Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO CHƯƠNG TRÌNHPHÒNG, CHỐNGHIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016 -2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.51 KB, 30 trang )

DỰ THẢO

ĐỊNH HƯỚNG
NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
CHO CHƯƠNG TRÌNH
PHÒNG, CHỐNG
HIV/AIDS
GIAI ĐOẠN 2016 -2020

01/2016

Cục Phòng, chống HIV/AIDS

1


LỜI GIỚI THIỆU
Hội nghị khoa học Quốc gia về Phòng, chống HIV/AIDS lần thứ VI tại Hà Nội (tháng
11/2015) đã khẳng định rằng các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học giai đoạn 2012 –
2015 có ý nghĩa rất quan trọng trong việc lập kế hoạch triển khai các hoạt động phòng,
chống HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các mô hình can thiệp, chăm sóc và điều trị
HIV/AIDS, đã góp phần không nhỏ vào thành công chung của công tác phòng, chống
HIV/AIDS tại Việt Nam.
Trong giai đoạn 2012-2015, có hơn 1000 tài liệu nghiên cứu khoa học về HIV/AIDS
được triển khai tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã giúp công tác lập kế hoạch, xây
dựng các chương trình can thiệp, chăm sóc và điều trị đạt hiệu quả. Kết qủa của các
nghiên cứu cũng đã được báo cáo tại các hội nghị khoa học và đăng tải ở nhiều tạp chí
khoa học trong nước và quốc tế. Trong số hơn 1000 tài liệu nghiên cứu này, có khoảng
70% bám sát các chủ đề nghiên cứu đã được đưa ra trong Định hướng nghiên khoa học
về HIV/AIDS giai đoạn 2012 – 2015, còn lại là các chủ đề phát sinh.


Nhằm phát huy khả năng nghiên cứu và ứng dụng của các kết quả nghiên cứu một cách
hiệu quả và thiết thực và tiết kiệm nguồn lực trong công tác nghiên cứu khoa học trong
bối cảnh các nguồn lực tài trợ đang dần bị cắt giảm mạnh mẽ, Cục Phòng, chống
HIV/AIDS đã phối hợp với các đơn vị, các tổ chức, các nhà khoa học trong nước và quốc
tế xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học, lựa chọn các vấn đề nghiên cứu ưu tiên
phục vụ tập trung cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020.
Cuốn tài liệu này được biên soạn nhằm giúp các đơn vị liên quan, các bạn đồng nghiệp
thuận tiện trong việc định hướng, lập kế hoạch và thực hiện nghiên cứu khoa học về
HIV/AIDS cho giai đoạn 5 năm tiếp theo 2016 - 2020, được sử dụng như một tài liệu
tham khảo và định hướng cho các nhà nghiên cứu trong công tác phòng, chống
HIV/AIDS.
Cuốn tài liệu Định hướng nghiên cứu khoa học cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020 này là kết quả làm việc rất nghiêm túc, nhiệt tình và
hiệu quả của nhóm kỹ thuật với các thành viên đến từ các tổ chức nghiên cứu và các nhà
khoa học dưới sự chỉ đạo tích cực của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Cục Phòng, chống
HIV/AIDS mong muốn tiếp tục nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các
đơn vị trong nước và quốc tế để bổ sung và cập nhật Định hướng nghiên cứu khoa học về
HIV/AIDS cho các giai đoạn tiếp theo.
CỤC TRƯỞNG
CỤC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS

Nguyễn Hoàng Long

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AIDS

Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải


ART

Điều trị kháng retrovirut

BCS

Bao cao su

BKT

Bơm kim tiêm

BHYT

Bảo hiểm y tế

HIV

Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người

HTC

Tư vấn xét nghiệm HIV

IBBS

Giám sát kết hợp hành vi và các chỉ số sinh học HIV/STI

MARP


Quần thể nguy cơ cao nhiễm HIV

MSM

Nam quan hệ tình dục đồng giới

NCMT

Nghiện chích ma túy

NGO

Tổ chức Phi Chính phủ

OPC

Phòng khám ngoại trú HIV

PLWHIV

Người có HIV

PNMD

Phụ nữ mại dâm

STIs

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục


3


I. MỤC TIÊU CỦA ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHO
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020
1. Mục tiêu chung
Xây dựng định hướng nghiên cứu khoa học ưu tiên cho chương trình phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2016 - 2020. Bản định hướng này sẽ là căn cứ để điều phối các
hoạt động nghiên cứu nhằm phục vụ cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
2. Mục tiêu cụ thể
- Rà soát nghiên cứu về HIV/AIDS đã triển khai tại Việt Nam trong giai đoạn 20122015 nhằm xác định các khoảng trống, các vấn đề tồn tại và thách thức trong nghiên
cứu về HIV/AIDS tại Việt Nam;
- Xác định các ưu tiên nghiên cứu trong 5 năm 2016-2020 phục vụ cho các mục tiêu
trọng tâm của chương trình phòng, chống HIV/AIDS nhằm tiết kiệm nguồn lực trong
bối cảnh nguồn tài trợ bị cắt giảm, phục vụ tối đa cho chương trình hoạt động hiệu
quả.
II. PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHO CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2016-2020
Các bước để xây dựng Định hướng nghiên cứu khoa học cho chương trình phòng,
chống HIV/AIDS bao gồm:
- Rà soát các nghiên cứu về HIV/AIDS triển khai trong giai đoạn 2012-2015 tại Việt
Nam;
- Rà soát các định hướng tập trung ưu tiên của chương trình phòng, chống HIV/AIDS
giai đoạn 2016-2020 bao gồm rà soát các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về
phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020, tầm nhìn 2030), Mục tiêu 90-90-90 về phòng
chống HIV/AIDS tại Việt Nam, Kế hoạch hành động quốc gia về phòng, chống
HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020;
- Phỏng vấn sâu các nhà quản lý chương trình, các chuyên gia, các nhà khoa học trong
nước và quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống HIV/AIDS về các định hướng nghiên

cứu ưu tiên trong giai đoạn 2016-2020 và cơ chế điều phối triển khai nghiên cứu theo
định hướng đã xây dựng;
- Xin ý kiến các chuyên gia và đơn vị trong nước và quốc tế (Cục Phòng, chống
HIV/AIDS, các trường Đại học Y - Dược, các Viện, Bệnh viện trung ương, các Sở Y
tế, các Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS các tỉnh/thành phố, các tổ chức quốc tế:
FHI360, WHO, UNAIDS, CDC, PATH, HAIVN, các cơ sở triển khai dịch vụ phòng,
chống HIV/AIDS) về các định hướng nghiên cứu ưu tiên và cơ chế điều phối triển
khai nghiên cứu qua bộ câu hỏi phát vấn tự điền;
4


- Thảo luận nhóm các chuyên gia kỹ thuật để thống nhất các định hướng nghiên cứu
của từng lĩnh vực (Cục Phòng, chống HIV/AIDS, các trường Đại học Y - Dược, các
Viện, Bệnh viện trung ương, các tổ chức quốc tế: FHI360, WHO, UNAIDS, CDC,
PATH);
- Hội thảo, họp nhóm kỹ thuật thảo luận, góp ý hoàn thiện bản dự thảo Định hướng
nghiên cứu cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2016-2020;
- Lấy ý kiến rộng rãi về Định hướng nghiên cứu qua văn bản, qua trang thông tin điện
tử của Cục Phòng, chống HIV/AIDS từ các đơn vị, cá nhân, các chuyên gia, các nhà
khoa học trong nước và quốc tế.
II. KẾT QUẢ RÀ SOÁT NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ HIV/AIDS TẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2012-2015 [1]
Để phân loại và đánh giá các nghiên cứu về HIV/AIDS tại Việt Nam trong giai đoạn
2012 - 2015, nhóm kỹ thuật đã tiến hành tìm kiếm và tổng hợp tất cả các tài liệu về
HIV/AIDS tại Việt Nam. Nhóm kỹ thuật sử dụng khái niệm rộng về tài liệu nghiên
cứu để tìm được nhiều nhất có thể (ví dụ các báo cáo kết quả, nghiên cứu bài báo đăng
trên các tạp chí khoa học quốc gia và quốc tế, các bài trình bày tại hội nghị khoa học
trong nước và quốc tế) và các tài liệu khác (các báo cáo, đánh giá, luận văn…).
Các tài liệu được phân bổ vào bốn lĩnh vực khác nhau tương ứng với bốn lĩnh vực
được xác định tại Hội thảo nghiên cứu khoa học quốc gia về HIV/AIDS tổ chức

thường kỳ hai năm một lần, bao gồm:
(1) Khoa học cơ bản và Dịch tễ học
(2) Dự phòng
(3) Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ
(4) Lãnh đạo và quản lý HIV/AIDS
Tổng cộng rà soát 1107 tài liệu và nội dung: Phần lớn các nghiên cứu tập trung vào
lĩnh vực chăm sóc hỗ trợ và điều trị (356 tài liệu), dự phòng (312 tài liệu), khoa học cơ
bản và dịch tễ học (193 tài liệu) và lãnh đạo, quản lý (168 tài liệu). So sánh với giai
đoạn 2005-2011, tất cả các lĩnh vực nghiên cứu đều tăng đáng kể, trừ lĩnh vực khoa
học cơ bản ở mức tương đương. Tất cả có 676 tài liệu bám sát định hướng nghiên cứu
giai đoạn 2012-2015 (chiếm 67,5%) còn lại là các chủ đề phát sinh.
1. Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học
Bảng 1: Lĩnh vực khoa học cơ bản và dịch tễ học

5


Chủ đề

Ngoài định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015

Thuộc định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015


1.1. Chiều hướng tỷ lệ mắc và hành vi theo IBBS

42

1.2. Xác định tỷ suất nhiễm mới và nguồn gốc các
trường hợp nhiễm mới

4

1.3. Ước tính kích thước quần thể

0

1.4. Đo lường tỷ lệ nhiễm lao/HIV và lập bản đồ

5

1.5. Các phương pháp tiếp cận chặt chẽ hơn về mối
quan hệ nhân quả: thuần tập, thử nghiệm

6

1.6. Khoa học cơ bản (kiểu gen, phương pháp xét
nghiệm, kỹ thuật xét nghiệm, CD4)

24

1.7. Đặc điểm dịch tễ học, hành vi của nhóm PLHIV
tại cộng đồng


13

1.8. Kiến thức, thái độ phòng chống HIV và dịch tễ
học, hành vi lây nhiễm HIV của các nhóm quần thể
khác: học sinh/sinh viên không Y, dân tộc thiểu số

72

1.10. Dịch tễ học đồng nhiễm HIV và viêm gan

12

1.11. Dịch tễ học đồng nhiễm HIV, STIs và nhiễm
trùng cơ hội

7

1.12. Kỳ thị, phân biệt đối xử

8

Tổng

193

1.1. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc định hướng nghiên cứu lĩnh vực
Khoa học cơ bản - Dịch tễ học giai đoạn 2012-2015
Các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV trong các quần thể nghiên cứu
dao động từ 0,9% tới 56% tùy thuộc vào địa điểm và đối tượng nghiên cứu. Trong

đó, nhóm nghiện chích ma túy có tỷ lệ nhiễm HIV cao nhất (1%-56%). Tỷ lệ nhiễm
HIV ở nam giới thường cao hơn so với ở nữ giới, phần lớn ở nhóm tuổi 20-39.
Dịch HIV/AIDS nhìn chung có xu hướng ổn định ở nhóm nghiện chích ma túy và
phụ nữ mại dâm, tuy nhiên tăng nhẹ theo thời gian ở nhóm MSM (1,3%-20%). Các
yếu tố liên quan tới tỷ lệ nhiễm HIV bao gồm: dùng chung bơm kim tiêm, quan hệ
tình dục với phụ nữ mại dâm, sử dụng BCS, thâm niên tiêm chích ma túy, thu
nhập, kiến thức về HIV.
6


1.2. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài định hướng nghiên cứu lĩnh vực
Khoa học cơ bản - Dịch tễ học giai đoạn 2012-2015


Các nghiên cứu khoa học cơ bản: cho kết quả kiểu gen chủ yếu là HIV type 1, phổ
biến là HIV-1 CRF01_AE.



Dịch tễ học, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV:
- Tại cộng đồng: các đối tượng chủ yếu là nam, dân tộc Kinh, tiêm chích ma túy và
trẻ tuổi; phần lớn chưa có vợ, ly dị, góa hoặc ly thân; sinh sống và làm ăn tại địa
phương. Thời gian sống trung bình từ lúc phát hiện nhiễm HIV là 27 tháng, từ khi
chuyển sang giai đoạn AIDS là 17 tháng. Các hành vi nguy cơ bao gồm: dùng
chung bơm kim tiêm khi sử dụng ma túy, không dùng bao cao su khi quan hệ tình
dục (khách làng chơi). Đa số các đối tượng tiếp cận thông tin theo thứ tự: 1) Ti vi,
sách báo, loa đài; 2) Cán bộ y tế, đoàn thể, bạn bè; 3) Thấp nhất là từ internet. Tỷ lệ
có kiến thức đúng về HIV của các nhóm đối tượng tại cộng đồng chưa cao: ví dụ
biết đúng về đường lây truyền HIV là từ 28,5-74,4% trong đó biết về đường lây
truyền từ mẹ sang con là từ 17,6-90%; biết về các biện pháp phòng HIV là 31,5%68,1%; thành thị cao hơn nông thôn.

- Nhóm dân tộc thiểu số: Nguồn tiếp cận thông tin về HIV chủ yếu từ tivi và cán bộ
y tế, kiến thức và thực hành phòng chống chưa tốt. Tỷ lệ có kiến thức đúng về HIV
dưới 50%, tỷ lệ sử dụng BCS thấp (dưới 10%).
- Nhóm học sinh sinh viên: tiếp cận chủ yếu từ mạng internet, ti vi, thầy/cô giáo và
cán bộ y tế. Tỷ lệ xét nghiệm HIV thấp (<10%). Kiến thức, thái độ, thực hành về
phòng chống HIV/AIDS chưa tốt. Yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực
hành bao gồm: tuổi, giới (nữ tốt hơn nam), dân tộc (dân tộc Kinh tốt hơn dân tộc
thiểu số), trình độ học vấn.



Đồng nhiễm HIV: tỷ lệ hiện mắc đồng nhiễm HIV và viêm gan từ 2,5%-12,9%, tỷ
lệ đồng nhiễm HIV và viêm gan C từ 29,3%-38,8%. Yếu tố liên quan đến đồng
nhiễm HIV và viêm gan là giới (nam thường cao hơn nữ), hành vi tiêm chích ma
túy và hành vi quan hệ tình dục không an toàn. Những người đồng nhiễm HIV và
viêm gan C đáp ứng miễn dịch với ARV chậm hơn. Có một số ít nghiên cứu về
đồng nhiễm HIV/STIs/nhiễm trùng cơ hội, ví dụ như: nghiên cứu nhiễm vi nấm
Cryptococcus neoformans, tỷ lệ viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.



Kỳ thị phân biệt đối xử: Tỷ lệ bị phân biệt kỳ thị, đối xử dao động từ 28%-50%.
Đặc biệt có nghiên cứu báo cáo kết quả 100% doanh nghiệp không nhận người
nhiễm HIV. Sự kỳ thị phân biệt đối xử cao hơn ở các cơ sở ngoài khu vực y tế, khu
vực nông thôn, nhóm dân tộc thiểu số với hình thức chủ yếu là xì xào và bàn tán.
Lý do chính cộng đồng kỳ thị phân biệt đối xử bao gồm: nhiễm HIV, tiêm chích
ma túy, MSM.
7



2. Lĩnh vực dự phòng
Bảng 2: Lĩnh vực dự phòng

8


Chủ đề

Thuộc định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015

2.1. Truyền thông thay đổi hành vi ở các nhóm đích:
giải pháp, hiệu quả

49

2.2. Sự tham gia MSM tham gia vào các hoạt động
dự phòng và chăm sóc điều trị

6

2.3. Đánh giá lây truyền HIV và hành vi nguy cơ
trong các quần thể có nguy cơ mới

65

2.4. Phân tích cấu trúc mạng xã hội của các nhóm

phụ nữ mại dâm, nghiện chích ma túy, MSM

13

2.5. Phân tích chi phí hiệu quả và tác động của việc
ứng dụng các gói dự phòng cơ bản

46

2.6.Đánh giá hiệu quả các phương pháp tiếp cận toàn
diện phụ nữ mại dâm, nghiện chích ma túy (các mô
hình dự phòng)

0

2.7.Tiến hành các nghiên cứu ứng dụng về chiến
lược dự phòng mới: “điều trị là dự phòng”

13

2.8.Đánh giá vai trò yếu tố cấu trúc bao gồm các yếu
tố tương tác, kinh tế, xã hội, chính trị có thể làm
giảm lây nhiễm HIV (ảnh hưởng của các yếu tố cấu
trúc tới hoạt động dự phòng)

6

Ngoài định
hướng
nghiên cứu

khoa học
2012-2015

2.9.Chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc
phiện bằng Methadone/các chất thay thế

50

2.10. Tư vấn xét nghiệm HIV

49

2.11. Khác

16
Tổng

315

2.1. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc định hướng nghiên cứu lĩnh vực Dự
phòng giai đoạn 2012-2015


Nhìn chung các nghiên cứu đều cho thấy kiến thức, thái độ và thực hành về
HIV/AIDS đều tăng ở các đối tượng sau các can thiệp về dự phòng, trong đó hai

9


nhóm giải pháp can thiệp được coi là hiệu quả nhất là 1) Sử dụng nhóm đồng đẳng

viên; 2) Chương trình phát BKT sạch, BCS miễn phí.
2.2. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực Dự
phòng giai đoạn 2012-2015


Điều trị Methadone: Nhiều nghiên cứu tập trung vào mô hình điều trị Methadone
trong đó chủ yếu đánh giá hiệu quả điều trị. Các nghiên cứu đều cho thấy
Methadone có hiệu quả rõ rệt: Tỷ lệ sử dụng heroin giảm (giảm từ 2,3% - 16,7%
sau 1 năm, giảm từ 1,7%-17,0% sau 2 năm); Chất lượng cuộc sống tăng (cân nặng
trung bình tăng 2 kg- 3,6kg ); Tỷ lệ có việc làm tăng từ 15,4% - 25,5%; Tỷ lệ vi
phạm pháp luật ở mức thấp (0,5% - 6,7%). Tỷ lệ tuân thủ điều trị Methadone
khoảng 73,4% (trong đó lý do không tuân thủ chính là quên, bận việc, đi xa, sử
dụng ATS/Heroin). Đa số bệnh nhân đánh giá chương trình tốt và rất tốt (86% 97,3%), 98,6% chấp nhận đóng phí nếu chương trình không tiếp tục miễn phí.



Tư vấn xét nghiệm tự nguyện: Tỷ lệ khách hàng hài lòng dao động từ 75% - 90%.
Một số hạn chế bao gồm: Tài liệu truyền thông còn thiếu; Nội dung đã cũ; Nhân sự
kiêm nhiệm; Kỹ năng tư vấn viên chưa đồng đều; Quy trình tư vấn thực hiện chưa
đầy đủ.



Các nội dung nghiên cứu khác: sự tham gia của cơ sở y tế tư nhân vào lĩnh vực dự
phòng HIV còn ít; tỷ lệ cơ sở được cung cấp biểu mẫu, phản hồi thông tin và được
giám sát hỗ trợ kỹ thuật chỉ đạt mức rất thấp.

3. Lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị
Bảng 3: Lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ và điều trị


10


Chủ đề

Thuộc định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015

Hiệu quả và chi phí hiệu quả của điều trị 2.0

2

Xét nghiệm đo tải lượng HIV

13

Kết quả điều trị ARV và các chiến lược để quản lý tác
dụng phụ điều trị ARV tại Việt Nam

166

Đồng nhiễm liên quan đến HIV/AIDS

61

Mô hình cung cấp dịch vụ khác nhau để nâng cao
tuân thủ điều trị và hiệu quả điều trị


53

Ngoài định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015

Đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng,
nguyên nhân tử vong bệnh nhân HIV/AIDS

26

HIV kháng thuốc

28

Khác (trầm cảm ở phụ nữ sau sinh)

7

Tổng

356

3.1. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực
chăm sóc, hỗ trợ, điều trị giai đoạn 2012-2015
Các nghiên cứu cho thấy Việt Nam có các phác đồ điều trị và nhiều mô hình hiệu quả
cho bệnh nhân



Điều trị ARV được nghiên cứu với kết quả có hiệu quả rõ rệt thể hiện cân nặng của
bệnh nhân đa số tăng; số bệnh nhân có biểu hiện giai đoạn lâm sàng 3, 4 giảm; số
tế bào CD4 tăng; tải lượng vi rút dưới ngưỡng: >90%. Ít tác dụng phụ
(TDF/3TC/EFV). Tỷ lệ bị thất bại điều trị thấp: 1-8%. Khuyến nghị nên đo tải
lượng virus để đánh giá hiệu quả điều trị. Tuy nhiên chất lượng cuộc sống (thể
chất, xã hội) của bệnh nhân điều trị ARV chưa cao. Các yếu tố cản trở tới kết quả
điều trị ARV bao gồm: Các yếu tố cản trở: Phụ thuộc ma túy; Đi lại xa; Số bệnh
nhân quá tải; Chờ đợi lâu; Quan niệm sai về HIV và kỳ thị phân biệt đối xử.
Nhiều mô hình cung cấp dịch vụ trong đó nhu cầu chăm sóc tại nhà, được chẩn
đoán sớm, tiếp cận sớm và tiếp cận dễ dàng được phát hiện ở nhiều nghiên cứu.
Một số nghiên cứu còn phát hiện nhu cầu được chăm sóc tư vấn về thể chất, tinh
thần và xã hội (hỗ trợ y tế). Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các rào cản
tới việc cung cấp các dịch vụ này bao gồm: kỳ thị và phân biệt đối xử; tiêm chích
ma túy, không tuân thủ điều trị, ngộ nhận các dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV; Ít
kiến thức về dịch vụ chăm sóc và điều trị HIV; Không có thời gian, bận công việc;
11


Cơ sở chăm sóc và điều trị quá xa; Thất vọng vì thủ tục đăng ký rườm rà; Không
được giới thiệu chuyển gửi.
Các mô hình lồng ghép có hiệu quả bao gồm: Điều trị ARV và Methadone; Chăm
sóc và điều trị quản lý bệnh nhân lao/HIV tại nhà; Mô hình đa bậc trong chăm sóc
và điều trị ARV; Mô hình lồng ghép vào mạng lưới y tế cơ sở; Tư vấn, chăm sóc
và hỗ trợ người nhiễm HIV tại cộng đồng; Mô hình chăm sóc và điều trị tại nhà;
Mô hình tư vấn nhóm; Mô hình liên kết; Các biện pháp mở rộng mô hình chăm sóc
và áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng bằng chứng phân tích số liệu có sẵn.
3.2. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực chăm
sóc, hỗ trợ, điều trị giai đoạn 2012-2015

Các nghiên cứu tập trung vào các lĩnh vực tử vong do HIV, HIV kháng thuốc và đồng
nhiễm HIV.
• Tỷ lệ bệnh nhân tử vong chưa tham gia điều trị cao (76,3%.). Các triệu chứng khi tử
vong thường gặp là: Thiếu máu; Sút cân; Số lượng CD4 thấp (<100); gần một nửa
có nhiễm trùng cơ hội. Nguyên nhân thường gây tử vong là do lao, viêm phổi và
suy kiệt.
• Các nghiên cứu về HIV kháng thuốc cho thấy:
- Ngưỡng kháng thuốc: ít nhất 1 đột biến liên quan kháng thuốc và có mối liên quan
giữa tiêm chích ma túy với kháng thuốc, không tuân thủ điều trị.
- Thời gian xuất hiện kháng thuốc tăng theo thời gian điều trị của bệnh nhân.
- Kiểu đột biến kháng thuốc: Vùng gen sao mã ngược đột biến kháng thuốc phổ
biến kháng các nhóm thuốc PI, NTI, và NNTI.
• Các nghiên cứu về đồng nhiễm HIV bao gồm đồng nhiễm HIV/Lao (Lao kháng
thuốc, dự phòng, sàng lọc, chẩn đoán nhanh); đồng nhiễm HIV/Viêm gan C và B;
đồng nhiễm HIV/viêm phổi trẻ em do virus; nhiễm trùng cơ hội (Chủng gây bệnh,
phương pháp chẩn đoán, kiểm soát bệnh); đồng nhiễm HIV và các bệnh khác (Viêm
não: Nhiễm các loại nấm; STIs; Các bệnh về da, thần kinh, tâm thần).
4. Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý
Bảng 4: Lĩnh vực lãnh đạo và quản lý

12


Chủ đề

Ngoài định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015


Thuộc định
hướng
nghiên cứu
khoa học
2012-2015

Tiến hành các đánh giá về mặt kinh tế y tế của các
hoạt động dự phòng,chăm sóc và điều trị HIV/AIDS

18

Đánh giá nguồn nhân lực

44

Tiến hành phân tích kinh tế chương trình phòng,
chống HIV quốc gia

0

Xây dựng, thí điểm và đánh giá các mô hình xã hội
hóa công tác xét nghiệmchẩn đoán, chăm sóc, điều trị,
hỗ trợ và dự phòng, can thiệp cho người nhiễm HIV

64

Kỳ thị ở cơ sở y tế

7


Khác

7
Tổng

140

4.1. Kết quả chính của các nghiên cứu thuộc Định hướng nghiên cứu lĩnh vực
lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012-2015
Các kết quả tập trung phân tích chi phí-hiệu quả các mô hình can thiệp về
HIV/AIDS cho thấy điều trị sớm đạt hiệu quả cao. Rất nhiều nghiên cứu về nguồn
nhân lực trong hệ thống HIV/AIDS cho thấy cần tăng cường về số lượng, chất
lượng cán bộ làm công tác trong lĩnh vực HIV/AIDS, đa số cán bộ hiện tại có sự
hài lòng với công việc ở mức trung bình và đều có nhu cầu đào tạo về HIV/AIDS.
Một số nghiên cứu về mô hình quản lý chuyển đổi từ bệnh viện sang cộng đồng,
giữa các tuyến và các mô hình xã hội hóa công tác phòng chống HIV/AIDS đã
được thực hiện.
4.2. Kết quả chính của các nghiên cứu ngoài Định hướng nghiên cứu lĩnh vực
lãnh đạo, quản lý giai đoạn 2012-2015
Các nghiên cứu tập trung vào vấn đề kỳ thị tại cơ sở y tế và trong nhóm MSM.
Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về thực hiện chính sách đối với người nhiễm HIV
(ví dụ không phân biệt đối xử), nhân quyền tại các trại cai nghiện tập trung và vấn
đề pháp lý của người nghiện chích ma túy tại Việt nam. Một số nghiên cứu về ảnh

13


hưởng của toàn cầu hóa đối với vấn đề HIV/AIDS và một nghiên cứu lịch sử về
HIV/AIDS đã được thực hiện.


14


III. TỒN TẠI, THIẾU HỤT VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẦN THIẾT CHO
CHƯƠNG TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
1. Về thiết kế nghiên cứu:
Trong giai đoạn 2012-2015, các nghiên cứu chủ yếu được thực hiện theo phương pháp
mô tả cắt ngang, thiếu những nghiên cứu có thiết kế nghiên cứu thuần tập, theo dõi
dọc, thử nghiệm lâm sàng.
Bảng 5. Phân loại thiết kế nghiên cứu về HIV/AIDS giai đoạn 2012-2015 tại Việt Nam

Loại thiết kế nghiên cứu
Mô tả một loạt bệnh

Khoa
học cơ Dự phòng
bản

Chăm
sóc, hỗ Lãnh đạo
trợ và và quản lý
điều trị

Tổng

0

0


2

0

2

120

178

230

140

668

Nghiên cứu mô tả hồi cứu

5

0

0

0

5

Nghiên cứu bệnh chứng


1

0

1

2

4

Nghiên cứu thuần tập hồi cứu

1

0

0

0

1

Nghiên cứu thuần tập tiến cứu

2

2

17


0

21

Nghiên cứu theo dõi dọc

3

3

0

0

6

Thử nghiệm lâm sàng không
có đối chứng

5

6

9

0

20

Thử nghiệm lâm sàng ngẫu

nhiên có đối chứng

0

3

0

0

3

Nghiên cứu can thiệp

1

17

3

2

23

Nghiên cứu tổng quan tài liệu

0

6


1

12

19

Phân tích chi phí hiệu quả

0

0

0

15

15

Phân tích trong phòng xét
nghiệm (labo)

3

0

0

0

3


Nghiên cứu định tính

0

8

0

0

8

Thiếu thông tin để xác định
thiết kế nghiên cứu

78

95

93

0

266

Tổng số lượng tài liệu xem
xét

271


312

356

168

1107

Nghiên cứu cắt ngang

2. Về quy mô nghiên cứu:

15


Trong giai đoạn 2012-2015, chủ yếu đề tài nghiên cứu cấp cơ sở, nhỏ lẻ, rất thiếu
những nghiên cứu mang tầm khu vực/ quốc gia, thiếu những đề tài quy mô cấp Bộ, cấp
nhà nước đáp ứng cho nhu cầu đánh giá, hoạch định chính sách của Chương trình. Ví
dụ: chưa có đánh giá chi tiêu quốc gia cho phòng, chống HIV/AIDS hàng năm; chưa
có nghiên cứu cấp quốc gia đánh giá tổng thể hiệu quả, tác động kinh tế - xã hội của
việc triển khai Chương trình Methadone, chưa có số liệu ước tính cho 63 tỉnh/thành
phố, chỉ có số liệu toàn quốc và một số tỉnh hoặc theo nhóm tỉnh, số liệu không cập
nhật.
3. Về vấn đề nghiên cứu:
Trong giai đoạn 2012-2015, hầu hết các chủ đề liên quan đến HIV/AIDS đều đã được
đề cập đến trong các nghiên cứu, tuy nhiên vẫn còn các thiếu hụt như sau:
3.1. Thiếu hụt so với thế giới: nghiên cứu về dự phòng trước phơi nhiễm cho nhóm
nguy cơ cao, các nghiên cứu về điều trị sớm...
3.2. Thiếu hụt so với nhu cầu của chương trình phòng chống HIV/AIDS hiện tại của

Việt Nam: các phương thức xét nghiệm sớm, tác động/hiệu quả của chương trình
Methadone theo mục tiêu chương trình hành động quốc gia; các nghiên cứu phục vụ
giai đoạn chuyển giao của chương trình phòng, chống HIV/AIDS...

16


IV.ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU TRONG GIAI ĐOẠN 2016-2020 CHO CHƯƠNG
TRÌNH PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS
Các nghiên cứu được sắp xếp theo mức độ ưu tiên từ cao đến thấp (từ 1 đến 3) theo
mức độ cần thiết cho việc hoạch định chính sách, đo lường và phục vụ hiệu quả của
Chương trình.
1. Khoa học cơ bản và Dịch tễ học
1.1. Ước tính và dự báo
Mức độ
ưu tiên

Vấn đề nghiên cứu

1
1.1. Ước tính và dự báo
Ước tính và dự báo HIV x
trên phạm vi toàn quốc,
đặc biệt các tỉnh trọng
điểm
Nghiên cứu ước tính kích x
cỡ quần thể nguy cơ cao
(nhóm NCMT, PNMD,
MSM)
Nghiên cứu về tỷ lệ

nhiễm mới HIV và hành
vi nguy cơ trong một số
nhóm quần thể nguy cơ
cao
1.2. Giám sát
HIV/AIDS/STIs
Giám sát trọng điểm x
(HSS+)

Nghiên cứu về hệ thống
báo cáo ca bệnh để có thể x
đo lường được chính xác
các chỉ số “% người
nhiễm HIV trong cộng
đồng được phát hiện, biết

2

3

Phương
Cấp/đơn pháp/đố
vị ưu
i tượng
tiên triển nghiên
khai đề
cứu ưu

Quy
mô/địa

bàn ưu
tiên
nghiên
Toàn
quốc
Các tỉnh
trọng
điểm

x

Thuần
tập

Các tỉnh
trọng
điểm
được xác
định
trong
giai
đoạn
20162020

Thời
điểm ưu
tiên triển
khai



được tình trạng nhiễm
HIV của mình”
Nghiên cứu đánh giá việc
ứng dụng công nghệ, cải
tiến mô hình và quy mô
trong việc giám sát trọng
điểm, giám sát phát hiện
1.3. Dịch tễ học
Nghiên cứu về tỷ lệ mắc
các bệnh nhiễm trùng cơ
hội (lao màng não...),
bệnh mãn tính, bệnh tâm
thần của bệnh nhân điều
trị ARV lâu dài
Nghiên cứu xác định tỷ
lệ lây truyền HIV từ mẹ
sang con và các yếu tố
liên quan
Nghiên cứu nguyên nhân
gây tử vong ở bệnh nhân
HIV/AIDS
1.4. Đề xuất khác
...

x

x

x


x

2. Dự phòng
Vấn đề nghiên cứu

Mức độ
ưu tiên
1 2 3

2.1. Tiếp cận quần thể
nguy cơ cao
Nghiên cứu đưa ra giải x
pháp nhằm giảm tỉ lệ
nhiễm mới, tập trung vào
nhóm quần thể đích
Nghiên cứu Mô hình tiếp
cận và dự phòng hiệu quả
cho nhóm MSM và
chuyển giới tại Việt Nam
Nghiên cứu về mô hình
tiếp cận hiệu quả với đối
tượng bạn tình/bạn chích
của nhóm nguy cơ cao
2.2. Hỗ trợ điều trị
nghiện chất
Nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của
Buprenorphin

Cấp/đơn Phương

vị ưu
pháp/đố
tiên triển i tượng

Quy
mô/địa
bàn ưu

Thời
điểm ưu
tiên triển
2016-2017

x

x

2016-2017

2016-2017

x

19


Nghiên cứu các mô hình
can thiệp, điều trị
Methamphetamin trong
nhóm MSM và phụ nữ

mại dâm
Nghiên cứu nhu cầu và
mô hình đào tạo cho cán
bộ y tế xã/phường để hỗ
trợ tiếp, duy trì và tuân
thủ điều trị Methadone
Nghiên cứu xây dựng và
đánh giá mô hình can
thiệp tác động đến hành
vi của người sử dụng ma
túy và gia đình họ để tiếp
cận, duy trì, tuân thủ điều
trị Methadone
2.2. Tư vấn và xét
nghiệm HIV (HTC)
Nghiên cứu về mô hình x
tiếp cận hiệu quả đối với
các quần thể nguy cơ
nhằm tăng số người
nhiễm HIV được tiếp cận
sớm với xét nghiệm
Nghiên cứu đánh giá,
kiểm soát chất lượng
phòng
xét
nghiệm,
nghiên cứu về nhu cầu
giải pháp đào tạo, tập
huấn cho cán bộ xét
nghiệm

Nghiên cứu lồng ghép
xét nghiệm HIV, viêm
gan, giang mai
Nghiên cứu đánh giá x
triển khai thí điểm xét
nghiệm HIV tại cộng
đồng
Nghiên cứu về hệ thống
cung ứng sinh phẩm để
đưa ra phương án, mô
hình tối ưu
Nghiên cứu đánh giá
theo dõi chất lượng sinh
phẩm (xét nghiệm 3 test
nhanh, chọn sinh phẩm
nào tốt?)

x

x

x

x

x

Các tỉnh
miền núi


x

x

20


2.3. Các đề xuất nghiên
cứu ưu tiên khác
Nghiên cứu về mô hình
ứng dụng dự phòng trước
phơi nhiễm cho các
nhóm quần thể có nguy
cơ cao. Ví dụ: PrEP cho
nhóm
MSM,
nhóm
chuyển giới và viêm gan
B mãn tính

x

3. Chăm sóc, điều trị và hỗ trợ
Mức độ
ưu tiên

Vấn đề nghiên cứu

1


2

Cấp/đơn Phương
vị ưu
pháp/đố
tiên triển i tượng

Quy
mô/địa
bàn ưu

Thời
điểm ưu
tiên triển

3

3.1. Nghiên cứu về thực
trạng và rào cản tiếp
cận dịch vụ điều trị
Nghiên cứu rào cản x
khiến bệnh nhân giảm
tuân thủ điều trị, xây
dựng hệ thống hỗ trợ
cộng đồng, xã hội, hệ
thống y tế để người bệnh
tuân thủ điều trị
Nghiên cứu về rào cản x
tiếp cận dịch vụ điều trị
của người được phát hiện

nhiễm HIV
Nghiên cứu xác định tỷ
lệ phụ nữ mang thai
nhiễm HIV được chẩn
đoán sớm, thực trạng
chuyển tiếp và kết nối
phụ nữ mang thai vào
điều trị và các yếu tố liên
quan

x

21


Nghiên cứu hành vi của
những người tiếp cận
OPC (số lượng tế bào
CD4, thời điểm nhận kết
quả xét nghiệm, nguồn
giới thiệu, sử dụng
BHYT...)

x

3.2. Nghiên cứu về kết
quả điều trị ARV
Nghiên cứu về chất
lượng, hiệu quả dịch vụ
điều trị và các yếu tố liên x

quan đến kết quả điều trị
(tuân thủ/duy trì điều trị,
tử vong, bỏ trị...)
Nghiên cứu nhằm tăng x
cường tỉ lệ MSM duy trì
điều trị trong dịch vụ
điều trị ARV

Thử
nghiệm
can thiệp

Nghiên cứu xác định các
nhóm bệnh nhân mất dấu
và nguyên nhân

x

Nghiên cứu đánh giá
hiệu quả hoạt động cải
thiện chất lượng điều trị
HIV/AIDS

x

Nghiên cứu các đặc điểm x
nhân khẩu học, lâm sàng,
các yếu tố liên quan đến
điều trị ARV ảnh hưởng
đến việc không ức chế tải

lượng HIV
3.3. Nghiên cứu về mô
hình cung cấp dịch vụ
điều trị ARV
22


Nghiên cứu về độ bao x
phủ điều trị (trả lời câu
hỏi bao nhiêu % người
được phát hiện nhiễm
HIV được đưa vào và
duy trì điều trị)
Nghiên cứu về mô hình
chuỗi cung ứng thuốc
ARV đảm bảo đầy đủ,
kịp thời

x

Các nghiên cứu về chi trả
BHYT, cung ứng (miễn
phí, trợ giá, xã hội hóa)
thuốc ARV cho người
nhiễm HIV, nghiên cứu
về sức khỏe tâm thần liên
quan đến HIV

x


Nghiên cứu đánh giá
hiệu quả của việc triển
khai cấp phát thuốc ARV
tuyến xã/phường

x

Nghiên cứu chất lượng
điều trị, chăm sóc người
nhiễm trong và sau quá
trình chuyển giao từ các
nhà tài trợ

x

Nghiên cứu đánh giá
thực hành của cán bộ y tế
trong việc theo dõi tuân
thủ điều trị của bệnh
nhân để điều chỉnh

x

3.4. Đồng nhiễm HIV và
các bệnh khác
Nghiên cứu về quản lý,
điều trị các bệnh nhiễm
trùng cơ hội (lao màng
23



não...), bệnh mãn tính,
bệnh tâm thần của bệnh
nhân điều trị ARV lâu
dài

x

Nghiên cứu về phác đồ
hiệu quả nhất cho điều trị
HIV/AIDS bao gồm cả
phác đồ điều trị đồng
nhiễm

x

3.5. Kháng thuốc
Nghiên cứu về tỉ lệ
kháng ARV, ngưỡng
kháng thuốc, chỉ số cảnh
báo kháng thuốc sớm,
kháng thuốc mắc phải và
lây truyền

x

Nghiên cứu về tỷ lệ HIV
kháng thuốc ở: trẻ em,
người đồng nhiễm, người
điều trị ARV trên 5 năm


x

Nghiên cứu về tác dụng
phụ của phác đồ ARV
bậc 2

x

3.6. Đo tải lượng virus

Viện/
bệnh viện
tuyến
Trung
ương

Nghiên cứu áp dụng kỹ
thuật mới đo tải lượng vi
rút
Nghiên cứu về phân
vùng chuyển mẫu, xây
dựng và thí điểm các mô

x

x

2016-2017


24


hình hệ thống xét
nghiệm, vận chuyển mẫu
xét nghiệm đo tải lượng
vi rút mở rộng, hiệu quả
Nghiên cứu về hệ thống, x
quản lý để làm sao đánh
giá được chỉ số tỉ lệ bệnh
nhân điều trị ARV kiểm
soát được tải lượng vi rút
ở mức thấp và ổn định
Nghiên cứu các yếu tố
ảnh hưởng đến độ nhạy,
độ đặc hiệu của các kỹ
thuật đo tải lượng virus
DBS (triển khai trên thực
địa)
Nghiên cứu đánh giá chất
lượng, chi phí, hiệu quả
testkit xét nghiệm đo tải
lượng vi rút

2016-2017

x

x


Nghiên cứu tăng cường x
tiếp cận xét nghiệm
thường quy tải lượng
virus
Nghiên cứu về ức chế tải
lượng virus thành công
và các yếu tố liên quan

x

3.7. Các đề xuất nghiên
cứu ưu tiên khác
Nghiên cứu giá trị xét
nghiệm của G-expert
trong chẩn đoán Lao, đặc
biệt là Lao trẻ em

25


4. Lãnh đạo và quản lý HIV/AIDS

Vấn đề nghiên cứu

Mức độ
ưu tiên
1

2


Cấp/đơn Phương
vị ưu
pháp/đố
tiên triển i tượng

Quy
mô/địa
bàn ưu

Thời
điểm ưu
tiên triển

3

4.1. Nghiên cứu mô hình
lồng ghép, kết nối các
dịch vụ HIV/AIDS
Nghiên cứu xây dựng,
đánh giá hiệu quả các mô
hình đặc biệt là mô hình
lồng ghép, kết nối các
dịch vụ để tiết kiệm
nguồn lực và tối đa hóa
hiệu quả (từ dịch vụ xét
nghiệm, chuyển tuyến
điều trị, theo dõi điều trị
ARV, methadone, chăm
sóc tại nhà và cộng
đồng), lồng ghép điều trị

HIV và các điều trị khác
(Lao/ STIs...)

x

4.2. Giai đoạn chuyển
giao
Nghiên cứu thống nhất hệ
thống và cơ cấu (mạng
lưới y tế, chăm sóc sức
khỏe) để phục vụ các dịch
vụ HIV (can thiệp, dự
phòng, điều trị).

x

2016-2017

Nghiên cứu đánh giá
nhanh các thuận lợi và
khó khăn khi chuyển giao
(từ các nhà tài trợ sang
chính phủ) tại các cơ sở
lồng ghép điều trị
ARV/Methadone

x

2016-2017


26


×