Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Lập đề cương đánh giá tác động môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.47 KB, 31 trang )

CÂU I: GIỚI THIỆU DỰ ÁN, PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG MINH BA TÁC ĐỘNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG QUAN TRỌNG NHẤT CỦA DỰ ÁN TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

1. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1.1 Tên của dự án: Dự án đầu tư khu du lịch Tây Sơn
1.2 Chủ dự án: Công ty TNHH sản xuất - thương mại Tây Sơn
1.3 Vị trí, địa điểm, sơ đồ vị trí của dự án
Vị trí địa lí:
Khu du lịch Tây Sơn (Tây Sơn Resort) thuộc địa phận xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu. Khu đất dự án giới hạn bởi:
-

Phía Đông giáp : Khu quy hoạch công viên.

Phía Tây giáp : Nhà công vụ Công an tỉnh Đồng Nai.
Phía Nam giáp : Bờ kè Phước Tỉnh giai đoạn 2, tiếp giáp Biển Đông.
Phía Bắc giáp : Đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh.

Theo thỏa thuận địa điểm số 5867/UBND.XD ngày 11/10/2006.
Hiện trạng khu đất:
- Khu đất đã được UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chấp nhận thỏa thuận địa điểm cho Cty TNHH SXTM
Tây Sơn tiến hành quy hoạch chi tiết 1/500 và dự án đầu tư xây dựng công trình khu du lịch Tây Sơn tại
xã Phước Tỉnh huyện Long Điền tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- Hiện trạng khu đất có diện tích 6,5372ha; dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao độ biến thiên từ
-0,50m đến +2,95m; địa hình tương đối bằng phẳng; Phía bãi biển có một số cây phi lao, các bụi cây tán lá
thấp. Hiện trạng trên khu vực dự án còn có hai công trình nhà ở: một nhà cấp bốn, và một xây dựng bán
kiên cố.
Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
- Có tuyến cấp nước D200, tuyến trung thế 22KV trên Hương lộ 5, cách khu quy hoạch Tây Sơn khoảng
300m về hướng Bắc.
- Chưa có hệ thống cấp nước và thoát nước trong khu vực.


1.4 Quy mô của dự án
Tổng vốn đầu tư của dự án ước tính khoảng 165 tỷ đồng.
Toàn bộ dự án bao gồm 03 khối chính: khối quản lý dịch vụ, khu nhà nghỉ và khu giải trí.
- Diện tích đất dự án

65.372 m2

- Mật độ xây dựng

16,5%

- Tổng diện tích đất xây dựng công trình

10.396m2

- Khu quản lý dịch vụ

1.400m2

- Khu nhà nghỉ

7.676 m2

- Khu giải trí

1.320 m2

- Tổng diện tích đất cây xanh, mặt nước công cộng

45.783 m2


- Tổng diện tích đất giao thông, bãi đậu xe kỹ thuật

9.193 m2

Phân khu chức năng


Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên của khu vực xây dựng khu du lịch Tây Sơn như môi trường khí hậu,
phong tục tập quán và định hướng phát triển quy hoạch chung về du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đơn
vị tư vấn và chủ đầu tư đưa ra phương án thiết kế với các chức năng quy hoạch như sau:
Khu dịch vụ du lịch, đón tiếp, nhà hàng ăn uống
- Bố trí ở khu vực trung tâm, tạo điểm nhấn và thuận lợi cho hệ thống giao thông trong toàn khu. Nhà dịch
vụ cao 02 tầng với các chức năng chính: đón tiếp check in, check out; dịch vụ mua sắm đồ lưu niệm, dịch
vụ ăn uống và internet, các phòng ban điều hành khu du lịch.
- Khu nhà dịch vụ là nơi điều hành hoạt động các Khu biệt thự cao cấp, khu Bungalow đôi, khu nhà liên
kế, khu spa và các hoạt động khác trong khu như: chăm sóc cây cảnh, dich vụ vui chơi, tổ chức tiệc ngoài
trời…
Khu Biệt thự nghỉ dưỡng tứ lập cao cấp
Là những biệt thư sang trọng có thể thuê ngắn hạn và dài hạn, dành cho những du khách có thu nhập cao.
Khu Bungalow và các dịch vụ thể thao
Phục vụ cho những khách du lịch thuê ngắn ngày, nghỉ dưỡng.
Khu khách sạn cao cấp 4 sao
Được bố trí phía Đông, giáp đường quy hoạch và khu công viên, khu khách sạn nằm độc lập so với các
công trình khác của khu du lịch bởi với quy mô 70 phòng và các dịch vụ du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí
thì lượng khách sẽ rất đông vì vậy việc quản lý và điều hành độc lập với các khu khác trong khu du lịch
sẽ tránh tình trạng ồn ào, trồng chéo trong các khâu quản lý điều hành cũng như sủ dụng các dịch vụ trong
khu.
Khu Spa
Phục vụ chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho các khách hàng trong khu du lịch.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh.
Hệ thống cây xanh,
Sân vườn đan xen các công trình được chia ra làm 3 lớp cây.
- Lớp thấp nhất: chủ yếu là cỏ nhung, cỏ nhật, cỏ lá gừng.
- Lớp cây tầm thấp gồm các loại cây như cau trắng, cau xanh, dừa cảnh, hàng rào dâm bụt, cây leo thằn
lằn.
- Lớp cao nhất gồm các loại như dương liễu, cau cao, dừa cao và cây ăn quả như xoài, mận, sung, khế…
- Ở hai phía Bắc và Nam được trồng nhiều cây dương và dừa nhằm chắn cát và gió từ Biển vào và chắn
bụi, tiếng ồn từ đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh.
Hệ thống kỹ thuật: bao gồm hệ thống điện, cấp thoát nước, hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống thông
gió – điều hòa không khí, hệ thống PCCC.
Hành lang kỹ thuật
Để đảm bảo cho các tuyến hạ tầng kỹ thuật chung toàn khu vực, thì phía Bắc giáp đường quy hoạch N2,
phía Đông giáp đường quy hoạch và khu công viên được thiết kế lùi vào trong 18m, khoảng này được
trồng các cây cao và vườn hoa cảnh quan, phía Nam giáp biển và hệ thống Bờ kè Phước Tỉnh giai đoạn 2
cũng được lùi vào 20m.
Hệ thống cấp điện
Nguồn cấp điện là tuyến trung thế 22kV hiện hữu trên Hương lộ 5:


- Tổng công suất điện là 657.25 kW.
- Bố trí trạm hạ thế 22-15/0,4 kV (trạm kín) có dung lượng 800KVA.
- Mạng lưới dây dẫn hạ thế luồng ống PVC đi ngầm, đặt tủ chia điện tại các nhánh rẽ.
Bảng 1.3. Thống kê qui hoạch cấp điện
STT

Tên vật tư

Số lượng


Đơn vị

1

Trạm biến áp Kios 22/0.4 KV –
800KVA

01

Trạm

2

Cáp ngầm trung thế 22KV

150

m

3

Cáp ngầm 0,4KV (cung cấp sinh
hoạt)

5.534

m

Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước được thiết kế đồng bộ, đấu nối với các hệ thống hạ tầng của thành phố.


• Hệ thống cấp nước
Nguồn nước: được lấy từ đường ống cấp nước D200 trên hương lộ 5 hiện hữu (cách khu qui hoạch khoảng
200m về hướng Bắc.
Theo hồ sơ thiết kế dự án còn đầu tư thêm một số hạng mục cấp nước sau:
- Một đường ống D200 đấu nối vào đường ống qui hoạch D200 hiện hữu
- Một bể chứa
- Một hầm bơm
- Một đài nước
Nhu cầu sử dụng nước:

- Nước sinh hoạt:

Trong đó:

N

: tổng số dân; N = 500 người.

1000

: hệ số qui đổi đơn vị

qSH

: tiêu chuẩn dùng nước cho một người/ ngày đêm;

qSH = 300 l/người/ngày đêm.
k : hệ số dân dùng nước; k = 100%.
Thay số tính được QSH = 186 (m3/ngày đêm)


- Nước công cộng:
QCC = 10%QSH = 10%* 186 = 18,6 (m3/ngày đêm)


- Nước dùng cho khu vực trung tâm (bao gồm 1 khách sạn):
QTT = 80(m3/ngày đêm)

- Nước rò rỉ và dự phòng:
QRR = 30%*(QSH + QCC + QTT) = 85,3 (m3/ngày đêm)
Lượng nước cần trong một ngày đêm:
Q = QSH + QCC + QTT + QRR = 370 (m3/ngày đêm).

• Hệ thống thoát nước:
- Phương án thoát nước: Thoát nước cho khu vực nghiên cứu được thiết kế theo phương án thoát nước
riêng.
- Hệ thống thoát nước mưa: được thiết kế theo nguyên tắc tự chảy, nước mưa được thu gom bằng hệ thống
mương xây gạch thẻ dọc theo đường nội bộ, cống D400 thoát theo hướng dốc địa hình tự nhiên ra phía
biển.
- Nước thải từ các lô nhà và các công trình được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại trong nhà và được dẫn về
HTXL tập trung. Sau quá trình xử lý, có thể sử dụng để tưới cây
- Hệ thống cấp nước tưới cây: Mạng lưới đường ống cấp nước tưới cây được bố trí như sau:
Nguồn nước cấp cho tưới cây được lấy từ đường ống cấp nước D200 trên Hương lộ 5 hiện hữu (cách khu
qui hoạch khoảng 200m về hướng Bắc).
Hệ thống phòng cháy chữa cháy
- Hệ thống phòng cháy chữa cháy được thiết kế bao gồm hệ thống báo cháy - báo khói trung tâm, hệ thống
chữa cháy tự động, hệ thống chữa cháy bức tường và chữa cháy bằng bình bọt. Toàn bộ hệ thống được
thiết kế và sẽ được thẩm định bởi cơ quan chức năng là phòng PCCC. Ngoài bể nước phục vụ cho cấp
nước, bố trí thêm bể nước dành cho nhu cầu phục vụ cho chữa cháy tự động và chữa cháy bức tường.
- Hệ thống PCCC sẽ được thiết kế với tiêu chuẩn và cấp độ an toàn cao nhất tránh trường hợp hỏa hoạn rủi

ro xảy ra.
1.5

Đặc điểm điều kiện tự nhiên khu vực dự án

Điều kiện về địa lý, địa chất
Vị trí địa lý của xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền
- Phía Đông giáp xã Phước Hưng.
- Phía Tây giáp phường 12, Tp. Vũng Tàu.
- Phía Nam giáp Biển Đông.
Hiện trạng sử dụng đất:
- Trong tổng diện tích tự nhiên đã đưa 523,38 ha vào sử dụng (tính cả diện tích sông, suối), chiếm 95,83%
diện tích tự nhiên. Đất chưa sử dụng đến năm 2005 là 22,78 ha (chiếm 4,17%), đến năm 2010 đất chưa sử
dụng sẽ được khai thác.
- Hiện trạng khu đất dự án có diện tích 6,5372ha; dốc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cao độ biến thiên
từ -0,50m đến +2,95m; địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đất cát biển.
Cơ cấu sử dụng đất:
Cơ cấu sử dụng 3 nhóm đất chính:


- Đất nông nghiệp

: 142,77 ha, chiếm 12,43%
: 67,89 ha, chiếm 12,43%
: 36,68 ha, chiếm 6,72%
: 38,2 ha, chiếm 6,99%
: 380,61 ha, chiếm 69,69%
: 102,95 ha, chiếm 18,85%
: 63,78 ha, chiếm 11,68%


+ Đất SX nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất nuôi trồng thủy sản
- Đất phi nông nghiệp
+ Đất ở
+ Đất chuyên dùng

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa

: 8,38 ha, chiếm 1,53%

+ Đất sông suối và mặt nước CD : 201,12 ha, chiếm 36,82%
- Đất chưa sử dụng

: 22,78 ha, chiếm 4,17%

Điều kiện về khí tượng, thủy văn
- Do dự án nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo nên khí hậu khu vực này đặc trưng bởi một
nền nhiệt độ cao, đồng nhất trên toàn vùng và ít thay đổi trong năm, chế độ mưa ẩm phong phú và phân
hóa rõ rệt theo mùa. Nhìn chung, khí hậu ít biến động, ít có thiên tai, bão lũ và thời tiết thất thường.
- Mực nước, lưu lượng sông qua xã: trên địa bàn xã có một vài rạch, sông nhỏ và sông lớn Cửa Lấp. Đặc
điểm cửa sông này là lòng sông lớn, vì vậy khả năng bồi đắp phù sa lớn. Vì là nước mặn nên khả năng
cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất là hạn chế.
Nhiệt độ không khí
- Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình di chuyển và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong
khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ của các phản ứng hóa học trong khí quyển càng lớn và thời gian
lưu các chất ô nhiễm trong khí quyển sẽ càng giảm.
- Nhiệt độ không khí còn ảnh hưởng đến quá trình bốc hơi của các dung môi hữu cơ, các chất gây mùi hôi
mà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên và người lao động.
- Khi phân tích các điều kiện tự nhiên làm cơ sở để tính toán và dự báo quá trình ô nhiễm không khí cần

phải phân tích nhiệt độ không khí.
- Nhiệt độ trong khu vực có những đặc điểm sau:
+ Nhiệt độ TB năm là 26,3oC, tháng thấp nhất khoảng 24,2oC, tháng cao nhất khoảng 27,6oC.
+ Tổng tích ôn lớn 9.599 oC /năm.
Bảng 2.1. Nhiệt độ không khí trung bình tháng tại Trạm Vũng Tàu
Nhiệt
độ
(0C)
Ttb

Tháng
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

12

24,2

24,6

26,0

27,4

27,6

26,6

26,1

25,9

25,8

25,7

25,4

24,7

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)

Độ ẩm không khí
- Độ ẩm tương đối dao động trong khoảng từ 81% - 89%.
Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm ở khu vực dự án là 85%, thuộc loại trung bình,
nằm trong ngưỡng từ dễ chịu (thời tiết khô) tới tương đối dễ chịu (rất khô), thuận lợi cho phát triển du
lịch.
Bảng 2.2. Kết quả quan trắc độ ẩm tại Trạm Vũng Tàu


Tháng

Độ ẩm
(%)

1

2

3

4

5

6

7

8

9


10

11

12

Utb

81

82

82

81

84

87

88

89

81

88

85


83

Utb lúc 13h

92

91

91

91

93

95

95

96

96

96

94

93

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)

Chế độ mưa
- Nước mưa có tác dụng thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong
nước. Nước mưa còn rửa trôi các chất ô nhiễm rơi vãi từ mặt đất xuống các nguồn nước. Do đó, chất
lượng nước mưa tùy thuộc vào chất lượng khí quyển, môi trường khu vực và mặt bằng rửa trôi. Lượng
mưa cũng là yếu tố cần quan tâm khi thiết kế hệ thống thoát nước cũng như công trình xử lý cục bộ nước
thải.
- Lượng mưa tại xã Phước Tỉnh huyện Long Điền kéo dài 6 tháng (từ tháng 5-10), đạt 1.238mm/năm,
chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm.
- Lượng mưa trung bình năm

1.238mm

- Lượng mưa cao nhất năm

1.877mm

- Lượng mưa nhỏ nhất năm

704mm

Bảng 2.3. Kết quả quan trắc chế độ mưa tại Trạm Vũng Tàu
Lượng mưa
(mm)
Rtb
Rtb max
Rtb min
Số ngày mưa
Ngày cực đại

1

2
19
1
17

2
1
20
1
17

3
4
118
1
118

4
29
158
3
79

5
192
361
2
15
176


Tháng
6
7
204 213
407 439
64
61
18
20
157 142

8
179
303
36
19
132

9
213
541
30
19
117

10
218
466
24
16

150

11
73
283
8
157

12
24
156
3
64

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
Gió và hướng gió
- Gió là yếu tố quan trọng nhất tác động đến quá trình lan truyền và phân tán các chất ô nhiễm trong không
khí. Tốc độ gió càng cao thì chất ô nhiễm được mang đi càng xa và nồng độ chất ô nhiễm càng nhỏ do khí
thải được pha loãng với khí sạch càng nhiều. Khi tốc độ gió càng nhỏ hoặc lặng gió thì chất ô nhiễm sẽ tập
trung gần khu vực nguồn thải.
- Hướng gió thịnh hành chính là Đông, Đông-Đông Bắc và Tây Nam, hướng gió phụ là Đông-Đông Nam.
Chế độ gió bị chi phối bởi gió đất. Gió biển đổi hướng trong ngày. Vận tốc gió trung bình là 3,7 m/s, cực
đại là 26 m/s. Vận tốc trung bình lớn nhất vào tháng 2, tháng 3 (đạt từ 4,7-5,5 m/s) trong thời kỳ gió mùa
Đông Bắc. Vận tốc trung bình nhỏ nhất rơi vào tháng 5 (2,2 m/s).
Bảng 2.4. Kết quả quan trắc tốc độ gió tại Vũng Tàu
Tốc độ
gió (m/s)
Trung
bình
Cực đại

Hướng

Tháng
6
7

1

2

3

4

5

4,5

5,5

4,7

3,5

2,2

3,2

18
ĐĐB


18
ĐĐB

18
Đ

18
Đ

18
TN

18
TN

8

9

10

11

12

3,4

3,7


3,3

3,1

3,6

3,4

22
TN

26
TN

24
TN

26
Đ

19
Đ

19
Đ


chính
Hướng
phụ


-

-

-

ĐĐN

-

-

-

-

-

ĐĐN

ĐĐN

ĐĐN

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
Các hiện tượng bất thường
- Dông: Trong các tháng mùa mưa, dông thường xuất hiện trong những ngày có mưa lớn, trung bình có 33
ngày/năm.
- Sương mù rất ít khi xuất hiện, mưa đá chưa từng xảy ra.

Bảng 2.5. Thống kê các hiện tượng thời tiết bất thường
Số ngày trong
năm
Ngày có sương

Ngày có dông

Tháng
6
7

1

2

3

4

5

-

0,1

0,1

0

0,1


-

-

-

-

6

6

2

8

9

10

11

12

-

0,1

-


0,1

0,1

0,1

3

5

6

3

2

-

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2006)
- Bão: khu vực dự án ít có bão. Trong vòng 80 năm chỉ có 40 cơn bão đi qua, tốc độ gió bão lớn nhất (gió
giật trong cơn bão) ghi nhận được là 30 m/s với thời gian tồn tại không lâu, tốc độ 20 m/s ghi nhận được 6
lần. Gần đây, ảnh hưởng của gió bão có xu hướng tăng lên, điển hình là cơn bão số 9 trong năm 2006 vừa
qua.
Độ bền vững khí quyển
- Độ bền vững khí quyển quyết định khả năng phát tán các chất ô nhiễm lên cao. Độ bền vững khí quyển
được xác định theo tốc độ gió và bức xạ mặt trời vào ban ngày và độ che phủ mây vào ban đêm theo bảng
phân loại của Pasquill.
- Khu vực dự án có số giờ nắng cao, trung bình 2.610 giờ/năm. Lượng mây trung bình năm 7,2 phần mười
bầu trời. Bức xạ mặt trời dồi dào, trung bình 155-160 kcal/cm2, phân bố điều hòa giữa các tháng, trung

bình 12-17 kcal/cm2.tháng. Với tốc độ gió trung bình 3,7 m/s, độ bền vững khí quyển vào ban ngày thuộc
loại không bền vững.
Bảng 2.6. Phân loại độ bền vững khí quyển (Pasquill, 1961)
Tốc độ gió
(m/s)
<2
2-4
4-6
>6

Bức xạ mặt trời ban ngày
Trung bình
Mạnh (biên
Yếu (biên độ
(biên độ 35độ >60)
15-35)
60)
A
A–B
B
A–B
B
C
B–C
B–C
C
C
D
D


Ghi chú:
A - Rất không bền vững
B – Không bền vững loại trung bình
C – Không bền vững loại yếu
D – Trung hòa

Độ che phủ ban đêm
Ít mây
<3/8

Nhiều mây
>4/8

E
D
D

F
E
D


E – Bền vững yếu
F – Bền vững loại trung bình
Những ngày nắng, tốc độ gió nhỏ, độ bền vững khí quyển là A, B, ngày có mây là C, D. Ban đêm, vào
mùa khô trời thường ít mây, độ bền vững khí quyển thuộc loại E, F, vào mùa mưa nhiều mây thuộc loại E
hoặc D. Độ bền vững khí quyển A, B, C hạn chế khả năng phát tán chất ô nhiễm lên cao và đi xa. Khi tính
toán phát tán các chất khí ô nhiễm cần xét đến điều kiện phát tán bất lợi nhất (A).
Các hiện tượng đặc biệt khác
Chế độ thuỷ triều, sóng và độ mặn nước biển

Khu vực ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng biển có chế độ thủy triều hỗn hợp thiên về nhật
triều, biến đổi mạnh mẽ theo thời gian. Triều sai biến đổi từ 52cm đến 80cm lúc nước kém và từ 126cm
đến 160cm lúc nước cường. Biên độ triều thuộc loại thấp so với các vùng biển khác của Việt Nam. Trong
một tháng có khoảng 18-22 ngày là nhật triều, nghĩa là trong một ngày có một lần triều lên và một lần
triều rút.
+ Biên độ ngày triều lớn nhất: 3-4m
+ Biên độ ngày triều trung bình: 2,2-2,3m
+ Biên độ ngày triều kém: 1,5-2,0m
+ Mực nước triều lớn nhất P = 10% là 1,5m.
Khu vực ven bờ biển có độ cao sóng trung bình 0,3-0,5m, độ cao cực đại 1,1-3,0m.
Độ mặn nước biển biến đổi trong khoảng từ 31,9-34,2‰ và chịu ảnh hưởng của hai mùa gió Đông Bắc và
Tây Nam, trùng với hai mùa là mùa mưa và mùa khô. Trong các tháng mùa khô, độ mặn cực đại dao động
từ 33,3-34,2‰, trừ tháng 12 có độ mặn cực đại 31,9‰. Độ mặn lớn nhất đã quan trắc được là 34,7‰.
Trong các tháng mùa mưa, độ mặn dao động từ 31,9-33,0‰. Tháng 8 là tháng có độ mặn thấp nhất.
Nhiệt độ nước biển trung bình năm là 28,20C. Vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu được coi là vùng biển ấm của
Việt Nam, nhiệt độ nước biển rất thích hợp cho tắm biển.
1.6 Đặc điểm tài nguyên sinh học tại khu vực dự án.
Tài nguyên thực vật trên cạn
Khu đất dự án có diện tích khoảng 6,5ha. Thảm thực vật trên cạn rất nghèo nàn, chủ yếu là một số loài
như dương, cỏ dại, cây bụi ,…. Các loài cây này có thể sống tốt trên đất cát và có chức năng bảo vệ nền
đất, chắn cát và gió từ biển thổi vào. Không có các loại thực vật quý hiếm
Tài nguyên động thực vật dưới nước
Theo số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II tháng 11/2005 và số liệu của Sở Thủy
sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho thấy hệ sinh thái biển vùng dự án có trên 220 loài tảo (tảo Silic 170 loài,
tảo Giáp 48 loài, tảo Lam 20 loài,...) và 211 loài động vật nổi. Sinh vật phù du trung bình đạt 426.502 tế
bào/m³, mùa mưa có thể đạt tới 2,42 triệu tế bào/m³. Đặc biệt, khu vực có hệ cá phong phú vơi 211 loài,
trữ lượng lên tới 100.000 tấn/năm.
1.7 Đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội
Đơn vị hành chính:
Huyện Long Điền gồm 5 xã, 2 thị trấn: Phước Bình, Phước Thiện, Phước Tân, Phước Lợi, Tân Phước,

Phước An, Phước Hương, Phước Hiệp.
Dân số phân theo giới tính của huyện Long Điền:


Tổng cộng: 122.290 nhân khẩu
Mật độ dân số: 1.587 người/km2
Nam giới: 61.034
Nữ giới: 61.256
Hoạt động kinh tế của huyện Long Điền:
Nông, lâm nghiệp và thủy sản:
1. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp: 167.780 triệu đồng (năm 2005).
2. Diện tích gieo trồng cây hàng năm là 3.176 ha. Trong đó, diện tích cây công nghiệp (hàng năm và lâu
năm) 140 ha, cây lâu năm 206 ha, cây ăn quả 73 ha, lúa 2.287 ha.
3. Lâm nghiệp: giá trị sản xuất 128.000.000 đ.
4. Thủy sản: giá trị sản xuất 454.415.000.000 đ.
Vận tải, bưu chính viễn thông:
Có 26 hộ kinh doanh thiết bị viễn thông. Trong đó:
- Có 7 hộ làm cửa hàng đại lý cho bưu điện.
- 19 hộ kinh doanh các thiết bị viễn thông.
Hoạt động văn hóa – xã hội của huyện Long Điền:
Giáo dục-Y tế-Văn hóa và Mức sống:
Trường học, lớp học, giáo viên và học sinh mẫu giáo:
Trường mẫu giáo: 8 trường
Số lớp: 70
Số học sinh: 2.429
Số giáo viên: 121
Hệ tiểu học:
Số trường: 13
Số lớp: 354
Số giáo viên: 429

Số học sinh:11.835
Hệ THCS:
Số trường: 7
Số lớp: 220
Số giáo viên: 342
Số học sinh: 8.156
Hệ THPT:
Số trường: 2
Số lớp: 76


Số giáo viên: 120
Số học sinh: 3.260

Câu II: – Xây dựng đề cương nghiên cứu ĐTM
1. Tên đề tài nghiên cứu: Dự án khu du lịch Tây Sơn
2. Cơ quan thực hiện:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Gồm các thành viên:
3. Tình hình nghiên cứu
3.1 Trong nước:
3.1.1 Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Nhát Bãi Dương –
Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Bối cảnh nghiên cứu.
Côn Đảo là một quần đảo bao gồm 16 đảo lớn, nhỏ nằm giữa đại dương, cách thành phố Vũng Tàu 97 hải
lý (khoảng 185 km), cách Tp.Hồ Chí Minh khoảng 230 km và cách cửa sông Hậu – Cần Thơ khoảng 83
km. Côn Đảo có tổng chiều dài bờ biển 200 km với nhiều bãi biển đẹp như: Đầm Trầu, Đất Dốc, Bãi
Cạnh, Bãi Hòn Cau, Bãi Hòn Tre,…Chính vì vậy, du lịch hiện đang là thế mạnh của huyện đảo và là
hướng phát triển kinh tế mũi nhọn của địa phương trong những năm tới.

Mục tiêu nghiên cứu.
Đánh giá hiện trạng môi trường của dự án.
Phân tích đánh giá các thành phần, yếu tố có lợi và bất lợi đối với môi trương.
Thống kê các đối tượng bị tác động bởi dự án và đưa ra các biện pháp khắc phục.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nhận dạng: mô tả hiện trạng; Xác định các thành phần của hoạt động sản xuất; nhận diện các
tác động môi trường
Phương pháp dự đoán: dự báo các thay đổi, diễn biến chất lượng môi trường.
Phương pháp đánh giá nhanh: tính toán và đánh giá tải lượng ô nhiễm.
Phương pháp liệt kê: liệt kê các tác động và đánh giá tác động.
Phương pháp khảo sát phân tích mẫu: lựa chọn điểm lấy mẫu, phân tích hiện trạng môi trường khu vực dự
án.
Phương pháp chuyên gia: dự báo các thay đổi, diễn biến chất lượng môi trường, đánh giá mức độ tác
động, khả năng ảnh hưởng đến môi trường, điều kiện kinh tế xã hội và sức khỏe con người.
Kết quả đạt được


Nhận dạng được các yếu tố thành phần gây bất lợi cho môi trường.
Mô tả, đề xuật được một số giải pháp phòng ngừa giảm thiểu ô nhiễm.
Xây dựng mạng lưới quan trắc, giám sát phù hợp nhằm quản lý môi trường tốt hơn.
Kết luận
Từ các kết quả thu thập được có thể kết luận rằng các tác động môi trường tiêu cực từ dự án Khu Du lịch
sinh thái Bãi Nhát và Bãi Dương, Côn Đảo hoàn toàn có thể kiểm soát được. Chủ đầu tư cam kết sẽ thực
hiện đầy đủ các biện pháp đã nêu trong báo cáo để đảm bảo quá trình thi công xây dựng và vận hành dự án
không gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường và sức khỏe con người.
3.1.2 Khóa luận nghiên cứu, dánh giá tác động môi trường tại khu du lịch biển Mỹ Khê-Quảng Ngãi
Bối cảnh nghiên cứu
Những năm gần đây, Quảng Ngải đã trở thành một vùng đất đầy hứa hẹn về đầu tư du lịch. Cơ sở vật chất
kỹ thuật và cơ sở hạ tầng du lịch đã và đang được đầu tư. Hiện nay ngành du lịch Quảng Ngãi đang tìm
kiếm các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư vào các khu du lịch sinh thái biển và rừng đã được lập quy

hoạch như: khu du lịch Mỹ Khê, khu du lịch Sa Huỳnh, khu du lịch Vạn Tường… nhằm khái thác tiềm
năng phong phú và đa dạng, với cơ chế, chính sách thong thoáng, khuyến khích đầu tư vào du lịch của
tỉnh.
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của khu du lịch biển Mỹ Khê.
Đưa ra các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực và chương trình giám sát môi trường khu du lịch biển
Mỹ Khê.
Dịnh hướng phát triển loại hình du lịch sinh thái với mục tiêu phát triển bền vững khu du lịch biển Mỹ
Khê.
Phương pháp nghiên cứu
Tham khảo các báo cáo đánh giá tác động môi trường tương tự.
Lấy ý kiến từ cơ quan bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm(cụ thể:Chi cục BVMT, ban quản lí các dự
án-thuộc sở TNMT Quảng Ngãi)
Phương pháp bảng liệt kê và phương pháp ma trận: phương pháp này được sử dụng để lập các mối quan
hệ giữa các hoạt động của khu du lịch Mỹ Khê và các thành phần môi trường.
Phương pháp điều tra xã hội học: Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo, nhân dân địa phương
nơi thực hiện nghiến cứu.
Kết luận
Kết quả nghiên cứu nhằm xác định mối tương quan giữa các hoạt động trong nội bộ khu du lịch với các
thành phần môi trường. Qua đó đã đánh giá được các tác động tiềm năng trong quá trình xây dựng, hoạt
động kinh tế xã hội của khu du lịch biển Mỹ Khê, đến chất lượng môi trường và hoạt động kinh tế xã hội
của khu vực nghiên cứu. Nhìn chung, các tác động này thuộc tác động ngắn hạn, và có thể kiểm soát được.
3.1.3 Phát triển khu rừng tràm Trà Sư thành khu du lịch sinh thái bền vững
Giới thiệu rừng tràm Trà Sư
Rừng tràm Trà Sư nằm trong khu vực Thất Sơn hùng vĩ, thuộc tỉnh An Giang, cách sông Mekong 15 km
về phía ĐB và cách Campuchia 10 km về phía TB. Với diện tích rộng 845 ha, có sự tồn tại của nhiều loài
động thực vật quý hiếm và vẫn còn mang tính hoang dã, có một đặc tính rất riêng của hệ sinh thái đất ngập
nước tại đồng bằng sông Cửu Long. Những lợi thế có sẵn sẽ tạo nên một điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển khu hệ sinh thái rừng tràm này thành một khu DLST. Tuy nhiên, để làm được điều này cần phải có



một nghiên cứu mang tính chuyên sâu, một đánh giá tác động có giá trị sử dụng trong quá trình khai thác
và sử dụng, cũng như có sự đồng bộ về quản lý nhằm khai thác hiệu quả khu rừng tràm sau khi đã trở
thành một khu DLST.
Nội dung của đề tài
Đánh giá tiềm năng, cơ hội và thách thức
Đánh giá tác động môi trường của dự án phát triển rừng tràm Trà Sư thành khu DLST
Lập bản đồ cơ sở dữ liệu: Đất ngập nước; Hệ sinh thái; Quản lý nước, Phân bố thực vật dựa vào GIS.
Xây dựng các biện pháp phát triển du lịch sinh thái kết hợp phát triển kinh tế cư dân quanh vùng
Từ những Kết quả chính về tài nguyên sinh vật, điều tra tình hình xã hội, phân tích bản đồ GIS, đánh giá
tác động môi trường, đề tài nêu lên
Các giải pháp ưu tiên
Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước bằng cách định hướng
phát triển chương trình du lịch hợp lý, không vượt quá giới hạn sinh thái.
Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch gắn liền với nâng cao đời sống nhân dân tại địa phương; tổ chức du
lịch có sự tham gia của người dân tạo sản phẩm du lịch mang tính dân tộc vùng miền đặc trưng (gắn vùng
lõi với các vùng lân cận).
Mở các lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch, cách thức quảng bá du lịch (có trang web riêng giới thiệu rừng
Tràm, brochure, tham gia các hội chợ về du lịch,...) hiểu biết tâm lý du khách, văn hóa du lịch, đặc biệt là
nắm vững các quy luật về sinh thái học, đảm bảo du lịch gắn với bảo tồn hệ sinh thái, hệ động, thực vật...
Chuẩn bị trang thiết bị cứu hộ và nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, trang bị đầy đủ áo phao và sử dụng áo
phao trong vận chuyển du khách... tạo điểm đến an toàn cho du khách
Kết hợp du lịch với mua sắm tại siêu thị miễn thuế tại cửa khẩu và có thể kết hợp phát triển du lịch qua
cửa khẩu để thu hút du khách.
Có biện pháp xử lí nguồn nước kịp thời
Định hướng phát triển du lịch
Quy hoạch địa điểm, xây dựng các công trình thực hiện công tác: bảo tồn, quản lý du lịch, địa điểm dừng
chân, bãi đỗ xe, khu ẩm thực, khu vệ sinh cho du khách, …
Đầu tư các trang thiết bị và phương tiện di chuyển trong khu du lịch,…
Thực hiện tour du lịch quanh rừng tràm theo các tuyến du lịch vạch sẵn.

Kết hợp DLST với công tác nghiên cứu khoa học.
Hỗ trợ phát triển kinh tế và xã hội khu vực khi kết hợp với cộng đồng dân cư trong hoạt động DLST.
Việc phát triển DLST phải đi cùng công tác bảo vệ, duy trì vệ sinh môi trường và hướng dẫn du khách các
biện pháp bảo vệ môi trường.
Kết luận
Xác định được sự phân bố của thảm thực vật, đánh giá được sự đa dạng sinh học tại khu rừng Tràm Trà
Sư.


Điều tra xã hội học cho thấy tầm quan trọng của rừng Tràm Trà Sư trong định hướng phát triển DU LỊCH
trong vùng.
Các kết quả phân tích về chất lượng môi trường đất, nước và không khí đảm bảo được chất lượng môi
trường ổn định trong thời gian dài. Sự ô nhiễm cục bộ vẫn diễn ra trong khu rừng Tràm.
Các mô hình phân tích và đánh giá cho thấy tiềm năng phát triển DLST tại khu rừng Tràm Trà Sư là rất
lớn.
Các phân tích kỹ thuật số và bản đồ GIS đã được thực hiện chi tiết nhằm cung cấp cơ sở dữ liệu cho quá
trình quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên tại rừng Tràm Trà Sư.
Đề tài đã đề xuất các giải pháp cụ thể trong định hướng phát triển rừng Tràm Trà Sư thành khu DLST bền
vững.
3.2 Ngoài nước

3.2.1 Phương pháp chuẩn để kiểm tra của nước và nước thải
Standard Methods for the Examination of Water and Wastewater
(Copyright 1999 by American Public Health Association, American Water Works
Association, Water Environment Federation)
Tổng quan
Các quy trình được mô tả trong các tiêu chuẩn này dành cho việc kiểm tra chất lượng
nước của các vùng biển, bao gồm cả nước phù hợp với nguồn cung trong nước hoặc công
nghiệp, nước mặt, nước ngầm, làm mát hoặc nước tuần hoàn, nước lò hơi, nước cấp lò
hơi, xử lý và chưa xử lý của thành phố hay nước thải và nước mặn công nghiệp. Sự thống

nhất của các lĩnh vực cấp nước, nhận được chất lượng nước và xử lý nước thải và xử lý
được công nhận bằng cách trình bày các phương pháp phân tích đối với từng thành phần
trong một bộ phận duy nhất cho tất cả các loại nước.
3.3 Nêu tính cần thiết của nghiên cứu ĐTM này

Tuân thủ qui định của luật pháp, theo điều 12 khoảng 1 của Nghị định 18/2015/NĐ-CP
ngày 14/2/2015, qui định các đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường ở
phụ lục II : Dự án xây dựng khu du lịch; khu thể thao, vui chơi giải trí, sân golf có diện
tích từ 10 ha trở lên.
4. Mục tiêu của nghiên cứu:
4.1 Mục tiêu tổng quát: Tuân thủ luật MT 2005

-

Cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường TW và địa phương
trong việc phe duyệt, giám sát và quản lý dự án.
Nhận ra các nhân tố tác động tiềm năng trong xây dựng và vận hành và ảnh hưởng của chúng
trong vùng dự án.
Cung cấp cho chủ dự án những thông tin thích hợp để hoạch định chiến lược và chọn lựa các giải
pháp tối ưu điều hành dự án.

4.2 Mục tiêu cụ thể:


-

Xác định các thành phần môi trường, thông số, phạm vi và các yếu tố quan trọng khi thực hiện dự
án.
Phân tích đánh giá thực trạng của môi trường tại khu du lịch
Xem xét các tác động tiêu cực và tích cực khi thực hiện dự án.

Đề xuất những giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu hoặc loại bỏ những tác động tiêu cực đến môi
trường
Định hướng phát triển loại hình du lịch này
Dự báo nhu cầu sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho mục tiêu phát triển khu
du lịch
Dự báo về các chất thải gây ô nhiễm môi trường và những tác động xấu có thể xảy ra trong quá
trình hoạt động .

5.Các nội dung nghiên cứu chính
5.1 Khảo sát
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế gắn liền với khả năng khai thác tài
nguyên, khai thác đặc tính của môi trường xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách
chặt chẽ với môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông, biển cả..., các
giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiến trúc nghệ thuật... hay những đặc điểm và tình trạng của môi
trường xung quanh là những tiềm năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất
định, hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường như việc xây dựng các
công viên vui chơi giải trí, các công viên cây xanh, hồ nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch...Vì vậy
cần khảo sát các thành phần môi trường sau đây:
Thành phần
môi trường

Thông số

1 Môi trường địa Các yếu tố như cấu trúc địa chất, các hoạt động
chất
kiến tạo, tân kiến tạo, địa động lực hiện tại, hoạt
động động đất, quá trình thành tạo khe nứt hiện
đại, các quá trình karst hóa, quá trình phong
hóa, các tai biến địa chất.
Các đặc tính về đá (độ cứng, độ phong hóa, độ

phóng xạ, độ bền vững…)

Tài liệu

Khảo sát thực tế, kiến thức về
địa chất học.

Đo đạt, khảo sát.

Các đặc tính về hoạt động ngoại sinh (trượt lở,
lũ đá, xâm thực, rửa trôi, chảy trượt…)
Hiện trạng sử dụng đất, diện tích đất (nông
nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, đất ở, đất sử
dụng khác, đất chưa sử dụng)

2

Môi trường
nước

Thủy văn, lượng mưa, chế độ nước…

Nước phục vu cho sinh hoạt ( ăn uống, tắm
rửa…): Màu sắc, mùi vị, Coliform tổng số, Hàm

Theo số liệu thống kê của ủy
ban tỉnh Phước Tỉnh
Kiến thức về thủy văn môi
trường
QCVN 02: 2009/BYT

Tổ chức đo đạt, lấy mẫu.


lượng Sắt tổng số Fe2++Fe3+),Clo dư, pH, asen…
Nước phục vụ cho vui chơi giải trí, nước tưới
tiêu, nước chữa cháy: pH, Ôxy hòa tan (DO),
Tổng chất rắn hòa, Clorua (Cl), Sun phát
(SO42-)…

QCVN39:2011/BTNMT

Nước ven biển : độ mặn, pH, nhiệt độ, Tổng
chất rắn lơ lửng(TSS), Ôxy hoà tan (DO), kim
loại…

QCVN10:2008/BTNMT Tổ
chức đo đạt, lấy mẫu.

Lấy mẫu đo đạt

số liệu từ các trạm quan trắc

3 Môi trường
không khí

Nhiệt độ

QCVN05:2013/BTNMT

Độ ẩm


Đo dạt lấy mẫu phân tích, số
liệu từ các trạm quan trắc

Bụi (mg/m3)
NO2 (mg/m3)
SO2 (mg/m3)
CO (mg/m3)
Tiếng ồn (dBA)
4 Môi trường sinh
học

Độ đa dạng sinh học
Số lượng loài

Kiến thức về sinh thái, khảo
sát thực tế, đo đạt, phân tích.

Mật độ
Cảnh quan
Hệ sinh thái
Quần xã

5 Môi trường kinh
tế - xã hội

Tình trạng chiến tranh, khủng bố có nguy cơ
ảnh hưởng đến sự an toàn tính mạng của du
khách
Trình độ phát triển khoa học công nghệ được sử

dụng trong hoạt động du lịch
Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ
thống giao thông, hệ thống cung cấp điện nước,
hệ thống bưu chính viễn thông và hệ thống xử lý
môi trường

Theo số liệu thống kê của địa
phương và tài liệu điều tra,
phỏng vấn khi khảo sát


Môi trường đô thị và công nghiệp, trong đó chú
trọng đến tình trạng/mức độ ô nhiễm môi trường
tự nhiên, mức độ an toàn giao thông, an toàn xã
hội ở các đô thị
Mức sống của người dân
Các công trình công cộng (bệnh viện, trường
học, chợ…
6 Môi
trường Tình trạng/mức độ phát triển các tệ nạn xã hội ở
nhân văn
địa điểm diễn ra hoạt động du lịch

Thu thập thông tin, tư liệu
điều tra của địa phương

Mức độ bảo tồn, phát triển các giá trị văn hoá Có kiến thức về xã hội học
truyền thống - yếu tố được xem là quan trọng để
thu hút khách du lịch
Mức độ thân thiện của cộng đồng đối với sự

hiện diện của khách du lịch
Trình độ văn minh và dân trí ở địa điểm tham
quan du lịch
Chất lượng cuộc sống cộng đồng

Phỏng vấn người dân

Khảo sát thực tế tại khu du
lịch

Tình trạng (số lượng và chất lượng) đội ngũ lao
động du lịch.
5.2 Các tác động sẽ đánh giá
Đây là dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động nên chỉ đánh giá tác động trong quá trình hoạt động du lịch

Hình 5 : Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường
Tác động

Nguyên nhân


1. Tăng khả năng ô nhiễm
môi trường không khí

2. Tăng khả năng ô nhiễm
môi trường nước

3. Tăng áp lực ô nhiễm
môi trường do rác thải


-Sự thay đổi môi trường không khí trong khu vực dự án do tập trung số lượng
lớn người trong không gian nhỏ hẹp, và các yếu tố vi khí hậu nóng, độ ẩm
cao.
-Ô nhiễm môi trường không khí xung quanh khi có khí thải từ các hoạt động
đun nấu, khói phương tiện giao thông tập trung với mật độ cao,…chứa các
chất ô nhiễm bụi, SOx, CO, NO2, THC,...
-Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh
hoạt,…
-Tiếng ồn do sinh hoạt, giải trí của du khách.
-Có thể xảy ra tình trạng kẹt xe, gây ảnh hưởng đến không khí cũng như tiếng
ồn trong khu vực dự án.
-Nước thải sinh hoạt thải ra từ các dịch vụ vui chơi giải trí, từ khu vực khách
sạn, từ căn tin, từ các khu vệ sinh, v.v… có chứa các thành phần cặn bã
(TSS), các chất hữu cơ (BOD/COD), chất dinh dưỡng (N,P) và vi sinh gây
bệnh.
-Nước mưa chảy tràn trên toàn bộ mặt bằng dự án, nước mưa chảy tràn cuốn
theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước. Thành
phần chủ yếu của nước mưa chảy tràn là cặn, chất dinh dưỡng... và các rác
thải cuốn trôi trên khu vực dự án.
Chất thải sinh hoạt:
-Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như chất
thải rắn sinh hoạt từ hoạt động sinh hoạt của du khách và nhân viên dự án
(các loại bao bì, giấy, túi nilông, thủy tinh, vỏ lon nước giải khát v.v..), chất
thải rắn tại các điểm dịch vụ ăn uống, vui chơi (các loại chất thải rắn thực
phẩm, túi nilông, nhựa, giấy thải, bao bì v.v…).
-Đối với chất thải rắn sinh hoạt của du khách và nhân viên dự án: lượng rác
này thải ra mỗi ngày khoảng 800 kg (tương ứng 1,2-1,6 kg/ngày/người). Đây
là rác thải có hàm lượng hữu cơ cao, dễ phân hủy như thức ăn thừa, các loại
nguyên liệu chế biến dư và các loại rác thải từ việc sinh hoạt khác như: bao
nilông, lon bia, thùng carton ước lượng khoảng 40 kg/ngày.

Chất thải nguy hại:
-Hoạt động của dự án cũng có thể phát sinh một số loại chất thải nguy hại với
chủng loại tương đối đa dạng như sau:
Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì bảo dưỡng
các thiết bị kỹ thuật của dự án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.
Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng, ruột viết dính mực, đầu
viết, bo mạch điện tử: từ hoạt động của văn phòng điều hành dự án.
Bóng đèn huỳnh quang, bình xịt phòng các loại, bình ắcquy, pin hết công
năng sử dụng thải ra từ hoạt động của các phòng khách sạn, các phòng hội
nghị, ...
-Khối lượng chất thải nguy hại từ các hoạt động du lịch rất khó xác định.
Đánh giá tình hình chất thải nguy hại từ một số nhà hàng khách sạn lớn của
thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lượng phát sinh mỗi năm dao động rất lớn
và có thể lên đến vài trăm ký. Thực tế phát sinh chất thải nguy hại tại các đơn
vị này như sau:

5.3 Đề xuất các giải pháp tương ứng cho các tác động chính yếu (quan trọng)
5.3.1 Giảm thiểu ô nhiễm không khí
Cải thiện điều kiện vi khí hậu


Thực hiện chống nóng bằng các vật liệu cách nhiệt ngay từ khi xây dựng các khu nhà hội nghị, khách sạn,
nhà hàng, các khu dịch vụ. Đảm bảo các điều kiện thông thoáng bằng hệ thống cửa sổ và cửa ra vào với
diện tích tối thiểu là 20% diện tích tường nhà.
Thực hiện các giải pháp trồng cây xanh và tạo diện tích đất trống để cải thiện môi trường không khí trong
khu vực. Diện tích cây xanh phải đạt > 20% theo đúng tỷ lệ quy định.
Việc bố trí các khu chức năng sẽ tính tới khả năng thông gió tổng thể mà vẫn không làm mất đi vẻ mỹ
quan chung của toàn khu.
Khu vực đường nội bộ sẽ thường xuyên được làm vệ sinh và phun nước tưới ẩm vừa làm giảm bụi, vừa
làm giảm bức xạ nhiệt từ mặt đường.

Cung cấp nước sạch đầy đủ, liên tục cũng là một giải pháp nhằm gián tiếp làm giảm ô nhiễm môi trường.
Các khu đất trống sẽ luôn được dọn dẹp, phun thuốc diệt muỗi, khử mùi hàng ngày. Rác sẽ được chứa
trong các thùng chứa rác có nắp đậy, tránh cho ruồi muỗi phát triển và mùi hôi thoát ra gây ô nhiễm môi
trường không khí xung quanh. Rác thải sẽ được chủ đầu tư ký hợp đồng với đơn vị dịch vụ môi trường đô
thị (Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền), thu gom hàng ngày và đưa đi xử lý bằng xe chuyên
dùng đến nơi xử lý chung của tỉnh.
Cải thiện môi trường không khí chung
Các biện pháp nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường không khí xung quanh bao gồm :
Vệ sinh đường nội bộ sạch làm giảm bụi;
Sửa chữa ngay các tuyến đường nội bộ ngay khi phát hiện thấy hư hỏng.
Các phương tiện giao thông phải được bảo trì và thay thế nếu không còn đảm bảo kỹ thuật. Bên cạnh đó
cần sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp.
Sử dụng chất đốt sạch như gas, điện thay thế cho các loại chất đốt rẻ tiền gây ô nhiễm.
Giảm thiểu tiếng ồn và trồng cây xanh
Tại hầu hết các khu đất trống trong khu vực dự án, giữa các khu vực chức năng (nhà hàng, khách sạn, bể
bơi....) bố trí các loại cây xanh bóng mát, tạo cảnh quan sẽ được chủ đầu tư quan tâm phát triển. Quy
hoạch khu vui chơi, giải trí và dịch vụ có khoảng cách ly thích hợp để giảm tiếng ồn và giảm tác động đến
các khu dân cư. Cụ thể:
Các khu vực phát sinh tiếng ồn như phòng karaoke, các khu vực nhạc sống cần có kiến trúc cách âm và
được bố trí xa khu vực văn phòng, phòng nghỉ, khu vực ăn uống... với khoảng cách tối thiểu là 100m
Các biện pháp sau được áp dụng ngay khi bắt đầu lắp đặt máy phát điện và máy điều hòa trung tâm:
Bố trí máy phát điện, máy điều hòa trung tâm trong buồng cách âm ở khu kỹ thuật;
Lắp đệm chống ồn, rung trong quá trình lắp đặt máy phát điện, các thiết bị gây ồn khác;
Kiểm tra độ mòn chi tiết định kỳ và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.

Buồng tiêu âm

MÁY PHÁT ĐIỆN

Vật liệu tiêu âm


Tường cách âm

Hình 4.1. Sơ đồ nguyên lý buồng tiêu âm chống ồn cho máy phát điện


Khống chế tác động do khí thải của máy phát điện:
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm (ở bảng 3.15) trong khí thải do quá trình đốt nhiên liệu với tiêu chuẩn
khí thải (TCVN 5939:2005, loại B) nồng độ các chất ô nhiễm khác đều nằm trong giới hạn cho phép. Hoạt
động của máy phát điện không thường xuyên liên tục nhưng dự án vẫn phải trang bị thêm một ống khói
cao 8 - 10m cho máy phát điện để giảm thiểu ô nhiễm do khí thải máy phát điện vào môi trường không khí
xung quanh khi máy đã hoạt động được một thời gian ( do khu vực dự án thông thoáng, sức gió tương đối
lớn, có thể lợi dụng sức gió để phát tán khí thải khi đường kính và chiều cao ống khói hợp lý).
5.3.2 giảm thiểu ô nhiễm nước
Xử lý nước thải cục bộ:
Xử lý nước thải từ nhà vệ sinh:
Đối với nước thải phân tiểu từ các nhà vệ sinh trong khách sạn, nhà hàng, biện pháp thích hợp nhất là xử
lý cục bộ bằng các bể tự hoại 3 ngăn. Do các công trình dự án phân bố đều trong toàn không gian vùng dự
án nên mỗi khu cần có 1 hầm tự hoại riêng. Kích thước bể tự hoại sẽ tùy thuộc chức năng sử dụng và quy
mô phòng khách sạn, phòng hội nghị, các khu chức năng. Nguyên tắc hoạt động của bể này là lắng cặn và
phân hủy kỵ khí cặn lắng. Hiệu quả xử lý theo chất lơ lửng đạt 65 – 70% và theo BOD5 là 60 – 65%.
Nước thải sau đó tiếp tục được dẫn vào hệ thống thu và vào hệ thống xử lý nước thải tập trung. Hình dưới
đây giới thiệu một kiểu hầm tự hoại 3 ngăn thông dụng được dùng để xử lý cục bộ nước thải từ các khu
nhà vệ sinh.

Hình 4.3. Sơ đồ hầm tự hoại 3 ngăn

Lọcđộng vệ sinh thông thường (tắm, rửa tay
Nước sau khi xử lý từ bể tự hoại cùng với nước thải từ các hoạt
chân...) được xả vào cống thoát nước bẩn dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của dự án để tiếp tục

xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường (TCVN 6772:2000, mức II).
Xử lý nước thải từ khu vực nhà hàng:
Nước thải tại khu nhà hàng: chứa các chất ô nhiễm chủ yếu ở dạng hữu cơ (COD; BOD 5), hàm lượng cặn
lơ lửng (SS) cao. Giá trị COD dao động vào khoảng: 600 - 1200mg/L, BOD 5 dao động từ 400 – 800mg/l,
hàm lượng cặn lơ lửng SS= 350 - 500mg/L, Coliform = 3*10 6 – 8*106 KL/100ml, pH = 5,8, dầu mỡ 30 –
90mg/l được thu gom và đưa đến hệ thống xử lý nước thải tập trung để xử lý. Nước thải từ các nhà hàng
thường có hàm lượng dầu tương đối cao. Do vậy trước khi dẫn vào hệ thống xử lý nước thải tập trung,
nước thải từ khu vực này sẽ được qua hệ thống bể tách dầu. Cấu tạo của bể này như sau:


Hình 4.4.
dầu

Sơ đồ bể tách

Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu và lắng cặn. Nước thải tràn vào ngăn thứ
nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cặn rắn có trong nước thải, váng dầu trên mặt
sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2, tại đây, váng dầu
và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2.
Nước mưa chảy tràn
So với nước thải, nước mưa có lưu lớn nhưng khá sạch, mặt khác mật độ cây xanh toàn khu cao nên khả
năng tự thấm vào đất rất lớn, phương án này áp dụng cho nước mưa bên ngoài các khu vực có mái che.
Phần nước mưa còn lại từ các công trình có mái che sẽ được thu gom theo hệ thống thoát nước mưa thải ra
cống trên đường liên xã Phước Hưng – Phước Tỉnh
Nước hoạt động của hồ bơi:
Trong quá trình sử dụng, nước hồ bơi bị nhiễm bẩn do bụi, đất cát, lá cây, tế bào da của người bơi v.v nên
có độ đục, hàm lượng cặn lơ lửng cao và là môi trường phát triển của vi khuẩn. Ngoài ra, dưới tác dụng
của ánh sáng, nitơ và photpho sẽ giúp cho tảo phát triển. Khả năng tạo sinh khối của tảo trong hồ bơi phụ
thuộc vào cường độ ánh sáng, biểu thị theo công thức sau:
A = 0,54 I

Trong đó:

A - Sản lượng tảo (kg tảo/ha.ngày)

I - Cường độ chiếu sáng (calo/cm2.ngày)
Dựa vào tính chất hóa, lý của nước hồ bơi, áp dụng phương pháp keo tụ, lọc, khử trùng và sử dụng tuần
hoàn là phù hợp hơn cả. Sơ đồ nguyên lý tái sử dụng nước hồ bơi tóm tắt trong sơ đồ sau:


Keo tụ

Chỉnh pH

Lọc

Khử trùng, diệt tảo

Hóa chất

Hóa chất

Cặn và nước thải

Hóa chất

Hồ bơi

Nước bổ sung

Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ hệ thống nước tuần hoàn hồ bơi

5.3.3 Xử lý chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh ra trong quá trình hoạt động của dự án được phân loại rác tại nguồn (theo hướng
dẫn của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính Phủ về quản lý chất thải rắn).

Cơ sở phân loại rác tại nguồn được thực hiện theo nguyên tắc 3R: Giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế
(Reduction, Reuse and Recycle):

Giảm thiểu: Mua sản phẩm với số lượng lớn và với ít bao bì hơn để giảm bớt chất thải.
Tái sử dụng:
Thay thế các sản phẩm chỉ sử dụng một lần bằng các loại có thể tái sử dụng được như các loại pin sạc, các
bình chứa xà phòng và dầu gội đầu có thể đổ đầy lại, và dùng các túi đựng đồ giặt bằng vải.
Yêu cầu những đơn vị thu gom phế liệu thu lại các thùng chứa và kiện đóng hàng.
Tái chế:
Cung cấp các thùng chứa chất thải có thể tái chế tại những phòng khách và các thùng đựng rác hữu cơ có thể
phân huỷ ở các khu vực bếp núc.
Tổ chức thu gom ở những nơi có sử dụng các sản phẩm tái chế


Đặt thùng rác cho khách ở những khu vực cần thiết, đặc biệt là ở các khu vực tập trung đông du khách,
khách hội họp.
Giữ rác thải ở một nơi an toàn và vệ sinh cho tới khi rác được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền
hay các đơn vị khác đến thu gom.
Làm việc với các công ty kinh doanh, các tổ chức và chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ việc xây dựng các
hệ thống xử lý, tái chế thu gom và phân loại chất thải hiệu quả.
Rác thải sau khi thu gom và lưu giữ hợp vệ sinh được Công ty Môi trường Đô thị huyện Long Điền thu
gom, chuyên chở đến nơi xử lý quy định. Một số loại rác như lon bia, nước ngọt, bao bì giấy, nilông được
thu gom và bán cho các đơn vị thu mua phế liệu có chức năng.
Thực hiện giáo dục ý thức cộng động (bao gồm nhân viên và du khách) bằng các biển báo, những băng
rôn tuyên truyền
Riêng đối với chất thải nguy hại như chất thải y tế, pin, giẻ lau dầu mỡ,... được thu gom vào các thùng

chứa riêng (có dấu hiệu cảnh báo chất thải nguy hại), sau đó hợp đồng với công ty TNHH Sông Xanh (đơn
vị có nhà máy xử lý chất thải độc hại đã được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp
giấy phép hành nghề) thu gom và xử lý theo đúng Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 và
Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT.
6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sau được dùng để đánh giá:

-

Phương pháp thống kê nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế
xã hội tại khu vực Dự án.

-

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm: nhằm xác định các
thông số về hiện trạng chất lượng không khí, nước, độ ồn tại khu đất dự án và khu vực xung quanh.

-

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới thiết lập: nhằm ước
tính tải lượng các chất ô nhiễm từ các hoạt động của dự án.
Phương pháp so sánh dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở các Tiêu chuẩn môi trường Việt
Nam.
Phương pháp lập bảng liệt kê (checklist) và phương pháp ma trận (matrix) được sử dụng để lập
mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án và các tác động môi trường.
Phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp này sử dụng trong quá trình phỏng vấn lãnh đạo và
nhân dân địa phương tại nơi thực hiện Dự án.

-


7. Chương trình giám sát

Chương
trình giám
Thông số
Tần suất
sát môi
giám sát
giám sát
trường
Giám sát
Bụi, SO2,
4 lần/năm
chất lượng NOx, CO,
không khí VOCs, tiếng
ồn, độ ẩm

Địa điểm
khảo sát
5 điểm, trong
đó 3 điểm
trong khu đất
dự án và 2
điểm bên

Tiêu chuẩn so
sánh
TCVN 5937,
5938:2005, 5949 –
1998 và các tiêu

chuẩn của Bộ Y tế


ngoài.

Giám sát
chất lượng
nước thải.

Lưu lượng
nước thải,
pH, DO,
COD,
BOD5, SS,
tổng N, tổng
4 lần/năm
P, Nitrít,
Nitrat, tổng
sắt, dầu mỡ
(thực
vật),tổng
Coliform.

1 điểm tại vị
trí xả nước
thải sau xử lý
vào đường
TCVN 6772:2000,
liên xã
mức II

Phước Hưng
– Phước
Tỉnh.

I. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ PHƯỚC TỈNH

Với các nội dung nhận được như trên, UBND xã Phước Tỉnh đã có công văn số 117/CV – UBND trả lời
như sau:

1) Vấn đề tư dự án xây dựng khu du lịch tại xã Phước Tỉnh, huyện Long điền, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
của Công ty TNHH Sản Xuất – Thương Mại Tây Sơn là hoàn toàn phù hợp, khai thác tốt các tiềm năng
sẵn có của địa phương.

2) Vấn đề môi trường trong quá trình thi công cũng như khi dự án đi vào hoạt động đề nghị chủ đầu tư
thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường như đã cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Bản kết quả tham vấn ý kiến được đính kèm tại phần phụ lục của Báo cáo.
II. Ý KIẾN CỦA ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC XÃ PHƯỚC TỈNH
Với nội dung nhận được như trong phần (1), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Phước Tỉnh có công văn số
07/CV – MT trả lời với nội dung thể hiện sự đồng tình dự án triển khai xây dựng và hoạt động.

Bản kết quả tham vấn ý kiến được trình bày trong phụ lục của Báo cáo.

7. Sản phẩm- các nội dung chính của DTM (theo phụ lục 2.3 TT 27/2015)
Chương 1. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN


1
2
3


Tên dự án: Khu du lịch Tây sơn, xã Phước Tĩnh, huyện Long Điền.
Tên cơ quan chủ dự án: , Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Tây Sơn
Nội dung chủ yếu của dự án
Dự án báo cáo sẽ trình bày các nôi dung sau:
1.3.1 Mô tả mục tiêu của dự án về kinh tế và xã hội
1.3.2 Liệt kê đầy đủ, mô tả chi tiết về khối lượng và quy mô (không gian và thời gian) của tất cả
các hạn mục công trình cần triển khai trong quá trình thực hiện dự án. Các công trình được phân làm 2
loại:
1.3.2.1 Các công trình chính:
1.3.2.2 Các công trình phụ trợ
1.3.3 Mô tả chi tiết, cụ thể về từng hạng mục công trình của dự án, kèm sơ đồ minh họa.
Tổ chức quản lý và thực hiện dự án.
Chương 2. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KT-XH VÙNG DỰ ÁN
2.1 Điều kiện tự nhiên và môi trường
Trên cơ sở số liệu do đơn vị tư vấn thu thập và đo đạc, phân tích mô tả sơ lược về điều kiện tự
nhiên, môi trường vùng dự án:
2.1.1 Điều kiện về địa lý, địa chất
2.1.2 Điều kiện về khí tượng
2.1.3 Điều kiện về thủy văn

2

Điều kiện kinh tế- xã hội
Để có đủ thông tin về kinh tế xã hội vùng dự án và xung quang Đơn vị Tư vấn ĐTM sẽ thực hiện các nội
dung sau:
Thu thập tài liệu, số liệu về hiện trạng KT-XH (diện tích, dân số, các ngành kinh tế.

a


Đặc điểm về môi trường sinh học: nhìn chung ít ảnh hưởng đến dân cư khu vực
Chương 3. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Khái quát vấn đề dự án
_ Môi trường không khí bị tác động do tập trung số lượng lớn người trong không gian nhỏ hẹp, và các yếu
tố vi khí hậu nóng, độ ẩm cao. Ô nhiễm mùi hôi từ các khu vực vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh
hoạt, tiếng ồn do sinh hoạt, giải trí của du khách.Ngoài ra còn xảy ra tình trạng kẹt xe, gây ảnh hưởng đến
không khí cũng như tiếng ồn trong khu vực dự án.
_ Môi trường nước bị ảnh hưởng do nước thải sinh hoạt thải ra từ các dịch vụ vui chơi giải trí, từ khu vực
khách sạn, từ căn tin, từ các khu vệ sinh, v.v… và nước mưa chảy tràn
cuốn theo đất cát và các tạp chất rơi vãi trên mặt đất xuống nguồn nước.
_ Chất thải rắn:


Khi dự án đi vào hoạt động, các nguồn sinh ra chất thải rắn chủ yếu như chất thải rắn sinh hoạt từ hoạt
động sinh hoạt của du khách và nhân viên dự án, chất thải rắn tại các điểm dịch vụ ăn uống, vui chơi
_ Chất thải nguy hại:
Dầu nhớt thải, giẻ lau dính dầu nhớt, dung môi: từ quá trình bảo trì bảo dưỡng các thiết bị kỹ thuật của dự
án như máy phát điện, máy bơm, máy biến thế.
Mực in, hộp mực in, chất màu, mực quá hạn sử dụng.

b

Nguồn gây tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án
Sự phát sinh chất thải ảnh hưởng đến môi trường do các hoạt động sinh hoạt, vui chơi giải trí của du
khách và vận hành các hệ thống khu du lịch.
Chương 4. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG XẤU, PHÒNG NGỪA VÀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ
MÔI TRƯỜNG
4.1 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường không khí
Phân tích nguồn và khả năng giảm thiểu của các nguồn gây ô nhiểm không khí tù đó đề ra giải pháp
giải quyết

Các phương pháp dự kiến bổ sung.
4.2 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường nước
Cần nêu ra các phương án giảm thiểu ôn nhiểm nguồn nước bằng cách xử lý nước thải trước khi
thải ra môi trường bên ngoài.
- Sử dụng bể tự hoại (sơ đồ, thuyết minh quy trình công nghệ) đối với nước thải sinh hoạt.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải (sơ đồ, thuyết minh quy trình công nghệ) đối với nước thải sản xuất
4.3 Đề xuất các giải pháp giảm thiểu chất thải rắn
Phân loại các chất thải rắn và chất thải nguy hại vào các thùng chứa và xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương 5. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
5.1 Chương trình quản lý môi trường
Quản lý môi trường trong giai đoạn xây dựng qui định rõ trong giai đoạn này các đơn vị thi công thực hiện
xây dựng công trình đóng vai trò chính và trong tất cả các hợp đồng xây dựng, chủ đầu tư phải đưa vấn đề
bảo vệ môi trường là một trong các điều khoản của hợp đồng và đưa phần chi phí quản lý chất thải, xây
dựng các công trình vệ sinh trong thời gian xây dựng vào dự toán của hợp đồng.
Trong giai đoạn vận hành: thực hiện hệ thống quản lý môi trường tổng hợp và quản lý chất thải, hoá chất
theo qui định vè quản lý hoá chất.
5.2. Chương trình giám sát môi trường
Giám sát chất thải:
Nước thải: bao gồm nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt (lưu lượng (m 3/h); các thành phần gây ô
nhiễm (kim loại nặng có trong nguyên liệu, chất rắn lơ lửng, pH, tổng chất rắn hoà tan, độ dẫn điện,
BOD5, COD..) và so sánh với tiêu chuẩn nước thải.
Khí thải: Thành phần giám sát tuỳ thuộc vào thành phần gây ô nhiễm trong khí thải và so với tiêu chuẩn
khí thải.
Chất thải rắn và chất thải nguy hại: giám sát việc lưu giữ và xử lý chất thải này bằng các báo cáo định kỳ
của nhà máy và của cơ sở nhận xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại theo qui định về quản lý, lưu giữ,
xử lý chất thải nguy hại.
Giám sát môi trường xung quanh:
Chất lượng nước: Thành phần giám sát là các kim loại nặng, các chất hữu cơ khó phân huỷ, pH và so sánh
với với tiêu chuẩn nước câp tương ứng
Chất lượng không khí: bao gồm các chất đặc trưng của quá trình sản xuất và so sánh với tiêu chuẩn chất

lượng không khí xung quanh.


×