Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.34 KB, 53 trang )

VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay

LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, Việt Nam bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ
nguyên độc lập, tự chủ và xây dựng, phát triển đất nước theo con đường
XHCN. Dưới sự soi sáng của đường lối đổi mới do Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ VI đề ra năm 1986 với mục tiêu cơ bản là đưa đất nước ra
khỏi tình trạng nghèo và kém phát triển, xóa bỏ cơ chế tập trung quan
liêu bao cấp, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN có sự quản lý của Nhà nước. Trải qua 20 năm đổi mới, kinh tếxã hội Việt Nam đã có những bước chuyển biến mới, đạt được những
thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển: kinh tế phát triển tương đối
nhanh và bền vững, nền chính trị ổn định, đời sống vật chất và tinh thần
của người dân ngày càng được cải thiện, các vấn đề về văn hóa, giáo
dục, y tế đều có bước phát triển lớn so với trước đây.
Nông thôn Việt Nam là một bộ phận cấu thành trọng yếu của đất
nước. Trong xu thế phát triển chung, nông thôn Việt Nam cũng có
những bước phát triển đáng kể so với trước đây. Nhìn lại 20 năm sau đổi
mới có thể nhận thấy diện mạo của nông thôn đang thay da đổi thịt,
những ngôi nhà tranh vách đất, những dấu ấn về một nông thôn Việt
Nam nghèo nàn, lạc hậu đang dần biến mất. Thay vào đó là sự xuất hiện
ngày càng nhiều các khu công nghiệp, những tòa nhà được xây dựng
kiên cố, những làng nghề thủ công truyền thống được khôi phục và phát
triển, đời sống của dân cư nông thôn từng bước được nâng lên.
Sự khởi sắc, những đổi thay của cả nước nói chung và nông thôn
Việt Nam nói riêng là kết quả của những đường lối, chủ trương đúng
đắn do Đảng ta đề ra, là hiệu quả của sự quản lý của Nhà nước và cũng
là kết quả của sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn dân ta.
1



VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
Tuy nhiên tất cả những vẻ bề ngoài đó không thể che lấp được tất
cả những hạn chế, những vấn đề còn tồn tại đã và đang gây ảnh hưởng
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội cả nước nói chung và đối với khu
vực nông thôn nói riêng. Trong số những vấn đề còn tồn tại ấy thì vấn
đề nước sạch hiện nay đang là một vấn đề bức xúc, là một mục tiêu
thiên niên kỷ mà Việt Nam cũng như rất nhiều các quốc gia khác trên
thế giới đều quan tâm và hướng tới giải quyết. Trong điều kiện phát
triển còn thấp ở nông thôn Việt Nam hiện nay thì nước sạch đã và đang
trở thành một nhu cầu thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và đời
sống của nhân dân. Vậy, thực tế hiện nay liệu người dân đã có những
nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của nước sạch hay chưa, nhu cầu về
nước sạch của người dân đã được đáp ứng ở mức độ nào và những giải
pháp nào là thực sự cần thiết cho vấn đề nước sạch ở nông thôn Việt
Nam hiện nay…? Trong phạm vi đề tài nghiên cứu sẽ trình bày dưới đây
sẽ góp phần giải quyết lần lượt những vấn đề ấy. Quá trình tìm hiểu và
viết bài sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận
được những ý kiến nhận xét, đóng góp của cô, thầy.
Xin chân thành cảm ơn!

2


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC HIỆN NAY
I. VAI TRÒ CỦA TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐỐI VỚI CUỘC
SỐNG CON NGƯỜI
1. Nước là vật phẩm quý giá nhất mà tạo hóa đã ban tặng cho loài
người, nó là khởi nguồn của sự sống: vạn vật không có nước không thể

tồn tại và con người cũng không là ngoại lệ . Các nghiên cứu khoa học
đã cho thấy con người có thể nhịn đói được 3 tuần nhưng sẽ chết khát
nếu 3 ngày không được uống nước. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh
vật sống trong môi trường nước và 70% trọng lượng cơ thể người, con
người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt…
2. Nước cũng là tài nguyên có ý nghĩa đa ngành, là nguồn nguyên
liệu không thể thiếu cho hoạt động của các ngành kinh tế. Hiện nay,
nông nghiệp vẫn là ngành sử dụng nước nhiều nhất, chiếm 75-80% tổng
lượng nước sử dụng hàng năm, kế theo là nước dùng cho công nghiệp,
dịch vụ và sinh hoạt. . Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của
nước ta vào năm 2010 là 122 tỷ m 3, trong đó có ngành nông nghỉệp
dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng 17 tỷ m 3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Đến
năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m 3. Tỷ trọng của
các ngành cũng có những thay đổi đáng kể: nôn0g nghiệp và dịch vụ
dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3.
3. Ngoài những chức năng trên, nước còn là chất năng lượng (hải
triều, thủy năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực
hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Nước cũng là nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con người, số lượng cùng với
chất lượng nguồn nước mà con người có và sử dụng là một trong những
tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ của
con người hiện nay.
3


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
II. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Tiềm năng về tài nguyên nước
Theo tính toán hiện nay, tài nguyên nước trên thế giới là 1.39 tỉ

km3, tập trung trong thủy quyển 97,2% (1.35 tỷ km 3), còn lại trong khí
quyển và thạch quyển; 94% lượng nước là nước mặt, 2% là nước ngọt
tập trung trong băng ở hai cực; 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước
sông, hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0.001%, trong sinh
quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất.
Ngoài ra lượng nước mưa trên trái đất là 105.000 km3/năm.
Đối với Việt Nam, nhìn chung tài nguyên nước là khá phong phú.
Việt Nam là nước có lượng mưa trung bình vào loại cao, khoảng
2000mm/năm, gấp 2,6 lượng mưa trung bình của vùng lục địa trên thế
giới. Tổng lượng mưa trên toàn bộ lãnh thổ là 650 km 3/ năm, tạo ra
dòng chảy mặt trong vùng nội địa là 324 km3/năm, vùng có lượng mưa
cao là Bắc Quang 4000-5000 mm/năm, tiếp đó là vùng núi cao Hoàng
Liên Sơn, Tiên Yên, Móng Cái khoảng 3000-4000 mm/năm …,vùng
mưa ít nhất là Ninh Thuận, Bình Thuận vào khoảng 600-700 mm/năm.
Đối với nước dưới đất, hình thức sử dụng phổ biến hiện nay là cấp
nước sinh hoạt và tưới tiêu. Hiện nay khoảng 70-80% nguồn nước sinh
hoạt cấp cho nông thôn là nước từ dưới đất bằng các loại công trình
giếng đào, giếng khoan và mạch lộ. Khả năng khai thác nước dưới đất
để phục vụ cho tưới tiêu là khá lớn, chủ yếu tập trung cho một số cây
trồng có giá trị kinh tế như: cà phê ở Tây Nguyên, vải ở Bắc Giang…
theo thống kê sơ bộ, lượng nước dưới đất sử dụng cho tưới khoảng 425
triệu m3/năm.
Ngoài dòng chảy phát sinh trong nội địa, hàng năm lãnh thổ Việt
Nam nhận thêm lưu lượng từ Nam Trung Quốc và Lào với số lượng
khoảng 550km3. Do vậy, tài nguyên nước mặt và nước ngầm có thể khai
4


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
thác và sử dụng ở Việt Nam rất phong phú, khoảng 150 km 3 nước mặt

một năm và 10 triệu m3 nước ngầm một ngày.
2. Hiện trạng tài nguyên nước hiện nay
Nước thiết yếu là như vậy, nhưng loài người hiện nay đang đứng
trước nguy cơ thiếu nước nghiêm trọng, chất lượng nguồn nước ngày
càng suy giảm, do đó đã và đang gây ra những tác hại rất lớn đối với
sức khỏe và đời sống con người. Theo thống kê cho thấy trên thế giới
hiện có 80 quốc gia và 40% dân số không đủ nước dùng, 1/3 các điểm
dân cư phải dùng các nguồn nước ô nhiễm để ăn uống và sinh hoạt, hệ
quả là hàng năm có trên 500 triệu người mắc bệnh, 10 triệu người (chủ
yếu là trẻ em) bị chết, riêng bệnh tiêu chảy đã cướp đi mạng sống của
2,5 triệu trẻ em mỗi năm. Năm 2008, trong nhận xét về báo cáo của các
quốc gia UNICEF và WHO về “Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu
nước uống và vệ sinh”, ông David Agnew, chủ tịch kiêm tổng giám đốc
UNICEF Canada phát biểu như sau: “Báo cáo này đã gióng lên hồi
chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng thế giới. Hiện nay chúng ta phải
chứng kiến 40% dân số thế giới thiếu nước sạch cho sinh hoạt và điều
kiện vệ sinh tối thiểu. Chúng ta mất đi 4000 trẻ em mỗi ngày- đó là một
thực trạng đau lòng và bức xúc hiện nay”.
Riêng đối với Việt Nam - một nước đang phát triển, mặc dù tài
nguyên nước là tương đối đa dạng, phong phú nhưng lại có sự phân bố
không đều về mặt không gian và thời gian. Hàng năm hiện tượng mưa
bão gây ra lũ lụt cũng như tình trạng hạn hán, khan hiếm nguồn nước
vẫn còn xảy ra phổ biến ở nhiều vùng, địa phương trên phạm vi cả nước.
Hơn thế nữa tình trạng ô nhiễm nguồn nước đã và đang là vấn đề cơ
bản, bức xúc hiện nay. Sự tác động của nhiều yếu tố như: sự bùng nổ
dân số, chất thải sinh hoạt khu dận cư, chất thải bệnh viện, công nghiệp,
nông nghiệp và các hành vi, thói quen không hợp vệ sinh của con
người… chúng đã trở thành nguyên nhân khiến cho nguồn nước sử
5



VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
dụng cho ăn uống và sinh họat của người dân bị ô nhiễm nghiêm trọng,
gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đời sống của hàng triệu người dân ở
cả thành thị và nông thôn.
Theo thống kê, tháng 6/2006 ở Việt Nam với số lượng 600 trăm đô
thị lớn nhỏ đang thải ra một lượng rác thải rất lớn. Kết quả nghiên cứu
tại khu dân cư cạnh bãi rác Nam Sơn (Hà Nội), bãi rác Lạng Sơn cho
thấy tất cả các mẫu xét nghiệm nước thải từ bãi rác đều có vi khuẩn
Coliform cao gấp hàng trăm lần cho phép, chất lượng nước ăn uống của
người dân không đạt tiêu chuẩn cho phép về tiêu chuẩn vệ sinh chiếm
97,5%. Bên cạnh đó 1047 bệnh viện với hơn 140 nghìn giường bệnh và
trên 10.000 trạm y tế xã đang thải ra khoảng 400 tấn rác thải y tế/ ngày,
tuy nhiên đến nay chưa có bệnh viện nào triển khai hoàn chỉnh từ khâu
thu gom, phân loại và xử lý toàn bộ chất thải y tế.
Thời báo kinh tế Việt Nam số 84 ngày 26/05/2003 viết: tính chung
trên toàn quốc có tới 73% số doanh ngiệp xử lý tác thải không đạt tiêu
chuẩn do không có các công trình thiết bị xử lý nước thải, 6% công trình
xử lý nước thải không đạt yêu cầu. Điều này dẫn tới 90% số doanh
nghiệp được khảo sát không đạt tiêu chuẩn dòng xả nước thải ra môi
trường. Nước thải sinh hoạt đô thị đựơc thải trực tiếp vào hệ thống sông
suối dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước cục bộ.
Và hiện nay mặc dù nhà nước đã quan tâm đến vấn đề sử dụng và
bảo vệ tài nguyên nước, đặc biệt là các biện pháp trong vấn đề cung cấp
nước sạch cho sinh hoạt và đời sống nhân dân, song tình trạng thiếu
nước hoặc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh vẫn còn phổ biến. Ở
nhiều khu vực, đặc biệt là khu vực nông thôn hiện nay người dân vẫn
còn phải sử dụng những nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh,
nhiều dịch bệnh liên quan đến nước phát sinh và ngày càng trở nên phổ
biến.


6


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
Để bảo vệ tài nguyên nước và cung cấp đủ lượng nước sạch đáp
ứng cho nhân dân đang là một vấn đề hết sức cấp bách hiện nay. Đó là
mục tiêu mang tính chiến lược, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng,
sự tham gia và phối hợp thực hiện của nhiều ngành, nhiều cấp chính
quyền cũng như toàn thể nhân dân nói chung.

7


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
CHƯƠNG II
NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CON NGƯỜI
I. THẾ NÀO LÀ NƯỚC SẠCH
Nước sạch là nước phải trong, không có màu, không có mùi vị,
không chứa mầm bệnh và các chất độc hại.
II. VAI TRÒ CỦA NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG
1. Nước sạch là một nhu cầu cơ bản đối với cuộc sống hàng ngày,
là vấn đề đang ngày càng trở nên cấp thiết và cũng là trọng tâm của các
mục tiêu phát tiển thiên niên kỷ.
2. Nước sạch góp phần vào việc nâng cao sức khỏe, giảm thiểu
bệnh tật, tăng sức lao động và sản xuất cho con người.
3. Nước sạch cũng được coi là một nhân tố thiết yếu góp phần vào
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, cải thiện điều kiện sống và mang lại
một cuộc sống văn minh, tiến bộ cho con người.
III. CÁC LOẠI HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH

1. Bể chứa nước mưa
- Hệ thống thu hứng nước mưa gồm: mái hứng, máng dẫn, bể chứa.
- Khi hứng nước mưa cần chú ý:
+ Trước mùa mưa phải vệ sinh sạch sẽ mái hứng, máng dẫn và bể
chứa.
+ Nước của trận mưa đầu mùa và 15 phút đầu của các trận mưa
phải loại bỏ.
+ Bể chứa phải có nắp đậy.
+ Lắp vòi hoặc dùng gầu sạch để múc nước, gầu phải có chỗ treo
cao, sạch.
+ Phải nuôi cá vàng, cá cờ trong bể chứa để diệt bộ gậy.
2. Giếng khơi

8


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
- Giếng đào cách xa chuồng gia súc, nhà tiêu ít nhất là 10m.Thành
giếng xây cao khoảng 0,8m, trong lòng giếng có thể xây gạch, đá hộc,
đá ong, bê tông.
- Sân giếng lát gạch hoặc xi măng dốc về phía rãnh thoát nước.
Miệng giếng có nắp đậy, rãnh thoát nước có độ dốc vừa phải và dẫn ra
xa hoặc đổ vào các hố thấm nước thải. Có thể lắp bơm tay để lấy nước.
3. Giếng hào lọc
- Ở những vùng không có nước ngầm hoặc ven biển, người ta đào
giếng ven suối hoặc cạnh ao, hồ, mương, máng để lấy nước vào giếng
qua hệ thống hào lọc.
- Hào lọc có chiều dài 1-2m, sâu 0,5m, rộng 0,7m và dốc thoai
thoải đến giếng.
- Vách giếng trát bằng xi măng.

- Ao, hồ dùng để lấy nước dẫn vào giếng hào lọc phải sạch, vệ sinh
quang cảnh thường xuyên, không giặt giũ và cho người, trâu, bò, ngan,
vịt tắm ở ao hồ này.
4. Nước tự chảy
- Nguồn nước lấy tư khe núi đá, mạch lộ dẫn về thôn, bản, làng,
nhà dân bằng máy dẫn nước.
- Máng dẫn nước có thể là tre, vầu, ống nhựa.
- Tốt nhất nên xây 1 bể lọc từ đầu nguồn, từ đó đặt hệ thống ống
dẫn về thôn, bản, tại đây xây bể chứa. Từng gia đình có thể lấy nước tại
bể hoặc dùng ống cao su dẫn về nhà.
- Máng dẫn phải kín để tránh lá cây, bụi bẩn, phân suc vật rơi vào.
- Cần rào xung quanh khu vực lấy nước và đóng cổng khi không có
người lấy nước.
5. Giếng khoan bơm tay hay bơm điện
- Lấy nước từ các mạch nước ngầm sâu từ 20m trở lên.
- Xây sân giếng và rãnh thoát nước.
9


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
- Làm bể lọc sắt (nếu nước có sắt)
- Định kỳ bảo dưỡng máy bơm.
- Nên có xét nghiệm thạch tím (arsenic)
6. Hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ
- Nước lấy từ giếng khoan hay sông hồ được lọc qua bể lắng, bể
lọc, dàn mưa rồi chứa trong bể chứa.
- Nước từ bể chứa được bơm lên tháp nước cao, từ đó nước chảy
theo ống dẫn về tận hộ gia đình.

10



VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
CHƯƠNG III
TÌNH HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM SAU 20 NĂM
ĐỔI MỚI
Trải qua 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, thực hiện CNHHĐH đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu,
rộng; Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều các chính sách về nông
nghiệp, nông thôn. Với việc thực hiện các chính sách theo tiêu chí “cởi
trói” và “thúc đẩy” để chuyển từ nền kinh tế Nhà nước hóa, bao cấp, kế
hoạch hóa tập trung quan liêu chuyển sang kinh tế thị trường trong nông
nghiệp, nông thôn , hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ và văn minh.Ngày nay, nông thôn Việt Nam đã có
nhiều thay đổi, đạt được những thành tựu rất lớn trên con đường xây
dựng và phát triển.
1. Những thành tựu đạt được
1.1 Về kinh tế
Thành tựu to lớn nhất của nông nghiệp, nông thôn trong những
năm vừa qua là mức độ tăng trưởng nhanh và liên tục. Bình quân tăng
trưởng hàng năm của Nông - Lâm - Ngư nghiệp nước ta thời kỳ 19912000 là 4,5%, năm 2003 là 3,25% mặc dù thời tiết, khí hậu và thị trường
nông sản có nhiều bất ổn. Trong kết quả chung đó, điều nổi bất nhất là
thành tựu trong việc giải vấn đề lương thực, thực phẩm, chẳng những
nông nghiệp nước ta đã bảo đảm đủ ăn mà còn tạo ra được một khối
lượng lớn lương thực phục vụ cho xuất khẩu và an ninh lương thực,
Nông nghiệp, nông thôn đã góp phần quan trọng trong việc tăng
nguồn hàng xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ để tăng trưởng kinh tế.
Nông- lâm- thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ là những sản phẩm chủ
lực của Việt Nam trong những năm vừa qua. Kim ngạch xuất khẩu
11



VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
nông- lâm- thủy sản và hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng lên và
đạt giá trị hàng tỷ Đô la Mỹ, đó là nguồn ngoại tệ quý giá để đầu tư phát
triển kinh tế- xã hội nông thôn cũng như cả nước nói chung.
Cơ cấu ngành nghề ở nông thôn cũng có những chuyển biến rõ nét:
ngành nông- lâm- ngư nghiệp có sự chuyển dịch theo hướng tích cực,
giảm tính chất thuần nông, thuần lương thực mang tính tự cung tự cấp
sang một nền nông nghiệp đa dạng mang tính chất sản xuất hàng hóa.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đa dạng hóa và sản xuất hàng
hóa là điều kiện cơ bản để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của
từng ngành cũng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
1.2 Về xã hội
Cùng với những chuyển biến về kinh tế, trong xã hội nông thôn
cũng có những chuyển biến tích cực về tư duy và lối sống. So với trước
đây, người nông dân hiện nay năng động hơn, chủ động hơn, biết theo
những “tín hiệu của thị trường” để điều chỉnh sản xuất với mong muốn
tăng thu nhập và cải thiện đời sống. Chính vì vậy đời sống vật chất và
tinh thần của dân cư nông thôn được cải thiện rõ rệt. Với những nỗ lực
của các tầng lớp dân cư nông thôn và với sự nỗ lực của nhà nước, tỷ lệ
đói nghèo đã giảm đi nhanh chóng (tỷ lệ người nghèo tính theo chuẩn
quốc tế giảm từ 29% năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004).
Lao động và việc làm là một trong những vấn đề được quan tâm
giải quyết bằng nhiều biện pháp khác nhau như: chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn, phát triển ngành nghề và làng nghề
truyền thống, đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh…
Nhờ vậy, số lượng lao động có công ăn việc làm ngày càng tăng lên, thu
nhập và đời sống của người dân ngày càng tốt hơn trước, an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội đựợc bảo đảm, tình trạng mất ổn định ở một số

vùng nông thôn đã cơ bản được xóa bỏ. Công tác tuyên truyền, phổ biến
các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước được
12


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
coi trọng, những vấn đề người dân quan tâm đã được công khai hóa, dân
chủ cơ sở ngày càng tiến bộ.
1.3 Về môi trường sinh thái
Trong những năm vừa qua bộ mặt nông thôn nước ta đã có những
thay đổi to lớn, trong đó vấn đề môi trường đã được lãnh đạo các ngành
và người dân quan tâm tổ chức thực hiện như: Vấn đề cung cấp nước
sạch, vệ sinh làng xã, trồng rừng và bảo vệ rừng, một số tỉnh đã dành
đất cho các hộ ngành nghề sản xuất tập trung để giảm ô nhiễm môi
trường… Có thể nói môi trường sinh thái ở nông thôn hiện nay vẫn còn
nhiều việc phải làm. Chính vì vậy trong những năm gần đây đã xuất
hiện ý tưởng cho rằng nông nghiệp, nông thôn bên cạnh những vai trò
truyền thống, nó còn có vai trò rất quan trọng trong việc thỏa mãn nhu
cầu mới xuất hiện chính từ xã hội, từ yêu cầu lấy con người làm hạt
nhân, trung tâm của sự phát triển.
2. Những hạn chế
Chất lượng tăng trưởng kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn thấp.
Điều này thể hiện ở sự thích ứng của hàng nông sản với yêu cầu của thị
trường và khả năng cạnh tranh của chúng còn rất thấp. Nguyên nhân cơ
bản của hiện tượng này là sản xuất thiếu quy hoạch hoặc chưa gắn với
quy hoạch, còn có hiện tượng chạy theo phong trào, năng suất và chất
lượng sản phẩm còn thấp…
Người dân bên cạnh mặt tích cực vốn có của họ, vẫn còn bộc lộ
những khiếm khuyết đáng lưu ý như: tính toán thiển cận, làm ăn theo
kiểu tự do, tùy tiện; ý thức kỷ luật lao động theo kiểu công nghiệp chưa

có, ý thức chấp hành luật pháp chưa cao, vừa có cái bảo thủ trì trệ, vừa
có cái tư hữu, cá nhân…Vì vậy, sau những năm đổi mới cơ chế, những
hủ tục lại xuất hiện, ý thức cộng đồng có phần bị phai nhạt, sự du nhập
của lối sống đô thị không chọn lọc đã làm cho tệ nạn xã hội trong nông
thôn ngày càng gia tăng.
13


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
Sự phân hóa giàu nghèo và bất bình đẳng về thu nhập ở nông thôn
có xu hướng tăng nhưng còn ở mức thấp. Tuy nhiên, điều đáng quan
tâm ở đây là trong nhóm hộ nghèo vẫn còn có những hộ có tư tưởng ỷ
lại, trông chờ vào sự giúp đỡ của Nhà nước và trong số hộ giầu còn có
những hộ giầu lên nhờ bán đất và chuyển đổi mục đích đất bất hợp
pháp.
Lao động, việc làm trong nông thôn là một trong những vấn đề nan
giải khi mà số lao động cần giải quyết việc làm ngày càng tăng lên. Một
số nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do: diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp phục vụ cho mục đích phát triển công
nghiệp, quỹ thời gian nông nhàn của người dân nông thôn chưa được
tận dụng một cách triệt để… Ngoài ra chất lượng nguồn lao động nông
thôn còn thấp kém, việc tuyên truyền, giáo dục, dạy nghề cho người
nông dân còn nhiều bất cập.
Tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nước vẫn có xu hướng
tăng, điều này thể hiện ở những điểm chính sau: vấn đề lạm dụng hóa
chất trong sản xuất nông nghiệp chưa kiểm soát tốt, việc phát triển các
làng nghề chưa có quy hoạch, tiếng ồn và nguồn chất thải là những
nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, vấn đề xử lý
nguồn nước thải và chất thải ở nông thôn chưa thực sự mang lại hiệu
quả…

Như vậy nhìn lại sau 20 năm đổi mới bên cạnh những thành tựu đã
đạt được thì hiện nay nông thôn Việt Nam cũng còn tồn tại rất nhiều
những khó khăn, vướng mắc cần giải quyết. Chúng được coi như là
những thách thức trong giai đoạn mới của quá trình phát triển kinh tế
dưới tác động của quá trình CNH- HĐH và toàn cầu hóa. Có tháo gỡ
được các khó khăn trên mới có thể từng bước giải quyết những mâu
thuẫn về xã hội, chính trị, môi trường đang nảy sinh trong nông thôn,
đảm bảo cho tương lai nông thôn phát triển bền vững và ổn định.
14


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH ĐỐI VỚI
NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
Hiện nay dân số Việt Nam vào khoảng 8,6 triệu người, trong đó có
đến khoảng trên 60 triệu người dân sinh sống ở khu vực nông thôn,
chiếm trên 70% dân số cả nước. Do điều kiện phát triển còn thấp, cùng
với thói quen sinh hoạt truyền thống nên cho đến hiện nay đa phần dân
cư nông thôn vẫn thường sử dụng các nguồn nước như: nước giếng, ao
hồ nhỏ, nước mưa, nước sông, rạch… để sử dụng hàng ngày và chứa
nước trong các dụng cụ thô sơ như bể, chum vại… sau khi dã áp dụng
các biện pháp lọc thô, đánh phèn…trong khi không xác định được rõ về
chất lượng của các nguồn nước mà mình sử dụng. Hơn nữa một vấn đề
có thể coi là bức xúc hiện nay đó là tình trạng ô nhiễm môi trường sống,
ô nhiễm của các sông ngòi, ao hồ, kênh rạch đã và đang khiến cho
nguồn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt của người dân nông thôn
trở nên ô nhiễm trầm trọng. Việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo
tiêu chuẩn vệ sinh là nguyên nhân trực tiếp và chủ yếu khiến cho nhiều
loại dịch bệnh liên quan đến nguồn nước phát triển và ngày càng lan
rộng, đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe và đời sống của dân cư

nông thôn:
Kết quả khảo sát gần đây nhất của các cơ quan chức năng cho biết
mức độ ô nhiễm cao đối với nguồn nước ở một số tỉnh như Hà Nam
(64,03%), Hà Nội (61,63%), Hải Dương (51,99%), Đồng Tháp
(37,26%)…thậm chí có những mẫu nuớc hàm lượng Asen vượt quá 100
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Kết quả kinh hoàng này cho thấy, những
người dân nông thôn đang thực sự phải đối mặt với nguồn nước tử thần.
Theo các tài liệu khoa học trên thế giới đã phát hiện thấy có hơn
300 mầm bệnh lây truyền qua nước. Có 2 nguyên nhân ảnh hưởng đến
sức khỏe liên quan đến nước đó là do các vi sinh vật có khả năng truyền
bệnh sang người và do các chất hóa học, chất phóng xạ gây ra. Đối với
15


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
Việt Nam trong những năm gần đây, tình trạng mắc một số bệnh liên
quan đến nước không những không giảm mà còn có xu hướng gia tăng
nhanh. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy với 26 bệnh truyền nhiễm trong
hệ thống báo cáo thì có tới trên 10 mầm bệnh liên quan đến nước, vệ
sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.
Vi sinh vật lây truyền qua nước gây nên hầu hết các bệnh ở đường
tiêu hóa. Vi khuẩn gây bệnh như tả, lỵ, thương hàn, tiêu chảy…; vi rút
gây bệnh như bại liệt, viêm gan…; ký sinh trùng gây bệnh như lỵ Amip,
giun, sán…Các tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể con người trực
tiếp qua đường nước uống hoặc nước dùng chế biến thực phẩm. Những
bệnh này có thể gây thành dịch lớn làm cho số người mắc bệnh và tỉ lệ
tử vong là rất cao.
CÁC BỆNH LÂY LAN QUA ĐƯỜNG NƯỚC
Các bệnh


1995

1996

1999

2000

2001

2002

Tả
Thương hàn

4.886
30.900

491
23.300

219
6.874

176
4.367

16
9.614


317
7.090

Lỵ
Ỉa chảy

48.350
573.300

57.860
598.70

138.259 149.180 169.610
975.200 984.617 1.055.178

174.722
1.062.440

80.447
666.153

0
89.963
532.80

36.868
31.529

28.728
185.529


Sốt vi rút
Sốt rét

25.269 42.878
293.016 257.793

6

(Nguồn: Vụ Y tế dự phòng, Bộ Y tế năm 2002)
Khi nguồn nước nhiễm các hóa chất từ sản xuất, sinh hoạt của con
người, nước thaỉ từ các khu công nghiệp thường gây ra các bệnh mãn
tính, bệnh ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản và di truyền:

16


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
- Thời gian vừa qua, báo chí đã nói rất nhiều đến tình trạng ô
nhiễm nguồn nước một cách nghiêm trọng ở các vùng nông thôn Việt
Nam, đặc biệt là những khu vực tập trung nhiều khu công nghiệp, khu
chế xuất và làng nghề. Nếu ai đã một lần đến làng ung thư tại Thạch
Sơn - Lâm Thao - Phú Thọ thì đều có thể thấy sự kinh hoàng mà những
người dân nơi đây phải gánh chịu từ những nguồn nước chết, thải ra từ
các khu công nghiệp quanh đó. Nguồn nước xung quanh khu vực này đã
bị nhiễm độc nghiêm trọng ngay cả nguồn nước ngầm, những cây thực
phẩm vẫn mọc lên xanh mướt, nhưng đó là màu xanh của chết chóc.
- Sau Thạch Sơn, chúng ta đã kinh hoàng phát hiện ra hàng loạt
những làng ung thư ở Hà Tây, Hà Nam, Nghệ An, Quảng Nam và mới
đây nhất là Thủy Nguyên (Hải Phòng)…Theo khảo sát cảu bệnh viện K

trong 5 năm gần đây, trung bình ở nước ta mỗi năm có khoảng 150.000
bệnh nhân ung thư mới phát hỉện, có khoảng 70.000 người bị chết vì
căn bệnh này. Bệnh ung thư giờ đây đã trở thành một hiện tượng không
còn hiếm hoi ở nông thôn Việt Nam và tất cả đều liên quan trực tiếp đến
tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và tác nhân trực tiếp chính
là do nguồn nước không đảm bảo tiêu chuẩn.
Hiện nay, rất đông dân cư nông thôn đều sử dụng nguồn nước đã
qua xử lý thô như lọc qua bể lọc hoặc nước mưa để phục vụ cho sinh
hoạt và đời sống. Tuy nhiên việc xử lý thô sơ của người dân chỉ có thể
tránh được các kim loại nặng trong nước như sắt chứ không thể lọc hết
được những chất độc như Asen, vì vậy những nguồn nước này không
thể đảm bảo an toàn vệ sinh và đặc biệt là không thể tránh khỏi được
những loại bệnh tật nguy hiểm cho con người.
Theo kết quả nghiên cứu khảo sát nguồn nước tại 3 xã của tỉnh Hà
Nam (gồm Hòa Hậu, Bồ Đề, Vĩnh Trụ): khi lựa chọn ngẫu nhiên 208 hộ
gia đình sử dụng nước giếng khoan cho ăn uống và sinh hoạt để nghiên
cứu và khám bệnh cho thấy tình hình ô nhiễm Asen trong nguồn nước
17


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
giếng khoan ở khu vực nghiên cứu thí điểm là rất nghiêm trọng (94,4%)
cao hơn tiêu chuẩn cho phép, tỉ lệ mắc bệnh của khu vực này cũng cao
hơn so với các khu vực nghiên cứu khác như bệnh ngoài da 28.3%, tỉ lệ
biến đổi sắc tố da , sừng hóa, bệnh lưu thai sản khá cao.
Ngoài ra hàng năm nước ta vẫn phải đối mặt với tình trạng khan
hiếm nguồn nước tại các tỉnh miền núi và miền trung, các sự cố lũ lụt tại
Duyên hải miền trung, Đồng bằng SCL, Không những thế nguồn nước
bị nhiễm phèn, nhiễm mặn cũng là những nguyên nhân gây ra những
ảnh hưởng, khó khăn rất lớn cho sức khỏe và đời sống dân cư các vùng

nông thôn.
Như vậy từ những kết quả như đã phân tích nêu trên đã chứng
minh cho chúng ta thấy nguồn nước và các vấn đề liên quan đến nguồn
nước của dân cư nông thôn hiện nay đã thực sự trở thành một vấn đề
bức xúc. Sức khỏe cho người dân, văn minh, tiến bộ cho nông thôn Việt
Nam sẽ có nếu như chúng ta giải quyết và đáp ứng được nhu cầu thiết
yếu trước nhất đó là vấn đề nước sạch cho đời sống. Và có thể nói rằng
đối với nông thôn Việt Nam hiện nay thì nước sạch là một nhu cầu tất
yếu khách quan.
III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ CẤP NƯỚC SẠCH Ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY
1. Những kết quả đạt được
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích và nhận thức sâu sắc về vai trò,
sự cần thiết của nước sạch đối với nông thôn nhà nước ta đã đề ra nhiều
chủ trương, chính sách, chiến lược quan trọng đưa vấn đề nước sạch trở
thành mục tiêu quốc gia cần phải được đáp ứng. Năm 1994, Chính phủ
đã có chỉ thị số 200/TTg về đảm bảo nước sạch và vệ sinh môi trường
nông thôn và đến tháng 8 năm 2000, chiến lược quốc gia về cấp nước
sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt tại quyết định số 104/2000/QĐ-TTg . Trong chiến lược, trên
18


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
cơ sở phân tích tình hình cấp nước sạch ỏ nông thôn, Chính phủ đã đưa
ra những mục tiêu, phương châm, nguyên tắc và từ đó đề ra những giải
pháp, phương án hành động cụ thể cho vấn đề cung cấp nước sạch ở
nông thôn hiện nay. Mục tiêu cụ thể của chiến lược là phấn đấu đến năm
2010 có 85% dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh với số lượng
60lít/ người/ngày và đến năm 2020 tất cả dân cư nông thôn sử dụng

nước đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng tối thiểu là 60
lít/người/ngày.
Kể từ khi triển khai thực hiện chiến lược thì vấn đề cấp nước sạch ở
nông thôn đã thu được những kết quả như sau:
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đến hết
năm 2003 đã nâng tỷ lệ dân số nông thôn được hưởng nước sạch lên
55%, các nhà máy nước, trạm cấp nước tập trung có quy mô phù hợp
với từng vùng như quy mô thôn, xã, liên xã được tăng cường đầu tư xây
dựng, đặc biệt đã xuất hiện những nhà máy nước có quy mô lớn có công
suất tới 3600 m3/ngày- đêm. Hiện nay, nhiều mô hình xử lý và cấp nước
sạch đã và đang được triển khai thực hiện ở nhiều địa bàn dân cư nông
thôn, trong đó hầu hết các công trình đều có sự hỗ trợ kinh phí xây dựng
từ nguồn ngân sách nhà nước. Do đó đã có tác dụng rất lớn góp phần cải
thiện một phần nhu cầu nước sạch của dân cư nông thôn.
Ví dụ:
+ Mô hình cấp nước sạch ở Hà Giang: Hà Giang là một tỉnh miền
núi cao, địa hình núi đá dốc, là tỉnh đặc biệt khó khăn của cả nước, dân
trí phát triển kém. Việc cung cấp nước sạch của tỉnh tính đến tháng
6/2002 mới chỉ đạt 24%. Từ giữa năm 2002, tỉnh chủ chương đầu tư hỗ
trợ cho mỗi hộ gia đình 700kg xi măng và 300 nghìn đồng để dân tự xây
dựng bể chứa nước ăn cho gia đình. Cuối năm 2001 xây được 18.892
bể, đến cuối 2002 là 25.000 bể với 5-6m 3, đạt tiêu chuẩn tối thiểu
20lít/người/ngày trong các tháng mùa khô. Trong năm 2001-2002 tình
19


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
thình thiếu nước ăn giảm hẳn do dân đã tự dự trữ và chủ động về nguồn
nước và giữ bể nước của mình sạch hơn (Nguồn: Chương trình Nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Việt Nam)

+ Mô hình cấp nước tự chảy ở xã Tân Phong- Kỳ Sơn- Hòa Bình:
Đây là nơi có 98% đồng bào dân tộc Mường sinh sống, mức sống của xã
còn thấp, lo ăn hàng ngày là mối lo thường xuyên. Chương trình nước
sạch đã tiến hành tập huấn nâng cao nhận thức về nước sạch cho nhân
dân với việc xây dựng 2 hệ thống cấp nước tự chảy với 34 bể phân phối
nước và hệ thống giếng nước hợp vệ sinh (sử dụng từ tháng 5/2001).
Hiện nay trên 90% hộ gia đình được tiếp cận với nguồn nước sạch,
100% số hộ được hỏi đã dùng nhiều nước hơn (50-57lít/người/ngày,
trước đây 10-15lít/ng/ng). Hiện nay hàng tháng mỗi hộ gia đình trong xã
tự nguyện góp 2.000đồng/ tháng để duy tu, bảo dưỡng hệ thống cấp
nước ( Nguồn: Ngô Kim Chi).
Một chương trình lớn về Cấp nước sạch và Vệ sinh nông thôn của
Chính phủ được UNICEF tài trợ đã triển khai hoạt động trong những
năm vừa qua ở hầu hết các tỉnh là một đóng góp quan trọng trong sự
phát triển của lĩnh vực cấp nước sạch. Hàng trăm ngàn giếng nước bơm
tay đã được xây dựng, đồng thời người dân đã tự đầu tư xây dựng số
lượng công trình nước sạch gấp 2-3 lần số lượng công trình do chương
trình UNICEF tài trợ.
Công tác tuyên truyền phổ biến về vấn đề nước sạch và vệ sinh
môi trường cho người dân nông thôn đã được quan tâm triển khai và
cũng bước đầu thu được những kết quả nhất định.
2. Những mặt tồn tại
Mặc dù tình hình cấp nước sạch đã có nhiều cải thiện so với trước
đây song hiện nay ở hầu hết các vùng nông thôn người dân vẫn phải tự
lo nguồn nước sinh hoạt cho mình, họ sử dụng đủ loại nguồn nước:
nước mưa, nước ngầm, nước lọc thô…trong khi không xác định và
20


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay

không biết được thực chất chất lượng nguồn nước mà bản thân mình
đang sử dụng là như thế nào.
Vào thời điểm năm 2000, ở Việt Nam có hơn 50% số hộ nông thôn
dùng nước giếng đào, 25% dùng nước sông suối, hồ ao, và hơn 10%
dùng nước mưa. Bộ phận còn lại dùng nước giếng khoan và rất ít hộ
được cấp nước bằng hệ thống đường ống.
Đến năm 2006, theo báo cáo có 50% dân nông thôn được tiếp cận
vơi nước sạch. Tuy nhiên theo điều tra, khảo sát tại nhiều địa phương
trên cả nước do hội cấp thoát nước Việt Nam tiến hành thì đây chỉ là
những con số báo cáo “cho đẹp”. Trên thực tế ở nông thôn 31% hộ gia
đình vẫn dùng nước giếng khoan; 32% dùng nước giếng đào, 1,8% dùng
nước mưa; 11,7% dùng nước máy; 1,7% dùng nước ao hồ; 11,6 % uống
nước lã tự nhiên, trong đó tập trung chủ yếu ở người Bana (79,2%),
Giarai (46%), Mường (24%), và cả người Kinh (10,6%).
Hệ thống cấp nước ở khu vực nông thôn đa phần là các trạm có
quy mô nhỏ, nhiều công trình cấp nước sạch xây dựng xong nhưng lại
không được đưa vào sử dụng; các giếng khoan gia đình chất lượng nước
không được kiểm tra thường xuyên do kinh phí hạn hẹp và việc quản lý
nguồn nước uống không đồng bộ. Theo kết quả theo dõi chất lượng
nước của 56 mẫu nước ngầm và 26 mẫu nước của các trạm cấp nước đã
qua xử lý tại 2 tỉnh thành là Hà Nam và Nam Định năm 2002 cho thấy
hàm lượng NH4 dao động trong khoảng 6,15-119,4mg/ lít, hàm lượng
các chất hữu cơ trong nước khoảng 2,56- 88,8 mg/lít, tên 50% số mẫu
nhiễm Asen là chất rất độc hại.
Năm 2003, tính chung trên toàn quốc, gần 40% lượng nước sạch bị
thất thoát trong quá trình cung cấp và ở một số địa phương thì tỉ lệ này
lên tới 50%.
3. Những khó khăn và thách thức trong vấn đề cấp nước sạch ở
nông thôn
21



VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
3.1 Khó khăn về kinh tế – tài chính
Mức sống của cư dân nông thôn nói chung còn rất thấp; tỷ lệ các
hộ đói nghèo còn khá cao ( tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi gấp từ
1,7- 2 lần tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước, thu nhập bình quân của
nhóm hộ nghèo ở nông thôn chỉ đạt mức 70% mức chuẩn nghèo mới).
Do đó đời sống dân cư chỉ đủ ăn mà không còn tiền để chi tiêu cho các
nhu cầu khác.
Đầu tư cho lĩnh vực cấp nước sạch quá ít: Tính trung bình trong 10
năm cải cách kinh tế cả nhà nước và quốc tế mới đầu tư được khoảng
0,13 USD cho một người dân trong một năm, trong 10 năm mới đầu tư
1,3 USD cho một người. So với nhu cầu chi phí để xây dựng các công
trình cấp nước sạch thì mức đầu tư của Chính phủ và các nhà tài trợ còn
ít, chưa có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu ( Năm 2003 đã có 1.440 tỷ
đồng để thực hiện chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, vốn
ngân sách là 236 tỷ, các tổ chức quốc tế hỗ trợ 387 tỷ, ngân sách địa
phương và nhân dân huy động là 817 tỷ cho việc xây dựng các công
trình nước sạch).
Tỷ lệ số hộ ở nông thôn có công trình cấp nước còn thấp: năm 2000
là 30%. Các công trình nước sạch trong các trường học, trạm y tế và các
cơ sở công cộng khác ở nông thôn còn hạn chế. Nhiều trường học còn
thiếu các công trình cấp nước hoặc có nhưng không đáp ứng được nhu
cầu.
3.2 Khó khăn về xã hội và tập quán
Hiểu biết về vệ sinh và sức khỏe của người dân nông thôn còn
thấp. Số đông ít quan tâm đến đến vệ sinh, coi đó chỉ là vấn đề cá nhân
liên quan đến tiện nghi là chính chứ không phải là một vấn đề công
cộng có liên quan đến sức khỏe của cộng đồng và sự trong sạch của môi

trường.

22


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
Những thói quen sinh hoạt ở nông thôn mang tính chất truyền
thống, thực hành vệ sinh kém nên các bệnh tật phổ biến vẫn thường
xuyên xảy ra ở khu vực nông thôn, có khi xảy ra những dịch lớn như tả,
thương hành, sốt xuất huyết khiến cho người dân nông thôn đã nghèo
nay lại khó khăn hơn do ốm đau và bệnh tật.
Ở vùng đồng bằng sông Hồng và ven biển Bắc Trung Bộ người dân
nông thôn có tập quán sử dụng phân người chưa được xử lý tốt làm
phân bón. Ở phía Nam, nhất là vùng đồng bằng SCL, phân người được
thải trực tiếp xuống ao làm thức ăn cho cá.
Tổ chức của lĩnh vực nước sạch còn phân tán, sự phối hợp giữa các
Bộ, Ngành chưa tốt. Quản lý nguồn nước và cấp nước nông thôn thuộc
trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng
chịu trách nhiệm cấp nước đô thị bao gồm cả các thi trấn, vệ sinh lại là
trách nhiệm của Bộ Y tế.
Nhà nước chưa có chính sách huy động sự tham gia đóng góp của
các thành phần kinh tế để cùng với người sử dụng xây dựng công trình
cấp nước sạch mà mà chủ yếu vẫn áp dụng cách tiếp cận dựa vào cung
cấp là chính.
Pháp luật còn thiếu các quy định và hướng dẫn cụ thể để có thể
quản lý tốt lĩnh vực cung cấp nước sạch.
3.3 Khó khăn về kỹ thuật và thiên tai
Có nhiều vùng gặp khó khăn về nguồn nước như các vùng bị
nhiễm mặn (năm 2000 ước tính có hơn 13 triệu người sống ở các vùng
này), các vùng núi cao và các vùng đá vôi có đặc trưng là nguồn nước

ngầm ở rất sâu và không có hoặc rất hiếm nước mặt.
Thời gian gần đây khí hậu thời tiết có những biến động thất
thường, lũ lụt và hạn hán xảy ra ở nhiều địa phương làm cho tình hình
nguồn nước càng khó khăn hơn. Một số nơi nguồn nước cạn kiệt đang
trở thành vấn đề nghiêm trọng cho sản xuất và sinh hoạt (Nhiều vùng ở
23


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay
miền núi ven biển và khó khăn về nguồn nước, người dân chỉ được sử
dụng bình quân dưới 20 lít nước/ người/ ngày. Nhiều nơi tình trạng khan
hiếm nước diễn ra từ 5- 6 tháng trong năm như Nam Trung Bộ, Tây
Nguyên,…
Ở các vùng làng chài ven biển có mật độ dân số rất cao nhưng lại
thiếu nước sạch, ở các làng nghề môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng, ô
nhiễm do chuông trại gia súc và thuôc trừ sâu cũng là một vấn đề lớn
cần được quan tâm giải quyết.
Chưa có các trung tâm chuyển giao công nghệ và sản xuất cung
ứng các vật tư thiết bị phục vụ cho nhu cầu cấp nước sạch.
Trên đây là những nét cơ bản về thực trạng của việc cấp nước sạch
ở nông thôn hiện nay, có thể thấy được rằng trong những năm vừa qua
vấn đề cung cấp nước sạch cho người dân nông thôn đã có nhiều cải
thiện, đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên so với nhu cầu hiện
nay thì vấn đề này cũng còn rất nhiều những khó khăn, thách thức cần
phải giải quyết.

24


VÊn ®Ò cÊp níc s¹ch ë n«ng th«n ViÖt Nam hiÖn nay

CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU CHO
VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN
NAY
I. ĐỊNH HƯỚNG CHO VẤN ĐỀ NƯỚC SẠCH Ở NÔNG
THÔN VIỆT NAM
Trên con đường xây dựng và phát triển đất nước, nước sạch hiện
nay giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người nói chung và
dân cư nông thôn nói riêng, nó là đòi hỏi tất yếu cần được đáp ứng. Do
đó bên cạnh việc đẩy mạnh các hoạt động kinh tế phục vụ cho phát triển
thì nước sạch cũng đã trở thành một mục tiêu quốc gia mà nhà nước ta
hướng tới thực hiện trong tương lai. Chiến lược quốc gia về nước sạch
và vệ sinh môi trường đến năm 2020 do Chính phủ ban hành 8/2000 là
một dấu mốc quan trọng, có vai trò định hướng cơ bản cho vấn đề cấp
nước sạch cho dân cư nông thôn trong giai đoạn hiện nay. Những định
hướng cơ bản đó là:
1. Mục tiêu
1.1 Mục tiêu tổng thể
- Tăng cường sức khỏe cho dân cư nông thôn bằng cách giảm thiểu
các bệnh có liên quan đến nước nhờ cải thiện việc cấp nước sạch và
nâng cao thực hành vệ sinh của dân chúng
- Nâng cao điều kiện sống: Các công trình nước sạch hiện nay nếu
được cải tiến và nhân rộng sẽ đem lại tiện ích to lớn, nâng cao điều kiện
sống cho người dân nông thôn, làm giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và
nông thôn, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp và nông thôn.
1.2 Mục tiêu cụ thể

25



×