Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Báo cáo thực tập: Công tác phòng chống thanh nhũng trong hoạt động thanh tra tỉnh Lạng Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.81 KB, 51 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Lời cám ơn.
Trong 4 năm học tại trường Học viện Hành chính về khoa Nhà nước và pháp luật
với chuyên ngành Thanh tra. Với sự tận tình giảng dạy của quý thầy, cô giáo đã
trang bị cho em những kiến thức cơ bản về chuyên ngành học của mình, đồng thời
cũng tạo cho em nắm được những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của ngành
Thanh tra, những bài học, kinh nghiệm, sự hiểu biết về xã hội, khi ra trường em có
một trình độ nhận thức, kiến thức thực tế đầy đủ bước vào cuộc sống.
Thời gian qua, được sự giới thiệu của nhà trường em đã về Thanh tra tỉnh Lạng
Sơn. Sau gần 2 tháng tiếp súc thực tế với chuyên ngành học của mình, đã giúp em
nâng cao được trình độ, kinh nghiệm và có cơ hội áp dụng những kiến thức đã học
vào thực tiễn.
Với những kiến thức được tích lũy đã học ở trường và tiếp xúc với thực tế, cùng
với sự hưỡng dẫn tận tình của cô giáo Trần Thị Diệu Oanh và cán bộ thanh tra viên
Mã Thị Hiền và cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của các Bác, Chú lãnh đạo và toàn
thể cán bộ thanh tra tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành bản báo
cáo này.
Tuy nhiên với trình độ nhận thức còn hạn chế không thể không tránh khỏi những
thiếu sót. Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo trường Học viện Hành
chính, cùng các Bác, Chú lãnh đạo Thanh tra tỉnh Lạng Sơn để bản báo cáo của em
được hoàn chỉnh hơn và giúp em hoàn thành chương trình, nhiệm vụ học của mình.
Em xin chân thành cám ơn./.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

1



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

KẾ HOẠCH THỰC TẬP
(Thời gian từ ngày 26/03/2012 đến hết ngày 18/05/2012)
Thời gian
Tuần 1
(Từ ngày 26 đến
ngày
30/03/2012)

Nội dung công việc
- Đến Thanh tra tỉnh

Kết quả - sản phẩm
- Nhận biết sơ bộ công

Lạng Sơn, nhận vị trí thực việc chính của văn
tập tại văn phòng.

phòng.

- Thực hiện công việc
được phân công.
- Nhận cán bộ hướng

Tuần 2:

dẫn

- Thực hiện các công

(Từ ngày 02 đến

việc được giao.

ngày 06/04/2012)

- Nghiên cứu tài liệu.
- Viết đề cương sơ lược
và kế hoạch thực tập.

Tuần 3:
(Từ ngay 09 đến
ngày 13/04/2012)

- Gửi mail cho giáo
viên hướng dẫn về bản đề
cương báo cáo thực tập.
- Tiếp tục nghiên cứu
tài liệu tại đơn vị thực
tập.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

2

- Làm quen với các
công việc chính của
phòng.

-Lập bản đề cương chi
tiết và kế hoạch thực tập.
- Chỉnh sửa đề cương
cho phù hợp.
- Thu thập tài liệu.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

- Thực hiện các công
Tuần 4:

việc được giao tại đơn vị

(Từ ngày 16 đến

thực tập.

- Thu thập các tài liệu
để viết báo cáo.
- Kỹ năng, phân tích,

ngày 20/04/2012)

tổng hợp số liệu và viết
báo cáo.

Tuần 5:


- Nghiên cứu tài liệu.

(từ ngày 23 đến ngày

- Tham gia các công

27/04/2012)

việc của phòng nghiệp vụ

- Nhận biết các nghiệp
vụ chuyên môn của
phòng.

1.
Tuần 6:
(Từ ngày 02 đến
ngày 04/05/2012)

- Viết dự thảo báo cáo
thực tập.

- Bản dự thảo báo cáo
thực tập.

- Học cách viết bút lục
hồ sơ và các công việc

- Kỹ năng viết bút lục

hồ sơ.

của phòng giao.
Tuần 7:
(Từ ngày 07 đến
ngày 11/05/2012)
Tuần 8:
(Từ ngày 14 đến
ngày 18/05/2012)

- Gửi dự thảo báo cáo
thực tập cho giảng viên

- Chỉnh sửa bản dự
thảo báo cáo thực tập.

hướng dẫn qua Email.
- Viết báo cáo thực tập.
- Hoàn thiện báo cáo
thực tập.

tập về quá trình thực tập.

- Xin ý kiến nhận xét
thực tập của cơ quan.
- Nộp báo cáo thực tập
cho giáo viên hướng dẫn.
MỤC LỤC

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2


- Ý kiến của đơn vị thực

3

- Hoàn thiện bản báo
cáo thực tập.
- Kết thúc đợt thực tập.


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

4


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

LỜI MỞ ĐẦU
Trong giai hiện nay, dưới sự tác động của xu hướng toàn cầu hóa hội nhập, cùng
với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, có rất nhiều quốc gia đã nỗ lực
cải cách hành chính, để nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy trong các cơ quan
hành chính Nhà nước. Trước những đòi hỏi của nền công vụ, nền hành chính nước ta
đã có những biến đổi sâu sắc, nhanh chóng theo hướng ngày càng hiện đại, năng
động và hiệu quả hơn để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi nền công vụ. Với việc sử

dụng tốt ưu điểm công nghệ thông tin trong nền công vụ và quan tâm nhiều đến chất
lượng công việc, công cuộc cải cách hành chính Nhà nước đã bước đầu mang lại
những hiệu quả to lớn và đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của đời sống xã
hội.
Hoạt động quản lý Nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Quản lý
Nhà nước có hiệu quả là một yêu cầu hết sức quan trọng của hệ thống Nhà nước.
Lênin đã viết “Quản lý đồng thời phải có thanh tra, quản lý và thanh tra đó là
một chứ không phải là hai”. Như vậy, quản lý Nhà nước và Thanh tra có mỗi quan
hệ mật thiết với nhau. Thanh tra chỉ xuất hiện khi có Nhà nước và ở đâu có quản lý
nhà nước thì ở đó có thanh tra. Trong mỗi quan hệ này, quản lý Nhà nước giữ vai trò
chủ đạo, chi phối hoạt động của thanh tra (thể hiện ở việc xác định đường lỗi, chủ
trương, qui định thẩm quyền của các cơ quan thanh tra; sử dụng các kết quả, thông
tin từ phía cơ quan thanh tra). Thực tế cho thấy rằng, một thể chế hành chính và cơ
chế quản lý nhà nước sẽ không đầy đủ và kém hiệu quả nếu thiếu thanh tra. Hoạt
động có tính hiệu quả của thanh tra sẽ ngăn chặn được nguy cơ biến dạng, tùy tiện,
thiếu kỷ cương trong hoạt động của bộ máy nhà nước.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà
nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện các quyết định mà
mình đã ban hành hay nói cách khác là tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà
nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ và chính xác. Đó
là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý Nhà nước để kiểm tra, giám sát
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

5


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh


việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của đối tượng chịu sự quản
lý. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là một phương thức đảm bảo pháp chế, tăng
cường kỷ luật nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phòng ngừa và đẩy lùi
tệ tham nhũng cần phải được xác định như một yếu tố tất yếu của quản lý.
Tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và phát triển của bộ
máy nhà nước. Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà nước, tách
khỏi bộ máy quản lý, cai trị. Tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc trưng của mọi
nhà nước, đó là biểu hiện của sự “tha hóa quyền lực nhà nước”, là căn bệnh không
thể tránh khỏi của các chế độ. “mọi người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng
quyền lực đó”(L. Montsesquieue – nhà tư tưởng lớn người Pháp ở thế kỷ XVI). Như
vậy tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với việc hình thành giai cấp và sự
ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tệ tham nhũng diễn ra ở tất cả các quốc gia,
không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia giàu nghèo, đang ở trình độ phát
triển kinh tế như thế nào; tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, văn
hóa, nó tồn tại và phát triển thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi vào mọi
mặt của đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích hầu hết của cư dân. Tham nhũng
là một căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặt kinh
tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có khi dẫn đến sự sụp đổ của một cơ chế.
Xác định được những yêu cầu cấp thiết trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X
tiếp tục xác định vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng: “Để thực
hiện phòng, chống tham nhũng(PCTN) trong bộ máy nhà nước, một trong những
giải pháp quan trọng là cần phải hoàn thiện các cơ chế về thanh tra, kiểm tra; phải
tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra phòng, chống tham nhũng”.
Để giúp sinh viên có được những cơ sở lý luận thực tế về ngành học của mình,
Học viện hành chính đã tổ chức cho sinh viên đi tìm hiểu thực tế tại các cơ quan, tổ
chức trong bộ máy Nhà nước. Là một cử nhân hành chính trong tương lai, được về
thực tập tại cơ quan thanh tra. Trong suốt thời gian thực tập, tôi đã tìm hiểu và học
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

6



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

hỏi được rất nhiều điều, kinh nghiệm quý về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của thanh tra tỉnh Lạng Sơn.
Từ những kiến thức đã được học và thời gian thực tập ở Thanh tra tỉnh Lạng Sơn,
em chọn đề tài “Công tác phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra
của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn”.
Do thời gian, khả năng còn hạn chế nên báo cáo không tránh khỏi thiếu sót. Rất
mong nhận được những góp ý của thầy cô và bạn đọc.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

7


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH VÀ THANH TRA TỈNH LẠNG SƠN
1.1.Khái quát về tỉnh Lạng Sơn.
Lạng Sơn là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc, nằm ở vị trí đường quốc lộ 1A,
1B, 4A, 4B, 31, 279, 3B đi qua, là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh phía
Tây như Cao Bằng, Thái Nguyên, Bắc Kạn, phía Đông như tỉnh Quảng Ninh, phía
Nam như Bắc Giang, Bắc Ninh, thủ đô Hà Nội và phía Bắc tiếp giáp với Trung
Quốc, với 231 km đường biên giới, trong đó có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửa khẩu quốc

gia và 7 cặp chợ biên giới. Mặt khác, có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rất
thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học – công nghệ với các tỉnh phía Nam
trong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu và
các nước khác.
Toàn tỉnh có 10 huyện và 01 thành phố thuộc tỉnh với 226 xã, phường, thị trấn,
trong đó có 136 xã vùng cao, 106 xã đặc biệt khó khăn, 20 xã và 01 thị trấn biên
giới. Dân số toàn tỉnh năm 2009 là 732 nghìn người. Trong đó dân số thành thị có
141.728 người, chiếm 19,33%, dân số nông thôn có 591.403 người, chiếm 80,67 %.
Lạng Sơn có 7 dân tộc khác nhau cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó có 2 dân tộc
chiếm tỷ lệ lớn là: Dân tộc Nùng 43,9%, dân tộc Tày 35,9%. Toàn tỉnh hiện nay có
460.358 lao động trong độ tuổi lao động, chiếm 62,79% tổng dân số, trong đó lao
động nữ chiếm 50,71%. Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn chiếm 79,78%, lao động
khu vực thành thị chiếm 20,22%.
Diện tích tự nhiên 8.327,6 km2, trong đó đất nông nghiệp chiếm 62,3%, đất phi
nông nghiệp 4%, đất chưa sử dụng 33,7%. Nền địa hình cao trung bình so với mặt
nước biển là 251m. Lạng Sơn có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới với độ ẩm cao
(trên 80%) và phân bố tương đối đều trong năm. Sự phân bố khí hậu này đã cho
phép Lạng Sơn có thể phát triển đa dạng, phong phú các loại cây trồng ôn đới, á
nhiệt đới và nhiệt đới.
Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách đầu tư
phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

8


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh


ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu
là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất,
đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế
cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở
đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất
khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước.
Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên
giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế
tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh.
Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát
triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và
Trung ương. Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tổng thu
ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách
sạn, nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu
cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có
15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ
quan, tập thể, tư nhân. Các khách sạn, nhà khách được nâng cấp trang thiết bị có
máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội.
Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa khẩu hoạt
động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các
hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá và ngoại tệ.
Lạng Sơn có một lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong
phú, hài hòa giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Thường xuyên thu
hút khách du lịch thăm quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt
Nam và Trung Quốc. Tham quan các điểm du lịch như động Tam thanh, động Nhị
Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Con người cần cù mến khách cùng

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2


9


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

với các lễ hội, truyền thống văn hóa làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn
đối với du khách thập phương.
Với những điều kiện như vậy, trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân các dân tộc tỉnh Lạng Sơn đã chủ động nắm bắt thời cơ, khai thác những
thuận lợi, khắc phục những khó khăn để đạt được những kết quả quan trọng trên các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; đời sống nhân dân từng bước được nâng lên, chính
trị ổn định, an ninh, quốc phòng được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo..
Trong quá trình phát triển, tốc độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội
ngày một tăng, nhất là việc triển khai xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu, khu đô thị
mới … đã làm phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý xã hội và đời
sống nhân dân (trong đó có công tác phòng, chống tham nhũng). Mặt khác môi
trường đầu tư phát triển còn có những vấn đề bất cập, hệ thống, chính sách đang
từng bước hoàn thiện; lĩnh vực xã hội vẫn còn nhiều bức xúc, trình độ dân trí nhìn
chung còn thấp; năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của một bộ phận cán
bộ, công chức từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều hạn chế … đó là một số nguyên nhân làm
phát sinh tiêu cực tham nhũng và phần nào đã ảnh hưởng nhất định đến việc thực
hiện nhiệm vụ chính trị của tỉnh. Vì vậy công tác PCTN trên địa bàn đã được Đảng
bộ, chính quyền tỉnh Lạng Sơn chủ động, tích cực thực hiện và coi đây là nhiệm vụ
trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và xã hội.
1.2.Tổng quan về thanh tra tỉnh Lạng Sơn
Ngày tái lập của cơ quan Thanh tra tỉnh: 15/5/1957

* Thành tích khen thưởng qua các thời kỳ:
Thanh tra Chính phủ tặng Bằng khen năm 2009.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh tặng Bằng khen năm: 2009 và nhiều tập
thể và cá nhân Thanh tra Lạng Sơn được Thanh tra Chính phủ và UBND tỉnh Lạng
Sơn tặng Bằng khen.
* Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra tỉnh, thành phố gồm có:
- Phòng Nghiệp vụ I.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

10


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

- Phòng Nghiệp vụ II.
- Phòng Nghiệp vụ III.
- Phòng Nghiệp vụ IV.
* Lãnh đạo cơ quan Thanh tra tỉnh hiện nay:
- Chánh Thanh tra: Lê Công Thắng,
- Các Phó Chánh Thanh tra:
1- Hoàng Văn Quý,
2- Lê Quang Tĩnh,
3- Đoàn Thị Loan.
* Tổng số cán bộ hiện nay của cơ quan Thanh tra tỉnh: 33
Trong đó có:
- Thanh tra viên: 12
- Thanh tra viên chính: 07
- Thanh tra viên cao cấp: 0

* Địa chỉ, điện thoại, fax, email của cơ quan Thanh tra tỉnh:
Số 04 đường Hoàng Văn Thụ - P.Chi Lăng - TP. Lạng Sơn - tỉnh Lạng Sơn.
ĐT Văn phòng: 025. 3812273
Fax: 025.3811287
Căn cứ vào Quyết định số 2532/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lạng Sơn ngày 22
tháng 12 năm 2009 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Thanh tra tỉnh Lạng Sơn quy định như sau:
1.2.1. Vị trí và chức năng
1.2.1.1.Vị trí
Thanh tra tỉnh là cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự chỉ đạo,
quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh mà trực tiếp là
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về
công tác, tổ chức và chuyên môn, nghiệp vụ của Thanh tra Chính phủ.
Thanh tra tỉnh Lạng Sơn có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
1.2.1.2.Chức năng
Thanh tra tỉnh Lạng sơn có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực
hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

11


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết kiếu nại,tố cáo và phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh.
1.2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về

thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và các nhiệm vụ, quyền hạn
cụ thể sau:
* Trình Ủy ban nhân dân tỉnh
- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của UBND
tỉnh về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng;
- Dự thảo Quy hoạch, Kế hoạch 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, biện
pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về các lĩnh vực
thuộc phạm vi quản lý Nhà nước được giao;
- Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối
với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra Tỉnh; Chánh thanh tra, Phó
chánh thanh tra Sở, Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra Huyện, Thành phố thuộc
tỉnh.
* Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân
- Dự thảo Quyết định, Chỉ thị cá biệt về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh;
- Dư thảo Chương trình, Kế hoạch thanh tra hàng năm và các Chương trình, Kế
hoạch khác theo quy định của pháp luật;
- Dự thảo Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các đơn vị thuộc thanh tra
tỉnh.
* Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, chương trình, kế hoạch về thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng sau khi được phê duyệt;
thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu
nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.
* Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành
phố, Giám đốc Sở trong việc thực hiện pháp Luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại,
tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

12



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

* Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tổ chức, nghiệp vụ thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo đối với thanh tra Huyện, thanh tra Sở và cán bộ làm công tác
thanh tra của cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân
tỉnh.
* Về thanh tra
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và thực hiện Chương trình, kế
hoạch thanh tra của Thanh tra các Huyện, Thành phố, thanh tra Sở;
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân
các Huyện, Thành phố, của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau
đây gọi chung là Sở);
- Thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm của nhiều Ủy ban nhân dân
huyện, thành phố hoặc nhiều Sở;
- Thanh tra vụ việc khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định
xử lý về thanh tra của Thanh tra tỉnh và của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Về giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản
lý của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố
cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện chế độ tiếp công dân tại trụ sở làm việc
theo quy định;
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Ủy ban nhân dân
tỉnh trong việc tiếp nhận công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiến nghị các biện
pháp nhằm chấn chỉnh công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc phạm vi quản lý

của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Xác minh, kết luận và kiến nghị việc giải quyết vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc
thẩm quyền của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh được giao;
- Xem xét, kết luận nội dung tố cáo mà Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện,
Giám đốc Sở đã giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận
việc giải quyết có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải
quyết lại theo quy định;
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại,
quyết định xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

13


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

* Về phòng, chống tham nhũng
- Thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng của các Sở, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị thuộc quyền
quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Phối hợp với các cơ quan Kiểm toán nhà nước, cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát
nhân dân, Tòa án nhân dân trong việc phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý người có
hành vi tham nhũng và chụi trách nhiệm trước pháp luật về kết luận, quyết định của
mình trong quá trình thanh tra vụ việc tham nhũng;
- Quản lý bản kê khai tài sản, thu nhập; tiến hành xác minh kê khai tài sản, thu
nhập theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
- Kiểm tra, giám sát nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi tham nhũng trong hoạt động
thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.

* Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng được thực hiện quyền hạn của Thanh tra tỉnh theo quy
định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham
gia các Đoàn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
* Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy
quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra Chính phủ.
* Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ
liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ được giao.
* Tổ chức sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm hoạt động thanh tra, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Thực hiện công tác thông tin, tổng hợp,
báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Thanh tra Chính phủ.
* Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của văn phòng, các phòng nghiệp
vụ thuộc Thanh tra tỉnh; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính
sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công
chức thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh theo quy định của pháp luật và phân
cấp Ủy ban nhân dân tỉnh.
* Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và
phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

14


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

* Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân tỉnh giao và theo quy định

của pháp luật.
1.2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy, biên chế và kinh phí hoạt động của Thanh tra
tỉnh Lạng Sơn
1.2.3.1.Cơ cấu tổ chức
* Lãnh đạo Thanh tra tỉnh
- Lãnh đạo Thanh tra tỉnh có Chánh thanh tra và không quá 03 Phó Chánh thanh
tra.
- Chánh thanh tra Tỉnh là người đứng đầu cơ quan Thanh tra tỉnh, chịu trách
nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp
luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra Tỉnh.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra Chính
phủ ban hành và sau khi thống nhất với Tổng thanh tra.
- Phó Chánh thanh tra tỉnh là người giúp Chánh thanh tra tỉnh và chịu trách
nhiệm trước Chánh thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Khi Chánh thanh tra tỉnh vắng mắt, phó Chánh thanh tra tỉnh được Chánh thanh tra
tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh thanh tra tỉnh do Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh quyết định theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ do Thanh tra
Chính phủ ban hành và đề nghị của Chánh thanh tra tỉnh.
- Việc khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với Chánh thanh
tra và Phó Chánh thanh tra tỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật.
* Các tổ chức được thành lập thuộc Thanh tra tỉnh:
- Văn phòng;
- Các phòng thanh tra
Các phòng thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo được thành lập theo lĩnh vực và
đơn vị hành chính thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; có tên gọi là
Phòng Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là Phòng Nghiệp vụ) gồm:
Phòng Nghiệp vụ I;
Phòng Nghiệp vụ II;

Phòng Nghiệp vụ III;
Phòng Nghiệp vụ IV.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

15


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Các Phòng Nghiệp vụ giúp Chánh Thanh tra tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo lĩnh vực và địa bàn
thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi địa bàn được phân
công phụ trách.
Chánh Thanh tra tỉnh quy định chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng và các Phòng
Nghiệp vụ của thanh tra tỉnh theo đúng hưỡng dẫn tại Thông tư liên tịch số
475/2009/TTLT-TTCP-BNV ngày 13 tháng 3 năm 2009 của thanh tra Chính phủ và
Bộ Nội Vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh
tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra Huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
1.2.3.2.Biên chế và kinh phí hoạt động
* Biên chế
Biên chế hành chính của Thanh tra tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong
tổng biên chế hành chính của tỉnh được Trung ương giao.
Căn cứ vào quy định về định mức biên chế, khối lượng công việc và tính chất đặc
thù, phức tạp của công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham
nhũng, Ủy ban nhân tỉnh bố trí biên chế cho Thanh tra tỉnh đảm bảo đủ lực lượng để
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

* Kinh phí hoạt động
Thanh tra tỉnh được cấp kinh phí theo quy định để đảm bảo các hoạt động của cơ
quan. Việc quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí thực hiện theo Nghị định số
130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chỉnh phủ quy định về chế độ tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà
nước; Thông tư số 04/2008/TTLT-BTC-TTCP ngày 04/01/2008 hưỡng dẫn lập,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của các cơ quan thanh
tra nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

16


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Chương 2. CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG TRONG HOẠT
ĐỘNG THANH TRA TỈNH LẠNG SƠN
2.1.Lý luận chung về phòng, chống tham nhũng trong hoạt động thanh tra
2.1.1. Cơ sở lý luận
2.1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của tham nhũng
* Khái niệm tham nhũng
Khái niệm về tham nhũng luôn gắn bó chặt chẽ và hữu cơ với sự tồn tại và phát
triển của bộ máy nhà nước. Về mặt lý luận, không thể có tệ tham nhũng ngoài nhà
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

17



Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

nước, tách khỏi bộ máy quản lý, cai trị. Tham nhũng là căn bệnh đồng hành đặc
trưng của mọi nhà nước, nó là khuyết tật bẩm sinh của quyền lực, đó là biểu hiện của
sự “tha hóa quyền lực nhà nước”, là căn bệnh không thể tránh khỏi của các chế độ.
L. Montsesquieue – nhà tư tưởng lớn người Pháp ở thế kỷ thứ XVI đã chỉ rõ: “mọi
người có quyền lực đều có xu hướng lạm dụng quyền lực đó”.
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội gắn liền với việc hình thành giai cấp và sự
ra đời, phát triển của bộ máy nhà nước. Tệ tham nhũng diễn ra ở tất cả các quốc gia,
không phân biệt chế độ chính trị, không kể quốc gia đó giàu hay nghèo, đang ở trình
độ phát triển kinh tế như thế nào; tham nhũng diễn ra ở mọi lĩnh vực kinh tế -xã hội,
văn hóa, nó tồn tại và phát triển thường xuyên, hàng ngày, hàng giờ, nó len lỏi và
mọi mặt của đời sống xã hội và đụng chạm đến lợi ích hầu hết của cư dân. Tham
nhũng là một căn bệnh nguy hiểm, nó gây ra những hậu quả hết sức nguy hại về mặt
kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, có khi dẫn đến sự sụp đổ của một thể chế.
Tham nhũng là hiện tượng mà không ai có thể phủ nhận về sự tồn tại cũng như
tính nguy hại của nó đối với xã hội. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vấn đề tham nhũng,
không có một định nghĩa chung nhất và cụ thể về tham nhũng. Những quan niệm về
tham nhũng còn phụ thuộc vào tình hình chính trị, xã hội của mỗi nước.
Theo Từ điển tiếng Việt thì: “tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu
dân và lấy của”.
Ngân hàng thế giới định nghĩa: “tham nhũng là sự lạm quyền lực công cộng mưu
cầu các lợi ích cá nhân”.
Định nghĩa được sử dụng phổ biến và cổ điển nhất là của Coolin Nye cho rằng:
Tham nhũng là hành động trệch hướng khỏi các nhiệm vụ chính thức của một vai trò
cộng đồng bởi các vẫn đề cá nhân (bao gồm: cá nhân, gia đình, các nhóm cá nhân)
về tiền bạc hay địa vị, hoặc vi phạm các quy định đối với các quyền lực ảnh hưởng

đến khu vực tư.
Ở Đức, theo Từ điển bách khoa của Đức thì: “tham nhũng là hiện tượng mất
phẩm chất, hối lộ, đút lót thường xảy ra đối với công chức có quyền hành”.
Ở Áo, tham nhũng được quan niệm là: “tham nhũng là hiện tượng lừa đảo, hối lộ,
bóc lột”.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

18


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Ở Thụy Sĩ, theo Từ điển bách khoa của Thụy Sĩ thì: “tham nhũng là hậu quả
nghiêm trọng của sự vô tổ chức của tầng lớp có trách nhiệm trong bộ máy nhà
nước. Đó là hành vi phạm pháp để phục vụ lợi ích cá nhân”.
Ở Pháp, nói đến tham nhũng người ta nghĩ ngay đến mỗi quan hệ giữa hai khái
niệm về quyền lực và tiền bạc. Hiểu theo nghĩa chung, tham nhũng bao gồm hành vi
lạm dụng quyền hạn để thu vén lợi ích vật chất.
Luật phòng, chống tham nhũng của Việt nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2007) quy định: “ tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi
dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”.
Như vậy, có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng nhưng nhìn chung đều
thống nhất ở việc coi tham nhũng là việc lợi dụng quyền lực để vụ lợi.
Quan niệm này dẫn đến hai cách hiểu về tham nhũng:
- Tham nhũng theo nghĩa rộng là hành vi của bất kỳ người nào có chức vụ, quyền
hạn trong cả khu vực nhà nước và khu vực tư nhân đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
đó vì vụ lợi;

- Tham nhũng theo nghĩa hẹp là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn trong
khu vực nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam quan niệm tham nhũng theo nghĩa
hẹp. Việc giới hạn như vậy là nhằm tập trung vào những hành vi tham nhũng xảy ra
phổ biến nhất, bảo đảm tính trọng tâm.
Do sự phát triển của khu vực tư dẫn đến những hành vi tham nhũng trong khu vực
này trở nên ngày càng phổ biến và tác động đến trật tự xã hội nói chung, do vậy, vấn
đề chống tham nhũng trong khu vực tư cần phải được đặt ra. Công ước Liên hợp
quốc về chống tham nhũng mà chúng ta tham gia ký kết và đã phê chuẩn cũng nhấn
mạnh vấn đề này.
Như vậy, tham nhũng được hiểu là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn
trong cơ quan, tổ chức, đơn vị đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
* Dấu hiệu (đặc trưng) pháp lý của tham nhũng
Phân tích khái niệm “tham nhũng” theo quy định của pháp luật Việt Nam, có thể
thấy tham nhũng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn.
- Chủ thể thực hiện hành vi tham nhũng chỉ có thể là người có chức vụ, quyền hạn
thực hiện. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bầu cử, bổ nhiệm, phê chuẩn do
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

19


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

hợp đồng hoặc do hình thức khác, được giao thực hiện một nhiệm vụ, công vụ cụ
thể.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa

đổi, bổ sung năm 2007) thì những người có chức vụ, quyền hạn bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị
Quân đội nhân dân; Sĩ quan, Hạ sĩ quan nghiệp vụ, Sĩ quan, Hạ sĩ quan chuyên môn
– kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị Công an nhân dân;
+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý trong các Doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh
đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp;
+ Người được giao thực hiện nhiệm vụ, công chức có quyền hạn trong khi thực
hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
- Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao.
Người thực hiện hành vi tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện
các hành vi tham nhũng như: tham ô tài sản; nhận hối lộ; chiếm đoạt tài sản; vụ lợi
trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ; lạm quyền trong thi hành nhiệm vụ, công vụ vì
vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; giả
mạo trong công tác vì vụ lợi; đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có
chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa
phương vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà
nước vì vụ lợi; nhũng nhiễu vì vụ lợi; không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ
lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra,
truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
- Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi.
Vụ lợi trong các hành vi tham nhũng là sự ham muốn thu lợi bất chính bằng mọi
cách dưới bất kỳ dạng lợi ích vật chất hay tinh thần.
2.1.1.2.Vai trò của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng
Theo Đại từ điển tiếng việt, khái niệm vai trò được hiểu là chức năng, tác dụng
của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung.
Như vậy, có thể hiểu vai trò của cơ quan, tổ chức được xác định bởi vị trí, chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của nó. Vai trò của các cơ quan nhà nước được xác
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2


20


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

định thông qua vị trí của các cơ quan này trong bộ máy nhà nước, chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của nó do pháp luật quy định và hiệu quả hoạt động của nó trong thực
tiễn.
Cơ quan thanh tra nhà nước là một bộ phận trong hệ thống cơ quan hành chính
nhà nước. Cơ quan thanh tra nhà nước trọng phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng; tiễn hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
Trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, vai trò của cơ quan thanh tra được thể
hiện qua các yếu tố:
- Thanh tra là một khâu trong chu trình quản lý nhà nước, đảm bảo cho hoạt
động quản lý đúng pháp luật, ngăn ngừa tham nhũng.
Về mặt lý luận, thanh tra luôn gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một
chức năng, một khâu trong chu trình quản lý nhà nước, hoạt động của thanh tra
không thể tách rời hoạt động quản lý nhà nước.
Quản lý được hiểu là sự tác động có tính chỉ huy, điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người để chúng phát triển phù hợp với quy luật, đạt tới
mục đích nhất định và đúng với ý chí của chủ thể quản lý. Trong phạm vi nghiên
cứu về quản lý nhà nước, xét theo giai đoạn tác động thì quản lý nhà nước có ba giai
đoạn cơ bản: ra quyết định; tổ chức thực hiện quyết định và kiểm tra việc thực hiện
quyết định. Trong đó kiểm tra là hình thức tác động có hướng đích nhằm quan sát cả
hệ thống để phát hiện ra những sai lệch so với yêu cầu đề ra, tìm ra nguyên nhân và

từ đó có những biện pháp phù hợp, đảm bảo để đối tượng bị quản lý tự điều chỉnh
hành vi để hoạt động của nó đạt đến mục tiêu mà chủ thể quản lý đã xác định. Thực
tiễn điều hành quản lý nói chung và đặc biệt là quản lý nhà nước nói riêng đòi hỏi
phải có một phương thức kiểm tra khác với nghĩa kiểm tra thông thường. Loại
phương thức kiểm tra này không dừng lại ở chỗ phát hiện sai lệch của đối tượng bị
quản lý so với yêu cầu đề ra mà còn phải tìm ra nguyên nhân chủ quan, khách quan
của sự sai lệch ấy. Nếu có yếu tố trách nhiệm thì đương nhiên phải chỉ rõ trách
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

21


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

nhiệm đó thuộc về ai. Chính từ việc tìm ra nguyên nhân và quy trách nhiệm cùng
những yếu tố khác đã làm nảy sinh những yêu cầu mới với chính hoạt động kiểm tra
như phải xác minh, thu thập và xử lý; nhận xét, đánh giá, phân tích, tổng hợp nguyên
nhân, dữ liệu, số liệu nhiều hơn, phức tạp hơn, chuyên trách hơn. Loại hình kiểm tra
như vậy hay nói cách khác phương thức kiểm tra như vậy rất gần với hoạt động
thanh tra. Thực chất thanh tra là một phương thức kiểm tra, là công cụ của quản lý,
là chức năng của người lãnh đạo, quản lý.
Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các cơ quan quản lý nhà
nước nhất thiết phải tiến hành hoạt động thanh tra việc thực hiện các quyết định mà
mình đã ban hành hay nói cách khác là tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà
nước đều phải thông qua thanh tra, kiểm tra để có thông tin đầy đủ và chính xác. Đó
là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản lý nhà nước để kiểm tra, giám sát
việc chấp hành chính sách pháp luật, nhiệm vụ được giao của đối tượng chịu sự quản
lý. Chính vì vậy, thanh tra, kiểm tra là một phương thức đảm bảo pháp chế, tăng

cường kỷ luật nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phòng ngừa và đẩy lùi
tệ tham nhũng cần phải được xác định như là một yếu tố tất yếu của quản lý.
- Hoạt động thanh tra giúp phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi phạm
pháp luật.
Các cơ quan thanh tra nhà nước với chức năng cơ bản là tiến hành các cuộc thanh
tra nhằm đánh giá việc chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan,
tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra; thực hiện nhiệm vụ giải quyết, khiếu nại, tố
cáo theo thẩm quyền đã thể hiện vai trò của mình như một công cụ không thể thiếu
của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Mục đích
của hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp
luật để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục;
phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá
nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần
nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

22


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Với chức năng và mục tiêu hoạt động được pháp luật thanh tra quy định, các cơ
quan thanh tra nhà nước luôn thể hiện vai trò là công cụ quan trọng và hữu hiệu để
đảm bảo hiệu lực quản lý nhà nước, thiết lập kỷ cương quản lý xã hội, đấu tranh
phòng, chống các vi phạm pháp luật trong đó có các hành vi tham nhũng.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục xác định vai trò của thanh tra
trong phòng, chống tham nhũng: Để thực hiện phòng, chống tham nhũng trong bộ

máy nhà nước, một trong nhũng giải pháp quan trọng là cần phải hoàn thiện các cơ
chế về thanh tra, kiểm tra; phải tập trung chỉ đạo thanh tra, kiểm tra phòng, chống
tham nhũng”.
- Thanh tra là công cụ quan trọng và hữu hiêu trong phòng, chống tham nhũng.
Thông qua những nhiệm vụ và quyền hạn do pháp luật quy định, cơ quan thanh
tra nhà nước đã thể hiện là công cụ quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Với
phạm vi thanh tra bao gồm: thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ
của các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cùng
cấp, các cơ quan thanh tra nhà nước có điều kiện phát hiện các hành vi tham nhũng
là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy cơ quan hành chính nhà nước.
Thanh tra là phương thức phát hiện nhanh chóng các vụ việc tham nhũng. Thông
qua hoạt động thanh tra mà các cơ quan thanh tra có điều kiện phát hiện sớm các
biểu hiện tham nhũng, kịp thời kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. Một
trong những hoạt động giúp phát hiện hành vi tham nhũng đó là thanh tra việc thực
hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, công chức. Thanh tra hoàn toàn có thể phát
hiện sớm những dấu hiệu tham nhũng từ khi chưa có biểu hiện ra bên ngoài để từ đó
có những biện pháp chấn chỉnh, ngăn ngừa kịp thời.
Thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan thanh tra
còn thể hiện vai trò “dự báo”, phát hiện những sơ hở, khiếm khuyết trong cơ chế,
chính sách làm phát sinh tham nhũng. Những sơ hở trong cơ chế, chính sách đó có
thể chưa làm phát sinh hành vi tham nhũng nhưng nếu không cảnh báo kịp thời thì
rất có thể trong thời gian sau, nó sẽ bị lợi dụng để tham nhũng.

SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

23


Báo cáo thực tập tốt nghiệp


GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, các cơ quan thanh tra
được sử dụng các quyền nhằm bảo đảm cho các cơ quan thanh tra hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Trong quá trình thanh tra, tùy từng trường hợp cụ thể đoàn thanh tra có
quyền: kiểm kê tài sản, niêm phong tài liệu; tạm giữ tiền, đồ vật, giấy phép; tạm đình
chỉ hoặc kiến nghị người có thẩm quyền đình chỉ việc làm của đối tượng bị thanh tra
khi xét thấy việc làm đó gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhà nước, quyền,
lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Ngoài ra, người ra quyết định
thanh tra còn quyết định thu hồi tiền, tài sản bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép hoặc ra
quyết định xử lý theo thẩm quyền khi thấy cần thiết.
Khi kết luận thanh tra, các cơ quan thanh tra có quyền: đánh giá việc thực hiện
chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của đối tượng thanh tra thuộc nội dung thanh tra; kết
luận về nội dung thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân,
trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm(nếu có); các biện
pháp xử lý theo thẩm quyền đã được áp dụng; kiến nghị các biện pháp xử lý đối với
các hành vi vi phạm pháp luật trong đó có các hành vi tham nhũng(nếu có) của đối
tượng thanh tra. Ngoài ra trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện vụ việc, dấu hiệu
phạm pháp hình sự, người ra quyết định thanh tra có thẩm quyền chuyển hồ sơ sang
cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với Thanh tra Chính phủ, ngoài những nhiệm vụ chung như các cơ quan
thanh tra nhà nước khác trong phòng, chống tham nhũng còn có nhiệm vụ: xây dựng
văn bản pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trình
cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; hướng dẫn kiểm tra,
thanh tra việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng,
chống tham nhũng…
Thông qua việc thanh tra giải quyết kiếu nại, tố cáo các cơ quan thanh tra phát
hiện được những hành vi tham nhũng, tiêu cực của cán bộ, công chức, để có những
biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.
Theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, các cơ quan thanh tra

thông qua hoạt động thanh tra chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

24


Báo cáo thực tập tốt nghiệp

GVHD: ThS. Trần Thị Diệu Oanh

thẩm quyền và kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật… Thanh tra Chính phủ
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định về phòng, chống tham
nhũng; xây dựng hệ thống dữ liệu về phòng, chống tham nhũng. Mỗi năm toàn
ngành thanh tra tiến hành hàng ngàn cuộc thanh tra trên nhiều lĩnh vực quản lý Nhà
nước, qua thanh tra đã phát hiện rất nhiều sai phạm, thu hồi cho Nhà nước nhiều tỷ
đồng và nhiều tài sản có giá trị khác, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công
dân.
Như vậy, với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định, các cơ
quan thanh tra nhà nước có vai trò là công cụ rất quan trọng và hữu hiệu trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng bên cạnh các thiết chế khác.
2.1.2. Cơ sở pháp lý
Luật thanh tra năm 2010;
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2007);
Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20/10/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống tham nhũng;
Nghị định số 68/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung
một số Điều của Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 09/03/2007 của Chính phủ về
minh bạch tài sản, thu nhập;
Nghị quyết Trung ương 3(khóa X) về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với

công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” và các chính sách pháp luật của nhà
nước;
Nghị quyết số 21/NQ ngày 12/5/2009 của Chính phủ ban hành chiến lược quốc
gia phòng, chống tham nhũng đến năm 2020;
Thông tư 2442/2007/TT-TTCP ngày Hướng dẫn thi hành một số Điều của Nghị
định số 37/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2007 của Chính phủ về minh bạch tài
sản, thu nhập;
Thông tư số 05/2011/TT-TTCP ngày 10/01/2011 của thanh tra Chính phủ quy
định về phòng, chống tham nhũng trong thanh tra;
SV: Hoàng Văn Dũng - KH9 TT2

25


×