Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những lưu ý khi vẽ và phân loại biểu đồ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.77 MB, 17 trang )

NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý KHI VẼ VÀ PHÂN LOẠI BIỂU ĐỒ
MÔN ĐỊA LÍ

Email:


Như các bạn cũng đã biết môn Địa Lí là môn dễ lấy điểm nhất trong các môn
đối với khối C chúng ta, nhưng nhiều bạn vẫn còn mắc phải những sai lầm nhỏ
khi vẽ và lựa chọn biểu đồ điều đó khiến cho các bạn dễ bị mất điểm. Mình đã
soạn ra tệp này và hi vọng nó có thể giúp ích cho các bạn !
* Khi lựa chọn biểu đồ cần căn cứ vào:
- Nội dung của bảng số liệu
- Mục đích của biểu đồ cần thể hiện
- Chức năng của biểu đồ
* Khi vẽ biểu đồ với bất kì biểu đồ nào thì đều cần đảm bảo những nguyên
tắc sau để bài làm không bị mất điểm:
+ Cần đảm bảo tính chính xác
+ Cần đảm bảo tính trực quan
+ Cần đảm bảo tính thẩm mĩ
( Không được dùng bút màu khi vẽ biểu đồ)
* 5 loại biểu đồ thường gặp nhất gồm:
- Biểu đồ tròn
- Biểu đồ cột
- Biểu đồ đường
- Biểu đồ miền
- Biểu đồ kết hợp
Sau đây mình sẽ nói rõ với các bạn về từng loại biểu đồ một
1. Biểu đồ kết hợp
Biểu đồ này thường sử dụng khi vẽ 2 hoặc 3 đại lượng địa lí nhằm thể hiện
tính trực quan
- Trong biểu đồ kết hợp còn chia thành các dạng kết hợp nhỏ khác nhau.


+ Biểu đồ kết hợp giữa 1 cột và 1 đường biểu diễn.


Biểu đồ thể hiện tổng số dân và tỉ lệ gia tăng dân số nước ta giai đoạn 2005 2012
+ Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường biểu diễn


Biểu đồ thể hiện sản lượng và giá trị sản xuất thuỷ sản của nước ta giai đoạn
2005 - 2010
+ Biểu đồ kết hợp giữa cột ghép với đường biểu diễn


Biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất than, dầu mỏ và điện của nước ta giai đoạn
1990 - 2010
=> Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ kết hợp
- Nếu biểu đồ kết hợp cột và đường phải dựng trục có hai trục tung với hai
đơn vị khác nhau. Vẽ theo từng đại lượng một
- Có bảng chú giải khi vẽ biểu đồ
2. Biểu đồ hình cột
Loại biểu đồ này thể hiện động thái của sự phát triển hoặc so sánh quy
mô(độ lớn) giữa các đối tượng địa lí. Biểu đồ cột cũng có thể thể hiện cơ
cấu thành phần của một tổng thể ( biểu đồ cột chồng theo giá trị tương
đối)
* Các loại biểu đồ hình cột chia nhỏ thành các dạng sau:
- Biểu đồ cột đơn


Biểu đồ thể hiện GDP/ người của cả nước và các vùng kinh tế trọng điểm ở nước
ta năm 2007
- Biểu đồ cột ghép ( trong biểu đồ cột ghép còn chia thành 2 loại khác

nhau. Biểu đồ cột ghép có cùng đơn vị và biểu đồ cột ghép khác đơn vị )
+ Biểu đồ cột ghép có cùng đơn vị


Biểu đồ thể hiện năng suất lúa của Đồng bằng sông Hồng , Đồng bằng sông Cửu
Long và cả nước giai đoạn 1995 - 2011
+ Biểu đồ cột ghép khác đơn vị


Biểu đồ thể hiện sản lượng điện và than nước ta giai đoạn 1995 - 2010
- Biểu đồ cột chồng cũng chia nhỏ ra làm 2 loại
+ Cột chồng theo giá trị tuyệt đối


Biểu đồ thể hiện diện tích lúa phân theo mùa vụ của Đồng bằng sông Cửu Long
năm 1976 và 2011
+ Cột chồng theo giá trị tương đối


" chiều cao các cột bằng nhau " tỉ trọng GDP của vùng so với GDP của cả nước
* Còn một loại biểu đồ thanh ngang dạng cột đứng nó chỉ hoán đổi trục tung
thành trục hoành và trục hoành thành trục tung


Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn
phân theo vùng và cả nước năm 2012
=> Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ cột.
- Biểu đồ được thể hiện trên một trục toạ độ. Trục tung thể hiện giá trị của
các đại lượng. Trục hoành thường thể hiện thời gian.
- Chiều rộng của các cột bằng nhau. Chiều cao của các cột phải tương ứng

với giá trị của các đại lượng.
- Khoảng cách giữa các cột phải có tỉ lệ tương ứng với thời gian ở trên trục
hoành.
- Đỉnh cột ghi các chỉ số tương ứng với chiều cao của các cột.
- Chân cột ghi thời gian
- Cột đầu tiên nên vẽ cách trục tung một khoảng cách nhất định ( đảm bảo
tính trực quan )
- Cần có tên biểu đồ và phần chú giải để phân biệt
3. Biểu đồ dạng đường
- Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của các đại lượng địa lí khi số năm nhiều và
tương đối liên tục hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng của một hay nhiều đại
lượng địa lí có đơn vị cùng hoặc khác nhau.
+ 1 đường biểu diễn theo giá trị tuyệt đối


" năm đầu tiên xuất phát trên trục tung" biểu đồ thể hiện sản lượng điện nước ta giai
đoạn 1990 - 2005
+ Nhiều đường có cùng đơn vị


Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành
vận tải nước ta.
=> Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ dạng đường
- Vẽ trên cùng một hệ trục toạ độ. Trục tung thể hiện giá trị của đại lượng ( đơn vị
theo giá trị tuyệt đối ) hoặc thể hiện tốc độ tăng trưởng ( đơn vị theo giá trị tương
đối ) trục hoành là năm.
- Có khoảng cách năm chính xác, rõ ràng
- Nếu vẽ nhiều đường biểu diễn thì phải dùng các kí hiệu khác nhau để phân biệt.
- Nếu vẽ biểu đồ tốc độ tăng trưởng thường xuất phát từ điểm 100
- Nếu biểu đồ yêu cầu thể hiện tốc độ tăng trưởng của nhiều đại lượng thì phải đổi

ra cùng đơn vị (%).
- Đầy đủ chú giải và tên biểu đồ
4. Các loại biểu đồ miền
- Biểu đồ thường thể hiện cả động thái và cơ cấu của các đối tượng địa lí qua
nhiều năm, nhiều thời điểm.
- Gồm 2 dạng sau:
+ Biểu đồ miền thể hiện cơ cấu theo giá trị tương đối


Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn 1986
-2005
+ Biểu đồ thể hiện cơ cấu theo giá trị tuyệt đối ( loại biểu đồ này hiếm sử dụng
trong các kì thi tốt nghiệp, đại học và cao đẳng )
=> Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ miền
- Khung biểu đồ vẽ theo giá trị tương đối thường là hình chữ nhật, và được chia
làm các miền khác nhau chồng lên nhau. Mỗi miền thể hiện một đối tượng địa lí.
- Các thời điểm năm đầu và năm cuối cùng của biểu đồ phải được nằm trên hai
cạnh trái và phải của hình chữ nhật (khung biểu đồ )
- Chiều cao thể hiện đơn vị
- Chiều rộng thể hiện thời gian
- Cần có chú giải và tên biểu đồ
- ( Biểu đồ miền vẽ theo giá trị tuyệt đối thể hiện động thái nên chỉ dựng hai trục, một
trục thể hiện đại lượng, một trục thể hiện giới hạn năm cuối )
5. Biểu đồ tròn
- Dùng để thể hiện cơ cấu của đối tượng địa lí tính theo giá trị tương đối và thể
hiện quy mô của hiện tượng khi cần trình bày trực quan với số năm ít dưới 3 năm.
+ Biểu đồ dưới đây thể hiện cơ cấu cần sử lí số liệu ra % rồi vẽ 2 năm với bán
kính bằng nhau.



Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng của nước ta.
+ Biểu đồ thể hiện quy mô và cơ cấu với đơn vị tỉ đồng cần sử lí số liệu tính cơ
cấu và tính bán kính.


Biểu đồ thể hiện sự thay đổi quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản nước
ta năm 2000 và 2010.
+ Biểu đồ bát úp chia ra các thành phần, loại này cần phải sử lí số liệu, tính bán
kính


Biểu đồ thể hiện cơ cấu giá trị xuất, nhập khẩu phân theo thị trường chính ở nước ta
năm 2000 và 2004
=> Những điểm lưu ý khi vẽ biểu đồ tròn
- Nếu biểu đồ yêu cầu vẽ quy mô thì phải tính bán kính hình tròn.
- Nếu vẽ 2 hoặc 3 hình tròn phải vẽ tâm của các hình tròn nằm trên một đường
thẳng hoặc lấy đáy của các hình tròn làm tâm, vẽ trên một đường thẳng theo
chiều ngang ( không được vẽ theo chiều dọc )
- Khi chia cơ cấu trong hình tròn tia đầu tiên bắt đầu từ tia số 12h vẽ theo chiều
kim đồng hồ
- Đảm bảo tính chính xác và trực quan
- Có bảng số liệu của các thành phần
- Đầy đủ chú giải và tên biểu đồ



×