Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Loại hình truyện kể lãng mạn (qua một số tiểu thuyết tiêu biểu của việt nam trước năm 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.32 MB, 124 trang )

B ô• GIÁO DUC
• VÀ ĐÀO TAO

TRƯỜNG ĐAI HOC s ư PHAM HẢ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LIỄU

LOẠI HÌNH TRUYỆN KẺ LÃNG MẠN
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU
CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945)

LUẬN VĂN THẠC s ĩ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIÊT NAM

HÀ NỘI, 2016


B ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐAI HOC s ư PHAM HẢ NỘI 2

NGUYỄN THỊ LIỄU

LOẠI HÌNH TRUYỆN KẺ LÃNG MẠN
(QUA MỘT SỐ TIỂU THUYẾT TIÊU BIỂU
CỦA VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945)
Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã sổ: 60 22 01 20

LUÂN VĂN THAC s ĩ





NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIÊT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ TRÀ MY

HÀ NỘI, 2016


LỜ I C A M Đ O A N

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam
đoan rằng mọi sự trợ giúp cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn ừong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ LIỄU


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc tới cô TS. LÊ TRÀ MY, nguời đã dành nhiều thời gian và tâm huyết
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng Đào Tạo, Phòng Sau
Đại học, Khoa Ngữ Văn, các giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2;
Sở Giáo dục - Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc, Ban giám đốc và các thầy cô trong tổ
Khoa học xã hội Trung tâm giáo dục thường xuyên và Dạy nghề Phúc Yên
(Phúc Yên - Vĩnh Phúc), đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học

tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
hết lòng động viên, khuyến khích tôi trong học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!

Xuân Hoà, ngày 25 tháng 06 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Liễu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đ ề ........................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu................................................................................. 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 7
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................7
4.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 7
5. Đóng góp của luận văn............................................................................. 8
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 8
7. Cấu trúc luận văn...................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. VẤN ĐỀ TRUYỆN KỂ VÀ LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ
TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945.............................. 10
1.1. Khái quát về truyện kể.........................................................................10
1.1.1. Khái niệm truyện kể....................................................................... 10
1.1.2. Một số mô hình truyện k ể ........................................................... 14
1.2. Một số loại hình truyện kể trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước
năm 1945...................................................................................................... 17
1.3. Khái niệm lãng mạn và loại hình truyện kể lãng m ạn........................ 20
1.3.1. Khái niệm lãng mạn.......................................................................20

1.3.2. Loại hình truyện kể lãng mạn....................................................... 22
CHƯƠNG 2 BỨC TRANH THẾ GIỚI TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ
LÃNG MẠN TRƯỚC NẢM 1945................................................................. 26
2.1. Cuộc chiến ý thức h ệ ........................................................................... 26
2.2. Khung truyện kể và vấn đề mở kết truyện kể......................................38
2.2.1. Tuyên chiến - Chiến thắng...........................................................40


2.2.2. Ra đi - Thành công.......................................................................43
2.2.3. Tìm kiếm - Thắng lợi....................................................................47
2.3. Các kiểu không gian truyện kể lãng m ạn.......................................... 50
2.3.1. Không gian chật hẹp tù túng........................................................ 51
2.3.2. Không gian mở rộng......................................................................56
CHƯƠNG 3. NHÂN YẬT TRONG LOẠI HÌNH TRUYỆN KỂ LÃNG MẠN
TRƯỚC NĂM 1945.........................................................................................66
3.1. Các kiểu nhân vật trung tâm của loại hình truyện kể lãng mạn truớc
năm 1945...................................................................................................... 66
3.1.1. Kiểu nhân vật tài hoa.....................................................................66
3.1.2. Kiểu nhân vật nghĩa hiệp.............................................................. 72
3.1.3. Kiểu nhân vật có khát vọng tự do................................................. 78
3.2. Nhân vật xét từ quan điểm chức năng truyện k ể ................................ 83
3.2.1. Kiểu nhân vật hành động...............................................................84
3.2.2. Kiểu nhân vật cản trở.....................................................................95
3.2.3. Kiểu nhân vật trợ giúp, nhân vật gây hại................................... 104
KẾT LUẬN.................................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................115


1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Cùng với sự chuyển biến của tình hình xã hội, văn học thời kì từ đầu
thế kỉ XX đến năm 1945, đặc biệt là từ đầu những năm 30 trở đi, đã phát triển
hết sức nhanh chóng. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn
hiện đại cho rằng: “Ở nước ta, một năm có thể kể như ba mươi năm của
người”. Điều đó được thể hiện qua sự phát triển về số lượng tác giả và tác
phẩm tiêu biểu. Văn xuôi thời kì này đạt được nhiều thành tựu rực rỡ, nhất là
trên lĩnh vực tiểu thuyết. Nhiều tác phẩm tiểu thuyết đã đạt đến “giá trị cổ
điển” với một lóp nhà văn tiêu biểu như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố,
Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất
Linh, Thạch Lam, Lan Khai, Thế Lữ,... Tiểu thuyết - thể loại được xem là “sử
thi của thời đại mới” đã phản ánh được nhiều vấn đề lớn của dân tộc và thời
đại. Qua tiểu thuyết của giai đoạn này, người đọc đương thời có thể nhận thức
sâu sắc hơn về con người và thời đại mà họ đang sống để mỗi người tự xác
quyết cho mình một cách sống, một hướng đi.
Đã có một số nhà nghiên cứu tiến hành loại hình hoá các tiểu thuyết
giai đoạn này. Dựa trên các lý thuyết và thực tiễn sáng tác, các nhà nghiên
cứu đã đưa ra những mô hình tiểu thuyết Việt Nam theo những quan điểm
riêng của mình.
Khi tiếp cận các lý thuyết truyện kể, chúng tôi nhận thấy có thể kết hợp
các lý thuyết để nghiên cứu và loại hình hoá một số mô hình truyện kể phổ
biến trong tiểu thuyết Việt Nam 1930 - 1945, trong đó có kiểu mô hình truyện
kể lãng mạn.
Để nhận ra các mô hình truyện kể có thể căn cứ vào những tương đồng
về cấu trúc nội tại, không gian truyện kể của các nhóm tác phẩm. Điều này
không giống với việc căn cứ ừên chất liệu đề tài hay thể tài như vẫn thường


2
thấy trong các cách phân loại khác. Do vậy, khi đặt vấn đề nghiên cứu mô

hình truyện kể, chúng tôi quan tâm đặc biệt đến lý thuyết của Iu. Lotman về
truyện kể xuất phát từ không gian kí hiệu học.
Từ những lý do ừên, chúng tôi lụa chọn nghiên cứu đề tài: Loại hình
truyện kể lãng mạn (qua một số tiểu thuyết tiêu biểu của Việt Nam trước
năm 1945).
2. Lịch sử vấn đề
Nói tới lịch sử nghiên cứu loại hình truyện kể, thực chất chúng ta đang
đề cập tới một đối tuợng, phạm vi khoa học văn học hết sức quan ừọng đuợc
soi sáng bởi phuơng pháp loại hình học mà từ lâu chuyên ngành tự sụ học rất
quan tâm. Trên cơ sở đối chiếu, so sánh những hiện tuợng văn học ở những
cấp độ, quy mô, chức năng nhất định, phuơng pháp loại hình nhằm tìm ra
những nét tuơng đồng và dị biệt, xác định tính trùng lặp tuơng đối của một
nhóm hiện tuợng nào đó để khái quát thành một đơn vị lớn hơn, bao quát
đuợc nhiều hiện tuợng.
Ở Việt Nam, thuật ngữ “loại hình” đuợc giới thiệu muộn hơn so với
nhiều nuớc trên thế giới, vào khoảng những năm 1970. Đốn những năm 1980,
nghiên cứu loại hình đã khá phổ biến do các nhà nghiên cứu quan tâm dịch
thuật, giới thiệu các công trình lí luận của các tác giả nước ngoài như
M.Bakhtin, G.Pospelov, V.Propp... Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có
những bài viết bàn thảo về phương pháp nghiên cứu này như Vài nét về
phương pháp so sánh loại hình lịch sử trong nghiên cứu folklore ở Liên
Xô (1982) của Đỗ Nam Liên, Những thu hoạch ban đầu về phương pháp
loại hình trong nghiên cứu văn học (1983) của Phan Trọng Thưởng, Thử
tìm hiểu loại hình các mô - tip chủ đề trong văn học hiện đại (1987) của Lại
Nguyên Ân... Song thực tế, trên phương diện thực hành, nghiên cứu loại hình
đã được áp dụng trước đó hàng chục năm.


3
Trong cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vẩn đề của truyện cỗ tích qua

truyện Tám Cám (1968), tác giả Đinh Gia Khánh nghiên cứu về loại hình
truyện kể mà ông gọi là “kiểu truyện Tẩm Cám”, tức là những truyện cổ tích
giống truyện Tẩm Cám. Nhà nghiên cứu nhận xét: “trong kho tàng truyện cổ
tích của mỗi nước, có khá nhiều truyện có tính chất quốc tế bên cạnh tính dân
tộc. Đó trước hết là những truyện từ nước ngoài chuyển vào. Đó cũng có thể
là những truyện vốn sản sinh trong nước nhưng lại tiếp thu một số tình tiết
hoặc chi tiết nhất định của những truyện nước ngoài. Lại không thể quên rằng
nếu cùng ở một trĩnh độ phát triển xã hội như nhau, cùng phải lí giải những
vấn đề giống nhau thì các dân tộc khác nhau có thể sáng tác nên những truyện
mà nội dung và kết cấu cơ bản giống nhau” [26, tr. 133].
Một số tác giả khác đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề loại hình truyện
dân gian và trung đại như Đặng Thanh Lê, Đặng Anh Đào, Trần Đình Sử,
Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Thị Nhàn... Tác giả Đặng Anh Đào trong bài viết
Âm hưởng văn chương truyền miệng trong nghệ thuật kể chuyện Việt Nam
khẳng định “chắc chắn, âm hưởng của văn chương truyền miệng rất dai dẳng
và sâu xa trong nghệ thuật kể chuyện Việt Nam”. Nhà nghiên cứu cho rằng
sự ảnh hưởng đó ở nhiều mặt. Thứ nhất là những hình thức dẫn nhập cốt
truyện dân gian vào văn học viết diễn ra trên các khía cạnh: dẫn nhập có sự
tái tạo, mô phỏng cốt truyện, mô - tip chuyện và hình thức nhai lại. Thứ hai là
kết cấu văn bản kể chuyện và kết cấu câu. Một ừong những điều kiện để tạo
nên ảnh hưởng đó là sự tương đồng trong những thành phần nhất định. Và
những tương đồng đó sẽ là các mô hình có tính loại hình.
Tác giả Nguyễn Hữu Sơn trong bài viết Tương đồng mô hình cốt
truyện dân gian và những sáng tạo trong Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn
Dữ cũng chỉ ra: “Nếu xét định lượng mô hình cốt truyện thì Truyền kỳ mạn
lục có khung hình thức tương đồng với truyện dân gian, khởi đầu bằng biến


4
cố, tiếp đến là diễn biến sự kiện và kết thúc bằng việc hoá giải các mâu

thuẫn”. Tất nhiên, khi đi sâu phân tích, bình luận, định tính nội dung của cốt
truyện thì thấy Truyền kỳ mạn lục vẫn có tới năm phương diện khác biệt cơ
bản so với hệ thống cốt truyện dân gian.
Khi nghiên cứu thi pháp Truyện Kiều, đến phần Từ mô hình cốt
truyện và thể loại của Truyện Kiều đến khuynh hướng cảm thương chủ
nghĩa nhà nghiên cứu Trần Đình Sử đã khái quát một số mô hình cốt truyện
lặp lại và thường gặp trong truyện kể dân gian và truyện kể trung đại. Từ đó,
tác giả so sánh, phân tích, kiến giải chặt chẽ, thuyết phục để đi tới khẳng định
“cốt truyện Truyện Kiều là một chuỗi truyện, khác hẳn truyện cổ tích chỉ có
một chuyện. Trái lại trong mỗi chuyện nhỏ của Truyện Kiều lại có thể bao
gồm nhiều chuyện nhỏ nữa... Và đặc sắc của tự sự trong Truyện Kiều là tác
giả có thể kể rành mạch từng chuyện, mỗi chuyện đều có mở, kết, có cao trào,
làm người đọc dễ dàng theo dõi” [61, tr.213-214]
Nghiên cứu về kết cấu cốt truyện Truyện Kiều tác giả Nguyễn Thị
Nhàn ừong chuyên luận Thi pháp cốt truyện thơ Nôm và Truyện Kiều đã
xác định Truyện Kiều có cốt truyện đa chủ đề với kết cấu những mạch tự sự
đa dạng. Đồng thời qua việc khảo sát năm mươi truyện thơ Nôm, tác giả đã
khái quát thành ba kiểu kết cấu cốt truyện là: cốt truyện theo trình tự thời gian
và kết thúc có hậu, cốt truyện theo trình tự thời gian và kết thúc không có
hậu,cốt truyện không theo trình tự thời gian. Tuy nhiên Nguyễn Thị Nhàn
cũng quan niệm: “những mô hình cấu trúc cốt truyện mà chuyên luận đã xác
lập có thể chưa bao quát hết những sáng tác thể loại, song chúng là các dạng
thức khá tiêu biểu và phổ biến” [40, tr.296].
Nghiên cứu cấu trúc loại hình thể loại khá phù hợp với đặc điểm có
tính lặp lại ở cấp độ cấu trúc của văn xuôi dân gian và trung đại. Sau, hướng
này được nhiều người vận dụng để nghiên cứu văn xuôi tự sự hiện đại, đặc


5
biệt là văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Trong luận án Các loại hình

cơ bản của truyền ngắn hiên đai (trên cơ sở cứ liêu truyên ngắn Viêt Nam
giai đoạn 1930-1945), Nguyễn Văn Đấu khảo sát loại hình truyện ngắn dựa
trên đặc trung thể loại gắn liền với một kiểu cấu trúc - chức năng, một kiểu
tổng hợp thể loại nhất định. Căn cứ vào những hưởng phát triển, gắn liền với
hướng tổng họp thể loại cơ bản của truyện ngắn hiện đại, tác giả “chia truyện
ngắn hiện đại (1930-1945) làm ba loại hình tiêu biểu mà tên gọi của chúng
chỉ có ý nghĩa tương đối là truyện ngắn - kịch hoá, truyện ngắn - trữ tình hoá,
truyện ngắn - tiểu thuyết hoá” [6, Ừ.51].
Luận án Những dạng cơ bản của tiểu thuyết tâm li trong văn học Việt
Nam từ đầu thế kỉ XX đến 1945 của Đào Đức Doãn nghiên cứu sâu về bốn
tiểu thuyết Tổ Tâm (Hoàng Ngọc Phách), Lẩy nhau vì tình (Vũ Trọng
Phụng), Bướm trắng (Nhất Linh), sống mòn (Nam Cao) và xác định sự tồn
tại của bốn “loại hình” tiểu thuyết tâm lý cơ bản ở nửa đầu thế kỉ XX là tiểu
thuyết tâm lý tình cảm, tiểu thuyết tâm lý bản năng, tiểu thuyết tâm lý ý thức
cá nhân khép kín và tiểu thuyết tâm lý nhân cách. Ở phần kết luận, tác giả
khẳng định: “Có thể nói, bốn dạng tiểu thuyết tâm lý nói trên đánh dấu các
bước phát triển của lịch sử thể loại, bởi mỗi dạng là một mô hình nghệ thuật
về tiểu thuyết tâm lý đánh dấu những cách tân nghệ thuật trong quá trình hiện
đại hoá văn xuôi nghệ thuật Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX ” [4, tr.200].
Luận án Ba phong cách trào phúng trong văn học Việt Nam thời kì
1930-1945: Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao của Trần Văn
Hiếu nghiên cứu nghệ thuật trào phúng của ba nhà văn tiêu biểu giai đoạn này
để khái quát hoá những đặc điểm thể loại văn xuôi trào phúng có tính chất
loại hình. Tác giả khẳng định: “Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng là hai
cây bút trào phúng lớn tiêu biểu cho dòng phong cách trào phúng thứ nhất
(dòng tả thực), còn Nam Cao là cây bút đặc sắc tiêu biểu cho dòng phong


6
cách thứ hai (phong cách trữ tình)” [12, Ừ.2].

Trong luận án Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, tác giả Nguyễn
Thị Tuyến cho rằng “Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là một thiết kế cấu
trúc lí tưởng cho mọi tiểu thuyết Tự lực văn đoàn bao gồm hệ thống những
đặc trưng cơ bản ở cấp độ cấu trúc của tác phẩm văn học hình thành từ ý đồ
chủ quan chung của nhà văn” [55, tr.10]. Tác giả luận án cũng khẳng định
“trong văn chương, nếu có vận dụng khái niệm này thì cũng chỉ là vận dụng
một cách tương đối, khác với trong sản xuất công nghệ. Công nghệ đòi hỏi sự
rập khuôn đến từng chi tiết, còn ở văn chương, sự thống nhất giữa các hiện
tượng cùng mô hình chỉ thể hiện ở những đặc trưng cơ bản và ở cấp độ cấu
trúc chứ không phải ở mọi chi tiết” [55, tr.9]. Nguyễn Thị Tuyến nghiên cứu
mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn theo hai góc nhìn: đồng đại (đề tài, nhân
vật 11 tưởng, kết cấu, hình thức câu văn) và lịch đại (tính chất luận đề tiểu
thuyết theo ba giai đoạn 1933-1936, 1936-1939, 1939-1942). Kết quả nghiên
cứu nổi bật của luận án thể hiện chủ yếu trên phương diện vãn học sử, gắn
với những “phát kiến” thiên về nội dung hơn là về hình thức của tác phẩm.
Luận án Mô hình tiểu thuyết Lê Văn Trương và sức hấp dẫn của mô
hình này của Lê Thị Ngân có sự tương đồng với tác giả Nguyễn Thị Tuyến
trong quan niệm và khẳng định sự tồn tại khái niệm “mô hình” trong nghiên
cứu các hiện tượng văn học. Lê Thị Ngân nhấn mạnh: “Trong văn chương,
nếu có vận dụng khái niệm này (mô hình) thì cũng chỉ là vận dụng một cách
tương đối trên những nét lớn về đề tài, chủ đề, kết cấu, nhân vật... chứ không
rập khuôn đến từng chi tiết như trong sản xuất công nghệ. Sự tương đồng trên
sẽ tạo ra những tác phẩm có cùng một kiểu mẫu, nghĩa là cùng một mô hình”
[42, tr.24].
Luận án Loại hình truyện kể (qua văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945)
của Phùng Quý Sơn dựa trên lý thuyết truyện kể như là không gian kí hiệu


7
học của Iu.Lotman đã chia loại hình truyện kể làm ba loại: loại hình truyện kể

lãng mạn, loại hình truyện kể bi kịch và loại hình truyện kể trào phúng. Trong
luận án của mình, Phùng Quý Sơn cũng cho rằng khái niệm “mô hình” có
phần “thiên về tính chất rập khuôn máy móc, chỉ sử dụng có chừng mực ừong
địa hạt văn chương. Vì, bản chất của nghệ thuật là sự sống, là một hoạt động
sáng tạo, luôn đổi mới, không lặp lại y nguyên theo một công thức có sẵn, dù
là lặp lại chính mình (ở một nhà văn)” [58, tr. 17].
Trên đây là các ý kiến, kiến giải của các nhà nghiên cứu, học giả ở Việt
Nam về vấn đề loại hình truyện kể mà chúng tôi quan tâm trong đề tài của
mình. Tất nhiên việc tổng thuật không thể nào đầy đủ nhưng chắc rằng đã
phác hoạ được những nét chính của các vấn đề một cách trung thực và
nghiêm túc.
3. Mục đích nghiền cứu
Qua nghiên cứu, chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn sơ lược về truyện
kể, mô hình truyện kể, nhấn mạnh lý thuyết truyện kể của Iu.Lotman; đồng
thời đưa ra một hướng tiếp cận, tìm hiểu, khám phá mới cho những tiểu
thuyết tiêu biểu của Việt Nam trước năm 1945.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: các biểu hiện tương đồng trong cấu
trúc truyện kể của nhóm tác phẩm văn học lãng mạn Việt Nam trước năm
1945. Vấn đề truyện kể theo quan điểm của Iu.Lotman sẽ được nêu ra như là
cơ sở lý luận chung cho sự triển khai của luận văn
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi sáng tác vãn học được khảo sát là những tiểu thuyết tiêu biểu
của Việt Nam trước năm 1945 (Tập trung chủ yếu vào những tiểu thuyết của
Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Lan Khai, Thế Lữ, Lê Văn Trương):


8
- Tiểu thuyết của Hoàng Đạo: Con đường sáng.

- Tiểu thuyết của Nhất Linh: Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Nắng thu, Đôi
bạn.
- Tiểu thuyết của Khái Hưng: Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân,
Trổng mái, Băn khoăn, Thừa tự, Gia đình.
- Tiểu thuyết của Nhất Linh và Khái Hưng: Gánh hàng hoa, Đời mưa
gió.
- Tiểu thuyết của Lan Khai: Tiếng gọi của rừng thẳm, Dấu ngựa trên
sương, Rừng khuya, Đỉnh non thần.
- Tiểu thuyết của Thế Lữ: Vàng và máu, Lê Phong phóng viên, Mai
Hương và Lê Phong, Gói thuốc lá, Những nét chữ, Đòn hẹn.
-

Tiểu thuyết của Lê Văn Trưong: Trận đời, Trường đời, Một người,

Thằng Còm, Những đồng tiền xiết máu.
5. Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đặt vấn đề nghiên cứu những tiểu thuyết lãng mạn
tiêu biểu của Việt Nam trước năm 1945 dựa trên những kiến thức lý thuyết
truyện kể như là tổ chức không gian ký hiệu học của Iu.Lotman, từ đó đưa lại
một cái nhìn mới cho những tác phẩm này.
6. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi vận dụng phối họp các phương
pháp sau:
- Phương pháp loại hình
- Phương pháp phân tích - tổng họp
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận



9
văn của chúng tôi được triển khai thành ba chương:
Chương 1: vấn đề truyện kể và loại hình truyện kể trong văn xuôi Việt
Nam trước 1945
Chương 2\ Bức ừanh thế giới ừong loại hình truyện kể lãng mạn trước
năm 1945
Chương 3: Nhân vật ừong loại hình truyện kể lãng mạn trước năm
1945


10
CHƯƠNG 1
VẤN ĐÈ TRUYÊN
• KẺ VÀ LOAI
• HÌNH TRUYÊN
• KẺ TRONG
VĂN XUÔI VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945
1.1. Khái quát về truyện kể
1.1.1. Khái niệm truyện kể
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện kể là “Hệ thống sự kiện cụ
thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành
một bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn
học thuộc các loại tự sự và kịch”[l 1, Ừ.88].
Ngày nay, một cách hiểu hiệu lực phổ thông, rõ ràng và đơn giản nhất
theo Gérard Genette trong Biên giới của truyện kể thì truyện kể “là trình bày
một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện
ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ truyện kể”. Tất nhiên, khái niệm này có hạn
chế là phần nào che khuất cái bản chất của truyện kể, xoá bỏ cái biên giới sở
trường, cái điều kiện tồn tại của truyện kể. Không nên cho rằng truyện kể là

kể lại, hay sắp đặt toàn bộ hành động một câu chuyện, một thần thoại, một sử
thi, một tiểu thuyết... Sự phát triển văn học và nhận thức văn học trong nhiều
năm qua đã có những kết quả khích lệ, lôi cuốn người nghiên cứu phải quan
tâm tới tính đặc thù, nghệ thuật và tính hành động trong truyện kể.
Xung quanh thuật ngữ “truyện kể” đã tồn tại một vấn đề khoa học được
tìm tòi, nghiên cứu nhiều năm là phân biệt giữa “fibula” và “sujet”. Các nhà
hình thức luận Nga (V. Sklopvski, Iu. Tynhanov, L.s. Vygotski) một mặt,
quy dẫy sự kiện về cất truyện (fabula), mặt khác, đồng nhất truyện kể (sujet)
với trần thuật. Mối quan hệ giữa các khái niệm nói ừên (sujet và fabula)
không chỉ là kết quả của sự đối lập vốn là nguyên tắc riêng thuộc về trường
phái khoa học này: đối lập chất liệu hiện thực “sống sít” với thủ pháp biến
chất liệu hiện thực sống sít ấy thành sản phẩm của sáng tạo nghệ thuật. Nó


11
còn phản ánh xu hướng chủ quan hoá của các thể loại tự sự vào cuối thế kỉ
XIX, đầu thế kỉ XX, phản ánh sự khác biệt sâu sắc giữa sự kiện theo ý nghĩa
truyền thống của từ ấy (được quan sát một cách khách quan) và những yếu tố
vận động của thế giới được phản ánh, những yếu tố không được biểu đạt bằng
lời, mà chỉ được trình bày với tư cách là những động tác ngôn từ (như trong
kịch), hoặc biểu hiện trực tiếp các vận động tâm trạng (như ữong trữ tình).
Không phải ngẫu nhiên, những công trình nghiên cứu truyện kể dựa vào chất
liệu cổ đại (V. Propp, M. Freidenberg) đều không thể phân biệt truyện kể
(sujet) và cốt truyện (fabula), cũng như không thể xáo trộn truyện kể (sujet)
với trần thuật. Đồng thời, ừong các công trình nghiên cứu truyện kể (sujet)
theo hướng “thần thoại học”, trung tâm chú ý không phải là sự phân bố sự
kiện (“sắp xếp” chuỗi sự kiện), mà là ngữ nghĩa của các yếu tố truyền thống
(các môtip hoặc chức năng) và - về mặt này - tính nội dung của trình tự được
chúng tạo thành (cấu trúc của chỉnh thể). Tuyến nghiên cứu truyện kể theo
hướng này về sau không được tiếp tục phát triển.

Hướng nghiên cứu gần gũi với trường phái hình thức Nga là lý thuyết
truyện kể của chủ nghĩa cấu trúc Pháp (C. Bremond, A J. Greimas, G.
Genette) và tự sự học cấu trúc hiện đại (W. Smid). Các môn đệ cấu trúc luận
Pháp tìm điểm tựa ở tư tưởng và phưomg pháp của Hình thái học truyện cổ
tích thần kì. Trần thuật học hậu cấu trúc luận đưa ra nhiều mô hình và đề
xướng nhiều thuật ngữ bổ trợ. Yới tư cách là sự triển khai “sự kiện thống nhất
được kể lại” (chứ không phải bản thân sự kể) thành một chuỗi, một trình tự
rời rạc, một mặt, truyện kể (sujet) được xác định là một không - thời gian
(chronotope) như thế này, hay thế kia. Mặt khác, nó còn được xác định bởi
hoạt động của nhân vật, tức là loại hình nhân vật. Dựa vào đó người ta phân
chia truyện kể thành các biến thể truyện thử thách và truyện trưởng thành.
Lại nữa, loại hình truyện kể sẽ gắn với so đồ cấu trúc phổ quát giữ vai trò chủ


12
đạo ừong đó được tổ chức theo kiểu xâu chuỗi hay tăng cấp. Cuối cùng, cấu
trúc truyện kể (sujet) sẽ biến đổi từ thể qua thể: chẳng hạn, ai cũng biết rõ tổ
hợp các môtip gắn kết vô số sự kiện của sử thi và định hướng sự vận động
của chúng tới chương kết là như thế nào; hay, cũng có thể phân chia các tổ
hợp tương tự trong mọi dạng tiểu thuyết trên trường kì lịch sử của nó.
Ở Việt Nam, thời gian đầu, nhiều nhà nghiên cứu đã đồng nhất thuật
ngữ “truyện kể” với “cốt truyện”. Trong bài viết cần sửa lại một thuật ngữ
dịch sai trong lí luận và nghiên cứu văn học của ta, Giáo sư Trần Đình Sử
đã phân tích về tính không chính xác ừong cách dịch và hiểu thuật ngữ trên.
Theo ông, “khái niệm truyện (cốt truyện) truyền thống tuy có cơ sở khoa học,
phù họp với danh xưng cốt truyện, tức cái cốt, bộ xương, cái lõi của truyện,
song có những thiếu sót nghiêm trọng. Một là chỉ quan tâm tới các yếu tố
nhân quả, tất yếu, bỏ qua các yếu tố ngẫu nhiên vốn góp phần quan trọng làm
nên cái hay, sức hấp dẫn của truyện... Hai là bỏ qua lời kể, một yếu tố cực kì
quan ừọng làm nên bản chất của tự sự. Ba là chưa thấy tính chất nghệ thuật

của việc kể chuyện thể hiện trong sự đa dạng, biến hoá về kết cấu, thoát khỏi
trình tự của cốt truyện nêu trên. Bốn là chưa thấy sự khác biệt giữa truyện
nhân quả và truyện nghệ thuật. Các khiếm khuyết ấy làm cho khái niệm cốt
truyện không vận dụng được vào tiểu thuyết, một thể loại tự sự hùng vĩ,
phong phú, rất quan trọng của thời hiện đại”. Sau đó, tác giả đề xuất khi dịch
thuật và sử dụng thuật ngữ này cần phân biệt “truyện gốc” (fabula) như là
chất liệu để kể chuyện, còn “truyện” hay “truyện kể” (sujet) là hình thức kể
chuyện. Như thế, thuật ngữ dịch đảm bảo tính chính xác, phù họp với quan
niệm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới.
Cùng cách hiểu, theo tác giả Lã Nguyên khi dịch phần Kết cấu tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ của Iu. Lotman in trong cuốn Lí luận văn học những vẩn đề hiện đại thì từ đầu thế kỉ XX cho đến nay, ừong nghiên cứu


13
văn học Nga, hai khái niệm “fabula” và “sujet” đuợc cắt nghĩa tương đối
thống nhất và ổn định. Các nhà nghiên cứu B. Tomasepxki, A. Veselopxki,
V. Propp, V. Shklopxki, Iu. Lotman... quan niệm : “fabula là tổng thể các mô
- tip trong mối liên hệ lôgic theo trật tự thời gian - nhân quả, nó là cái được
thông báo trong tác phẩm, là cái có thể đã xảy ra trong thực tế, không cần tới
sự hư cấu của tác giả. Sujet là tổng thể của chính các mô - tip ấy ừong trình tự
và mối liên hệ mà chúng được trình bày trong tác phẩm, nó là một kiến tạo
hoàn toàn mang tỉnh nghệ thuật” [43, tr.154]. Các nhà nghiên cứu thuộc
trường phái cấu trúc - kí hiệu học đặc biệt quan tâm tới vấn đề văn bản truyện
kể. Theo họ, nền tảng làm nên khái niệm truyện kể là quan niệm về sự kiện.
Truyện kể là chỉnh thể các sự kiện lớn nhỏ được sắp xếp, kể theo dòng ngôn
từ nhằm bộc lộ ý nghĩa nghệ thuật mà nhà văn hướng đến. Nó có không gian,
thời gian độc lập với cốt truyện, có hình thức kết cấu và hình thức ngôn từ
chặt chẽ. Nội tại của nó là sự thống nhất giữa hệ thống sự kiện, biến cố, chi
tiết với trần thuật làm nên thực thể của tự sự. Truyện kể gắn bó hữu cơ với
bức ừanh thế giới, bức ừanh tạo ra quy mô của những gì là sự kiện. Như vậy,

hai khái niệm cốt truyện và truyện kể đã có sự đối lập giữa hình thức và chất
liệu. Cốt truyện là chất liệu kể chuyện, là cố sự, truyện gốc hay tích truyện, là
chuỗi các biến cố liên tục tự nhiên trong truyện. Còn truyện kể là hình thức
kể truyện, là cái trật tự nghệ thuật mà tác giả dùng để kể lại các biến cố ấy
cho người đọc. Như vậy, truyện kể là cái cốt truyện đã được “gia công” một
cách nghệ thuật. Khái niệm “cốt truyện” trong cách hiểu thông thường của
giới nghiên cứu Việt Nam chỉ gần gũi với nội hàm của khái niệm “fabula”
còn khái niệm “truyện kể” gần gũi với khái niệm “sujet” theo quan niệm của
giới nghiên cứu Nga. Trong luận văn của mình, chúng tôi sử dụng thuật ngữ
“truyện kể” theo cách hiểu trên.


14
1.1.2. Một sổ mô hình truyện kể
Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy có một số mô hình truyện kể cơ bản
sau:
Trước hết, phải kể đến cách phân chia loại hình cốt truyện của tự sự
học lịch sử do Heyden White đề xướng. Theo Heyden White, cốt truyện của
tự sự học được phân ra làm bốn loại: loại hình cốt truyện lãng mạn, loại hình
cốt truyện bi kịch, loại hình cốt truyện hài kịch và loại hình cốt truyện trào
phúng.
Tiếp đến là mô hình cấu trúc câu của Todorov. Trong Thi Pháp văn
xuôi, Todorov chia câu thành các bộ phận (chủ ngữ là cái được nói tới, vị ngữ
là cái diễn ra) và các từ loại (động từ, tính từ, trợ động từ). Todorov cho rằng:
biến đổi tự sự (điều cơ bản tạo nên truyện kể) chính là những biến đổi của các
yếu tố như động từ, tính từ, trợ động từ.
Ngoài ra, còn có mô hình truyện theo các môtíp chủ đề của V.
Skhlovski.
Đặc biệt phải kể đến mô hình biến cố và trường ngữ nghĩa của Lotman.
Theo Iu.Lotman, vấn đề nguồn gốc truyện kể vừa là vấn đề lịch sử, vừa là

vấn đề loại hình. Ngay từ bài viết Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của
loại hình học được hoàn thảnh vào đầu những năm 1970, ông đã xác định:
“Trên phương diện loại hình, truyện kể tuyệt nhiên không phải là vấn đề chỉ
có quan hệ với nghệ thuật, mặc dù đúng là ừong nghệ thuật, loại văn bản
truyện kể là một trong số những hiện tượng đáng được lí giải nhất của nền
văn minh nhân loại” [43, tr.128]. Iu.Lotman đã chọn hai loại văn bản hoàn
toàn ừái ngược nhau làm tình huống khởi đầu để nghiên cứu loại hình văn
bản huyền thoại và văn bản truyện kể. Sự khác nhau cơ bản giữa hai loại văn
bản này được thể hiện ở chỗ thiết chế văn bản sinh huyền thoại bao giờ cũng
được phân bố ở trung tâm của khối văn hóa. Đặc điểm chính yếu của loại văn


15
bản do nó tạo ra là sự lệ thuộc của chúng vào sự vận động của thời gian tuần
hoàn và khó có thể dùng những phạm trù quen thuộc làm công cụ mô tả
chúng. Loại văn bản huyền thoại thiếu vắng các phạm trù khởi đầu và kết
thúc: văn bản được xem là một cấu trúc không ngừng lặp lại, xẩy ra đồng bộ
với quá trình mang tính tuần hoàn của tự nhiên như sự thay đổi của các mùa
trong năm, của thời gian một ngày đêm, của lịch thiên vãn. Khi đó, truyện kể
có thể bắt đầu từ một điểm bất kì mà có chức năng của cái mở đầu cho một
đoạn trần thuật nào đó vốn chỉ là sự thể hiện mang tính bộ phận của một văn
bản không có mở đầu và kết thúc. Sự kể chuyện tuần hoàn không đặt ra mục
đích thông tin mới mẻ cho bất kì thính giả nào. Còn truyện kể được xem như
một lát cắt theo tuyến tính, đảm bảo đem lại cho người nhận những tin mới.
Là nhà cấu trúc - kí hiệu học nổi tiếng, trong tư tưởng của mình,
Iu.Lotman dành chú ý nhiều nhất cho việc mô tả mô hình kết cấu của tác
phẩm nghệ thuật ngôn từ. Nhiều công trình lí luận và nghiên cứu văn học của
ông xoay quanh chủ đề này như cẩu trúc văn bản thơ trữ tình, cẩu trúc
Evgeni Onegin.. .đặc biệt là công trình nổi tiếng cẩu trúc văn bản nghệ
thuật (1970). Mô hình văn bản truyện kể của Iu.Lotman mang một số đặc

trưng cơ bản như sau:
Văn bản truyện kể là sự mô hình hoá thế giới có thực. Thế giới hiện
thực vô hạn là cái quy chiếu, còn văn bản truyện kể là một thực thể hữu hạn,
có khung, có kết cẩu nhiều tầng bậc, nhiều tiểu cẩu trúc và không gian là
“tổng hoà của những đối lập cơ bản”. Giới hạn của một truyện kể là mở đầu
và kết thúc. Có tác phẩm không có kết thúc (những truyện trinh thám đăng
nhiều kì trên báo có thể kéo dài bao nhiêu trang cũng được, tuỳ theo ý muốn
của chủ nhân và mức độ ăn khách), song mọi tác phẩm đều phải có mở đầu.
Mở đầu hướng đến mã hoá đối tượng, còn kết thúc thể hiện tính mục đích của
tác phẩm. Sự mô hình hoá một đối tượng vô hạn bằng những công cụ của một


16
văn bản hữu hạn dẫn đến kết quả là trong tác phẩm cùng tồn tại hai phưomg
diện: phương diện câu chuyện và phương diện huyền thoại. Mỗi tác phẩm
vừa thể hiện một phần đối tượng vừa bao hàm toàn thể đối tượng. Tiểu thuyết
An na Karenina của L.Tolstoi vừa thể hiện một đối tượng khá hẹp là số phận
của một người phụ nữ cụ thể (phương diện câu chuyện), đồng thời lại thể
hiện số phận của mọi người phụ nữ, thuộc mọi thời đại, nghĩa là xu hướng
ôm trọn cái toàn thể (phương diện huyền thoại). Ở mỗi thời đại, mỗi nhà văn,
có thể có những cách mở đầu và kết thúc một khác, song về cơ bản chúng đều
đảm nhiệm chức năng như nhau trong cấu trúc văn bản.
Truyện kể như vậy là một không gian, một không gian hình ảnh được
khu biệt, trong đó quan hệ giữa các đối tượng phải có đặc tính của các quan
hệ không gian thông thường: cao - thấp, phải - trái, rộng - hẹp, liên tục - đứt
đoạn, gần - xa, tách biệt - liên họp... Các phạm trù có đặc tính không gian đó
là những công cụ thể hiện thế giới trong đó có bao gồm cả các khái niệm giá
trị vốn bản thân chúng không có tính chất không gian như khái niệm thuộc mĩ
học, đạo đức, tôn giáo, chính trị... Chẳng hạn ở truyện cổ tích, không gian
mở bên ngoài bao giờ cũng gắn với một cái gì đó độc ác, thù địch, nguy

hiểm, đối lập với không gian đóng kín bên ừong gắn với sự tốt lành, nhân từ,
bình an. Đến văn học hiện đại thì dường như có một sự “đảo ngược” mô
hình: không gian mở bên ngoài thường là môi trường của sự tự do, nghĩa
hiệp, sáng tạo, còn không gian đóng kín bên trong là sân khấu trình diễn của
những gì là nô lệ, thiển cận và mục nát.
Mỗi nền văn hoá, mỗi trào lưu văn học có mô hình không gian của
mình. Mô hình không gian chung này luôn có mặt trong từng nhóm văn bản
hay từng văn bản cụ thể. Giữa mô hình chung và mô hình cụ thể có thể có sự
lệch pha, thậm chí đối lập. Mức độ “trùng nhau” ấy làm nên một trong những
sắc thái khu biệt của mỗi phong cách văn học, mỗi tác phẩm văn học.


17
Iu.Lotman đã lấy thơ của Chiuchev làm ví dụ minh hoạ cho luận điểm này.
Theo ông, đối lập trên - dưới ngoài sự thể hiện đối lập trời - đất, nhân từ độc ác như cách diễn đạt chung của nền văn hoá Nga, còn thể hiện cách nhìn
riêng của nhà thơ: đó là đối lập giữa bóng tối - ánh sáng, yên tĩnh - ồn ào, đơn
sắc - tạp sắc, hùng vĩ - nhỏ nhặt, thanh thản - mệt mỏi...
Tiếp theo, Iu.Lotman bàn tới sự kiện và nhân vật. Không gian truyện
kể là tổng họp những đối tượng cùng loại (các trạng thái, chức năng, hình thể,
định hướng của chuyển động...). Trong văn bản truyện kể có những không
gian đồng loại và những không gian không đồng loại. Các kiểu nhân vật
khác nhau thì thuộc về những loại không gian khác nhau và bị ngăn bởi ranh
giới. Mặt khác, không gian nghệ thuật luôn cụ thể vì nó được “lấp đầy” bởi
các đối tượng: nhân vật, sự kiện, hành động... tạo thành trường ngữ nghĩa.
Nhân vật hành động là người có khả năng vượt qua biên giới trường nghĩa
này để đi sang trường nghĩa đối lập. Còn nhân vật phi hành động thì bị cầm tù
trong một không gian hay các không gian đồng loại, đối với nó biên giới là
giới hạn bất khả qua. Vì thế nhân vật như là một hệ thống chức năng của
truyện kể. v ề sự kiện, trong văn bản đó là sự di chuyển của nhân vật qua ranh
giới của một trường nghĩa. Mỗi hành động khắc phục, vượt qua đó của nhân

vật hành động tạo nên một biến cố. “Khung”, “không gian”, “biến cố”, “nhân
vật hành động và phi hành động”, “biên giới khả qua và biên giới bất khả
qua”. .. là những vật liệu tổ chức nên cấu trúc văn bản truyện kể.
Luận văn chủ yếu sử dụng cách phân chia của Iu. Lotman và Heyden
White để xác lập lên loại hình truyện kể lãng mạn trong văn xuôi Việt Nam
giai đoạn trước năm 1945.
1.2. Một số loại hình truyện kể trong văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước
năm 1945
Khi tìm hiểu loại hình truyện kể lãng mạn qua một số tiểu thuyết tiêu


18
biểu trước năm 1945, chúng tôi nhận thấy các tác phẩm để lại dấu ấn lớn
trong lòng độc giả tập trung chủ yếu ở giai đoạn 1930 - 1945. Đây được coi là
một trong những giai đoạn hoàng kim nhất của lịch sử văn học dân tộc. Và,
văn xuôi đã đạt đến “giá trị cổ điển” với một lóp nhà văn tiêu biểu như
Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,
Nguyễn Tuân, Khái Hưng, Nhất Linh, Thạch Lam, Lan Khai, Thế Lữ,... Đã
khá hoàn thiện, xét về thi pháp thể loại, nền văn xuôi hiện đại trong sự kết
họp hài hoà với truyền thống dân tộc và thế giới với những tinh hoa của nó đã
bước từng bước vững chắc vào nền văn học chung của nhân loại. Các nhà
nghiên cứu đã thử nghiệm nhiều tiêu chí để loại hình hoá văn xuôi hiện đại
Việt Nam với mong muốn hướng tới cái đích nhất định có thể chấp nhận
được. Các tác giả của Văn học Việt Nam thế kỷ X X - những vấn đề lịch sử
và lí luận, đã tổng họp, giới thiệu một số cách phân loại văn xuôi Việt Nam
(lấy trọng lực là thể loại tiểu thuyết) nửa đầu thế kỷ XX như sau:
Thứ nhất là dựa vào ừào lưu, khuynh hướng, phương pháp sáng tác mà
chia văn xuôi Việt Nam 1930 - 1945 ra thành văn xuôi lãng mạn, vãn xuôi
hiện thực phê phán, văn xuôi hiện thực chủ nghĩa (yêu nước, cách mạng).
Cách phân loại phổ biến này được đề cập trong sách giáo khoa ngữ văn phổ

thông, giáo trình Văn học Việt Nam dành cho các trường đại học, cao đẳng
và trung cấp chuyên nghiệp hay một số chuyên luận về truyện ngắn, tiểu
thuyết như: Văn học Việt Nam thế kỷ X X - Những vẩn đề lịch sử và lí luận
(Nhiều tác giả), Văn học Việt Nam 1900 - 1945 (Nhiều tác giả), Tiểu thuyầ
Việt Nam hiện đại, Truyện ngắn Việt Nam, lích sử - thi pháp - chân dung (Phan
Cự Đệ chủ biên), Truyện ngắn - Những vẩn đề lí thụyấ và thực tiễn thể loại (Bùi
Việt Thắng), Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam 1900 - 1945 (Mã Giang
Lân)...
Thứ hai là dựa vào thi pháp thể loại mà chia ra thành truyện tâm lý,


19
truyện phiêu lưu, truyện kinh dị... Trong Nhà văn hiện dại, Yũ Ngọc Phan
chia tiểu thuyết làm mười loại: phong tục, luận đề, luân lý, xã hội, truyền kỳ,
hoạt kê, tả chân, tình cảm, trinh thám, phóng sự. Trước đó, Phạm Quỳnh đã
chia tiểu thuyết làm ba loại: tiểu thuyết ngôn tình, tiểu thuyết tả thực và tiểu
thuyết truyền kỳ. Cách phân loại mà Phạm Quỳnh, Vũ Ngọc Phan đề xuất
phần nào dựa ừên Bách khoa tự điển của phưomg Tây từ đầu thế kỷ XX.
Càng về sau, cách phân chia văn học nói chung, truyện nói riêng theo thi
pháp thể loại càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, với văn học Việt Nam,
không phải mọi loại hình ừên đều phát ữiển. Có lẽ phát triển hon cả là nhóm
truyện luận đề, tả chân và tâm lý, tình cảm.
Thứ ba là dựa vào sự kết hợp giữa thể loại văn học và các loại hình
nghệ thuật khác như hội hoạ, sân khấu, sử thi, thơ trữ tình, hồi ký, nhật ký,
bút ký, phóng sự, thư từ,... Vì thế giai đoạn này mới xuất hiện các loại tiểu
thuyết như: tiểu thuyết phóng sự (kiểu Lều chõng của Ngô Tất Tố), tiểu
thuyết hoạt kê, trong đó có ảnh hưởng của hài kịch, ữanh biếm hoạ (kiểu s ố
đỏ của Vũ Trọng Phụng), tiểu thuyết tự truyện (kiểu Những ngày thơ ẩu của
Nguyên Hồng)...
Thứ tư là dựa theo đề tài, như: truyện lịch sử, truyện phong tục, truyện

hương xa hay truyện địa phương (kiểu như truyện đường rừng của Lan Khai,
Lý Văn Sâm hoặc truyện cao bồi miền Tây trong văn học Mỹ)...
Ngoài ra, văn xuôi Việt Nam giai đoạn trước năm 1945 còn có một số
cách phân chia loại hình truyện kể khác:
- Chia truyện ngắn hiện đại (1930 - 1945) làm ba loại hình tiêu biểu mà
tên gọi của chúng chỉ có ý nghĩa tương đối là truyện ngắn - kịch hoá, truyện
ngắn - trữ tình hoá, truyện ngắn - tiểu thuyết hoá (Nguyễn Văn Đấu) [6].
- Xác định sự tồn tại của bốn “loại hình” tiểu thuyết tâm lý cơ bản ở
nửa đầu thế kỉ XX là tiểu thuyết tâm lý tình cảm, tiểu thuyết tâm lý bản năng,


×