Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Thuyết trình tổng quan về bộ luật hồng đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (323.9 KB, 21 trang )

Chào mừng thầy cùng tất cả các bạn đang có mặt trong buổi thuyết trình ngày hôm nay.
Lời đầu tiên cho phép mình tự giới thiệu, mình tên là Mai Thị Thùy Dung, đến từ Nhóm 1B,
sau đây mình sẽ đại diện cho nhóm trình bày về bài thuyết trình của nhóm mình.
Vì đây là nhóm đầu tiên thuyết trình trong môn học này nên trong quá trình trình bày có
thể nhóm chúng mình sẽ gặp một số sai sót, mong thầy cùng tất cả các bạn hãy cùng hướng
mắt lên màn hình để theo dõi cũng như lắng nghe để giúp cho bài thuyết trình hôm nay trở
nên hoàn thiện hơn.
Vâng!Các bạn có biết chủ đề thuyết trình của nhóm chúng mình hôm nay là gì không ạ?
Trước khi bắt đầu vào bài, chúng mình cùng chơi một trò chơi nho nhỏ nhé. Chắc các bạn ở
đây đã quá quen thuộc với game “Đuổi hình bắt chữ” rồi phải không nào?Sau đây mình sẽ
trình chiếu một hình ảnh, các bạn hãy cùng nhìn hình và đoán ra từ khóa nhé. Bạn nào
đoán ra đầu tiên thì giơ tay nhanh để trả lời nha…

Đáp án của bạn là hoàn toàn chính xác. “BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC”- Vâng, đó
cũng chính là chủ đề thuyêt trình của nhóm 1B hôm nay. Sau đây nhóm chúng
mình sẽ trình bày “TỔNG QUAN VỀ BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC”


Bộ luật Hồng Đức ra đời ở thời Lê sơ khi mà sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập
quyền còn đề ra yêu cầu xây dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có
lợi cho giai cấp thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến, nhằm
đáp ứng lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Nói đến Quốc triều hình luật người ta nghĩ ngay đến một bộ luật có kĩ thuật lập pháp cao, nội
dung phong phú, toàn diện với nhiều giá trị nổi bật trong lịch sử pháp luật Việt Nam thời kỳ
phong kiến. Quốc triều hình luật không chỉ được đánh giá cao hơn hẳn so với những thành tựu
pháp luật của các triều đại trước đó mà còn có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với việc biên soạn
nhiều bộ luật khác của các triều đại phong kiến Việt Nam sau này.
Phần thuyết trình của nhóm chúng mình gồm có 5 phần lớn:
1. VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VUA LÊ THÁNH TÔNG
2. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
3. BỐ CỤC CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT


4. CẤU TRÚC VÀ CÁCH THỂ HIỆN CẤU TRÚC VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
5. CẤU TRÚC VÀ CÁCH THỂ HIỆN CẤU TRÚC VI PHẠM PHÁP LUẬT
TRONG QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG “BỘ LUẬT
HỒNG ĐỨC”
7. TIẾN BỘ CỦA BỘ LUẬT
8. GIÁ TRỊ CỦA BỘ LUẬT

ĐẦU TIÊN mình sẽ trình bày một số nét về vua Lê Thánh Tông
1.VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ VUA LÊ THÁNH TÔNG
Như các bạn đã biết, vua Lê Thánh Tông tên thật là Lê Tư Thành còn có huý khác là Lê Hạo hiệu
Thiên Nam.Ông là vị vua hời và là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà tiệp dư Ngô Thị Ngọc
Dao.Ông được nhiều nhà sử học đánh giá là một trong những vị vua tài ba trong lịch sử Việt
Nam. Ông cũng được coi là nhà văn hóa và là người coi trọng người hiền tài. Quyển Đại Việt sử
ký toàn thư cho Lê Thánh Tông là một "bậc vua anh hùng tài lược, dẫu Vũ Đế nhà Hán, Thái
Tông nhà Đường cũng không thể hơn được". Nhờ vào những phẩm chất vốn có của mình cùng
với sự ham học hỏi và vốn hiểu biết phong phú Lê Thánh Tông đã góp phần làm nên một bộ luật
được coi là hoàn chỉnh nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam – bộ Luật Hồng Đức.
2.HOÀN CẢNH LỊCH SỬ VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
Căn cứ vào các thư tịch cổ, bộ luật thành văn đầu tiên ở nước ta có từ thời Lý, thế kỷ XI.
+ Hình Thư được ban hành vào tháng 1 năm Nhâm Ngọ, đời Lý Thái Tông (1042).


+ Có giả thuyết cho rằng trước Hình Thư của nhà Lý, nước ta đã có những luật lệ thành văn rồi
(Ví dụ: Thời Ngô, thời Đinh, thời Tiền Lê).
Thời Trần, sau khi đánh thắng quân Nguyên - Mông, Trần Thái Tông ban hành bộ luật mới, khảo
xét và sửa đổi các hình luật lễ nghi, soạn thành Quốc Triều Thông Chế.
+ Năm 1244, vua Trần Thánh Tông ban lệnh “định các hiến pháp về luật hình”.
+ Tháng 8 năm Tân Tỵ (1341), niên hiệu Thiệu Phông thứ nhất (1341), Trần Dụ Tông sai

Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn soạn bộ Hoàn Triều Đại Điển và khảo soạn bộ Hình Thư
để ban hành.
Quốc triều hình luật đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài, từ đời vua Lê Thái Tổ, đến đời
vua Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi cùng với các đại thần bàn luận một số luật lệ kiện
tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những thứ hình phạt, những lễ ân giám trong Luật Hồng
Đức (49 điều thuộc chương Danh lệ) phần lớn đều được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi
hai điều luật trong chương Điền sản để pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quy định
chặt chẽ trong những năm Thuận Thiên (1428- 1433) và được thực hiện trong suốt thời Lê sơ.
Tuy vậy chỉ mới là bước đầu xây dựng, nên luật pháp thời Lý Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót nhất
là về phương diện tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các vua triều sau bổ sung thêm.
Trong thời Thái Tông (1434- 1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số điều luật
nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng thêm.
Đến 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu ruộng đất, quy
định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm quyền tư hữu ruộng đất. Theo nhà sử học
Phan Huy Chú thì “ từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân chia tài sản trong dân gian mới có tiêu
chuẩn” (Hình luật chí trong lịch triều hiến chương loại chí).
Sang thời Thánh Tông , triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệnh về kế thừa hương hỏa, về việc
bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống đối hay làm nguy
hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện chính thư và Thiên Nam dư
hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành trong thời Thánh Tông theo thứ tự từng
năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập , còn ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận
(1460- 1469) và 61 điều trong năm Hồng Đức (1470- 1497).
Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập các điều luật các pháp lệnh đó ban bố và thi
hành trong các triều thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ pháp điển hoàn chỉnh. Đó là


bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là Quốc triều hình luật để đề cao vai trò xây dựng
của vua Lê Thánh Tông.
Quốc triều hình luật sau khi xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và các triều đại sau

cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung Hưng (1533- 1789) sau này vẫn lấy
bộ luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ sung thêm một số điều khoản phụ cho
thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà thôi
Quốc triều hình luật hiện tại mà ta có trong tay chắc chắn là thành tựu chung của toàn bộ nề pháp
luật thời Lê.


3.BỐ CỤC CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
Mở đầu bằng ba đồ biểu quy định về các kích thước của các hình cụ, tang phục và việc để tang.
Bộ luật có 13 chương, cộng lại có 722 điều, phân làm 6 quyển, trong đó có 5 quyển gồm 2
chương và 1 quyển 3 chương:


Quyển 1:

1. Chương Danh lệ (tên gọi luật lệ
2. Chương Vệ cấm (Canh giữ bảo vệ)


Quyển 2:

3. Chương Vi chế (Làm trái pháp luật
4. Chương Quân chính


Quyển 3:

5. Chương Hộ hôn ( Hôn nhân gia đình)
6. Chương Điền sản
7. Chương Thông gian – 10 Điều quy định về các tội phạm tình dục.



Quyển 4:

8. Chương Đạo tặc ( Trộm cướp)
9. Chương Đấu tụng (Đánh nhau kiện cáo)


Quyển 5:

10. Chương Trá ngụy (Gian dối)
11. Chương Tạp luật


Quyển 6:

12. Chương Bộ vong (Bắt tội phạm chạy trốn)
13. Chương Đoán ngục ( Xử án)
Hai chương cuối này đã có những quy định về tố tụng nhưng chưa hoàn thành.


Cụ thể về các quyền thì chúng mình đã trình bày trong bài báo cáo, các bạn có thể tham
khảo thêm…
4.CẤU TRÚC VÀ CÁCH THỂ HIỆN CẤU TRÚC VI PHẠM PHÁP LUẬT TRONG
QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT
Quốc triều hình luật là bộ luật thành văn nổi tiếng và có giá trị bậc nhất trong cổ pháp Việt Nam.
Bộ luật này gồm 722 Điều, được chia làm 13 chương, đa phần các điều luật được xây dựng theo
phương thức cả 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài đồng thời xuất hiện trực tiếp, thậm chí
ngay trong cùng một Điều luật.
Chẳng hạn như:

Điều 586 có ghi: “Trâu của 2 nhà đánh nhau, con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì
2 nhà cùng cày, trái luật thì sẽ xử phạt 80 trượng”. Trong đó: trâu của 2 nhà đánh nhau là giả
định; con nào chết thì 2 nhà cùng ăn thịt, con nào sống thì 2 nhà cùng cày là quy định; trái luật thì
sẽ xử phạt 80 trượng là chế tài.
Với cách mô tả hành vi vi phạm pháp luật và chế tài đối với chủ thể thực hiện hành vi đó rõ ràng
như vậy, người dân sẽ biết được hành vi nào nên làm, hành vi nào nên tránh. Quan xử án cũng
biết được cần phải xử như thế nào, mức cụ thể ra sao.
Một nét đặc sắc khác trong quy phạm pháp luật của Bộ luật Hồng Đức chính là cách qui định chế
tài dưới dạng chế tài cố định. Nghĩa là với mỗi một vi phạm cụ thể thì có một hình phạt cụ thể
tương ứng; mức độ tăng nặng hay giảm nhẹ cũng được quy định ngay sau đó một cách cụ thể, rõ
ràng.
Ví dụ như điều 466 quy định: “Đánh gãy răng, sứt tai mũi, chột 1 mắt, gãy ngón chân, ngón tay,
giập xương, hay lấy nước sôi, lửa làm người bị thương và rụng tóc, thì xử tội đồ làm khao đinh.
Lấy đồ bẩn thỉu ném vào đầu mặt người ta thì xử biếm 2 tư; đổ vào miệng mũi thì biếm 3 tư.
Đánh gãy 2 răng, 2 ngón tay trở lên thì xử tội đồ làm tượng phường binh. Lấy gươm giáo đâm
chém người, dẫu không trúng cũng phải lưu đi châu gần (người quyền quý phạm tội thì xử tội
biếm). Nếu đâm chém bị thương và làm đứt gân, chột 2 mắt, đọa thai thì xử tội lưu đi châu xa.
Nếu trong khi đương xét hỏi, người bị thương lại bình phục, thì tội nhân được giảm tội 2
bậc. Nếu đánh bị thương 2 người trở lên và nhân bị thương mà thành cố tật, hay đánh đứt lưỡi,
huỷ hoại âm, dương vật đều xử tội giảo; và phải đền tiền thương tổn như lệ định”.
Với chế tài cố định này, nó đã đảm bảo tính chính xác trong việc áp dụng luật của các cơ quan
Nhà nước, tránh được sự tuỳ tiện trong việc áp dụng luật.


Trong Bộ luật Hồng Đức từ một sự kiện hay vụ việc, nhà làm luật đã khéo léo lường tính các vấn
đề phát sinh xung quanh vụ việc đó; có nghĩa, Quốc triều hình luật dự đoán được các vấn đề phát
sinh xung quanh các điều luật.
Thí dụ, Điều 234: “Những quan coi quân đội ở các trấn, lộ hay huyện cùng những quan viên
trong các cục các viện, đi lại giao kết với nhau, mưu làm việc phản nghịch, mà quan ty quản
giám chẳng lưu tâm xem xét, hay dung túng giấu giếm không tâu lên, thì cùng với người phản

nghịch cùng một tội; nếu đã tâu lên mà lại ngầm sai người báo cho kẻ phản nghịch biết thì tội
cũng thế. Nếu vì tâu lên không giữ kín đáo để cho kẻ phản nghịch biết thì viên quan tâu được
giảm tội 1 bậc. Nếu việc mưu phản nghịch đã lộ, việc hung ác đã rõ, mà quan giám không xét tình
thế mà lung bắt và tâu lên, thì bị tội như tội đồng mưu; nếu việc mưu phản chưa lộ thì được giảm
nhẹ hai bậc.
Phần tiếp theo sẽ là 5.CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA BỘ LUẬT HÔNG ĐỨC. Mình xin
nhường lại Mic cho bạn Ý.
Chào thầy và tất cả các bạn, sau đây mình sẽ trình bày về CÁC CHẾ ĐỊNH CƠ BẢN CỦA
BỘ LUẬT. Đây là một phần quan trọng không thể thiếu khi phân tích về một Bộ luật
Quốc triều hình luật bao gồm các chế định cơ bản sau :
Về dân sự
1. Chế định sở hữu và hợp đồng.
2. Chế định thừa kế.
3. Chế định trách nhiệm dân sự.
Về hình sự
1. Chế định tội phạm.
2. Chế định hình phạt.
Về hôn nhân-gia đình
1. Chế định hôn nhân.
2. Chế định quan hệ gia đình.
Về tố tụng: Chế định về tố tụng.
Chế định sở hữu và hợp đồng


Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất, điền sản trong thời kỳ phong kiến là:
sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền - công điền tương đối toàn diện về vấn đề
ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành
các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được
bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không

được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp
ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất
công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ
ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất
của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh 3 loại hợp đồng về ruộng đất:


Mua bán ruộng đất



Cầm cố ruộng đất



Thuê mướn ruộng đất

Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự
chứng thực của quan viên có thẩm quyền.
Chế định thừa kế
Trong lĩnh vực thừa kế, quan điểm của các nhà làm luật thời Lê khá gần gũi với các quan điểm
hiện đại về thừa kế. Cụ thể: Khi cha mẹ còn sống, không phát sinh các quan hệ về thừa kế nhằm
bảo vệ và duy trì sự trường tồn của gia đình, dòng họ. Thứ hai là các quan hệ thừa kế theo di chúc
(các điều 354, 388) và thừa kế không di chúc (thừa kế theo luật) với các điều 374-377, 380, 388.
Điểm đáng chú ý trong bộ luật Hồng Đức, người con gái có quyền thừa kế ngang bằng với người
con trai. Đây là một điểm tiến bộ không thể thấy ở các bộ luật phong kiến khác. Thứ ba, bộ luật
đã phân định về nguồn gốc tài sản của vợ chồng, gồm có: tài sản riêng của mỗi người và tài sản
chung của cả hai vợ chồng. Việc phân định này góp phần xác định việc phân chia thừa kế cho các

con khi cha mẹ đã chết hoặc chia tài sản cho bên còn sống nếu một trong hai vợ hoặc chồng chết
trước. Thừa kế chính là điểm nổi bật nhất của luật pháp triều Lê.
Chế định trách nhiệm dân sự


Luật Hồng Đức cũng quy định trách nhiệm dân sự của các bên tham gia quan hệ, với những nội
dung khá chặt chẽ, cụ thể. Bên cạnh các nội qui trên trẻ em cũng cần được chăm sóc kĩ càng và
giáo dục đặc biệt với 3 tiêu chí:
1. Không bạo lực
2. Không đánh đập
3. Giáo dục tốt.
Với 3 tiêu chí trên để người dân biết nhà nước rất quan tâm đến trẻ em bởi trẻ em là tương lai của
đất nước là rừng cột của quê hương.
Chế định tội phạm


Phân loại đối tượng phạm tội, mức độ phạm tội, hình thức xử phạt (ngũ hình và thập ác).



Theo hành vi phạm tội: vô ý hay cố ý phạm tội.



Theo âm mưu, mục đích phạm tội.



Tính chất đồng phạm, che giấu.




Hình thức xét xử đối với tội phạm chạy trốn.
Các nhóm tội cụ thể:



Thập ác: Là 10 trọng tội nguy hiểm nhất như:

Các tội liên quan đến vương quyền: mưu phản, mưu đại nghịch (điều 2, 411), mưu bạn (phản bội
tổ quốc - điều 412), đại bất kính (430, 431).
Các tội liên quan đến quan hệ hôn nhân-gia đình: ác nghịch (điều 416), bất hiếu (nhiều điều,
chẳng hạn điều 475), bất mục, bất nghĩa, nội loạn.
Tội liên quan đến tiêu chí đạo đức hàng đầu của Nho giáo: bất đạo (420 và 421).
• Các nhóm tội phạm khác: bao gồm các tội liên quan đến sự an toàn thân thể của vua, nghi lễ
cung đình, xâm phạm trật tự công cộng, quản lý hành chính, thể thức nghi lễ triều đình, xâm
phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm con người, các tội xâm phạm an ninh quốc gia,
trật tự an toàn xã hội, các tội phạm quân sự, xâm phạm chế độ sở hữu ruộng đất, xâm phạm chế
độ hôn nhân-gia đình, các tội tình dục, các tội xâm phạm chế độ tư pháp v.v
Chế định hình phạt


Quan niệm về hình phạt trong bộ luật khá chi tiết nhưng cứng nhắc với khung hình phạt thường là
cố định, tuy rằng có tính đến các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ (điều 41).
Các hình phạt cụ thể có ngũ hình và các hình phạt khác.
Ngũ hình được quy định tại điều 1 và bao gồm: xuy, trượng, đồ, lưu, tử.
Cụ thể về các hình thức ngũ hình nhóm mình đã trình bày rất cụ thể trong bài báo cáo, các
bạn có thể theo dõi ở đó.
Chế định hôn nhân
Trong lĩnh vực hôn nhân, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như kết hôn, chấm dứt hôn nhân (do

chết hoặc ly hôn).
Kết hôn: trong quan hệ kết hôn, luật quy định các điều kiện để có thể kết hôn là: có sự đồng ý của
cha mẹ (điều 314), không được kết hôn giữa những người trong họ hàng thân thích (điều 319),
cấm kết hôn khi đang có tang cha, mẹ hay chồng (điều 317), cấm kết hôn khi ông, bà, cha hay mẹ
đang bị giam cầm, tù tội (điều 318), cấm anh (em) lấy vợ góa của em (anh), trò lấy vợ góa của
thầy (điều 324), với một số quy định khác trong các điều 316, 323, 334, 338, 339. Tuy nhiên, luật
Hồng Đức không quy định tuổi kết hôn, mặc dù trong Thiên Nam dư hạ tập (phần lệ Hồng Đức
hôn giá) có viết: "Con trai 18 tuổi, con gái 16 tuổi mới có thể thành hôn", có lẽ là do đã tồn tại
một văn bản khác cùng thời quy định về điều này. Luật Hồng Đức cũng quy định về hình thức và
thủ tục kết hôn như đính hôn và thành hôn (các điều 314, 315, 322). Lưu ý là luật Hồng Đức cho
thấy cuộc hôn nhân có giá trị pháp lý từ sau lễ đính hôn. Ví dụ điều 315 quy định: Gả con gái đã
nhận đồ sính lễ mà lại thôi không gả nữa thì phải phạt 80 trượng... Còn người con gái phải gả cho
người hỏi trước. Tuy nhiên, nếu trong thời gian từ lễ đính hôn cho đến khi thành hôn mà một
trong hai bên bị ác tật hay phạm tội thì bên kia có quyền từ hôn.
Chấm dứt hôn nhân:
Luật Hồng Đức quy định các trường hợp chấm dứt hôn nhân là: một trong hai người đã chết, ly
hôn.
Về trường hợp chấm dứt hôn nhân do một trong hai người đã chết cần lưu ý là quan hệ hôn
nhân chỉ thực sự chấm dứt ngay nếu người chết là vợ, còn nếu là chồng chết thì nó chỉ chấm dứt
sau khi mãn tang. Quy định này được đặt ra một cách gián tiếp trong các điều 2 và 320.
Về trường hợp ly hôn có ba nhóm sau:
1. Buộc phải ly hôn
2. Ly hôn do lỗi của người vợ


3. Ly hôn do lỗi của người chồng:
Chế định quan hệ gia đình
Trong lĩnh vực quan hệ gia đình, bộ luật đã điều chỉnh các quan hệ như quan hệ nhân thân giữa
vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái, giữa các thân thuộc khác (vợ cả-vợ lẽ, anh-chị-em, cha mẹcon nuôi, vai trò của người tôn trưởng tức trưởng họ).
• Quan hệ vợ-chồng: Phong tục tập quán và lễ nghĩa Nho giáo đã điều chỉnh quan hệ vợ-chồng,

tuy nhiên luật Hồng Đức cũng có các quy định nhằm điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ nhân thân
như: Nghĩa vụ phải chung sống tại một nơi và phải có trách nhiệm với nhau (các điều 321 và 308,
309), không được ngược đãi vợ (điều 482), nghĩa vụ chung thủy (điều 401, 405), nghĩa vụ để tang
nhau (các điều 2, 7).
• Quan hệ cha mẹ-con cái: Đề cập tới các nghĩa vụ và quyền nhân thân của con cái, bao gồm:
nghĩa vụ phải vâng lời và phụng dưỡng cha mẹ, ông bà (khoản 7 điều 2), nghĩa vụ chịu tội roi,
trượng thay cho ông bà, cha mẹ (điều 38), nghĩa vụ không được kiện cáo ông bà - cha mẹ (điều
511), nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ (các điều 9, 504), ngoại trừ trường hợp cha mẹ
hay ông bà phạm các tội mưu phản, mưu đại nghịch, cha mẹ nuôi giết con đẻ hay mẹ đẻ - mẹ kế
giết cha thì được phép tố cáo và nghĩa vụ để tang ông bà-cha mẹ (điều 2).
• Quan hệ nhân thân khác: Đề cập tới quan hệ giữa vợ cả - vợ lẽ (các điều 309, 481, 483, 484)
và nhà chồng, anh – chị - em (các điều 487, 512), nuôi con nuôi (các điều 380, 381, 506) và vai
trò của người trưởng họ (điều 35).
Trong quan hệ vợ cả - vợ lẽ thì ngoài các quy định về các nghĩa vụ của họ với chồng và nhà
chồng thì họ cũng phải tuân thủ trật tự thê thiếp và vợ cả nói chung được ưu tiên hơn. Về quan hệ
anh - chị - em thì người anh trưởng có quyền và nghĩa vụ đối với các em, nhất là khi cha mẹ đã
chết, đồng thời cũng bảo vệ sự hòa thuận trong gia đình (phạt nặng đánh lộn, kiện cáo nhau). Việc
nhận nuôi con nuôi phải được lập thành văn bản và phải đối xử như con đẻ cũng như ngược lại,
con nuôi phải có nghĩa vụ như con đẻ đối với cha mẹ nuôi.
Chế định tố tụng
Mặc dù không được tách bạch ra thành các chương riêng rẽ, nhưng luật Hồng Đức đã thể hiện
một số khái niệm của luật tố tụng hiện đại như:


Thẩm quyền và trình tự tố tụng của các cấp chính quyền (điều 672)

• Thủ tục tố tụng (phần lớn của hai chương cuối) như đơn kiện - đơn tố cáo (các điều 508, 513,
698), thủ tục tra khảo (các điều 546, 660, 665, 667, 668, 714, 716), thủ tục xử án (các điều 671,



709), phương pháp xử án (các điều 670, 683, 686, 708, 714, 720, 722), thủ tục bắt người (các điều
646, 658, 659, 663, 676, 680, 701-704).
Sau đây bạn ÁI XUÂN sẽ tiếp nối phần thuyết trình về các yếu tố ảnh hưởng đến chế định
trong Bộ luật Hồng Đức, mời bạn Xuân.
Vâng, sau đây mình sẽ trình bày về các yếu tố ảnh hưởng
6.CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC CHẾ ĐỊNH TRONG “BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC”
Đầu tiên phải nói đến Ảnh hưởng từ luật pháp của các triều đại trước
So sánh với hệ thống pháp luật của các triều đại trước, chúng ta thấy Quốc triều hình luật đã kế
thừa nhiều thành tựu pháp luật của Hình Thư đời Lý và Hình Thư đời Trần. Cụ thể là việc kế thừa
và phát triển toàn diện các loại hình phạt trong lĩnh vực hình sự. Trước hết, hệ thống ngũ hình:
xuy, trượng, đồ, lưu, tử của luật nhà Lý, nhà Trần đã được Quốc triều hình luật kế thừa tại Điều 1
nhưng có sửa đổi và bổ sung thêm đối với hình phạt đồ, lưu. Điều 1: Quốc triều hình luật bổ sung
thêm mức phạt tượng phường binh vào hình phạt đồ và các hình phạt phụ kèm theo như phạt
trượng, thích chữ được quy định nhẹ hơn dưới thời Lý-Trần.
Trong các hình phạt ngoài ngũ hình, hình phạt thích chữ, phạt tiền xung vợ con người phạm tội
làm nô tỳ, tịch thu tài sản, bãi chức cũng được qui định và thực hiện từ thời Lý – Trần. Song,
Quốc triều hình luật đã kế thừa và hoàn thiện hơn tại Điều 9, Điều 24 (thích chữ), Điều 26 (phạt
tiền), các Điều 164, 166, 191, 199 (bãi chức), các Điều 411, 412 (sung vợ con người phạm tội làm
nô tỳ).
Ngoài ra, sử liệu còn cho biết hình phạt biếm lần đầu được áp dụng dưới thời Hồ vào năm 1406.
Điều 22, 27, 46 Quốc triều hình luật đã kế thừa và phát triển hơn hình phạt này.
Một số nguyên tắc chung qui định trong các đạo chiếu của pháp luật Lý, Trần như nguyên tắc
chuộc tội bằng tiền ,nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới, nguyên tắc thân thuộc được
che giấu tội cho nhau cũng được kế thừa trong Quốc triều hình luật với những qui định cụ thể
chặt chẽ hơn. Các điều 6, 14,15 qui định cụ thể các loại tội và diện được chuộc tội bằng tiền; các
điều 21, 22, 24 qui định cụ thể số tiền chuộc của từng loại tội khác nhau. Trong luật nhà Lý, nhà
Trần nguyên tắc truy cứu trách nhiệm liên đới được qui định căn cứ vào quan hệ gia đình và quan
hệ láng giềng. Trong Quốc triều hình luật, việc truy cứu trách nhiệm hình sự liên đới ngoài dựa
vào quan hệ gia đình còn dựa vào quan hệ đồng cư (Điều 424). Luật nhà Trần chỉ vợ chồng, cha
con được che giấu tội cho nhau (Chiếu năm 1315) nhưng Quốc triều hình luật mở rộng diện được

che giấu tội cho nhau đến người thân thuộc phải để tang 9 tháng trở lên, anh em chồng, vợ anh
em, cháu, ông bà, ông bà ngoại và các bác chú thím, cô ruột chồng (chưa xuất giá) đồng thời cũng
qui định cụ thể các tội mà thân thuộc có nghĩa vụ phải báo cáo nhau (các điều 39, 504).


Bên cạnh đó, một số đạo chiếu của nhà Lý, nhà Trần, cũng được Quốc triều hình luật kế thừa
trong nhiều điều khoản của Bộ Luật tuy có sửa đổi bổ sung ít nhiều.
Ảnh hưởng từ pháp luật của phong kiến Trung Quốc
Việt Nam và Trung Quốc vốn có sự giao lưu văn hóa lâu đời trải dài hơn 10 thế kỉ trong đó có
văn hóa pháp lí. Mặc khác, Trung Quốc thời phong kiến là một quốc gia có nền pháp luật phát
triển cao ở khu vực Đông Á. Bởi vậy, pháp luật phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng sâu sắc
đến pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung và Quốc triều hình luật nói riêng, cụ thể là việc
tiếp thu pháp luật thời Đường, Minh.
Về hình thức, cấu trúc của Quốc triều hình luật được mô phỏng theo cấu trúc của bộ luật nhà
Đường. Quốc triều hình luật có 722 điều được nhóm thành 13 chương, bộ luật nhà Đường có 502
điều chia thành 12 chương.


trừ 4 chương 3, 4, 6, 7 ra cả 9 chương còn lại của Quốc triều hình luật đều giống với các
chương còn lại của bộ luật nhà Đường.
Về cách thức thể hiện điều khoản, các bộ luật Trung Quốc đã được coi là có đặc trưng ở khía
cạnh hình sự... các điều khoản trong những bộ luật đó thường được phát biểu theo cách như
sau: “người nào làm điều X thì phải chịu hình phạt Y”. Quốc triều hình luật cũng trình bày
hầu hết các điều khoản theo cách thức đó
Trong lĩnh vực hình sự, nhiều chế định được vay mượn từ luật nhà Đường như chế định ngũ
thường, bát nghị, thập tội ác... Các nguyên tắc chuộc tội bằng tiền ,nguyên tắc chiếu cố,
nguyên tắc tha miễn trách nhiệm hình sự khi phạm tội tự thú, nguyên tắc thân thuộc được che
giấu tội cho nhau ,khái niệm tòng phạm ,đều được vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh.
Ngoài 27 điều khoản qui định về ngũ hình và các vấn đề chung thuộc chương 1, những điều
khoản còn lại được tiếp thu từ luật nhà Đường, nhà Minh trong lĩnh vực hình sự phần lớn

được công bố ở chương Vệ cấm, Vi chế, Quân chính, Đạo tặc, Trá ngụy, Bộ vong, Đoán ngục
với nội dung chủ yếu là đề cao tư tưởng trung quân của Đạo Nho, thiết lập củng cố trật tự
phong kiến trong xã hội và gia đình theo lễ nghi Nho giáo. Những hành vi xâm phạm đến tính
mạng , sức khỏe ,địa vị ,quyền lễ vua tôi ,xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, của các thân thuộc
bề trên trong gia đình ,xâm hại đến sức khỏe, tính mạng của người có địa vị trong xã hội cao
hơn đều bị phạt nặng.
Trong lĩnh vực hành chính, những điều khoản vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh phần
lớn qui định về chế độ công vụ, về quản lí hộ khẩu, đất đai và chúng được công bố chủ yếu ở
chương Vi chế, Hộ hôn, Điền sản, Tạp luật. Những điều khoản qui định về chế độ công vụ cho
thấy Quốc triều hình luật đã thể chế những yêu cầu khắt khe của quan điểm chính danh của
đạo Nho nhằm buộc quan lại thực hiện đúng chức năng chỉ là người tư vấn, phụ tá và thực thi
quyền lực của nhà vua trên các lĩnh vực, các cương vị mà nhà vua giao phó. Những hành vi
lạm quyền của quan chức như lạm bổ quan lại, tự tiện sửa chữa chế thư, tự tiện cho lính về
nhà,, tự tiện lấy của dân làm việc riêng đều bị nghiêm trị.
Những điều khoản vay mượn từ luật nhà Đường, nhà Minh trong các lễ nghi triều đình và gia
đình chủ yếu tập trung ở chương Vi chế, Hộ hôn, Đạo tặc, Đấu tụng. Một số điều khoản buộc
quan chức phải thực hiện nghiêm ngặt các nghi thức tế lễ trong triều, một số điều khoản trừng
phạt những hành vi bất kính với nhà vua, trừng phạt những hành vi tiếm lễ những đặc quyền
chỉ thuộc về nhà vua .Nội dung của các điều khoản đó đều nhằm bảo vệ và đề cao lễ vua tôi.


Những điều khoản qui định về lễ nghi gia đình chủ yếu nhằm vào đề cao đạo hiếu của con
cháu đối với cha mẹ, ông bà; đề cao địa vị và quyền của người chồng đối với vợ, của các thân
thuộc bề trên đối với thân thuộc bề dưới, củng cố trật tự gia đình gia trưởng phong kiến. Một
số điều khoản trừng phạt con cháu nếu vi phạm nghĩa vụ phải tuyệt đối vâng lời và phụng
dưỡng ông bà, cha mẹ ,nghĩa vụ che giấu tội cho ông bà, cha mẹ ,nghĩa vụ tôn kính ông bà cha
mẹ ,nghĩa vụ để tang ông bà cha mẹ .Người vợ vi phạm nghĩa vụ đồng cư với người chồng
,nghĩa vụ để tang chồng ,nghĩa vụ che giấu cho chồng ,nghĩa vụ phục tùng chồng đều bị
nghiêm trị. Chế định xuất thân còn buộc người vợ phụ thuộc hoàn toàn vào chồng và gia đình
chồng .Một số điều khoản khác trừng phạt các thân thuộc bề dưới khi có hành vi xúc phạm

đến thân thuộc bề trên trong gia đình
Nhà nghiên cứu lịch sử Insun Yu cho rằng, ngoài vay mượn luật nhà Đường, nhà Minh, Quốc
triều hình luật còn chịu ảnh hưởng của luật nhà Tống. Ngũ hình trong luật nhà Đường không
có mức phạt lăng trì, “có nguồn gốc từ dân tộc Liêu, được người Trung Quốc biết đến từ thời
nhà Tống. Và từ đó đã được dùng như một loại hình phạt ở Trung Quốc”. Hình phạt thích chữ
không có trong thời nhà Đường nhưng được thi hành ở thời nhà Tống và tồn tại cho đến thời
nhà Thanh. Việc qui định lăng trì và thich chữ tại Điều 1 cho thấy Quốc triều hình luật đã vay
mượn hai loại hình phạt trên từ luật nhà Tống.
Sự tiếp thu chọn lọc pháp luật phong kiến Trung Quốc trong Quốc triều hình luật cho thấy tư
duy chính trị cởi mở của tập đoàn phong kiến Lê sơ. Không những không bị hạn chế bởi tinh
thần tự tôn dân tộc cực đoan, nhà Lê sơ còn sẵn sàng tiếp nhận thành tựu pháp luật của một
quốc gia có nền pháp luật phát triển cao ở khu vực Đông Á và vận dụng sáng tạo vào hoàn
cảnh cụ thể trong nước. Điều đó nói lên sự hội nhập khu vực từ rất sớm của nền pháp luật
nước ta trong lịch sử.
Ảnh hưởng từ các quan niệm của Nho giáo
Nho giáo còn gọi là đạo Nho hay đạo Khổng là một hệ thống đạo đức, triết học xã hội, triết lý
giáo dục và triết học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đồ của ông phát triển
với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị.
Trong Nho giáo, Đức Khổng Tử cho Ngũ luân là Ngũ Đạt đạo, tức là năm con đường vĩnh
hằng, không thay đổi. Theo sách Trung Dung "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua
tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử,
phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Mặc khác, “Ngũ” là năm; “luân” là thứ bậc đối đãi, đạo
thường. Như vậy có thể hiểu “ngũ luân” là năm thứ bậc đối đãi theo đạo thường của con người
đối với xã hội và gia đình.


Tuy nhiên, Ngũ luân khi xâm nhập vào Việt Nam thì được thể chế thành các quy phạm pháp
luật nhằm đảm bảo tôn ty trật tự xã hội: trên – dưới, sang – hèn, cụ thể sau:
Về đạo vua tôi
Trách nhiệm của quan lại đối với vua được Quốc triều hình luật quy định thành những nghĩa

vụ mà quan lại phải thực hiện.
Thứ nhất, phải báo cáo trung thực với nhà vua kết quả và tình trạng của công việc, của lĩnh
vực được giao thực hiện hay quản lí
Thứ hai, phải tôn kính và quy phục vua trong cả lời nói, việc làm.
Thứ ba, tuyệt đối tuân lệnh nhà vua một cách nhanh chóng, cẩn trọng. Quan chức nào vi
phạm nghĩa vụ này dù là bất tuân, làm trái hay chậm trễ, làm cẩu thả đều bị trừng trị nghiêm
khắc.
Thứ tư, phải tuyệt đối trung thành với nhà vua.

Về đạo cha con
Khổng Tử cho rằng con đối với cha phải lấy chữ hiếu làm đầu và cha đối với con phải lấy
lòng tự ái làm trọng. Trong đạo hiếu của con đối với cha mẹ, dù rất nhiều mặt, nhưng cốt lõi
phải ở tâm thành kính. Trong Quốc triều hình luật, nghĩa vụ của các con đối với cha mẹ được
Bộ luật quy định chặt chẽ với những chế tài nghiêm khắc khi có vi phạm. Với cha mẹ, các con
có nghĩa vụ sau: vâng lời dạy bảo của cha mẹ (Điều 506), phụng dưỡng cha mẹ (Điều 506),
tôn kính cha mẹ (Điều 475, 504, 511). Người con nào vi phạm các nghĩa vụ trên sẽ bị tội đồ,
tội lưu; vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ tôn kính cha mẹ sẽ bị giảo. Thậm chí trong nhiều
trường hợp, pháp luật còn cho phép con cháu được trả thù cho ông bà cha mẹ, miễn là hành vi
đó không xâm phạm đến quyền lợi của nhà vua và triều đình (Điều 425, 485).Theo điều 39,
con cháu che giấu tội cho ông bà cha mẹ đều không phải tội, trừ tội mưu phản trở lên. Không
những thế, bộ Luật nhà Lê còn cấm con cháu tố cáo ông bà cha mẹ, nếu vi phạm đều xử tội đi
châu xa (Điều 405).
Về đạo vợ chồng


Đạo của vợ chồng đối với nhau là tiết nghĩa, tam tòng. Quốc triều hình luật quy định xử phạt
người chồng tội lưu, tội tử nếu gian dâm hoặc quyến rũ con gái chưa chồng trong khi người vợ
chỉ bị phạt lưu với tội gian dâm (Điều 401, 402). Với tội thông gian, Bộ luật quy định chỉ
trừng phạt người chồng chứ không trừng phạt người vợ (Điều 405). Người chồng cũng bị
trừng phạt khi có hành vi ngược đãi đánh vợ đến mức bị thương; giết vợ bị khép vào tội bất

mục – là một trong 10 trọng tội của cổ luật Việt Nam (Điều 482). Những hành vi xâm hại tôn
ti trật tự gia đình phong kiến của người chồng như đưa nàng hầu lên làm vợ, say đắm nàng
hầu thờ ơ với vợ, giấu giếm không chịu bỏ vợ khi vợ phạm phải thất xuất đều bị xử tội biếm
(Điều 309, 310). Bộ luật cũng trừng phạt nặng người vợ nếu vi phạm các nghĩa vụ đối với
chồng. Người vợ vi phạm nghĩa vụ tòng phu như tự tiện bỏ nhà chồng đi (Điều 321), đánh
chồng (Điều 481), tố cáo chồng (Điều 504) đều bị xử tội đồ, tội lưu; vi phạm nghĩa vụ chung
thủy bị tội lưu (Điều 401); vi phạm nghĩa vụ để tang chồng thì tùy mức độ sẽ bị xử phạt đồ
(Điều 130), phạt biếm, trượng (Điều 130).
Về đạo anh em
Tông pháp gia trưởng Nho gia coi trọng sự hòa thuận và đòi hỏi người em phải kính thuận,
phục tùng anh vì quyền của người anh là “quyền huynh thế phụ”. Vì vậy, Quốc triều hình luật
xử biếm nhị tư nếu em lăng mạ anh chị; xử đồ, lưu nếu đánh hoặc đánh bị thương anh chị
(Điều 477). Bộ luật nghiêm trị những người cố tình gây sự bất hòa giữa anh em tới mức phải
kiện cáo nhau (Điều 512).
Ngoài ra còn có đạo thầy trò
Lễ giáo Nho đề cao đạo thầy trò, coi thầy ngang với vua và cha. Quốc triều hình luật quy định
học trò mà đánh hoặc lăng mạ thầy sẽ bị xử nặng hơn đánh hoặc lăng mạ người thường ba bậc
(Điều 489).
Như vậy, có thể tổng kết những ảnh hưởng của Ngũ luân tới pháp luật phong kiến Việt Nam
như sau:
Về mặt tích cực, Ngũ luân góp phần xây dựng mối quan hệ xã hội rộng rãi, bền chặt hơn, có
tôn tri trật tự hơn. Nho giáo vốn đặt mối quan hệ vua tôi ở vị trí cao nhất trong năm quan hệ
giữa người với người. Các Nho sĩ Việt Nam cũng nhấn mạnh mối quan hệ này, xây dựng tinh
thần trung quân, ái quốc nhưng không mù quáng trung quân mà vẫn đặt ái quốc lên hàng đầu.
Họ đòi hỏi nhà vua trước hết phải trung thành với tổ quốc và trung hậu với nhân dân. Ngoài
ra, Ngũ luân cũng đã góp phần bảo vệ giá trị đạo đức và thuần phong mĩ tục truyền thống của
dân tộc như lòng hiếu thảo, sự tôn kính ông bà cha mẹ của con cháu; sự hòa thuận chung thủy


giữa vợ chồng; sự kính nhường hòa thuận giữa anh chị em trong nhà, truyền thống tôn sư

trọng đạo. Đồng thời các chế tài nghiêm khắc kèm theo mỗi vi phạm lễ nghi có tác động lớn
đến sự điều chỉnh hành vi của các thành viên gia đình, khiến họ sớm có ý thức về nghĩa vụ,
trách nhiệm với bản thân và gia đình. Chính ở khía cạnh này, Ngũ luân đã hỗ trợ đắc lực cho
sự giáo dục đạo đức bởi những vi phạm đạo đức không chỉ bị xã hội lên án mà còn bị pháp
luật
trừng
trị
bằng
các
chế
tài
cụ
thể
đích
đáng.
Về mặt tiêu cực, việc quy định chặt chẽ lễ nghi trong gia đình, xã hội và xử phạt những
người vi phạm đã xác lập trật tự gia trưởng phong kiến còn nhiều hạn chế, như duy trì sự bất
bình đẳng giữa vợ chồng, sự bất bình đẳng trong xã hội, hạn chế nhiều quyền chính đáng của
vợ và các con.
Nãy giờ thì các bạn cũng đã được nghe về các chế định và những yếu tố ảnh hưởng đến
chế định của Bộ Luật Hồng Đức thì sau đây để đánh giá chung về Bộ luật mình sẽ trình
bày tóm tắt những mặt tiến bộ cũng như giá trị của Bộ Luật Hồng đức:
7.TIẾN BỘ CỦA BỘ LUẬT HỒNG ĐỨC
Điểm tiến bộ trong luật Hồng Đức là nó có một tiến khá căn bản trong việc cải thiện địa vị
của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Vai trò của người phụ nữ đã được đề cao hơn rất
nhiều so với các bộ luật đương thời trong khu vực. Nó cho thấy người vợ có quyền quản lý
tài sản của gia đình (khi chồng chết) và họ có quyền thừa kế như nam giới.[7]
Điểm thứ hai, là hình phạt cho phạm nhân nữ bao giờ cũng thấp hơn so với phạm nhân nam.
Ví dụ: Điều 1 quy định trượng hình chỉ đàn ông phải chịu: "Từ 60 cho đến 100 trượng, chia
làm 5 bậc: 60 trượng, 70 trượng, 80 trượng, 90 trượng, 100 trượng, tuỳ theo tội mà thêm

bớt. Xử tội này có thể cùng với tội lưu, tội đồ, biếm chức, hoặc xử riêng chỉ đàn ông phải
chịu." Điều 680: "Đàn bà phải tội tử hình trở xuống nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ sau
100 ngày mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục quan bị xử biếm
hai tư; ngục quản bị đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi, nhưng chưa đủ hạn một trăm ngày
mà đem hành hình, thì ngục quan và ngục lại bị tội nhẹ hơn tội trên hai bậc. Nếu đã đủ 100
ngày mà không đem hành hình, thì ngục quan hay ngục lại bị tội biếm hay tội phạt"..
Điểm thứ ba, nó thể hiện chính sách trọng nông của triều Lê. Bộ luật trừng phạt rất nặng các
tội như phá hoại đê điều (điều 596), chặt phá cây cối và lúa má của người khác (điều 601),
tự tiện giết trâu ngựa (điều 580) v.v Những điều luật trong Quốc Triều Hình Luật đã xác
định trách nhiệm của nhà nước thông qua trách nhiệm của hệ thống quan lại nhằm đảm bảo
cuộc sống tối thiểu của người nghèo khổ trong xã hội (Điều 294; Điều 295).


Điểm thứ tư, luật Hồng Đức có nhiều quy định thể hiện tính chất nhân đạo, thể hiện sự quan
tâm và bảo vệ dân thường. Ví dụ: Điều 17 Quốc Triều Hình Luật quy định: "Khi phạm tội
chưa già cả tàn tật, đến khi già cả tàn tật mới bị phát giác thì xử theo luật già cả tàn tật.Khi
ở nơi bị đồ thì già cả tàn tật cũng thế. Khi còn bé nhỏ phạm tội đến khi lớn mới phát giác thì
xử tội theo luật lúc còn nhỏ". Quốc Triều Hình Luật còn thể hiện chính sách khoan hồng đối
với người phạm tội tuy chưa bị phát giác và tự thú trước (trừ phạm tội thập ác hoặc giết
người). Điều 18 và điều 19: "Phàm ăn trộm tài vặt của người sau lại tự thú với người mất
của thì cũng coi như là thú ở cửa quan". Điều 21, 22, 23, 24 của Quốc Triều Hình Luật quy
định cho chuộc tội bằng tiền (trừ hình phạt đánh roi vì cho rằng đánh roi có tính chất răn
bảo dạy dỗ nên không phải cho chuộc).
Điểm thứ năm, luật Hồng Đức vừa tiếp thu có chọn lọc tư tưởng của Nho giáo vừa phát huy
những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Ví dụ: Điều 40: "Những người miền thượng
du (miền núi, miền đồng bào dân tộc ít người cư trú) cùng phạm tội với nhau thì theo phong
tục xứ ấy mà định tội. Những người thượng du phạm tội với người trung châu (miền trung
du và miền đồng bằng) thì theo luật mà định tội.". Có thể nói đây là một trong những điều
luật thể hiện rõ nhất tính sáng tạo của nhà làm luật. Điểm thú vị của quy định này ở chỗ luật
pháp dù có hoàn bị đến đâu cũng không thể phủ nhận hoặc thay thế hoàn toàn vai trò của

phong tục tập quán vốn dĩ đã tồn tại lâu dài trước cả khi có luật

8.

GIÁ TRỊ CỦA QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT

Bộ Luật Hồng Đức bảo vệ những giá trị đạo đức Nho giáo, đặc biệt là đạo đức trong
gia đình
Cũng giống như vấn đề chủ quyền quốc gia, luật pháp thời kỳ nào cũng điều chỉnh vấn đề hôn
nhân và gia đình, nhưng mục đích của việc điều chỉnh vấn đề hôn nhân gia đình trong Quốc
triều hình luậtlà nhằm bảo vệ chế độ tông pháp của Nho giáo. Những chuẩn mực đạo đức ấy
được tập trung vào các mối quan hệ cơ bản (Tam cương) với năm đức chủ yếu (Ngũ thường).
Quốc triều hình luậtđiều chỉnh những quan hệ cơ bản về kết hôn, ly hôn, quan hệ nhân thân và
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái nhằm bảo vệ chế độ tông pháp và
cũng là bảo vệ thuần phong mĩ tục của dân tộc.
Giá trị về lập pháp
Quốc triều hình luậtcó thể được coi là một trong những bộ luật hoàn chỉnh nhất trong lịch sử
pháp luật của các nhà nước phong kiến Việt Nam. Bộ luật này được xem là văn bản pháp luật


quan trọng nhất, có vai trò to lớn trong việc cai trị đất nước hơn 300 năm của các triều đại
phong kiến Việt Nam từ thế kỷ thứ XV. Ngay cả khi nhà Nguyễn ban hành bộ luật Gia Long
thì Quốc triều hình luậtvẫn đóng vai trò quan trọng trong xã hội, những quy định trong Quốc
triều hình luậttrở thành những tập quán phổ biến trong xã hội, đóng vai trò quan trọng trong
việc tạo ra trật tự xã hội trong chế độ phong kiến Việt Nam ở những giai đoạn sau
Quốc triều hình luậtchứa đựng những tư tưởng pháp luật tiến bộ và được xây dựng với trình
độ pháp lý khá cao so với các văn bản pháp luật cùng thời
Về chế định hôn nhân, gia đình
Trong Quốc triều hình luật các quan hệ hôn nhân và gia đình được điều chính khá toàn diện và
mang những sắc thái riêng biệt, độc đáo phù hợp phong tục tập quán của dân tộc Việt Nam

đồng thời đạt được những tiến bộ mà không hề có trong các văn bản pháp luật khác dười chế
độ phong kiến. Thông qua Quốc triều hình luật ta thấy được pháp luật nhà Lê đã tiếp thu
những phong tục tập quán của dân tộc và bảo vệ quyền lợi của người con gái trong việc xác
lập quan hệ hôn nhân, bảo vệ quyền lợi của người vợ trong gia đình và xác lập vị thế tương
đối bình đẳng giữa vợ và chồng, quan tâm bảo vệ quyền lợi của người con, ngoài ra bộ luật
còn rất quan tâm đến việc bảo vệ sự ổn định, hòa thuận trong gia đình, phản ánh một cách sinh
động, trung thực các phong tục tập quán của Việt Nam, vì vậy có bản sắc dân tộc độc đáo.

KẾT LUẬN (Dung nói)
Quốc triều hình luậtcó hiệu quả điều chỉnh cao một phần là do các hình phạt có tính chất
nghiêm khắc cao như vậy sẽ có khả năng loại trừ, ngăn chặn những hành vi tội phạm một cách
có hiệu quả đồng thời đảm bảo cho các quy định của pháp luật được tôn trọng và thực hiện
nghiêm chỉnh trong thực tế. Song khía cạnh khác chính là sự phù hợp thực tiễn của các quy
phạm, các điều luật. Các điều khoản của bộ luật được xây dựng trên cơ sở phù hợp với đặc
điểm tâm lí, tình cảm và phong tục tập quán của dân tộc, phản ánh được truyền thống văn hóa
của đất nước đồng thời phản ánh được truyền thống văn hóa của đất nước đồng thời thể hiện
được sự quan tâm nhất định của triều đình đối với dân chúng nên nó được đông đảo quần
chúng nhân dân chấp nhận và thực thi. Bộ luật cũng thể hiện được tinh thần độc lập và sáng
tạo của triều đình trong việc lập pháp, đáp ứng được lòng tự tôn dân tộc của mọi tầng lớp nhân


dân, vì thế nó đã trở thành niềm kiêu hãnh, tự hào của dân tộc. Với các giá trị đã đạt được,
Quốc triều hình luật chính là di sản văn hóa pháp lí quý giá của dân tộc.
Vâng, bài thuyết trình của nhóm chúng em đến đây là kết thúc, cảm ơn thầy cùng các
bạn đã theo dõi………………….



×