Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

2 BPTC chi tiết các công việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.97 KB, 19 trang )

C – Các giải pháp thi công chi tiết công trình
1. Công tác trắc đạc:
Trong thi công công tác trắc đạc đóng vai trò hết sức quan trọng, nó giúp cho
việc thi công xây dựng được chính xác hình về dáng kích thước, hình học, vị trí
của từng công trình, đảm bảo độ thẳng đứng của hạng mục công trình, độ dốc của
mặt bằng. Xác định đúng vị trí của từng cấu kiện và từng hạng mục, hạn chế tối
thiểu những sai số trong công tác thi công.
Trong quá trình thi công, công trình và các hạng mục công trình xây dựng lân cận
(đường, hệ thống đường dây điện và các loại công trình ) có thể bị lún, hay các sự cố
khác nên cần có trắc đạc thường xuyên để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời. Đồng
thời công tác trắc đạc cúng giúp chúng ta biết được chính xác khu vực cần giải phóng
mặt bằng để kết hợp với chủ đầu tư lên phương án giải quyết.
a. Nội dung công tác trắc đạc:
- Định vị công trình trong phạm vi đất theo thiết kế: Thành lập lưới khống chế
thi công làm phương tiện cho toàn bộ quá trình công tác trắc đạc, chuyển dẫn kích
thước lên các bộ phận của công trình, kiểm tra độ sai lệch về cốt các công trình
hiện có để kịp thời báo chủ đầu tư có phương án xử lý.
- Trắc dọc theo độ cao, khống chế sai số theo các phương, cao trình các bộ
phận của công trình.
b. Những yêu cầu trong quá trình quan trắc:
- Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCXDVN309 : 2004 "Công tác trắc đạc
trong xây dựng công trình – Yêu cầu chung".
- Lưới khống chế thi công phải thuận tiện cho việc bố trí thi công, phù hợp
với bố cục công trình, đảm bảo được độ chính xác cao và bảo vệ được lâu dài.
- Công tác trắc đạc được tiến hành có hệ thống chặt chẽ, đồng bộ với tiến độ
thi công đảm bảo được vị trí, kích thước cao độ của đối tượng xây lắp.
- Vị trí đánh mốc đo được bảo vệ ổn định, không bị mờ hoặc mất trong
quá trình thi công.
2. Giải pháp bố trí tổng mặt bằng thi công:
Sau khi quan trắc toàn bộ công trình dựa vào địa hình khu khu vực, đường đi
lại, hướng gió, vị trí hạng mục công trình chính mà bố trí tổng mặt bằng hợp lý


thuận tiện cho thi công.


a. Hàng rào che chắn khu vực thi công:
Khi thi công công trình phải đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn cho thi
công, giảm thiểu tiếng ồn và vệ sinh môi trường chung trong khu vực, trên mặt
bằng được chủ đầu tư giao. Nhà thầu tiến hành làm hàng rào che chắn khu vực thi
công.
Hàng rào được thi công cao trên 2,5m xung quanh có bạt căng phủ đảm bảo
an ninh trật tự, vệ sinh cho công trường.
Khi thi công hàng rào chắn căn cứ điều kiện cụ thể nhà thầu sẽ mở một cổng
ra vào phục vụ cho xe vận chuyển vật tư thiết bị và sinh hoạt đi lại của công
trường.
b. Bố trí vật tư thiết bị, lán trại:
- Do mặt bằng trong khu vực thi công rộng rãi nên nhà thầu chúng tôi bố trí
đầy đủ các công trình tạm phục vụ cho việc tổ chức thi công công trình.
- Nhà chỉ huy công trường là hệ thống nhà tạm, là nơi họp giao ban hàng ngày
của Ban chỉ huy công trường.
- Hệ thống kho chứa xi măng, sắt thép bán thành phẩm, ván khuôn, dàn giáo
bằng các nhà tạm có mái che.
- Riêng kho chứa xi măng, sắt thép phải có bạt bao xung quanh tránh mưa hắt
không gây ảnh hưởng đến chất lượng của vật liệu.
Các công trình tạm bố trí trên mặt bằng tổ chức thi công như sau:


Nhà bảo vệ.



Nhà chỉ huy công trình.




Lán trại công nhân



Kho xi măng, sắt thép và bán thành phẩm; thiết bị.



Bãi chứa các loại vật liệu rời như cát, đá hộc, đá dăm, gạch chỉ...



Bãi gia công các cấu kiện sắt thép, ván khuôn, đà giáo.



Ván khuôn, cốt thép trong công trình đều được gia công tại xưởng và vận
chuyển đến chân công trình bằng các phương tiện vận chuyển thông dụng,
phần còn lại được gia công tại hiện trường.



Đặc biệt các phi nước cứu hoả được đặt ngay tại điểm thuận tiện nhất cho
công tác phòng và cứu hoả.


c. Khu vệ sinh của công trường:

Để đảm bảo vệ sinh trong công trường và khu vực thi công công tác xây lắp
nhà vệ sinh được bố trí ở góc cuối hướng gió ngoài khu vực thi công chính không
ảnh hưởng đến khu vực dân cư xung quanh, khuôn viên trường và đặc biệt là với
cảnh quan nơi công sở, trường học.
Sau khi hoàn thành công trình, nhà thầu có trách nhiệm tháo dỡ, dọn dẹp vệ sinh và
hoàn trả mặt bằng ban đầu ( khu vệ sinh chủ yếu phục vụ cho bộ phận tại công trường).
d. Điện phục vụ thi công:
- Để có nguồn điện phục vụ thi công Nhà thầu làm việc với chủ đầu tư và Chi
nhánh điện của địa phương để làm hợp đồng xin đấu điện phục vụ thi công.
- Điện phục vụ thi công được lấy từ nguồn điện ở tủ điện tổng, sau đó được
kéo vào tủ điện phân phối để phục vụ việc thi công đặt tại phòng trực. Dây điện là
loại dây cáp mềm bọc cao su. Dây dẫn từ cầu giao tổng đến các phụ tải như máy
trộn bê tông và các thiết bị thi công khác,... là loại cáp mềm bọc cao su. Hệ thống
cáp mềm bọc cao su nếu đi qua đường xe chạy phải đặt trong ống thép bảo vệ và
chôn sâu ít nhất 0,6m, nếu đặt ở trên cao, phải được treo lên các cột gỗ sao cho
điểm võng nhất của dây cách mặt đất tối thiểu không vướng vào mui xe vào vận
chuyển vật liệu.
- Đường điện thi công trong khu vực công trường được treo cao trên các cột
gỗ, điểm võng nhất đảm bảo cao hơn mặt đất 2,5m.
- Nguồn điện cung cấp cho thi công bao gồm: Điện thắp sáng thi công ban
đêm, điện phục vụ các loại máy móc thiết bị thi công như: Máy trộn bê tông, trộn
vữa, máy đầm, máy hàn,... điện cung cấp cho sinh hoạt, điện thắp sáng, bảo vệ,...
được tính toán đủ công suất tiêu thụ trong suốt quá trình thi công.
- Để dự phòng khi mất điện lưới nhà thầu có bố trí một máy phát điện 10
KVA.
e. Nước phục vụ thi công:
- Để chủ động có nguồn nước phục vụ thi công và sinh hoạt, Nhà thầu chủ
động khoan giếng, địa điểm khoan được chủ đầu tư chỉ định và cho phép tiến hành.
- Nước lấy từ giếng khoan cần được thí nghiệm kiểm định các tính chất lý
hoá, phải đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép mới đưa vào sử dụng nếu không đảm

bảo thì phải xây dựng hệ thống bể lắng lọc nước đủ để phụ vụ cho thi công và sinh
hoạt.


- Nước từ nguồn cấp được dẫn đến chứa tại các bể chứa tạm trên công trường,
phục vụ việc thi công, bảo dưỡng bê tông, phun mù tưới ẩm chống bụi đảm bảo vệ
sinh môi trường và cứu hoả, riêng nước cứu hoả phải liên tục đầy thùng.
- Lượng nước cho thi công, nước cho cứu hoả và nước phục vụ cho sinh hoạt
như ăn uống, tắm rửa cho công nhân được tính toán cụ thể, đủ để cung cấp kịp thời
cho toàn công trường.
g. Thoát nước thi công, nước mặt:
- Công tác thoát nước trong quá trình tổ chức thi công, nước sinh hoạt, nước mưa và
nước dư trong quá trình thi công (Nước bơm bảo dưỡng, nước rửa cốt liệu...). Tất cả
được thu về hố ga và thoát vào rãnh thoát nước của khu vực qua hệ thống rãnh tạm tự
tạo.
Toàn bộ rác thải trong sinh hoạt và thi công được thu gom và vận chuyển để
đảm bảo vệ sinh chung và mỹ quan khu vực công trường. Nước thải sau khi được
xử lý sơ bộ ( không có rác và cặn) được thoát vào mạng lưới thoát nước chung của
khu vực. Khi có hiện tượng ngập úng Nhà thầu dùng máy bơm nước chuyển ra
ngoài khu vực ảnh hưởng.
3. Máy móc và trang thiết bị thi công : ( Có bảng kê riêng )
Những chủng loại máy móc trên đảm bảo vận hành tốt trong quá trình thi
công. Trong quá trình thi công có sự cố về máy móc thiết bị thì có giám sát kỹ
thuật cử ngay người đem thiết bị, phụ tùng đến kịp thời xử lý để đảm bảo thi công
kịp tiến độ.
4. Bố trí nhân lực:
- Việc phân công phối hợp nhân lực trong thi công phải tuỳ theo tính chất
công việc, ngành nghề, trình độ chuyên môn của công nhân. Tuỳ theo tính chất quá
trình sản xuất mà bố trí hợp lý công nhân theo đội, theo tổ hay từng người riêng
biệt.

- Việc xác định số lượng công nhân, cơ cấu ngành nghề và trình độ nghề
nghiệp của công nhân trong đội sản xuất và tổ sản xuất phải căn cứ vào khối lượng
công tác và thời gian hoàn thành công việc theo kế hoạch trong tiến độ.
- Đội sản xuất phải có đội trưởng được chỉ định trong số cán bộ thi công hoặc
công nhân kỹ thuật có trình độ tay nghề cao, có năng lực tổ chức thực hiện.


- Nhà thầu chúng tôi dự kiến tổ chức một đội thi công. Nếu trúng thầu Nhà
thầu sẽ có kế hoạch cụ thể về việc bố trí công nhân để tránh trường hợp công nhân
phải nghỉ trong quá trình chuyển bước thi công.
- Trong đội thi công có các tổ sản xuất nhỏ trực tiếp thi công.
5. Phương án, trình tự thi công cụ thể các hạng mục công trình.
Dựa theo bản vẽ mặt bằng và kết quả thực tế nhà thầu chúng tôi sẽ dự kiến
phương án tổ chức thi công:
Phần móng:
- Định vị vị nhà học bằng máy trắc đạc và thước thép. Xác định cụ thể tim
trục, cao độ, kích thước hình học, đóng cọc định vị khu vực đào đất hố móng.
- Tiến hành đào đất hố móng. Đào đất hố móng được thực hiện bằng máy kết hợp
thủ công sửa.
- Đổ bê tông lót móng, bể tự hoại:
+ Công tác đổ bê tông lót được tiến hành khi đã chỉnh sửa lại hố móng.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn: Ván khuôn được lắp dựng khi đã chỉnh sửa
lại hố móng và đầm chặt. Lắp dựng ván khuôn và tiến hành nghiệm thu rồi đổ bê
tông. Vữa bê tông được trộn bằng máy và vận chuyển bằng xe cút kít đến đổ vào
khuôn bằng xẻng, máng. Bê tông được đầm bằng đầm bàn. Sau khi bê tông đã ninh
kết ta thao ván khuôn.
- Đổ bê tông móng trụ:
+ Gia công lắp dựng cốt thép móng: Cốt thép được gia công tại xưởng khi thi
xong bê tông lót thì lắp dựng.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn móng: Ván khuôn lắp dựng khi đã lắp dựng

cốt thép xong. Lắp dựng xong ván khuôn tiến hành nghiệm thu và đổ bê tông ( Kết
hợp đổ bê tông tấm đan bể tự hoại ).
+ Bê tông móng sẽ được đổ sau khi đã nghiệm thu ván khuôn, cốt thép đạt
yêu cầu. Vữa bê tông được trộn bằng máy và vận chuển bằng xe cút kít đến đổ vào
khuôn bằng xẻng, máng. Bê tông được đầm bằng đầm dùi. Sau khi bê tông ninh
kết ta tháo ván khuôn.
- Xây bể tự hoại bằng gạch đặc: Công tác xây bể tự hoại được thực hiện ngay
sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông móng trụ. Công tác xây chủ yếu bằng thủ


công, trộn vữa xây bằng máy trộn. Khi khối cứng phải tưới nước bảo dưỡng
thường xuyên.
- Xây móng đá hộc: Tiến hành đồng thời với xây bể tự hoại. Công tác xây
bằng thủ công, trộn vữa xây bằng máy trộn. Khi khối cứng phải tưới nước bảo
dưỡng thường xuyên.
- Giằng móng:
+ Gia công lắp dựng cốt thép giằng móng: Cốt thép được gia công trong
xưởng khi thi công và nghiệm thu xong toàn bộ công tác xây móng.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn giằng móng: Ván khuôn giằng được gia công
tại xưởng khi lắp dựng cốt thép xong thì cũng lắp dựng ván khuôn.
+ Bê tông giăng móng sẽ được đổ sau khi đã được TVGS nghiệm thu ván
khuôn cốt thép. Vữa bê tông được trộn bằng máy và vận chuển bằng xe cút kít đến
đổ vào khuôn bằng xẻng, bay. Bê tông được đầm bằng đầm dùi. Sau khi bề mặt bê
tông cứng thì tưới nước bảo dưỡng bê tông đến bê tông đạt cường 80% cường độ.
- Thi công xong phần móng, khi móng đạt cường độ cho phép tiến hành đắp
đất hố móng. Đắp đất hố móng bằng thủ công, đắp đất thành từng lớp cả hai bên và
đầm chặt bằng đầm cóc. Sau khi lấp hố móng xong tiến hành đổ cát, tưới nước và
đầm chặt nền bằng thủ công.
Phần thân:
Nhà thầu thi công tuần tự trụ BTCT, xây gạch tầng 1, đổ BTCT dầm sàn tầng

2,3 cho đến đổ sàn mái và xây tường thu hồi.
- Đổ bê tông trụ:
+ Gia công lắp dựng cốt thép: Cốt thép được gia công bằng thủ công kết hợp
với cơ giới, khi thi xong phần đắp đất hố móng thì lắp dựng cốt thép.
+ Gia công lắp dựng ván khuôn: Ván khuôn lắp dựng khi đã lắp dựng xong
cốt thép trụ.
+ Bê tông sẽ được tiến hành đổ sau khi đã được TVGS nghiệm thu ván
khuôn, cốt thép trụ. Vữa bê tông được trộn bằng máy trộn và vận chuển bằng xe
cút kít đến đổ vào khuôn bằng, xô, máng. Bê tông được đầm bằng đầm dùi. Sau
khi bê tông đã ninh kết ta thao ván khuôn.
+ Sau khi bê tông cứng thì bảo dưỡng dữ ẩm cho kết bê tông trụ khi đạt tới
80% cường độ.


- Xây tường bằng gạch: Công tác xây tường gạch được thực hiện ngay sau khi
hoàn thành công tác tháo dỡ ván khuôn trụ. Công tác xây chủ yếu bẳng thủ công,
trộn vữa xây bằng máy trộn. Khi khối cứng phải tưới nước bảo dưỡng thường
xuyên.
- Thi công BT dầm sàn, bản thang:
+ Gia công lắp dựng ván khuôn: Ván khuôn lắp dựng khi đã hoàn thành công
tác xây tường gạch. Ván khuôn được lắp từ ván đáy rồi đến ván thành, ván đáy
được chống bằng hệ đà và cây chống gỗ.
+ Gia công lắp dựng cốt thép: Lắp dựng từ cốt thép dần trước cốt thép sàn,
khi lắp dựng xong ván khuôn dầm sàn mới lắp dựng cốt thép.
+ Đổ BT dầm sàn: BT dầm sàn được tiến hành đổ khi đã được nghiệm thu
công tác ván khuôn và cốt thép. Vữa bê tông được trộn bằng máy trộn và vận
chuển bằng xe cút kít đến đổ vào hộc tời, vận chuyển lên sàn và gạt phẳng bằng
thước, đổ bê tông theo từng dải. Bê tông được đầm bằng đầm dùi và đầm bàn. Sau
khi bê tông ninh kết ta thao ván khuôn thành, khi BT đạt 80% cường độ thì tháo
ván khuôn mái.

+ Bảo dưỡng dữ ẩm liên tục 24/24h cho kết cấu đến khi đạt tới 80% cường
độ.
+ Sau khi đổ bê tông được khoảng 7 ngày thì tiến hành xây bậc thang.
- Lợp mái chống nóng và tạo dáng: Công việc này được thực hiện khi tường
thu hồi đã đủ cường độ. Ta tiến hành định vị và neo xà gồ vào tường bằng dây thép
sau đó lợp mái bằng tôn theo chỉ định của thiết kế.
Phần hoàn thiện:
- Tiến hành công tác trát:
+ Sau khi BT đã cứng, tường đã ổn định thì thực hiện công tác trát, trát gralitô
cầu thang, ốp gạch men kính. Trước khi trát ta vệ sinh mặt trát và tưới no nước mới
tiến hành trát. Công việc này tiến hành tuần tự từ trên xuống dưới, từ trong ra
ngoài.
- Tiến hành đổ bê tông đá 4x6 lót nền và lát gạch.
+ Sau khi trát xong tường thì thực hiện công tác chỉnh sửa nền nhà đối với
tầng 1 tiến hành đầm chặt và đổ bê tông gạch vỡ lót nền. Bê tông được đổ, tạo dốc,
san phẳng đầm chặt bằng đầm bàn rồi tiến hành lát. Tuần tự lát từ tầng 3 xuống


tầng 1, từ trong phòng ra ngoài ngoài cửa. Vữa bê tông và vữa lát được trộn bằng
máy trộn.
- Công tác sơn Khi lớp trát đã khô thì tiến hành quét xi măng, đánh nhẵn mặt
rồi tiến hành sơn. Sơn bằng chổi lăn sơn, theo trình tự từ trên xuống dưới, từ trong
ra ngoài.
- Công tác lắp đặt hệ thống điện, nước: Công tác này tiến hành đồng bộ với
công việc hoàn thiện, lắp đặt đường ống, đường dây điện trước khi trát và lắp đặt
thiết bị sau khi sơn, ốp, lát.
V - YÊU CẦU KỸ THUẬT VỚI CÁC CÔNG VIỆC CHỦ YẾU:
1. Công tác thi công đất.
- Đào bằng máy đào kết hợp thủ công:
+ Chúng ta dùng Máy đào kết hợp với các loại dụng cụ như: Cuốc, xẻng, cuốc

chim, xà beng, choòng...
+ Lên ga cắm cọc, dùng vôi đánh dấu ranh giới đào. Mở móng bằng máy đào,
đào theo phương dật lùi. Khi đào thường xuyên kiểm tra cao độ đáy móng, khi cao
độ đào cách cao độ đáy khoảng 15cm là đảm bảo. Dùng lao động thủ công chỉnh
sửa hố móng theo đúng thiết kế kỹ thuật.
b. Vận chuyển đất.
- Vân chuyển bằng thủ công:
+ Có thể dùng dây khiêng hoặc băng chuyền đối với các vị trí gần.
+ Khi vận chuyển đi xa có thể dùng xe cải tiến hoặc xe cút kít.
c. Đắp đất.
+ Trước khi vận chuyển đất đến nơi để đắp ta phải kiểm tra độ ẩm của đất.
Nếu đất khô thì phải tưới thêm nước và ngược lại nếu ướt thì phải để tơi khô bớt
mới được đắp vào công trình.
+ Để kiểm tra độ ẩm ở hiện trường thì ta bốc một nắm đất bó lại nếu mở ra
thấy bàn tay không ướt và đất vón thành hòn, không bở, không rời rạc tức là đất có
độ ẩm thích hợp.
+ Đắp đất phải đổ thành từng lớp ngang có chiều dày phù hợp với loại đất và
loại máy đầm sử dụng.


+ Đổ xong lớp nào thì tiến hành đầm ngay lớp đó để đảm bảo độ ổn định và
độ chặt lâu bền.
d. Đầm đất.
- Chúng ta dùng đầm cóc để đầm công trình.
- Đầm đất phải đầm theo từng lớp, khi đổ lớp đất nào thì đầy chặt ngay lớp
đó.
- Khi đầm phải đầm đi đầm lại nhiều lần, việt đầm sau phải đè lên việt đấm
trước. Đầm đất đến khi không thấy vệt nữa thì dừng lại.
2. Công tác gia công thép các loại:
- Tất cả các loại thép dùng cho công trình đều phải có phiếu kiểm tra chất

lượng, yêu cầu chất lượng đảm bảo đúng tiêu chuẩn thiết kế, tuyệt đối không dùng
thép cán nóng thủ công.
a. Cắt và uốn thép:
- Sai lệch về kích thước: mỗi mét chiều dài không quá 5mm, toàn bộ chiều dài
không quá 20mm.
- Sai lệch về vị trí điểm uốn: Toàn bộ chiều dài không quá 20mm.
- Sai lệch về góc uốn: Không quá 30.
- Sai lệch về kích thước uốn: Không quá chiều dày lớp bê tông bảo vệ.
- Đối với các cấu kiện định hình thì ta cắt một thanh mẫu cho tất cả các thanh
có kích thước giống nhau và đánh dấu thanh mẫu rồi cứ thế gia công theo các mẫu
đã được lựa chọn ban đầu. Sau khi sắt thép được uốn phù hợp với hình dạng, kích
thước của thiết kế. Sản phẩm thép đã cắt uốn được tiến hành kiểm tra theo từng
loại, từng lô cứ 100 thanh thép đã cắt uốn thì lấy 5 thanh để kiểm tra. Tri số sai
lệch không được vượt quá các giá trị sái số cho phép.
Thép được gia công rồi tập kết theo tưng lô để tránh nhầm lẫn.
b. Hàn thép: (đối với gia công thép hình)
- Liên kết hàn phải có bề mặt nhẵn, không cháy, không đứt quãng, không thu
hẹp cục bộ, không có bọt, đảm bảo chiều dài, chiều cao đường hàn theo thiết kế.
- Các sai lệch cho phép đối với sản phẩm thép và sai lệch cho phép đối với
mối hàn không vượt quá quy định cho phép.
c. Nối buộc thép ( đối với cốt thép trong bê tông):


- Không nối ở các vị trí chịu lực và chỗ uốn cong. Trong một mặt cắt ngang
của tiết diện kết cấu không nối quá 25% diện tích tổng cộng của cốt thép chịu lực
đối với cốt thép tròn trơn và không quá 50% đối với cốt thép có gờ. Khi đường
kính cốt thép ≥ 20mm thì không được dùng phương pháp nối buộc, mà phải nối cốt
thép theo phương pháp hàn.
d. Vận chuyển và lắp dựng:
- Vận chuyển thép bán thành phẩm phải cần đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Không làm hư hỏng, biến dạng sản phẩm.
+ Thép từng thanh nên buộc thành từng lô theo chủng loại và số lượng để
tránh nhầm lẫn khi sử dụng.
- Lắp dựng thép bán thành phẩm cần thoả mãn các yêu cầu sau:
+ Bộ phận lắp dựng trước không gây trở ngại cho bộ phận lắp dựng sau.
+ Có biện pháp ổn định sản phẩm cho quá trình đổ bê tông.
+ Các con kê (đối với cốt thép trong bê tông) đặt tại vị trí thích hợp tuỳ theo
mật độ cốt thép nhưng không lớn hơn 1m một điểm kê. Con kê có chiều dày bằng
lớp bê tông bảo vệ cốt thép và bằng các loại vật liệu không ăn mòn cốt thép cho
phép nối với cốt thép đã lắp dựng theo các quy định tại bảng 9 của TCVN 4453 1995.
3. Công tác ván khuôn:
a. Yêu cầu chung:
- Ván khuôn, đá chống phục vụ thi công cần thiết để đảm bảo độ cứng, độ ổn
định, dễ dàng tháo lắp không gây trở ngại cho công tác đầm và đổ bê tông.
- Ván khuôn khi ghép phải kín khít, không gây mất nước xi măng trong quá
trình đổ bê tông.
- Ván khuôn và đà chống thi công phải được định hình và tiêu chuẩn hoá,
được lắp dựng đúng hình dáng, kích thước của kết cấu theo thiết kế.
b. Công tác thiết kế ván khuôn, đà giáo chống:
- Ván khuôn đà chống khi thiết kế để phục vụ thi công và khi thi công đảm
bảo độ cứng, ổn định dễ tháo lắp, không gây trở ngại cho công tác đổ và đầm bê
tông.
c. Lắp dựng ván khuôn:
Ván khuôn thi công khi lắp dựng phải đảm bảo các yêu cầu sau:


- Bề mặt ván khuôn tiếp xúc với bê tông cần được chống dính để tạo điều kiện
thuận lợi cho quá trình tháo dỡ ván khuôn.
- Lắp dựng ván khuôn, đà chống các bộ phận khác cần đảm bảo các điều kiện có
thể tháo dỡ từng bộ phận và có thể di chuyển dần theo quá trình đổ và đông kết của bê

tông.
- Trụ chống của đà giáo phải được đặt trên nền cứng, không bị biến dạng
trong quá trình thi công.
4. Công tác bê tông:
*. Công tác bê tông và bê tông cốt thép:
Yêu cầu kỹ thuật thi công công tác bê tông và bê tông cốt thép căn cứ theo
tiêu chuẩn TCVN 4453-1995: "Kết cấu bê tông và bê tông toàn khối quy phạm thi
công và nghiệm thu" và tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5727-93 "Kết cấu bê tông và
bê tông cốt thép, điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu".
- Đối với cốt thép cần có các chứng chỉ kèm theo và các mẫu thí nghiệm kiểm
tra là thử kéo và thử uốn theo TCVN 1697-85 và 1651-85;
- Không sử dụng trong cùng một công trình nhiều loại thép có hình dáng và
kích thước hình học như nhau, nhưng tính chất cơ lý khác nhau.
a. Thiết kế cấp phối bê tông:
- Các loại bê tông chủ yếu sử dụng cho công trình mác 200#, 150#, 50# ( Bê
tông lót móng) đổ trực tiếp, trộn bằng máy trộn tại hiện trường.
- Đối với bê tông phải thiết kế cấp phối bê tông (tính toán và đúc mẫu). Khi
thiết kế cấp phối bê tông đảm bảo các nguyên tắc:
- Thành phần bê tông được hiệu chỉnh tại hiện trường theo nguyên tắc không
thay đổi tỷ lệ N/XM của thành phần bê tông đã thiết kế.
- Khi cốt liệu có độ ẩm cao cần giảm lượng nước trộn, giữ nguyên độ sụt yêu
cầu. Khi cần tăng độ sụt của bê tông thì có thể tăng lượng nước và xi măng để giữ
nguyên tỷ lệ N/XM.
b. Chế tạo hỗn hợp bê tông:
- Xi măng cân theo khối lượng cốt liệu: Cát, đá dăm… và nước theo thể tích.
Tại hiện trường cát, đá dăm phải để trong lán có mái che để tránh lá cây, nước mưa
làm ảnh hưởng đến độ sạch và độ ẩm của cốt liệu.
- Hỗn hợp bê tông phải được trộn bằng máy.



* Trình tự đổ vật liệu vào máy trộn như sau:
- Trước hết đổ 15% đến 20% lượng nước, sau đó đổ xi măng và cốt liệu cho
cùng một lúc, đồng thời đổ dần và liên tục phần nước còn lại.
- Nếu trộn bằng thủ công thì sân trộn phải cứng, sạch, không thấm nước, thứ
tự trộn như sau:
- Trộn khô đều xi măng và cát vàng cho đến khi đồng màu sau đó trộn đều với
đá dăm thành hỗn hợp khô, cuối cùng cho nước vào và trộn đều hỗn hợp nước, cát,
xi măng cho đến khi hỗn hợp đồng mầu và có độ sụt như quy định.
c. Vận chuyển hỗn hợp bê tông:
Bê tông là loại kết cấu chịu lực chính của công trình, yêu cầu sử dụng bằng
máy trộn trực tiếp trên công trường, công tác vận chuyển hỗn hợp bê tông được
chú trọng đảm bảo chất lượng theo đúng yêu cầu thiết kế.
- Việc vận chuyển bê tông sử dụng thiết bị hợp lý cần đảm bảo cho bê tông
không bị phân tầng, mất nước xi măng.
- Thiết bị sử dụng, nhân lực bố trí phù hợp với khối lượng, tốc độ đổ và dầm bê
tông.
- Thời gian cho phép lưu hỗn hợp trong quá trình vận chuyển cần xác định
bằng thí nghiệm.
- Bê tông được thi công theo đúng các quy trình, quy phạm và lấy mẫu đúc
kiểm tra và bảo lưu kết quả thí nghiệm cường độ theo quy định.
d. Đổ và đầm bê tông:
- Việc đổ bê tông phải đảm bảo không làm sai lệch vị trí cốt thép, ván khuôn
và chiều dày lớp bê tông bảo vệ cốt thép.
- Không dùng đầm dùi để dịch chuyển ngang bê tông trong ván khuôn.
- Bê tông phải được đổ liên tục cho đến khi kết thúc một kết cấu nào đó theo
quy định trong quy phạm kỹ thuật.
- Chiều cao rơi tự do của bê tông không lớn hơn 1,5m.
- Trong quá trình đổ bê tông cần phải hết sức lưu ý:
Giám sát chặt chẽ hiện trạng ván khuôn, đà giáo và cốt thép.
Chiều dày lớp đổ phù hợp với số liệu tính toán độ cứng chịu áp lực ngang của

ván khuôn do hỗn hợp bê tông gây ra.


Tại vị trí nào mà cấu tạo cốt thép, ván khuôn không thể dùng đầm máy được
thì mới dùng đầm tay( đầm chân vịt, dùng thép chọc).
Khi trời mưa phải có che chắn, không để mưa rơi vào bê tông.
Chiều dày lớp đổ bê tông căn cứ vào năng lực trộn, cự ly vận chuyển, khả
năng đầm, tính chất kết cấu, thời tiết để quyết định nhưng không vượt quá các trị
số sau:
- Đầm dùi:
Chiều cao cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 1,25 chiều dài công tác của đầm
(khoảng 20 - 30 cm).
- Đầm thủ công:
Chiều dày cho phép mỗi lớp đổ bê tông là 20 cm.
- Các yêu cầu khi đầm bê tông: Sau khi đầm, bê tông được đầm chặt và không
bị rỗ. Dấu hiệu cho thấy đầm kỹ là vữa xi măng nổi lên bề mặt. Bột khí không còn.
- Bước di chuyển của đầm không vượt quá 1,5 lần bán kính tác dụng của đầm.
e. Bảo dưỡng bê tông:
Thời gian bảo dưỡng có thể theo các trị số sau:
- Mùa khô (tháng 02 - 7):
Thời gian là 4 ngày cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn (55 60% cường độ 28 ngày).
- Mùa mưa (tháng 8 - 01):
Thời gian là 2 ngày cho tới khi bê tông đạt cường độ bảo dưỡng tới hạn (35 40% cường độ 28 ngày).
f. Kiểm tra và nghiệm thu bê tông:
* Kiểm tra bê tông:
- Kiểm tra chất lượng bê tông là công tác tổng hợp tất cả các công tác từ ván
khuôn, đà giáo, cốt thép, vật liệu để sản xuất bê tông, chế tạo hỗn hợp bê tông, độ
sụt khi đổ bê tông, dung sai các kết cấu công trình.
- Các mẫu bê tông xác định cường độ bê tông cùng lúc, cùng chỗ, kích thước
viên mẫu là 150x150x150mm

* Bê tông là loại kết cấu chính của công trình, trong quá trình thi công Nhà
thầu đặc biệt chú trọng công tác này, bằng việc lựa chọn đội ngũ thi công giàu kinh


nghiệm đã thi công nhiều công trình có quy mô và đặc tính kỹ thuật tương tự, đồng
thời đặt dưới công tác giám sát kiểm tra thường xuyên của kỹ thuật công trình.
5. Biện pháp kỹ thuật trong công tác xây:
a. Kỹ thuật xây đá :
- Trước khi xây đá trên nền đất phải bóc hết đất hữu cơ, đất bùn, đất có lẫn.
Đổ lớp bê tông gạch vỡ lót móng đầm kỹ, làm sạch các mặt tiếp xúc của bê tông
móng với khối đá xây.
- Trước khi xây nếu đá bẩn phải rửa đá cho sạch sẽ và phải tưới nước vào viên
đá. Không được dùng đá bẩn và khô để xây.
- Không xây đá to tập trung vào một chỗ, đá nhỏ tập trung vào một chỗ theo
chiều dài của tường, chọn đá to xây 2 mặt ngoài, đá nhỏ xây trong lõi tường. Đá to
dùng để xây chân tường và góc tường.
- Xây với độ cao đồng đều trên toàn diện tích công trình để nền được lún đều.
- Những viên đá xây trong cùng một lớp phải có chiều dày tương đương nhau.
- Khi xây phải đặt nằm hòn đá, mặt to xuống dưới. Phải ướm trước hòn đá,
nếu cần dùng búa sửa lại cho hòn đá nằm khít đúng vị trí với mạch vữa xây không
dày quá 3cm, đồng thời không được xây hai hòn đá trực tiếp tì lên nhau. Sau khi đã
ướm thử và sửa lại hòn đá, nhấc nó lên, rải vữa vào vị trí của hòn đá rồi đặt đá vào,
dùng tay lay, lấy búa gỗ nện vào hòn đá để vữa phùi ra các mặt xung quanh, sau đó
lấy thanh sắt Φ 10mm thọc kỹ vào mạch đứng để nén chặt vữa, đồng thời chèn
thêm đá dăm vào mạch vữa. Các mạch đều phải no vữa.
Không được đặt đá trước, đổ vữa sau, không được dùng đá dăm để kê đá hộc
ở mạch ngoài.
- Không xây trùng mạch ở mặt ngoài cũng như ở trong khối đá xây. Mạch
đứng của lớp đá trên so le với mạch đứng ở lớp dưới ít nhất là 8cm.
- Trong mỗi lớp đá xây hai hàng đá ở mặt ngoài tường có kích thước tương

đối lớn và bằng phẳng.
- Khi tạm ngừng xây, phải đổ vữa, chèn đá dăm vào hết các mạch đứng của
lớp đá trên cùng. Trên mặt lớp đá này không được rải vữa. Nếu thời gian ngừng
xây kéo dài, mặt trên của tường phải được che phủ kín và phải tưới nước.
- Chỉ được đắp đất trở lại sau khi vữa đã đạt được cường độ thiết kế.
b. Kỹ thuật xây gạch


- Yêu cầu thiết kế kỹ thuật sử dụng gạch tuy nen loại có quy cách 220 x 105 x
65 cho toàn bộ phần xây của công trình.
- Các công việc xây chủ yếu như cổ móng, xây tường. Nhà thầu luôn coi trọng
các quy trình, quy phạm đảm bảo công tác xây theo đúng các yêu cầu kỹ thuật.
- Công tác xây gạch được tiến hành sau khi tháo ván khuôn trụ và kết thúc
công tác giằng tường vì vậy vệ sinh sạch mặt tiếp xúc với cấu kiện được xây, khối
xây phải đặc, chắc, thẳng không trùng mạch, chiều dày mạch vữa phải > 8mm và <
12mm, lớp gạch dưới cùng và lớp gạch trên cùng phải xây gạch ngang.
- Trước khi xây gạch phải được tưới no nước để tránh làm vữa khô quá nhanh,
trong quá trình xây phải dùng dây căng, thước tầm, nivô, ống cân nước để kiểm tra
độ phẳng của tường và lớp gạch xây.
- Mạch xây phải no vữa cứ 5 lớp gạch xây dọc tới 1 lớp gạch đặt ngang
- Khối xây phải đảm bảo các sai số như trong TCVN-4314-86 và 4085-85
6. Công tác hoàn thiện:
Công tác thi công hoàn thiện công trình được Nhà thầu đặc biệt quan tâm theo
yêu cầu thiết kế công trình mang tính kiến trúc hài hoà với quần thể các công trình
đã có, đòi hỏi công tác hoàn thiện phải đạt chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật cao.
Trình tự thi công hoàn thiện công trình được tiến hành từ trên xuống dưới xen
kẽ từ trong ra ngoài.
a. Công tác trát:
- Hoàn thiện xen kẽ từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới, cát dùng để trát là
cát vàng hạt mịn, cát trát phải đảm bảo sạch không lẫn tạp chất.

- Trước khi sử dụng phải sàng qua lưới sàng cát, vệ sinh mặt trát trước khi
trát, nếu trời nóng bức và mặt trát quá khô thì trước khi trát phải tưới nước mặt trát.
- Những vết lồi lõm và gồ ghề, vón cục, dính bám trên mặt kết cấu phải tẩy
phẳng hoặc đắp phẳng.
- Mặt tường, cột trụ bê tông vữa trát khó bám thì trước khi trát phải đánh xờm
hoặc phun cát và trát lót bằng VXM và khía ô quả trám.
Tiến hành trát thử một vài chỗ để xác định độ dính kết cần thiết. Trước khi
tiến hành trát đồng loạt, phải tiến hành đắp mốc, thả dọi kiểm tra bằng nivô và
thước tầm.


- Khi lớp trát chưa thật sự cứng không được va chạm hay rung động, bảo vệ
mặt trát không được có nước chảy qua hay chịu nóng lạnh đột ngột hoặc cục bộ.
b. Lát nề :
Dùng dây căng, ni vô hoặc máy trắc đạc kiểm tra cao độ, độ phẳng, độ dốc
của mặt lớp nền.
Gắn các mốc cao độ lát chuẩn, mỗi phòng có ít nhất 4 mốc tại 4 góc, phòng có
diện tích lớn mốc gắn theo lưới ô vuông, khoảng cách giữa các mốc không quá 3m.
Cần đánh dấu các mốc cao độ tham chiếu ở độ cao hơn mặt lát lên tường hoặc
cột để có căn cứ thường xuyên kiểm tra cao độ mặt lát.
Gạch lát phải được làm vệ sinh sạch, không để bụi bẩn, dầu mỡ, các chất làm
giảm tính kết dính giữa lớp nền với gạch lát.
Với gạch lát có khả năng hút nước từ vật liệu kết dính, gạch phải được nhúng
nước và vớt ra để ráo nước trước khi lát.
Gạch lát phải được nghiệm thu theo các tiêu chuẩn vật liệu Gạch lát gốm
tráng men - TCVN 6414 : 1998.
Vật liệu gắn kết: Việc pha trộn, sử dụng và bảo quản vật liệu gắn kết phải
tuân theo yêu cầu của loại vật liệu. Vật liệu gắn kết là vữa xi măng cát. Với vật liệu
gắn kết là vữa phải tuân theo TCVN 4314 : 1986.
Dụng cụ lát: Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cần thiết cho công tác lát như: dao

xây, bay lát, bay miết mạch, thước tầm 3m, thước rút, búa cao su, máy cắt gạch,
máy mài gạch, đục, chổi đót, giẻ lau, ni vô hoặc máy trắc đạc. Dụng cụ cần đầy đủ
và phù hợp với yêu cầu thi công cho từng thao tác nghề nghiệp. Dụng cụ đã hư
hỏng và quá cũ, bị mòn, không đảm bảo chính xác khi thi công không được sử
dụng.
Tiến hành lát: Vữa phải được trải đều lên lớp nền đủ rộng để lát từ 3 đến 5
viên, sau khi lát hết các viên này mới trải tiếp cho các viên liền kề.


Trình tự lát như sau: căng dây và lát các viên gạch trên đường thẳng nối giữa
các mốc đã gắn trên lớp nền. Sau đó lát các viên gạch nằm trong phạm vi các mốc
cao độ chuẩn, hướng lát vuông góc với hướng đã lát trước đó. Hướng lát chung cho
toàn nhà hoặc công trình là từ trong lùi ra ngoài.
Trong khi lát thường xuyên dùng thước tầm 3 m để kiểm tra độ phẳng của
mặt lát. Độ phẳng của mặt lát được kiểm tra theo các phương dọc, ngang và chéo.
Thường xuyên kiểm tra cao độ mặt lát căn cứ trên các mốc cao độ tham chiếu.
Khi lát phải chú ý sắp xếp các viên gạch đúng hoa văn thiết kế.
Làm đầy mạch lát: Công tác làm đầy mạch lát chỉ được tiến hành khi các viên
gạch lát đã dính kết với lớp nền. Trước khi làm đầy mạch lát, mặt lát phải được vệ
sinh sạch sẽ. Mạch làm đầy xong, lau ngay cho đường mạch sắc gọn và vệ sinh mặt
lát không để chất làm đầy mạch lát bám dính làm bẩn mặt lát.
Bảo dưỡng mặt lát: Sau khi làm đầy mạch lát không được va chạm mạnh
trước khi vật liệu gắn kết đủ rắn.
Với mặt lát ngoài trời và vật liệu gắn kết là vữa, phải có biện pháp che
nắng và chống mưa xối trong (1÷3) ngày sau khi lát.
e. Công tác sơn :
- Trước lúc sơn phải để cho mặt tường thật khô và lau quét sạch bụi.
- Dùng băng dính khổ rộng, bìa các tông để bảo vệ các cấu kiện được gia công
bằng gỗ hay kim loại khỏi phải dính bẩn.
- Dùng giấy nhám đánh nhẵn mặt, dùng sơn lót 1 lượt sau đó sơn tiếp 2 lượt

f. Công tác thi công cửa:
- Các nguyên liệu gỗ Dổi, kính để gia công cửa đều phải trình các loại mẫu và
được chủ đầu tư chấp nhận.
- Việc lắp ráp cửa và đúng kỹ thuật với thợ có tay nghề cao bảo đảm chắc
chắn, chính xác, mỹ thuật. Phải kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, độ phẳng của gỗ cửa đi
khi lắp ráp, tránh hiện tượng vặn vỏ đỗ hoặc nghiêng.


- Chi tiết lắp ráp phải chính xác nhất là các mối nối góc phải đảm bảo vuông,
khít, các lỗ khoét, đầu vít phải được che khít.
g. Công tác thi công mái:
Khi thi công xong phần thô ta cho tiến hành lắp xà gồ để lợp mái. Xà gồ được
chế tạo bằng thép, trước khi lắp xà gồ lên mái phải kiểm tra chất lượng của thép
theo yêu cầu kỷ thuật, như khả năng chịu kéo, chịu nén, các kích thước dài, rộng,
độ dày. Xà gồ thép được vệ sinh sạch sẽ sơn 3 lớp, để khô rồi mới được bắc lên
mái
Trong khi thi công phần thô thì có đội chuyên trách gia công xà gồ. Khi phần
thô đạt cường độ ta tiến hành lắp dựng. Khi gia công đòi hỏi tổ thợ phải có tay
nghề cao đảm bảo chính xác để khi lắp dựng dễ dàng, không cong vênh xiêu vẹo,
không thiếu hụt. Các lỗ định hình phải được khống chế để khi lắp dựng không bị
sai lệch. Các mối nối phải đủ khả năng chịu lực, ổn định và trơn đẹp, các bản mã
hay bu lông đủ lớn để có thể liên kết các thanh với nhau.
Quá trình cẩu lắp phải được chuẩn bị bố trí nhân lực máy móc kỹ càng và có
độ an toàn cao khi thi công, trình tự đó được thực hiện như sau:
+ Trước khi lắp dựng phải lập sơ đồ phương án thi công cụ thể và chỉ ra được
hướng thi công sao cho hợp lý về kỹ thuật, kinh tế về ca máy và đặc biệt là an toàn
trong thi công.
+ Tập kết xà gồ và giằng néo đến khu vực thi công sao cho thuận lợi cho việc
móc cẩu và không vướng vào các cột trụ khi tời cẩu lắp.
+ Cẩu lắp từng thanh lên rồi tiến hành cố định tạm sau khi cân chỉnh chính

xác không xiêu vẹo công vênh đồng thời cố định các thanh xà gồ chắc chắn.
+ Khi cố định được xà gồ thì ta cho lợp mái.
Công tác lợp mái tôn:
- Tôn trước khi lợp phải được kiểm tra các kích thước hình học như: dài, rộng,
dày, độ lượn sóng tôn. Tôn phải được bảo quản chu đáo, tránh hiện tượng cong,
vênh, rách, thủng. Khi lợp các tấm tôn phải chồng lên nhau ít nhất là 2 sóng. Dùng
nẹp chống bão bằng tôn có chiều dày 3mm, rộng 3cm (được sơn 3 nước) đè lên
tấm tôn trùng với xà gồ, kiểm tra kỹ lưỡng rồi mới tiến hành bắn đinh lợp ( Bắn


đinh vào các sóng nổi ), đinh được bắn với lực vừa đủ không quá mạnh làm biến
dạng tôn và không quá nhẹ để đảm bảo độ chặt cần thiết.
h. Thi công phần điện:
- Tất cả các phụ kiện điện trước khi đưa vào thi công phải đảm bảo theo đúng
yêu cầu của thiết kế và hồ sơ mời thầu và phải được chủ đầu tư kiểm tra nhất trí.
- Trong quá trình thi công các mối nối dây đều được xử lý qua các hộp nối
(trường hợp phải cắt dây) bằng các cầu đấu dây theo đúng tiết diện dây điện. Các
mối nối phải đảm bảo chất lượng và độ an toàn.
- Sau khi thi công xong phần điện, phải tiến hành thông mạch không tải và thử
tải với đầy đủ các phụ tải. Trường hợp thiếu các phụ tải lớn thì phải được ban quản
lý dự án chấp nhận nghiệm thu.
- Tiến hành nghiệm thu kỹ thuật, vận hành thử thiết bị kiểm tra trong vòng 24
tiếng trước khi nghiệm thu tổng thể công trình đưa vào sử dụng.
i. Thi công thu lôi chống sét:
- Phần này chúng tôi đặc biệt chú ý, thép sử dụng loại tốt, không han rỉ, các
mối hàn liên kết được hàn bằng que hàn loại tốt.
- Công nhân làm cọc tiếp đất và dây dẫn, sử dụng thợ có tay nghề cao, kim
thu sét được gia công nhọn đảm bảo kỹ thuật các kim thu sét nối hàn với dây dẫn.
Thử hệ thống thu lôi theo quy định của thiết kế trước khi bàn giao công trình.
- Thiết kế chống sét được thực hiện theo TCXD 46-84

- Trị số nối đất của mỗi hệ thống chống sét R nđ ≤ 10 Ω theo đúng trị số yêu
cầu của thiết kế.
* Công tác thi công phần chống sét của công trình được thi công ngay sau khi
công trình đi vào hoàn thiện đảm bảo an toàn khi mưa tới.



×