quan hệ quốc tế phải nắm vững xác định tốt trọng tâm
tuyên truyền khai thác, các biện pháp, phương hướng thông tin cụ thể
Đối với hợp tác nội khối công tác thông tin đối ngoại cần phải tiếp tục đề cao
vai trò của Việt Nam trong ASEAN, là hạt nhân đoàn kết và những đóng góp
quan trọng cảu Việt Nam trong việc thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao uy
tín nước ta thông qua các sáng kiến, đề xuất.
Quan hệ của ASEAN đối với các đối tác bên ngoài là lĩnh vực hợp tác vô
cùng quan trọng trong đó chứa đựng nhiều yếu tố nhạy cảm với Việt Nam đòi
hỏi sự nhanh nhẹn, nhạy bén, năng động của những người làm công tác Quan hệ
Quốc tế.
Công tác Quan hệ Quốc tế phải làm rõ cơ hội và thách thức đối với vai trò
của Việt Nam trong ASEAN. Thông qua các diễn đàn như ASEAN+1,
ASEAN+3, ASEM, APEC, ARF… Việt Nam tiếp tục cùng ASEAN phát triển,
đồng thời mở rộng các quan hệ song phương, đa phương. Vì vậy công tác thông
tin đối ngoại cần nắm bắt thời cơ thuận lợi đồng thời đảm bảo lợi ích quốc gia
khi tham gia vào các sân chơi lớn. Xác định rõ những cơ hội và thách thức, công
tác thông tin đối ngoại cần phát huy những thành tựu đạt được, chủ động khắc
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
phục hạn chế vượt qua khó khăn, nhằm nâng cao hơn nữa vai trò của Việt Nam
trong ASEAN.
3.2.2. Công tác quan hệ quốc tế phải minh chứng khẳng định Việt
Nam vai trò là thành viên tích cực của ASEAN
Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ trương là một thành viên tích cực, chủ
động, có trách nhiệm của ASEAN; tích cực đóng góp vào các vấn đề chung,
thuộc về lợi ích của ASEAN, đồng thời khẳng định Việt Nam ủng hộ quyết tâm
đẩy nhanh tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. ASEAN đang
tiếp tục nỗ lực đẩy nhanh triển khai Lộ trình xây dựng Cộng đồng và Kết nối
ASEAN, tăng cường quan hệ với các đối tác, đồng thời chủ động định hướng và
thúc đẩy xây dựng một cấu trúc khu vực phù hợp với lợi ích các nước và đặc thù
khu vực, trong đó ASEAN giữ vai trò trung tâm. Việt Nam cần chủ động và
đóng vai trò rõ ràng hơn trong việc tăng cường sự liên kết và kết nối trong
ASEAN; tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các đối tác; củng cố vai trò trung
tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình và trao đổi các vấn đế
khu vực và quốc tế quan tâm.
Để khẳng định Việt Nam là một thành viên tích cực, chủ động, có trách
nhiệm của ASEAN; chúng ta cần tích cực đóng góp vào các vấn đề chung, thuộc
về lợi ích của ASEAN. Việt Nam chủ trương thúc đẩy xây dựng một ASEAN
vững mạnh, đoàn kết và liên kết chặt chẽ, có vai trò quan trọng ở khu vực, qua
đó tăng cường hơn nữa môi trường hòa bình, an ninh, ổn định, hợp tác phát triển
ở khu vực, tranh thủ các diễn đàn của ASEAN phục vụ mục tiêu xây dựng và
phát triển đất nước. Trong gần 20 năm là thành viên của ASEAN, Việt Nam luôn
xác định hợp tác ASEAN luôn là một bộ phận quan trọng trong đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ, chủ động hội nhập
khu vực và quốc tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Giai đoạn hiện nay, hợp
tác trong ASEAN càng trở nên cần thiết khi Việt Nam đang hội nhập quốc tế
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT
Việt Nam - ASEAN vững bước tiến tới tương lai
ngày càng sâu rộng. Văn kiện Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần
thứ 11 mới đây cũng đã khẳng định: “Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hữu
nghị, hợp tác với các nước láng giềng, chủ động, tích cực và có trách nhiệm
cùng các nước xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Với tinh thần chủ động,
tích cực và trách nhiệm, phát huy những kết quả to lớn đã đạt được, Việt Nam
đã và sẽ luôn tích cực đóng góp nhằm xây dựng một ASEAN liên kết chặt chẽ,
đoàn kết, vững mạnh, ngày càng có vai trò và vị thế quan trọng ở khu vực và
quốc tế, cùng phấn đấu vì các mục tiêu chung là hòa bình, ổn định, hợp tác và
phát triển thịnh vượng.
Việt Nam tích cực đóng góp những vấn đề thuộc quan tâm chung của
ASEAN và Việt Nam có lợi ích, góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của
Việt Nam cũng như thúc đẩy quan hệ song phương giữa Việt Nam với các đối
tác quan trọng. Đồng thời, Việt Nam khẳng định ủng hộ quyết tâm đẩy nhanh
tiến trình xây dựng cộng đồng ASEAN trong 2 năm còn lại của Lộ trình xây
dựng Cộng đồng, mà trong đó, một nội dung quan trọng là Cộng đồng ASEAN
hướng tới người dân.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng khẳng định ủng hộ đẩy mạnh triển khai Kế
hoạch tổng thể Kết nối ASEAN, nhất là các dự án trọng điểm về hạ tầng cơ sở,
các thỏa thuận về tự do hàng hóa, thuận lợi hóa giao thương hàng hóa, dịch vụ;
ủng hộ đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Kế hoạch Công tác Sáng kiến liên kết
ASEAN giai đoạn 2. Đặc biệt là sớm rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các
nước ASEAN. Đây là vấn đề mà Việt Nam luôn nỗ lực cùng các nước ASEAN
triển khai thực hiện.
Vũ Ngọc Đạt, Lớp Thông tin đối ngoại K32, Khoa Quan hệ quốc tế, Học viện BC và TT