Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Thực trạng và giải pháp phục hồi, phát triển rừng dừa nước dựa vào cộng đồng ở xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.81 MB, 63 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hội An là một đô thị du lịch thực sự có sức hấp dẫn với một vùng
cảnh quan sinh thái sông ngòi, cửa biển rất rộng lớn và đặc sắc tầm cỡ quốc
tế; nhưng cũng là một trong những vùng tại Việt Nam dễ bị tổn thương nhất
bởi các tác động xấu của biến đổi khí hậu. Hội An có hai tiềm năng chính là
cảnh quan và đô thị lịch sử. Tuy nhiên, toàn bộ ngành du lịch hiện nay của
Hội An mới chủ yếu khai thác tiềm năng văn hoá xã hội là khu phố cổ. Các
định hướng chiến lược phát triển mới vẫn chỉ đề cập tập trung đến việc khai
thác hướng vào sâu, lõi khu đất liền (nơi ít có giá trị cảnh quan) mà chưa
chú trọng bảo tồn và khai thác thế mạnh sinh thái, cảnh quan phần sông
nước. Giá trị lịch sử đã được phát huy tốt, nhưng không có khả năng
tăng trưởng. Vì vậy cần phải có những khu đô thị mới/ làng mới khai thác
tốt du lịch sinh thái sông nước trên cơ sở phát huy tiềm lực cảnh quan (hệ
thống thủy văn phong phú) của Hội An tạo ra bản sắc đương đại, bền vững.
Ngày 26/5/2009, phiên họp thứ 21 của Ủy b an Điều phối quốc tế
chương trình con người và sinh quyển diễn ra tại đảo Jeju của Hàn
Quốc, Tổ chức UNESCO đã bỏ phiếu công nhận Cù Lao Chàm - Hội An,
trở thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới đã đặt ra với chính quyền và
người dân Hội An phải nhanh chóng có những hành động thiết thực, hạn
chế các tác động tiều cực vào môi trường, giảm thiểu sự tác động của biến
đổi khí hậu nhưng vẫn phát triển được kinh tế cộng đồng một cách bền
vững. Nằm ở khu vực cửa sông-cửa biển, Cẩm Thanh là một trong những
vùng đệm của khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm-Hội An với hệ thống
thủy văn và một thảm thực vật rất đặc thù là dừa nước. Các nhánh sông Ba
Chươm, sông Cổ Cò, sông Đình, sông Đò nối với sông Thu Bồn đã tạo ra đa
dạng các cồn gò như Thuận Tình, cồn Tiến, cồn 3 xã, gò Hí, gò Già…Hai
bên bờ các kênh rạch là các loài cây ngập mặn sinh sống, trong đó quan
1



trọng nhất là các dãy cây dừa nước quanh năm xanh tốt tạo cho khu vực đất
ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn một sinh cảnh rất đặc biệt cho miền Trung Hội An mà ở Việt Nam, chúng ta chỉ có thể tìm gặp sinh cảnh này ở miền
Tây Nam bộ. Rừng dừa nước Bảy Mẫu còn đóng vai trò hết sức quan trọng
cho địa phương đó là chắn sóng, chắn gió và chắn bão cho vùng đất Cẩm
Thanh. Và qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, rừng dừa nước Bảy Mẫu
còn mang thêm một giá trị khác về văn hóa và lịch sử; cùng với nét đặc
trưng của làng quê Việt Nam và các dấu ấn di tích văn hóa Chăm, xã Cẩm
Thanh đã và đang trở thành một điểm đến thu hút đối với du khách trong và
ngoài nước. Việc phát triển du lịch tại xã Cẩm Thanh thúc đẩy việc phát
triển các ngành nghề dịch vụ của xã, trong đó phải kể đến sự lớn mạnh của
làng nghề làm nhà tre dừa và đồ mỹ nghệ. Hiện nay, tại xã có 40 hộ làm nhà
tre dừa và các sản phẩm mỹ nghệ với 300 lao động làm toàn thời gian. Nghề
làm nhà tre dừa và các sản phẩm mỹ nghệ từ cây dừa nước hiện tại là một
nghề đem lại thu nhập cao cho người dân của xã. Tận dụng những ưu thế về
điều kiện tự nhiên thuận lợi đó, người dân vùng xã Cẩm Thanh đã và đang
phát triển kinh tế dưới các hình thức du lịch sinh thái và thủ công mỹ nghệ
từ dừa nước.
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực của sự phát triển kinh tế do
làng nghề đem lại, xã Cẩm Thanh đang phải đối diện với nguy cơ tài nguyên
dừa nước bị khai thác không đúng quy định dẫn đến những vấn đề môi
trường nghiêm trọng như cây dừa bị xuống cấp và mất cân bằng sinh thái
trong vùng đệm của khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những nguy cơ này xuất
phát từ nhu cầu lớn về sản phẩm tre dừa cho các mục đích của ngành dịch
vụ, từ sự thiếu hiểu biết và lòng tham lợi của người sản xuất và từ chính sự
quản lý khai thác thiếu chặt chẽ của chính quyền địa phương. Hơn nữa trước
đây, do nuôi trồng thủy sản mang lại lợi nhuận cao và người dân cũng như
chính quyền chưa thấy rõ tầm quan trọng của rừng dừa nên dẫn đến chính
quyền buôn lỏng quản lý và người dân phá rừng dừa hàng loạt để làm ao
2



nuôi tôm làm cho diện tích rừng dừa bị mất đi đáng kể làm ảnh hưởng đến
du lịch sinh thái, khả năng bảo vệ vùng bờ và đặc biệt sự hấp thụ các chất ô
nhiễm trong nước để bảo vệ vùng lõi xủa Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù
Lao Chàm - Hội An. Vì vậy, việc bảo vệ và phục hồi một quần xã thực vật
ngập mặn có giá trị (văn hóa, lịch sử, sinh thái) như rừng dừa nước Cẩm
Thanh cần được chú trọng và có sự quản lý tốt. Việc phục hồi bảo vệ hơn
100 ha dừa nước rất quan trọng cho các hoạt động phát triển kinh tế, tái
tạo, bảo tồn và khai thác hợp lý tài nguyên, phát triển du lịch sinh thái,
nghiên cứu, giáo dục, đào tạo… nâng cao mức sống người dân ở Cẩm
Thanh góp phần hạn chế tác động của con người và là yếu tố quan trọng
đảm bảo cho bảo tồn thành công cho vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển
thế giới Cù Lao Chàm.
Nhằm góp phần bảo tồn, phục hồi và quản lý tốt rừng dừa nước Cẩm
Thanh. Tôi mạnh dạn đề xuất đề tài luận văn: “Thực trạng và giải pháp
phục hồi, phát triển rừng dừa nước dựa vào cộng đồng ở xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An”.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nêu được thực trạng quản lý, phục hồi rừng dừa nước và giải
pháp quản lý, bảo vệ rừng dừa nước dựa vào cộng đồng. Vì vậy kết quả của
đề tài sẽ góp phần cải thiện quản lý, phục hồi và phát triển rừng dừa nước
hiệu quả hơn ở địa bàn xã Cẩm Thanh nói riêng và thành phố Hội An nói
chung. Đồng thời đề tài cũng cũng tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo
về quản lý, bảo vệ rừng dừa đặt cơ sở vào cộng đồng, phù hợp điều kiện
kinh tế - xã hội của thành phố Hội An.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng rừng dừa nước xã Cẩm Thanh, thành phố Hội
An và những tác động lên suy thoái rừng dừa nước.
- Làm rõ cơ chế quản lý và đánh giá những tác động chính sách chủ
trương đến phục hồi và phát triển rừng dừa nước.

3


- Đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển rừng dừa nước dựa vào cộng
đồng tại xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An.
3. Tính mới của đề tài
Đề tài tập trung phân tích về thực trạng quản lý rừng dừa nước, đặc
biệt đánh giá về thực trạng trồng phục hồi và phát triển rừng dừa nước. Đề
tài đặt trọng tâm vào vai trò của cộng đồng trong xây dựng giải pháp quản
lý, phục hồi và phát triển dừa nước không chỉ ở bải bồi mà cả vùng nuôi
trồng thủy sản được phát triển trên vùng dừa nước trước đây. Vì thế kết quả
đề tài sẽ là cơ sở nền tảng cho phục hồi quản lý rừng dừa nước dựa vào cộng
đồng phù hợp với địa phương. Bên cạnh đó, đề tài cũng góp phần thúc đẩy
hướng nghiên cứu về quản lý dựa vào cộng đồng phù hợp với từng bối cảnh
địa phương khác nhau của Việt Nam.
4. Thời gian nghiên cứu:
Từ tháng 3 năm 2016 đến tháng 10 năm 2016
5. Đối tượng nghiên cứu
Rừng dừa nước xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp
Phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu từ các
nguồn tài liệu có liên quan. Các nguồn tài liệu chính thức bao gồm tài liệu
từ các cơ sở nghiên cứu, các văn bản pháp lý, các báo cáo chuyên ngành ở
các cấp; kết quả các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các nguồn
sách báo, tạp chí; các tài liệu, kỷ yếu hội thảo khoa học,… Trên cơ sở các
số liệu, thông tin thu thập được, tác giả chọn lọc và tổng hợp các thông tin
cần thiết để phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
6.2 Phương pháp điều tra


4


6.2.1. Điều tra sinh kế của người dân xã Cẩm Thanh:
-

Cỡ mẫu: 298 hộ dân trong tổng số 1947 hộ của 8 thôn tại xã Cẩm
Thanh.
Quy mô chọn mẫu bảng câu hỏi được xác định theo phương trình sau:
n = N/(1+Ne2)
Trong đó:

n: Số mẫu cần lấy

N: Số hộ gia đình trong cộng đồng hoặc số thành viên trong
một cộng đông ngành nghề nhỏ.
e: Độ sai số được tính bằng phần trăn sai số của số gốc với e =
5%; 10%; 15%; 20%; 30%
Bảng 1: Quy mô chọn mẫu điều tra

Các nhóm ngành nghề

N

e

e

e


e

5%

10%

15%

20%

Nhóm nuôi trồng thủy sản

253

38

Nhóm khai thác thủy sản

20

14

Nhóm khai thác lá dừa nước

47

23

Tổng cộng


75

Dựa trên bảng kích cỡ mẫu như trên, do cẩm thanh tương đối đa dạng
về ngành nghề nên ta chọn sai số cho phép là 15%, thì số mẫu phải
điều tra để có được sự đại diện nhất là 75 mẫu.
6.2.2 Phương pháp quan sát
Trong khi tiến hành điều tra phải kết hợp với phương pháp quan sát để biết
được hiện trạng chung của khu vực nghiên cứu (ao nuôi lớn hay nhỏ, rừng dừa hiện
nay như thế nào, cá hoạt động tại rừng dừa như thế nào, kinh tế gia đình...)
6.2.3 Phương pháp thu thập số liệu và phỏng vấn địa phương
Bên cạnh các phương pháp trên, đề tài cần thu thập các số liệu đã được
tổng hợp của địa phương từ các giai đoạn.
Bên cạnh đó, đề tài tiến hành phỏng vấn địa phương theo các hình thức:

5


bảng hỏi (người điều tra hỏi) nhằm tạo sự khách quan giữa chính quyền và
người dân.
6.2.4 Phương pháp xử lý số liệu
- Các số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê
-Theo các biểu đồ thời gian, mùa vụ….
6.2.5 Phỏng vấn chuyên gia
Sau khi thu thập, tổng hợp và phân tích các kết quả trong quá trình
nghiên cứu chúng tôi đề xuất các giải pháp thực hiện tốt quản lý, phục hồi và
phát triển rừng dừa. Để đánh giá được tính hiệu quả của từng giải pháp đã được
đề xuất chúng tôi tiến hành phương pháp phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia.
Thành phần của các chuyên gia là các nhà quản lý trên địa bàn nghiên
cứu, các chủ nhiệm đề tài có liên quan tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó
chúng tôi tổng hợp lại các ý kiến của chuyên gia và đề xuất các giải pháp khả

thi nhất cho khu vực nghiên cứu.
Chương I: Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1 Đặc điểm địa lý địa hình

Thành phố Hội An nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, tiếp giáp
khu vực bờ biển, trên dải cồn cát của cửa sông. Địa hình toàn vùng có dạng
đồi cát thoải, độ dốc trung bình 1,5% và nhìn chung thấp dần từ Tây Bắc
xuống Đông Nam, chia làm 2 dạng chính: đồng bằng và hải đảo (vùng hải
đảo bao gồm toàn bộ xã Tân Hiệp-Cù Lao Chàm).
Cẩm Thanh là một xã thuộc thành phố Hội An, nằm ở vùng cửa biển
và cửa sông, địa hình đồng bằng thấp trũng nhất, độ cao trung bình khoảng
+1,5m.
Vị trí của xã Cẩm Thanh:
- Phía

Bắc: giáp phường Cửa Đại

- Phía

Nam: giáp huyện Duy Xuyên

- Phía

Đông: giáp phường Cửa Đại

- Phía

Tây: giáp xã Cẩm Nam


Tổng diện tích toàn khu vực xã Cẩm Thanh là 972 ha.

6


Hình 1.1: Bản đồ xã Cẩm Thanh trong thành phố Hội An (đường giới hạn
màu đỏ)
Khu vực này có địa hình tương đối thấp nên chịu ảnh hưởng khá mạnh
từ nguồn nước đổ về từ thượng nguồn và ảnh hưởng từ thủy triều biển
Đông nên thường hay bị ngập lũ và xói lở trong mùa mưa. Nhìn chung, địa
hình xã thuộc dạng bằng phẳng, vị trí có cao độ lớn nhất là 3,3 m phân bố
dạng cục bộ tạo thành một vài gò cát nhỏ, và nơi có cao độ thấp nhất là 0,3
m là vùng nằm ven cửa sông và cửa biến. Phần lớn diện tích đất khu vực
trung tâm của xã Cẩm Thanh có địa hình trung bình thay đổi từ 0,9m -1,7m
và cũng có một vài nơi có địa hình thấp hơn 0,5 m. Những vùng ven sông,
ven biển có địa hình thấp (0,3m) được sử dụng để nuôi trồng thủy sản.
Từ Cửa Đại đến vùng tiếp giáp với Cẩm Thanh có hiện tượng sa bồi
từ những vật liệu trầm tích sông và biển nên đã hình thành những cù lao
nhỏ ven sông và làm cho đáy sông bị cạn dần. Khi có mưa lớn trong vùng
thì nước lũ từ các sông Thu Bồn và sông Cổ Cò đổ về Cửa Đại rất nhanh,
các cửa sông hạ thoát lũ kém và vì vùng cửa sông bị bồi lắng nên toàn
vùng thường xuyên bị lũ lụt, đặc biệt là ở khu vực Cẩm Thanh.
Tổng diện tích toàn khu vực xã Cẩm Thanh là 972 ha.

7


Tuy diện tích xã Cẩm Thanh không quá lớn, nhưng điều kiện tự nhiên
của xã khá đa dạng: từ vùng đất cát khô có địa hình cao đến vùng trũng
thấp ngập nước mặn tạo nên cảnh quan tự nhiên đa dạng và hài hòa của

một vùng ven biển. Phần lớn diện tích của xã được bao phủ bởi các thảm
thực vật ngập mặn đa dạng, chủ yếu là dừa nước còn được gọi là rừng Dừa
Bảy Mẫu.
Rừng Dừa Bảy Mẫu của xã Cẩm Thanh nằm chủ yếu ở thôn Thanh
Tam Tây, thôn Thanh Tam Đông và thôn Thanh Nhứt, cách trung tâm
thành phố Hội An về phía Đông Nam khoảng 3km đường chim bay.
Tên các thôn đã được thay đổi như sau:
Thôn 1: Thanh Tam Tây
Thôn 2: Thanh Tam Đông
Thôn 3: Thanh Nhứt
Thôn 4: Thanh Nhì
Thôn 5: Thanh Đông
Thôn 6: Võng Nhi
Thôn 7: Vạn Lăng
Thôn 8: Cồn Nhàn

8


Hình 1.2: Bản đồ vị trí các thôn của xã Cẩm Thanh
1.1.2. Đặc điểm khí hậu và thuỷ văn của xã Cẩm Thanh
Tại Hội An hiện chưa có trạm khí tượng thuỷ văn, do đó số liệu khí
hậu lấy theo trạm khí tượng Đà Nẵng cách Hội An 16 km theo đường chim
bay, thời gian quan trắc liên tục từ năm 1973 đến năm 1987:
Nhiệt độ không khí


Nhiệt độ không khí trung bình năm: 25,6 độ C




Nhiệt độ cao nhất trung bình: 29,8 độ C



Nhiệt độ thấp nhất trung bình: 22,8 độ C



Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 40,9 độ C



Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 18 độ C.

Độ ẩm không khí


Độ ẩm không khí trung bình năm: 82%
9




Độ ẩm không khí cao nhất trung bình năm: 90%



Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình năm: 75%


Mưa
Hội An có 2 mùa: mùa mưa và mùa khô rõ rệt, mùa khô kéo dài trong 8
tháng (từ tháng 2 đến tháng 9), mùa mưa từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau.


Lượng mưa trung bình năm: 2066 mm



Số ngày có mưa trung bình năm: 147 ngày



Lượng mưa lớn nhất năm: 3307 mm



Lượng mưa ngày lớn nhất: 332 mm



Tháng có ngày mưa trung bình nhiều nhất: tháng 10.

Bốc hơi


Lượng bốc hơi trung bình: 2107 mm/năm




Lượng bốc hơi tháng lớn nhất: 241mm



Lượng bốc hơi tháng ít nhất: 119 mm

Nắng


Số giờ nắng trung bình hàng năm: 2158 giờ



Số giờ chiếu nắng tháng lớn nhất: 248 giờ (tháng 5)



Số giờ chiếu nắng tháng ít nhất: 12 giờ (tháng 12)

Mây


Trung bình vân lượng toàn thể: 5,3



Trung bình vân lượng hạ tầng: 3,3

Gió



Hướng gió vận hành mùa hè: Đông



Hướng gió vận hành mùa đông: Bắc và Tây Bắc



Tốc độ gió trung bình : 3,3m/s

Bão
Bão ở Hội An thường xuất hiện vào các tháng 9, 10, 11. Số các cơn bão
thường năm đổ bộ vào Đà Nẵng, Hội An chiếm 24,4%.
Trủy triều

10


Biển Hội An chịu ảnh hưởng chế độ thủy triều của biển miền Trung
Trung Bộ, mỗi ngày thủy triều lên xuống 2 lần (bán thủy triều). Biên độ
dao động của triều trung bình là 0,6m. Triều Max = +1,4m, Triều Min =
0,00m.
Trong những cơn sóng có biên độ rất lớn, cao độ cao nhất cao nhất của
sóng lên đến 3,4m ở khoảng cách 50m so với bờ biển, gây thiệt hại lớn cho
vùng biển.

Hình 1.3: Tổng quan khu vùng bị ngập lụt ở Quảng Nam vào năm 1999.
Phần lớn khu vực Cẩm Thanh bị ngập từ 70 cm – 120 cm.
Thủy văn

Xã Cẩm Thanh có một hệ thống sông ngòi dày đặc và thông ra cửa
biển Cửa Đại. Trong vùng chính của xã có nhiều con rạch nhỏ nằm đan
xen với nhau và phần lớn diện tích của những con rạch này được bao phủ
bởi quần thể dừa nước và các loài thực vật ngập mặn khác.
1.1.3. Địa chất công trình và địa chất thủy văn xã Cẩm Thanh. Hiện
tại thành phố Hội An chưa có tài liệu địa chất công trình đầy đủ. Theo số
liệu của các mũi khoan thăm dò địa chất của một số công trình xây dựng
11


trong địa bàn Thành phố thì địa chất công trình của Thành phố được đánh
giá sơ bộ như sau:


Nền đất chịu tải ổn định;



Cường độ chịu tải 0.5 kg/cm2 ở khu vực trũng;



Cường độ chịu tải 1.2 kg/cm2 ở những khu vực khác.

Theo số liệu khoan thăm dò địa chất thủy văn để phục vụ việc khai thác
nước ngầm của Công ty cấp nước Quảng Nam Đà Nẵng, sơ bộ đánh giá
địa chất thủy văn của vùng Cẩm Thanh có mạch nước ngầm nông và
thường bị nhiễm mặn.
1.1.4. Hiện trạng cảnh quan, sinh thái và thảm thực vật.
Dựa trên ảnh vệ tinh SPOT chụp năm 2003 và năm 2011, có thể thấy

một sự thay đổi đáng kể của thảm thực vật trong khu vực xã Cẩm Thanh
nói riêng và Hội An nói chung.

Hình 1.4: Ảnh vệ tinh SPOT năm 2003 và 2011
Kết hợp việc khảo sát thực tế tại khu vực Cẩm Thanh và kết quả tham
khảo vệ tinh SPOT (2003), Google Spot (2008) và giải đoán vệ tinh SPOT
(2011), ta có kết quả cho thấy có 7 lớp phủ trong khu vực Cẩm Thanh. Các
loại lớp phủ được liệt kê trong bảng bên dưới:
Bảng 1.1 Diện tích các loại lớp phủ tại Cẩm Thanh

12


TT
1

2

Lớp phủ

Diện tích (ha)

Canh tác nông nghiệp
- Lúa nước

68.78

- Hoa màu

48.83


Vườn cây ăn trái – cây tạp
- Đất ở nông thôn – vườn cây

153.26

- Vườn cây ăn trái

24.42

- Cây tạp

3.85

3

Phi lao

4

Rừng ngập mặn

4.31

- Rừng ngập mặn hỗn loài

0.82

- Dừa nước


69.99

- Đước

0.26

5

Cây bụi – Cỏ dại

7.1

6

Thảm cỏ

3.97

7

Mặt nước
- Ao nuôi thủy sản

122.08

- Ao nước trống

8.24

Nghĩa địa


2.83

Khác (không tính diện tích)

-

Tổng

518.74

(Số liệu năm 2011)

13


Đối với rừng dừa nước của xã, số liệu về diện tích rừng dừa nước qua các
năm được xác định như sau:
Bảng 1.2 Diện tích rừng dừa nước qua các năm
Năm 1994 1996 1998 2000 2002 2006 2008 2010
Diện
52.4
tích 99.86 92.04 91.79
0
(ha)

54.89

57.6
8


57.6
8

84.69

1.1.4.1. Canh tác nông nghiệp
a. Lúa nước: Nằm ở những khu vực có đất có địa hình trung
bình và không bị ảnh hưởng mặn nhờ vào hệ thống đê và cống ngăn mặn.
b. Hoa màu: hoa màu được canh tác thành từng khu vực tập
trung hoặc trong đất xung quanh nhà, thường ở trên những khu vực đất có
địa hình trung bình đến cao.
Những cánh đồng lúa nước và những vạt hoa màu phân bố xen lẫn,
rải rác giữa những cụm dân cư tạo thành sự đa dạng về hệ sinh thái và
cảnh quan của khu vực Cẩm Thanh.
1.1.4.2. Vườn cây ăn trái – cây tạp
a. Vườn cây ăn trái: phân bố dọc theo những cụm dân cư và chiếm
diện tích đáng kể. Các loài cây ăn trái khá đa dạng, và trong số các loại
cây đó, Dừa chiếm ưu thế trong khu vực Cẩm Thanh. Một số loài cây ăn
trái phổ biến khác như: mít, xoài…
b. Cây tạp: phân bổ rộng rãi trong khu vực Cẩm Thanh. Có nhiều
loài cây lấy gỗ và cây bụi được ghi nhận trong khu vực. Cây bụi được
phân bổ ở những khu thổ cư cũng như dọc theo bờ rạch, dọc theo đường
bờ ruộng.
1.1.4.3. Rừng phi lao: Cây Phi Lao chiếm diện tích khá nhỏ trong khu vực
Cẩm Thanh. Trong khu vực khảo sát, phi lao được phân bố nhiều nhất ở

14



vùng đất cát của cù lao giữa sông Cửa Đại. Ở khu vực đất liền của Cẩm
Thanh, Phi Lao chỉ phân bổ theo từng cụm nhỏ và rải rác ở các khu đất thổ
cư, dọc theo đường giao thông.
1.1.4.4. Rừng ngập mặn
Rừng ngập mặn của khu vực bao gồm một số loài thực vật như: Dừa
nước, Đước đôi và một số các loại cây ngập mặn khác.
a. Dừa nước: Cây dừa nước vốn là một loài cây du nhập của vùng
Cẩm Thanh và phân bố rộng rãi trong khu vực: tập trung thành rừng và
phân tán dọc theo rạch hay ở những ao nuôi thủy sản. Trước thập niên
1980, diện tích rừng dừa nước lên đến hàng trăm hecta.
Theo số liệu năm 2007 (TNMT, 2007), diện tích rừng ngập mặn của
Hội An, chủ yếu là khu vực Cẩm Thanh là 32,06 ha. Tuy nhiên, các số
liệu của báo cáo của Đại Học KHTN Hà Nội (2008), số liệu từ kết quả giải
đoán vệ tinh 2010 và 2011 và khảo sát thực tế, diện tích của rừng dừa
nước nằm trong khoảng 57 – 69,99 ha và chủ yếu tập trung tại khu rừng
dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và thôn 3 xã Cẩm Thanh.
b. Đước Đôi: đây là loài thực vật ngập mặn được Phòng Kinh Tế
Hội An trồng thử nghiệm ở Thuận Tình, triền sông thôn 2 và rải rác ở xã
Cẩm Thanh vào năm 1998 , với diện tích khoảng 7 ha. Hiện nay, tại xã
Cẩm Thanh, diện tích Đước đôi đã bị thu hẹp còn khoảng 1-2 ha. Một vài
cụm Đước phát triển tập trung ở cù lao giữa sông, phần còn lại thì xen lẫn
với những cây ngập mặn khác.
c. Các cây ngập mặn khác: Một số loài thực vật ngập mặn phân bố
thành từng cụm ven sông, rạch và ao nuôi thủy sản trong khu vực Cẩm
Thanh được ghi nhận: Ráng Đại (Acrostichum aureum L.), Tra (Thespesia
populnea), Bình Bát (Annona reticulata), Ô Rô (Acanthus ebracteatus),
Ráng Chó Chanh (Pityrogramma

calomelanos).


Đước

Đôi

Rhixhophora apiculata Bl.) được ghi nhận có sự phân bố xen kẽ trong vạt
cây ngập mặn ở khu cù lao giữa sông. Mặc dù theo báo cáo của Sở
15


TN&MT Quảng nam (2007) cho rằng có loài Vẹt Dù (Bruguiera
gymnorhiza (L.) Lamk.), nhưng trong quá trình khảo sát tại đây đã không
ghi nhận sự xuất hiện của loài này.
1.1.4.5. Cây bụi – cỏ dại: Cây bụi phân bố chủ yếu dọc theo bờ sông, rìa
của đất vườn, thổ cư và tại những bãi đất hoang ở các cù lao giữa sông.
1.1.4.6. Thảm cỏ: Thảm cỏ phân bố chủ yếu ở đất thuộc cù lao giữa sông.
Phần lớn là những loài cỏ chỉ, cỏ nước mặn, các loài lác (Cyperus sp)
1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Theo niên giám thống kê năm 2014 của thành phố Hội An
Diện tích toàn xã

: 972 ha

Dân số (tính đến 12/2014) : 7.665 người
Số hộ gia đình

: 1.904 hộ

Quy mô hành chính

: Cấp xã


Số đơn vị hành chính

: 8 thôn

Cẩm Thanh là một trong 4 xã nghèo nhất Hội An.
Tỷ lệ hộ nghèo là 1,91%.
Ngành nghề chủ yếu của dân địa phương là làm nông nghiệp và ngư
nghiệp, một số ít làm nghề thủ công và buôn bán nhỏ.
Việc khai thác thủy sản của xã phần lớn nằm ở thôn chài Vạn Lăng.
Tuy nhiên việc đánh bắt của bà con thôn chài thường gặp nhiều khó khăn
do ảnh hưởng của thời tiết và sự biến đổi của khí hậu nên cuộc sống của
ngư dân khá bấp bênh và không ổn định. Bên cạnh việc khai thác thủy
sản, ở một số khu vực trong xã, người dân còn nuôi trồng thủy sản nhằm
phát triển kinh tế, tăng thu nhập cho gia đình. Để có thể xây những ô nuôi
thủy sản (nuôi tôm), người dân phải phá bỏ những khu vực trồng dừa để
lấy đất nuôi tôm, cá. Việc nuôi trồng thủy sản về mặt kinh tế thì đem lại
những lợi ích trước mắt. Tuy nhiên, cũng có nhiều người bị lỗ vì dịch
bệnh và cũng có một số người bị thất thu do khu vực nuôi trồng thường
xuyên bị sóng biển và gió bão đánh vỡ hằng năm.

16


Việc canh tác nông nghiệp hiện nay đang bị hạn chế vì các nguồn nước
bị nhiễm mặn, ảnh hưởng đến việc tưới tiêu. Xã Cẩm Thanh vốn có nghề
truyền thống là nghề làm nhà Tre-Dừa (tre được nhập từ nhiều nơi khác như
Duy Xuyên, Tiên Phước…, lá dừa nước được sử dụng làm mái, cọng dừa
cũng được tận dụng để làm phên liếp). Nhà Tre-Dừa thành phẩm được xuất
khẩu đi khắp nơi; song nghề này đang bị mai một do nguồn cầu giảm. Ngoài

ra, một thực tế rất cụ thể đó là chủ trương “xóa nhà tạm” của Nhà nước cũng
là một nguyên nhân dẫn đến việc người dân “xóa” dần nhà tre-dừa và thay
bằng nhà bê tông, mái tôn hoặc các dạng nhà ống khác. Trong những năm
gần đây, do nhu cầu nhà tre dừa xuất khẩu tăng lên nên làng nghề đang dần
được phục hồi. Mặt khác, xã Cẩm Thanh cũng có những nỗ lực để khôi phục
làng nghề của xã đó là khuyến khích bà con trở lại nghề, đăng ký chứng
nhận nhãn hiệu tre dừa Cẩm Thanh, xây khu tập trung cho làng nghề và vận
động bà con tham gia vào khu tập trung để xây dựng hình ảnh đặc trưng của
làng nghề.
Hiện nay, việc phát sinh nhu cầu du lịch sinh thái đã làm xuất hiện thêm
một ngành dịch vụ phục vụ nhu cầu trên của khách du lịch ở xã Cẩm Thanh.
Tuy nhiên, những dịch vụ này phần nhiều còn mang tính tự phát và chưa
được quản lý một cách chặt chẽ. Từ tháng 6/2013, chính quyền cùng với
người dân xã Cẩm Thanh kết hợp với Trung tâm Hành động vì Đô thị_một
tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam đã phát triển Tour xe đạp Discover Cẩm
Thanh. Đây là một tour du lịch dành cho những vị khách tham gia hành trình
tự khám phá làng quê Cẩm Thanh. Hành trình dài khoảng 7,2 km đi qua
cánh đồng Cẩm Thanh, các làng nghề và rừng dừa với các bảng chỉ dẫn
được gắn trên các tuyến đường trong xã. Trên đường đi, khách có thể ghé
thăm các hộ làm nghề thủ công như làm nhà…
1.2.1. Hiện trạng chung về cơ sở, giáo dục và y tế:
1.2.1.1. Giao thông
Giao thông của cả khu vực bao gồm cả giao thông đường bộ và giao
thông đường thủy.
17


Hiện nay, việc đi lại bằng các thuyền nhỏ trên các con lạch là một
hình thức đang được ưa chuộng của các du khách tham quan Rừng dừa
Bảy Mẫu và khu sinh thái Thuận Tình.

Tuy nhiên, việc lưu thông của xã cũng đang chịu ảnh hưởng từ các dự
án đường giao thông đã và sẽ thực hiện như các đê ngăn mặn, dự án cầu Cửa
Đại…
1.2.1.2. Điện
Cho đến thời điểm này trong toàn xã đã được phát điện 100%.
1.2.1.3. Giáo dục, y tế
Về công tác giáo dục và y tế, hiện tại, trong xã có 3 trường: 1
trường Trung học cơ sở (15 lớp), 1 trường tiểu học (16 lớp) và 1 trường
mẫu giáo (6 lớp) với tổng số học sinh là 1,084, 1 trạm y tế
1.2.2. Cấp nước
Vấn đề cấp nước sinh hoạt là một trong những vấn đề cần được
quan tâm trong khu vực Cẩm Thanh. Việc cấp nước sinh sinh hoạt chỉ đạt
50% đường ống cấp đến được cho dân. Còn nước ngầm và nước mặt trong
khu vực đều bị nhiễm mặn khá nặng nên không thể sử dụng cho việc sinh
hoạt được.
1.2.3. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
Hiện tại, khu vực Cẩm Thanh vẫn chưa có hệ thống thoát nước chính
thức, việc thoát nước hiện tại vẫn là tự thoát tự thải ra môi trường.
Việc thu gom rác thải chỉ được thực hiện ở ở những tuyến đường lớn, ở
những tuyến đường nhỏ và những ngõ hẻm vẫn chưa thực hiện được.
Ngoài ra, rác thải còn bị xả trực tiếp ra các kênh lạch gây ô nhiễm
nghiêm trọng và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan của toàn xã.
1.2.4. Công trình kiến trúc, nhà cửa
Hiện nay, trên địa bàn xã vẫn còn lưu giữ nhiều nhà truyền thống như
nhà tre-dừa, nhà ngói ba gian với hàng cau, bờ rào cây bụi và vườn cây ăn
trái, rau quả… Tuy nhiên, chủ trương “xóa nhà tạm” của Nhà nước đã dẫn
đến việc người dân “xóa” dần những kiểu nhà truyền thống và thay bằng
18



nhà bê tông, mái tôn hoặc các dạng nhà ống. Việc này đã và đang làm thay
đổi đáng kể hình ảnh làng quê đặc trưng của xã.
Chương 2: Hiện trạng phục hồi và phát triển rừng dừa nước tại xã Cẩm
Thanh, thành phố Hội An.
2.1 Hiện trạng về diện tích và phân bố rừng dừa nước.
2.1.1. Sự biến động diện tích dừa nước của xã Cẩm Thanh qua các năm:

Năm

Trước

1994 1996 1998 2000 2002 2006 2008 2010 2012

1980
Diện
52.4
57.6 57.6
tích 129.15 99.86 92.04 91.79
54.89
84.69 79.36
0
8
8
(ha)
(Nguồn: UBND xã Cẩm Thanh, 2012)
Sự biến động của diện tích rừng dừa nước phụ thuộc vào yếu tố tự nhiên,
yếu tố con người và xã hội. Ngoài các yếu tố tự nhiên, sự tác động của các
yếu tố con người và quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương ảnh
hưởng mạnh mẽ đến sự thay đổi diện tích rừng dừa nước của xã.
Theo số liệu điều tra, từ năm 1990-2000, diện tích đất lâm nghiệp giảm

mạnh và diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng nhanh. Việc phá rừng dừa
nước là để làm các ao hồ nuôi tôm. Từ năm 1980 đến năm 1994, diện tích
rừng dừa bị tàn phá tương đối ( 30,71 ha) nhưng từ năm 1995, diện tích
dừa nước bắt đầu bị giảm mạnh do người dân bắt đầu làm quen với nghề
nuôi tôm. Cho đến năm 2000, diện tích rừng dừa nước giảm xuống đến
mức thấp nhất trong các năm là 52,4 ha. Việc phát triển nuôi trồng thủy
sản một cách ồ ạt trong giai đoạn 1995-2000 đã để lại ảnh hưởng trực tiếp
về mặt sinh thái lẫn kinh tế đối với người dân trong xã trong những năm
tiếp sau đó.

19


Từ năm 2000-2005, hoạt động nuôi tôm vẫn tiếp diễn mạnh mẽ trên
diện tích lớn. Nhưng từ năm 2005, diện tích các hồ nuôi tôm đã bắt đầu
giảm xuống do dịch bệnh liên tiếp xuất hiện sau một thời gian dài nuôi
tôm mà không hề có biện pháp xử lý nước, gây ô nhiễm nguồn nước nặng.
Sau những thiệt hại do tôm chết hàng hoạt, người dân mất vốn nên bỏ
hoang hồ nuôi tôm để tìm công việc khác. Cũng trong thời điểm này, nghề
tranh tre lại hưng thịnh trở lại khiến người dân bắt tay vào công việc mới
với một mức thu nhập tương đối. Đây chính là nguyên nhân làm cho diện
Diện tích rừng dừa nước qua các năm (ha)
140
120
100
80
60
Diện tích (ha)

40

20
0

tích dừa nước tăng lên lại.
Đến năm 2012 diện tích dừa nước lại giảm xuống, mất đi 5,33ha do
dự án làm cầu và đường dẫn cầu Cửa Đại. Đầu năm 2016, Dự án trồng
phục hồi rừng dừa nước Cẩm Thanh kết hợp đầu tư cở hạ tầng phục vụ du
lịch cộng đồng từ nguồn kinh phí Biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và
môi trường tài trợ đã trồng thêm được 26ha dừa nước con.
Hình 2.1 Biểu đồ diện tích dừa nước qua các năm
Thực trạng về việc biến động diện tích dừa nước và ao nuôi trồng thủy
sản cũng xảy ra tương tự ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Nam
Trung Bộ của Việt Nam trong vòng 20 năm trở lại đây. Theo tác giả Phan
Trung Nghĩa (2007) và Nguyễn Quang Việt (2011), diện tích rừng dừa nước
và diện tích các ao nuôi trồng thủy sản phát triển tỷ lệ nghịch với nhau, diện
20


tích dừa nước càng bị thu hẹp thì diện tích các ao nuôi trồng thủy sản phát
triển càng nhiều. Tuy nhiên, do việc quản lý, xử lý nước không tốt dẫn đến
dịch bệnh bùng phát mạnh nên việc nuôi trồng thủy sản bị thua lỗ nhiều. Vì
vậy diện tích ao nuôi bị bỏ hoang hoặc chuyển mục đích sử dụng. Nhìn
chung, sự biến động diện tích dừa nước phụ thuộc phần lớn vào các chính
sách và hoạt động phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2.1.2. Sự phân bố dừa nước ở xã Cẩm Thanh
Theo kết quả khảo sát kết hợp với số liệu điều tra tại xã Cẩm Thanh, diện
tích phân bố dừa nước ở mỗi thôn (ha) được thể hiện trong bản đồ bên dưới:

Hình 2.2: Bản đồ phân bố dừa nước tại xã Cẩm Thanh
Dựa trên bản đồ địa chính, các phần mềm tính toán (Micro Station, Google

Earth) ta tính toán được diện tích dừa nước ở mỗi thôn như bảng bên dưới:
Bảng 2.1: Hiện trạng phân bố dừa nước tại xã Cẩm Thanh
STT
1

Thôn
Thanh Tam

Diện tích dừa
nước (ha)

Tỷ lệ % diện tích
thôn

16,37

20.63
21


Tây
2

Thanh Tam
Đông

28,89

36.40


3

Thanh Nhứt

9,67

12.18

4

Thanh Nhì

5,67

7.14

5

Thanh Đông

1,42

1.78

6

Võng Nhi

6,00


7.57

7

Vạn Lăng

7,23

9.12

8

Cồn Nhàn

4,11

5.18

Dựa trên diện tích dừa nước điều tra ở từng thôn, ta lập biểu đồ phân bố tỉ lệ
dừa nước của xã Cẩm Thanh (%)
Biểu đồ phân bố tỉ lệ dừa nước của xã Cẩm Thanh (%)
5.18
Thanh Tam Tây
9.12

20.63

Thanh Tam Đông
Thanh Nhứt


7.57

Thanh Nhì

1.78

Thanh Đông

7.14

Võng Nhi
12.18

Vạn Lăng
36.40
Cồn Nhàn

Hình 2.3 Biểu đồ phân bố tỉ lệ dừa nước của xã Cẩm Thanh
Kết quả khảo sát trên cho thấy, dừa nước phân bố rải rác trên toàn xã, với
diện tích 79,6 ha. Thông thường dừa nước tập trung theo những dãy hẹp,
có độ rộng từ 3-20 m. Các cây dừa nước tập trung chủ yếu ở các thôn

22


Thanh Tam Tây (thôn 1), Thanh Tam Đông (thôn 2), Thanh Nhứt (thôn 3)
và Vạn Lăng (thôn 7). Thôn có diện tích dừa nước lớn nhất hiện nay là
thôn Thanh Tam Đông với tổng diện tích dừa nước là 28,89 ha, và khu
rừng dừa nước tại đây được gọi là rừng Dừa Bảy Mẫu. Thôn Thanh Tam
Tây cũng là thôn có diện tích dừa nước khá lớn 16,37 ha, tuy nhiên phần

lớn diện tích của thôn Thanh Tam Tây cũng như diện tích dừa nước của
thôn đều nằm tách biệt (khu vực Thuận Tình). Và hiện nay, một phần diện
tích đất của khu vực Thuận Tình đang bị sạt lở và bị chìm mất hẳn. Một số
điểm tập trung chủ yếu của dừa nước là ở cồn Thuận Tình thuộc thôn
Thanh Tam Tây; cồn Thanh Niên, rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn Thanh
Tam Đông, thôn Thanh Nhứt và thôn Vạn Lăng. Tại thôn Thanh Đông
(thôn 5), dừa nước phân bố rải rác dọc theo một nhánh sông Thu Bồn, bao
quanh xã Cẩm Thanh. Phần lớn diện tích dừa nước của thôn Thanh Nhì và
Thanh Nhứt phân bố xung quanh các hồ nuôi tôm. Đây là diện tích dừa
nước được chủ hồ giữ lại đê tận dụng làm rào chắn bảo vệ hồ nuôi tôm.
Phần lớn diện tích dừa nước mới được trồng thêm đều phân bố ở phía
ngoài cồn Thanh Niên, một phần nằm dọc theo các con mương. Dừa nước
chủ yếu phân bố ở bờ bao phía ngoài đất liền, nơi tiếp giáp với biển Cửa
Đại, sông Thu Bồn và một phần ít hơn mọc dọc theo các con kênh, mương,
xung quanh hồ tôm trong lòng đất liền. Mật độ dừa nước là một trong các
tiêu chí quan trọng được dùng để đánh giá khả năng sinh trưởng và phát
triển của dừa nước. Mật độ dừa nước được xác định tại một số vị trí như
cồn Thuận Tình (thôn Thanh Tam Tây), cồn Thanh Niên (thôn Thanh Tam
Đông), Mương Đào (thôn Thanh Tam Đông) và Hốc Rộ (thôn Cồn Nhàn).
2.2 Hiện trạng khai thác và sử dụng dừa nước
2.2.1. Cơ chế tiếp cận rừng dừa nước
Hiện nay, phần lớn diện tích rừng dừa đều thuộc sở hữu nhà nước, tuy
nhiên có một phần nhỏ diện tích dừa nước thuộc sở hữu của người dân.

23


Đối với các khu vực dừa nước được cá nhân và các hộ gia đình trồng,
lưu truyền từ nhiều đời nay, họ có quyền sở hữu, quản lý và khai thác.
Đối với các thảm dừa nước ven sông lạch thuộc quyền quản lý của chính

quyền xã, đã được giao khoán cho dân sử dụng.
Đối với hoạt động du lịch chưa có quy định nào ràng buộc việc tiếp cận
rừng dừa nước: Du khách có thể tiếp cận rừng dừa nước bằng đường thủy
hoặc đường bộ, các thuyền du lịch, hoặc các tour đều có thể tự do đưa khách
đi tham quan rừng dừa và địa phương cũng chưa quản lý hoặc thu thuế từ
các dịch vụ này.
2.2.2. Các thương phẩm từ sản vật dừa nước
Kết quả khảo sát tại xã Cẩm Thanh cho thấy dừa nước 5-7 năm tuổi
có thể được khai thác tùy theo mục đích sử dụng. Dừa nước được khai thác
trung bình 2 lần/năm: lần 1: từ tháng 2 đến tháng 3, trung bình khoảng 5 lá/
cây; lần 2: từ tháng 7 đến tháng 8, trung bình 3 lá/cây. Nếu nhu cầu tăng cao
thì một năm có thể khai thác 3-4 lần. Kỹ thuật khai thác cho phép khai thác
3-4 lá/cây/lần và phải để lại 1 lá non và 1 giáo (tức là lá dừa còn non cuộn
lại như hình cây giáo chưa bung ra thành lá), việc để lại này người ta được
gọi là để lại “1 mẹ và 1 con”. Trung bình mỗi năm có thể khai thác được 8
lá/cây. Dừa nước phát triển tốt phụ thuộc vào việc khai thác đúng quy định
và làm vệ sinh trong rừng dừa.
Các sản phẩm chế biến từ dừa nước ở xã như: mái lá, mái tranh, tấm
phên. Sau khi khai thác, lá dài được chẻ làm đôi dọc theo cuống lá và được
dùng để dựng thành tấm phên làm vách nhà. Đối với lá dài, thì lá chét (lá
ngắn) được cắt ra khỏi cuống lá và được kết thành mái lá. Cuống lá có thể
làm thành tấm phên để làm cửa, làm vách hoặc trang trí. Các thành phẩm từ
lá dừa nước được bán cho các khu du lịch, nghỉ mát, các hàng quán, khách
sạn trong và ngoài nước.

24


Các phế phẩm của dừa nước được sử dụng để đun nấu, một số hộ sử
dụng dừa nước để dựng nhà ở, làm trại gác tôm, làm chuồng gà và chuồng

heo.
Ngoài ra, người dân còn sử dụng quả dừa nước để nấu chè, hoa dừa
nước được dùng để trang trí.
Hầu hết các bộ phận của cây dừa nước đều được sử dụng cho các mục
đích khác nhau. Trong đó lá dừa nước được khai thác và sử dụng nhiều nhất.
2.2.3. Rừng dừa nước và phát triển du lịch
Hiện nay tại xã Cẩm Thanh có một số hoạt động du lịch sinh thái khám
phá Cẩm Thanh bằng xe đạp kết hợp chèo thúng tham quan rừng dừa, quăng
lưới cùng ngư dân, trồng lúa cùng nông dân, làm đồ thủ công mỹ nghệ, tham
quan các di tích lịch sử, các bia chiến tích, các hộ gia đình làm nghề thủ
công và các hoạt động du lịch khác của du khách như chèo thuyền và câu cá
trong rừng dừa, ở trong nhà làm bằng dừa nước. Ngoài ra, xã cùng đang
triển khai hình thức du lịch sinh thái “homestay” , hiện nay trên địa bàn xã
Cẩm Thanh có hơn 20 hộ làm homestay, 14 Biệt thự du lịch và 05 khách sạn
để phục vụ lưu trú nghĩ dưỡng cho du khách.
Trong năm 2012, trung tâm Hành động vì Đô thị-một tổ chức phi lợi
nhuận Việt Nam đã kết hợp với chính quyền và người dân xã Cẩm Thanh để
phát triển tour xe đạp Discover Cẩm Thanh. Hành trình tour xe đạp dài
khoảng 7,2km, đi qua cánh đồng Cẩm Thanh, các làng nghề và rừng dừa
nước ven biển. Trên đường đi, du khách có thể ghé thăm các di tích lịch sử,
cũng như các hộ gia đình làm nghề thủ công như làm tre dừa nước, làm
mắm...Trung tâm Hành động vì Đô thị cũng kết hợp với chính quyền xã thực
hiện khảo sát tuyến tour, lập tuyến tour tham quan, cắm bảng hướng dẫn
tour, in tờ rơi hướng dẫn, in bảng quảng cáo tour, bản đồ tour, lập website,
thành lập tổ thuyền thúng cộng đồng với mục đích quảng bá về du lịch địa
phương…

25



×