Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SKKN (hoan thanh nhiem vu)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.28 KB, 6 trang )

SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO SÓC TRĂNG
TRƯỜNG THPT MỸ HƯƠNG
*****
MỘT SỐ GÓP Ý NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC 8
1. MỞ ĐẦU
Môn Tin học ở trường phổ thông trang bị cho học sinh những hiểu biết cơ bản
về công nghệ thông tin và vai trò của nó trong xã hội hiện đại. Môn học này giúp học
sinh bước đầu làm quen với phương pháp giải quyết vấn đề theo quy trình công nghệ
và kỹ năng sử dụng máy tính phục vụ học tập và cuộc sống. Tin học có ý nghĩa to lớn
đối với sự phát triển trí tuệ, tư duy thuật toán, góp phần hính thành học vấn phổ thông
cho học sinh.
Như vậy, phương pháp giảng dạy môn Tin học như thế nào thì hợp lí? Làm sao
để các em phát huy tính học tập của mình một cách hiệu quả nhất? Theo tôi, mỗi giáo
viên đều có một cách giải quyết của riêng mình. Với tôi, đề tài “Một số góp ý nhằm
nâng cao chất lượng dạy học môn Tin học 8” thực sự là vấn đề cần đem ra bàn luận
để làm sao cho tiết học Tin học ngày càng gần gũi với các em hơn, cho các em cảm
thấy hứng thú hơn. Sau này khi ra trường, các em có cơ hội dễ dàng tìm việc, nhất là
trong tình hình kinh tế hiện nay, Tin học không thể thiếu khi muốn tìm việc làm với
mức lương như ý muốn. Nói thì dễ nhưng việc thực hiện là cả một quá trình. Với
cương vị là một giáo viên, tôi rất mong muốn được học hỏi nhiều để làm sao truyền
đạt hết kiến thức của mình cho các em. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý
thầy cô cũng như của đồng nghiệp cho chuyên đề của tôi được hoàn chỉnh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN (KINH NGHIỆM)
2.1/ Đối với giáo viên:
Cần phải nắm vững các phương pháp dạy học Tin học (theo sự đổi mới) nhằm phát
huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong học tập. Để nâng cao chất lượng dạy
học môn Tin học, giáo viên phải tiếp cận nội dung bài và lựa chọn các phương pháp,
xây dựng hệ thống câu hỏi logic, phù hợp với các đối tượng: giỏi, trung bình, yếu. Từ
đó dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, không thụ động ghi nhận kiến thức giáo
viên cung cấp, phải có sự phối hợp giữa hoạt động dạy và hoạt động học trên cơ sở lấy


học sinh làm trung tâm.
Để kích thích hứng thú học tập và hoạt động tích cực chủ động của học sinh, giáo
viên phải phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp:
1

1


* Cho học sinh thực hiện và luyện tập những hoạt động và hoạt động thành
phần tương thích với nội dung và mục tiêu dạy học:
- Phát hiện những hoạt động tương thích với nội dung.
Ví dụ: Dạy khái niệm chương trình con, có thể phát hiện những hoạt động
tương thích như:
+ Nhận dạng và thể hiện cách khai báo chương trình con.
+ So sánh hai loại chương trình con: Function và Procedure.
+ Hoạt động phân tích khi nào dùng Function, khi nào dùng Procedure.
+ Hoạt động lật ngược vấn đề khi dạy truyền tham biến, tham trị.
+ Hoạt động ngôn ngữ cho biết kết quả của một chương trình.
- Phân tách hoạt động thành những thành phần.
Ví dụ: Khi dạy câu lệnh: FOR biến_điều_khiển := giá_trị_đầu TO
giá_trị_cuối DO câu_lệnh. Giáo viên yêu cầu học sinh phân tách câu lệnh này thành
những câu lệnh thành phần diễn ra theo trình tự như sau:
+ B1: Kiểm tra điều kiện nếu giá_trị_đầu > giá_trị_cuối thì kết thúc lệnh For.
+ B2: Gán biến_điều_khiển := giá_trị_đầu.
+ B3: Thực hiện câu_lệnh.
+ B4: Kiểm tra điều kiện thoát: nếu biến_điều_khiển = giá_trị_cuối thì kết
thúc lệnh For.
+ B5: Tăng giá trị của biến_điều_khiển lên 1. Quay lên B3.
=> Sau khi phân tách câu lệnh For học sinh sẽ nắm rõ hơn quá trình thực hiện
câu lệnh, tránh nhiều sai sót khi viết chương trình.

- Lựa chọn hoạt động dựa vào mục tiêu.
- Tập trung vào những hoạt động Tin học.
* Gợi động cơ cho các hoạt động học tập:
- Đáp ứng nhu cầu xóa bỏ một sự hạn chế.
Ví dụ: Khi lưu dữ liệu vào mảng, nếu sử dụng biến tĩnh ta có thể gặp vấn đề
tràn bộ nhớ, lãng phí bộ nhớ. Để giải quyết vấn đề này, ta sử dụng biến cấp phát động
để lưu trữ dữ liệu, biến động có thể bỏ đi khi không sử dụng nữa để tận dụng ô nhớ lưu
các biến dữ liệu tiếp theo.
- Hướng tới sự tiện lợi, hợp lí hoá công việc.
Ví dụ: Khi tạo tình huống cho khởi tạo từ 3 ma trận trở lên và yêu cầu thực
hiện phép toán cộng, trừ giữa 2 ma trận giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng
2

2


các chương trình con để tính tổng và hiệu của 2 ma trận cho tiện lợi hơn, không mất
thời gian.
- Chính xác hoá 1 khái niệm.
Ví dụ: Khái niệm biến toàn cục, biến địa phương, tham biến, tham trị; khi dạy
chưa thể làm rõ mối quan hệ của chúng. Tuy nhiên, khi ứng dụng chương trình con để
giải quyết các bài tập về mảng ta có điều kiện làm việc này.
- Hướng tới sự hoàn chỉnh và hệ thống
Ví dụ: Giáo viên có thể giới thiệu sơ đồ tất cả các kiểu dữ liệu trong Pascal
trước khi định nghĩa khái niệm các kiểu dữ liệu chuẩn.
- Lật ngược vấn đề: Sau khi giải quyết một vấn đề, một câu hỏi rất tự nhiên
thường được đặt ra là vần đề ngược lại được giải quyết như thế nào.
- Qui lạ về quen.
Ví dụ: Khi dạy bài tính tổng S = 1 + 2 + 3 + …+ n giáo viên cho học sinh
tương tự giải bài tập viết chương trình tính tổng S = 1 2 + 22 + 32 +… + n2

- Khái quát hóa.
Ví dụ: Giải bài toán tháp Hà Nội, đầu tiên ta đưa bài toán 3 đĩa, sau đó khái
quát hóa lên n đĩa.
* Dẫn dắt học sinh kiến tạo tri thức, đặc biệt là tri thức phương pháp như
phương tiện và kết quả của hoạt động:
- Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động tươpng ứng với
những nội dung Tin học.
Ví dụ: Đặt tên các đối tượng trong chương trình, khai báo phần tiêu đề của
chương trình con,…
- Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động Tin học phức
hợp.
Ví dụ: Xây dựng thuật giải, kiểm thử chương trình,…
- Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động trí tuệ phổ biến
trong Tin học.
Ví dụ: Hoạt động tư duy, phân chia trường hợp,…
- Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động trí tuệ chung.
Ví dụ: So sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa,…
- Những tri thức về phương pháp thực hiện những hoạt động ngôn ngữ logic.
Ví dụ: Phát biểu bằng lời sự giống nhau và khác nhau của các câu lệnh lặp,
thiết lập các biểu thức logic,…
3

3


* Phân bậc hoạt động làm căn cứ điều khiển quá trình dạy học:
- Chính xác hóa mục tiêu: Nếu không có sự phân bậc hoạt động thì người ta
thường đề ra mục tiêu dạy học một cách quá chung chung.
Ví dụ: Để học sinh nắm được khái niệm mảng một chiều, giáo viên có thể phân
bậc hoạt động để đề ra mục tiêu chính xác hơn:

+ Học sinh biết cách khai báo mảng một chiều.
+ Biết nhập các giá trị vào một mảng.
+ Biết cách xuất giá trị một mảng.
+ Thành thạo trong việc truy nhập đến một phần tử của mảng.
- Tuần tự nâng cao yêu cầu: Giáo viên cũng có thể dựa vào sự phân bậc hoạt
động để tuần tự nâng cao yêu cầu đối với học sinh.
- Tạm thời hạ thấp yêu cầu khi cần thiết: Trường hợp học sinh gặp khó khăn
trong khi hoạt động, giáo viên có thể tạm thời hạ thấp yêu cầu. Khi học sinh đạt được
nấc thang này, yêu cầu lại được tiếp tục tuần tự nâng cao.
- Dạy học phân hóa: Trong dạy học phân hóa, người giáo viên cần tính tới
những đặc điểm của cá nhân học sinh, chú ý đến từng đối tượng hay từng loại đối
tượng về trình độ tri thức, kĩ năng, kĩ xảo đã đạt, về khả năng tiếp thu, nhu cầu luyên
tập,…để tích cực phân hóa hoạt động của học sinh trong học tập.
2.2/ Đối với học sinh:
- Giáo viên phải tác động cho học sinh thấy được môn Tin học là cần thiết.
- Sách giáo khoa là phương tiện chủ yếu để học sinh học tập. Bên cạnh đó, học
sinh phải biết chọn lọc những quyển sách đọc tham khảo để học tốt môn Tin học.
- Học sinh phải tích cực chủ động học tập và thực hiện các yêu cầu chuẩn bị ở nhà
trước khi đến lớp. Trong quá trình học tập, các em phải tư duy theo gợi dẫn của giáo
viên, phải chủ động quan sát vấn đề, hiện tượng, phối hợp giải quyết, khám phá ra nội
dung bài học, thực hành vận dụng.
- Học thì phải hành. Thực hành là thước đo đánh giá tiếp nhận và vận dụng kiến
thức. Hành thông thường là áp dụng bài tập trên lớp và ở nhà.
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1/ Kết luận:
- Muốn đạt được kết quả cao trong việc giảng dạy cho học sinh, người giáo viên
phải luôn trau dồi kiến thức, không ngừng phấn đấu học hỏi qua sách vở, học hỏi kinh
nghiệm giảng dạy từ những người đi trước và của đồng nghiệp. Kiên trì rèn luyện và
phát huy cách học sáng tạo của học sinh.
4


4


- Muốn hoàn thành tốt hoạt động dạy và học trên lớp, giáo viên phải đầu tư nghiên
cứu nội dung bài dạy, hình thành ý tưởng xây dựng hệ thống câu hỏi, phác thảo câu
hỏi trắc nghiệm, thiết kế mô hình gợi dẫn hay mẫu minh họa tiếp cận vấn đề theo quan
điểm nội dung bài học. Người thầy bắt buộc phải có sự đầu tư nghiên cứu, chọn lọc sử
dụng các phương pháp phù hợp với từng loại bài, chuẩn bị tốt các phương tiên giảng
dạy trực quan rõ ràng.
- Lên lớp, giáo viên giảng dạy nhiệt tình và có kinh nghiệm gợi dẫn, kích thích
hoạt động tích cực phát biểu xây dựng bài, vận dụng làm bài tập nhanh thông qua các
trò chơi, học sinh sẽ khắc sâu khiến thức và đạt kết quả học tập tốt.
- Để hoạt động dạy và học có hiệu quả cao, người giáo viên luôn luôn ghi nhớ
bước hướng dẫn học tập về nhà là khâu không kém phần quan trọng.
3.2/ Kiến nghị:
* Đối với ngành giáo dục:
- Tăng cường lượng sách tham khảo cũng như tài liệu mới về Tin học để giáo viên
có cơ sở trao đổi và mở rộng thêm kiến thức.
- Cung cấp thêm máy chiếu để tiết dạy trở nên sinh động hơn, giúp học sinh dễ
quan sát tiếp thu bài tốt hơn.
* Đối với đồng nghiệp:
- Lượng kiến thức Tin học ở bậc Trung học cơ sở rất nhiều, đa dạng và phong phú
dẫn đến giáo viên chúng ta phải đúc kết thành một hệ thống tri thức, ngắn gọn, nhẹ
nhàng mà vẫn đảm bảo bản chất các vấn đề.
- Với nội dung đề tài này, tôi chỉ đề cập tới một số vấn đề góp phần nâng cao chất
lượng dạy học môn Tin học 8 nhằm phát huy tính chủ động, tích cực tự tìm hiểu phát
hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác mà bản thân tôi đã áp dụng ở trường học
trong việc giúp học sinh lĩnh hội kiến thức, chắc chắn sẽ còn nhiều hạn chế. Rất mong
sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để cùng hoàn thành tốt hơn

cho sự nghiệp “trồng người”.
Duyệt của Hội đồng khoa học trường

Người viết
(Ký tên, ghi rõ họ tên)

Dương Rương
5

5


6

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×