Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ-GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT HÓA HỌC CƠ BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 93 trang )

TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ - CTCP
CN TCT PHÂN BÓN VÀ HÓA CHẤT DẦU KHÍ – CTCP
NHÀ MÁY ĐẠM PHÚ MỸ
ĐƠN VỊ: P.CNSX

GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT HÓA HỌC CƠ BẢN
( DÙNG CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NỘI BỘ ĐỘI NGŨ VẬN HÀNH NHÀ
MÁY ĐẠM PHÚ MỸ)

PHÚ MỸ, THÁNG 6/2012

1


MỤC LỤC
Chương 1: CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐƠN VỊ ĐO. MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ
BẢN
Các đại lượng vật lý và đơn vị đo 7

I.
1

Áp suất:

7

a. Định nghĩa áp suất
b.

2


7

Áp suất tương đối :

7

c. Áp suất chân không:

8

Áp suất chân không = áp suất khí quyển – áp suất tuyệt đối Pck= Pa- P

8

Nhiệt độ

8

a. Định nghĩa
3

8

Thể tích

8

a. Định nghĩa.

II.


8

4

Khối lượng và khối lượng riêng

9

5

Công Suất

9

6

Chuyển đổi đơn vị đo độ dài

10

7

Năng suất

10

8

Lưu lượng ( đối với hợp khí thường được gọi là tốc độ không gian)


10

9

Vận tốc

11

10

Hiệu suất

11

11

Hệ Thống nhiệt động

11

12

Nội Năng

11

13

Entanpy


12

14

Entrôpi

12

Một số định luật cơ bản

12

1. Định luật Avôgadrô

12

2. Định luật Đan Tơn

13

3. Định luật Gayluyxac (chỉ áp dụng với khí lý tưởng)

13

Quá trình đẳng áp: (P=const)

13

2



4. Định luật Sac lơ Quá trình đẳng tích: (V=const)

14

5. Định luật Bôimariốt ( Chỉ áp dụng cho khí lý tưởng)

14

6. Phương trình trạng thái khí lý tưởng

15

7. Nguyên Lý le chatelier

16

8. Ứng dụng của các định luật về trạng thái khí

17

9. Một số lưu ý khi áp dụng công thức trong tính toán

19

III.

Bài tập ứng dụng


Chương 2.
1.

19

CHUYỂN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT. ........................... 5

Sự chuyển thể từ rắn sang lỏng và ngược lại: ................................................. 20
1.1. Nhiệt độ nóng chảy (đông đặc): ................................................................... 21
1.2. Nhiệt nóng chảy: .......................................................................................... 21

2.

Sự chuyển thể từ pha lỏng sang pha khí (hơi):................................................ 21
2.1. Sự bay hơi: ................................................................................................... 21
2.2. Áp suất hơi bảo hòa (Pbh): ............................................................................ 22

3.

Quá trình sôi của chất lỏng .............................................................................. 22
3.1. Định nghĩa: ................................................................................................... 22
3.2. Tính chất của quá trình sôi: .......................................................................... 22
3.3. Nhiệt hoá hơi ................................................................................................ 23

4.

Hơi quá nhiệt ................................................................................................... 23

5.


Câu hỏi và bài tập ứng dụng: .......................................................................... 27

6.

Phụ lục đính kèm: ............................................................................................ 29

Chương 3.
1.

ĐỘNG HÓA HỌC CÂN BẰNG PHẢN ỨNG. ................................... 5

Động hóa học................................................................................................... 20
1.1. Vận tốc trung bình và vận tốc tức thời......................................................... 21
1.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất tham gia phản ứng đến vận tốc phản ứng – Định luật
tác dụng khối lượng .............................................................................................. 21
1.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến vận tốc phản ứng. ............................................ 21
1.3. Ảnh hưởng của xúc tác đến tốc độ phản ứng ................................................ 21
3


2.

Cân bằng hóa học ............................................................................................ 22
2.1. Phản ứng một chiều, phản ứng thuận nghịch, trạng thái cân bằng .............. 22
2.2. Phương trình hằng số cân bằng .................................................................... 22
2.3. Sự chuyển dịch cân bằng – Nguyên lý Lơsatơlie ........................................ 23

3.

Câu hỏi và bài tập ứng dụng: .......................................................................... 23


4.

Phụ lục đính kèm ............................................................................................. 27

CHƯƠNG IV: THỦY ĐỘNG LỰC HỌC ................................................................ 38
4.1 Thủy tĩnh học. .......................................................................................................... 39
4.1.1 Phương trình cân bằng Euler (Ơ le). 39
4.1.2. ứng dụng của phương trình cơ bản: 39
4.1.3. Điều kiện cân bằng giữa 02 bình thông nhau:
40
4.1.4. Áp lực của chất lỏng lên thành bình và đáy bình: 42
4.2 Thủy động lực học. .................................................................................................. 43
4.2.1. Độ nhớt của chất lỏng và các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhớt.
43
4.2.2. Chế độ chuyển động của chất lỏng. 43
4.2.3. Lưu lượng, vận tốc của chất lỏng chuyển động.
44
4.2.4. Phương trình cơ bản về chuyển động.
45
4.2.5. Trở lực của thủy lực trong ống dẫn chất lỏng.
46
BÀI TẬP ỨNG DỤNG...................................................................................................... 47
Chương V: VẬN CHUYỂN CHẤT LỎNG .......................................................................
5.1 Các thông số cơ bản của bơm ......................................................................................
5.1.1 Năng suất: ký hiệu Q, đơn vị m3/h
5.1.2 Áp suất toàn phần của bơm (chiều cao đẩy của bơm):
5.1.3 Công suất của bơm:
5.1.4 Hiệu suất của bơm:
5.2 Áp suất toàn phần, chiều cao hút và NPSH của bơm ..................................................

5.2.1 Áp suất toàn phần của bơm
5.2.2 Chiều cao hút của bơm
5.2.3 NPSH và NPSHa của bơm
5.2.4 Hiện tượng xâm thực của bơm chất lỏng
5.3 Bơm ly tâm...................................................................................................................
5.3.1 Nguyên lý làm việc của bơm ly tâm
5.3.2 Định luật tỷ lệ của bơm ly tâm
5.3.3 Đường đặc tuyến của bơm ly tâm
5.4 Bơm piston ...................................................................................................................
5.4.1 Nguyên lý làm việc của bơm Piston
4


5.4.2 Đặc điểm của bơm piston
5.4.3 Một số chú ý khi vận hành bơm piston
Chương VII: CÁC QUÁ TRÌNH TRUYỀN NHIỆT. .............................................. 49
I– Khái niệm chung ....................................................................................................... 68
II – Dẫn nhiệt ................................................................................................................ 68
1.

Định luật dẫn nhiệt Phuriê ............................................................................... 68

2.

Độ dẫn nhiệt của các chất rắn, lỏng , khí: ....................................................... 69

III – Nhiệt đối lưu ......................................................................................................... 69
1.

Định luật về cấp nhiệt...................................................................................... 69


2.

Cấp nhiệt khi hơi ngưng tụ .............................................................................. 70

IV – Truyền nhiệt .......................................................................................................... 71
1.

Khái niệm ........................................................................................................ 71

2.

Truyền nhiệt qua tường phẳng ........................................................................ 71

3.

Truyền nhiệt biến nhiệt ................................................................................... 72

4.

Phương pháp chung để tính thiết bị truyền nhiệt ............................................ 74

V – Một số điểm cần lưu ý trong vận hành các thiết bị trao đổi nhiệt. 75
Chương VIII: CHUYỂN KHỐI
ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI 77

1.
1.2.

Định nghĩa: .................................................................................................. 77


1.3.

Phân loại: ..................................................................................................... 77

2.

CÁC PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN QUÁ TRÌNH TRUYỀN KHỐI

2.1.

Thu hồi dung chất và phân đoạn: 78

78

2.2.

Quá trình gián đoạn (không ổn định) và quá trình ổn định: ........................ 78

2.3.

Quá trình tiếp xúc theo đoạn và quá trình tiếp xúc liên tục: ....................... 78

3.

HỆ SỐ TRUYỀN KHỐI

78

4.


TRUYỀN KHỐI GIỮA HAI PHA

78

4.1.

Khái niệm về cân bằng pha và đường cân bằng .......................................... 78

4.2.

Các định luật cân bằng pha: ......................................................................... 80

4.2.1. Định luật Herry: ........................................................................................ 80
4.2.2. Định luật Raul:.......................................................................................... 81
4.3.

Quá trình hấp thụ. ........................................................................................ 81
5


4.3.1. Khái niệm. ................................................................................................ 81
4.3.2. Yêu cầu đối với chất hấp thụ .................................................................... 82
4.3.3. Hấp thụ vật lý và hấp thụ hóa học. ........................................................... 83
a.

Hấp thụ vậy lý.............................................................................................. 83

b.


Hấp thụ hóa học ........................................................................................... 83

4.3.4. Các yếu tố ảnh hửơng đến quá trình hấp thụ. ........................................... 83
a.

Lượng dung môi .......................................................................................... 83

b.

Ảnh hưởng của áp suất. ............................................................................... 84

c.

ảnh hưởng của nhiệt độ................................................................................ 84

4.4. Thiết bị hấp thụ và chế độ làm việc ................................................................. 85
4.4.1. Thiết bị hấp thụ ......................................................................................... 85
4.4.2. Chế độ làm việc của tháp đệm .................................................................. 85
4.4.3. Một số điểm cần chú ý khi vận hành tháp hấp thụ ................................... 86
4.5. Quá trình chưng luyện...................................................................................... 86
4.5.1. Định nghĩa ................................................................................................ 86
4.5.2. Phân loại các phương pháp chưng. ........................................................... 86
a.

Chưng đơn giản ........................................................................................... 86

b.

Chưng chân không ....................................................................................... 87


c.

Chưng luyện................................................................................................. 87

4.5.3. Phân loại hỗn hợp dung dịch 2 cấu tử. ..................................................... 87
a.

Dung dịch lý tưởng ...................................................................................... 87

b.

Dung dịch thực ............................................................................................ 87

4.5.4. Cân bằng lỏng hơi của hỗn hợp 2 cấu tử. ................................................ 88
a.

Giản đồ đẳng nhiệt : P-x-y. .......................................................................... 88

b.

Giản đồ đẳng áp : T-x-y ............................................................................... 88

4.5.5. Tháp chưng luyện ..................................................................................... 89
a.

Nguyên tắc hoạt động của tháp chưng luyện. .............................................. 89

b.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chế độ làm việc của tháp .................................. 90


4.6. Cân bằng vật chất: ................................................................................................
4.6.1. Phương trình cân bằng vật liệu .....................................................................
6


4.6.2. Động lực khuếch tán: ....................................................................................

Chương I: CÁC ĐẠI LƯỢNG VẬT LÝ VÀ ĐƠN VỊ ĐO. MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ
BẢN
I.1 Các đại lượng vật lý và đơn vị đo
I.1.1 Áp suất:
a. Định nghĩa áp suất
Áp suất ( thường được ký hiệu là P) là đại lượng vật lý thể hiện cường độ thành phần
lực tác động vuông góc lên 1 đơn vị diện tích bề mặt của vật chất
Công thức : 𝑃 =

𝐹
𝑆

đơn vị cơ bản là N/m2

Trong đó :
 F – là lực tác dụng (N).
 S- diện tích bề mặt lực tác dụng (m2).
Bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất

b.

Áp suất tương đối :

Áp suất tương đối còn gọi là áp suất đồng hồ đo, hay áp suất dư thường được ký hiệu

là Pdư
Công thức : Pdư= P-Pa
Trong đó :
 P : là áp suất tuyệt đối
 Pa: là áp suất khí quyển bình thường Pa= 1 at = 1 kg/cm2.
7


Trong tính toán ta thường dùng giá trị áp suất tuyệt đối P
Áp suất chỉ thị của đồng hồ đo là áp suất tương đối Pdu
c.

Áp suất chân không:
Khi môi trường đang khảo sát có áp suất nhỏ hơn áp suất của khí quyển thì ta gọi độ
chênh lệch giữa áp suất khí quyển Pa và áp suất môi trường đó là độ chân không Pck.
không = áp suất khí quyển – áp suất tuyệt đối
Pck= Pa- P
Ví dụ: áp suất chân không tại thiết bị cô đặc V-1015 xưởng urea là 0.97 at hỏi áp suất
tuyệt đối P của thiết bị V-1015 là bao nhiêu?
Áp

suất

chân

Giải: áp suất tuyệt đối trong thiết bị V-1015 là
P = Pa-Pck = 1-0.97 = 0.03 at
I.1.2 Nhiệt độ

Định nghĩa
Nhiệt độ ( thường được ký hiệu T) là đại lượng vật lý đo độ nóng và lạnh của vật chất.
Vật chất có nhiệt độ cao hơn khi nóng hơn
Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho trạng thái nhiệt của vật chất.
Đơn vị thường dùng cho thang đo nhiệt độ bách phân là 0C được biểu thị bằng chữ C
Đơn vị thang đo kenvil: đơn vị dùng là 0K được biểu thị bằng chữ K, còn thường được
gọi là nhiệt độ tuyệt đối , dùng trong tính toán công thức chuyển đổi :
T = 273+ t
Ngoài ra theo hệ đo lường của Anh , Mỹ dùng thang đo độ Độ Fahrenheit, ký hiệu (độ
F hay °F), là một thang nhiệt độ được đặt theo tên nhà vật lý người Đức Gabriel Fahrenheit
(1686–1736) - người đã đề xuất ra nó năm 1724.
F=t*1.8 +32
I.1.3 Thể tích
Định nghĩa.
Thể tích của một vậtlà lượng không gian mà vật ấy chiếm, thường được ký hiệu là V,
đơn vị là m3, cm3
Ngoài ra còn dùng đơn vị là lit 1m3= 1000l , 1 cm3= 1 ml

8


Hệ anh thường dùng là feet , galong …
Trong tính toán thường dùng đơn vị là m3.
Chuyển đổi đơn vị 1 m3= 6,11 thùng =219,98 galong.
I.1.4 Khối lượng và khối lượng riêng
Khối lượng được hiểu phổ thông nhất là sức nặng của vật trên mặt đất hay là thước đo
về lượng ( nhiều hay ít) của vật chất. Thường được ký hiệu là M, m đơn vị đo cơ bản (kg)
hoặc ( Pao – đơn vị Anh, Mỹ ), 1kg = 2.2046 Pao.
Khối lượng riêng của một vật là khối lượng của một đơn vị thể tích vật đó.




m
V

Trong đó:
 m – khối lượng của vật, [kg] ;
 V – thể tích của vật, [m3]
I.1.5 Công Suất
Công suất P (Power) là một đại lượng cho biết công do máy móc thiết bị tiêu thụ hay
sản ra ΔW hay năng lượng biến đổi ΔE trong một khoảng thời gian T = Δt.

Đơn vị: W.
Công suất cơ
Trong chuyển động đều, thời gian Δt, khoảng cách ΔS, chuyển dộng với vận tốc v dưới
tác dụng của lực F thì công suất được tính:

Trong chuyển động quay, thời gian Δt, góc quay Δφ, vận tốc góc ω dưới tác dụng của
mômen M thì công suất là:

Bảng chuyển đổi đơn vị đo công, năng lượng:

9


Đơn vị của J=N.m= kg.m2/s2.Btu=1,055j=0,252 calo.
Chuyển đổi đơn vị đo độ dài
Đơn vị

1m


Tương đương
1m

1inch

1 foot

1 mile

1 nautical
mile

1

39,37

3,28

621,37.10-6

539,95.106

1 inch

25,4.10-3

1

8,33.10-3


15,78.10-6

13,71.10-6

1 foot

3,048

12

1

1,894.10-4

1,646.10-4

1 mile

1609,344

63360

5280

1

0,869

72913


6076

1,15

1

1 nautical mile ( 1852
hải lý)

I.1.6 Năng suất
Năng suất (phụ tải ) là đại lượng đặc trưng chỉ rõ lượng vật liệu vào hoặc sản phẩm ra
khỏi hệ thống thiết bị, dây truyền sản xuất trong một đơn vị thời gian. Đơn vị thường
là m3/h, tấn/h …
I.1.7 Lưu lượng ( đối với hợp khí thường được gọi là tốc độ không gian)
Lưu lượng ( tốc độ không gian) là lượng vật chất ( khối lượng hoặc thể tích ) chuyện
động qua tiết diện ngang của đường ống, thiết bị trong một đơn vị thời gian thường ký
hiệu là v. đơn vị đo là m3/h, …

10


I.1.8 Vận tốc
Là lượng vật chất ( khối lượng hoặc thể tích) chuyển động qua đơn vị diện tích đường
ống thiết bị trong một đơn vị thời gian ký hiệu W , đơn vị là m/s..m/ h , kg/m2s..
Công thức:
𝑊=

𝑉
𝑓


Trong đó :
 V là lưu lượng m3/s …
 F : tiết diện ngang của đường ống, thiết bị m2
I.1.9 Hiệu suất
Hiệu suất là tỷ lệ phần trăm giữa lượng sản phẩm thu được so với nguyên liệu vào.
I.2 Hệ Thống nhiệt động
Hệ thống nhiệt động được xem như là khoảng không gian trong đó có chứa một lượng
nhất định chất môi giới đang được khảo sát bằng các biện pháp nhiệt động.
Những gì không nằm trong hệ thống và không thuộc phạm vi khảo sát được gọi là môi
trường.
Ở bất kỳ hệ thống nào luôn luôn tồn tại bề mặt ranh giới ngăn cách giữa chất môi giới
và môi trường.
Chất môi giới là chất trung gian thực hiện sự biến đổi và chuyển tải năng lượng trong
các hệ thống nhiệt động. Chất môi giới có thể ở trạng thái rắn, lỏng, khí, hơi. Nhưng
thường gặp nhất là ở dạng khí và hơi.
I.2.1 Nội Năng
Là lượng biến đổi năng lượng của hệ thống nhiệt động khi không xét đến các biến đổi
động năng và thế năng của toàn bộ hệ thống.
Nội năng phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích riêng U = f(T,v). Nội năng của khí lý
tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Nội năng là thông số trạng thái không trực tiếp đo được mà phải tính toán.
Đơn vị: kJ, kcal và kWh.
Nếu trạng thái của chất môi giới là cân bằng, ta luôn luôn có:

11


U = G.u
Trong đó:

 U (kJ) – Nội năng tương ứng với khối chất môi giới có khối lượng G (kg).
 u (kJ/kg) – Nội năng tính theo 1kg chất môi giới.
I.2.2 Entanpy
Ký hiệu entanpi là i khi khối lượng chất môi giới là 1kg và I nếu khối lượng chất môi
giới là G kg.
i= u+p.v
Ở trạng thái cân bằng ta có:
I = G.i = G.(u+p.v)
Entanpi của khí lý tưởng chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ.
Tương tự nội năng, ta không đo được entanpi mà phải tính toán.
Đơn vị của entanpi giống đơn vị của nội năng.
I.2.3 Entrôpi
Entrôpi là loại thông số trạng thái mà giá trị của nó được giữ không đổi khi chất môi
giới tiến hành quá trình đoạn nhiệt thuận nghịch.
Entrôpi là loại thông số trạng thái mà lượng biến đổi của nó trong một quá trình thuận
nghịch nào đó có giá trị bằng δQ/T
ds = δq/T ; dS = G.ds = δQ/T
Đơn vị : kJ/kg.K đối với s ; kJ/K đối với S
I.3 Một số định luật cơ bản
I.3.1 Định luật Avôgadrô
Ở cùng một nhiệt độ và cùng một áp suất, các thể tích như nhau của các chất khí lí
tưởng chứa cùng một số phân tử. Số phân tử trong 22,4 lít chất khí lí tưởng ở điều kiện
chuẩn (T = 00 C, P= 760mmHg) bằng số Avôgađrô .
Số Avogadro: (thường kí hiệu NA) bằng số phân tử, nguyên tử hoặc ion trong một mol
vật chất: NA = 6,02298.1023 /mol.

12


Và 1kmol chứa thể thích là v = 22.4 m3, thường ký hiệu thể tích khí ở điều kiện tiêu

chuẩn là Vo đơn vị là Hm3( ở Po = 760 mmHg) hoặc Nm3 ( điều kiện chuẩn quy
định).
Hệ quả:Nồng độ thể tích của các cấu tử trong hỗn hợp khí chính là nồng độ mol của
các cấu tử đó trong hỗn hợp khí.
I.3.2 Định luật ĐanTơn
Trong điều kiện không có phản ứng hóa học xảy ra, áp suất của một hỗn hợp khí bằng
tổng áp suất riêng phần của các cấu tử trong hỗn hợp khí đó.
Ptổng= Pa+ Pb+Pc+…+Pn (1.1)
Trong đó Pa,Pb, … Pn là áp suất riêng phần của các cấu tử a,b,c…n trong hỗn hợp khí
đó.
* Ở đây áp suất riêng phần là áp suất của cấu tử tác dụng lên thành thiết bị khi rút hết
toàn bộ số cấu tử khác ra khỏi thiết bị đó.
Ví dụ : Trong bình thủy tinh kín P = 1at có chứa hỗn hợp khí H2 và NH3 có thành
phần về thể thích lần lượt là 70% và 30% dùng nước hấp thụ hết NH3 trong bình khi
đó áp suất trong bình là P=0.7 bara đó chính là áp suất riêng phần của H2 là 0.7 bara.
I.3.3 Định luật Gayluyxac (chỉ áp dụng với khí lý tưởng)
Quá trình đẳng áp: (P=const)
Trong quá trình đẳng áp thể tích của một khối khí tỷ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của nó.
T
P=const

T2
T1

V1

V2

Từ đồ thị ta có hệ thức:


Hay: Vt=

V
V1 V2

T1 T2

Vo .T
To

13


Hoặc V/T= const (1.2)
Vt , V0 : thể tích của khối khí ở t0 C va 00 C
T, T0 : Nhiệt độ của khối khí.(T = t+2730 K, T0 = 2730 K)
I.3.4 Định luật Sac lơ
Quá trình đẳng tích: (V=const): trong quá trình đẳng tích, áp suất của một khối khí tỷ
lệ thuận với nhiệt độ.
P
V=const
P2

T1 T2

Từ đồ thị ta có:

Hay: Pt 

T


P1 P2

 const
T1 T2

(1.3)

Po .T
To

Pt và P0 - áp suất của khối khí ở toC và 0oC
T và T0 - nhiệt độ của khối khí.(T = t+2730 K, T0 = 2730 K)
I.3.5 Định luật Bôimariốt ( Chỉ áp dụng cho khí lý tưởng)
Với một lượng khí không đổi ở nhiệt độ không đổi, áp suất của một khối khí tỉ lệ nghịch
với thể tích của nó.
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa áp suất và thể tích khí khi nhiệt độ không đổi:

14


P

P2

T=const

V2

V1


V

Từ đồ thị ta có:
P1.V1 = P2.V2= const (1.4)
Hay:

P1 V2

P2 V1
P1 V2
=

P2 V1

𝑃3
𝑉3

=⋯

𝑃𝑛
𝑉𝑛

Trong đó P1,P2..Pn là áp suất hỗn hợp khí tương ứng với các thể tích V1,V2…Vn.
I.3.6 Phương trình trạng thái khí lý tưởng
Các định luật Bôimariốt, Gayluyxắc, Saclơ chỉ áp dụng với khí lý tưởng. Khí lý tưởng
được quy ước như sau: kích thước phân tử không đáng kể có thể bỏ qua, không có lực
liên kết giữa các phân tử khí.
Trong thực tế thường cả 3 thông số P, V, T đều thay đổi vì vậy kết hợp cả ba định luật
ta có :

𝑃1 𝑉1 𝑃2 𝑉2
=
= 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡
𝑇1
𝑇2
Trong đó :
 P1,V1,T1 ; là áp suất, thể tích, nhiệt độ của hỗn hợp khí ở trạng thái 1.
 P2,V2,T2; là áp suất, thể tích, nhiệt độ của hỗn hợp khí ở trạng thái 2.
Tổng quát với 1 mol khí ta có P.V/T = R = hằng số khí lý tưởng.
Đối với hỗn hợp khí n mol ta có P.V/T= n.R ,
P.V=nR.T (1.5)

15


phương trình 1.5 là phương trình trạng thái khí lý tưởng. trong đó
 R – là hằng số khí, thứ nguyên đơn vị và giá trị của R tùy thuộc vào thứ nguyên
( đơn vị) của P,V,T giá trị của nó như sau : R= 8,315 (m3.Pa/mol.K) khi đơn vị
của P, V,T thay đổi ta phải tính toán chuyển đổi để xác định giá trị của R
Ví dụ : khi đơn vị P là at, V là l , T là K và đơn vị đo n là mol khi đó R=0.0821
( l.at /mol.K).
Như vậy ta chỉ cần nhớ giá trị của R=8,315 (m3.Pa/mol.K) khi thứ nguyên của P,V,T
mà thay đổi ta tính được R tương ứng với thứ nguyên thay đổi bằng chuyển đổi đơn
vị.
Phương trình (6.1) chỉ gần đúng cho khí thực, nó chỉ chính xác hơn nếu khi thực nằm
trong trạng thái gần với khí lí tưởng tức là ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp trong vận
hành có thể dùng nó để tính toán gần đúng với khí thực.
Đối với tính toán thiết kế cần độ chính xác cao hơn đối với khí thực người ta dùng
phương trình Vandecvan
Đối với 1 mol khí:

(P + a/v2).(V-b) = R.T
Đối với n mol khí:
𝑛 2

𝑃 + 𝑎 ( ) (𝑉 − 𝑛. 𝑏) = 𝑛. 𝑅. 𝑇 (1.6)
𝑉

Trong đó: a, b là các hằng số phản ánh tính chất của từng loại khí, nó là những giá trị
có được bằng nghiên cứu thực nghiệm, thường được tra từ các bảng, các đồ thị có sẵn
trong sổ tay hóa học.
I.3.7 Nguyên lý Lechatelier
Khi một phản ứng hóa học thiết lập trạng thái cân bằng động, nếu ta tác động một yếu
tố từ bên ngoài vào (thay đổi nồng độ, nhiệt độ, áp suất, thể tích) thì phản ứng sẽ dịch
chuyển theo chiều để chống lại sự tác động đó.
Ví dụ:
1. Thay đổi nồng độ:
2NH3 + CO2  NH4COONH2
Nếu ta đưa thêm NH3 vào thì phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều hướng tạo Cacbamat

16


Nếu ta đưa thêm Cacbamat vào thì phản ứng có xu hướng dịch chuyển theo chiều tạo NH3 và
CO2.
2. Thay đổi nhiệt độ:
N2 + 3 H2 ⇌ 2 NH3 ΔH = −92kJ (1)
Đây là phản ứng tỏa nhiệt. Khi giảm nhiệt độ thì phản ứng sẽ dịch chuyển theo chiều sinh
nhiệt tức là dịch chuyển sang phải, theo chiều tạo NH3.
3. Thay đổi áp suất:
Xét phản ứng cân bằng (1)

Giả sử khi tăng áp suất của hệ thì theo nguyên lý Le Chatelier phản ứng sẽ dịch chuyển theo
chiều giảm áp tức là theo chiều giảm số mol khí, theo chiều tạo NH3.
4. Ảnh hưởng của việc thêm khí trơ:
Giả sử thêm khí He vào bình chứa mà xảy ra phản ứng (1). Mặc dù nó không liên quan trực
tiếp đến phản ứng, nhưng làm tăng áp suất của hệ hoặc tăng thể tích.
-

Nếu thể tích được giữ không đổi, thì áp suất riêng phần cũng không đổi mặc dù áp suất
của hệ đã tăng khi thêm He vào. Điều này có nghĩa là hằng số cân bằng cũng không
đổi vì vậy cân bằng vẫn được duy trì không xảy ra sự dịch chuyển.

-

Nếu thể tích được phép tăng, nồng độ cũng như áp suất riêng phần của các cấu tử đều
giảm. Phản ứng sẽ dịch chuyển sang trái cho đến khi cân bằng được thiết lập trở lại.

I.3.8 Ứng dụng của các định luật về trạng thái khí
Trong tính toán thiết kế dây chuyền sản xuất , vì hỗn hợp khí luôn thay đổi áp suất, thể
tích, nhiệt độ , nên để thể hiện cân bằng vật chất giữa các thiết bị và các công đoạn trong dây
chuyền một cách thống nhất, người ta quy hỗn hợp khí về điều kiện chuẩn P0=760 mmHg và
t0= 00c (T=2730 K) ký hiệu thể tích là Nm3, Hm3 song trong tính toán thiết kế thiết bị máy
móc và chế độ hoạt động của nó phụ thuộc trạng thái P,V,T thực tế. Vì vậy chúng ta phải nắm
vững cách tính chuyển đổi từ số liệu ở điều kiện chuẩn sang điều kiện thực tế để có cơ sở
đánh giá thực trạng công nghệ ở điều kiện đó. Dựa vào các công thức chuyển đổi như sau:
Ta tính theo V theo V0(thường có sẵn trong PFD):
𝑉 𝑉0
𝑉0 . (𝑇0 + 𝑡)
𝑡
=
→𝑉=

= 𝑉0 (1 +
)
𝑇 𝑇0
𝑇0
273
t là nhiệt độ bách phân của khí ở điều kiện thực tế
Tính thể tích lưu lượng ở điều kiện áp suất và t thực tế , từ phương trình (1.6)
17


Ta có 𝑉 =

𝑃0
𝑃

𝑉0 (1 +

𝑡
273

)

Như vậy nếu biết được P, V0, t ta có thể tính được thể tích ,lưu lượng ở điều kiện thực
tế.
Ví dụ căn cứ vào số liệu thực tế PFD tính tốc độ không gian của hỗn hợp khí qua tháp
T-3002 tại xưởng NH3 khi áp suất vận hành giảm còn P =20 barg tốc độ không gian tăng bao
nhiêu phần trăm
Giải: Theo PFD ta có V0= 199980 Nm3/h ( ở điều kiện P0=750 mm Hg= 1 bar to=00c
)
Nhiệt độ khi vào tháp là t=75 0C , áp suất vận hành Pa= 27.5 barg

Áp dụng công thức 𝑉 =
Ta có V=

1
28.5

𝑃0
𝑃

𝑉0 (1 +

199980 (1 +

Nếu vận hành ở Pa=20 barg
𝑉′ =

75
273

𝑡
273

) thay số liệu V0,t,P0= Pa+1=27.5+1=28.5 bar

) = 8944 𝑚3 /𝑙
P’= 20+1= 21 bara

1
75
199980(1 +

) = 12138
21
273

So với điều kiện vận hành ở 27.5 barg tốc độ không gian tăng là
𝑛=

𝑉′
𝑉

=

12138
8944

=

𝑃′
𝑃

=

28.5
21

= 1.357 𝑙ầ𝑛 tương đương với 35.7%

Nhận xét:
Trong sản xuất vận tốc thực tế ảnh hưởng rất lớn đến trở lực đường ống, thiết bị , đến
chế độ làm việc của thiết bị, đến hiệu suất chuyển hóa của các thiết bị hấp thụ, thiết bị phản

ứng… vì vậy trong thực tế vận hành khi các điều kiện thay đổi phải tính toán xem xét ảnh
hưởng của thay đổi đó đối với hoạt động của máy móc thiết bị.
Thường trong sản xuất khi năng suất ( phụ tải ) thay đổi thì lưu lượng , vận tốc thựa tế
thay đổi tỷ lệ thuận lợi với phụ tải ví dụ khi chạy máy với phụ tải 90% thiết kế, khi các điều
kiện áp suất , nhiệt độ ít thay đổi thì lưu lượng vận tốc thực tế cùng là 90% so với lưu lượng
, tốc độ thiết kế, khi phụ tải sản xuất không đổi , nhiệt độ ít thay đổi thì lưu lượng vận tốc
thực tế tỷ lệ nghịch với sự thay đổi của áp suất vận hành ví dụ : khi chạy máy với phụ tải
100% thiết kế nếu áp suất vận hành chỉ bằng 90% áp suất thiết kế khi đó lưu lượng và vận
tốc thực tế tăng là 1/0.9=1,11 lần

18


I.3.9 Một số lưu ý khi áp dụng công thức trong tính toán
Khi tính toán một thông số vật lý nào thường ta phải dùng công thức để áp dụng tính
toán , để tránh sai sót cần chú ý:
 Các đơn vị dùng cho các đại lượng dùng trong công thức.
 Các thông số của các đại lượng cho trước
 Chuyển đổi các đơn vị của các đại lượng về đơn vị đơn vị dùng trong công thức
Ví dụ: tính thể tích m3 5 kmol khí H2 ở điều kiện Pdu= 5 barg nhiệt độ t= 300c
Áp dụng công thức
𝑉=

𝑃0
𝑡
𝑉0 (1 +
)
𝑃
273


Trong đó V là thể tích khi ở điều kiện Pdu= 5barg m3 , P0,P là áp suất ở điều kiện chuẩn
và điều kiện thực tế (bar), t là nhiệt độ khí ở 0C
V0=5.22,4 =112 Hm3
P0=760 mm Hg =760/750 =1,0133 bar
𝑉=

1,0133
30
) = 2,0788 𝑚3
. 112. (1 +
5+1
273

Bài tập ứng dụng Chương 1
1) Chuyển đổi 500F sang thang đo 0C, 0K.
2) Độ chân không của thiết bị ngưng tụ máy nén là 0.92 barg hỏi áp suất trong thiết bị là bao
nhiêu bar?
3) Tính giá trị của hằng số lý tưởng R khi đơn vị của nó là J/k.mol ; cal/mol K : ml.atm/mol./k;
m3.bar/mol.K
4) Tính số mol hỗn hợp khi vào tháp hấp thụ 10T3002 xưởng NH3 và tính áp suất riêng phần
của cá khí trong hỗn hợp, số liệu lấy trong PFD của xưởng NH3.
5) Tính lưu lượng (tốc độ không gian) m3/s, vận tốc (m/s) hỗn hợp khí trong đường ống cửa
ra tháp chuyển hóa nhiệt độ cao; số liệu lấy trong PFD xưởng NH3(đường kính ống ra là
24 inch).

19


Chương 2.


CHUYỂN ĐỔI TRẠNG THÁI CỦA VẬT CHẤT.

Khi điều kiện tồn tại (nhiệt độ, áp suất) thay đổi các chất có thể chuyển đổi từ trạng thái này
sang trạng thái khác, sự chuyển đổi đó gọi là sự chuyển pha. Sơ đồ chuyển pha của các chất
như sau:

II.1 Sự chuyển thể từ rắn sang lỏng và ngược lại:
Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy. Quá trình
chuyển ngược từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông đặc.

20


II.1.1 Nhiệt độ nóng chảy (đông đặc):
Nhiệt độ nóng chảy là nhiệt độ mà chất rắn chuyển sang dạng lỏng. nó sẽ không thay đổi
trong suốt quá trình nóng chảy của vật chất. Nhiệt độ nóng chảy của các chất thường tăng
khi áp suất bên ngoài tăng. Khi nóng chảy thì thể tích của chất đó tăng. Ngược lại, đối với
các chất có thể tích giảm khi nóng chảy, nhiệt độ nóng chảy của chúng giảm khi áp suất
bên ngoài tăng.
II.1.2 Nhiệt nóng chảy:
Nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng chảy của
vật rắn. Nhiệt nóng chảy Q tỉ lệ với khối lượng m của vật rắn:
Q = λm
trong đó:
- Hệ số tỉ lệ λ là nhiệt nóng chảy riêng phụ thuộc vào bản chất của chất rắn nóng
chảy, có đơn vị đo là jun trên kilôgam (J/kg).
- Q: Nhiệt nóng chảy (J)
- M: Khối lượng nóng chảy (kg)
Từ công thức trên suy ra: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng
cần cung cấp để làm nóng 1 kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.

Nhiệt nóng chảy riêng của 1 chất phụ thuộc vào bản chất của chất đó thường được tra
trong các bảng có sẳn trong các sổ tay hóa lý.
II.2 Sự chuyển thể từ pha lỏng sang pha khí (hơi):
II.2.1 Sự bay hơi:
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở mặt thoáng chất lỏng gọi là sự bay hơi. Quá
trình chuyển ngược lại từ thể khí (hơi) sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ.
Nguyên nhân của quá trình bay hơi là do một số phân tử chất lỏng ở mặt thoáng có động
năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng có thể thắng được công cản do lực hút của các
phận tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng để thoát ra khỏi mặt thoáng và trở thành phân tử
hơi của chính chất ấy. Đồng thời khi đó cũng xảy ra cũng xảy ra quá trình ngưng tụ do

21


một số phân tử hơi của chất này chuyển động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt thoáng và
bị các phân tử chất lỏng nằm trên mặt thoáng hút vào pha lỏng.
Như vậy sự ngưng tụ luôn xảy ra kèm theo sự bay hơi. Sau mỗi đơn vị thời gian, nếu số
phân tử chất lỏng thoát khỏi mặt thoáng nhiều hơn thì ta nói chất lỏng bị "bay hơi". Ngược
lại ta nói chất lỏng bị ngưng tụ.
II.2.2 Áp suất hơi bảo hòa (Pbh):
a. Định nghĩa:
Áp suất hơi bảo hòa của một chất là áp suất riêng phần của chất đó trên bề mặt thoáng của
chất lỏng ấy mà khi đó xẩy ra quá trình bay hơi và ngưng tụ bằng nhau.
b. Tính chất của áp suất hơi bảo hòa:
Phụ thuộc vào bản chất của chất đó.
Phụ thuộc vào nhiệt độ. Khi nhiệt độ thay đổi thì Pbh thay đổi theo và khi nhiệt độ
tăng thì Pbh tăng.
- Không phụ thuộc vào thể tích mặt thoáng.
Áp suất hơi bảo hòa của chất lỏng thường được tra cứu tại bảng số liệu có sẳn trong các
sổ tay hóa học.

-

II.2.3 Quá trình sôi của chất lỏng.
a. Định nghĩa:
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) của một chất xảy ra ở cả bên trong lòng
chất lỏng và cả bên trên bề mặt thoáng chất lỏng gọi là sự sôi. Nói khác đi là khi áp suất
hơi bão hoà của chất lỏng bằng áp suất trên bề mặt thoáng của chất lỏng thì xảy ra quá
trình sôi.
Ví dụ: Ở to – 100 oC áp suất hơi bão hoà của nước là Pbh = 1 at bằng với áp suất của khí
quyển trên bề mặt thoáng của nước, dẫn đến nước sôi; ở trên núi cao áp suất khí quyển
giảm đi thì nhiệt độ sôi của nước cũng giảm theo
b. Tính chất của quá trình sôi:
-

Ở mỗi điều kiện áp suất, mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và nhiệt độ sôi
không thay đổi trong quá trình sôi.
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng đó
Nhiệt độ sôi phụ thuộc vào áp suất trên bề mặt thoáng của chất lỏng đó, áp suất càng
cao thì nhiệt độ sôi càng cao và ngược lại
Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc vào áp suất thường được tra cứu trong các sổ tay
hoá học

22


c. Nhiệt hoá hơi:
Định nghĩa: Nhiệt hoá hơi là nhiệt cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi của
chất lỏng đó ở nhiệt độ sôi.
Công thức: Q = r.m
Trong đó: Q: nhiệt hoá hơi (J);

m: lượng chất lỏng đã biến thành hơi (kg);
r: nhiệt hoá hơi riêng (J/kg); là nhiệt lượng cung cấp để bay hơi 1 kg chất lỏng ở nhiệt
độ sôi.
Tính chất của nhiệt hoá hơi riêng:
-

Phụ thuộc vào bản chất của chất lỏng.
Phụ thuộc vào nhiệt độ. Thường thì khi nhiệt độ tăng thì r giảm. Nhiệt hoá hơi của
các chất có thể được tra cứu ở các bảng có sẵn trong các sổ tay hoá học.

II.2.4 Hơi quá nhiệt
Ở một áp suất nhất định, khi nhiệt độ của hơi lớn hơn nhiệt độ hơi bão hoà của chất đó thì
hơi được gọi là hơi quá nhiệt (hơi khô).
Ví dụ: hơi nước ở điều kiện P = 5 at và nhiệt độ to = 160 oC; tra bảng ta có ở P =5 at, nhiệt
độ hơi bão hoà (nhiệt độ chất lỏng sôi) là tobh = 151 oC; ta có to =160 oC > tobh = 151 oC
vậy hơi ở đây là hơi quá nhiệt (khô).
Đối với một chất trong quá trình đun nóng hoặc làm nguội nó thì lượng nhiệt cung cấp
(hoặc làm mát) trong quá trình chuyển pha (nóng chảy, bốc hơi, đông kết, ngưng tụ) là
lớn hơn rất nhiều so với khi không có chuyển pha. Điều này rất có ý nghĩa trong thực thế
cần lưu ý.
Ví dụ: Đối với nước và hơi nước, khi cần nâng thêm hoặc nguội đi 1 oC chỉ cần khoảng 1
kcal cho 1 kg, nhưng khi cần đun sôi hoặc ngưng tụ thì cần lượng nhiệt khoảng 500 kcal
cho 1 kg; gấp 500 lần.
Nhà máy Đạm Phú Mỹ, trong dây chuyền sản xuất có hai chất dễ bay hơi là H2O và NH3
tham gia hầu hết vào các quá trình công nghệ:
Đối với H2O, dùng để làm lạnh, hơi nước quá nhiệt được sản xuất để làm động lực vận
hành các máy nén và các bơm lớn, được dùng làm nguyên liệu để sản xuất NH3 và cấp
nhiệt cho một số thiết bị. Hơi nước bão hoà được dùng cấp nhiệt cho các thiết bị đun sôi
tại xưởng Urea…. Hơi nước bão hoà trong các dòng khí công nghệ có mặt tại hầu hết các
quá trình.

Đối với NH3 là sản phẩm của xưởng NH3, nó cũng có mặt ở rất nhiều thiết bị, và quá trình
công nghệ trong nhà máy…
23


Vì vậy cần hiểu biết rất sâu về tính chất hoá lý đặc biệt là áp suất hơi bão hoà, hơi quá
nhiệt, các thông số hoá lý như nhiệt dung, áp suất bão hoà, ẩn nhiệt hoá hơi… đối với H2O
và NH3 là rất cần thiết đối với kỹ sư và công nhân vận hành nhà máy. Bảng về các thông
số hoá lý của 2 chất này được đưa ra trong phụ lục đính kèm giáo trình này để học viên
cập nhật, xử dụng khi cần thiết trong công việc vận hành.
Để minh hoạ, chúng ta cùng xét một số vận dụng kiến thức của chương này với công nghệ
của nhà máy.
Minh hoạ 1:
Xem xét ảnh hưởng của nhiệt độ đỉnh thiết bị 10 – T 3001 tại xưởng NH3 đối với hoạt
động của thiết bị 10 – T 3001.
Tháp 10 – T 3001 là tháp tái sinh dung dịch sau hấp thụ CO2. Thông số công nghệ trong
PFD như sau:
-

Nhiệt độ đỉnh: t = 90.7 oC
Áp suất dư ở đỉnh: Pdư đỉnh = 0.34 barg => Ptuyệt đối = 1.34 bar.
Lưu lượng khí ra khỏi đỉnh: Go = 17826 Nm3/h

Thực trạng của thiết bị này đã có hiện tượng bung, sập bộ phân ly đỉnh tháp và có hiện
tượng cuốn đệm sang thiết bị 10 – V 3001. Nguyên nhân là do lưu lượng dòng khí ra khỏi
đỉnh tháp quá lớn. Thực tế trong thao tác công nghệ có nhiều thời điểm vận hành để nhiệt
độ tao tác tại đỉnh tháp đạt 97 – 98 oC. Ta thử tính toán khi tđo = 97 oC thì khí ra khỏi đỉnh
tháp lớn hơn khi thao tác ở chỉ tiêu tđ = 90.7 oC là bao nhiêu.
Tra sổ tay: áp suất bão hoà của nước ở nhiệt độ 90.7 oC là 0.74 bar; ở 97 oC là 0.93 bar.
Khí ra khỏi đỉnh tháp chỉ có CO2 và H2O nên thành phần của chúng tỉ lệ với áp suất riêng

phần của chúng.
Lượng CO2 là:
GCO2 = 17826 x (1.34 − 0.74)/1.34 = 7982 Nm3/h
Lượng hơi nước ở điều kiện nhiệt độ t = 90.7 oC là:
GH2 O = 17826 x 0.74/1.34 = 9844 Nm3/h
Ở điều kiện tđỉnh = 97 oC, thì lượng CO2 vẫn không đổi, song vì ở nhiệt độ này áp suất hơi
nước bão hoà của nước tăng lên đáng kể Pbh = 0.93 bar, vì áp suất tại đỉnh chung vẫn
không đổi nến áp suất riêng phân của CO2 chỉ còn là
PCO2 = P - PH2 O = 1.34 – 0.93 =0.41 bar.
Như vậy lượng hơi nước sẽ là
GH2 O = GCO2 x 0.93/0.41 = 18106 Nm3/h
24


Tổng lượng khí ra khỏi đỉnh tháp 10 – T 3001 ở điều kiện nhiệt độ đỉnh tđỉnh = 97 oC là:
G = 18106 + 7982 = 26088 Nm3/h
So sánh với điều kiện tđỉnh = 90.7 oC:
n=

G
Go

=

26088
17826

= 1.46 lần

Nghĩa là lượng khí tăng 46 % so với điều kiện bình thường. Trong thực tế thường chỉ cho

phép tối đa là 20%, vì vậy ở điều kiện tăng 46 % chắc chắn sẽ gây hỏng các chi tiết trong
thiết bị, gây cuốn đệm, cuốn dịch theo khí.
Do ảnh hưởng lớn của nhiệt độ đỉnh 10T3001 khi tăng cao đối với thiết bị, phòng CNSX
đã có bảng tính toán cụ thể cho từng mức nhiệt độ khác nhau để vận hành tại cương vị
này nắm vững để phòng ngừa.
Minh hoạ 2:
Xúc tác chuyển hoá CO nhiệt độ thấp (LTS) sẽ bị hỏng nếu nước ngưng tụ trên bề mặt
xúc tác, vì vậy yêu cầu trong dòng khí công nghệ vào thiết bị 10 R – 2005 phải có nhiệt
độ lớn hơn nhiệt độ bão hoà của hơi nước trong dòng khí công nghệ ít nhất là 10 oC. Để
đảm bảo điều kiện này trong mọi điều kiện sản xuất, người vận hành phải biết được tính
chất của áp suất hơi nước bão hoà và tính toán được nhiệt độ bão hoà của hơi nước trong
dòng khí công nghệ vào 10R2005. Muốn biết nhiệt độ này ta phải biết áp suất riêng phần
của hơi nước trong dòng khí công nghệ. Sau đó tra bảng ta biết được nhiệt độ bão hoà của
hơi nước trong dòng khí công nghệ vào 10R2005.
Công thức tính:
PH2O = P .

G H2 O
= C H2 O . P
GK + G H 2 O

Trong đó: PH2O – là áp suất riêng phần của hơi nước trong dòng khí công nghệ;
GH2 O – lượng hơi nước trong dòng khí công nghệ
GK – là dòng khí công nghệ khô;
CH2O – thành phần của hơi nước trong dòng khí công nghệ vào 10R – 2005 (%V)
P – áp suất vận hành của R – 2005, bar.
Như vậy PH2O (tương ứng tbh của H2O) hoàn toàn phụ thuộc vào áp suất của hệ thống và
tỉ lệ Steam/Cacbon tại đầu dây chuyền sản xuất.
Thử tính toán theo số liệu tại PFD:
P = 30.1 bar; GK = 191587 Nm3/h ; GH2 O = 64720 Nm3/h ;

nhiệt độ khí vào 10 R – 2005 là 190 oC ;
25


×