Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Văn mẫu lớp 11: Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.9 KB, 7 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phân tích nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng Giang của Huy Cận
Bài tham khảo 1
Huy Cận là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ mới với hai phong cách sáng tác
theo từng thời kì của lịch sử. Một giọng thơ u uất, sầu não trước cách mạng tháng Tám
đối lập với giọng thơ sôi nổi, hào hùng sau cách mạng tháng Tám. Bài thơ “Tràng giang”
tiêu biểu cho phong cách u uất, não nề của Huy Cận trước cách mạng tháng Tám với
nhiều nỗi niềm, trăn trở. Đặc người người đọc ấn tượng với nhan đề và lời đề từ độc đáo.
Nhan đề chính là cửa ngõ, là điểm xuất phát để người đọc có thể lần mò theo đó khám
phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Và bài thơ “Tràng giang” cũng vậy, ý nghĩa, nỗi
niềm thầm kín được gửi trọn trong nhan đề vẻn vẹn hai từ “Tràng giang”. Mỗi nhan đề
đều toát lên ý nghĩa riêng biệt làm nổi bật lên chủ đề, tư tưởng của tác phẩm đó.
Một số nhan đề có tính chất gợi mở, một số nhan đề khằng định nội dung. Tuy nhiên,
sáng tạo theo cách viết nào thì nó cũng bao hàm những dụng ý nghệ thuật riêng. Nhan đề
của bài thơ có tên “Tràng giang” với vần “ang’ chủ đạo vừa có ý nghĩa gợi mở, vừa tạo
nên sự u buồn dai dẳng và nặng nề, cứ triền miên trong tâm thức của tác giả. “Tràng
giang” hay còn gọi là “trường giang” là một từ hán việt ý chỉ con sông dài. Nhưng tác giả
lại lấy tên “Tràng giang” chứ không phải “Trường giang”. Bởi vốn dĩ “Trường giang” chỉ
có ý nghĩa chỉ con sông dài đơn thuần như thế; nhưng ngược lại “Tràng giang” vừa nói
con sông dài mênh mông, vừa nói lên tâm trạng, nỗi niềm của chính tác giả. Vần “ang”
kéo dài ra như nỗi niềm của Huy Cận chưa bao giờ vơi khi đứng trước con sông Hồng
rộng lớn mênh mông này. Và hình ảnh cụ thể của dòng “tràng giang” có lẽ là dòng sông
Hồng. Sông Hồng là điểm nhấn khơi gợi cảm xúc của tác giả, đồng thời chồng chất những
bế tắc không lối thoát cho những con người muốn đổi mới nhưng không tìm được con
đường đi riêng cho chính mình. Như vậy nhan đề “Tràng giang” đã được làm sáng rõ, với
ý nghĩa sâu xa như vậy.
Còn về lời đề từ, không phải bài thơ nào cũng có. Thực ra lời đề từ chính là tiêu điểm
thâu tóm nội dung của tác phẩm, nhưng nội dung này chỉ là ở bề chìm, yêu cầu người đọc
cần phải đi sâu khai thác mới có thể khám phá ra điều này. Lời đề từ của bài “tràng giang”
là “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, một câu thơ thốt lên nhưng đầy ẩn ý nội dung




VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

và nghệ thuật. Dường như âm điệu chủ đạo của lời đề từ là sự nhẹ nhàng, buồn man mác,
buồn len lỏi vào tâm hồn của con người. Với biện pháp đảo trật tự cú pháp “bâng khuâng”
lên đầu câu, Huy Cận đã khiến người đọc vướng vào những tâm sự không thể giãi bài,
cũng như khó có thể nói ra cùng ai.
Huy Cận muốn mở ra một không gian rộng lớn, mênh mông của dòng sông để đi sâu
vào chiều dài, chiều sâu của lòng người. Hẳn đây là một dụng ý nghệ thuật tuyệt vời
mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khác nhau. Huy Cận đứng trước sông Hồng
nhưng lại nhớ chính con sông này, có chăng là tâm sự đứng trước nhiều con đường, nhiều
ngã rẽ nhưng lại không biết chọn con đường đi nào trọn vẹn nhất.
Với nhan đề và lời đề từ đầy ý nghĩa như thế nào, bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận
đã có sức ám ảnh lớn đối với người đọc.
Bài tham khảo 2
Trong bài thơ “Mai Sau” in trong tập thơ “Riêng chung” nhà thơ Huy Cận đã tự bạch
lòng mình:
“Chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm...
Nỗi nhớ thương không biết đã nguôi chưa?
Hay lòng chàng cứ tủi nắng, sầu mưa
Cùng đất nước mà lặng buồn sông núi?”.
Thơ Huy Cận trước cách mạng rất buồn, vì vậy ông thường tìm đến thiên nhiên để:
“Vui chung vũ trụ nguôi sầu trần gian”.
Xuất hiện lần đầu tiên trên thi đàn văn chương Việt Nam năm 1940 với tập thơ “Lửa
thiêng”. Khi tập thơ xuất hiện ta bắt gặp một giọng thơ buồn ảo não của:
“Một chiếc linh hồn nhỏ
Mang mang thiên cổ sầu”.
Linh hồn của tập thơ “Lửa thiêng” chính là bài thơ “Tràng Giang”. Như cái tên của nó,
bài thơ là một dòng sông dài. Đó là một dòng sông tâm trạng để Huy Cận gửi gắm cái

“tôi” của một thời thơ mới. Đồng thời “Tràng Giang” là bài thơ thể hiện tình yêu quê
hương đất nước một cách thầm kín trong tâm hồn Huy Cận nói riêng, của một thời đại thi
ca nói chung. Nhờ đó mà Xuân Diệu nhận định: “Tràng Giang là bài thơ cuối cùng dọn


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lòng đến với giang sơn Tổ quốc”.
Toàn bộ vẻ đẹp ấy kết tinh ngay ở nhan đề cũng như lời đề từ của bài thơ: “Bâng
khuâng trời rộng nhớ sông dài”.
1. Nhan đề: Bài thơ hấp dẫn người đọc ngay từ nhan đề. Có những người suốt đời lặn
lội với văn chương nhưng cũng chẳng để lại cho đời một áng văn hay, một bài thơ đẹp. Vì
vậy, khi người nghệ sĩ sáng tác ra được một thi phẩm nghệ thuật, họ thường trăn trở băn
khoăn cho cách đặt nhan đề. Nhan đề của một tác phẩm thường chứa đựng nội dung của
nó. Viết về một xã hội tăm tối trước cách mạng, Ngô Tất Tố có tiêu thuyết “Tắt Đèn”. Để
ca ngợi cái tâm của người nghệ sĩ, những nho sĩ cuối mùa nay vẫn còn vang bóng,
Nguyễn Tuân có tác phẩm “Chữ người tử tù”,…Nhan đề của bài thơ là “Tràng Giang”
cũng là một trong những dụng ý nghệ thuật của nhà thơ Huy Cận. “Tràng Giang” vốn là
hai từ Hán Việt để chỉ dòng sông dài. Đó là dòng sông Hồng-dòng sông đã gợi ý gợi tứ để
nhà thơ Huy Cận viết thành công bài thơ này. Dòng sông ấy vĩnh viễn thuộc về đất nước
Việt Nam, nó có từ thuở khai thiên lập địa. Nó không chỉ dài về không gian địa lý mà còn
dài về khoảng thời gian lịch sử. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, Chế Lan
Viên có viết:
“Sông Hồng chảy về đâu? Và lịch sử
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần Phù Đổng sẽ vươn mây”.
Trong Tiếng Việt hiện hành có hai từ nhằm miêu tả chiều dài đó là từ “Tràng” và từ
“Trường”. Ở đay nhà thơ Huy Cận không viết là “Tường Giang” mà lại viết là “Tràng
Giang”. Như vậy đủ thấy sự tinh tế của Huy Cận khi sử dụng Tiếng Việt. Bởi chữ
“Trường” chỉ đơn thuần là miêu tả chiều dài. Còn chữ “Tràng” với âm “vang” vốn là âm

mở, nó không chỉ miêu tả chiều dài của dòng sông mà còn gợi lên chiều rộng của con
sông. Đó là một con sông được vẽ lên với không gian ba chiều: sâu chót vót; rộng mênh
mông; dài dằng dặc. Dòng sông càng mênh mông, càng vô biên, vô cùng bao nhiêu thì
tâm hồn thi nhân càng cô liêu, cô sầu bấy nhiêu. Như vậy, bài thơ với nhan đề “Tràng
Giang”đã phần nào bộc lộ được sở trường và phong cách thơ Huy Cận-một nhà thơ luôn
bị ám ảnh bởi bước đi của không gian.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2. Lời đề từ: Bìa thơ “Tràng Giang” có lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông
dài”.
Trong một số thi phẩm nghệ thuật, ta bắt gặp một số lời đề từ. Lời đề từ không phải là
một thứ đồ trang sức làm đẹp da cho thi phẩm nghệ thuật. Trái lại lời đề từ là một xuất
phát điểm, là một dụng ý nghệ thuật. Nó cung cấp cho người yêu thơ chiếc chìa khóa
nghệ thuật để khám phá nội dung của thi phẩm. Có lời đề từ là những câu văn xuôi mà tác
giả mượn lời của người khác. Ta nhớ tới lời đề từ của Nam Cao trong tác phẩm “Nước
mắt” khi ông mượn lời của nhà văn Pháp Francois Coppée, ông viết:
“Người ta chỉ xấu xa hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỷ. Nước mắt
là miếng kính biến hình vũ trụ”.
Có lời đề từ là những câu văn vần của chính tác giả mà ta có thể kể đến lời đề từ của
Chế Lan Viên trong bài thơ “Tiếng Hát Con Tàu”:
“Tây Bắc ư? Có riêng gì Tây Bắc
Khi lòng ta đã hóa những con tàu
Khi Tổ Quốc bốn bề lên tiếng hát
Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?”.
Lời đề từ còn cung cấp những thi liệu chính mà tác giả xây dựng trong bài thơ. Lời đề
từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” đã gợi lên trước mắt người đọc hai thi liệu chính:
đó là trời rộng và sông dài. Điều này được kết tinh trong hai câu thơ được xem là trung
tâm của bài thơ “Tràng Giang”:

“Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu”.
Hai khổ thơ còn lại của bài thơ này. Nếu khổ ba tác giả vẽ lên hình ảnh dòng sông dài,
mênh mông, dợn ngợp thì khổ thơ thứ tư tác giả lại vẽ lên hình ảnh bầu trời cao rộng.
Hơn nữa, lời đề từ còn thể hiện rõ âm điệu, xúc cảm của bài thơ. “Tràng Giang” là bài
thơ có âm điệu buồn. Đó là nỗi sầu vạn kỉ thấm sâu vào trong mạch cảm xúc của bài thơ
này mà Lê Di viết:
“Là Tràng Giang khổ nào cũng dập dềnh sóng nước. Là Huy Cận khổ nào cũng lặng
lẽ u sầu”.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đồng thời lời đề từ còn thể hiện tình yêu quê hương đất nước thầm kín trong tâm hồn
Huy Cận nói riêng, của một thời đại trong thi ca nói chung. Đó là những con người:
“Sống giữa giữa quê hương mà vẫn thấy mình thiếu quê hương” (nói như Nguyễn
Tuân).
Còn Chế Lan Viên viết:
“Nhân dân ở quanh ta mà sao chẳng thấy
Tổ quốc ở quanh mình mà có cũng như không”.
Nên chăng ta mượn lại lời nhận định của Hoài Thanh, Hoài Chân trong “Một thời đại
trong thi ca” để kết thúc bài viết của mình:
“Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi, mất bề rộng ta đi tìm bề sâu, nhưng càng đi
sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu Trọng Lư,
ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, đắm say cùng Xuân Diệu. Nhưng động
tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng lại tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngơ ngẩn
buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận”.
Bài tham khảo 3
…Sự rung động của thơ ca bao giờ cũng được đo bằng nhịp đập của con tim. Tràng
giang của Huy Cận đã tác động rất sâu sắc vào trong xúc cảm của bạn đọc. Hơn nữa, mỗi

một bài thơ hay thường tác động đầu tiên đến với độc giả bạn đọc là nhờ âm điệu. Khi nội
dung ta còn chưa biết rõ, âm điệu bài thơ đã xâm nhập hồn ta tự bao giờ. Cảm hứng chung
của độc giả bạn đọc khi tiếp cận Tràng Giang là giọng thơ buồn, rất hợp với nỗi lòng của
thi nhân, một nhà thơ chìm đắm trong cái tôi cô đơn siêu hình bản ngã
Bài thơ hấp dẫn độc giả bạn đọc đầu tiên là từ nhan đề. Có những người cả đời lặn lội
với văn chương mà chẳng để lại cho đời 1 ang văn hay, một bài thơ đẹp nào. Vì lẽ đó, khi
sáng tác một thi phẩm nghệ thuật, các bậc tao nhân thường băn khoăn trăn trở cho cách
đặt tên nhan đề. Nhan đề của một thi phẩm nghệ thuật thường chứa đựng, hé lộ toàn bộ
ND của nó. Không phải ngẫu nhiên trên thi đàn văn chương, ta bắt gặp những t/p được
đổi tên nhan đề. “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân ban đầu có tên là “Dòng chữ cuối
cùng”; “Đôi mắt” của Nam Cao ban đầu có tên là “Tiên sư anh Tào Tháo”; “Mảnh trăng
cuối rừng” của Nguyễn Minh Châu ban đầu có tên là “Mảnh trăng”… Nhan đề Tràng


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Giang của Huy Cận vốn là hai từ Hán Việt được ghép lại với nhau nhằm miêu tả một
dòng sông dài đó chính là dòng sông Hồng bởi khi viết bài thơ này, Huy Cận đang ngồi
bên bến bờ Nam Chèm ngắm nhìn con sông Hồng mênh mông sóng nước. Dòng sông ấy
nó không chỉ dài về không gian địa lí, nó còn dài cả về TG lịch sử. Nó vĩnh viễn thuộc về
đất trời Việt Nam, nó có từ thủa khai thiên lập địa. Chẳng thế mà Chế Lan Viên trong vài
thơ “Người đi tìm hình của nước” có viết:
“Sông Hồng chảy về đâu và lịch sử
Bao giờ dải Trường Sơn bừng giấc ngủ
Cánh tay thần phù đổng sẽ vươn mây”
Tuy nhiên, trong tiếng Hán Việt hiện hành có 2 từ để miêu tả chiều dài đó là chữ
“trường” và chữ “tràng”. Việc Huy Cận không viết là “Trường Giang” mà viết là “Tràng
Giang” cho thấy ông là một nhà văn rất tinh tế trong việc sử dụng tiếng Việt bởi chữ
“trường” chỉ đơn thuần để chỉ chiều dài còn chữ “tràng” với âm “ang” là âm mở không
chỉ gợi nên chiều dài của con sông mà còn gợi nên cả chiều rộng của con sông. Đó là

dòng sông đã được Huy Cận vẽ lên ở không gian 3 chiều: sâu chót vót, rông mênh mông,
dài dằng dặc. Mà không gian càng mênh mông vô tận bao nhiêu thì tâm hồn của Huy Cận
lại càng cô liêu bấy nhiêu. Như vậy, ngay từ nhan đề của tác phẩm, Huy Cận đã bộc lộ
được rõ phong cách, cá tính văn chương và sở trường của mình – một nhà thơ luôn bị ám
ảnh bởi không gian.
Bài thơ còn có lời đề từ “bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”. Trong một số thi phẩm
nghệ thuật ta bắt gặp lời đề từ. Lời đề từ có thể là một câu văn xuôi mà tác giả mượn của
người khác. Ta nhớ tới lời đề từ của Nam Cao trong tác phẩm “nước mắt” trước cách
mạng mà ông mượn lời của nhà văn Pháp François Coppée: “Người ta chỉ xấu xa hư hỏng
trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ. Nước mắt là miếng kính biến hình vũ trụ.”
Lời đề từ có thể là câu văn vần của chính nhà thơ như trong “Vội vàng” Xuân Diệu có
viết:
“Tôi muốn tắt nắng đi…
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Cho hương đừng bay đi”
Ta cũng không thể bỏ qua được khổ thơ đề từ của nhà thơ Tố Hữu trong tập “Việt
Bắc”
“Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
Thuyền xô sóng dậy
Sóng đẩy thuyền lên”
Lời đề từ khong phải là một thứ trang sức làm đẹp da cho 1 thi phẩm nghệ thuật. Trái
lại, nó là một dụng ý nghệ thuật, một xuất phát điểm. Nó cung cấp cho người yêu thơ 1
chiếc chìa khóa nghệ thuật để khám phá nội dung của tác phẩm. Lời đề từ định hướng từ
thi liệu cho đến âm điệu của bài thơ. “Bâng huâng trời rộng nhớ sông dài.” Lời đề từ này

có âm điệu buồn và đây cũng chính là âm điệu của bài thơ Tràng Giang. Đọc kĩ lời đề từ,
ngẫm nghĩ lại, ta thấy ở đó Huy Cận đã đưa ra hai thi liệu chính mà tác giả đã dùng để
xây dựng lên Tràng Giang đó là “Trời rộng” và “sông dài”. Hai thi liệu này kết tinh ở Hai
câu thơ đẹp nhất trong bài Tràng Giang:
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài trời rộng bến cô liêu
Và thế là trong hai khổ thơ còn lại Huy Cận đã triển khai trên những thi liệu này. Khổ
thơ thứ ba là dòng sông dài dằng dặc với những cánh bèo đang chảy trôi về nơi vô định.
Khổ thơ cuối cùng là bầu trời cao rộng với lớp lớp mây cao. Mà trong thi ca, nói về sông,
trời là nói về giang sơn; mà nói về giang sơn là nói về Tổ quốc. Như vậy, ta có thể thấy
bài thơ đã bộc lỗ rõ tình yêu quê hương đất nước thầm kín trong tâm hồn của Huy Cận nói
riêng, của một thời đại trong thi ca mà theo như Nguyễn Tuân là “Sống giữa quê hương
nhưng vẫn thấy mình thiếu quê hương” nói chung. Còn Chế Lan Viên lại viết:
“Nhân dân ở quanh ta mà sao chẳng thấy
Tổ quốc ở quanh mình mà có cũng như không”



×