Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Giới thiệu giao thông ở tokyo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.9 KB, 8 trang )

Giao thông ở Tokyo
Tokyo là trung tâm giao thông quốc tế và nội địa lớn nhất Nhật Bản. Với vai trò là
một đại đô thị, hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường không ở Tokyo
được đầu tư phát triển hiện đại, có thể được xem là đại diện cho nền giao thông
Nhật
Bản.
Một đặc điểm nổi bậc của giao thông Nhật Bản nói chung và giao thông ở Tokyo
nói riêng là cực kì đúng giờ. Để có thể tuân thủ quy tắc này ngoài những kỹ thuật
tiên tiến còn đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ nhân viên vận hành.
Giao thông công cộng trong Tokyo bao gồm chủ yếu là hệ thống xe điện và tàu
điện ngầm được quản lý bởi nhiều nhà điều hành. Tàu cao tốc, xe buýt… cũng đóng
vai
trò
quan
trọng
trong
việc
lưu
chuyển
tại
thành
phố.
HỆ

THỐNG

SÂN

BAY

Sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) nằm ở trong nội thành Tokyo là sân bay có lưu


lượng khách đông nhất ở Nhật Bản và đang tăng dần số chuyến bay quốc tế. Với vị
trí thuận tiện là nằm sát trung tâm Thành phố Tokyo, năm 2000 Bộ Giao thông Nhật
Bản đã đưa kế hoạch tái mở rộng với mục tiêu tăng cạnh tranh quốc tế.
Ngày 28/08/2014, sân bay quốc tế Tokyo (Haneda) đã trở thành sân bay đầu tiên
Nhật Bản đạt chuẩn sân bay 5 sao trong bảng xếp hạng Sân bay toàn cầu Skytrax.

Sân bay quốc tế Tokyo (Haneda)
© Hideyuki KAMON / CC BY


Ngoài Haneda còn có sân bay quốc tế Narita nằm ở tỉnh Chiba. Đây là sân bay có
lưu lượng khách đứng thứ 2 Nhật Bản. Narita phục vụ phần lớn các chuyến bay
quốc tế vận chuyển hành khách đến và đi Nhật Bản, đồng thời cũng là điểm kết nối
hàng không giữa châu Á và châu Mỹ. Tuy sân bay Narita nằm khá xa trung tâm
Tokyo nhưng Tokyo lại là nguồn cung chính về hàng khách và hàng hóa (60km - mất
một giờ bằng tàu Express).

Sân bay quốc tế Narita
© Hideyuki KAMON / CC BY

Nhiều đảo ở Tokyo cũng có sân bay như Hachijojima (sân bay Hachijojima),
Miyakejima (sân bay Miyakejima) và Izu Oshima (sân bay Oshima) có những
chuyến
bay
tới
các
sân
bay

Tokyo


quốc
tế.
HỆ

THỐNG

TÀU

ĐIỆN

Cuộc sống ở Nhật Bản không thể không kể đến tàu điện - phương tiện thông dụng
nhất của người dân bởi nó vừa rẻ lại tiện lợi. Hệ thống xe điện ở Tokyo hiện nay có
thể chia thành 4 loại: Toden, Kokuden, tàu điện ngầm và tàu cao tốc Shinkansen.
+ Toden là loại xe điện có thể lưu thông cùng các phương tiện giao thông khác giữa
đường phố như hệ thống xe buýt. Tokyo có hệ thống đường sắt đô thị lớn nhất thế
giới.


© Takayuki Miki (三木貴幸) / CC BY

+ Kokuden là hệ thống xe điện được trang bị phần đường sắt lưu thông riêng biệt
với các phương tiện giao thông khác. Lượng hành khách vận chuyển nhiều hơn và
tốc độ của Kokuden cũng nhanh hơn so với Toden.


© Tim Adams / CC BY

Hệ thống tàu điện ngầm Tokyo Metro được điều hành bởi Tokyo Metro Co., Ltd. một công ty tư nhân thuộc sở hữu chung của chính phủ Nhật Bản và chính quyền
thủ đô Tokyo. Về cơ bản, hệ thống hoạt động của tàu điện ngầm tương đối giống

Kokuden.


© Dick Thomas Johnson / CC BY

Tàu

cao

tốc

Shinkansen

Có thể nói tàu cao tốc Shinkansen ở Nhật Bản là một trong những hình ảnh tiêu
biểu về xã hội công nghiệp hiện đại. Tàu được nhiệt liệt hoan nghênh vì có tốc độ
cao, tiết kiệm thời gian, tiện nghi và hoạt động đúng giờ. Với tốc độ tối đa có thể đạt
được là 320km/h, tàu Shinkansen đã giúp rút ngắn thời gian di chuyển giữa các
thành phố (từ Tokyo đến Osaka còn 2 giờ 30 phút so với 6 giờ 30 phút trước đây).
Shinkansen là niềm tự hào của đất nước Nhật Bản khi trở thành một tấm gương
sáng để cả ngành công nghiệp đường sắt thế giới phải noi theo.


© bryan... / CC BY
XE BUÝT do những hãng vận tải nhà nước và tư nhân điều hành các tuyến.


Ở Tokyo ta dễ dàng bắt gặp những chiếc xe buýt dễ thương như thế này
© Stéfan / CC BY
TAXI hoạt động rộng rãi ở các khu đặc biệt, thành phố và nông thôn. Giá cước taxi ở


Nhật Bản tương đối cao, chất lượng phục vụ khá tốt. Giá mở cửa (2km đầu tiên)
khoảng 660~730 JPY, 5km trên đồng hồ khoảng 1600~1720 JPY.


© Mic / CC BY

Hệ thống đường phố của Tokyo được thiết kế đa dạng và hợp lý. Hầu hết các giao
lộ lớn đều có cầu vượt hoặc hầm đường bộ để sang đường. Tất cả hệ thống đường
giao thông ở Nhật Bản đã được chuẩn hóa từ vùng quê cho đến thành phố, dải
phân cách rõ ràng nơi dành cho ô tô, xe máy… và tất nhiên người đi bộ có lối đi
riêng. Để tránh ảnh hưởng của khói bụi và tiếng ồn đến khu dân cư, đường quốc lộ
và đường cao tốc ở Nhật Bản được thiết kế hệ thống chắn dọc 2 bên đường.

Cầu Rainbow nổi tiếng ở Tokyo
© Luke Ma / CC BY



×