Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Những câu hỏi và đáp án ôn tập môn Kinh tế chính trị và Chủ nghĩa xã hội khoa học (Nguyên lý II)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.41 KB, 12 trang )

Made by Cu Tý - 0968999823
1. Hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa? Ý nghĩa đối với nước ta hiện
nay?
Hàng hóa là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn những nhu cầu nhất
định nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán
Hàng hóa

Hàng hóa hữu hình: Nhìn, sờ, ngửi thấy được
Hàng hóa phi vật thể, dịch vụ, vô hình

Hai thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng: là công dụng của hàng hóa đó, có thể thỏa mãn nhu cầu
nhất định của con người, nhu cầu đó là nhu cầu về mặt vật chất hoặc tinh thần
+ Số lượng giá trị sử dụng của hàng hóa không phải ngay một lúc mà phát
hiện ra hết, mà nó được phát hiện dần trong quá trình phát triển của KH – KT
+ GTSD của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa đó quyết định =>
GTSD của hàng hóa là một phạm trù vĩnh viễn
+ Theo đà phát triển của KH – KT thì số lượng GTSD của hàng hóa và chất
lượng của nó ngày càng tăng
+ GTSD của hàng hóa chỉ được thực hiện khi nó tiêu dùng hay sử dụng, còn
không => dạng tiềm năng
+ GTSD của hàng hóa là giá trị sử dụng XÃ HỘI vì nó đc sản xuất ra ko để
cho người sản xuất ra nó mà là cho người khác, cho xã hội thông qua trao đổi mua
bán.
- Giá trị hàng hóa
+ Gía trị hàng hóa chính là lao động xã hội của người sản xuất kết tinh trong
hàng hóa
+ Muốn hiểu giá trị hàng hóa cần phải thông qua giá trị trao đổi: Là một
quan hệ về số lượng, là một tỷ lệ theo đó những giá trị sử dụng loại này được trao
đổi với những giá trị sử dụng loại khác ( ví dụ 1m vải đổi lấy 10kg thóc)



Made by Cu Tý - 0968999823
+ Giá trị trao đổi của hàng hóa chỉ là biểu hiện, là cái bên ngoài còn giá trị là cơ sở,
cái bên trong của hàng hóa
+ Gía trị hàng hóa biểu thị mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa với
nhau: vì thực chất quan hệ trao đổi là người ta trao đổi lượng lao động hao phí của
mình chứa trong hàng hóa.
+ Gía trị là một phạm trù lịch sử, là một thuộc tính xã hội, gắn liền với nền sxhh
 Mối quan hệ:
GT là nội dung là cơ sở của GTTĐ; còn GTTĐ là hình thức biểu hiện của
GT ra bên ngoài. GTSD là thuộc tính tự nhiên, GTHH là thuộc tính xã hội
Hàng hóa là sự thống nhất giữa GTSD và GTHH nhưng đây là sự thống nhất
giữa hai mặt đối lập: người làm ra hàng hóa đem sản phẩm mình đi bán chỉ quan
tâm đến GTHH (GTTĐ), có quan tâm đến GTSD cũng chính là muốn có giá trị.
Ngược lại người mua lại quan tâm đến GTSD, nhưng muốn tiêu dùng GTSD đó thì
phải trả giá trị của nó cho người bán  Qúa trình thực hiện GTHH tách rời quá
trình thực hiện GTSD: GTHH t/h trc, GTSD t/h sau.

Ý NGHĨA VỚI NƯỚC TA:
Đẩy mạnh phân công lao động để phát triển kinh tế HH, đáp ứng nhu cầu đa
dạng và phong phú của xã hội
Phải coi trọng cả hai thuộc tính của hàng hóa để không ngừng nâng cao chất
lượng, đa dạng mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm

2. Lượng giá trị hàng hóa? Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng giá trị hàng hóa?
Giá trị hàng hóa được xét cả về mặt chất và mặt lượng
Mặt chất do lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa đó quyết định
Mặt lượng giá trị hàng hóa do lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó
quyết định



Made by Cu Tý - 0968999823
-Thước đo lượng giá trị hàng hóa:
Lượng lao động hao phí để sản xuất ra hàng hóa đó được đo bằng thời gian lao
động, thời gian lao động lại được chia thành: ngày, giờ... nhưng đó không phải là
tg lao động cá biệt mà chính là thời gian lao động xã hội cần thiết
Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị
hàng hóa trong điều kiện sản xuất trung bình của xã hội, tức là với một đk trang
thiết bị trung bình, một trình độ thành thạo trung bình, năng suất và cường độ lao
động trung bình...
Thông thường, thời gian lao động xã hội cần thiết quy định lượng giá trị hàng hóa,
nó nghiêng về với thời gian lao động cá biệt của nhóm người sản xuất ra của cải
hàng hóa chiếm tỷ trọng lớn cung cấp ra thị trường
- Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa:
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa thay đổi tỷ lệ thuận với lượng lao động hao
phí xã hội và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
+ Năng suất lao động:
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của lao động (hiệu quả có ích của lao
động), nó được tính bằng số lượng sản phẩm được làm ra trong một đơn vị thời
gian. Hay số lượng thời gian làm ra 1 đơn vị sản phẩm
Tăng năng suất lao động là tăng số lượng sản phẩm làm ra trong một đơn vị thời
gian, hay giảm thời gian để làm ra 1 đơn vị sản phẩm
Có 2 loại năng suất lao động: NSLĐ xã hội và NSLĐ cá biệt. Trên thị trường hàng
hóa được trao đổi dựa theo giá trị xã hội. Vì vậy, năng suất lao động có ảnh hưởng
đến giá trị xã hội của hàng hóa là năng suất lao động xã hội
Tăng năng suất lao động xã hội (khi cường độ lao động không đổi) làm cho số
lượng sản phẩm tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa
càng giảm, do đó lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm giảm xuống. Và ngược
lại...Vì vậy muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị hàng hóa xuống phải tăng năng suất
lao động xã hội.



Made by Cu Tý - 0968999823

Tăng năng suất lao động phụ thuộc vào:

Trình độ thành thạo của người sản xuất
Ứng dụng các thành tựu KH – KT vào sx một cách hợp lí
Sử dụng hiệu quả tư liệu sản xuất
Tận dụng tốt các điều kiện tự nhiên
Cường độ lao động: khái niệm nói đến sự khẩn trương, là sự căng thẳng mệt nhọc
của người lao động. Khi cường độ lao động tăng lên thì làm lượng lao động hao
phí trong tg đó tăng lên, làm cho lượng sản phẩm tăng lên tương ứng, còn lượng
giá trị của một đơn vị sản phẩm không thay đổi. Do đó, tăng cường độ lao động
thực chất là kéo dài thời gian lao động.
+ Mức độ phức tạp của lao động
Mức độ phức tạp của lao động cũng ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Theo mức độ phức tạp của lđ có thể chia thành lao động phức tạp và lao động giản
đơn. Lao động giản đơn là sự hao phí lao động một cách giản đơn mà bất kỳ một
người bình thường nào cũng có thể t/h đc. Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi
phải được đào tạo, huấn luyện thành lao động lành nghề.
Trong cùng một đơn vị thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều giá trị hơn lao
động giản đơn. Lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân lên gấp bội.
Để cho các hàng hóa đc tạo ra từ lao động giản đơn có thể quan hệ bình đẳng với
hàng hóa đc tạo ra từ lao động phức tạp thì người ta quy lao động phức tạp thành
lao động giản đơn trung bình
- Cấu thành lượng giá trị hàng hóa: w = c + v + m


Made by Cu Tý - 0968999823

3. Mâu thuẫn công thức tư bản? Vì sao nói hàng hóa là chìa khóa giải quyết
mâu thuẫn?
1. Công thức chung của tư bản?
Tiền là sản vật cuối cùng của lưu thông, cũng là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư
bản. Nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.
Trong lưu thông hàng hóa giản đơn, thì tiền được coi là tiền thông thường, vận
động theo công thức: H – T – H (hàng – tiền – hàng )…………….
Còn tiền được coi là tư bản vận động theo công thức: T – H – T (tiền – hàng – tiền)
………….
So sánh 2 công thức:
• Giống nhau: phản ánh sự vận động của kinh tế hàng hóa, đều có hai hành vi
mua – bán, 2 nhân tố : tiền – hàng, biểu hiện mqh giữa mua và bán
• Khác nhau:
Lưu thông hàng hóa giản đơn
Bắt đầu bằng việc bán và kết thúc bằng
việc mua. Điểm xuất phát và kết thúc
đều là hàng hóa.

Lưu thông tư bản
Bắt đầu bằng việc mua và kết thúc bằng
việc bán. Điểm xuất phát và kết thúc
đều là tiền.

Mục đích là giá trị sử dụng để thỏa mãn
nhu cầu

Mục đích là giá trị, hơn nữa là giá trị
tăng thêm

Trong sự vận động: có giới hạn


Trong sự vận động: không có giới hạn

Như vậy mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và hơn nữa là giá trị tăng
thêm. Vì vậy nếu số tiền thu về bằng số tiền ứng ra thì sự vận động là vô
nghĩa. Do đó số tiền thu về phải lớn hơn số tiền bỏ ra, nên công thức vận
động đầy đủ của tư bản là: T – H – T’, trong đó T’ = T + T. Số tiền trội
hơn so với sô tiền ứng ra ( T) Mác gọi là giá trị thặng dư. Số tiền ứng ra
ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.
C.Mác gọi công thức…. là công thức chung của tư bản.


Made by Cu Tý - 0968999823
Mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản
Trong công thức chung của tư bản: T – H – T’, trong đó T’ = T + T. Vậy
giá trị thặng dư DT do đâu mà có.
Trong lưu thông, dù có trao đổi ngang giá hay không ngang giá cũng không
tạo ra giá trị mới, do đó cũng không tạo ra giá trị thặng dư.
Đối với trường hợp trao đổi ngang giá: nếu trao đổi ngang giá, chỉ có sự thay
đổi hình thái giá trị, còn tổng giá trị cũng như phần giá trị nằm trong tay mỗi
bên tham gia trước sau không đổi. Những người tham gia chỉ có lợi về giá trị
sử dụng.
Đối với trường hợp trao đổi không ngang giá, có thể có 3 trường hợp xảy ra:
TH1: Giả định nhà tư bản bán sản phẩm của anh ta cao hơn giá trị 10%. Thì
anh ta sẽ thu được 10% lợi nhuận. Nhưng nhà tư bản đó phải mua nguyên
liệu để sản xuất ra hàng hóa, đến lượt anh ta thì sẽ phải mua cao hơn giá trị
10%, vì các nhà tư bản khác cũng muốn bán cao hơn 10% để có lời. Như
vậy 10% nhà tư bản có được khi bán sẽ mất đi khi mua => hành vi này ko
mang lại một chút giá trị thặng dư nào
TH2: Gỉa định nhà tư bản mua hàng hóa thấp hơn 10% để khi bán lại bán

đúng giá trị, và như vậy anh ta sẽ có giá trị thặng dư. Nhưng, cái mà anh ta
thu được khi mua rẻ, thì sẽ bị mất đi khi anh ta bán vì cũng phải bán thấp
hơn giá trị thì các nhà tư bản khác mới mua => hành vi mua rẻ cũng không
làm tăng thêm giá trị
TH3: Nhà tư bản mua rẻ hơn 5 đồng và bán đắt hơn 5 đồng => 10 đồng giá
trị thặng dư mà tư bản mua được là do trao đổi không ngang giá. Tuy nhiên
10 đồng đó lại do lừa gạt của người khác mà có. Nếu xét cả xã hội, thì cái
anh ta thu được là cái người khác mất đi => tổng số giá trị hàng hóa không
phải do hoạt động lừa gạt của anh ta mà tăng lên => giai cấp tư sản không
thể làm giàu trên lưng bản thân mình
 lưu thông hay trao đổi hàng hóa không tạo ra giá trị thặng dư
Ở ngoài lưu thông, ta xét 2 trường hợp:
TH1: Nếu người trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa của anh ta => giá
trị hàng hóa không hề tăng thêm một chút nào
TH2: Ngoài lưu thông, người sản xuất muốn sáng tạo thêm giá trị mới, thì
phải bằng lao động của mình. Ví dụ, người thợ giầy đã tạo ra giá trị mới khi
dùng da thuộc để làm giày. Đôi giày có giá trị lớn hơn da thuộc vì nó thu hút
nhiều lao động hơn, còn giá trị của bản thân da thuộc vẫn y như trước,
không tăng thêm.


Made by Cu Tý - 0968999823
==C.Mác khẳng định: Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng
không thể xuất hiện từ bên ngoài lưu thông. Nó phải xuất hiện từ trong lưu
thông và đồng thời không phải từ trong lưu thông.
ĐÓ CHÍNH LÀ MÂU THUẪN CHỨA ĐỰNG TRONG CÔNG THỨC
CHUNG CỦA TƯ BẢN.
Tại sao hàng hóa sức lao động là chìa khóa giải quyết mâu thuẫn công thức
chung của tư bản?
Hàng hóa sức lao động là gì?

Sự biến đổi của số tiền cần phải chuyển hóa thành tư bản, điều này không
thể xảy ra trong bản thân số tiền ấy, mà chỉ có thể xảy ra từ hàng hóa được
mua vào (T-H). Hàng hóa đó không thể là hàng hóa thông thường mà phải là
một hàng hóa đặc biệt, mà giá trị sử dụng của nó có đặc tính là nguồn gốc
sinh ra giá trị. Thứ hàng hóa đó là sức lao động mà tư bản đã tìm thấy trên
thị trường.
Lao động là gì? Là hđ có mục đích, có ý thức của con người, nhằm thay đổi
vật thể tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.
Sức lao động là gì? Là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể của một
con người, trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà
con người phải làm cho hoạt động để sx ra những vật có ích
ĐK để sức lao động trở thành hàng hóa:
Người có sức lao động phải được tự do về thân thể, làm chủ
được sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như
một hàng hóa
Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản
xuất, và tư liệu sinh hoạt => thành người vô sản => buộc họ phải bán sức lao
động của mình để sống
Vậy tại sao loại hàng hóa đặc biệt này có thể giải quyết mâu thuẫn công thức
chung của tư bản???
Ta phải xét ở giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động:
Hàng hóa sức lao động cũng như các loại hàng hóa khác, không những có
giá trị mà còn có giá trị sử dụng. Gía trị sử dụng hàng hóa sức lao động cũng
chỉ thể hiện trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao động
của công nhân. Tuy nhiên, hàng hóa thông thường thì giá trị sử dụng và giá
trị của nó tiêu biến theo thời gian. Trái lại, quá trình sd hàng hóa sức lao
động, đó lại là quá trình sản xuất ra một loại hàng hóa nào đó, đồng thời lại


Made by Cu Tý - 0968999823

quá trình tạo ra một giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hóa sức lao
động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư sản sẽ chiếm đoạt.
Như vậy, giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt, nó
là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó. Đó là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn của công thức
chung của tư bản. Chính đặc tính này đã làm cho sự xuất hiện của hàng hóa
sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành tư bản.
4. Nội dung sứ mệnh lịch sử, điều kiện khách quan quyết định sứ mệnh lịch
sử?
Giai cấp công nhân
• Là tập đàn xã hội ổn định, ra đời gắn liền với thời kỳ đại công nghiệp.
• Lực lượng sản xuất hiện đại, trực tiếp hay gián tiếp vận hành máy móc,
tham gia vào quá trình lao động, đại diện cho PTSX hiện đại.
• Lực lượng chủ yếu trong quá trình quá độ từ TBCN lên XHCN.
• Trong xã hội TBCN, họ bị bóc lột sức lao động , ko có hoặc có rất ít TLSX
chủ yếu, trong XHCN: họ là người làm chủ đất nước, làm chủ TLSX
Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Khái niệm: là toàn bộ những nhiệm vụ khách quan mà giai cấp công nhân
thực hiện trong CMXHCN, nhằm thủ tiêu CNTB lỗi thời, xây dựng CNXH
và CNCS phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử
Nội dung khái quát nhất: Thủ tiêu CNTB, xóa bỏ chế độ người bóc lột
người, giải phóng giai cấp nông dân, nhân dân lao động và toàn thể
nhân loại thoát khỏi mọi áp bức, bóc lột, nghèo nàn và lạc hậu, xây
dựng CNXH văn minh
Cụ thể:
• Thủ tiêu hoàn toàn và triệt để chế độ chiếm hữu tư nhân về
TLSX, xây dựng và củng cố sở hữu công cộng đối với TLSX
• Là sự thống nhất biện chứng giữa hai quá trình: cải tạo xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới
• Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là sứ mệnh lịch sử của

toàn nhân loại


Made by Cu Tý - 0968999823
=> GCCN muốn t/h đc sứ mệnh của mình phải tập hợp được
các tầng lớp nd lao động quanh mình, tiến hành cuộc đấu tranh
cm xóa bỏ chế độ cũ, xd xã hội mới về mọi mặt: kt, ct, vh, tư
tưởng....
Điều kiện khách quan quyết định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
• Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội TBCN
Trong điều kiện sản xuất TBCN, giai cấp công nhân hiện đại chỉ có thể sống
với điều kiện là kiếm được việc làm, và chỉ kiếm được việc làm, nếu lao
động của họ làm tăng thêm tư bản => buộc giai cấp công nhân phải không
ngừng học tập vươn lên sao cho đáp ứng với yêu cầu của sx. Ngày nay, cùng
với sự phát triển của KH- KT thì trình độ của đội ngũ công nhân ngày càng
cao.
Trong chế độ TBCN, GCCN là người không có hoặc có rất ít TLSX, là
người lao động làm thuê => họ chịu hết sự may rủi của cạnh tranh, sự lên
xuống của thị trường => giai cấp công nhân có lợi ích đối lập với gc tư sản
=> GCCN họ muốn xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về TLSX, giành lấy chính
quyền, xóa bỏ áp bức, bóc lột => tiến tới một xã hội tiến bộ, không còn áp
bức bóc lột
GCCN lao động trong nền sx đại công nghiệp, có quy mô sx ngày càng lớn,
sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nhiều => họ sống tập trung trong những
KCN, thành phố lớn => đk làm việc, đk sống làm cho họ có thể kết hợp chặt
chẽ với nhau trong cuộc đấu tranh chống CNTB
 Đây là gc có lợi ích thống nhất với lợi ích của đại đa số quần chúng nhân
dân lao động, gccn có khả năng đoàn kết vs các gc khác để chống lại tư sản,
giải phóng mình và xã hội
• Những đặc điểm chính trị - xã hội của GCCN

• Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng và có tinh thần cách
mạng triệt để nhất:
vì họ đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến, gắn liền với những
thành tựu KH và CN hiện đại. Được trang bị một lý luận khoa học,
cách mạng và luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục
tiêu xóa bỏ xã hội cũ lạc hậu, xd xã hội mới tiến bộ………Trong quá
trình xd XHCN, GCCN không gắn với tư hữu, do vậy họ cũng kiên
định trong công cuộc cải tạo XHCN, kiên quyết đấu tranh chống chế


Made by Cu Tý - 0968999823
độ áp bức, bóc lột, xóa bỏ chế độ tư hữu, xây dựng chế độ công hữu
về TLSX
• GCCN là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao:
GCCN lao động trong nền sx đại công nghiệp với hệ thống sx dây
chuyền, đòi hỏi nhịp độ làm việc khẩn trương buộc GC này phải tuân
thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động, cùng với cuộc sống đô thị tập trung
=> tạo nên tính tổ chức kỷ luật chặt chẽ. Tính tổ chức, kỷ luật cao của
gc này đc tăng cường khi phát triển thành LL chính trị lớn mạnh, có tổ
chức; được giác ngộ bởi lý luận KH, cách mạng và tổ chức ra được
chính đảng của nó – Đảng cộng sản. Nếu không =>…..
• GCCN có bản chất quốc tế
GCTS ko chỉ bóc lột GCCN ở chính nước họ mà còn ở các nước
thuộc địa. Ngày nay cùng với sự phát triển của LLSX, sản xuất mang
tính toàn cầu hóa. Nhiều sản phẩm không phải do 1 nước sx ra mà là
KQ lao động của nhiều quốc gia => phong trào công nhân không chỉ
diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà ngày càng
phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước => mới có sự
thành công.


5. Quan niệm Mác- Lê-nin về dân chủ? Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ
XHCN?
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin,
Dân chủ:
• Là sản phẩm tiến hóa của lịch sử, là sp tự quyết, là nhu cầu khách quan
của nhân dân lao động. Dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân, phản
ánh mối quan hệ giữa quần chúng nhân dân với các cơ quan quyền lực
nhà nước trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ với pháp luật.
• Dân chủ, đặc biệt là dân chủ XHCN mang 1 giá trị xã hội và tính nhân
văn sâu sắc. Đánh dấu bước giải phóng con người trong quá trình phát


Made by Cu Tý - 0968999823
triển của đời sống xã hội, chống áp bức, bóc lột và nô dịch để tiến tới tự
do và bình đẳng
• Dân chủ trong xã hội có giai cấp mang bản chất của giai cấp thống trị
trong xã hội, vì vậy trong XH có giai cấp, dân chủ là một phạm trù chính
trị gắn với một kiểu nhà nước, 1 giai cấp cầm quyền và là một đặc trưng
• Nền dân chủ ( chế độ dân chủ) là hình thái dân chủ gắn với bản chất, tính
chất của nhà nước. Trong đó có chế độ bầu cử, quản lý xã hội theo pháp
luật...... của nhà nước và thừa nhận quyền lực thuộc về nhân dân.
Đặc trưng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa
• Về bản chất chính trị: dân chủ XHCN đảm bảo mọi quyền lực thuộc về nhân
dân. Nhà nước XHCN là thiết chế chủ yếu thực thi dân chủ do GCCN lãnh
đạo thông qua chính đảng của nó – Đảng Cộng Sản, nhà nước đảm bảo thỏa
mãn ngày càng cao nhu cầu và lợi ích của nhân dân, trong đó có lợi ích của
giai cấp công nhân. => DCXHCN mang bản chất GCCN, vừa có tính nhân
dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc.
• Về kinh tế: nền dân chủ XHCN có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về
TLSX chủ yếu của toàn xã hội => chế độ sở hữu đó phù hợp với quá trình

sản xuất xã hội hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu không ngừng tăng lên về VC và
tinh thần của nd lao động
DCXHCN cũng kế thừa và loại bỏ…
• Về văn hóa – tư tưởng: Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa lấy hệ tư tưởng chủ
nghĩa Mác Lê-nin làm nền tảng, chủ đạo đối với mọi hình thái ý thức xã hội
trong xã hội mới (văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống, văn hóa, xã hội, tôn
giáo…), đồng thời kế thừa và phát huy những tinh hoa, truyền thống văn hóa
dân tộc; những giá trị, tư tưởng văn minh, tiến bộ xã hội… mà nhân loại đã
tạo ra ở tất các quốc gia, dân tộc
• Về xã hội: đây là nền dân chủ rộng rãi nhất trong lịch sử cho tất cả mọi
người nhưng vẫn là nền dân chủ mang tính giai cấp, vì vậy vẫn còn hạn chế
dân chủ cho giai cấp phản động và những kẻ không tin vào con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội, phá hoại xã hội.
• Đây là một nền dân chủ cũng phát triển theo đúng quy luật là từ chưa hoàn
thiện tới chỗ hoàn thiện, chưa phát triển đến chỗ phát triển. Theo đó, Vn ta
mới đang bc đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội nên nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ở nc ta cũng chưa hoàn toàn phát triển theo đúng bản chất của nó.


Made by Cu Tý - 0968999823
=> Đời sống tư tưởng, văn hóa của nền dân chủ XHXN rất phong phú, đa
dạng, toàn diện và ngày cảng trở thành một nhân tố quan trọng hàng đầu,
thành mục tiêu và động lực cho quá trình xây dựng CNXH

Liên hệ với dân chủ ở việt nam



×