Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Java core practice 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.91 KB, 4 trang )

MẢNG
I-TÓM TẮT LÝ THUYẾT:
Mảng là tập hợp nhiều phần tử có cùng tên, cùng kiểu dữ liệu
và mỗi phần tử trong mảng được truy xuất thông qua chỉ số của
nó trong mảng.
Khai báo mảng
<kiểu dữ liệu> <tên mảng>[];
hoặc
<kiểu dữ liệu>[] <tên mảng>;
Ví dụ :
int a[];
int[] a;
int[] a, b, c;
Để cấp phát bộ nhớ cho mảng trong Java ta cần dùng từ khóa
new. (Tất cả trong Java đều thông qua các đối tượng). Chẳng
hạn để cấp phát vùng nhớ cho mảng trong Java ta làm như sau:
int a[]= new int[100];
Khởi tạo mảng
Chúng ta có thể khởi tạo giá trị ban đầu cho các phần tử của
mảng khi nó được khai báo.
Ví dụ:
int a[] = {1, 2, 3};
char c[] = {‘a’, ‘b’, ‘c’};
String s[] = {“Nguyen Van A”, “Vu Van B”, “Vu Van C”’};
Truy cập mảng
Chỉ số mảng trong Java bắt đầu từ 0. Vì vậy phần tử đầu tiên có
chỉ số là 0, và phần tử thứ n có chỉ số là n - 1. Các phần tử của
mảng được truy xuất thông qua chỉ số của nó đặt giữa cặp dấu
ngoặc vuông ([]).
Ví dụ:
int a[] = {1, 2, 3};


int x = a[0]; // x sẽ có giá trị là 1.


int y = a[1]; // y sẽ có giá trị là 2.
int z = a[2]; // z sẽ có giá trị là 3.
Tìm hiểu thêm về chuỗi (String) để làm từ bài số 9 trở đi:
/>II-BÀI TẬP THỰC HÀNH:
1) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số tự nhiên , lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. In ra mảng a như trên với thứ tự ngược lại.
2) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số tự nhiên , lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. In ra các phần tử là số chẵn của mảng trên một hàng.
3) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số nguyên, lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. Tính tổng các phần tử có giá trị lớn hơn 1. In ra màn hình
kết quả.
4) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số tự nhiên , lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. Tính trung bình cộng của mảng rồi in ra màn hình.
5)

Viết chương trinh cho phép nhập vào 2 mảng a,b. Mỗi mảng có 3 số tự nhiên.
Tính tổng các cặp phần tử của 2 mảng theo thứ tự và lưu vào mảng c. In ra mảng
a, b, c mỗi mảng một hàng.
Ví dụ: Nhap mang a:
1
2
4
Nhap mang b:

2
1
1
1,2,4
2,1,1
3,3,5

6) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số tự nhiên , lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. Sau đó cho phép nhập vào một số x. Tính số lần xuất hiện
của x trong mảng a rồi in ra màn hình.
Ví dụ: 3,2,11,5,2,2
Nhap x: 2


So lan xuat hien: 3
7) Viết chương trình cho phép nhập vào số tự nhiên n. Sau đó cho phép nhập vào n
số tự nhiên , lưu các số này vào mảng a. In ra mảng a với các số trên một hàng và
cách nhau bởi dấu “,”. Tìm phần tử có giá trị lớn nhất trong mảng, in ra màn hình.
8) In ra màn hình tam giác vuông với chiều cao nhập từ bàn phím. Dùng dấu “*” để
vẽ.
Ví dụ:
Nhap n: 3
*
**
***
Nhap n: 4
*
**
***

****
9) Nhập danh sách tên sinh viên từ bàn phím (số sinh viên nhập từ bàn phím). In ra
danh sách sinh viên, mỗi sinh viên một hàng kèm theo số thứ tự. Sau đó cho phép
nhập vào số thứ tự của sinh viên, in ra tên sinh viên tương ứng. Nếu số nhập vào
<0 hoặc nằm ngoài danh sách, in ra thông báo “Khong ton tai”.
Ví dụ:
1 Son
2 Hoang
3 Cuong
Nhap STT: 2
Hoang
10)Nhập danh sách tên sinh viên từ bàn phím (số sinh viên nhập từ bàn phím). In ra
danh sách sinh viên, mỗi sinh viên một hàng kèm theo số thứ tự. Sau đó cho phép
nhập vào tên sinh viên muốn tìm. In ra số thứ tự tương ứng. Nếu không tìm ra
trong danh sách, in ra thông báo “Khong tim thay”
Ví dụ:
1 Son
2 Hoang
3 Cuong
Nhap ten sv: Son
STT: 1




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×