Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

T22_24

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.94 KB, 6 trang )

Gi¸o ¸n Tin häc 10 Gi¸o viªn: §ç Vò HiÖp
Tuần: 11 Tiết: 22
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 17/10/2008
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
§10. Khái niệm về hệ điều hành
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
 HS nắm được khái niệm hệ điều hành;
 Hiểu được chức năng và thành phần của hệ điều hành;
 Biết cách phân loại hệ điều hành.
2. Kỹ năng
 Phân biệt được vai trò và chức năng của phần mềm trong hệ thống.
3. Thái độ
 HS thấy được vai trò quan trọng của hệ điều hành. Rèn luyện tính cẩn thận, có trách
nhiệm bảo vệ hệ thống.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 Đặt vấn đề, nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề;
 Tóm tắt và ghi ý chính;
 Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Netop school;
 Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, sách giáo khoa.
III. NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
1. Khái niệm hệ điều hành
Hệ điều hành là tập hợp các chương
trình được tổ chức thành một hệ
thống với nhiệm vụ:


- Đảm bảo tương tác giữa người dùng
với máy tính;
- Cung cấp các phương tiện và dịch vụ
để thực hiện chương trình.
- Quản lí chặt chẽ các tài nguyên của
máy, tổ chức khai thác chúng một
cách thuận tiện và tối ưu.
 Chú ý:
• Chỉ khi có hệ điều hành mới có thể
sử dụng máy tính;
• Hệ điều hành đảm bảo cho việc khai
thác máy tính có hiệu quả;
• Hiện nay, có nhiều hệ điều hành và
có thể cài đặt một hoặc một vài hệ
điều hành trên một máy tính;
• Tất cả các hệ điều hành đều có
chức năng và tính chất như nhau.
Bài trước các em đã được học
về phần mềm máy tính. Em nào
hãy nêu lại khái niệm phần mềm
hệ thống?
Hệ điều hành chính là một phần
mềm hệ thống. Vậy hôm nay
chúng ta cùng tìm hiểu về hệ
điều hành.
Các em hãy đọc sách và nêu
khái niệm về hệ điều hành?
Phân tích khái niệm.
Dành cho các em 5 phút để học
khái niệm này. Sau đó gấp sách

nêu lại khái niệm.
Nhận xét, cho điểm.
Hiện nay có rất nhiều hệ điều
hành như MS-DOS; Windows;
Linux;... nhưng ta thường quen
dùng HĐH Windows, thông dụng
hiện nay là Windows XP.
Nêu hình ảnh ming họa
Nếu không có hệ điều hành, có
thể làm việc với MT được
không? Nêu các chú ý.
Lắng nghe, giơ tay
và trả lời.
Lắng nghe, ghi tên
bài.
Đọc khái niệm
trang 62/Sgk.
Lắng nghe
Tập trung học khái
niệm.
Phát biểu lại khái
niệm HĐH.
Lắng nghe, quan
sát hình ảnh minh
họa
Trả lời câu hỏi
(Có/Không)
Gi¸o ¸n Tin häc 10 Gi¸o viªn: §ç Vò HiÖp
Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
2. Chức năng và các thành phần

của hệ điều hành
a) Chức năng của hệ điều hành
- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng
và hệ thống;
- Cung cấp bộ nhớ, thiết bị ngoại vi,...
cho các chương trình và tổ chức thực
hiện các chương trình đó;
- Tổ chức lưu trữ thông tin trên bộ nhớ
ngoài;
- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm
cho các thiết bị ngoại vi;
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích hệ
thống.
b) Thành phần của hệ điều hành
Mỗi chức năng của HĐH được
một nhóm chương trình đảm bảo thực
hiện, mỗi nhóm chương trình đó là
một thành của HĐH.
Các em hãy đọc sách, thảo luận
và nêu tóm tắt các chức năng
của HĐH?
Nhận xét, chốt lại ý chính và
phân tích.
Dành cho các em 5 phút để học
các chức năng này, rồi nêu lại
thầy cho điểm.
Gọi HS khác nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, cho điểm.
Với mỗi chức năng tương ứng sẽ
có một nhóm chương trình thực

hiện. Các nhóm chức năng đó là
các thành phần của HĐH.
Đọc sách, thảo
luận, phát biểu.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
Học bài tại lớp rồi
nêu chức năng của
HĐH.
Nhận xét, bổ sung.
Lắng nghe, ghi bài.
3. Phân loại hệ điều hành
Có 3 loại chính sau:
• Đơn nhiệm một người dùng: Các
chương trình được thực hiện lần lượt,
mỗi lần chỉ một người được đăng
nhập vào hệ thống. VD: MS-DOS
• Đa nhiệm một người dùng: Có thể
thực hiện đồng thời nhiều chương
trình, chỉ cho phép một người đăng
nhập vào hệ thống. VD: Windows 95,
Windows 98.
• Đa nhiệm nhiều người dùng: Có thể
thực hiện đồng thời nhiều chương
trình. Cho phép nhiều người đăng
nhập vào hệ thống.
VD: Windows2000; Windows XP;...
Hãy đọc sách và cho biết có mấy
loại hệ điều hành là những loại
nào?

Chốt lại câu trả lời của HS.
Đặc điểm của từng loại hệ điều
hành?
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Lắng nghe, đọc
sách và phát biểu.
Lắng nghe, đọc
sách và phát biểu.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
IV. Củng cố:
 Nêu khái niệm hệ điều hành?
 Nêu các chức năng, thành phần của HĐH?
 Kẻ bảng phân loại hệ điều hành?
V. Dặn dò:
 Học bài cũ và chuẩn bị bài mới: §11. Tệp và quản lý tệp.
Gi¸o ¸n Tin häc 10 Gi¸o viªn: §ç Vò HiÖp
Tuần: 12 Tiết: 23
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 24/10/2008
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
§11. Tệp và quản lý tệp (T1)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
 Học sinh biết được khái niệm tệp và thư mục;
 Biết qui ước đặt tên tệp; sự phân cấp thư mục;
 Hiểu được các khái niệm liên quan đến thư mục: thư mục gốc, thư mục con, thư
mục mẹ.
2. Kỹ năng
 Đặt được tên tệp, thư mục;

 Viết được đường dẫn, đường dẫn đầy đủ.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:
 Đặt vấn đề, nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề;
 Trao đổi, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên;
 Tóm tắt và ghi ý chính;
 Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Netop school;
 Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, sách giáo khoa.
III. NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bàI cũ
1. Nêu khái niệm hệ điều hành? Các
chức năng của hệ điều hành?
2. Nêu các thành phần của HĐH?
Phân loại hệ điều hành?
Lần lượt gọi 2 - 4 HS lên trả lời.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, cho đIểm.
Lắng nghe, trả lời
câu hỏi.
Nhận xét, bổ sung.
1. Tệp và thư mục
a. Tệp và tên tệp
 Khái niệm: Tệp, còn được gọi là tập
tin, là một tập hợp các thông tin ghi
trên bộ nhớ ngoài, tạo thành một đơn
vị lưu trữ do hệ điều hành quản lí. Mỗi

tệp có một tên để truy cập.
 Tên tệp: Gồm 2 phần
<Phần tên>.<Phần mở rộng>
- Phần tên: được người dùng đặt theo
qui ước đặt tên.
- Phần mở rộng: do chương trình tự
đưa ra, được HĐH sử dụng để phân
loại tệp.
- Qui ước đặt tên:
Trong HĐH Windows
+ Tên không quá 255 kí tự;
+ Không dùng các kí tự: \ / : * ? " < >
Trong HĐH MS-DOS:
+ Tên không quá 8 kí tự;
+ Tên tệp không được có dấu cách;...
b. Thư mục:
Để tổ chức thông tin lưu trên bộ
nhớ ngoài người ta sử dụng tệp
và thư mục.
Vậy tệp là gì? Các em hãy đọc
sách và nêu khái niệm về tệp?
Chốt lại khái niệm và cho HS học
thuộc ngay tại lớp. Sau đó xung
phong phát biểu khái niệm.
Nhận xét, cho điểm.
Tên tệp thường gồm có 2 phần
được cách nhau bởi dấu chấm.
VD:bai tap.doc ; Giai_PT.PAS
Phân tích ví dụ về tên tệp.
Phần tên tệp được người dùng

đặt theo quy định riêng của mỗi
loại HĐH.
Trình bày qui tắc đặt tên tệp.
Các em hãy tưởng tượng cái cặp
Mở sách, ghi tên
bài, lắng nghe.
Đọc sách, trả lời.
Học khái niệm về
tệp.
Phát biểu khái niệm
tệp.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
Lắng nghe, trả lời
Gi¸o ¸n Tin häc 10 Gi¸o viªn: §ç Vò HiÖp
Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
- Để quản lý tệp dễ dàng, HĐH tổ
chức lưu trữ tệp trong các thư mục;
- Mỗi đĩa có một thư mục tự tạo gọi là
thư mục gốc;
- Có thể tạo thư mục khác trong thư
mục gọi là thư mục con. Thư mục
chứa thư mục con gọi là thư mục mẹ.
- Thư mục có sự phân cấp: Thư mục
chứa trong thư mục gốc gọi là thư
mục con cấp 1; thư mục chứa trong
thư mục con cấp 1 gọi là thư mục con
cấp 2;...

của mình như một thư mục, trong
cặp có các các cuốn sách hay vở
coi như tập tin.
Như vậy, thư mục dùng để làm
gì?
Nếu có nhiều cặp chứa trong một
cái tủ thì cái tủ cũng được coi
như một thư mục, ngoài ra trong
tủ đó vẫn có thể có các cuốn
sách hay vở được coi như tệp.
Nêu và phân tích cấu trúc cây
thư mục. (Hình 30_trang 66)
Chứa các tập tin.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
Quan sát, lắng
nghe.
c. Đường dẫn
Là địa chỉ xác định vị trí của tập tin
hoặc thư mục trong bộ nhớ.
Đường dẫn có dạng:
Thư mục gốc:\Thư mục con cấp
1\Thư mục con cấp 2\.... \Thơ mục
hoặc tệp cần xác định.
VD:
C:\TRUONG LQD\KHOI 11\11A.XLS
Nếu chúng ta muốn mở một tệp
hay thư mục nào đó thì làm thế
nào để xác định được nó ở đâu
trong bộ nhớ? Ta phải dựa vào

đường dẫn.
Đường dẫn là gì?
Đưa ra khái niệm đường dẫn và
dạng đường dẫn dầy đủ; cho VD.
Đường dẫn có cả tên thư mục
gốc là một đường dẫn đầy đủ.
Lắng nghe, trả lời
câu hỏi.
Đọc sách, trả lời
Lắng nghe, ghi
chép.
IV. Củng cố:
 Phát biểu lại khái niệm tập tin; tên tập tin; qui ước đặt tên?
 Cho cây thư mục trên hình 30_trang 66, chỉ đường dẫn đầy đủ đến tập tin BT3.PAS?
V. Dặn dò:
 Học kỹ các phần trên. Xem trước phần còn lại: 2. Hệ thống quản lý tệp;
 Trả lời các câu hỏi và bài tập 1 - 7 trang 71 (Sách giáo khoa).
Gi¸o ¸n Tin häc 10 Gi¸o viªn: §ç Vò HiÖp
Tuần: 12 Tiết: 24
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 25/10/2008
Chương II: HỆ ĐIỀU HÀNH
§11. Tệp và quản lý tệp (T2)
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Kiến thức
 Biết nguyên lí hệ thống tổ chức lưu tệp;
 Biết các đặc trưng của hệ thống quản lí tệp.
2. Kỹ năng
 Trả lời các câu hỏi và bài tập liên quan đến tệp, thư mục và hệ thống quản lý tệp.
II. Phương pháp - phương tiện dạy học:

 Đặt vấn đề, nêu câu hỏi gợi mở, dẫn dắt HS giải quyết vấn đề;
 Trao đổi, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của giáo viên;
 Tóm tắt và ghi ý chính; tổng hợp, khái quát kiến thức;
 Giáo viên chuẩn bị: Giáo án, phòng máy nối mạng LAN, cài đặt Netop school;
 Học sinh chuẩn bị: Xem trước nội dung bài học, vở ghi, sách giáo khoa, trả lời các
câu hỏi và bài tập về nhà.
III. NộI dung dạy – học:
Nội dung bài giảng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Ổn định lớp.
Ghi sổ đầu bài
Chào thầy
Báo cáo sĩ số
Kiểm tra bàI cũ
Nêu khái niệm tệp?
Tên tệp? Qui ước đặt tên tệp?
Gọi HS lên trả lời.
Gọi HS nhận xét, bổ sung.
Nhận xét, cho điểm.
Trả lời câu hỏi, ở
dưới lắng nghe.
Nhận xét, bổ sung.
1. Tệp và thư mục
2. Hệ thống quản lý tệp
Hệ thống quản lý tệp là một thành
phần của HĐH có nhiệm vụ tổ chức
thông tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp
các phương tiện và dịch vụ để người
sử dụng có thể đọc/ghi thông tin trên
đĩa.
Đặc trưng của hệ thống quản lý tệp

- Đảm bảo tộc độ truy cập thông tin
cao;
- Độc lập giữa thông tin và phương
tiện mang thông tin;
- Độc lập giữa phương pháp lưu trữ
và phương pháp xử lý;
- Sử dụng có hiệu quả bộ nhớ ngoài;
- Tổ chức bảo vệ thông tin; hạn chế
ảnh hưởng của các lỗi kỹ thuật hoặc
chương trình.
Các thao tác với tệp và thư mục
Tạo thư mục, đổi tên, xóa, sao chép,
di chuyển, tệp / thư mục, xem nội
dung tệp / thư mực, tìm kiếm tệp / thư
mục, …
Để quản lý tệp một cách hiệu
quả, cần tổ chức chúng một cách
khoa học. Do vậy cần có hệ
thống quản lý tệp để tổ chức
chúng, cung cấp cho hệ điều
hành, đáp ứng yêu cầu của
người sử dụng.
Nhiệm vụ của hệ thống quản lý
tệp?
Hệ thống quản lý tệp có những
đặc trưng gì?
Gọi HS khác bổ sung.
Nhận xét, chốt lại các trả lời của
HS.
Trình bày tóm tắt lại ý chính.

Hệ thống quản lý tệp cho phép
người dụng thực hiện các thao
tác nào đối với tệp và thư mục?
Nhận xét, chốt lại ý chính.
Lắng nghe, ghi bài.
Đọc sách, trả lời.
Đọc sách và trả lời
câu hỏi.
Bổ sung câu trả lời.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.
Đọc sách, trả lời.
Lắng nghe, quan
sát, ghi bài.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×