Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Lập dự án nhà máy sản xuất thức ăn việt thắng long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.98 KB, 39 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG

ĐỊA ĐIỂM
: NHỰT CHÁNH-BẾN LỨC-LONG AN
CHỦ ĐẦU TƯ : CÔNG TY TNHH THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG

Long An - Tháng 07 năm 2016


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
-----------    ----------

THUYẾT MINH DỰ ÁN ĐẦU TƯ

NHÀ MÁY SẢN XUẤT THỨC ĂN
CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG
CHỦ ĐẦU TƯ
CÔNG TY TNHH
THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG
LONG AN

ĐƠN VỊ TƯ VẤN
CÔNG TY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ


THẢO NGUYÊN XANH

VÕ MINH ĐẠI VŨ

NGUYỄN VĂN MAI

Long An - Tháng 07 năm 2016


MỤC LỤC
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án..................................3
II.1.2. Phân tích môi trường vĩ mô...............................................................................3
III.2. Khí hậu ...........................................................................................................10
III.3. Địa hình...........................................................................................................10
III.4. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án.......................................................................11
III.4.1. Hiện trạng sử dụng đất..................................................................................11
Khu đất xây dựng dự án địa hình bằng phẳng, thuốc quyền quản lí sử dụng của
công ty. ..........................................................................................................................11
III.5. Nhận xét chung ..............................................................................................11
CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN.................................12
IV.2. Tính thực tiễn của Dự án................................................................................12
V.1. Đánh giá tác động môi trường.........................................................................18
V.1.1. Giới thiệu chung...............................................................................................18
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường...............................................18
VI.1. Cơ sở lập tổng mức đầu tư ............................................................................23
VI.2. Nội dung tổng mức đầu tư..............................................................................23
VII.1. Nguồn vốn đầu tư của dự án.........................................................................26
VII.1.4. Phương án hoàn trả vốn vay và chi phí lãi vay............................................27
VIII.1. Các giả định kinh tế và cơ sở tính toán.......................................................28
VIII.2. Các chỉ tiêu kinh tế của dự án......................................................................31



DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN
I.1

Giới thiệu về tập đoàn Hùng Vương ( HVG)
a)
Tập đoàn Hùng Vương:
Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Hùng Vương
MST : 1200507529
Địa chỉ : Lô 44, Khu công nghiệp Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang
Vốn điều lệ : 2.270.382.910.000 VNĐ
b)
Tập đoàn Hùng Vương (HVG) hoạt động đa lĩnh vực và ngành nghề tại Việt Nam,
trong đó lĩnh vực kinh doanh đến thủy sản như : nuôi trồng, chế biến thức ăn, nhà máy đông
lạnh, kho lạnh và xuất khẩu thủy sản là lĩnh vực chính và có đóng góp nhiều lợi nhuận cho
công ty. Hiện riêng lĩnh vực sản xuất và kinh doanh thức ăn thủy sản, HVG đang sở hữu các
nhà máy sản xuất thức ăn với thương hiệu Việt Thắng, Hùng Vương Tây Nam và Hùng
Vương Vĩnh Long với sản lượng khoảng 1,2 triệu tấn sản phẩm/năm và hiện đang chiếm thị
phần tương đương 40% của toàn ngành thủy sản. Với vị trí hiện tại HVG đang là một nhà thu
mua nguyên liệu nông sản lớn trên thị trường để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của mình
cũng như để kinh doanh nguyên liệu. Điểm mạnh của HVG trên thị trường hiện tại đó là việc
sở hữu một chuỗi giá trị gia tăng trong ngành thủy sản từ khâu nuôi trồng – thức ăn – đông
lạnh – kho chứa – và các kênh bán hàng thành phẩm. Riêng về mảng thức ăn thủy sản, hiện
thương hiệu Việt Thắng đang dẫn đầu thị trường với sản lượng khoảng 600 ngàn tấn/năm với
hệ thống phân phối và lượng khách hàng trung thành cao đạt được dựa vào định hướng kinh
doanh với sản phẩm chất lượng cao và chia sẻ với người nuôi trồng. Định hướng chiến lược
của HVG trong lĩnh vực thức ăn thủy sản đến năm 2020 là sẽ đạt được sản lượng 1,5 triệu tấn

và chiếm khoảng 50% thị phần toàn quốc.

I.2. Mô tả sơ bộ thông tin dự án
• Dự án : Thành lập Công ty TNHH Thức ăn Chăn nuôi Việt Thắng Long An và xây dựng 1
nhà máy sản xuất tại Lô P, KCN Nhựt Chánh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An – Việt Nam
• Qui mô : Nhà máy tại Long An sẽ có năng lực sản xuất 500,000 tấn sp thức ăn chăn nuôi
( TĂCN) 1 năm. Trong đó :
- Thức ăn cho Heo : 350,000 tấn/năm
- Thức ăn cho gia cầm, thủy cầm và cho bò : 150,000 tấn/năm
• Diện tích đất dự án : 68,000m2
• Tổng vốn đầu tư : 724,025,055,000 đồng trong đó :
- Vốn chủ sở hữu 30% tương ứng:
- Vốn vay 70% tương ứng :
• Tổng nhân sự khi vận hành đủ công suất : Khoảng 200 nhân viên
• Nhân sự chủ chốt : Thu hút lượng nhân sự chủ chốt chất lượng cao hiện đang có tại các
công ty trong cùng ngành trên thị trường và kết hợp với sự đào tạo và tư vấn chuyên môn của
tập đoàn Vilomix Đan Mạch.
I.3. Cơ sở pháp lý
 Văn bản pháp lý
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

1


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước

CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Quốc Hội nước Cộng hoà Xã










hội chủ nghĩa Việt Nam;
Luật đầu tư số 67/2014/QH1 ngày 26 tháng 11 năm 2014 của Quốc Hội nước CHXHCN
Việt Nam;
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi số 32/2013/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2013 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
Luật thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một
số điều của Luật thuế giá trị gia tăng;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến ược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường;
Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định
08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi
Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng kèm theo Quyết định số
957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng;
Các văn bản khác của Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự
toán công trình;

 Các tiêu chuẩn áp dụng
Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An được thực hiện trên những
tiêu chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam (tập 1, 2, 3 xuất bản 1997-BXD);

 Quyết định số 04 /2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008. Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia
về Quy hoạch xây dựng (QCVN: 01/2008/BXD);
 Quyết định 121/2008/QĐ-BNN. Quy chế chứng nhận cơ sở thực hiện quy trình thực hành
chăn nuôi tốt (Viet GAP);
 TCVN 5738-2001
: Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật;
 TCVN 6160 – 1996 : Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa cháy;
 11TCN 19-84
: Đường dây điện;
 11TCN 21-84
: Thiết bị phân phối và trạm biến thế;
 TCVN-46-89
: Chống sét cho các công trình xây dựng;
 EVN
: Yêu cầu của ngành điện lực Việt Nam (Electricity of Viet Nam).
 QCVN 24
: Quy chuẩn quốc gia về nước thải công nghiệp.
 QCVN 01 – 78
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thức ăn chăn nuôi- các chỉ tiêu vệ
sinh an toàn và mức giới hạn tối đa cho phép trong thức ăn chăn nuôi;
 QCVN 01 – 77
: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi
thương mại- điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

2


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN


CHƯƠNG II: BỐI CẢNH VÀ CĂN CỨ CỦA DỰ ÁN
II.1. Căn cứ xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án
II.1.1. Vai trò quan trọng của thức ăn chăn nuôi
Trong chăn nuôi, thức ăn đóng một vai trò rất quan trọng cho sinh trưởng phát triển của vật
nuôi cũng như trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi. Thức ăn là thành phần chính được
chuyển hoá trực tiếp thành sản phẩm chăn nuôi và có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất
lượng sản phẩm chăn nuôi. Thông thường trong chăn nuôi, thức ăn chiếm khoảng 65-70% trong
cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi nên nó có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi
và lợi nhuận, đồng thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc thành công hay thất bại của người
chăn nuôi. Ngày nay, các thành phần thức ăn chính trong chăn nuôi bao gồm:
- Cám, các thức ăn tăng trọng…
- Chất dinh dưỡng : bột cá,…
- Chất trộn như rau, củ, quả, cỏ…
Do đó, việc khai thác hết tiềm năng, thế mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn thức ăn sẽ
có ý nghĩa rất lớn trong việc tăng hiệu quả chăn nuôi, tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Để làm
được điều này, điều đầu tiên và quan trọng nhất là đánh giá đúng tiềm năng cung cấp, giá trị làm
thức ăn của các thành phần nguyên liệu để phối hợp nên một loại thức ăn nào đó trên phạm vi toàn
quốc và từng vùng sinh thái khác nhau.
II.1.2. Phân tích môi trường vĩ mô
Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, nền kinh tế Việt Nam vẫn
chịu ảnh hưởng lớn từ tình hình chung. Đặc biệt, đáng lo ngại nhất là tình trạng nợ xấu và lượng
hàng hóa đóng băng ngày càng lớn. Tuy nhiên, theo Viện trưởng Kinh tế Việt Nam, tình hình kinh
tế nước ta trong thời gian tới sẽ được cải thiện nhờ những chính sách kịp thời của Chính phủ. Tuy
nhiên xét trong tổng thể, nền kinh tế chưa thể thoát khỏi những hệ lụy từ tình trạng lãng phí đầu tư
công, đầu tư dàn trải… Tình hình có thể dịu đi nhưng về lâu dài sẽ tiếp diễn những bất ổn thường
trực, đòi hỏi chính phủ phải có những bước đi cẩn trọng.
Đối với lĩnh vực chăn nuôi, hiện nay chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn do giá
thịt hơi vẫn ở mức thấp trong khi giá nguyên liệu đầu vào ở mức cao. Tình trạng nhập lậu gia cầm
vẫn diễn ra tại một số nơi là một trong những nguyên nhân gây lây lan dịch bệnh và ảnh hưởng

đến chăn nuôi trong nước. Một trong những nguyên nhân làm cho ngành chăn nuôi gặp khó khăn
đó là sự mất cân đối cung –cầu thức ăn chăn nuôi. Hiện nay, chúng ta chưa chủ động được nguồn
nguyên liệu chế biến, phải phụ thuộc vào nhập khẩu.
II.1.3. Kết luận
Nền kinh tế hiện nay nói chung và ngành chăn nuôi trong nước nói riêng đang gặp rất nhiều khó
khăn. Ngoài yếu tố thiên tai, dịch bệnh, thì thức ăn chăn nuôi là nguyên nhân gây ra những bất cập cho
ngành chăn nuôi. Để chủ động được nguồn nguyên liệu, tháo gỡ khó khăn, Cục chăn nuôi cho rằng
cần chủ động, nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn chăn nuôi sẽ góp phần đảm bảo thực hiện mục
tiêu của Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đạt
trên 42%, với sản lượng thịt xẻ các loại là 5,500 ngàn tấn, trong đó thịt lợn chiếm 63%, thịt gia
cầm 32%, thịt bò 4%. Chăn nuôi, trước tiên cần khống chế dịch bệnh, tăng cường sản xuất nguyên
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

3


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

liệu thức ăn trong nước, có chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp, đơn giản hoá các thủ tục nhập
khẩu, thay đổi chính sách tiền tệ, đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia.
Vì vậy, Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng Long An chúng tôi khẳng định dự
án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An phù hợp với thực trạng ngành chăn nuôi
và chính sách phát triển của đất nước ta.
II.2. Các điều kiện và cơ sở của dự án
Thị trường thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới trong quý I/2016 giảm mạnh so với
cùng quý năm ngoái, do nguồn cung dồi dào và nhu cầu suy giảm. Cùng với xu hướng giá thế giới
thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý I/2016 cũng giảm, do nhu cầu suy giảm
cùng với đó là chi phí vận chuyển giảm.
II.2.1. DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG
Diễn biến giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu quý I/2016

Trong quý I/2015, giá thức ăn chăn nuôi (TĂCN) và nguyên liệu thế giới biến động theo xu
hướng không đồng nhất, giảm dần trong 2 tháng đầu năm và tăng trở lại trong tháng 3/2016, do
điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn cây trồng ở những nước sản xuất và xuất khẩu hàng đầu như
đậu tương, ngô, lúa mì, bột cá… Tính chung, so với quý trước đó, giá TĂCN và nguyên liệu thế
giới trung bình tháng trong quý đã giảm mạnh. Cụ thể, giá ngô trung bình quý I/2016 giảm 8,02%;
đậu tương giảm 11,27%; lúa mì giảm 15%; và giá bột cá cũng giảm mạnh 26,31%, tất cả đều so
với cùng quý năm ngoái.
Trên thị trường thế giới, tính đến tháng 3/2016, sau 2 tháng đầu năm suy giảm, giá ngô đã
tăng nhẹ trở lại, lên 160 USD/tấn, tăng 0,2% so với tháng trước đó và giảm 8,17% so với cùng
tháng năm ngoái. Nguyên nhân là do nguồn cung toàn cầu dồi dào và nhu cầu suy giảm.
Sản lượng đậu tương toàn cầu niên vụ 2015/16 sẽ đạt 320,21 triệu tấn, tăng 4,58 triệu tấn so
với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương hàng đầu
thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Tuy nhiên, giá đậu tương trong tháng 3 tăng nhẹ trở lại, lên 325,5
USD/tấn do nhu cầu gia tăng.
Triển vọng sản lượng vụ thu hoạch lúa mì toàn cầu niên vụ 2015/16 dự kiến sẽ đạt mức cao
732,32 triệu tấn, tăng mạnh 5,87 triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự
phát triển cây trồng lúa mì vụ đông tại khu vực EU. Mặc dù nguồn cung tăng nhưng nhu cầu tăng
mạnh, đã khiến giá lúa mì trong tháng 3/2016 tăng nhẹ 0,62% so với tháng trước đó nhưng giảm
mạnh 13,35% so với cùng tháng năm ngoái.
Trong tháng 3/2016, giá bột cá thế giới đã tăng nhẹ trở lại 1.480,4 USD/tấn, tăng nhẹ
1,68% so với tháng trước đó nhưng giảm mạnh 21,97% so với tháng 3/2015. Nguyên nhân do dự
kiến sản lượng bột cá Peru – nước sản xuất và xuất khẩu bột cá hàng đầu – trong năm marketing
2015/16 được cải thiện.
Hình 1: Biến động giá đậu tương, ngô, lúa mì và bột cá thế giới đến tháng 3/2016

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

4



DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Nguồn: Phòng Thông tin kinh tế quốc tế – VITIC tổng hợp
Cùng với xu hướng giá thế giới, thì giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý
I/2016 cũng giảm, do giá nhập khẩu giảm cùng với chi phí vận chuyển giảm. Tuy nhiên, mức
giảm này không nhiều, do các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài không chỉ thâu
tóm gần 70% thị phần thức ăn chăn nuôi với giá cao hơn 20% so với khu vực, mà còn thống trị cả
ngành chăn nuôi, với mô hình khép kín.
Giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước quý I/2016 giảm so với quý trước đó. Cụ
thể, giá ngô giảm 1,14%; giá cám gạo giảm 3,3% và giá khô đậu tương giảm 2,14%, tất cả đều so
với quý trước đó. Hiện tại, giá cám gạo giảm 100 đ/kg xuống còn 5.600 đ/kg; giá khô đậu tương
giảm 100 đ/kg, xuống còn 13.000 đ/kg, giá ngô ở mức 5.000 đ/kg và giá bột cá dao động trong
khoảng 15.000-18.000 đ/kg.
Như vậy, thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước còn rất nhiều tiềm năng, do đó
đây chính là cơ sở và là điều kiện để Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng Long An
đầu tư dự án Nhà máy xay sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An.
II.2.2.CUNG – CẦU
Dự báo nguồn cung và tình hình tiêu thụ thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu thế giới quý
II/2016
Ngô
Dự báo, sản lượng ngô thế giới niên vụ 2015/16 giảm xuống còn 969,64 triệu tấn, giảm
26,48 triệu tấn so với cùng kỳ niên vụ trước, do thời tiết bất lợi ở những nước trồng chủ yếu ảnh
hưởng đến năng suất ngô. Dự trữ ngô cuối vụ của thế giới đạt 206,97 triệu tấn, tăng 1,86 triệu tấn
so với đầu vụ. Sự gia tăng này phần lớn do nước Mỹ có lượng dự trữ tăng – nước có thời tiết thuận
lợi đã hậu 3 thuẫn đến khu vực vành đai trồng ngô của nước này, tăng 2,7 triệu tấn lên 46,67 triệu
tấn. Hầu hết các quốc gia kể cả xuất khẩu và nhập khẩu đều có lượng dự trữ cuối vụ giảm so với
đầu vụ. Duy chỉ Trung Quốc có lượng dự trữ cuối vụ vượt trội so với đầu vụ, tăng 11,03 triệu tấn,
nước có lượng dự trữ tăng nhẹ như Canada tăng 0,2 triệu tấn.
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, dự báo sản lượng ngô Mỹ niên vụ 2015/16 sẽ đạt 345,49
triệu tấn. Do vậy, Mỹ vẫn sẽ trở thành nước có lượng ngô dư thừa nhiều nhất thế giới, niên vụ này

sau khi trừ đi lượng tiêu thụ trong nước, nước này sẽ còn dư thừa khoảng 43,34 triệu tấn. Brazil
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

5


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

giữ vị trí thứ hai với lượng dư thừa 26 triệu tấn, tiếp đến là FSU-12 với lượng dư thừa 18,41 triệu
tấn, Argentina với lượng dư thừa 17,5 triệu tấn, Ukraine với lượng dư thừa là 14,9 triệu tấn.
Ngược với xu hướng của các quốc gia trên, EU-27 có lượng thiếu hụt ngô lớn nhất thế giới với
18,25 triệu tấn cho niên vụ 2015/16, tiếp đến là Nhật Bản với 14,7 triệu tấn, Mexico với 11,2 triệu
tấn, các quốc gia Đông Nam Á với 10,94 triệu tấn, và Hàn Quốc với 10,02 triệu tấn, sau cùng là
Ai Cập với 8,5 triệu tấn … Hầu hết các quốc gia thiếu hụt đều phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu
sử dụng.
Bảng 1: Dự báo cung cầu ngô thế giới quý II/2016 (triệu tấn)
ĐVT: triệu tấn

Nguồn: USDA
Đậu tương
Bảng 2: Dự báo cung cầu đậu tương thế giới quý II/2016
ĐVT: triệu tấn

Nguồn: USDA
Dự báo, tổng sản lượng đậu tương thế giới niên vụ 2015/16 sẽ đạt 320,21 triệu tấn, tăng 4,58
triệu tấn so với niên vụ trước, do thời tiết dự báo sẽ được cải thiện ở cả 3 quốc gia trồng đậu tương
hàng đầu thế giới Mỹ, Brazil, Argentina. Trong đó nhu cầu tiêu thụ là 315,75 triệu tấn, cung vượt
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

6



DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

cầu khoảng 4,46 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là Brazil với 57 triệu tấn, vượt
Mỹ trở thành nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới do điều kiện thời tiết thuận lợi hậu
thuẫn cây trồng đậu tương, Mỹ tụt xuống vị trí thứ hai, với lượng dư thừa là 52,5 triệu tấn,
Argentina với 8,65 triệu tấn. Ngược lại, dự báo niên vụ 2015/16 những quốc gia có lượng thiếu
hụt đậu tương nhiều nhất là Trung Quốc với 5 82,15 triệu tấn, tăng 12,15 triệu tấn so với niên vụ
trước do nước này mở rộng đàn gia súc dẫn đến nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của nước này tăng
mạnh; thứ hai là EU-27 với 13,12 triệu tấn, tiếp theo là Mexico là 3,83 triệu tấn và sau cùng là
Nhật Bản với 2,88 triệu tấn, tăng 0,077 triệu tấn so với niên vụ trước. Đây là những quốc gia nằm
trong top những nước có nhu cầu sử dụng đậu tương lớn đều bị thâm hụt giữa sản lượng so với
nhu cầu tiêu thụ. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng trong nước chỉ đáp ứng được 1
phần rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình, nhu cầu tiêu thụ nội địa của Trung Quốc gấp
hơn 7 lần sản lượng sản xuất được, tương tự như vậy EU gấp gần 11 lần, Mexico gấp gần 14 lần
và Nhật Bản gấp hơn 14 lần. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình các quốc gia này sẽ
phải nhập khẩu đậu tương trong niên vụ này, với sản lượng nhập khẩu tương ứng là 82 triệu tấn,
EU-27 là 13,2 triệu tấn, Mexico nhập khẩu 3,85 triệu tấn, Nhật Bản là 2,9 triệu tấn.
Lúa mì
Bảng 3: Dự báo cung cầu lúa mì thế giới quý II/2016
ĐVT: triệu tấn

Nguồn: USDA
Dự báo, trong niên vụ 2015/16, tổng sản lượng lúa mì thế giới sẽ đạt 732,32 triệu tấn, tăng
mạnh 5,87 triệu tấn so với niên vụ trước, do dự báo điều kiện thời tiết thuận lợi hậu thuẫn sự phát
triển cây trồng lúa mì vụ đông. Trong khi, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu sẽ đạt 709,37 triệu tấn, lượng
dư thừa lúa mì thế giới sẽ vào khoảng 22,95 triệu tấn. Quốc gia có lượng dư thừa nhiều nhất là
FSU với 39,42 triệu tấn, thứ hai là EU-27 với 32,71 triệu tấn, thứ ba là Nga với 24 triệu tấn, thứ tư
là Mỹ với 23,64 triệu tấn, Canada với 18,8 triệu tấn, Australia với 17,27 triệu tấn, Trung Quốc với

16,19 triệu tấn; Ukraine với 14,75 triệu tấn; Kazakhstan với 6,85 triệu tấn, sau cùng là Argentina
với 4,65 triệu tấn. Đây là những quốc gia xuất khẩu lúa mì chủ yếu trên toàn cầu.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

7


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Ngược với xu hướng trên, quốc gia có lượng lúa mì thiếu hụt nhiều nhất là Bắc Phi với 23,73
triệu tấn, thứ hai là các nước Đông Nam Á với 19,58 triệu tấn, tiếp theo là Trung Đông với 19,36
triệu tấn phụ thuộc 100% vào nhập khẩu do không sản xuất được, sau cùng là Brazil với 5,06 triệu
tấn. Đặc biệt là trong những quốc gia này, sản lượng lúa mì trong nước chỉ đáp ứng được 1 phần
rất nhỏ trong tổng nhu cầu tiêu thụ của mình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa của mình dự
kiến các quốc gia này sẽ phải nhập khẩu lúa mì trong niên vụ 2015/16, với sản lượng nhập khẩu
tương ứng là 25,1 triệu tấn; 20,13 triệu tấn; 19,85 triệu tấn; và 6,5 triệu tấn.
Bột cá
Peru tiếp tục là một trong những nước cung cấp bột cá hàng đầu thế giới. Sản lượng bột cá
trong năm marketing 2015/16 (từ tháng 1 đến tháng 12) được dự báo sẽ đạt 950.000 tấn, tăng 11%
so với năm ngoái. Xuất khẩu bột cá Peru trong năm marketing 2015/16 dự báo sẽ đạt 930.000 tấn,
tăng 9% so với năm ngoái.
2. Tình hình nhập khẩu thức ăn chăn nuôi & nguyên liệu trong nước tháng 2/2016 và 2
tháng đầu năm 2016
Theo số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam, nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng
2/2016 đạt 192 triệu USD, giảm 5,35% so với tháng trước đó và giảm mạnh 11,39% so với cùng
tháng năm ngoái. Tính chung, 2 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã chi 396 triệu USD nhập khẩu
TĂCN và nguyên liệu, giảm 22,16% so với cùng kỳ năm trước.
Trong 2 tháng đầu năm 2016, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu của Việt Nam từ
một số thị trường có kim ngạch tăng trưởng mạnh, thứ nhất là Áo với hơn 24 triệu USD, tăng
4.680,01% so với cùng kỳ; đứng thứ hai là Mêhicô với gần 412 nghìn USD, tăng 331,46% so với

cùng kỳ; Nhật Bản với hơn 1 triệu USD, tăng 212,2% so với cùng kỳ, sau cùng là Chilê với hơn
1,2 triệu USD, tăng 105,93% so với cùng kỳ.
Các thị trường chính cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam trong tháng 2/2016 vẫn
là Achentina, Hoa Kỳ, Áo… Trong đó, Achentina là thị trường chủ yếu Việt Nam nhập khẩu mặt
hàng này với 117 triệu USD, tăng 55,37% so với tháng trước đó và tăng 29,21% so với cùng tháng
năm ngoái, nâng kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ nước này trong 2 tháng đầu năm
2016 lên hơn 190 triệu USD, chiếm 48,1% tổng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng, tăng 3,28% so
với cùng kỳ năm ngoái – đứng đầu về thị trường cung cấp TĂCN và nguyên liệu cho Việt Nam.
Kế đến là thị trường Hoa Kỳ với kim ngạch nhập khẩu trong tháng 2 đạt hơn 14 triệu USD, giảm
32,81% so với tháng 1/2016 và giảm 65,3% so với cùng tháng năm trước đó.
Tính chung, 2 tháng đầu năm 2016 Việt Nam đã nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ thị
trường này đạt hơn 36 triệu USD, giảm 68,32% so với cùng kỳ năm trước đó.
Kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu từ Achentina tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm
2016, do nguồn nguyên liệu từ thị trường này dồi dào – thị trường TĂCN và nguyên liệu tiềm
năng của Việt Nam.
Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu TĂCN và nguyên liệu trong tháng 2/2016 là Áo với trị
giá gần 10 triệu USD, giảm 35,19% so với tháng trước đó nhưng tăng mạnh 4.690,93% so với
cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch nhập khẩu 2 tháng đầu năm 2016 lên hơn 24 triệu
USD, tăng 4.680,01% so với cùng kỳ năm trước đó. Ngoài ba thị trường kể trên, Việt Nam nhập
khẩu TĂCN và nguyên liệu từ các thị trường khác nữa như: Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, UAE
và Indonesia với kim ngạch đạt 27 triệu USD, 15 triệu USD, 9 triệu USD; 7 triệu USD; và 7 triệu
USD.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

8


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Thống kê sơ bộ của TCHQ về thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu tháng

2/2016 và 2 tháng đầu năm 2016
ĐVT: nghìn USD

Nguồn: USDA
II.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thế giới quý II/2016 sẽ tăng nhẹ, do nhu cầu
tăng, đặc biệt là nhu cầu tại nước có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và là nước tiêu thụ TĂCN lớn
nhất thế giới – Trung Quốc – sẽ tăng. Dự báo, giá thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong nước
quý II/2016 sẽ ổn định, do nhu cầu TĂCN và nguyên liệu trong nước giảm.
Nhận thấy huyện Bến Lức, tỉnh Long An là nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào, thị thuận lợi
trong việc thông thương với thị trường chăn nuôi gia súc gia cầm miền Tây Nam Bộ, Công ty
TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng Long An chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án
Nhà máy tại Long An.
Như vậy, thị trường sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước còn rất nhiều tiềm năng, do đó
đây chính là cơ sở và là điều kiện để Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt Thắng Long An
đầu tư dự án Nhà máy xay sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

9


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

CHƯƠNG III: ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG
III.1. Địa điểm đầu tư
Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An được xây dựng tại Nhựt
Chánh – Bến Lức – Long An.
Long An là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Long An
hiện nay là thành phố Tân An, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo

đường Quốc lộ 1A. Long An là tỉnh nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ
nối liền Đông Nam Bộ với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới
với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ
50,...Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu
Long
III.2. Khí hậu
Long An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, ẩm. Do tiếp giáp giữa 2 vùng Đông
Nam Bộ và Tây Nam Bộ cho nên vừa mang các đặc tính đặc trưng cho vùng Đồng bằng sông Cửu
Long lại vừa mang những đặc tính riêng biệt của vùng miền Đông.
Nhiệt độ trung bình hàng tháng 27,2 -27,7 oC. Thường vào tháng 4 có nhiệt độ trung bình
cao nhất 28,9 oC, tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất là 25,2oC.
Lượng mưa hàng năm biến động từ 966 –1325 mm. Mùa mưa chiếm trên 70 - 82% tổng
lượng mưa cả năm. Mưa phân bổ không đều, giảm dần từ khu vực giáp ranh Thành phố Hồ Chí
Minh xuống phía tây và Tây Nam. Các huyện phía Đông Nam gần biển có lượng mưa ít nhất.
Cường độ mưa lớn làm xói mòn ở vùng gò cao, đồng thời mưa kết hợp với cường triều, với lũ gây
ra ngập úng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của dân cư.
Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 80 - 82%. Thời gian chiếu sáng bình quân ngày từ
6,8 - 7,5 giờ/ngày và bình quân năm từ 2.500 - 2.800 giờ. Tổng tích ôn năm 9.700 -10.100oC.
Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm dao động từ 2-4oC.
Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 có gió Đông Bắc, tần suất 60-70%. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 10 có gió Tây Namvới tần suất 70.
Tỉnh Long An nằm trong vùng đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo có nền
nhiệt ẩm phong phú, ánh nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ và tổng tích ôn cao, biên độ
nhiệt ngày đêm giữa các tháng trong năm thấp, ôn hòa.
Những khác biệt nổi bật về thời tiết khí hậu như trên có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã
hội và sản xuất nông nghiệp.
III.3. Địa hình
Tỉnh Long An thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030' 30 đến
0
106 47' 02 kinh độ Đông và 10023'40 đến 11002' 00 vĩ độ Bắc. phía Đông giáp với Thành phố Hồ

Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp với tỉnh Svay Rieng, Vương Quốc Campuchia, phía
Tây giáp với tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp với tỉnh Tiền Giang. Sở hữu vị trí địa lý khá đặc
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

10


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

biệt bên cạnh đó còn thuộcVùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Long An được xác định là
vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam
III.4. Hạ tầng khu đất xây dựng dự án
III.4.1. Hiện trạng sử dụng đất
Khu đất xây dựng dự án địa hình bằng phẳng, thuốc quyền quản lí sử dụng của công ty.
III.4.2. Cấp –Thoát nước
Nguồn cấp thoát nước đầy đủ.
III.5. Nhận xét chung
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu đất xây dựng dự án rất thuận lợi để
tiến hành thực hiện. Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng và nhất là kinh nghiệm của chủ đầu tư
là những yếu tố làm nên sự thành công của một dự án đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn
nuôi, một trong những yếu tố quan trọng phục vụ ngành chăn nuôi.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

11


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

CHƯƠNG IV: QUY MÔ DỰ ÁN – TIẾN ĐỘ THỰC

HIỆN
IV.1 Mục tiêu :
Tập đoàn HVG đang thực hiện chiến lược đa dạng hóa các ngành hàng kinh doanh chiến
lược hơn nữa ngoài lĩnh vực cốt lõi hiện có thuộc thủy sản nhằm xây dựng nền tảng kinh doanh
cân bằng để giảm thiểu rủi ro của các biến động thị trường riêng lẻ. Để hiện thực chiến lược của
mình, HVG sẽ tham gia vào lĩnh vực TĂCN và con giống Heo nhập từ Đan Mạch nhằm cung
cấp con giống chất lượng cao (vốn đang còn rất thiếu) cho thị trường và kèm theo đó là cung
TĂCN có chất lượng cao và phù hợp với nhu cầu đặc thù của con giống mình cung cấp.
IV.2. Tính thực tiễn của Dự án
o Việt Nam với dân số hiện tại khoảng hơn 90 triệu người và được dự báo đến năm 2030 dân
số sẽ tăng đến khoảng 105 triệu người. Trong đó sự phân bố dân cư với khoảng 68% là sống ở khu
vực nông thôn với ngành nghề chính cho cuộc sống là chăn nuôi và trồng trọt. Đặc thù của ngành
chăn nuôi hiện tại ở nông thôn Việt Nam vẫn là nhỏ lẻ và đang dần từng bước chuyển dịch từ mô
hình tăng gia sản xuất sang mô hình kinh tế gia đình. Bên cạnh đó, sự phát triển ngày càng nhanh
và lớn mạnh của hệ thống trang trại tư nhân cũng như các doanh nghiệp chăn nuôi trong và ngoài
nước đã đóng góp phần lớn cho sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung và ngành TĂCN.
o Cùng với sự tăng trường kinh tế quốc gia, thu nhập của người dân cũng tăng theo dẫn đến
nhu cầu về nguồn dinh dưỡng chất lượng cao cho thị trường cũng tăng tương ứng.
o Theo thống kê, sản lượng thịt xẻ/đầu người ở Việt Nam như sau :
1. Năm 2010 : 36kgs/người/năm
2. Năm 2015 : 46kgs/người/năm
3. Năm 2020 ( dự báo) : 56kgs/người/năm
( nguồn : QĐ #10/2008/QĐ-TTg về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2020)
o Kèm theo đó là nhu cầu về TĂCN trong nước sẽ tăng tương ứng, dự báo tổng nhu cầu thức
ăn chăn nuôi sẽ là 20 triệu tấn vào năm 2020.
o Để đáp ứng được các nhu cầu trên, việc cải thiện hiệu quả trong chăn nuôi sẽ là yếu tố sống
còn cho việc thực hiện chiến lược quốc gia này trong bối cảnh đất nước ta ngày càng hội nhập sâu
rộng vào thị trường thế giới với các hiệp định đã ký kết như : TPP, FTAs với các nước cũng như
liên minh thuế quan với các nước Đông Âu.
o Các chính sách hiện nay của nhà nước là đang khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào

lĩnh vực Nông Nghiệp chất lượng cao với nhiều ưu đãi và hỗ trợ mạnh mẽ. ( nghị định #210)
o Để cải thiện hiệu quả chăn nuôi, con giống chất lượng cao + TĂCN phù hợp với con giống
đó là yếu tố chính quyết định sự thành công.
o Với các điều kiện ở trên, dẫn đến nhu cầu về giống heo chất lượng cao và TĂCN phù hợp
sẽ có mức tăng nhu cầu cao hơn mức tăng tương ứng của toàn thị trường.
o Tình hình thị trường : Theo thống kê của bộ NN&PTNT, tổng sản lượng TĂCN trong nước
trong năm 2015 đạt khoảng 15 triệu tấn. Trong đó top 5 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường là:
1. CP với khoảng 2,8 triệu tấn (19%) :
 Điểm mạnh : của họ là sở hữu nguyên chuỗi của ngành từ con giống  thức ăn  chăn
nuôi  hệ thống bán lẻ.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

12


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

 Điểm yếu : chất lượng con giống khá lạc hậu ở thời điểm hiện tại, hệ thống gia công quá
lớn nên quản lý kém hiệu quả
2. Cargill với khoảng 1,2 triệu tấn (8%) :
 Điểm mạnh : Thương hiệu tốt, hệ thống phân phối mạnh, công nghệ dinh dưỡng tốt nhờ sở
hữu công ty Premix Provimi, công nghệ quản lý tiên tiến nhất trong thị trường hiện tại
 Điểm yếu : Không có hệ thống con giống dẫn đến khả năng bị mất thị trường trong tương
lai gần là khá cao
3. Proconco 900k tấn (6%) :
 Điểm mạnh : Là thương hiệu ngoại lâu đời nhất tại VN, được tập đoàn Masan quản lý theo
mô hình mới khá hiệu quả, chất lượng cám gia cầm tốt
 Điểm yếu : Không có hệ thống con giống, công nghệ sản xuất khá lạc hậu.
4. ANT gần 900k (6%)
 Điểm mạnh : Là 1 trong những công ty nước ngoài lâu đời nhất tại VN, hệ thống phân phối

mạnh, sản phẩm cám gia cầm rất tốt
 Điểm yếu : Không có con giống, chất lượng cám heo không cao
5. Greenfeed gần 900k tấn (6%)
 Điểm mạnh : Có hệ thống con giống heo, hệ thống phân phối mạnh.
 Điểm yếu : Công nghệ SX khá lạc hậu, chất lượng sp không ổn định.
o Riêng về Việt Thắng :
1. Điểm mạnh :
 Hiện đang dẫn đầu thị trường TĂ thủy sản với hệ thống phân phối tương đối rộng
 Được nhận diệu là một thương hiệu thức ăn cao cấp
 Là người mua lớn và ổn định trên thị trường nguyên liệu nông sản nên được sự bảo đảm về
chất lượng và giá cả tốt.
 Lợi thế của người đi sau : Dự án đã lựa chọn, chắt lọc được sự ưu việt của các công nghệ
hiện có trên thị trường từ nền tảng của các đối thủ để có được công nghệ phù hợp nhất như công
nghệ hấp diệt khuẩn bằng hơi nước cho cám bột, công nghệ xử lý nhiệt High Temperature in Short
Time ( HTST) cho cám heo con…
 HVG tham gia vào toàn chuỗi giá trị của ngành từ con giống  chăn nuôi  thức ăn nên
sẽ có lợi thế trên thị trường cạnh tranh ( mô hình giống y như CP tại VN)
 Có đối tác Vilomix là cty dinh dưỡng hàng đầu của Đan Mạch phụ trách công nghệ và
nghiên cứu.
 Hiện nay trên thị trường chỉ có riêng Việt Thắng là có đủ trọn bộ sản phẩm đặc thù với
chuẩn mực cao nhất tư Đan Mạch từ con giống ( Danbreed) – Dinh dưỡng ( vilomix) – Sản xuất
( Andritz)
2. Điểm yếu :
 Là thương hiệu mới trên thị trường TĂCN nên khó tiếp cận khách hàng.
 Hệ thống phân phối riêng cho TĂCN còn ít nên khó lan toả thị trường
 Lực lượng nhân sự còn thiếu và khó tuyển được người
o Tổng quan về nguyên liệu TĂCN : Các nguyên liệu chính để sản xuất TĂCN bao gồm Bắp,
Cám gạo, Tấm, Khoai mì, Bột cá, Bột thịt, Bã đậu nành, Mỡ cá…và các loại nguyên tố vi lượng
như : Lysine, Methionine, các vitamins và các khoáng chất….Về cơ bản thì các loại nguyên liệu
được sử dụng cho TĂCN và TĂ Thủy sản là giống nhau, chỉ khác là ở tỉ lệ phối trộn theo nhu cầu

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

13


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

dinh dưỡng của vật nuôi. Và hiện nay Việt Thắng đang là một khách hàng mua rất ổn định với các
nhà cung cấp trong và ngoài nước như :
 Với Bắp: Thì mua chủ yếu của Cargill trading và Bunge với phương thức thanh toán là L/C
 Với Cám gạo : Các nhà cung cấp lớn trong nước như Nhật Tiến, Việt Tiến, Cao Trí, Đức
Phương…với hình thức thanh toán sau 7 ngày nhận hàng
 Với Bột cá : Nhà cung cấp chính là Việt Tiến, An Lạc, Chile, Peru thanh toán 30 ngày sau
nhận hàng
 Bã đậu nành : Từ Cargill, Bunge, Glenco…..
 Riêng với nhóm vi lượng : Thì chủ yếu mua từ DSM, Vilomix, Behn Meyer, Evonik, CJ…
Nhìn chung, nhóm nguyên liệu trong sản xuất TĂCN sẽ có khoảng 60% là từ nguồn gốc nhập
khẩu
o Hệ thống phân phối và thị trường đầu ra :
1. Nhu cầu nội bộ : Định hướng sẽ tiêu thụ khoảng từ 50% sản lượng nhà máy, với số lượng
bầy heo đang phát triển đến năm 2020, quy mô và lượng thức ăn tiêu thụ sẽ như sau :
 Trại Ông Bà :
• Heo nái :
1,400 con X 1,300kgs = 1,820 tấn/năm
• Heo nọc :
50 con X 1,200kgs = 60 tấn/năm
• Heo hậu bị :
560 con X 450kgs = 252 tấn/năm
• Heo con :
42,000 con X 25kgs

= 1,050 tấn/năm
 Các trại Bố Mẹ :
• Heo nái :
50,000 X 1,300 = 65,000 tấn/năm
• Heo nọc :
1,500 X 1,200 = 1,800 tấn/năm
• Heo hậu bị : 20,000 X 450 = 9,000 tấn/năm
• Heo con :
1,5 triệu X 25 = 37,500 tấn/năm
 Các trại gia công : Heo thịt 500,000 con X 240kgs = 120,000 tấn/năm
2. Bán thị trường tự do : Định hướng cho 50% sản lượng nhà máy
 Phân phối qua hệ thống đại lý : Mở mới và phát triển các đại lý hiện có để phân phối sản
phẩm đến người chăn nuôi, mục tiêu là cho đến năm 2020 sẽ có khoảng 500 đai lý
 Bán hàng trực tiếp và trại chăn nuôi : Đội ngũ nhân viên chuyên biệt với trình độ chuyên
môn chăn nuôi sẽ khai thác đối tượng là các trại có quy mô tương đối lớn kèm theo dịch vụ hỗ trợ
tăng hiệu suất chăn nuôi và cung cấp con giống
o Quy trình công nghệ SX TĂCN :

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

14


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Nhận NL hàng
bao

Nhận NL hàng xá


Kho NL hàng bao

Kho NL hàng xá

Silô chứa

Hố nạp liệu

Sàng rác và ngoại vật

Nghiền nguyên liệu từ dạng hạt sang dạng bột

Các bin chứa liệu chờ cân

Cân nguyên liệu tự động theo công thức
Mỡ cá

Hệ thống chất lỏng
Chống
mốc

Đo lường
chất lỏng

Máy trộn

Các bin chứa bán thành phẩm sau trộn

Mật
đường


Steam

hơi

Máy ép viên

Máy làm nguội

Máy sàng

Bin chứa TP

Đóng bao

Kho TP

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

15


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

o Kế hoạch của HVG là đến năm 2020 sẽ sở hữu khoảng 1,400 con heo nái ông bà ( GGPs)
và khoảng 50,000 con heo nái bố mẹ ( sows) và sẽ cung cấp ra thị trường khoảng 1,5 triệu con heo
thương phẩm cao cấp cho thị trường. Với số lượng đàn heo Ông Bà và Bố Mẹ như trên, riêng nhu
cầu về TĂCN để cung cấp trong nội bộ HVG sẽ là khoảng 120,000 tấn/năm + số cám cho lượng
nuôi gia công khoảng 1/3 số heo thương phẩm ( khoảng 500,000 con/năm) là khoảng 120,000
tấn/năm ( tổng nhu cầu khoảng 240,000 tấn cho nhu cầu nội bộ HVG)

o Với nhu cầu của thị trường về con giống cao cấp + TĂCN phù hợp, lượng heo con thương
phẩm của HVG sẽ đáp ứng được nhu cầu này của thị trường bởi hệ thống trang trại Heo giống của
mình với con giống được nhập từ Đan Mạch cùng vận hành quản lý bởi các chuyên gia Đan Mạch.
Bên cạnh đó, nhà máy TĂCN đang được xây dựng tại Long An sẽ được ứng dụng công nghệ sản
xuất chủ yếu từ Buhler ( Thụy Sĩ) và Andritz ( Đan Mạch) cùng với sự hợp tác nghiên cứu phát
triển về dinh dưỡng của HVG – Vilomix Đan Mạch chắc chắn sẽ là một giải pháp tổng thể phù
hợp để đáp ứng cho thị trường.
o Vị trí dự án : Lô P, KCN Nhựt Chánh – Bến Lức – Long An có vị trí thuận lợi và phù hợp
nhất với nhu cầu của HVG vì :
1. Diện tích : 68,000m2 là rất hoàn hảo cho dung lượng nhà máy công suất 500,000tấn/năm
với giá cả hợp lý
2. Mặt sông : Với chiều dài 232 mét mặt sông Vàm Cỏ Đông có độ sâu trung bình khoảng 15
mét nước ( đối diện cảng Bourbon) sẽ giúp tận dụng tối đa vận chuyển đường thủy với giá thành
rẻ và nhanh hơn nhiều so với đường bộ hiện nay
3. Bến Lức :
 Vị trí đắc địa cho mua nguyên liệu : Gần vựa nông sản Mekong delta và vùng nguyên liệu
miền Đông nam bộ
 Vị trí đắc địa cho thị trường : Sự chuyển dịch sang chăn nuôi hiện đang rất nhanh và mạnh
ở khu vực xung quanh nhà máy, đặc biệt là các tỉnh như : Bến Tre, Tiền Giang, Long An….+ gần
khu vực chăn nuôi truyền thống và tập trung nhất là Đồng Nai
4. Cho nhân viên : Chỉ cách trung tâm TP. HCM khoảng 1 giờ đi xe nên sẽ giúp cho công ty
có thể thu hút được nhiều nhân sự chất lượng cao ở TP. HCM cho các vị trí chủ chốt
Với các phân tích về môi trường và các yếu tố nội tại như trên, HVG nhận thấy việc đầu tư dự
án TĂCN này tại Long An là thực sự cần thiết và tin tưởng vào hiệu quả kinh tế mà dự án sẽ mang
lại.
IV.3. Chi tiết dự án :
• Nhà máy sản xuất TĂCN quy mô 500,000 tấn/năm
• Diện tích : 68,000m2
• Đơn vị thiết kế công nghệ : Buhler ( Thụy sĩ)
• Đơn vị thiết kế, tư vấn xây dựng : Antaco consultant ( Việt Nam)

• Đơn vị thi công xây dựng : Antaco ( Việt Nam)
• Đơn vị cung cấp thiết bị : Buhler (Thụy sĩ ), Andritz ( Đan Mạch), Skiold ( Đan Mạch) và
Siemer ( Đức)
• Chi tiết : Dự án sẽ đầu tư với công suất 100 tấn/giờ với 4 dây chuyền ép viên ( 20 tấn/giờ)
và 1 dây chuyền cám bột ( 20 tấn/giờ)
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

16


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

IV.4 Tiến độ thực hiện
Stt

1

Các hoạt động
- Lập ĐTM, thiết kế, các thủ
tục xin phép đầu tư, xây
dựng

Thời gian thực
hiện

Hiện
trạng

02 tháng
(02/2016 –

04/2016)

Đã xong

Thi công xây dựng.
- Hàng rào bảo vệ

Đang thực
hiện

2
- Đường giao thông nội bộ
- Hệ thống cống thoát nước
mưa, nước thải
- Cây xanh
- Xây dựng công trình nhà
xưởng, kho chứa
- Công trình PCCC
- Lắp đặt máy móc thiết bị
3

06 tháng
(09/2016 –
02/2017)

4

- Vận hành thử nghiệm

03/2017


5

- Hoạt động chính thức

04/2017

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

17


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

CHƯƠNG V: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
V.1. Đánh giá tác động môi trường
V.1.1. Giới thiệu chung
Dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An được xây dựng tại Nhựt
Chánh, Bến Lức, Long An.
Mục đích của đánh giá tác động môi trường là xem xét đánh giá những yếu tố tích cực và
tiêu cực ảnh hưởng đến môi trường trong xây dựng dự án và khu vực lân cận, để từ đó đưa ra các
giải pháp khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm để nâng cao chất lượng môi trường hạn chế những tác
động rủi ro cho môi trường khi dự án được thực thi, đáp ứng được các yêu cầu về tiêu chuẩn môi
trường.
V.1.2. Các quy định và các hướng dẫn về môi trường
Các quy định và hướng dẫn sau được dùng để tham khảo
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.
- Luật Hóa Chất số 06/2007/QH 12 do Quốc hội ban hành ngày 21 tháng 11 năm 2007

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 ngày 21/6/2012;
- Luật Phòng Cháy Chữa Cháy số 40/2013/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 22 tháng 11
năm 2013;
- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;
- Nghị định số 179/2013/NĐ – CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 về việc xử lý vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
- Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ quy định về Quy hoạch Bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ
môi trường;
- Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Bảo vệ môi trường.
V.2. Tác động của dự án tới môi trường
Việc thực thi dự án Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Việt Thắng Long An sẽ ảnh hưởng
nhất định đến môi truờng xung quanh khu vực nhà máy và ngay tại nhà máy, sẽ tác động trực tiếp
đến môi trường không khí, đất, nước trong khu vực này. Chúng ta có thể dự báo được những
nguồn tác động đến môi trường có khả năng xảy ra trong các giai đoạn khác nhau.
V.2.1. Giai đoạn xây dựng dự án
+ Tác động của bụi, khí thải
Quá trình xây dựng sẽ không tránh khỏi phát sinh nhiều bụi (ximăng, đất, cát…) từ công
việc đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng, pha trộn và sử
dụng vôi vữa, đất cát... hoạt động của các máy móc thiết bị cũng như các phương tiện vận tại và
thi công cơ giới tại công trường sẽ gây ra tiếng ồn.
+ Tác động của nước thải
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

18


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN


Trong giai đoạn thi công cũng có phát sinh nước thải sinh hoạt của công nhân xây dựng.
Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng cũng cần phải được kiểm soát chặt chẽ để không làm
ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm.
+ Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này gồm 2 loại: chất thải rắn từ quá trình xây dựng
và rác sinh hoạt của công nhân xây dựng. Các chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn này nếu
không được quản lý và xử lý kịp thời sẽ có thể bị cuốn trôi theo nước mưa gây tắc nghẽn đường
thoát nước và gây ra các vấn đề vệ sinh khác. Ở đây, phần lớn phế thải xây dựng (xà bần, cát,
sỏi…) sẽ được tái sử dụng làm vật liệu san lấp. Riêng rác sinh hoạt rất ít vì lượng công nhân
không nhiều cũng sẽ được thu gom và giao cho các đơn vị dịch vụ vệ sinh đô thị xử lý ngay.
V.2.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
+ Tác động của bụi, khí thải
Khí thải của các phương tiện, máy móc thiết bị: Với dây chuyền công nghệ hiện đại, phần
lớn máy móc, thiết bị sẽ thực hiện hết các công đoạn sản xuất nên dự án khi đi vào hoạt động ổn
định, do đó các phương tiện vận chuyển ước tính khoảng 50 xe máy các loại. Khí thải của các
phương tiện chứa bụi SO2, NOx, CO, các chất hữu cơ bay hơi (VOC) làm tăng tải lượng các chất ô
nhiễm trong không khí.
Khí thải từ quá trình sản xuất bột cá: Trong quá trình chưng nấu, sấy khô một lượng khí
thổi thoát ra bao gồm: NH3, amin bay hơi, H2S, PH3, Indol, Skatol, Phenol, Cresol..v..v.. làm ô
nhiểm môi trường xung quanh. Các chất gây thối do có sẵn trong nguyên liệu hoặc các chất bị
phân huỷ trong quá trình hấp nấu, sấy ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu sản xuất chăn nuôi là nguyên
liệu thường chứa khá nhiều các chất thối kể trên.
+ Tác động của nước thải
Nước thải sản xuất thức ăn chăn nuôi có nồng độ ô nhiễm khá cao, phát sinh chủ yếu từ quá
trình rửa nguyên liệu, vệ sinh nhà xưởng, máy móc thiết bị… Các chất hữu cơ trong nước thải dễ
bị phân hủy sinh học, khi xả vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước,
gây ảnh hưởng tới sự phát triển của tôm, cá, giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước, dẫn đến
giảm chất lượng nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp. Lượng SS cũng khá lớn do nhiều mảnh
vụn của nguyên liệu còn bám lại trên máy nghiền. Tuy nhiên lượng SS này rất dễ lắng. Chúng

cũng là tác nhân gây ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt
cảm quan, gây bồi lắng lòng sông, … Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán
trong nguồn nước là nhân tố lây bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương hàn, tiêu chảy cấp
tính...Nồng độ ô nhiễm đặc trưng của nước thải bột cá(thành phần chính thức ăn chăn nuối) thể
hiện cụ thể ở bảng sau.
Bảng: Thành phần và tính chất nước thải

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

19


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

+ Tác động của chất thải rắn
Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh có thành phần đơn giản, chủ yếu là
các thực phẩm dư thừa và các loại rác thải khác như giấy bìa, chai nhựa,.....Chất thải rắn sinh hoạt
tính trung bình 0.5 kg/người/ngày..
Chất thải nguy hại: chất thải nguy hại là các chất thải cần có biện pháp quản lý đặc biệt.
Chất thải nguy hại phát sinh của dự án chủ yếu là: găng tay, giẻ lau, mực in thải, bóng đèn huỳnh
quang thải,.....nhưng lượng phát sinh không lớn.
V.3. Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm
V.3.1. Giai đoạn xây dựng dự án
- Phun nước làm ẩm các khu vực gây bụi như đường đi, đào đất, san ủi mặt bằng…
- Che chắn các bãi tập kết vật liệu khỏi gió, mưa, nước chảy tràn, bố trí ở cuối hướng gió và
có biện pháp cách ly tránh hiện tượng gió cuốn để không ảnh hưởng toàn khu vực.
- Tận dụng tối đa các phương tiện thi công cơ giới, tránh cho công nhân lao động gắng sức,
phải hít thở nhiều làm luợng bụi xâm nhập vào phổi tăng lên.
- Cung cấp đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân như mũ, khẩu trang,
quần áo, giày tại tại những công đoạn cần thiết.

- Hạn chế ảnh hưởng tiếng ồn tại khu vực công trường xây dựng. Các máy khoan, đào,
đóng cọc bêtông… gây tiếng ồn lớn sẽ không hoạt động từ 18h – 06h.
Chủ đầu tư đề nghị đơn vị chủ thầu và công nhân xây dựng thực hiện các yêu cầu sau:
- Công nhân sẽ ở tập trung bên ngoài khu vực thi công.
- Đảm bảo điều kiện vệ sinh cá nhân.
- Tổ chức ăn uống tại khu vực thi công phải hợp vệ sinh, có nhà ăn…
- Hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh được xây dựng đủ cho số lượng công nhân tập trung trong
khu vực dự án.
- Rác sinh hoạt được thu gom và chuyển về khu xử lý rác tập trung.
- Có bộ phận chuyên trách để hướng dẫn các công tác vệ sinh phòng dịch, vệ sinh môi
trường, an toàn lao động và kỷ luật lao động cho công nhân.
V.3.2. Giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng
+ Giảm thiểu ô nhiễm không khí
- Giảm thiểu ô nhiễm do khí thải của các phương tiện vận chuyển: Biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm khả thi có thể áp dụng là thông thoáng. Để tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu có hiệu quả,
cần phải kết hợp thông thoáng bằng đối lưu tự nhiên có hỗ trợ của đối lưu cưỡng bức. Quá trình
thông thoáng tự nhiên sử dụng các cửa thông gió, chọn hướng gió chủ đạo trong năm, bố trí của
theo hướng đón gió và của thoát theo hướng xuôi gió.
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

20


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

- Khử thối: Trong sản xuất người ta thường sử dụng phương pháp đốt cháy và ngung tụ để
khử khí. Dùng nhiệt độ từ 550 – 800 oC đốt cháy khí thối, sau đó dẫn qua hệ thống ngưng tụ, cho
luồng khí đốt đi ngược chiều với nước xối từ trên xuống, phần lớn các khí hoà tan trong nước cho
chảy xuống hầm rút. Còn một phần nhỏ khí không tan sẽ thải trên tháp cao. Bình ngưng tụ kiểu
hỗn hợp chủ yếu là do những thùng đứng hình trụ làm thành. Giữa các tùng có ống dẫn nối với

nhau. Bên trong có những lá chắn. Nước từ vòi phun chảy xối xuống. Khí thối từ ống dẫn đi
ngược lên. Trong quá trình đó khí hoà tan trong nước chảy ra ngoài hầm hút. Khí thối từ trên
thùng theo ống dẫn khí vào thùng tiếp tục khử thối, thường dùng hai thùng khử thối. Nước từ các
thùng chảy xuống theo ống dẫn ra ngoài. Khí thối sau khi khử xong từ bình ngưng tụ cuối chảy
vào bình 8 qua ống để ra ngoài.
+ Giảm thiểu ô nhiễm nước thải
Nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại do công ty thiết kế và xây dựng.
Nước thải phát sinh từ khu vực sản xuất theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào hố thu
của trạm xử lý. Tại đây, để bảo vệ thiết bị và hệ thống đường ống công nghệ phía sau, song chắn
rác thô được lắp đặt trong hố để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải. Sau đó
nước thải được bơm lên bể điều hòa. Trước bể điều hòa đặt lưới lọc rác tinh (kích thước lưới 1
mm) để loại bỏ rác có kích thước nhỏ hơn làm giảm SS 15%, sau đó nước thải tự chảy xuống bể
điều hòa. Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích
bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời điều hòa lưu lượng và
nồng độ nước thải đầu vào. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể lắng 1, những tạp chất thô
không hòa tan được giữ lại ở đáy nhờ trọng lượng riêng của tạp chất lớn hơn trọng lượng riêng của
nước nên lắng xuống đáy bể. Phần cặn lắng sẽ được bơm sang bể chứa bùn, phần nước trong chảy
sang bể trung gian sau đó được bơm lên bể UASB. Tại bể UASB, các vi sinh vật kỵ khí sẽ phân
hủy các chất hữu cơ có trong nước thải thành các chất vô cơ ở dạng đơn giản và khí Biogas (CO 2,
CH4, H2S, NH3…), theo phản ứng sau :
Chất hữu cơ Vi sinh vật kỵ khí-> CO2 CH4 H2S Sinh khối mới
Sau bể UASB nước thải được dẫn qua cụm bể anoxic và aerotank. Bể anoxic kết hợp
aerotank được lựa chọn để xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH 4 và khử NO3-thành N2,
khử Phospho. Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu
khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng
cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH 4 do
tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO 3-. Nước sau cụm bể anoxic – aerotank tự chảy vào
bể lắng. Bùn được giữ lại ở đáy bể lắng. Một phần được tuần hoàn lại bể anoxic, một phần được
đưa đến bể chứa bùn. Tiếp theo, nước trong chảy qua bể trung gian được bơm lên bể lọc áp lực
gồm các lớp vật liệu: sỏi đỡ, cát thạch anh và than hoạt tính để loại bỏ các hợp chất hữu cơ hòa

tan, các nguyên tố dạng vết, những chất khó hoặc không phân giải sinh học. Nước thải sau khi qua
bể lọc áp lực sẽ đi qua bể nano dạng khô để loại bỏ lượng SS còn lại, đồng thời khử trùng nước
thải. Nước sau khi qua bể nano dạng khô đạt yêu cầu xả thải vào nguồn tiếp nhận theo quy định
hiện hành của pháp luật. Bùn ở bể chứa bùn được được bơm qua máy ép bùn băng tải để loại bỏ
nước, giảm khối tích bùn. Bùn khô được cơ quan chức năng thu gom và xử lý định kỳ. Tại bể
chứa bùn, không khí được cấp vào bể để tránh mùi hôi sinh ra do sự phân hủy sinh học các chất
hữu cơ.
+ Giảm thiểu ô nhiễm chất thải rắn
--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

21


DỰ ÁN NHÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI VIỆT THẮNG LONG AN

Để thuận tiện cho công tác quản lý và xử lý chất thải rắn phát sinh đồng thời giảm thiểu tác
động xấu đến môi trường, Ban quản lý dự án sẽ thực hiện chu đáo chương trình thu gom và phân
loại rác tại nguồn.
Bố trí đầy đủ phương tiện thu gom cho từng loại chất thải: có thể tái chế chất thải rắn sinh
hoạt.
V.4. Kết luận
Việc hình thành dự án từ giai đoạn xây dựng đến giai đoạn đưa dự án vào sử dụng ít nhiều
cũng làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực. Nhưng Công ty TNHH Thức Ăn Chăn Nuôi Việt
Thắng Long An đã cho phân tích nguồn gốc gây ô nhiễm và đưa ra các biện pháp giảm thiểu các
tác động tiêu cực, đảm bảo được chất lượng môi trường sản xuất và môi trường xung quanh trong
vùng dự án được lành mạnh, thông thoáng và khẳng định dự án mang tính khả thi về môi trường.

--------------------------------------------------------------------------Đơn vị tư vấn: Công ty CP Tư vấn Đầu tư Thảo Nguyên Xanh

22



×