Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Nhu cầu giải trí của Sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.85 KB, 16 trang )

Nhu cầu giải trí của sinh viên trên địa bàn TP.HCM
MỤC LỤC

TRANG

1. Lí do nghiên cứu……………………………………………………………….2
1.1.Ý nghĩa lí luận của đề tài……………………………………………....4
1.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài…………………………………………....4
2.Tổng quan đề tài nghiên cứu……………………………………………….…..5
3. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………...5
3.1.Mục tiêu tổng quát…………………………………………………..…5
3.2.Mục tiêu cụ thể………………………………………………………....5
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……………………………………6
4.1.Đối tương nghiên cứu……………………………………………….…6
4.2.Khách thể nghiên cứu……………………………………………….…6
4.3.Phạm vi nghiên cứu………………………………..…………………..6
4.3.1.

Thời gian………………………………………………..…...6

4.3.2.

Quy mô………………………………………….………......6

4.3.3.

Nội dung………………………………………………...…..6

5. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………..…..…..7
5.1.Câu hỏi nghiên cứu………………………………………………...…..7
5.2.Thao tác hóa một số khái niệm……..…………………………………..7


6. Giả thuyết nghiên cứu……………………………………………………….…9
7. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………....9
7.1.Phương pháp thu thập thông tin…………………………………….…9
7.2. Phương pháp phân tích tài liệu……………………………..………...10
7.3.Phương pháp phỏng vấn………………………………………..……..10
1


7.4.Phương pháp thống kê, mô tả……………………………………….…10
7.5.Phương pháp thống kê suy luận…………………………………….….10
8. Cấu trúc báo cáo tổng hợp dự kiến………………………………………….…10
9. Tài liệu tham khảo……………………………………………………………11
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một phát triển, khoa học công nghệ ngày càng cao, máy móc đã thay
con người giải quyết nhiều công việc. Con người có nhiều thời gian rỗi hơn để
dành cho nhiều việc khác. Một trong những nhu cầu đó là được giải trí. Giải trí là
nhu cầu cao của con người, đặc biệt là tầng lớp thanh niên. Thông qua hoạt động
giải trí, con người tái sản xuất lao động, hòa nhập vào cộng đồng, tạo mối liên hệ
với cộng đồng.
Xã hội ngày càng phát triển làm xuất hiện nhiều các loại hình giải trí, mỗi loại hình
giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, lượng người tham gia nhựng
loại hình giải trí cũng không bằng nhau. Với lứa tuổi thanh niên, đêy là giai đoạn
hoàn thiện nhân cách, trưởng thành của các cá nhân. Giải trí được tần lớp thanh
niên rất quan tâm vì qua giải trí, họ có điều kiện thể hiện mình, để học hỏi và trao
đổi những kinh nghiệm sống từ bạn bè, cộng đồng, xã hội…Với thanh niên Thành
Phố Hồ Chí Minh, điều kiện sống làm môi trường thêm náo nhiệt, nhịp sống công
nghiệp quanh năm tiếp xúc với sự ồn ào. Do vậy mà giải trí đóng một vai trò
không thể thiếu trong cuộc sống của tần lớp thanh niên TPHCM. Chính vì tầm
quan trọng của giải trí như vậy nên thanh niên TPHCM hiện nay rất quan tâm đến
hoạt động rỗi cho giải trí. Từ tháng 10/1999 khi Chính phủ áp dụng hai ngày nghỉ

cuối cùng thì nhu cầu giải trí ngày càng cao. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích giải
trí mang đến thì chính những loại hình giải trí lại tác động không tích cực đến đời
sống của thanh niên. Để tìm hiểu loại hình giải trí không lành mạnh cũng như thực
trạng và mức độ tham gia của tầng lớp thanh niên vào các hoạt động giải trí này
trong thời điểm hiện nay trên địa bàn TPHCM chúng tôi đã chọn đề tài “Nhu cầu
giải trí của sinh viên trên địa bàn TP.HCM”

2


1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí của mỗi cá nhân cũng
được nâng cao, nhất là bộ phận giới trẻ, đặc biệt hơn cả chính là sinh viên tại các
trường Đại Học và Cao Đẳng, sinh viên là những chủ nhân tương lai của xã hội, xã
hội hiện đại đòi hỏi ở họ khả năng tư duy, mong đợi sự cố gắng không ngừng của
họ để thành công trên con đường học tập và công việc. Cũng vì vậy áp lực mà
người sinh viên phải chịu là rất lớn, và nhu cầu giải trí lại càng vô cùng quan trọng
trong cuộc sống của sinh viên, nó giúp cho họ có thể thư giản sau những giờ học
mệt mỏi và căng thẳng, hay tăng cường tinh thần đoàn kết và mở rộng kiến thức
trong các trò vui chơi giải của các Câu lạc bộ do Khoa ,Trường tổ chức, họ còn có
thể trò chuyện, kết bạn với nhiều người ở mọi nơi trên thế giới hoặc thể hiện bản
thân qua các trang Mạng Xã Hội,Facebook, Twitter, My space...hay thử sức mình
qua các trò chơi online…..
Mức độ giải trí của sinh viên ở các thành phố lớn mạnh hơn hẳn so với
các tỉnh huyện, trong số đó nhất là sinh viên tại các trường Đại Học trên Thành phố
Hồ Chí Minh lại có mức độ giải trí cao nhất. Có thể nói sinh viên Thành Phố Hồ
Chí Minh hiện nay đang hàng ngày hàng giờ tiếp cận với những phương tiện thông
tin đại chúng hiện đại, với Internet và rất nhiều loại hình giải trí mà chỉ mới cách
đây một vài năm còn khá hiếm hoi. Tính đa dạng của các loại hình giải trí đã khiến
cho cơ hội lựa chọn xu hướng giải trí của sinh viên được mở rộng hơn rất nhiều.

Mỗi loại hình giải trí mang những đặc điểm và sự bổ ích khác nhau, mức
độ sử dụng các loại hình giải trí cũng khác nhau. Trong các số đó được chia làm
hai loại hình giải trí: Thứ nhất là giải trí Thụ động như là : Xem ti vi, nghe đài,
lướt web, chat trên mạng xã hội (Facebook, Zing me…), chơi game online hoặc
offline, điện tử, nghe nhạc….. Thứ hai là hình thức giải trí Vận động như: Đi chơi
hay đi dạo phố với bạn bè, đi mua sắm, đi uống nước, cà phê, đi hát karaoke, đi dã
ngoại, du lịch,xem biểu diễn ca nhạc, xem thi đấu trực tiếp các môn thể thao, xem
phim tại rạp, tập thể dục, chơi thể thao hay tham gia các hoạt động của các Câu
3


Lạc Bộ, tình nguyện, các phong trào của Trường Khoa tổ chức….thì hình thức xem
tivi, lướt web, chơi game, đi dạo phố với bạn, là những hoạt động thường xuyên
được các nhóm sinh viên thực hiện. Có sự chênh lệch khá rõ rệt trong việc lựa
chọn hai loại hình giải trí mang tính thụ động và vận động của nhóm sinh viên tại
các trường Đại học trên Thành Phố Hồ Chí Minh. Nhóm giải trí thụ động được
sinh viên lựa chọn nhiều hơn, còn giải trí mang tính vận động chỉ có. Điều này cho
thấy các loại hình giải trí thụ động vẫn chiếm ưu thế trong lĩnh vực giải trí của đa
số sinh viên hiện nay.
Đối với các loại hình giải trí vận động, hầu hết sinh viên đều cảm thấy
thoải mái và giảm đi căng thẳng, đồng thời còn được thể hiện mình, được phát huy
khả năng, khám phá bản thân, qua đó rèn luyện phẩm chất, nhân cách và còn trang
bị cho sinh viên kỹ năng cần thiết để hòa mình vào tập thể nhất là khi tham gia vào
các hoạt động do Trường, Lớp, Khoa, hay các Câu Lạc Bộ tổ chức. Đây quả là môi
trường lành mạnh giúp các bạn sinh viên vừa trao dồi kiến thức vừa được giải trí
vui vẻ, tuy nhiên bên cạnh các sinh viên luôn năng động, tích cực, dùng những thái
độ nghiêm túc, với lòng nhiệt quyết để hòa mình vào các hoạt động đó thì lại có
một bộ phận các bạn sinh viên có thái độ thờ ơ với các hoạt động này hoặc tệ hơn
là tránh né, không muốn tham gia chỉ vì muốn về nhà tham gia các trò chơi
online….. Nhưng con số đó là không nhiều, bởi hiện nay những hoạt động, những

mô hình Câu lạc bộ hay được tổ chức có thể đáp ứng tốt nhu cầu của sinh viên và
tạo động lực không nhỏ làm thay đổi nhận thức và hiểu biết về cac lợi ích mà các
họat động này mang lại.
“Thế giới ảo” cái tên đã quá quen thuộc đối với giới trẻ hiện nay. Đó chính
là thế giới trên máy tính, điện thoại, IPad… kết nối Internet nơi mà bạn có thể tìm
kiếm, liên lạc, làm quen, chat,…với bất kì người nào, và bất kì ở đâu chỉ cần ở đó
có intenet, đây cũng chính là loại hình hoạt động giải trí thụ đông vô cùng hấp dẫn
đối với sinh viên...Các hoạt động giải trí trên internet rất đa dạng về các loại hình:
từ đơn giản như lướt web, chat, viết blog cho đến tham gia các diễn đàn, mạng xã
4


hội, hay đến việc chơi game online... từ các hoạt động online cho đến các hoạt
động offline. Trong những hoạt động trên rất nhiều sinh viên chọn loại hình này để
giải tỏa cảm xúc, bày tỏ những chính kiến, những điều khó chia sẻ trong cuộc sống
thực tế, hay đơn giản chỉ là để giải trí... một thế giới mà đôi khi đưa sinh viên, đưa
thanh niên và giới trẻ vào một con người hoàn toàn khác nếu không nhận thức
được thế nào là vui chơi giải trí lành mạnh và vui chơi giải trí không lành mạnh.
Mặt trái của nó là nhiều lúc hình thức giải trí này trở nên mất kiểm soát nếu mỗi
sinh viên không có sự tự chủ cao, không phân biệt được sự khác nhau của nhu cầu
lành mạnh và không lành mạnh. Đáng chú ý hiện nay, dung lượng và thời lượng
của các loại hình giải trí trong cuộc sống thực của nhiều bạn trẻ đang có xu hướng
thu hẹp và dần chuyển sang các loại hình trong “không gian ảo” trong internet.
Thực trạng này có những hệ quả xấu. Nhiều sinh viên chìm đắm trong thế giới ảo,
đam mê chơi game online đến mức quên ăn, quên ngủ, quên cả bạn bè, người thân,
bỏ cả việc học, lại có những sinh viên “thả mình” vào những website có nội dung,
bạo lực, đồi trụy và không thể thoát ra được, điều này không chỉ ảnh hưởng xấu
đến thể chất mà còn tổn hại cả về tinh thần của sinh viên. Đó cũng là sự du nhập
của những băng đĩa ngoài luồng có nội dung không lành mạnh. Đó còn là sự xuất
hiện những tệ nạn xã hội núp bóng các hoạt động vui chơi giải trí của sinh viên…

cần phải có các biện pháp ngăn chặn ngay.
Hoạt động giải trí của sinh viên tại các trường Đại Học trên Thành Phố Hồ
Chí Minh khá đa dạng. Những hoạt động đó bao gồm cả những hoạt động mang
tính vận động và những hoạt động mang tính thụ động. Hoạt động giải trí của
thanh niên hiện nay không chỉ là giải trí đơn thuần mà còn là sự giải trí có định
hướng, có chọn lọc. Hiện nay các thành phố lớn hay ở các đô thị có nhiều điểm vui
chơi giải trí cho giới trẻ hơn ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Điều đó đòi
hỏi sự quan tâm hơn nữa của toàn xã hội đối với nhu cầu giải trí của thanh
niên.Nghiên cứu về nhu cầu giải trí của sinh viên một mặt cho chúng ta
thấy sinh viên ngày nay ưa chuộng loại hình giải trí nào, từ đó có thể đưa
5


ra những định hướng phù hợp đối với họ - thế hệ tương lai của đất nước, mặt khác
cho biết sự biến đổi nhu cầu này trong thời gian qua,và tìm các phương pháp cải
thiện.


Ý nghĩa lý luận: Đề tài nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ nhu cầu giải trí



của sinh viên có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sinh viên như thế nào?
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng, nhu cầu giải trí của sinh viên các
trường Đại học hiện nay do yếu tố nào tác động (khách quan) hay do nhu
cầu thực tiễn của sinh viên (chủ quan). Đồng thời đưa ra các giả thiết giúp
việc giải trí của sinh viên đạt hiệu quả hơn.

2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
- Thực trạng:

Chỉ tập trung đào sâu nghiên cứu về nhu cầu giải trí của sinh viên, chưa chú trọng
nhiều vào các hình thức giải trí của sinh viên. Hơn nữa, các bài viết đều mang tính
chất còn chung chung chưa hướng đến một đối tượng cụ thể nào trong xã hội.
-Nguyên nhân:
Do các nhu cầu giải trí của sinh viên chưa được quan tâm một cách cụ thể, chưa
phổ biến rộng rãi các hoạt động hướng ngoại, song còn gặp nhiều khó khan,cũng
như chưa có nhiều bài viết hay những công trình nghiên cứu khoa học nói về vấn
đề này.
-Nét mới của đề tài:


Cách tiếp cận có hệ thống đặt vấn đề nghiên cứu trong một tổng thể xã hội



mà người nghiên cứu đứng trên phương diện của một nhà xã hội học.
Với đề tài này khách thể là nhóm đối tượng sinh viên và nghiên cứu nhu
cầu giải trí của sinh viên khác xa so với các bài viết của các tác giả về
“hoạt động vui chơi của sinh viên”.

6


Phương pháp nghiên cứu là phương pháp luận, phương pháp điều tra,thu



thập thông tin và phương pháp phân tích dữ liệu, phỏng vấn, thống kê và
3


mô tả
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
3.1) Mục tiêu chung: Tìm hiểu nhu cầu giải trí của sinh viên ở các
trường Đại Học trên thành phố Hồ Chí Minh.
3.2)Mục Tiêu cụ thể:


Tìm hiểu thực trạng các tác hại trong nhu cầu giải trí của sinh



viên.
Đề xuất giải pháp để nhu cầu giải trí của sinh viên ngày càng tốt



hơn.
Phân tích sự khác nhau trong cơ cấu hoạt động giải trí của hai
nhóm thanh niên, các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động giải trí



của hai nhóm thanh niên.
Đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp nhằm giúp thanh niên
lựa chọn phù hợp các loại hình giải trí.

4 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1) Đối tượng: “Nhu cầu giả trí của sinh viên ở các trường Đại Học trên
thành phố Hồ Chí Minh.”
4.2) Khách thể nghiên cứu: Sinh viên

4.3)Phạm vi nghiên cứu:









Địa bàn nghiên cứu: Một số trường Đại học trên Thành Phố Hồ Chí
Minh chủ yếu là 3 trường sau:
Đại học Tôn Đức Thắng, Quận 7, Thành Phố Hồ Chí Minh
Đại học Nguyễn Tất Thành, Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh
Đại học Luật Quận 4, Thành Phố Hồ Chí Minh
Đối tượng khảo sát: Sinh viên tại các trường Đại Học 2 nhóm ngành:
Khoa học - Kĩ thuật
Khoa học xã hội nhân văn
Dung lượng mẫu: 300 mẫu chia đều cho sinh viên mỗi trường
7






Thời gian: Đề tài được Nghiên cứu từ tháng 02/2014 – 03/2014.
Quy mô: Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, chủ yếu là Quận 4 và Quận
7.
Nội dung: Các yếu tố ảnh hưởng:


Truyền thông đại chúng

Môi trường học tập

Đặc điểm xã hội

Nhu cầu cá nhân

5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
5.1) Trong nghiên cứu này, một số vấn đề sau đây được đưa ra để xem
xét:
- Vì sao cho đến nay xã hội ngày càng phát triển, đang hòa nhập với thế giới mà
nhu cầu giải trí của sinh viên chưa được quan tâm? Trong khi số lượng sinh viên
ngày càng tăng, việc học ngày càng áp lực và nhu cầu giải trí của họ ngày càng cao
-Nhu cầu giải trí của sinh viên các trường Đại học như thế nào? Có sự khác nhau ra
sao?
-Việc mở ra các khu hoạt động giải trí có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến sinh
viên như thế nào?
-Các giải pháp hoạt động giúp sinh viên hoạt động vui chơi một cách lành mạnh,
có hiệu quả?
5.2)Thao tác hóa khái niệm:
A. NHU CẦU:
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người là đòi hỏi, mong muốn, nguyện
vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển. Tùy theo trình
độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những
nhu cầu khác nhau, nhu cầu là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được, nhu cầu là yếu tố thúc đẩy con người hoạt động, nhu cầu càng cấp bách
thì khả năng chi phối con người càng cao. Về mặt quản lý, kiểm soát được nhu cầu
8



đồng nghĩa với việc có thể kiểm soát được cá nhân (trong trường hợp này, nhận
thức có sự chi phối nhất định: nhận thức cao sẽ có khả năng kiềm chế sự thoả mãn
nhu cầu). Nhu cầu của một cá nhân, đa dạng và vô tận. Về mặt quản lý, người quản
lý chỉ kiểm soát những nhu cầu có liên quan đến hiệu quả làm việc của cá nhân.
Việc thoả mãn nhu cầu nào đó của cá nhân đồng thời tạo ra một nhu cầu khác theo
định hướng của nhà quản lý, do đó người quản lý luôn có thể điều khiển được các
cá nhân. Nhu cầu là tính chất của cơ thể sống, biểu hiện trạng thái thiếu hụt hay
mất cân bằng của chính cá thể đó và do đó phân biệt nó với môi trường sống. Nhu
cầu tối thiểu hay còn gọi là nhu yếu đã được lập trình qua quá trình rất lâu dài tồn
tại, phát triển và tiến hóa. Nhu cầu chi phối mạnh mẽ đến đời sống tâm lý nói
chung, đến hành vi của con người nói riêng. Nhu cầu được nhiều ngành khoa học
quan tâm nghiên cứu và sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, xã
hội... Khái niệm trên cho thấy nhu cầu mang tính sinh học, nhằm đáp ứng những
đòi hỏi của sự phát triển sinh học của con người, song mặt khác nhu cầu cũng
mang tính xã hội thể hiện ở chỗ dù là của riêng cá nhân nhưng nhu cầu chỉ có thể
được đáp ứng nhờ nền sản xuất xã hội. Nhu cầu của con người là giống nhau
nhưng ở mỗi thời đại, mỗi xã hội lại đáp ứng chúng theo các cách khác nhau. Nhu
cầu còn được đáp ứng trong khuôn khổ của phong tục tập quán cộng đồng và bị
quy định bởi văn hoá cộng đồng. Có nhiều loại nhu cầu, các loại nhu cầu khác
nhau không tồn tại đơn lẻ, tách rời mà nằm trong mối quan hệ ràng buộc, phụ
thuộc tương tác lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Nhu cầu giải trí là một
nhu cầu thiết yếu của con người nằm trong hệ thống đó.
B. GIẢI TRÍ :
Theo từ điển xã hội học “Giải trí là một dạng hoạt động của con người, đáp
ứng những nhu cầu phát triển của con người về các mặt thể chất, trí tuệ và mỹ học”
và “giải trí không phải là nhu cầu của từng cá nhân, mà còn là nhu cầu của đời
sống cộng đồng”


Giải trí không đối lập và tách rời với lao động cũng như lao

động, giải trí là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống của con người.
Nó là dạng hoạt động hoàn toàn tự do mà cá nhân có toàn quyền lựa chọn theo sở
9


thích, trong khuôn khổ hệ thống chuẩn mực xã hội. Nó đồng thời cùng là hoạt
động không vụ lợi, nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt sự thư
giãn, thanh thản trong tâm hồn, và cao hơn nữa là đạt tới những rung cảm thẩm
mỹ của cá nhân như thưởng thức nghệ thuật, chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo…
là hoạt động giải trí và thời gian rỗi dành cho giải trí được gọi là thời gian rỗi.
C. NHU CẦU GIẢI TRÍ:
Giải trí là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết của
cá nhân, nếu thiếu nó thì sự phát triển của cá nhân không thể đầy đủ và toàn diện.
Sau thời gian lao động mệt mỏi và căng thẳng, các hoạt động giải trí trở
nên vô cùng cần thiết cho việc tái sản xuất sức lao động của con người. Nhu cầu
giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Giải trí là hoạt động thẩm mỹ diễn ra
trong thời gian nhàn rỗi, mà thời gian rỗi có những cấp độ khác nhau cho nên
hoạt động giải trí cũng được phân theo những cấp độ tương ứng như giải trí
cấp ngày, giải trí cấp tuần, giải trí cấp năm. Trong xã hội hiện đại, thời gian rỗi có
xu hướng gia tăng nên nhu cầu giải trí cũng trở nên phong phú và đa dạng hơn
Có 6 nhu cầu xã hội cơ bản của con người trong đó có nhu cầu giải trí tái
sáng tạo. Đó là nhu cầu nghỉ ngơi và tinh thần bằng chuyển trạng thái hoạt động:
từ các hoạt động sinh tồn sinh vật sang các hoạt động thẩm mỹ. Nhu cầu chính yếu
là tái nhận thức hiện thực theo phương thức thẩm mỹ. Các nhu cầu phụ thuộc là sự
sản xuất và tiêu thụ tác phẩm biểu tượng tính, sự phát triển các năng lực cảm thô
thẩm mỹ, chế độ thời gian rỗi, thiết chế thời gian rỗi và phương tiện giải trí. Dưới
góc độ văn hoá, nhu cầu giải trí được xác định là nhu cầu sản xuất và tiêu thụ các
tác phẩm văn hoá.

Vui chơi giải trí là một hoạt động trong chuỗi hoạt động của đời sống con
người:
Con người sống tất phải hoạt động, hoạt động là phương thức tồn tại của con
người. Hoạt động không chỉ là sự tiêu hao năng lượng thần kinh và cơ bắp của con
người tác động vào hiện thực khách quan mà còn hướng vào việc làm ra sản phẩm
10


thỏa mãn nhu cầu làm việc của con người và tạo ra chính con người. Hoạt động
bao giờ cũng nhằm vào một đối tượng nhất định, không thể hoạt động mà không
nhằm vào một đối tượng nào hết. Đối tượng có thể là sự vật, hiện tượng hoặc con
người hay một nhóm người…Ví dụ: hoạt động học tập của học sinh có đối tượng
là tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo mà các em nhắm tới để tiếp thu. Tương tự,
đối tượng hoạt động vui chơi giải trí là sức khỏe, trí tuệ, thẫm mỹ kỹ năng, kỹ xảo
của các mối quan hệ cá nhân với cá nhân, cá nhân với nhóm bạn, với tập thể để
mục đích cuối cùng là đạt được trạng thái cân bằng, sự điều hòa trong các hoạt
động bình thường và hướng đến sự hoàn thiện của nhân cách.
Hoạt động bao giờ cũng do chủ thể tiến hành. Đó chính là con người tham gia hoạt
động. Tính chủ thể bao hàm trước hết là tính tích cực. Đây là đặc điểm chung của
sự sống cũng như con người. Tính tích cực phát triển đến đỉnh cao thành tích chủ
động say mê, nhiệt tình.
Hoạt động cao người theo nguyên tắc gián tiếp. Như vậy, để có hoạt động phải có
công cụ hoạt động. Công cụ bao gồm cả tri thức, kỹ năng, công nghệ. Đối với hoạt
động vui chơi giải trí, ngôn ngữ là phương tiện chính là công cụ để hoạt động được
tiến hành.

Hoạt động vui chơi giải trí là một trong những quyền cơ bản của đời sống con
người
Quyền con người là giá trị nhân văn có tính lịch sử lâu đời, nội dung lớn, phức tạp,
hết sức nhạy cảm

Từ thế kỷ XVII – XVIII đến nay, quyền con người là khái niệm pháp lý quan
trọng, không phải chỉ trong Hiến pháp mỗi người mà còn là khái niệm trọng yếu
của luật quốc tế
Bên cạnh các nhóm quyền như: quyền được sống, quyền được tự do, quyền được
sở hữu, quyền công dân, quyền được tôn trọng, thì quyền được hưởng phúc lợi về
xã hội, kinh tế, văn hóa, như được giáo dục, được có việc làm, được bảo vệ sức
khỏe, được vui chơi giải trí…cũng được đề cập rõ nét. Điều 24 của Hiến Chương
Liên Hợp Quốc khẳng định “Mọi người đều có quyền nghỉ ngơi, giải trí bao gồm
được giới hạn hợp lí số giờ làm việc và thời gian nghỉ phép định kì ăn lương”
(16;26).

11


Một xã hội văn minh là một xã hội trong đó vui chơi giải trí không phải là một đặc
quyền của một cá nhân, một nhóm người mà là khát vọng hiện thực của tất cả mọi
người.
Đặc diểm của hoạt động vui chơi giải trí
Lý thuyết về nhu cầu cho thấy, không phỉ mọi nhu cầu đều là tích cực. Chỉ được
coi là tích cực những nhu cầu mà việc đáp ứng chúng đem lại cho con người phát
triển về nhân cách.
Hoạt động vui chơi giải trí của con người được xem là nhu cầu cơ bản của đời sống
con người, vì vậy không phải bất cứ lúc nào, với mọi hình Đặc diểm của hoạt
động vui chơi giải trí
Lý thuyết về nhu cầu cho thấy, không phỉ mọi nhu cầu đều là tích cực. Chỉ được
coi là tích cực những nhu cầu mà việc đáp ứng chúng đem lại cho con người phát
triển về nhân cách.

6 GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
- Các loại hình giải trí của sinh viên tại các trường Đại Học rất phong phú và đa

dạng
- Bên cạnh những loại hình giải trí lành mạnh vẫn tồn tại những loại hình giải
trí lệch chuẩn,hơn hết sinh viên đang càng ngày xa lầy hơn vào các tệ nạn xã
hội thông qua các loại hình giải trí này.
-Nhu cầu giải trí của sinh viên có xu hướng tăng nhanh theo loại hình giải trí
thụ động, đặc biệt là các Mạng Xã Hội và Game online.
- Nhu cầu giải trí của sinh viên hiện nay còn đang bị hạn chế, trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay đó là một phần vô cùng cần thiết để xây dựng không gian mở,
lành mạnh phù hợp với sinh viên trong vấn đề giải trí.
7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
7.1) Phương pháp thu thập thông tin:
12


- Sơ cấp: Tiến hành thiết kế bảng câu hỏi để phỏng vấn trực tiếp các sinh viên
các trường đại học
- Thứ cấp: Sử dụng số liệu tham khảo trên mạng trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh
- Phương pháp chọn mẫu có hệ thống, tiến hành phỏng vấn trực tiếp sinh viên,
chọn ngẫu nhiên 100 bạn để phỏng vấn.
7.2) Phương pháp phân tích tài liệu:
Tổng quan các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu, phân tích, tập hợp, xây
dựng cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu vấn đề tự học.
7.3)Phương pháp phỏng vấn:
Phỏng vấn sinh viên về thực trạng giải trí của sinh viên ngành sư pSinh học
hiện nay.
7.4)Phương pháp thống kê, mô tả:
Là các phương pháp có liên quan đến việc thu thập số liệu, tóm tắt trình bài,
tính toán và mô tả các đặc trưng khác nhau để phản ánh một cách tổng quát các đối
tượng nghiên cứu.

7.5)Phương pháp thống kê suy luận:
Là các phương pháp ước lượng đặc trưng của tổng thể, phân tích mối liên quan
giữa các hiện tượng nghiên cứu, dự đoán hoặc đưa ra quyết định trên cở sở thông
tin thu thập từ kết quả quan sát mẫu.
8 CẤU TRÚC BÁO CÁO TỔNG HỢP DỰ KIẾN


Phần Mở Đầu

1. Lí do chọn đề tài

13


2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
3. Mục tiêu nghiên cứu
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5. Nội dung nghiên cứu
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc báo cáo kết quả tổng hợp dự kiến
9. Kế hoạch nghiên cứu
10. Tài liệu tham khảo


Phần Nội Dung

Chương 1. Cơ sở lí luận
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.2. Lí thuyết tiếp cận sử dụng trong đề tài

Chương 2. Khái quát chung về nhu cầu giải trí của sinh viên và xu hướng trong
tương lai
2.1. Thực trạng về vấn đề giải trí của sinh viên hiện nay
2.2. Nhu cầu cần thiết của sinh viên về các hoạt động vui chơi
Chương 3. Những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của sinh viên các trường
Đại học hiện nay
3.1. Nhu cầu giải trícủa sinh viên
3.2. Phân tích tác động tích cực và tiêu cực những hoạt động giải trí của sinh viên
các trường Đại học tr ên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Phần kết luận – khuyến nghị
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
9

TÀI LIỆU THAM KHẢO
14


1) Vũ Cao Đàm,Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học, (Tái bản lần
thứ 3), NXB Giáo dục Việt Nam, 2011.
2) Đỗ Nam Liên, Văn hóa nghe nhìn và giới trẻ, NXB Khoa học xã hội, TP.HCM,
2005.
3) Mai Quỳnh Nam, Truyền thông đại chúng và dư luận xã hội, Tạp chí xã hội học,
số 01/1996.
4) Mai Quỳnh Nam, Những vấn đề xã hội học trong công cuộc đổi mới, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
5) Bùi Hoài Sơn, Phương tiện truyền thông mới và những thay đội văn hóa xã hội
ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2008.
6) Đề tài nghiên cứu khoa học “Tác động của truyền hình đến nhận thức về lối
sống của giới trẻ tại TP.HCM hiện nay”, nhóm sinh viên thực hiện Lê Xuân Thái,

Đào Thị Thanh Thảo, Bùi Tá Thảo Trang, giáo viên hướng dẫn ThS Tạ Xuân Hoài.

Các trang web:
/>





15


16



×