Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Bài tiểu luận về Bộ Luật Hồng Đức.docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.95 KB, 27 trang )

T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.........................................................................................................2
A.Khái quát chung về bộ luật Hồng Đức.
I. Một số nét cơ bản về Lê Thánh Tông.
II. Một số nét cơ bản về bộ luật Hồng Đức.
1.Hoàn cảnh ra đời.......................................3
2.Bố cục và nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức......................................5
2.1 Bố cục.....................................................................................................5
2.2 Nội dung cơ bản......................................................................................6
B. Nội dung cụ thể của bộ luật Hồng Đức.
I. Các quy định về dân sự.
1. Sở hữu và hợp đồng.
2. Thừa kế.
II.Các quy định hình sự.
1. Các nguyên tắc chủ đạo.
2.Tội phạm.
3.Hình phạt.
3.1 Ngũ hình...............................................................................................14
3.2 Các hình phạt khác................................................................................16
III. Các quy định về hôn nhân-gia đình.
1. Các quy định về hôn nhân.
1. Kết hôn..................................................................................................16
2. Chấm dứt kết hôn..................................................................................17
2. Quan hệ gia đình.....................................................................................18
IV. Các quy định tố tụng.............................................................................18
V.Các điểm tiến bộ.......................................................................................19
C.So sánh...............................................................................................................20
D.Giá trị, nhận xét,đánh giá...................................................................................21
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 2
KẾT LUẬN...........................................................................................................24


E.Tài liệu tham khảo..............................................................................................25
Lời nói đầu
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ còn đề ra yêu cầu xây
dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp
thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc
triều hình luật (tức Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng
lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến
thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Bộ luật Hồng Đức được coi là bộ luật nổi bật nhất, quan trọng nhất và có vai trò rất đặc
biệt nhất trong lịch sử pháp quyền phong kiến Việt Nam. Mặc dù mang bản chất giai cấp
phong kiến nhưng bộ luật Hồng Đức lại chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ với những quy
phạm bảo vệ quyền lợi của người dân, của tầng lớp dưới, của nô tì, người cô quả, tật …
Nhiều quy định của bộ luật tập chung bảo vệ người dân chống lại sự ức hiếp, sách nhiễu
của cường hào, quan lại.
Đặc biệt bộ luật Hồng Đức còn có một số quy định bảo vệ quyền lợi của phụ nữ, trẻ em,
người dân tộc thiểu số, điều đó phản ánh truyền thống nhân đạo, truyền thống tôn trọng
phụ nữ, tư tưởng “lấy dân làm gốc”, lấy làng xã làm nền tảng của quốc gia…
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 3
< A > Khái quát chung về Bộ luật Hồng Đức
I.Một số nét cơ bản về Lê Thánh Tông
Là vị vua thứ năm của triều Lê, là con thứ 4 của vua Lê Thái Tông và bà Tiệp dư Ngô
Thị Ngọc Dao. Vốn bà Tiệp Dư có mang Tư Thành bị bà phi Nguyễn Thị Anh mưu hại.
Nguyễn Trãi và vợ là Nguyễn Thị Lộ đã cứu giúp và đưa đi lánh nạn, sinh ra ông ở chùa
Huy Văn (quận Đống Đa, Hà Nội). Thuở nhỏ Tư Thành sống ngoài cung, 4 tuổi được
bà Nguyễn Thị Anh (lúc ấy là nhiếp chính cho vua Lê Thánh Tông) đón về phong
vương, cho học hành cùng các thân vương. Cuối năm 1459, Nghi Dân cùng phe đảng
giết chết mẹ con Nhân Tông đoạt ngôi vua. Giữa năm 1960, triều thần làm chính biến
phế Nghi Dân lập Tư Thành. Ông lên ngôi năm 38 tuổi, đặt niên hiệu là Quang Thuận
(1460-1469) và Hồng Đức (1470-1497). Sử gia đời sau coi Thánh Tông là vị vua “tư

trời cao siêu, anh minh quyết đoán, có hùng tài đại lược” (Vũ Quỳnh). Lê Thánh Tông
là người yêu thơ văn, ông đã đề xướng các cuộc xướng họa cung đình, triệu tập 28 văn
thần tạo thành tao đàn nhị thập bát tú. Ông là một nhà vua anh minh, có nhiều cuộc cải
cách cả về chính trị lẫn văn hóa đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ của đất nước.
II.Một số nét cơ bản về bộ luật Hồng Đức
1.Hoàn cảnh ra đời
Sự phát triển cao độ của chế độ phong kiến tập quyền thời Lê sơ còn đề ra yêu cầu xây
dựng một bộ pháp luật hoàn chỉnh để cố định những trật tự xã hội có lợi cho giai cấp
thống trị, để bảo vệ và bênh vực nền chuyên chính của giai cấp phong kiến. Bộ Quốc
triều hình luật (tức Luật Hồng Đức) đã ra đời trong hoàn cảnh lịch sử ấy, nhằm đáp ứng
lại những yêu cầu phát triển sang giai đoạn mới của chế độ phong kiến Việt Nam.
Bộ Luật Hồng Đức đã trải qua một quá trình xây dựng lâu dài từ thời Lê Thái Tổ, đến
thời Lê Thánh Tông mới hoàn thành.
Ngay sau khi lên ngôi vua, trong năm 1428, Lê Lợi đã cùng với các đại thần bàn định
một số luật lệ về kiện tụng và phân chia ruộng đất của thôn xã. Những thứ hình phạt,
những lễ ân giảm trong Luật Hồng Đức (49 điều thuộc chương Danh lệ) phần lớn đều
được quy định trong thời Lê Thái Tổ. Ba mươi hai điều luật trong chương Điền sản để
pháp chế hóa các thể lệ quân điền cũng được quy định chặt chẽ trong những năm Thuận
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 4
Thiên (1428-1433) và được thực hiện suốt trong thời Lê sơ. Tuy vậy chỉ mới là bước
đầu xây dựng, nên luật pháp thời Thái Tổ còn có nhiều thiếu sót nhất là về phương diện
tư hữu tài sản. Những thiếu sót ấy sẽ được các triều vua sau bổ sung thêm.
Trong thời Thái Tông (1434-1442), một số nguyên tắc xét xử các vụ kiện cáo và một số
điều luật nghiêm cấm nạn hối lộ, hành động giao thiệp với nước ngoài được xây dựng
thêm.
Đến năm 1449, Nhân Tông ban hành 14 điều luật khẳng định và bảo vệ quyền tư hữu
ruộng đất, quy định nguyên tắc xét xử những hành động xâm phạm đến quyền tư hữu
ruộng đất. Theo nhà sử học Phan Huy Chú thì “từ đó về sau các vụ tranh kiện về phân
chia tài sản trong dân gian mới có tiêu chuẩn” (Hình luật chí trong Lịch triều hiến
chương loại chí).

Sang thời Thánh Tông, triều đình liên tiếp ban bố nhiều điều lệ về kế thừa hương hỏa,
về việc bảo vệ tôn ty trật tự và đạo đức phong kiến, về việc trấn áp mọi hành vi chống
đối hay làm nguy hại đến địa vị thống trị của giai cấp phong kiến. Sách Hồng Đức thiện
chính thư và Thiên Nam dư hạ tập còn ghi chép lại nhiều điều luật ban bố và thi hành
trong thời Thánh Tông, theo thứ tự từng năm. Riêng trong Thiên Nam dư hạ tập, còn
ghi lại 40 điều luật thi hành trong năm Quang Thuận (1460-1469) và 61 điều
trong năm Hồng Đức (1470-1497).
Năm 1483, Thánh Tông sai các triều thần sưu tập tất cả các điều luật, các phép lệnh đó
ban bố và thi hành trong các triều vua thời Lê sơ, san định lại, xây dựng thành một bộ
pháp điển hoàn chỉnh. Đó là bộ Quốc triều hình luật, mà người ta thường gọi là bộ Luật
Hồng Đức, để đề cao vai trò xây dựng của Lê Thánh Tông. Thực ra bộ luật đó không
phải do Lê Thánh Tông sáng tạo ra, cũng không phải được xây dựng riêng trong những
năm Hồng Đức (1470-1497), mà là sản phẩm của một thời kỳ phát triển cực thịnh của
chế độ phong kiến tập quyền Việt Nam, trong cả thời Lê sơ. Công lao của triều vua Lê
Thánh Tông là đã san định các luật lệ của những triều vua trước để hoàn thành bước
xây dựng bộ pháp điển ấy.
Bộ Luật Hồng Đức, sau khi được xây dựng đã trở thành pháp luật của thời Lê sơ và của
các triều đại sau cho đến thế kỷ XVIII. Các triều đại phong kiến thời Lê Trung hưng
(1533-1789) sau này vẫn lấy bộ Luật Hồng Đức làm quy tắc mẫu mực, chỉ sửa đổi, bổ
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 5
sung thêm một số điều khoản phụ cho thích hợp với hoàn cảnh xã hội đương thời mà
thôi.
2.Bố cục và nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức
2.1 Bố cục
Quốc triều hình luật trong cuốn sách A.341 có 13 chương, ghi chép trong 6 quyển
(5 quyển có 2 chương/quyển và 1 quyển có 3 chương), gồm 722 điều. Ngoài ra, trước
khi đi vào các chương và điều thì Quốc triều hình luật còn có các đồ biểu quy định về
các hạng để tang và tang phục, kích thước và các hình cụ (roi, trượng, gông, dây sắt v.v).
Bố trí cụ thể như sau:
1.Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi

phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội
bằng tiền v.v)
2.Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các
tội về cấm vệ.
3.Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của
quan lại, các tội về chức vụ.
4.Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của
tướng, sĩ, các tội quân sự.
5.Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và
các tội phạm trong các lĩnh vực này.
6.Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau
(14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ
sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong
lĩnh vực này.
7.Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
8.Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số
tội chính trị như phản nước hại vua.
9.Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các
tội vu cáo,lăng mạ v.v
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 6
10.Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
11.Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh
trên đây.
12.Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội
thuộc lĩnh vực này.
13.Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và
các tội phạm trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.
2.2 Nội dung cơ bản
• Cách tân về tổ chức bộ máy chính quyền

Về mặt hành chính, nhà Vua đã kiên quyết và kiên trì cải tạo bộ máy chính quyền từ
trung ương đến địa phương.
Đời Trần chỉ có 4 bộ: Hình, Lại, Binh, Hộ. Đời vua Lê Lợi chỉ có 3 bộ: Lại, Lễ, Dân (tức
Hộ Bộ). Lê Thánh Tông tổ chức thành 6 bộ:
1. Lại Bộ: Trông coi việc tuyển bổ, thăng thưởng và thăng quan tước;
2. Lễ Bộ: Trông coi việc đặt và tiến hành các nghi lễ, tiệc yến, học hành thi cử, đúc ấn
tín, cắt giữ người coi giữ Đình, Chùa, Miếu mạo;
3. Hộ Bộ: Trông coi công việc ruộng đất, tài chính, hộ khẩu, tô thuế kho tàng, thóc
tiền và lương, bổng của quan, binh;
4. Binh Bộ: Trông coi việc binh chính, đặt quan trấn thủ nơi biên cảnh, tổ chức việc
giữ gìn các nơi hiểm yếu và ứng phó các việc khẩn cấp;
5: Hình Bộ: Trông coi việc thi hành luật, lệnh, hành pháp, xét lại các việc tù, đày, kiện
cáo;
6. Công bộ: Trông coi việc xây dựng, sửa chữa cầu đường, cung điện thành trì và
quản đốc thợ thuyền.
• Giữ cho đất nước luôn ở thế phòng bị đối với quân xâm lược nước ngoài
Trong bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ trách nhiệm bảo vệ đường biên,
vùng biển, cửa quan. Các hành vi xâm phạm an ninh và toàn vẹn lãnh thổ bị trừng trị
nghiêm khắc. Trong Bộ luật Hồng Đức có nhiều điều quy định rõ về việc xử phạt đối
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 7
với các hành vi ấy. Ví dụ: "Người trốn qua cửa quan ra khỏi biên giới đi sang nước
khác thì bị chém" (đ.71) hoặc "Những người bán ruộng đất ở bờ cõi cho người nước
ngoài thì bị chém" (đ.74).
Vua Lê Thánh Tông còn ban hành các đạo dụ, những sắc chỉ quy định việc kê khai,
kiểm tra dân số của toàn vương quốc, đặt ra luật lệ về chế độ binh dịch mà ngày nay
chúng ta gọi là Nghĩa vụ quân sự; Đặt ra phép quân điền cùng với việc xây dựng quân
đội chính quy, thiện chiến làm cho đất nước luôn ở trong tình trạng đầy đủ sức mạnh
để đập tan mọi mưu toan xâm lược.
• Giữ nghiêm kỷ cương phép nước
Người xưa có nói: "Mọi sự rối loạn đều bắt đầu từ sự rối loạn về kỷ cương. Giữ

nghiêm kỷ cương là phải giữ gìn từ những kỷ cương hàng ngày, từ những điều tưởng
chừng như là nhỏ nhặt nhất. Kỷ cương nhỏ nhặt nhất không giữ được thì làm sao giữ
nổi kỷ cương phép nước".
Khi ban hành dụ: "Hiệu định quan chế", nhà vua đã nói rõ:"Từ nay con cháu ta nên
biết thể chế này ban hành là do việc bất đắc dĩ. Một khi pháp độ đã định, nên kính
giữ noi theo. Chớ có cậy thông minh, bàn xằng triều trước mà sửa đổi làm cho pháp
điển ngửa nghiêng để tự hãm vào điều bất hiếu.
Kẻ làm bầy tôi giúp giập, cũng nên kính giữ phép thường, cố giúp mãi vua ngươi,
khiến noi công trước, để mãi tránh khỏi tội lỗi. Bằng dám có dẫn xằng phép trước,
luận càn đến một quan, đối một chức, chính thị là bầy tôi phản nghịch, làm rối loạn
phép nước thì bị giết bỏ giữa chợ không thương, gia thuộc đều bị đầy ra nơi biên
viễn để rõ cái tội làm tôi không trung, ngõ hầu muôn đời sau biết đến cái ý sáng chế
lập pháp còn ngự ở đấy vậy".
Vua Lê Thánh Tông đặc biệt đề cao trách nhiệm của quan lại. Ông nói: "Các quan viên
là những người gân guốc của xóm làng nhờ đó mà chính được phong tục. Vậy phải lấy
lễ, nghĩa, liêm, sĩ mà dạy dân khiến cho dân xu hướng về chữ nhân, chữ nhượng, bỏ
hết lòng gian phi, để cho dân được an cư, lạc nghiệp, giàu có đông đúc, mình cũng
được tiếng là người trưởng giả trong làng".
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 8
• Chấn hưng nông nghiệp, coi nông nghiệp là nền tảng của sự ổn định kinh tế
xã hội
Dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp là nền tảng của xã hội. Quả là đúng, khi Nhà
Vua anh minh ấy, ngay từ ngày đầu lên trị vì đã lấy việc mở mang nông nghiệp làm
trọng.
Trước hết, trong việc cải cách hành chính, Nhà Vua đã đặt ra các cơ quan chuyên
trách về việc chấn hưng nông nghiệp như đặt ra bốn cơ quan mới: Sở tầm tang
chuyên chăm lo khuyến khích việc trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa; Sở thực thái chuyên lo
việc trồng rau; Sở điền mục chuyên lo việc chăn nuôi gia súc, gia cầm và Sở đồn điền
chuyên lo việc ruộng đất. Ông còn đặt thêm chức quan mới: Quan Hà đê để chăm lo
việc đắp đê, hộ đê, phòng chống bão lụt.

Nhà vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng việc đắp đập, tu sửa đê điều để đề phòng
bão lụt. Trong Bộ luật Hồng Đức có hai điều quy định khá tỷ mỉ về vấn đề này: "Việc
sửa đê những sông lớn bắt đầu từ ngày mồng 10 tháng giêng, người xã nào ở trong
đường đê phải đến nhận phần đắp đê, hạn trong hai tháng đến ngày mồng 10 tháng
3 thì làm xong. Những đường đê mới đắp hạn trong 3 tháng phải đắp xong. Quan lộ
phải năng đến xem xét, quan coi đê phải đốc thúc hàng ngày. Nếu không cố gắng làm
để quá hạn mà không xong thì quan lộ bị phạt, quan giám bị biếm. Quân lính và dân
binh không theo thời hạn đến làm và không chăm chỉ sửa đê, để quá hạn không xong
thì bị trượng hoặc biếm".
• Mở rộng giao lưu khuyến khích thương nghiệp lành mạnh
Để tạo thuận tiện cho việc mua bán, lẽ dĩ nhiên phải có nơi buôn bán. Nhà Vua Lê
Thánh Tông đã từng khuyến dụ các quan rằng: "Trong dân gian hễ có dân là có chợ để
lưu thông hàng hoá, mở đường giao dịch cho dân. Các xã chưa có chợ có thể lập
thêm chợ mới. Những ngày họp chợ mới không được trùng hay trước ngày họp chợ
cũ để tránh tình trạng tranh giành khách hàng của nhau". Có thể dưới thời Lê Thánh
Tông các chợ được mở mang nhiều. ở các xã lớn hoặc mấy xã ở gần nhau thường có
một chợ chung, họp hàng ngày. Trung tâm buôn bán ở nông thôn còn lưu lại đến
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 9
ngày nay là các chợ phiên thường mở vào những ngày nhất định trong tháng. Chợ
phiên là nơi mua bán sầm uất, có nhiều mặt hàng nhất.
Chính nhờ sự quan tâm đến việc phát triển thương nghiệp nên nền nông nghiệp đã
phát triển mạnh mẽ. Các nghề thủ công như: Dệt lụa, ươm tơ, dệt vải, nghề mộc,
nghề chạm, nghề đúc đồng cũng phát triển. Kinh đô Thăng Long 36 phố phường sầm
uất, nhộn nhịp tồn tại phát triển đến tận ngày nay, đã có lịch sử hình thành trên 500
năm - Nghĩa là từ thời gian dưới triều vua Lê Thánh Tông. Phường Yên Thái làm giấy,
Phường Nghi Tàm dệt vải lụa, Phường Hà Tân nung vôi, Phường Hàng Đào nhuộm
điều, Phường Ngũ Xá đúc đồng và nhiều phường khác nữa mỗi khi nhắc đến tên đã là
người Việt Nam, ai ai cũng đều lấy làm tự hào về những di sản của cha ông để lại cho
con cháu.
Dưới thời trị vì của Vua Lê Thánh Tông hàng hoá từ kinh đô Thăng Long về các nơi

trung tâm buôn bán các địa phương trong cả nước, luôn luôn tấp nập xuôi ngược
như những dòng suối cuộn chảy ngày đêm không bao giờ ngừng.
• Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của công dân, trừng trị nghiêm khắc những
hành vi ức hiếp, đục khoét dân lành của quan lại
Vua Lê Thánh Tông trong ý thức và hành động của mình lại lấy dân làm quý. Ông
chăm lo rất chu đáo đến sự ấm no cho dân. Một trong những biện pháp hữu hiệu
nhất là bằng cách cải cách pháp luật, bảo vệ quyền sở hữu ruộng đất, là cái quyền gốc
cho việc thực hiện các quyền tiếp theo đảm bảo quyền sống, quyền tự do, quyền
mưu cầu hạnh phúc cho người nông dân.
Trong Bộ luật Hồng Đức đã có những điều luật quy định việc trừng phạt những hành
vi vi phạm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt ruộng đất của người nông
dân như: Tranh giành đất đai trái với chúc thư (đ.354), nhận bừa ruộng đất của người
khác (đ.344), hà hiếp, bức hại để mua ruộng đất của người khác (đ.355), tá điền cấy
rẽ mà trở mặt ăn cướp (đ.356), xâm lấn bờ cõi ruộng đất, nhổ bỏ giới mốc (đ.357),
chặt cây trong khu mộ địa của người khác (đ.358), cấy trộm vào phần đất, phần mộ
của người khác, chôn cất trộm vào ruộng của người khác (đ.359), ruộng đất đang
tranh chấp mà đánh người để gặt lấy lúa má (đ.360), cấy rẽ ruộng công hay tư, không
T i ể u l u ậ n P h á p L u ậ t | 10
báo cho chủ mà tự tiện đến gặt (đ.361), các nhà quyền quý chiếm đoạt ruộng đất ao
đầm của nhân dân, từ một mẫu trở lên thì xử tội phạt, từ năm mẫu trở lên thì xử tội
biếm. Quan tam phẩm trở xuống thì xử tăng thêm hai bậc và phải bồi thường như
luật định (đ.370).
Bộ luật Hồng Đức còn có cả những điều quy định nhằm bảo vệ quyền sở hữu ruộng
đất cho trẻ em và người già như: "Chồng chết con còn nhỏ, vợ tái giá mà bán điền
sản của con (đ.377), cha mẹ còn sống mà bán trộm điền sản (đ.378), người trong họ
tự tiện bán ruộng của đứa cháu mồ côi (đ.379) đều bị xử phạt".
• Bênh vực và bảo vệ quyền lợi phụ nữ
Triều Lê là một triều đại trọng Nho giáo, tức là những quy định khắt khe của Nho giáo
với người phụ nữ như “tam tòng tứ đức” được coi trọng. Tuy nhiên trong bộ luật
đương thời của triều đình cũng có một số điều luật được coi là cách tân bảo vệ quyền

lợi người phụ nữ.
Một số điều luật quy định: "Phàm chồng đã bỏ lửng vợ năm tháng không đi lại (vợ
được trình với quan sở tại và quan xã làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì
hạn một năm. Vì việc quan đi xa thì không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn
cản người khác lấy vợ của mình thì phải tội biếm (đ.308)". Cùng với mục đích bênh
vực phụ nữ, trong Bộ luật Hồng Đức còn có điều quy định rằng: "Con gái hứa gả
chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá tán gia
sản thì cho phép người con gái kêu quan mà trả lại đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật
hay phạm tội thì không phải trả lại đồ lễ, trái luật bị phạt 80 trượng (đ.322)" hoặc:
"Những nhà quyền thế mà ức hiếp để mà lấy con gái nhà lương dân, thì xử tội phạt
biếm, hay đồ (đ.338)".
• Khuyến khích nuôi dưỡng thuần phong mỹ tục
Trong Bộ luật Hồng Đức còn có những điều đặt ra với mục đích để bảo vệ thuần
phong mỹ tục.
Ví dụ: Để khuyến khích tình thương yêu đồng loại, đồng tộc, đồng bào, trong Bộ luật
Hồng Đức có quy định các điều luật như: "Thôn, phường phải giúp đỡ kẻ ốm đau
không nơi nương tựa, phải chôn cất những người chết đường" (đ.294); "Phải chăm

×