Tải bản đầy đủ (.docx) (136 trang)

luận văn thạc sĩ luật học Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở việt nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (526.92 KB, 136 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

1

"Nước ta là một nước dân chủ, bao nhiêu quyền lực đều là của dân, chính quyền từ
xã đến Chính phủ đều là của dân, chính quyền từ xã đến Chính phủ Trung ương do dân cử
ra, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương do dân tổ chức ra. Nói tóm lại quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân" [47, tr. 698],
Luận điểm trên thể hiện những vấn đề căn bản nhất đó là: Nhà nước do dân thiết lập
và trao quyền lực, nghĩa là quyền lực nhân dân trở thành quyền lực nhà nước. Quyền lực đó
thể hiện ý chí của nhân dân được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của bộ máy nhà nước,
trong đó có độc quyền bộ máy cưỡng chế, trấn áp và hệ thống quy phạm pháp luật.
Được sự ủy quyền của toàn thể nhân dân, nhà nước trở thành một bộ máy có quyền
lực rất lớn, độc lập với xã hội. Trong xã hội có giai cấp khi quyền lực nhà nước không được
kiểm soát, nhà nước sẽ là cơ quan đứng trên xã hội, xa lạ với xã hội, trở thành một lực
lượng ăn bám xã hội, trong nhiều thời kỳ nhà nước trở thành lực lượng cản trở sự phát triển
của xã hội.
ở nước ta hiện nay, ở nơi này, nơi khác đã xuất hiện nguy cơ Đảng và Nhà nước
không còn là của dân, vói những biểu hiện là một số cán bộ công chức nắm quyền lực được
nhân dân ủy thác lại xa dân, xa cấp dưổi, xa cơ sở, không chủ động phục vụ nhân dân vô
điều kiện mà chỉ lo làm ăn phát tài, lo thăng quan tiến chức, đánh mất bản chất cách mạng
chân chính của mình.
Một số tài sản quốc gia và của nhân dân bị bọn tham nhũng những kẻ vô trách
nhiệm phần lổn là nắm quyền lực chiếm đoạt và làm thất thoát. Có những vụ ăn cắp tài sản
quốc gia hàng ngàn tỷ đổng, một số không ít nắm quyền lực nhà nước đã và đang tiếp tục
làm giàu bất chính, gây hậu quả xấu cho xã hội, làm suy yếu mối quan hệ giữa Đảng, Nhà
nước vói nhân dân.
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng ấy là do quyền lực nhà nước mà
biểu hiện cụ thể là một số kẻ có chức, có quyền đã lạm dụng quyền lực nhà nước để mưu
cầu lợi ích riêng. Nói cách khác là quyền lực nhà nước không được kiểm soát đầy đủ.


Bên cạnh đó, khi bước vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) thì tổ chức và hoạt động của bộ máy quyền lực nhà nước nói chung, các thể chế
kiểm soát (kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, tài phán, giám sát) quyền lực nhà nước nói riêng từ
Trung ương đến cơ sở có nhiều điểm bất cập như sự chồng chéo, trùng lặp về chức năng,


nhiệm vụ, thẩm quyền và trách nhiệm của tập thể và cá nhân chưa được chế định chặt chẽ.
Xảy ra tình trạng tập trung quá mức ở Trung ương, vừa phân tán, cục bộ ở các cấp, các
ngành.

2

Như vậy, quyền lực nhà nước ở nước ta có biểu hiện là không được kiểm soát tốt cả
từ trên xuống và từ dưới lên, từ bên trong các tổ chức nhà nước và từ bên ngoài xã hội.
Do đó, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta đã trở thành yêu cầu cấp
bách, đòi hỏi phải được giải quyết cả về mặt lý luận và thực tiễn. Đồng thời đề ra các giải
pháp tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam, góp phần vào việc chống tha
hóa quyền lực, đẩy mạnh thực hành dân chủ trong xã hội, bảo đảm quyền và lọi ích chính
đáng của nhân dân lao động, của nhà nước trong chế độ chính tĩị XHCN của chúng ta. Vì
vậy tôi chọn: "Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" làm đề
tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Có thể nói, vấn đề kiểm soát quyền lực trong chính tĩị học thế giới, mà đặc biệt là
chính tĩị học phương Tây là vấn đề rõ ràng về lý thuyết và thực tế. Những nghiên cứu cụ thể
chỉ nhằm tìm hiểu những phương thức kiểm soát cụ thể khác nhau, ở nước ta thì đây lại là
vấn đề rất mói mẻ, còn chưa có nhận thức thống nhất. Vì vậy cho đến nay, các nghiên cứu
chuyên sâu về kiểm soát quyền lực ở nước ta không nhiều. Phần lớn lại được "tổng kết" từ
các hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân (HĐND), các hoạt động thanh tra
nhà nước, kiểm tra Đảng v.v...
Đã có một số đề tài cử nhân chính trị, thạc sĩ khoa học đề cập đến từng lĩnh vực cụ

thể của công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát đối với hoạt động của bộ máy nhà
nước ta ở cả cấp Trung ương và tỉnh, thành. Một số công trình như "Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa" của Bộ Tư pháp, "Tăng cường hoạt động giám sát của Quốc hội nước ta hiện nay"

của Khoa Nhà nước và Pháp luật (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) cũng đã đề
cập đến vấn đề kiểm soát quyền lực.
Các nghiên cứu này xuất phát từ cách tiếp cận và phương pháp luật học (khoa học
pháp lý) đã phân tích từng hoạt động cụ thể của việc thực hiện các chức năng như giám sát
của Quốc hội và HĐND, kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND), thanh tra, kiểm tra
của Chính phủ... Những công trình này đã đưa ra được các đánh giá khái quát, các giải pháp
mang tính định hướng chung của việc kiểm soát quyền lực, nhưng chưa đi sâu luận chứng
hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước ở nước ta.


Đề tài mà tác giả chọn tập trung đi sâu vào hệ thống tổ chức và hoạt động kiểm soát
quyền lực nhà nước ta hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1.

3

Mục đừh

Góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kiểm soát quyền lực nhà
nước ở nước ta hiện nay.
3.2.

Nhiệm vụ

- Hệ thống hóa một cách khái quát các quan điểm, lý thuyết, các khái niệm, phạm

trù và thành tựu khoa học trong và ngoài nước về kiểm soát quyền lực nhà nước.
Về mặt lý luận, làm rõ tính tất yếu khách quan, những yêu cầu thực tế và khả năng
thực hiện việc kiểm soát quyền lực ở nước ta hiện nay.
-

Làm rõ thực trạng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước ở Yiệt Nam hiện nay.

-

Đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát quyền

lực nhà nước ở nước ta hiện nay.
4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

-

Quá trình tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước

ở nước ta: bao gồm các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, chính quyền địa phương.
-Tổ chức và hoạt động của Đảng, các đoàn thể nhân dân trong quá trình thực hiện
dân chủ và tham gia kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước.
-

Nhà nước vừa là người thực thi quyền lực, vừa là người kiểm soát và là đối

tượng chịu sự kiểm soát. Luận văn sẽ nghiên cứu hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà
nước với tư cách chủ thể kiểm soát và cả đối tượng bị kiểm soát.
5.


Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

-

Vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của

Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và thực thi quyền lực nhà nước, về công tác kiểm tra,
kiểm soát.
-

Vận dụng lý luận về kiểm soát quyền lực của các nhà tư tưởng chính tri trên

thế giới, đặc biệt là các tư tưởng thòi đại khai sáng về tổ chức quyền lực nhà nước và kiểm
soát quyền lực nhà nước.
-

Các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tổ chức và hoạt động của

các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ kiểm soát quyền lực nhà nước.


-

Sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử, lôgic, phân tích, thống kê, tổng

hợp, so sánh, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp chuyên ngành và liên ngành khác.
6.
Cái mới và ý nghĩa của luận văn
4


Đưa ra kiến giải bước đầu về kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam. từ cơ chế,
hoàn thiện cơ chế; phương thức hoạt động, đến việc xác định khâu đột phá trong việc kiểm
soát quyền lực nhà nước.
Ý nghĩa của luận văn:
-

Góp phần nâng cao nhận thức về tính tất yếu của việc kiểm soát quyền lực ở

nhà nước ta hiện nay.
-

Bước đầu cung cấp những kiến giải có tính học thuật về kiểm soát quyền lực

nhà nước.
-

Trên cơ sở mô tả thực trạng kiểm soát quyền lực nhà nước, luận văn đưa ra

những dự báo và kiến nghị về nguy cơ quyền lực không được kiểm soát.
Nhờ vậy mà luận văn có ý nghĩa tham khảo cho các nhà hoạt động chính trị xã hội
trong thực tiễn đồng thời góp phần nâng cao văn hóa chính trị cho người đọc.
Những giải pháp mà luận văn đưa ra có thể được áp dụng trong thực tiễn góp phần
hạn chế tha hóa quyền lực trong bộ máy nhà nước, đẩy mạnh thực thi dân chủ trong xã hội
chúng ta nhằm làm cho quyền lực nhà nước được thực hiện khoa học, hiệu lực, hiệu quả,
bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân.
7.

Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn
gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1
KIỂM SOÁT QUYỂN Lực NHÀ NƯỚC MỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LUẬN VÀ THựC
TIEN

1.1. KIỂM SOÁT QUYỂN Lực LÀ YÊU CẦU TẤT YẾU KHÁCH QUAN

1.1.1.

Khái niệm quyền lực nhà nước - kiểm soát quyền lực nhà nước
- Quyền lực Nhà nước:

Nhà nước là sản phẩm của đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị
phân chia thành những giai cấp đối kháng.


Quyền lực nhà nước là biểu hiện tập trung của quyền lực chính trị và là trung tâm
của quyền lực chính trị, được hình thành thông qua cuộc đấu tranh chính trị, nhằm giành
quyền tổ chức nhà nước và thực hiện chức năng thống trị xã hội.
5

Quyền lực nhà nước được thực hiện thông qua tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, trong đó có việc tổ chức và việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Đồng thời còn được bảo đảm bằng các phương tiện độc quyền như luật pháp, và bộ máy
cưỡng chế chuyên nghiệp quân đội, cảnh sát, nhà tù...
ở đây cần thấy rằng, quyền lực nhà nước mang tính chính trị, nhưng không phải mọi
quyền lực chính tri đều là quyền lực nhà nước. Quyền lực chính tri rộng hơn, đa dạng hơn
về phương thức thực hiện cũng như hình thức thể hiện, có nhiều cấp độ hơn về cơ cấu của
chủ thể quyền lực.

Sự thay đổi vai trò vị trí của các giai cấp trong đòi sống sản xuất xã hội sẽ dẫn tới
việc chuyển chính quyền nhà nước từ tay giai cấp này sang tay giai cấp khác, dẫn tới thay
đổi căn bản tính chất của quyền lực nhà nước, phương thức cầm quyền, các quan hệ chính
trị, các thể chế chính tri và hệ thống chính trị. Các cơ quan nhà nước thực chất là các cơ
quan thực thi quyền lực nhà nước, được các giai cấp và lực lượng xã hội (còn gọi là nhân
dân) trao quyền cho mà thôi. Tuy nhiên, do những hình thức ủy quyền và kiểm soát quyền
lực nhà nước khác nhau, nên nhiều lúc quan hệ giữa người có chủ quyền và người được ủy
quyền bị tha hóa, xuyên tạc.
Quyền lực nhà nước dưới chủ nghĩa xã hội (CNXH) có những điểm khác biệt so với
quyền lực nhà nước trong các xã hội trước đó ở chỗ nhà nước XHCN là nhà nước chuyên
chính của giai cấp công nhân. Nhưng lợi ích căn bản của giai cấp công nhân là thống nhất
với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động. Nên quyền lực nhà nước dưới CNXH đã có sự
thống nhất giữa tính giai cấp và tính xã hội, giữa tính chính trị với tính công quyền. Trong
các kiểu nhà nước khác, đặc biệt là nhà nước quân chủ chuyên chế, giữa chức năng giai cấp
đối lập với chức năng xã hội, lợi ích của giai cấp thống trị đối lập với lợi ích quảng đại quần
chúng.
Trong nền dân chủ XHCN, chức năng giai cấp và chức năng xã hội tạo thành một
thể thống nhất, trở thành điều kiện và tiền đề hoàn thiện cho nhau.
Ở Việt Nam, các bản hiến pháp đều nhất quán khẳng định quyền lực nhà nước thuộc
về nhân dân.
Tại Điều 1 Hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã quy định rõ:
"Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi


giống, gái trai, giàu nghèo giai cấp, tôn giáo". Tư tưởng nhất quán này đều được thể hiện
qua Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992. Tại Điều 2 và Điều 6 Hiến pháp
1992 thì "Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân vì
6

nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp

công nhân vói giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức", "nhân dân sử dụng quyền lực nhà
nước thông qua Quốc hội và Hội đổng nhân dân là những cơ quan đại diện cho ý chí và
nguyện vọng của nhân dân, do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân".
Quyền lực nhà nước bao giờ cũng được thực hiện bởi các cơ quan trong bộ máy, với
những con người cụ thể trong bộ máy ấy. Yì vậy, việc thực thi quyền lực cụ thể phụ thuộc
vào phương thức tổ chức bộ máy nhà nước và con người trong bộ máy ấy. Nếu như người
cầm quyền được trao quyền, không biết thực thi quyền lực cho đúng, hoặc sử dụng quyền
lực vì mục đích vụ lợi thì sức mạnh của quyền lực nhà nước sẽ gây nguy hiểm cho xã hội.
Vì thế muốn có một xã hội tốt đẹp, quyền tự do con người được đề cao, xã hội không phải
gánh chịu những lộng hành sai phạm vô ý thức hoặc có ý thức của nhà nước thì phải có cơ
chế kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát hoạt động của công chức, viên
chức nhà nước. Đây là một yêu cầu tất yếu trong tổ chức và hoạt động của một nhà nước
dân chủ, kể cả trong nền dân chủ XHCN của chúng ta.
-

Khái niệm kiểm soát quyền lực nhà nước: là hoạt động có chủ đích của nhà nước và xã
hội, với tổng thể những phương tiện tổ chức và pháp lý thông qua các hình thức hoạt động
như giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, kiểm toán, tài phán nhằm hạn chế nguy cơ sai
phạm cũng như những hành vi lộng quyền, chuyên quyền, độc đoán của cơ quan quyền lực
nhà nước và của công chức nhà nước. Đảm bảo cho quyền lực nhà nước được thực hiện
đúng mục đích, khoa học, hiệu lực và hiệu quả.

1.1.2.
-

Cơ sở khoa học của việc kiểm soát quyền lực nhà nước

Mục đích của việc kiểm soát quyền lực nhà nước là đảm bảo cho quyền lực nhà nước
không bị lạm dụng, ngăn chặn các hiện tượng, xu hướng, quan liêu, độc tài, chuyên quyền,
độc đoán trong bộ máy nhà nước, không bị sử dụng trái vói ý chí của nhân dân. Khi quyền

lực càng tập trung, thì khả năng kiểm soát nó càng khó. Nếu không có sự kiểm soát tốt nó
trở thành bức rào cản của tự do và dân chủ, lđm hãm sự tiến bộ xã hội. Xã hội càng phát
triển, quyền lực của nhà nước càng lớn thì yêu cầu của kiểm soát quyền lực nhà nước tăng
lên. Hiện nay trên thế giới đang tổn tại các hệ thống kiểm soát quyền lực khác nhau đó là:
Hệ thống kiểm soát quyền lực của nhà nước với tư cách là một kết cấu phân cấp,
phân quyền quyền lực công.


Hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước của các tổ chức, thiết chế chính trị xã hội.
Hệ thống kiểm soát quyền lực nhà nước của các cá nhân công dân thành viên xã hội.
Mỗi hệ thống trên có nhiều bộ phận khác nhau với
7 những phương thức thực hiện
khác nhau.
- Quyền lực nhà nước có thể được kiểm soát thông qua hai yếu tố: Quá trình tổ chức
bộ máy nhà nước sao cho các bộ phận của nhà nước có khả năng kiểm soát lẫn nhau và hoạt
động của các hệ thống kiểm soát quyền lực từ bên trong và bên ngoài bộ máy nhà nước.
Tổ chức là cách thức tạo lập và xây dựng hệ thống quyền lực, các bộ phận cấu thành
quyền lực, giới hạn chức năng của từng bộ phận, mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận
quyền lực, trình tự, thủ tục thực hiện quyền lực. Hệ thống kiểm soát quyền lực là hệ thống
kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quyền lực. Các hình thức phản biện từ phía các
chủ thể khác nhau của hệ thống chính trị, các biện pháp xử lý nhằm đảm bảo tính đúng đắn
trong việc sử dụng quyền lực nhà nước. Xét một cách tổng quát yếu tố tổ chức có ý nghĩa
quan trọng nhất, bỏi vì đây là khỏi điểm cho việc sử dụng cũng như kiểm soát quyền lực.
Trong các xã hội bóc lột trước đây, nhà nước xuất hiện từ xã hội, trở thành lực lượng
tách ròi xã hội, đứng trên xã hội, do đó nó có nguy cơ thoát ly khỏi sự kiểm soát của của
nhân dân. Mặc dù, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân. Như thế trong xã hội có giai
cấp đối kháng, nhân dân có rất ít khả năng thực tế tham gia vào việc tổ chức quyền lực nhà
nước, để từ đó kiểm soát được quyền lực. Việc kiểm soát quyền lực này thực tế phụ thuộc
trước hết là vào cấu trúc quyền lực của nó. Một cấu trúc có thể cho phép tổn tại sự kiểm
soát, sau đó là năng lực kiểm soát của các chủ thể khác. Chế độ tập quyền chuyên chế kéo

dài suốt thời kỳ trung cổ thực sự là mảnh đất cho sự lộng hành, cản trở sự phát triển xã hội.
Để xóa bỏ rào cản đi đến tự do, dân chủ đã buộc các nhà tư tưởng phải tìm ra các giải pháp
cho sự tiến bộ xã hội, học thuyết phân quyền mà trường phái khai sáng đề xướng đến nay
vẫn là những chỉ dẫn cho việc kiểm soát quyền lực ở các quốc gia mà nhà nước chưa thực
sự là của dân, nhân dân chưa có đủ điều kiện để kiểm soát hữu hiệu quyền lực nhà nước.
Kiểm soát quyền lực từ tổ chức bộ máy nhà nước theo nguyên tắc phân quyền có
những ưu điểm sau đây:
Thứ nhất: Sự phân ra rành mạnh về chức năng và nhân sự, cùng với cơ chế kìm chế,

đối trọng vừa có tác dụng đề cao trách nhiệm cá nhân, tính độc lập sáng tạo của cá nhân
trong thực thi quyền lực nhà nước vừa hạn chế khả năng lạm quyền và tạo điều kiện thuận
lợi cho việc phát giác sự lạm quyền.


Thứ hai: Ở mức độ nhất định cơ chế phân quyền đảm bảo tính độc lập của cơ quan

xét xử.
Thứ ba: Cơ chế kìm chế đối trọng là một trong những
8 đảm bảo (ở mức độ nhất định)

hiệu lực của hiến pháp.
Xuất phát từ ưu điểm trên đây, các nước tư bản hiện đại đã áp dụng học thuyết phân
chia quyền lực trong tổ chức bộ máy nhà nước của mình và coi đó là một trong những
nguyên tắc quan trọng nhất, có ý nghĩa cơ sở để đảm bảo dân chủ, tự do, bình đẳng xã hội.
Tuy nhiên cũng cần nói rằng, mặt trái của phân quyền là tranh giành, chia rẽ phân
tán quyền lực nếu không được kiểm soát tốt. Vì vậy, phân quyền vừa có mục đích kiểm soát
quyền lực vừa phải kiểm soát cả sự phân quyền và thực thi quyền lực trong cơ chế phân
quyền.
- Dưổi chế độ XHCN, về nguyên tắc nhân dân có toàn quyền quyết định đối với
quyền lực nhà nước, có toàn quyền kiểm soát quyền lực đó. Thế nhưng các nguyên tắc đó

chỉ có thể trở thành hiện thực khi có một cơ chế tổ chức và thực hiện khả thi quyền lực nhà
nước từ phía nhân dân. Nhân dân, vói tư cách là người chủ của quyền lực, có quyền và cần
thiết phải thực hiện sự kiểm soát như vậy nhằm đảm bảo quyền lực được thiết lập và thực
hiện vì lợi ích của nhân dân và xã hội. ở đây sự kiểm soát quyền lực có sự khác biệt về chất
so với sự kiểm soát quyền lực của nhân dân trong xã hội tư sản. Nhân dân kiểm soát quyền
lực không chỉ nhằm đảm bảo quyền lực không bị lạm dụng, mà còn đảm bảo khả năng nhân
dân thay đổi quyền lực đó cả về nội dung, hình thức, phương thức thực hiện nếu thấy cần
thiết. Yiệc yêu cầu nhân dân kiểm soát một cách toàn diện và ngày càng đầy đủ hơn quyền
lực nhà nước, đòi hỏi nhà nước XHCN phải đảm bảo tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân
chủ. Nguyên tắc này đảm bảo cho nhân dân thông qua những người đại diện của mình có
thể kiểm soát toàn bộ quyền lực nhà nước.
1.1.3.

Tư tưởng về kiểm soát quyền lực nhà nước trong lịch sử tư tưởng chính

trị
Việc kiểm soát quyền lực có thể được xem xét từ nhiều khía cạnh khác nhau, trong
đó có ít nhất là hai xuất phát điểm cơ bản: từ lợi ích của những người nắm giữ quyền lực và
từ lợi ích của những người chịu tác động quyền lực. Thực tiễn lịch sử cho thấy các chủ thể
nắm quyền lực thường có xu hướng lạm quyền, sử dụng quyền lực được trao để mưu tính
lợi ích khu biệt, cá nhân. Ngay từ thời cổ đại cho đến ngày nay việc nghiên cứu về kiểm
soát quyền lực đã được đề cập đến ở các mức độ khác nhau trong lịch sử tư tưởng chính tri


cả phương Đông và phương Tây. Nhằm đưa ra những kiến giải để kiểm soát quyền lực khi
quyền lực được trao cho chủ thể nắm quyền.
1.1.3.1.

Các nhà tư tưởng cổ đại


9

- Phương Đông
Tư tưởng về quyền lực chính tĩị và kiểm soát quyền lực cai trị đáng chú ý nhất trong
trường phái pháp tri Trung Hoa cổ đại, được biểu hiện trong tác phẩm của Hàn Phi Tử, một
"Tập đại thành" gói trọn kinh điển pháp gia. Trong xã hội phong kiến chuyên chế phương
Đông, vua thâu tóm mọi quyền lực nhà nước cả quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp, tức
vận mệnh của đất nước đặt cược vào trong tay một con người. Yiệc kiểm soát quyền lực từ
trên xuống của nhà vua là khá chặt chẽ, để chống lại sự phản kháng của dân chúng và sự
mưu lợi ích riêng của đội ngũ quan lại, nhằm mục đích bảo vệ chế độ chính trị quân chủ
chuyên chế, đem lợi ích cho vua và giai cấp thống tri. Thực hiện mục tiêu đó, các nhà pháp
tậ đặc biệt là Hàn Phi Tử đã không ngừng tìm tòi, khám phá kế thừa và phát triển những hạt
nhân hợp lý trong tư tưởng pháp trị, để hình thành những quan điểm và nguyên tắc pháp lý
tương đối hoàn chỉnh thông qua hệ thống pháp luật nhằm kiểm soát việc thực thi quyền lực
của đội ngũ quan lại trong hệ thống chính quyền nhà nước chuyên chế.
Học thuyết pháp trị của Hàn Phi Tử là một hệ thống quan điểm về pháp - thế - thuật,
lấy pháp làm nội dung cai trị gồm những đặc trưng cơ bản: 1- Pháp là pháp luật thành văn
của quốc gia, gồm những điều luật, luật lệ, quy định mang tính nguyên tắc được biên soạn
rõ ràng minh bạch như khuôn mẫu, được chép trong đồ thư và bày ra ở nơi quan phủ, ban
bố rộng rãi cho dân chúng biết việc gì làm được và việc gì không làm được. 2- Nội dung và
các hình thức thưởng phạt. 3- Mục đích thức hiện pháp là:
Để chữa cái loạn của dân chúng, trừ cái họa trong thiên hạ. Khiến cho kẻ
mạnh không lấn át người yếu, kẻ đông không xúc phạm số ít, người già được thỏa
lòng, ngưòi trẻ và cô độc được trưởng thành, biên giói không bị xâm lấn, vua và
tôi thân yêu nhau, cha con giữ gìn cho nhau, lại không mắc phải cái lo bị giết
chóc hay bị giặc bắt cầm tù, đó cũng là cái công hết sức lớn [55, tr. 130].
Như vậy, pháp luật được Hàn Phi xem là tiêu chuẩn để phân biệt đúng - sai, chính
tà, là phương tiện của người cầm quyền dùng để điều khiển đất nước. Theo Hàn Phi chỉ có
pháp luật mới làm cho nước trị: "Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng
tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa" [55, tr. 500].



Điều này cho thấy, pháp luật trở thành công cụ hữu hiệu quan trọng nhất trong của
bình ổn xã hội kể cả đối với đội ngũ quan lại không thể dùng quyền lực nhà nước do vua
trao mà mưu lợi ích riêng được. Đây cũng là điểm rất quan trọng mà từ xưa đến nay nhân
1

loại vẫn chưa giải quyết được một cách thỏa đáng; mâu thuẫn công và tư, trung với hiếu,
danh và thực trong đời sống con người. Cho nên trị nước phải coi trọng pháp luật, thưởng
phạt phải nghiêm minh, pháp luật là công cụ của các đế vương khi thực thi quyền lực, để cai
tri đất nước và nó đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nhà nước phong kiến trung ương
tập quyền mạnh.
-

Các nhà tư tưởng cổ đại phương Tây
Không chỉ có trong các nhà nước đương đại mà đã xuất hiện ngay từ thời cổ đại, ở

Aten vào năm 461 TCN dưới chính quyền Pericles, Hội nghị nhân dân - cơ quan có chức
năng tương tự như cơ quan lập pháp ngày nay, mỗi năm phải họp ít nhất 10 lần và trong hội
nghị, theo thủ tục bao giờ dân chúng cũng được mời biểu quyết chấp thuận hay khiển trách
các viên chức của họ. Nếu khiển trách thì tiếp theo sẽ có cuộc truy tố trước tòa án; tương tự
như một thủ tục bãi nhiệm; khi đến cuối năm mỗi viên chức phải tường trình trước một ủy
ban đặc biệt về tiền công quỹ mà họ là người thu, người giữ, hay ngưòi chi tiêu. Đây là hình
thức ban đầu sơ khai của sự kiểm soát của nhân dân đối vói việc thực hiện quyền lực nhà
nước, sự kiểm soát của cơ quan lập pháp đối vói các nhân viên nhà nước.
-

Bước chuyển sang chế độ phong kiến cũng đổng thời đánh dấu sự thay đổi cơ

bản trong tổ chức quyền lực xã hội. Toàn bộ quyền lực từ quyền lập pháp, hành pháp đến

quyền tư pháp đều tập trung vào một người là nhà vua. Do không có cơ chế kiểm soát,
quyền lực xã hội phong kiến chìm đắm trong sự độc đoán chuyên quyền, còn gọi là "đêm
dài trung cổ".
-

Trong xã hội chiếm hữu nô lệ và phong kiến, quyền lực nhà nước (quyền

hành pháp, quyền lập pháp, quyền tư pháp) đều nằm trong tay một nhà quân chủ. Nhà nước
quân chủ chuyên chế - quyền lực của nhà vua là vô hạn. Cách tổ chức quyền lực chuyên chế
dẫn đến sự lạm quyền, và tùy tiện.
Trong điều kiện đó, hệ tư tưởng giải phóng để phát triển của cuộc cách mạng tư sản
mà cốt lõi là học thuyết về quyền tự nhiên, chủ nghĩa lập hiến và chế độ đại nghị.... đánh
dấu bước tiến mới trên con đường giành dân chủ.
Các Mác có một nhận xét rất xác đáng về chế độ đó rằng: Sự tùy tiện là quyền lực
của vua, hay quyền lực của vua là sự tùy tiện.


Để chống lại chế độ chuyên quyền, độc đoán đó ngay từ thời cổ đại đã xuất hiện tư
tưởng phân quyền. Ở những mức độ khác nhau. Đại biểu của những tư tưởng ấy là Platôn
(427 - 347 TCN) và Arixtôt (384 - 322 TCN).

1

Aristôt quan niệm hình thức nhà nước phụ thuộc vào cách tổ chức quyền lực chính

trị. Nhà nước là một thể thống nhất được tạo bởi ba bộ phận độc lập. Cơ quan nghị luận
(làm luật), cơ quan chấp hành (hành chính), cơ quan xét xử, trong đó cơ quan làm luật giữ
vị trí vai trò chủ đạo, bởi lẽ ông quan niệm luật thống trị tất cả, các cơ quan hành chính
không có quyền đó mà chỉ cụ thể hóa luật và thực thi pháp luật.
Như vậy, tư tưởng phân quyền thời cổ đại chỉ là phân công lao động, phân công

chức năng, thẩm quyền giữa các bộ phận của bộ máy nhà nước. Việc thực hiện nhiệm vụ
nhà nước theo chức năng, tự nó đã có sự giám sát quyền lực.
Platôn cho rằng, nguyên tắc cơ bản của xã hội lý tưởng là chính tĩị phân giải thành

pháp lý, hành chính, tư pháp và ngoại giao. Song tất cả các yếu tố đó phải được thống nhất
bỏi chính trị. Tức là phân công lao động trong bộ máy nhà nước là cần thiết, hoạt động của
nhà nước như lập pháp, hành pháp, tư pháp cùng nhằm vào một đối tượng, nhưng đổng thời
chúng có khác nhau.
Một nhà nước lý tưởng, nhà nước đó phải được cầm quyền bỏi sự thông thái; có sự
phân công lao động giữa các tầng lớp người khác nhau. Nhà nước đó gồm ba tầng lớp (giai
cấp) cơ bản:
Tầng lớp các pháp quan là những người có lý trí, có vai trò cai tri thành bang.
Tầng lóp chiến binh là những người có sức mạnh bảo vệ thành bang.
Tầng lóp nông dân, thợ thủ công là những người nặng về đời sống nhục cảm, có
trách nhiệm cung cấp đồ ăn, vật dụng cho thành bang.
1.1.3.2. Các nhà tư tưởng thời cận đại
Các nhà tư tưởng thời cận đại đã kế thừa tư tưởng phân quyền về kiểm soát quyền
lực thời cổ đại, phát triển thành học thuyết "phân chia quyền lực" vào thời kỳ cách mạng tư
sản thế kỷ XVI - XVIII đại diện là Jon Lock và đỉnh cao là Mongtecxkiơ.
Theo Jon Lock (1632 -1704), trong tác phẩm sự luận giải về chính quyền, thì để bảo

đảm quyền lực thực thi đúng quĩ đạo của nó; quyền lực nhà nước phải được hạn chế theo
nguyên tắc phân chia quyền lực; tách hành pháp ra khỏi lập pháp và nhà làm luật cũng phải
lệ thuộc vào luật, tuân theo luật, chia quyền lực nhà nước thành: lập pháp, hành pháp, và
quyền lực liên bang. Quyền lập pháp do nghị viện, cơ quan đại diện nhân dân thực hiện.
Quyền hành pháp và quyền liên bang cần trao cho một nhân vật - nhà quân chủ, nhưng


người đó không được lạm quyền. Còn quyền tư pháp chỉ là một bộ phận của quyền hành
pháp, nhưng khi xét xử phải có sự tham gia của nhân dân.

Jon Lock muốn trao từng bộ phận quyền lực cho 1những lực lượng chính tri xã hội
khác nhau là tư sản và phong kiến.
Trong cơ cấu quyền lực, quyền lập pháp có vai trò chủ đạo, nhưng không tuyệt đối
vì quyền lực tối cao thuộc về nhân dân. Là ngưòi có thể giải tán hay thay đổi thành lập cơ
quan lập pháp khi hoạt động không còn đủ tín nhiệm với nhân dân...
- Mongtexkỉơ ị1689 - 1775): Là nhà tư tưởng chính trị xuất sắc của pháp, người đề
xưổng học thuyết phân quyền; tư tưởng của ông được phản ánh trong tác phẩm "Tinh thần
pháp luật" và "Những bức thư thành Ba Tư".
Nghiên cứu lịch sử của chế độ chuyên chế, quyền lực nằm trong tay một người, hay
một tổ chức tất yếu dẫn đến lạm quyền và sử dụng quyền lực để mưu lợi ích riêng. Tác giả
cho rằng, để loại trừ khả năng lạm quyền thì cần phải thiết lập một trật tự trong đó - quyền
lực lập pháp, hành pháp, tư pháp phải độc lập, trở thành lực lượng kiềm chế nhau. Quyền
lập pháp được chia giữa tư sản và phong kiến. Nghị viện có hai viện, Thượng viện đại diện
cho quý tộc; Hạ viện đại diện cho dân. Quyền hành pháp thuộc quý tộc, và thành lập chính
phủ của nhà vua nhưng chịu trách nhiệm trước nhân dân, tức là trước giai cấp tư sản.
Mongtecxkiơ giải thích như sau: "Khi mà quyền lập pháp và quyền hành pháp nhập lại
trong tay một người hay một viện nguyên lão thì sẽ không còn gì là tự do nữa, vì người ta
sợ rằng chính ông ta hay Viện ấy chỉ đặt ra luật độc tài để thi hành một cách độc tài" [50, tr.
100], Cũng tương tự như vậy, "nếu quyền tư pháp nhâp lại với quyền lập pháp thì người ta
sẽ độc đoán với quyền sống và quyền tự do của công dân" [50, tr. 100] và "nếu quyền tư
pháp nhập lại với quyền hành pháp thì ông quan tòa sẽ có cả sức manh của kẻ đàn áp" [50,
tr. 101] và "nếu một người hay một tổ chức của quan chức hoặc của quý tộc hoặc của dân
chúng nắm luôn cả ba thứ quyền nói trên thì tất cả sẽ mất hết" [50, tr. 101].
Ông còn cho rằng, quyền tư pháp phải độc lập, không trao cho cơ quan thường trực
nào, mà trao cho nhân dân bầu theo định kỳ.
Mongtecxkiơ chỉ ra rằng: "Cơ quan đại biểu cho dân chỉ nên làm ra luật và xem xét
ngưòi ta thực hiện luật như thế nào" [50 tr. 101] và không có "chức năng ngăn cản" tức là
"quyền làm cho quyết định của ngưòi khác trở thành vô hiệu" [50, tr. 101].
Thuyết phân chia quyền lực ra đòi trở thành ngọn cờ tư tưởng của giai cấp tư sản
tập hợp quần chúng chống chế độ phong kiến. Khi giai cấp tư sản giành được chính quyền,

học thuyết này đã trở thành nguyên tắc căn bản về tổ chức và hoạt động của nhà nước tư
sản. Ý nghĩa lịch sử của học thuyết phân quyền là ở chỗ thấy được sức mạnh của quyền lực


nhà nước (vói tư cách là quyền lực của nhân dân ủy quyền). Vì thế nó không được trao cho
một ai hoàn toàn, mặt khác nó cho thấy sự nguy hiểm nếu quyền lực nhà nước không được
kiểm soát để rơi vào tay quý tộc hay tư sản. Cũng cần thấy rằng, nguồn gốc sâu xa của lý
1

thuyết phân quyền là: ở chỗ nó đã thích ứng với tính không thuần nhất về lợi ích giữa các
bộ phận khác nhau trong nội bộ giai cấp tư sản, thích ứng với tình trạng tranh giành quyền
lực diễn ra liên tục giữa các bộ phận đó.
Như vậy, về phương tiện chính tậ trước đây phân quyền là cái cớ để giai cấp tư sản
đòi chia quyền thống tri với giai cấp phong kiến, thì hiện giờ là giải pháp tổ chức quyền lực
thích ứng với mâu thuẫn trong lòng xã hội tư bản. Tuy nhiên bản thân học thuyết phân
quyền ngoài việc phản ánh hiện tượng khách quan của xã hội tư sản là có mong muốn một
xã hội tốt đẹp, trong đó quyền tự do con người được đề cao, xã hội không phải gánh chịu
những lộng hành của nhà nước, họ đã kỳ vọng chủ yếu vào sự kiểm soát quyền lực nhà
nước ngay trong hệ thống tổ chức quyền lực.
I.I.3.3. Quan điểm của các nhà kỉnh điển mác-xít về kiểm tra - kiểm soát quyền
lực nhà nước
* Quan điểm của Mác - Ẵngghen

Qua di sản lý luận mà Mác - Ảngghen để lại, hầu như hai ông không đi sâu bàn tới
việc kiểm soát quyền lực một cách trực tiếp, mà bàn tới công tác kiểm tra, kiểm soát của
Đảng và Nhà nước. Mặc dầu vậy chúng ta cũng có thể thấy rõ quan điểm của các ông về
kiểm soát quyền lực. Vì vậy, khi nghiên cứu Mác - Ảngghen chúng ta cần có cách tiếp cận
rộng hơn các hình thức giám sát quyền lực. Trong bộ Tư bản, Mác đã đề cập đến công tác
kiểm tra nói chung - kiểm tra là một phương thức hành động để thực hiện mục đích. Nó như
là quy luật. Như vậy theo quan điểm của Mác - Ảngghen thì kiểm tra là một tất yếu khách

quan đối vói hoạt động của con ngưòi và tổ chức. Có hoạt động thì phải có kiểm ưa. Các
Mác khẳng định rằng:
Vào một thòi kỳ ở một nước mà thế lực vua chúa, giai cấp quý tộc và giai
cấp tư sản tranh giành quyền thống trị, mà do đó quyền thống tri bị phân chia thì
học thuyết phân quyền tỏ ra là tư tưởng thống trị, nó được người ta coi là quy luật
vĩnh viễn... mỗi điều khoản của hiến pháp đều chứa sẵn trong bản thân nó cái
phản đề của bản thân nó, cái thượng viện và hạ viện của nó tự do trong câu nói
chung chung, và xóa bỏ cái tự do trong điều khoản kèm theo... Hiến pháp đã được
thảo ra sao cho nghị viện có thể gạt bỏ được tổng thống bằng con đường lập hiến,
nhưng Tổng thống lại có thể gạt bỏ nghị viện bằng con đường không hợp hiến,
bằng cách thủ tiêu luôn cả hiến pháp. Như thế là ở đây, bản thân hiến pháp lại đi


thách thức thủ tiêu mình bằng bạo lực. Chẳng những nó thần thánh hóa chế độ
phân quyền giống như Hiến chương 1830, mà nó còn mở rộng chế độ phân quyền
đến chỗ mâu thuẫn không sao chịu nổi... Nếu hiến pháp giao cho tổng thống
1

quyền thực tế thì nó lại cố gắng bảo đảm cho nghị viện quyền tinh thần... [41, tr.
236],
Khi xem xét mối liên hệ giữa Thuyết phân quyền với sự phân công lao động trong
bộ máy nhà nước Ph. Ãngghen đã viết "Phân quyền được xem như là nguyên tắc thiêng
liêng và không thể xâm phạm được trên thực tế, về thực chất nó không có gì khác là sự
phân công công việc lao động được áp dụng đối với bộ máy nhà nước nhằm đơn giản hóa
và để kiểm tra" [43, tr. 405], Các ông cho rằng, Thuyết phân quyền ở đó Nghị viện chỉ là
nơi bàn cãi suông, tòa án chỉ độc lập giả dối, còn toàn bộ quyền lực tập trang vào cơ quan
hành pháp. Trên cơ sở kế thừa những hạt nhân hợp lý của các học thuyết chính tri pháp lý,
kể cả thuyết phân chia quyền lực. Đổng thòi, tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, Mác
và Ảngghen đã cho ta thấy, trong xã hội có giai cấp đối kháng, quyền lực nhà nước nằm
trong tay giai cấp thống trị; nếu chế độ nhà nước đó bị đập tan thì quyền lực nhà nước trở

về tay nhân dân, như chính cội nguồn ban đầu của nó, nhân dân là gốc của quyền lực là chủ
thể của quyền lực. Sự thay đổi về bản chất này cần có quan điểm mói về tổ chức và thực
hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước khi nhà nước của nhân dân lao
động được thành lập dưới CNXH.
* Quan điểm của V.I. Lênin
về công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm kê kiểm soát, V.I. Lênin bàn đến rất nhiều, rất
sâu (ở trong khoảng không dưới 150 tác phẩm). Nội dung quan điểm của V.I. Lênin được
thể hiện rõ ở 4 vấn đề chủ yếu sau:
+ Tính tất yếu phải kiểm tra, kiểm kê, kiểm soát.
+ Những nội dung cơ bản của kiểm tra, kiểm soát.
+ Chủ thể kiểm tra, kiểm soát và đối tượng của nó.
+ Tổ chức, hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra, kiểm soát...
Theo Lênin, những nội dung chủ yếu của kiểm tra, kiểm soát bao gồm:
Một là, kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất và phân phối những sản phẩm chủ yếu

nhất.
Hai là, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính và tiền tệ, nhất là hoạt động của

ngân hàng, lưu thông tiền tệ, thu nhập, chi tiêu và nộp thuế của các nhà giàu.


Ba là, kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật

của Nhà nước; việc thi hành các chức trách và chấp hành kỷ luật lao động.
Bốn là, kiểm tra, kiểm soát để phát hiện kịp thòi và đấu tranh chống các hiện tượng
1

tiêu cực.

Đây chính là những vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, tuy nhiên ở các quy mô

rất khác nhau.
Nói một cách khái quát, theo V.I.Lênin, nội dung công tác kiểm tra bao gồm: kiểm
tra việc và kiểm tra người. Nó bao trùm toàn bộ việc kiểm soát việc thực thi quyền lực nhà
nước, chứ không chỉ là một quá trình của công tác lãnh đạo.
Khi giai cấp tư sản nắm quyền thống tĩị thì chủ thể kiểm tra, kiểm soát thuộc về giai
cấp tư sản. Còn đối tượng (khách thể) kiểm tra, kiểm soát là giai cấp vô sản và quần chúng
lao động.
Khi giai cấp vô sản giành quyền thống trị thì chủ thể kiểm tra, kiểm soát thuộc về
giai cấp công nhân và toàn thể dân cư tiến hành. Nhà nước chuyên chính vô sản dựa vào
quần chúng lao động, trước hết là công nhân và nông dân, để tiến hành kiểm tra, kiểm soát.
Đối tượng bị kiểm tra, kiểm soát lúc này bao gồm:
-

Tất cả các đơn vị kinh tế, các ngành...

-

Bọn ăn cắp, đầu cơ, làm ăn gian dối, nhận hối lộ, ăn bám, lưu manh, phá hoại

ngầm, bọn "con ông cháu cha".
-

Các biểu hiện của tính tự phát vô chính phủ.

-

Nhà nước và các tổ chức đảng vừa là chủ thể vừa là khách thể của công tác

kiểm tra, kiểm soát.
Tổ chức, hình thức, phương pháp tiến hành kiểm tra, kiểm soát

Công tác tổ chức là công tác có ích nhất và cần thiết nhất cho nhân dân. Nếu quần
chúng không có tổ chức thì không thể đảm bảo một sự kiểm tra, kiểm soát nghiêm chỉnh.
Cần đề bạt những người có tài tổ chức xuất thân từ tất cả các tầng lớp dân cư, các giai cấp
vào cương vị then chốt trong bộ máy kiểm tra, kiểm soát. Vấn đề cấp thiết nhất là tiến hành
cải tiến bộ máy nhà nước Xô viết theo nguyên tắc "Thà ít mà tốt". Cơ quan đầu tiên cần
phải được cải tiến là Bộ dân ủy Thanh tra công nông. Phải chọn ngưòi đứng đầu có uy tín,
coi trọng chất lượng và tình giảm biên chế của cơ quan này.


Riêng đối với cơ quan kiểm tra của Đảng phải được củng cố, xây dựng đủ mạnh để
thực thi tốt chức năng, nhiệm vụ của nó. Cần thiết lập ban kiểm tra song song vói Ban chấp
hành Trung ương. Thành phần của Ban này bao gồm những
1 đổng chí có uy tín nhất. Các
thành viên của Ban kiểm tra Trung ương có quyền tham dự các kỳ họp của Bộ Chính trị,
Ban Bí thư, có quyền đọc các tài liệu và có ý kiến.
Để nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát cần thực hiện tốt những phương pháp chủ
yếu sau:
Một là, phải tổ chức phối hợp việc kiểm tra, kiểm soát từ dưới lên và từ trên xuống.

Nhất thiết phải đặt ra và chấp hành những quy tắc về tiếp dân, tổ chức phòng tiếp khách sao
cho việc lui tới cơ quan được tự do, hoàn toàn không cần có giấy phép nào cả.
Hai là, phải công khai hóa việc kiểm tra, kiểm soát.
Ba là, kiểm tra phải thực sự, hình thức kiểm tra phải linh hoạt.
Bốn là, kiểm tra và xử lý phải thật nghiêm minh, kiên quyết.

1.1.3.4. Tư tưởng của chủ tịch Hồ Chí Mình và quan điểm Đảng Cộng sản Việt
Nam về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát ở Việt Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, kiểm
soát gắn liền với quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của Người về Đảng nói chung.

Xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, nhà nước của dân do dân, vì dân nói riêng.
Tư tưởng trên được hình thành rất sớm biểu hiện rõ nét trong hai văn kiện quan
trọng "Án nghị quyết của hội nghị trà bị toàn quốc đại biểu đại hội" ngày 23 tháng giêng
năm 1929 và trong Điều lệ của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Trong văn kiện thứ
nhất, Hổ Chí Minh đã đề cập đến vấn đề "đặt ra đặc biệt ủy viên Hội để điều tra và xử
đoán" [88, tr. 91] những sự kiện cáo nhau. Trong văn kiện thứ hai đã đề cập tói các hình
thức kỷ luật đối vói các hội viên của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên bị sai lầm, khuyết
điểm. Tiếp đó trong các văn kiện, bài nói, bài viết từ năm 1930 đến năm 1969 tư tưởng về
công tác kiểm tra, kiểm soát và thi hành kỷ luật đã không ngừng được người bổ sung, hoàn
thiện. Nội dung tư tưởng Hổ Chí Minh về công tác kiểm tra, kiểm soát và thực hành kỷ luật
được biểu hiện rõ nét ở những vấn đề chủ yếu sau:
+ Vì sao phải tiến hành công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý kỷ luật.
Học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân đã khẳng
định: chính đảng ra đời là một tất yếu lịch sử. Là đòi hỏi tất yếu khách quan của cuộc đấu


tranh giai cấp cần có lực lượng lãnh đạo giai cấp thể hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử thế giới
của giai cấp mình. Như vậy lãnh đạo là chức năng bao trùm của Đảng. Chức năng ấy được
qui định bởi ngay từ qui luật ra đời của Đảng.

1

Thế nào là lãnh đạo đúng? Trong tác phẩm sửa đổi lối làm việc Hồ Chí Minh đã
luận giải hết sức rõ ràng, lãnh đạo đúng có nghĩa là:
Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng..
Phải tổ chức sự thi hành cho đúng...
Phải tổ chức sự kiểm soát... [46, tr. 285],
Như vậy, sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước không phải là viết nghị quyết và ra chỉ
thị, mà điều quan trọng, lãnh đạo còn là tổ chức thi hành và kiểm soát thực hiện. Lãnh đạo
là kiểm soát, điều đó hoàn toàn chính xác cả về lý luận và thực tiễn. Sự chính xác của các

quyết định của Đảng và Nhà nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có một yếu tố quan
trọng là công tác kiểm tra, kiểm soát. Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Đảng có hiểu rõ tình hình thì đặt
chính sách mới đúng11., nếu không biết rõ tình hình mà đặt chính sách thì kết quả là "nổi
vuông úp vung tròn" không ăn khớp gì hết [46, tr. 267].
Kiểm tra, kiểm soát là tất yếu khách quan còn ở chỗ muốn cho ý chí, trí tuệ của toàn
Đảng, toàn dân thành hiện thực cuộc sống thì phải thường xuyên quan tâm đến công tác
quan trọng đó.
Trong tác phẩm "Một việc mà các cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay". Hổ Chí
Minh khẳng định:
Chính sách đúng là nguồn gốc thắng lợi.
Song từ nguồn gốc đi đến thắng lọi thực sự còn phải tổ chức, phải đấu
tranh.
Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hoặc thất bại của chính sách
đó là do nơi cách tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ và do nơi kiểm tra. Nếu
ba điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích [46, tr. 520].
ở đây chúng ta dễ dàng nhận thấy, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo tư tưởng của
V.I. Lênin:
Khi mục đích, nhiệm vụ chính tn đã được xác định, quyết định đã được
thông qua, thì nhiệm vụ tổ chức thực hiện phải đặt lên hàng đầu. Điều chủ yếu là
chuyển trọng tâm từ việc soạn thảo các sắc lệnh và mệnh lệnh sang việc lựa chọn
người và kiểm tra sự thực hiện. Đó là vấn đề then chốt nhất đối với Đảng tiên
phong, nhất là trong diều kiện Đảng cầm quyền. Tìm người, kiểm tra công việc -


tất cả là ở đó. Cần phải ưu tiên thời gian, trí tuệ thích đáng, vì nếu không làm như
vậy thì tất cả mọi mệnh lệnh và quyết định sẽ chỉ là mớ giấy lộn [29, tr. 450],
Tính tất yếu của công tác kiểm tra kiểm soát được 1quy định ngay từ qui luật và phát
triển của Đảng. Hồ Chí Minh luận giải rất rõ ràng những căn nguyên của những khuyết
điểm sai lầm trong Đảng: "Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã
hội. Vì vậy có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không

tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây,
ngấm vào trong Đảng" [46, tr. 261].
Trong Đảng ta gồm những ngưòi có tài, có đức, phần đông những người hăng hái
nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất, kiên quyết dũng cảm nhất. Tuy vậy, không phải là
ngưòi ngưòi đều tốt, làm việc đều hay. Trong Đảng chưa hoàn toàn tránh khỏi một vài kẻ vụ
lọi những việc không chính đáng. Do vậy kiểm tra và thực hành kỷ luật trong Đảng là một
tất yếu khách quan, để ngăn chặn khuyết điểm sai lầm, sửa chữa thói hư tật xấu, thải loại
những kẻ thoái hóa biến chất, xây dựng đảng trong sạch vững mạnh. Xây dựng nhà nước
của dân do dân vì dân.
+ Mục đích, ý nghĩa, tác dụng, nội dung của công tác kiểm tra
Phạm vi, nội dung của công tác kiểm tra rất rộng nhưng tập trung nhất là kiểm tra
việc và kiểm tra người. Yiệc ở đây chủ yếu bao gồm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính
sách pháp luật của nhà nước. Người ở đây là cá nhân cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh chỉ rõ
mục đích, tác dụng của công tác kiểm tra, kiểm soát là giúp Đảng và Nhà nước nắm chắc
được tình hình lãnh đạo, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, pháp luật của Đảng
và Nhà nước trong hiện thực cuộc sống có gì đúng đắn, sai lệch, ai chấp hành tốt, ai chấp
hành chưa tốt, năng lực thực tế của mỗi người...
Người cho rằng: có kiểm soát như thế mới biết rõ cán bộ và nhân viên tốt hay xấu.
Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm của các cơ quan. Mới biết rõ ưu điểm và khuyết điểm
của các mệnh lệnh và nghị quyết. Muốn chống bệnh quan liêu bàn giấy, muốn biết các nghị
quyết có được thi hành không, thi hành có đúng không; muốn biết ai ra sức làm, ai làm cho
qua chuyện, chỉ có một cách là khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi
ra hết, hơn nữa kiểm tra khéo về sau khuyết điểm nhất định sẽ bớt đi [46, tr. 287].
Cũng như V.I. Lênin, Hồ Chí Minh phê phán rất nghiêm khắc những cơ quan, cán bộ
mắc phải bệnh quan liêu, bệnh bàn giấy, "chỉ lo khai hội và thảo nghị quyết, đánh điện và
gửi chỉ thị" [46, tr. 520]; "có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ
mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững... Ngưòi cho rằng, những ngưòi đó


"không làm được việc, phải thải đi". Ngoài ra, Hổ Chí Minh còn lưu ý đến hai hạng người"

[46, tr. 286].
Một là, những ngưòi cậy mình là công thần cách mạng
1 rồi đâm ra ngang tàng, không

giữ gìn kỷ luật, không thi hành nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Họ kiêu ngạo, bất chấp
kỷ luật, kỷ cương. Vói những người này, "cần phải mời các ông đó xuống công tác hạ tầng,
khép họ và kỷ luật" để chữa tính kiêu ngạo, thói quan liêu cho họ và để giữ vững kỷ luật
của Đảng và Chính phủ.
Hai là, hạng ngưòi nói suông. Hạng người này tuy thật thà, trung thành nhưng không

có năng lực làm việc, chỉ biết nói suông.
HỒ Chí Minh đánh giá rất cao ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, đặc biệt là
kiểm tra việc và kiểm tra người. Người thường xuyên nhắc nhở: Đảng phải luôn luôn xét lại
những nghị quyết và những chỉ thị của mình đã thi hành thế nào. Nếu không như vậy thì
những nghị quyết và chỉ thị đó sẽ hóa ra lời nói suông mà còn hại đến lòng tin cậy của nhân
dân đối với Đảng.
Khi Đảng ta trở thành Đảng cầm quyền, lãnh đạo xây dựng CNXH thì công tác
kiểm tra càng có tác dụng, tầm quan trọng đặc biệt. Tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra
của Đảng, ngày 29/7/1964, Hồ Chí Minh nhấn manh:
Công việc của Đảng và Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt
mọi việc, thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường
lối và chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy Đảng phải tăng
cường công tác kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên
và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với nhà nước, làm gương mẫu tốt
cho nhân dân. Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức
[47, tr. 300],
+ Cách kiểm tra:

Hổ Chí Minh coi kiểm tra là một phương tiện, một liều thuốc đặc hiệu chống lại căn
bệnh "nghị quyết một đằng thi hành một nẻo" và bệnh quan liêu giấy tờ. Song, muốn đạt

hiệu quả cao thì phải "khéo kiểm soát". "Khéo" tức là phải trên cơ sở khoa học, có hình
thức, phương pháp kiểm tra linh hoạt, đa dạng. Ngưòi phê phán nghiêm khắc lối làm việc
quan liêu; thiếu kiểm tra, kiểm soát cụ thể; thích làm việc bằng giấy tờ thật nhiều; ngồi một
noi chỉ tay năm ngón. Cách làm việc như thế rất có hại. Nó làm cho lãnh đạo không đi sát
vói phong trào, không hiểu rõ được tình hình bên dưổi, cho nên phần nhiều chủ trương, nghị
quyết không được chấp hành đến noi đến chốn.


"Khéo" kiểm tra còn có nghĩa là:
-

Kiểm tra phải có hệ thống, nghĩa là khi đã có nghị quyết thì phải lập tức đốc

thúc sự thực hành nghị quyết ấy, phải biết rõ sự sinh hoạt và cách làm việc của cán bộ và
2

nhân dân địa phương ấy. Có như thế mới kịp thời thấy rõ những khuyết điểm và những khó
khăn để sửa đổi các khuyết điểm và tìm cách giúp đỡ để vượt qua mọi sự khó khăn.
-

Kiểm tra không nên chỉ bằng cứ vào giấy tờ báo cáo, ngồi trong phòng giấy

mà chờ người ta báo cáo mà phải đi đến tận nơi, xem tận chỗ.
-

Kiểm tra phải dùng cách thức thật thà tự phê bình và phê bình, để tỏ rõ mọi

khuyết điểm và tìm cách sửa chữa những khuyết điểm ấy. Như thế, thì cán bộ càng thêm
trọng kỷ luật và lòng phụ trách.
"Khéo" kiểm tra tức là phải biết kết hợp linh hoạt các hình thức, phương pháp kiểm

tra: kiểm tra từ dưới lên, từ trên xuống; kiểm tra thường xuyên, bất thường, định kỳ, kiểm
tra trực tiếp, gián tiếp v.v...
Người lý giải rất rõ ràng hai cách kiểm tra: kiểm tra từ trên xuống - tức là người
lãnh đạo kiểm tra kết quả những công việc của cán bộ mình. Kiểm tra từ dưới lên - tức là
quần chúng và cán bộ kiểm tra sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sửa chữa sự
sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm tra các nhân viên.
Có hình thức, phương pháp kiểm tra đúng, điều đó rất quan trọng, những yếu tố
quyết định hiệu quả của mỗi cuộc kiểm tra là ở ngưòi kiểm tra. Vì hình thức, phương pháp
kiểm tra mói chỉ là phương tiện, cái quyết định là ở ngưòi sử dụng các phương tiện ấy. Theo
Hổ Chí Minh:
Không thể gặp ai cũng phái đi kiểm tra. Ngưòi lãnh đạo phải tự mình làm
việc kiểm tra, mói đủ kinh nghiệm và oai tín ...
Nhưng người lãnh đạo cần phải có một nhóm cán bộ kinh nghiệm và giàu
năng lực để giúp mình di kiểm ưa. Ai di kiểm tra việc ế, noi nào nếu có sơ suất thì
ngưòi ấy phải chịu trách nhiệm [46, tr. 520].
ở đây, tư tưởng của Hồ Chí Minh đã bắt gặp tư tưởng của V.I.Lênin: các đồng chí
lãnh đạo chủ chốt phải đích thân tiến hành kiểm tra, chứ không phải chỉ giao cho những
người "ở địa vị thứ yếu".
Trong các hình thức, phương pháp kiểm tra, Hồ Chí Minh đặc biệt đề cao kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra trực tiếp. Người thường nhắc nhở: Các đồng chí phụ trách ở các
Bộ, các Ban, các ngành ở Trung ương cần phải thường xuyên đi kiểm tra và giải quyết các
công việc tại chỗ, phải chống bệnh giấy tờ, hội họp nhiều. Cách nhắc nhở và phê bình cán


bộ, đảng viên có khuyết điểm của Hồ Chí Minh cũng rất độc đáo - vừa rất nghiêm khắc
nhưng lại rất độ lượng, chan chứa tình người: Các đồng chí ở huyện phải đi xuống xã mà
xem xét, kiểm tra, chớ làm theo lối quan liêu, tỉnh gửi giấy2 về huyện, huyện gửi giấy về xã.
Giấy không thể che rét cho trâu bò được, làm như vậy trâu bò sẽ bị gầy đi vì đói, vì rét, ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất [48, tr. 20; 313],
Trong công việc thường ngày, Hồ Chí Minh là tấm gương mẫu mực về cách làm

việc có kiểm tra, tôn trọng kỷ luật của Đảng. Dù bận trăm công nghìn việc nhưng Người
vẫn thường xuyên đến với quần chúng - công nhân, nông dân, bộ đội... trực tiếp xem và
nghe người thật việc thật, trên cơ sở đó hình thành những chủ trương, quyết sách lớn, có
liên quan đến vận mệnh của Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.
Kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, chứ không phải lúc làm, lúc bỏ, đánh
trống bỏ dùi; phải trở thành công việc thường ngày của các cấp ủy Đảng (nhất là các đổng
chí cán bộ chủ chốt). Mỗi cuộc kiểm tra đều phải có chương trình, kế hoạch cụ thể, phân
công trách nhiệm rõ ràng. Thực hiện đúng các nguyên tắc: công khai, công bằng; dân chủ
gắn liền vói kỷ luật. Khi chưa quyết định thì tha hổ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định rồi thì
không được cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là cách bàn cách thi hành cho được, cho nhanh,
không phải để đề nghị không thực hiện.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác kiểm tra, kiểm soát phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của
đất nước ta và Đảng ta. Sự sáng tạo, bổ sung và phát triển đó được thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, HỒ Chí Minh đã làm sáng tỏ hơn tính tất yếu khách quan của công tác

kiểm tra, kiểm soát; đã khẳng định nó là một nội dung lãnh đạo, một khâu không thể thiếu
trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Người đã phân tích rất sâu sắc mối quan hệ giữa kiểm
tra với đường lối, chính sách của Đảng. Chính công tác kiểm tra là một nhân tố quyết định
để Đảng đề ra được đường lối, chính sách đúng và tổ chức thực hiện thành công đường lối,
chính sách đó.
Thứ hai, Hồ Chí Minh đã khẳng định mục đích của kiểm tra là ngăn ngừa khuyết

điểm, sai lầm, phát hiện người tốt việc tốt là chính.
Thứ ba, Người đã bổ sung, phát triển, làm phong phú thêm các hình thức, phương

pháp kiểm tra. Công tác kiểm tra phải được tiến hành theo đúng nguyên tắc tổ chức của
Đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình. Kiểm tra phải



được tiến hành thường xuyên, cụ thể, sâu sát, trực tiếp, phải đến tận noi, xem tận chỗ; đề
cao tính dân chủ, công khai. Coi trọng kiểm tra từ trên xuống và từ cơ sở lên.
Thứ tư, phát huy tình thần xây dựng Đảng của quần
2 chúng, tăng cường công tác

kiểm tra. Hổ Chí Minh cho rằng: muốn kiểm soát đúng thì phải có quần chúng giúp mói
được. Những người lãnh đạo trông từ trên xuống chỉ thấy một mặt của công việc, của sự đổi
thay của mọi ngưòi. Vì vậy, sự trông thấy đó có hạn. Trái lại, dân chúng trông thấy công
việc, sự đổi thay của mọi ngưòi. Mặt khác, họ trông thấy từ dưổi lên và sự trông thấy cũng
có hạn. Vì vậy, muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải hợp kinh nghiệm của hai bên lại.
- Quan điểm Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát

trong thời kỳ mới
Ngay từ khi mới thành lập, Đảng Cộng sản Yiệt Nam đã coi trọng công tác kiểm tra
và giữ gìn kỷ luật. Điều lệ Đảng 1930 ghi rõ:
Cái trách nhiệm của đảng viên và các cán bộ là giữ theo kỷ luật Đảng một
cách nghiêm khắc. Tất cả đảng viên đều phải chấp hành các nghị quyết của Quốc
tế, của Đảng đại hội, của Trung ương và của thượng cấp cơ quan... Đối với vấn đề
phạm kỷ luật thì do toàn chi bộ hoặc các cấp Đảng bộ tra xét [88, tr. 127].
Các cấp ủy viên có thể đặt ra đặc biệt ủy viên để tra xét những vấn đề phạm kỷ luật
của Đảng.
Đại hội lần thứ nhất của Đảng, ngày 29/3/1935 đã thông qua điều lệ, trong đó ghi rõ:
Muốn cho sự chỉ đạo Bôn-sê-vích được phát triển thì các cơ quan thượng cấp (từ Trung
ương cho tới tổng bộ khu bộ) có thể gửi người xuống hạ cấp kế đó (Trung ương xuống xứ
ủy, xứ ủy xuống tỉnh...) để kiểm tra và chỉ đạo công tác của các địa phương... Các cấp ủy
viên có thể đặt ra ban đặc biệt ủy viên để tra xét những vấn đề phạm kỷ luật của Đảng.
Cùng vói quá trình xây dựng, lớn mạnh của Đảng, nhận thức của Đảng ta về công
tác kiểm tra, kiểm soát ngày càng hoàn thiện, toàn diện và đầy đủ hơn. Đã được thể hiện
một cách nhất quán trong báo cáo chính tri của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các thòi kỳ
cách mạng đó là: Kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận

quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng là một bộ phận của việc giám sát việc
thực thi quyền lực nhà nước đối vdi đảng cầm quyền. Các cấp ủy Đảng và ngưòi đứng đầu
cấp ủy có trách nhiệm lãnh đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.
Tại đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp lại
được sửa đổi, bổ sung thêm những nội dung mới:


+ Kiểm tra đảng viên, kể cả cấp ủy viên cung cấp khi có dấu hiệu vi phạm tiêu
chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
+ Kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu
vi phạm trong việc chấp hành
2

Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các nguyên tắc tổ chức
của Đảng; kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật trong Đảng.
+ Xem xét, kết luận những trường hợp vi phạm kỷ luật, quyết định hoặc đề nghị cấp
ủy thi hành kỷ luật.
+ Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về kỷ
luật Đảng.
+ Kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và của cơ quan tài chính cấp ủy cùng cấp.
Thực chất của quá trình kiểm soát quyền lực nhà nước ỏ nước ta là tổng hợp các
công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, của các cơ quan trong hệ thống chính trị và của
nhân dân. Báo cáo chính trị Đại hội IXchỉ rõ:
Lãnh đạo việc đổi mới và tăng cường công tác thanh tra của Chính phủ và
các cơ quan hành pháp; phát huy vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đổng nhân
dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, theo đúng chức năng và thẩm
quyền của các cơ quan đó. Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy, của ủy ban
kiểm tra các cấp tập trung vào các nội dung chủ yếu: Thực hiện các nghị quyết,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chấp hành nguyên tắc tập trung
dân chủ và qui chế làm việc, củng cố đoàn kết nội bộ, giáo dục, rèn luyện, nâng

cao phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên [16, tr. 146].
Có thể nói, sự vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển của Đảng ta về công tác
kiểm tra, kiểm soát thể hiện ở mấy điểm chủ yếu sau:
Một là, Đảng ta đã cụ thể hóa rõ hơn, đầy đủ hơn vị trí, tầm quan trọng của công tác

kiểm tra - đã xác định kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo chủ yếu của Đảng;
một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Có lãnh đạo thì phải có
kiểm tra. Lãnh đạo cũng có nghĩa là kiểm tra. Công tác kiểm tra là của toàn Đảng, các cấp
ủy Đảng và người đứng đầu cấp ủy có trách nhiệm lãnh đạo và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra.
Hai là, xác định rõ ràng và cụ thể hóa nội dung, nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy và của

ủy ban kiểm tra. Trong từng giai đoạn phát triển của cách mạng, Đảng ta đều có sự sửa đổi,
bổ sung thêm những nội dung mới, phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn. Việc xác định chủ thể,
khách thể kiểm tra trong từng nhiệm vụ cũng rõ ràng hơn. Điều này có ý nghĩa thiết thực -


khắc phục được tình trạng buông lỏng, khoán trắng, thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công
tác kiểm tra của một số cấp ủy. Việc ủy ban kiểm tra các cấp chuyển từ kiểm tra chấp hành
sang kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đã khắc phục được tình trạng kiểm tra tràn lan,
2

không trúng đối tượng, thiếu trọng điểm nên kém hiệu quả. Nhiều trường hợp kết luận của
kiểm tra chấp hành không nói lên đúng thực trạng của tình hình vi phạm, tiêu cực trong các
tổ chức đảng.
Nhờ sự vận dụng sáng tạo, bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh mà công tác kiểm tra của Đảng ta trong gần 74 năm qua đã đạt được nhiều
thành tựu quan trọng. Đặc biệt trong hơn một thập niên đổi mới, công tác kiểm tra của Đảng
đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện, bảo vệ đường lối, chính sách, quan
điểm, các nguyên tắc của Đảng, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng đội ngũ

cán bộ, đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần
tăng cường sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
Các tổ chức đảng đã nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về công tác kiểm tra.
Nhiều cấp ủy đã quan tâm lãnh đạo công tác kiểm tra, xây dựng chương trình kế hoạch và
trực tiếp kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới theo quy định của Điều lệ Đảng, bước đầu có kết
quả thiết thực.
Tuy nhiên, công tác kiểm tra của các tổ chức đảng và cấp ủy các cấp còn nhiều thiếu
sót, khuyết điểm. Không ít cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ về công tác kiểm tra của Đảng,
coi đây chỉ là công việc của ủy ban Kiểm tra các cấp. Khi xem xét kỷ luật hoặc khi đơn vị
có vụ việc, còn lúng túng, thiếu chủ động cả về nội dung và phương pháp kiểm tra. Nhiều
chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng không được chấp hành nghiêm túc, thậm chí sai
lệch nhưng không được kiểm tra, uốn nắn. Nhiều tiêu cực trong quản lý kinh tế, tài chính,
tiền tệ gây hậu quả nghiêm trọng, tệ quan liêu, tham nhũng đang làm tha hóa một bộ phận
không nhỏ cán bộ, đảng viên nhưng chậm được kiểm tra, phát hiện, xử lý công minh, kịp
thời. Công tác cán bộ còn nhiều thiếu sót, khuyết điểm, chưa đáp ứng yêu cầu.
1.2. CÁC PHẠM TRÙ VỂ KIEM soát quyển Lực NHÀ NƯỚC, CÁC CẤP ĐỘ VÀ HÌNH
THỨC KIEM soát quyển Lực

Kiểm soát quyền lực nhà nước luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định, tức là phải
trả lời câu hỏi: ai (người, hoặc tổ chức nào) có quyền thực hiện nhiệm vụ kiểm soát: Kiểm
soát ai? Kiểm soát việc gì? Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bởi một loạt các
chế định khác nhau, gắn liền với chúng là các phạm trù, khái niệm khác nhau.
1.2.1. Giám sát mang tính quyền lực nhà nước


Giám sát:
Trong Từ điển tiếng Việt: "Giám sát được hiểu là sự theo dõi xem xét làm đúng hoặc
sai những điều đã quy định hoặc được hiểu là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng
những điều quy định không".


2

Trong Từ điển hành chính, giám sát là:
Sự theo dõi, quan sát hoạt động mang tính chủ động, thường xuyên, liên
tục và sẵn sàng tác động bằng các biện pháp tích cực để buộc và hưổng hoạt động
của đối tượng chịu giám sát đi đúng quĩ đạo, qui chế nhằm đạt được mục đích,
hiệu quả đã được xác định từ trước, đảm bảo cho pháp luật được tuân thủ nghiêm
chỉnh [24, tr. 261].
Tuy cách diễn đạt và biểu hiện ý nghĩa của từ giám sát có khác nhau nhưng đều có
những đặc điểm sau đây:
-

"Giám sát" luôn luôn gắn với một chủ thể nhất định và luôn luôn gắn với đối

tượng cụ thể. Tức là ai giám sát, giám sát ai, giám sát cái gì?
-

Giám sát là làm cho đối tượng làm đúng những điều đã quy định.

Trong hoạt động giám sát nói chung, tính chất hoạt động rất phong phú và đa dạng
từ việc giám sát quyền lực nhà nước, đến giám sát kỹ thuật, công trình...
Giám sát mang tính quyền lực nhà nước:
Là loại giám sát được tiến hành bởi chủ thể là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
đối với một hay nhiều cơ quan nhà nước khác. Ở nước ta đó là hoạt động giám sát tối cao
của Quốc hội đối với chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC), Viện kiểm sát nhân
dân tối cao (VKSNDTC), là hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa
phương (HĐND) đối với các cơ quan nhà nước ở địa phương và còn là hoạt động giám sát
của Tòa án đối vói bộ máy nhà nước thông qua hoạt động xét xử. Các phương pháp, cách
thức mà loại hình giám sát này áp dụng luôn luôn mang tính quyền lực nhà nước.
12.1.1. Giám sát của Quốc hội

Theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật tổ chức Quốc hội do vị trí vai trò của
quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nên hoạt động
giám sát của Quốc hội có tính chất là giám sát tối cao; như vậy: chủ thể hoạt động giám sát
tối cao là của Quốc hội; ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Hội đổng dân tộc và các
ủy ban của Quốc hội, các đoàn đại biểu và đại biểu Quốc hội nhằm theo dõi, xem xét kiểm
tra tính hợp hiến, hợp pháp trong các văn bản pháp luật, trong hoạt động của chủ tịch nước,


×