Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Đông y điều trị bệnh tiết niệu, sinh dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (302.17 KB, 61 trang )

ẹONG Y ẹIEU TRề
BENH TIET NIEU - SINH DUẽC


ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ

GS.BS TRẦN VĂN KỲ

BỆNH TIẾT NIỆU - SINH DỤC

ĐÔNG Y ĐIỀU
TRỊ

NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
Chi Nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh


Lời nói đầu
Chúng ta đã bước sang năm thứ 2 của thế kỷ
XXI, đã chứng kiến nhiều phát minh khoa học
kỳ diệu trong thế kỷ qua về vật lý, hóa sinh, tin
học, điện tử v.v… Trong Y học cũng có nhiều phát
minh vó đại như chụp cắt lớp, siêu âm màu, ghép
tim, ghép thận, ghép tim nhân tạo, thận nhân tạo,
thụ tinh nhân tạo v.v… và đã thành công tốt đẹp.
Nhưng Y học hiện đại vẫn còn bó tay hoặc chưa
có phương pháp điều trò thích đáng có hiệu quả
đối với nhiều loại bệnh nhất là đối với bệnh mạn
tính khó trò. Mặt khác, thuốc Tây phần lớn dùng
các dược phẩm là hóa chất, nhiều loại có hại cho
cơ thể, gây phản ứng dò ứng hoặc gây tổn thương


các tạng phủ; vì thế mà nhiều người trong nhiều
nước tìm về với các thuốc loại cây cỏ thiên nhiên,
với các phương pháp cổ truyền không dùng thuốc
như khí công, xoa bóp, thái cực quyền, y võ dưỡng
sinh để trò bệnh, giữ gìn sức khỏe. Dùng các loại
động vật, thực vật, khoáng chất, các phương pháp
tập luyện để phòng trò bệnh, chính là đặc điểm và
sở trường của nền Y học cổ truyền phương Đông
đã có hàng ngàn năm lòch sử và có nhiều kinh
nghiệm phong phú. Cho nên, trong thời đại ngày
nay, bên cạnh những thành quả to lớn của Y học
hiện đại, Y học cổ truyền Đông phương vẫn có vò
trí quan trọng cần thiết trong điều trò bệnh nhất
là đối với bệnh mạn tính.


Với nhận thức trên đây, trong nhiều năm qua,
chúng tôi đã chú ý điều trò những bệnh mạn tính
bằng Đông y và Đông Tây y kết hợp và đã đạt được
những kết quả nhất đònh, đem lại nhiều niềm vui
và hy vọng cho bệnh nhân. Chúng tôi đã biên
soạn và xuất bản các quyển Đông y điều trò bệnh
ung thư, Đông y điều trò bệnh rối loạn chuyển
hóa và nội tiết, Đông Tây y điều trò bệnh tim
mạch, Đông y điều trò bệnh tiêu hóa và gan
mật. Năm 2002, chúng tôi xuất bản tiếp các quyển
Đông y điều trò bệnh hô hấp, Đông y điều trò
bệnh mắt tai mũi họng, Đông y điều trò bệnh
tiết niệu và sinh dục. Đối với mỗi bệnh, chúng
tôi chú ý giới thiệu các phần nguyên nhân bệnh

lý theo Y học cổ truyền, chẩn đoán bệnh (theo Y
học hiện đại) và điều trò gồm có biện chứng luận
trò và giới thiệu các bài thuốc kinh nghiệm gồm
những bài thuốc đã được nghiên cứu lâm sàng và
những kinh nghiệm dân gian trong và ngoài nước.
Đối với một số bệnh xét thấy cần thiết có giới
thiệu thêm phần điều trò bằng thuốc Tây và châm
cứu, thực liệu.
Hy vọng quyển sách ra mắt bạn đọc sẽ là tài
liệu tham khảo bổ ích đồng thời tác giả cũng mong
muốn được nhiều bạn đồng nghiệp và độc giả góp
ý để lần tái bản được hoàn thiện hơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 8 tháng 3 năm 2002
TÁC GIẢ

7


NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG TIỂU
(Infections of the urinary tract)

Nhiễm khuẩn đường tiểu là danh từ chung chỉ

chứng viêm nhiễm đường tiểu bao gồm bể thận, niệu
đạo, bàng quang… bệnh ít khu trú ở một bộ phận nào.
Tuy nhiên tùy theo vò trí tổn thương nặng hơn mà có
bệnh danh riêng như viêm bể thận (pyelonephritis)
viêm bàng quang (cystitis) viêm niệu đạo (urethritis).
Đặc trưng chủ yếu của bệnh là sự tăng số lượng của
vi khuẩn và bạch cầu khác thường trong nước tiểu.

Bệnh này không bao gồm viêm đường niệu do các
bệnh hoa liễu (lậu, giang mai…).
A - NGUYÊN NHÂN BỆNH.
Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn đường
ruột, nhiều nhất là do E.Coli, Proteus, Klebsiella,
cầu khuẩn đường ruột, hiếm gặp có Salmonella
trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn mủ xanh,
virút, nấm…
- Yếu tố thuận lợi: Trẻ dưới 3 tuổi, gái, trẻ suy
dinh dưỡng, dò dạng đường tiểu.
- Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù
chứng lâm và nguyên nhân chủ yếu là do thấp
nhiệt uất kết tại bàng quang.
B – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG.
- Tùy theo tuổi và cơ đòa mà triệu chứng lâm
sàng rất khác nhau, có thể không có triệu chứng
rõ rệt mà cũng có thể có triệu chứng nhiễm khuẩn
nhiễm độc toàn thân.
8

- Trẻ sơ sinh: Sốt hoặc thân nhiệt giảm, kém
ăn, chậm tăng cân, vàng da, có thể có các biểu
hiện nhiễm khuẩn huyết.
- Trẻ bú mẹ: Sốt, nôn tiêu chảy, lười ăn bú.
- Trẻ lớn và người lớn có triệu chứng điển hình
như sốt, rét run, đau bụng hoặc vùng sườn lưng,
đái buốt, đái dắt, đái dầm…
C - KIỂM TRA CẬN LÂM SÀNG.
1. Xét nghiệm nước tiểu: Có giá trò xác đònh
chẩn đoán. Phải lấy nước tiểu giữa dòng.

- Kết quả nuôi cấy vi khuẩn niệu: Số lượng
khuẩn lạc/ml nước tiểu có trên 100.000 là dương
tính, ít hơn 1.000 là âm tính, nếu giữa 2 số lượng
trên là nghi ngờ cần kiểm tra nhiều lần.
- Kết quả soi tươi bạch cầu niệu: Soi cặn sau ly
tâm, kết quả dương tính nếu bạch cầu trên 10 cái/
vi trường. Soi tươi theo Webbs-Stansfeld, kết quả
dương tính nếu số lượng bạch cầu trên 30 cái/mm3.
2. Xét nghiệm máu: Có giá trò tham khảo.
- Công thức máu ngoại vi và tốc độ lắng máu.
- Urê, creatinin khi nghi ngờ có viêm thận bể
thận.
3. Chụp thận: Trường hợp bệnh kéo dài, nghi
ngờ có dò dạng tiết niệu.
D – CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN BIỆT.
- Xác đònh chẩn đoán: Chủ yếu dựa vào kết quả
cấy và xét nghiệm nước tiểu. Chỉ cần 1 trong 2 kết
quả xét nghiệm nước tiểu dương tính.
9


* Chú ý xác đònh nguyên nhân: Nhờ kết quả
chụp thận, bàng quang, niệu quản để phát hiện dò
dạng đường niệu, sỏi niệu. Kiểm tra kỹ các bộ phận
khác để phát hiện viêm âm đạo, viêm bao qui đầu,
viêm ruột…
- Lúc có thận suy chú ý phân biệt với viêm cầu
thận mạn. Nếu viêm bể thận thì chức năng cô đặc
của thận bò tổn thất là chính, chức năng lọc ít ảnh
hưởng, còn viêm thận mạn thì cả 2 chức năng đều

kém.
- Trường hợp bệnh kéo dài nhiều tháng đến
nhiều năm là nhiễm khuẩn đường niệu mạn tính,
bệnh nặng nhẹ khác nhau, sốt dao động kéo dài
gây nên trẻ thiếu máu, suy dinh dưỡng, phát dục
chậm. Cần chú ý có dò dạng đường niệu.
zz

Tiên lượng:

Nhiễm khuẩn đường niệu cấp được điều trò kòp
thời phần lớn là khỏi. Sốt kéo dài khoảng 7-10
ngày hạ, nước tiểu trở lại bình thường sau 2-3 tuần.
Trường hợp có biến chứng suy thận (hay gặp ở tuổi
dậy thì) tiên lượng thường không tốt.
E - ĐIỀU TRỊ.
1. Chế độ chăm sóc ăn uống:
- Lúc sốt và có nhiễm độc toàn thân, bệnh nhi
phải được nghỉ ngơi tại giường, chăm sóc theo dõi
chu đáo để xử trí các biến chứng kòp thời.
- Cho ăn chế độ lỏng, bán lỏng hoặc thường tùy
theo tình hình bệnh nhưng cần đủ chất dinh dưỡng
và sinh tố. Chú ý cho uống đủ nước nhất là cho trẻ
nhỏ.
10

2. Điều trò bằng y học cổ truyền dân tộc:
1. Biện chứng luận trò:
zz Nhiễm khuẩn đường tiểu cấp thường gặp các
thể bệnh sau:

a- Can đởm uất nhiệt:
- Triệu chứng chủ yếu: Lúc sốt lúc rét ăn kém
miệng đắng, nôn, bứt rứt ngực sườn đau tức, rêu
lưỡi vàng trắng, mạch huyền sác.
- Phép trò: Thanh lợi can đởm hòa giải thiếu
dương.
- Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm:
Long đởm thảo 2-6g, Sơn chi 3-16g, Hoàng cầm
3g, Sài hồ 3g, Sinh đòa 12g, Trạch tả 12g, Xa tiền tử
12g, Mộc thông 6g, Cam thảo 2-4g.
b- Trường vò thực nhiệt:
- Triệu chứng chủ yếu: Sốt cao liên tục, ra mồ
hôi, miệng hôi khát nước uống nhiều, bụng đau táo
bón, tiểu ít đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt mạch hồng sác.
- Phép trò: Thanh nhiệt lợi niệu thông lâm.
- Bài thuốc: Đạo xích thừa khí thang gia giảm:
Sinh đòa 12-20g, Hoàng liên 2-4g, Hoàng bá
12g, Đại hoàng 2-4g (cho sau), Mộc thông 6g, Cam
thảo 4g, sắc uống. (Bài này do 2 bài Đạo xích tán
và bài Điều vò thừa khí thang hợp lại gia giảm).
c- Bàng quang thấp nhiệt:
- Triệu chứng chủ yếu: Tiểu nhiều lần, tiểu gấp
và đau, bụng dưới và lưng đau, rêu lưỡi vàng nhớt
hoặc trắng nhớt, mạch nhu sác.
- Phép trò: Thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông
lâm.
11


- Bài thuốc: Bát chính tán gia giảm:

Biển súc, Cù mạch, Chi tử, Ngân hoa, Liên
kiều, Ô dược đều 12g, Mộc thông 6g, Xa tiền tử
20g, Hoạt thạch 20g, Cam thảo 4g, tiểu đau nhiều
gia Hổ phách 3-4g, Đại hoàng 6g.
zz Nhiễm khuẩn đường tiểu mạn tính thường
gặp các thể bệnh sau:
a- Thận âm bất túc kiêm thấp nhiệt:
- Triệu chứng chủ yếu: Sốt nhẹ váng đầu đau
lưng ra mồ hôi trộm, môi họng khô, lưỡi đỏ không
hoặc ít rêu, mạch huyền tế sác.
- Phép trò: Tư âm thanh nhiệt.
- Bài thuốc: Ngân kiều thạch hộc tán gia giảm:
Ngân hoa, Liên kiều, Thạch hộc, Đơn bì, Phục
linh, Trạch tả, Sơn dược, Tri mẫu đều 10-12g, Sinh
đòa 20g, Hoàng bá 8g, sắc uống trong ngày.
b- Tỳ thận lưỡng hư:
- Triệu chứng chủ yếu: Ngoài các triệu chứng
trên, bệnh nhân mặt chân phù, ăn kém bụng đầy,
đại tiện lỏng, người mệt mỏi. Lưỡi nhợt rêu trắng
mỏng, mạch trầm tế vô lực.
- Phép trò: Kiện tỳ tư thận.
- Bài thuốc: Kiện tỳ hòa vò thang hợp Tri bá bát
vò hoàn gia giảm:
Đảng sâm, Bạch truật, Bạch linh, chế Cẩu tích,
Trạch tả đều 12g, Cam thảo 4g, Mộc hương 4g,
Trần bì 6g, sắc uống cùng với viên Tri bá bát vò
hoàn.
2. Bài thuốc kinh nghiệm: Dùng đối với các
bệnh nhẹ xen kẽ dùng cùng các bài thuốc trên.
12


- Hải kim sa, Xa tiền thảo, Bồ công anh, Rau
má mỗi thứ 30-50g, sắc uống.
- Thạch vỹ, Xa tiền thảo, Bạch mao căn mỗi thứ
30-50g sắc uống thay nước chè.
- Kim tiền thảo, Kim ngân hoa, Xa tiền thảo
mỗi thứ 30-50g sắc uống.
3. Châm cứu: Chọn các huyệt sau:
- Sốt cao: Đại chùy, Khúc trì.
- Co giật: Nhân trung, Thiếu thương (chích
máu) Hợp cốc.
- Đái rát, đái đau: Quan nguyên, Khúc tuyền,
Tam âm giao.
4. Kết hợp thuốc tây:
Đối với những trường hợp nặng hoặc đã dùng
thuốc cổ truyền không thuyên giảm nên kết hợp
dùng trụ sinh hoặc sunfamit, có thể chọn dùng các
loại sau:
- Sulfathiazolum 0,1-0,2g/kg/ngày chia 3-4 lần
uống, liều đầu lượng gấp đôi.
- Amoxilin 30-50mg/kg/ngày, uống chia 2-3 lần.
- Bactrim (Biseptol, Trimason) 36-48mg/kg/ngày
uống chia 2 lần. Thời gian điều trò 7-10 ngày.
Trường hợp bệnh nhi sốt cao và có dấu hiệu
viêm thận bể thận nên dùng phối hợp 2 loại trụ
sinh:
- Ampixilin 5-7mg/kg/ngày tiêm tónh mạch
hoặc nhóm trụ sinh Cephalosporin (như Keflex,
Keforan, Claforan) 25-50mg/kg/ngày trong 7 ngày
(đối với trẻ trên 1 tuổi).

Nếu có kết quả cấy vi khuẩn nên chọn trụ sinh
theo kháng sinh đồ.
13


F - PHÒNG BỆNH
- Chú ý giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ và gia
đình.
- Phát hiện sớm và điều trò kòp thời các trẻ mắc
dò tật tiết niệu.
- Điều trò tích cực các bệnh dễ gây viêm nhiễm
đường tiết niệu như viêm cửa mình, viêm âm đạo ở
bé gái, bao qui đầu (bé trai) bệnh tiêu chảy, viêm
phổi…

VIÊM CẦU THẬN CẤP

V

(Acute glomerulonephritis)

iêm cầu thận cấp (cũng gọi là viêm cầu thận
xuất huyết cấp, viêm thận cấp) là một bệnh tiết
niệu thường gặp ở trẻ em. Tỷ lệ mắc bệnh cao ở
lứa tuổi 3-8 tuổi, trẻ dưới 2 tuổi ít mắc bệnh. Bệnh
có liên quan nhiều đến các bệnh lở ngứa ngoài da,
bệnh viêm đường hô hấp trên. Đặc điểm lâm sàng
của bệnh là: phù toàn thân, nước tiểu ít, đái ra
máu (đại thể hoặc vi thể) và huyết áp cao.
Theo y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù

chứng thủy thũng thể dương thủy.
Trừ một số ít bệnh nhi kèm suy tim, suy thận
cấp, phù não cấp, đa số bệnh nhi được điều trò kòp
thời, tiên lượng bệnh là tốt.
A – NGUYÊN NHÂN VÀ BỆNH LÝ.
Viêm cầu thận cấp là một bệnh nhiễm khuẩn dò
ứng do liên cầu khuẩn tán huyết bêta nhóm A (beta
hemolytic streptococcus A-) gây nên khi xâm nhập
cơ thể. Bệnh thường phát sinh sau khi mắc bệnh
nhiễm khuẩn ngoài da, bệnh tai mũi họng, viêm
đường hô hấp trên khoảng 1-4 tuần, phản ứng giữa
kháng nguyên và kháng thể tự sinh xảy ra trong
toàn cơ thể nhưng nổi bật là ở các mạch mao quản
cầu thận. Mạch mao quản co thắt làm cho tính thẩm
thấu của thành mạch tăng, nước, chất keo và chất
điện giải trong huyết tương thoát ra ngoài tổ chức
gian bào sinh phù. Co thắt cũng làm cho mao quản
cầu thận hẹp, lưu lượng máu qua ít, lượng nước tiểu
lọc qua cầu thận cũng ít. Mặt khác, máu qua ít

14

15


tế bào cầu thận thiếu máu cũng thiếu oxy và tiết
ra nhiều chất thận tố (rênin) là chất có khả năng
làm cho mạch máu toàn thân co thắt và kết quả là
huyết áp tăng. Tính thẩm thấu của mao quản cầu
thận tăng, huyết tương, hồng cầu, bạch cầu thoát ra

ngoài, gây nên protein niệu, hồng cầu và bạch cầu
nhiều trong nước tiểu.
Y học cổ truyền cho rằng: Do cảm nhiễm ngoại tà
(phong, hàn, thấp, nhiệt) chức năng thông điều thủy
đạo của phế và khí hóa của bàng quang bò trở ngại,
phế khí mất tuyên thông, chức năng khí hóa rối
loạn, nước không theo thủy đạo vào bàng quang mà
ứ đọng ở cơ bì sinh phù. Bệnh lâu ngày sẽ ảnh hưởng
đến thận khí, thận không chủ được thủy, chức năng
vận hóa của tỳ do thấp trệ mà suy giảm, nước tiểu
càng ít phù càng kéo dài. Mặt khác, thấp nhiệt ứ trệ
ở bàng quang, nhiệt làm tổn thương huyết lạc sinh
đái máu. Thủy thấp đình lưu trong cơ thể ảnh hưởng
đến tâm phế (thủy thấp phiếm lãm) sinh ra suyễn
tức khó thở, thủy thấp xâm phạm lên não sinh ra
các chứng đau đầu, hoa mắt chóng mặt, co giật.
B – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG
Triệu chứng lâm sàng nặng nhẹ rất khác nhau.
Nhẹ có thể chỉ có thay đổi bệnh lý nước tiểu (lúc xét
nghiệm mới phát hiện) nặng thì gây biến chứng suy
tim, phù não, cao huyết áp có thể uy hiếp tính mạng.
Những triệu chứng chính thường gặp là: phù toàn
thân, protein niệu, đái máu, huyết áp cao.
- Phù: Bắt đầu ở mí mắt (từ đầu mặt loan ra toàn
thân) sáng nặng chiều nhẹ, có ấn lõm nhẹ. Sau điều
trò 3-7 ngày, nước tiểu tăng, phù giảm.
16

- Nước tiểu giảm rõ trong mấy ngày đầu tăng dần
thường sau một tuần.

- Đái máu: Thể bệnh nhẹ nước tiểu màu vàng (máu
chỉ nhìn thấy dưới kính hiển vi), trường hợp nặng nước
tiểu đỏ như nước rửa thòt hay nước chè đặc. Đái máu
giảm sau 1-2 tuần, nhưng hồng cầu trong nước tiểu còn
tồn tại sau 4-5 tuần hoặc lâu hơn.
- Huyết áp cao: Thường có 70% bệnh nhi có huyết
áp cao, thường được hồi phục sau 1 tuần, nước tiểu
tăng thì huyết áp hạ.
- Những triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt,
đau đầu, đau lưng, kém ăn, nôn, buồn nôn, chảy
máu mũi thường liên quan đến nhiễm khuẩn, cao
huyết áp, urê trong máu tăng, v.v.
zz Xét nghiệm:
- Nước tiểu: Protein niệu tăng nhiều ít không
chừng nhưng thường dưới 1g/24giờ (ít khi quá 2g).
Số lượng hồng cầu thường có nhiều (có thể ít), ngoài
ra có trụ hạt (có ý nghóa trong chẩn đoán) trụ hồng,
trụ trong, trụ tế bào và ít bạch cầu. Cặn Addis
thường sau 6 tháng mới trở lại bình thường.
- Máu: Urê tăng nhẹ, có ít trường hợp tăng cao.
N.P.N (non protein nitrogen) tăng có khi cao đến
80-90mg%, dự trữ kiềm giảm, cholesterol máu bình
thường. Số lượng bạch cầu tăng hoặc bình thường.
Hồng cầu và huyết sắc tố thường giảm. Tốc độ huyết
trầm tăng, sau 2-3 tháng trở lại bình thường, huyết
trầm còn tăng là bệnh chưa khỏi.
C- CHẨN ĐOÁN VÀ CHẨN ĐOÁN PHÂN
BIỆT.
- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào: Triệu chứng lâm
17



sàng và kết quả xét nghiệm (phù, đái máu, protein
niệu, trụ niệu, huyết áp cao…) và tiền sử bệnh
nhiễm khuẩn. Có điều kiện làm thêm: Bổ thể
huyết thanh C3 giảm và còn tiếp tục giảm là bệnh
có khả năng thành mạn tính. Cấy nhớt trong họng
tìm thấy liên cầu khuẩn tan huyết bêta nhóm A,
hoặc xét nghiệm kháng thể kháng liên cầu trong
máu tăng (ASLO tăng).
* Chú ý phân biệt với:
- Trường hợp phù, cần phân biệt với:
zz Hội chứng thận hư: Phù to, protein niệu cao
trên 3,5g/lít, cholesterol máu tăng trên 250mg%,
protit toàn phần trong máu giảm dưới 4g%.
zz Phù suy dinh dưỡng: Phù tăng từ từ, có tiền
sử dinh dưỡng kém, không có protein niệu và hồng
cầu trong nước tiểu.
zz Phù do suy tim: Thường sáng nhẹ chiều nặng,
có tiền sử suy tim.
zz Phù dò ứng: Thường không có thay đổi về nước
tiểu.
- Trường hợp đái ra máu: Cần chú ý phân biệt
với nhiễm độc thuốc (nhiễm độc sunfamit) xuất huyết
dò ứng, sỏi tiết niệu, lao thận, thận dò dạng bẫm sinh…
zz Biến chứng: Phù não cấp hay bệnh não huyết
áp cao: phát sinh trong tuần đầu của bệnh. Bệnh nhi
kêu đau đầu hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, nôn, buồn
nôn, nặng có thể hôn mê co giật. Huyết áp rất cao.
Do co thắt mạch não, tổ chức não thiếu oxy, độ thẩm

thấu của mao mạch tăng, tổ chức não phù nề.
zz Suy tim cấp: Khó thở đột ngột, quanh môi tím
18

tái, tức ngực, sắc mặt tái nhợt, chân tay lạnh, toát
mồ hôi. Tónh mạch cổ nổi rõ, tim to, tiếng tim trầm
nhỏ, hoặc tiếng ngựa phi, nhòp tim nhanh, gan to,
phù phổi cấp.
zz Suy thận cấp: Tình trạng thiểu niệu hoặc vô
niệu kéo dài quá 3 ngày. Xét nghiệm urê, creatinin
máu tăng, có tình trạng nhiễm toan chuyển hóa và
rối loạn điện giải. Bệnh nhi kêu đau đầu chóng mặt,
buồn nôn, nôn, nặng dần đến hôn mê co giật.

Những biến chứng trên đây nếu xử trí đúng và
kòp thời, tiên lượng là tốt.
zz

Tiên lượng bệnh:

- Phần lớn bệnh nhi hồi phục trong sáu tháng,
một số bệnh nhi bệnh kéo dài trên một năm vẫn
khỏi. Tiêu chuẩn khỏi bệnh là: trong 6 tháng, sức
khỏe bình thường, chức năng thận bình thường,
protein niệu (-) cặn nước tiểu bình thường.
- Nếu sau 6 tháng, tốc độ huyết trầm vẫn cao, tỷ
trọng nước tiểu thấp, bệnh có thể chuyển thành mạn
tính. Tỷ lệ này không quá 2%.
- Nếu sau 06 tháng chức năng thận bình thường
mà cặn Addis chưa bình thường là bệnh viêm thận

kéo dài.
- Bệnh nhi thường tử vong do biến chứng nặng xử
trí không kòp thời.
D- ĐIỀU TRỊ.
zz

Chế độ chăm sóc ăn uống:

- Tuyệt đối nghỉ tại giường trong 2 tuần đầu, nếu
còn đái máu cần hạn chế vận động. Bệnh nhẹ có thể
điều trò tại nhà nhưng cần được nghỉ ngơi ít nhất là
19


1 tháng từ khi phát hiện bệnh.
- Bệnh nhi cần được chăm sóc và cần được theo
dõi chặt chẽ trong 2 tuần đầu về nước tiểu, huyết
áp và trạng thái chung để được phát hiện các biến
chứng sớm và xử trí kòp thời.
- Bệnh nhi cần được bảo vệ chống các bệnh nhiễm
khuẩn khác. Sau 2 tháng bệnh hồi phục tốt, bệnh
nhi có thể tiếp tục học tập nhưng sinh hoạt điều độ,
không lao động học tập quá sức.
- Chế độ ăn nhạt và hạn chế muối lúc bệnh nhi
còn phù và protein niệu dương tính. Lúc còn đái ít
và huyết áp cao, hạn chế nước uống (lượng nước uống
trong ngày có thể tính bằng lượng nước tiểu hôm
trước cộng thêm 200ml. Lượng đạm ăn vào cần hạn
chế không quá 1gam/kg thể trọng/ngày. Chế độ ăn
tùy theo khẩu vò, nên cho ăn nhiều trái cây có sinh

tố B, C và nhiều đường, bảo đảm nhu cầu năng lượng.
zz

Điều trò bằng y học cổ truyền dân tộc:

Biện chứng luận trò: Theo các thể bệnh sau:
1. Thể phong nhiệt: Thường kèm theo viêm
họng, sốt vừa ra mồ hôi, phù, đái ít, miệng khô khát.
Rêu lưỡi vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc phù sác.
- Phép trò: Thanh nhiệt lợi thủy.
- Bài thuốc: Ngân kiều tán hợp tứ linh tán gia
giảm, hoặc dùng bài: Kim ngân hoa 20g, Bồ công
anh 12g, Cúc hoa 12g, Hạ khô thảo 12g, Đơn bì 12g,
Bạch mao căn 12g, Thổ phục linh 12g, Thổ ngưu tất
12g, Cam thảo nam 12g, Gừng tươi 3 lát, sắc uống
ngày 1 thang.
2. Thể phong thủy: Phù, tiểu ít, chân tay các
20

khớp đau mỏi sợ gió, đau đầu. Rêu lưỡi trắng mỏng,
mạch phù hoãn.
- Phép trò: Tuyên phế lợi thủy.
- Bài thuốc: Ma hoàng Liên kiều Xích tiểu đậu
thang gia giảm. Hoặc dùng bài: Kinh giới 8g, Ma
hoàng 6-8g, Tang bạch bì 12g, Liên kiều 8g, Xích
tiểu đậu 12g, Xa tiền thảo 12g, Bạch mao căn 12g,
Hạnh nhân 6g, Cam thảo 4g, Gừng tươi 3 lát. Sắc
uống ngày 1 thang.
3. Thể thấp nhiệt: Phù, người nóng bức rức, tiểu
tiện ít màu nước trà đậm, rêu lưỡi vàng dày, mạch

trầm sác.
- Phép trò: Thanh lợi thấp nhiệt lương huyết giải
độc.
- Bài thuốc: Tiểu kế ẩm tử gia giảm:
Kim ngân hoa 20g, Cúc hoa 12g, Bồ công anh
12g, Tiểu kế 16g, Hạn liên thảo 16g, Mao căn tươi
20-40g, Đơn bì 12g, sinh Bồ hoàng (bao sắc- 10g,
Hoạt thạch 20g (bao sắc). Sắc uống ngày 1 thang.
4. Thể hàn thấp: Phù toàn thân, tiểu ít, người
và chân tay nặng nề, người mát. Rêu lưỡi trắng dày,
mạch trầm hoãn.
- Phép trò: Thông dương lợi thủy.
- Bài thuốc: Ngũ linh tán hợp Ngũ bì ẩm gia
giảm:
Bạch truật, Thương truật, Trạch tả, Bạch linh,
Ngũ gia bì đều 12g, Quế chi 6g, Trần bì 6g, Sinh
khương bì 4g.
- Đối với các thể bệnh trên đây, nếu bệnh nhi có
21


đau váng đầu, mạch huyền, huyết áp cao gia: Hoàng
cầm, Hạ khô thảo, Câu đằng (cho sau) 12-16g.
- Bệnh nhi vào thời kỳ hồi phục mà còn huyết
niệu và protein niệu tức thận khí suy giảm, bệnh
chưa dứt dùng Lục vò đòa hoàng hoàn hợp Đương qui
xích đậu tán gia vò:
Sinh đòa 12g, Hoài sơn 16g, Đơn bì 12g, Trạch tả,
Sơn thù, toàn Đương qui, Phục Linh, Hạn liên thảo
đều 12g, Xích tiểu đậu 30g, sắc uống.

- Trường hợp: Khí hư, tinh thần mệt mỏi, sắc
mặt xạm, ăn kém, tiêu lỏng, sắc lưỡi nhợt mạch yếu,
dùng bài Bổ trung ích khí gia giảm:
Hoàng kỳ 12-20g, Đảng sâm, sao Bạch truật,
Đương qui, Hoài sơn, Bạch biển đậu, Kim anh tử đều
12g, sắc uống.

GIỚI THIỆU BÀI THUỐC KINH NGHIỆM.
1. Mao khôn thang (Hàn Kiến Phương – Bệnh
viện huyện Hiệu Ha, tỉnh Cát Lâm):
- Thành phần: Bạch mao căn 50g, Ích mẫu thảo,
Trạch tả, Bán biên liên đều 25g, Xa tiền tử, Trư linh
đều 20g, Đại phúc bì 15g, sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Trường hợp phong tà
nặng gia Ma hoàng, Tô diệp đều 15g; thủy thấp
nặng gia Mộc thông 20g, Phục linh 25g, Quế chi
15g; thấp nhiệt uất kết gia Bồ công anh, Trúc nhự
đều 15g, Sinh đòa 25g; bụng đầy táo bón hoặc Urê
huyết cao gia Binh lang, Nhò sửu, Hậu phác, Đại
hoàng, Mang tiêu; huyết áp cao gia Hoàng kỳ (50g
trở lên), Đơn sâm, Xuyên khung; Protein niệu nhiều
gia Hoàng kỳ, Thạch vó, Đại hoàng, Trạch tả; nước
tiểu có hồng cầu gia Đòa du, Trắc bá diệp tươi; có
22

triệu chứng huyết ứ gia Đơn sâm, Xuyên khung;
kèm theo viêm họng gia Kim ngân hoa, Bồ công
anh, Sinh đòa; nôn, buồn nôn gia Trúc nhự, Bán hạ,
Gừng tươi. Đã trò 110 ca, khỏi 87 ca, có kết quả tốt
14 ca, có kết quả 9 ca.

2. Thang ích mẫu thảo (Bệnh viện nhân dân
Ngũ Đài, tỉnh Sơn Tây) Khôn thảo tức Ích mẫu thảo:
- Thành phần: Ích mẫu thảo (cả cây) 90-120g,
nếu là cây tươi thì dùng 180-240g sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Đã dùng trò 80 ca, khỏi 71
ca, ngày điều trò khỏi ngắn nhất 5 ngày, dài nhất
36 ngày. Sau khi khỏi theo dõi 6 tháng đến 5 năm
không có tái phát.
3. Hoạt huyết thận viêm thang (Trương Quốc
Toàn, tỉnh Thiểm Tây):
- Thành phần: Đơn sâm, Đương qui, Xích thược,
Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn,
Đơn bì, Bách bộ, Xa tiền tử, Biển súc, Ngư tinh thảo
(liều dùng nhiều ít tùy theo tình hình bệnh) sắc nước
uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Phù nhiều gia Râu bắp, Vỏ
bầu khô; huyết áp cao gia Cúc hoa, Đòa long, Thảo
quyết minh, Hạ khô thảo; thận âm hư gia Sinh đòa,
Nữ trinh tử, Sơn thù nhục; thận dương hư gia Phụ tử,
Nhục quế, Ba kích, Tiên mao; tỳ dương hư gia Đảng
sâm, Phục linh, Bạch truật, Sơn dược. Đã trò 79 ca,
khỏi 65 ca, tốt 13 ca, không khỏi 1 ca.
4. Phức phương đòa phu tử thang (Chuân Tư
Triều):
- Thành phần: Đòa phu tử 15g, Kinh giới, Tô diệp,
23


Tang bạch bì, Cù mạch, Hoàng bá, Xa tiền tử đều 9g,
Thuyền thối 10 cái, sắc nước uống.

- Ứng dụng lâm sàng: Bệnh sốt cấp tăng liều Đòa
phu tử 18g, huyết niệu tăng liều Cù mạch; protein
niệu nặng gia liều Tô diệp, Thuyền thối; trong nước
tiểu có bạch cầu nhiều gia thêm Liên kiều và tăng
liều Hoàng bá, nhiều trụ niệu gia Thạch vó. Đã điều
trò 79 ca, khỏi 62 ca, tỷ lệ 78,5%, có kết quả 16 ca
tỷ lệ 20,2%, không kết quả 1 ca tỷ lệ 1,3%. Tỷ lệ có
kết quả 98,7%
5. Phức phương ích thận thang (Vương Vónh
Quân – Bệnh viện Trung Y Hàn Châu, tỉnh Giang
Tây):
- Thành phần: Sinh hoàng kỳ 15g, Bán chi liên,
Thuyên thảo, Bồ hoàng, Đơn sâm đều 9g, sắc nước
uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Đã dùng trò 162 ca, khỏi
lâm sàng 109 ca, tỷ lệ 67,3%, tiến bộ 29 ca, tỷ lệ
17,9%, không khỏi 24 ca. Tỷ lệ có kết quả 85,2%.
6. Ngân thuyền ngọc đậu thang (Bệnh viện
Trung Y, huyện Giang Âm, tỉnh Giang Tô):
- Thành phần: Kim ngân hoa, Liên kiều, Đông
qua bì đều 12g, Thuyền thối 6g, Ngọc mễ tu (Râu
bắp), Xích tiểu đậu đều 20g, Phù bình 10g, Bạch mao
căn 30g, Xa tiền thảo 5g, sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Trường hợp sốt họng đỏ
đau gia Tử hoa đòa đinh, Bồ công anh; ngoài da có
nhọt làm mủ gia Thổ phục linh, Đòa phu tử; sợ gió,
mạch phù khẩn, rêu trắng gia Kinh giới, Ma hoàng;
buồn nôn, rêu dày nhầy, tiêu lỏng gia Phục linh,
24


Bạch truật, Bán hạ, sau khi hết protein niệu gia sinh
Hoàng kỳ. Đã trò 35 ca, khỏi 27 ca, tốt 7 ca, không
khỏi 1 ca.
7. Thận phục khang phương (Nhậm Kế Học –
Bệnh viện Trung Y Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm):
- Thành phần: Thổ phục linh, Hoa hòe tươi, Rễ
tranh tươi, Ích mẫu thảo, Hoắc hương, tinh chế làm
viên bọc nhựa mỗi viên 0,3g, mỗi lần uống 10 viên.
- Ứng dụng lâm sàng: Đã dùng điều trò 335 ca
(cấp tính 178 ca, mạn tính cấp diễn 157 ca-, tỷ lệ
khỏi 52,85%, tốt 21,32%, có kết quả 18,02% không
kết quả 7,81%, tỷ lệ có kết quả 92,19%.
8. Phức phương bạch mao căn thang (Trương
Thục Thâm – Bệnh viện Trung Y Tây An, tỉnh
Thiễm Tây):
- Thành phần: Bạch mao căn 30g, Hoàng cầm,
Hoàng bá, Phù bình, Thuyền thối đều 9g, Kim ngân
hoa 15g, Liên kiều 12g, sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Huyết áp cao gia Hạ khô
thảo, Thạch quyết minh, Ngưu tất, Đỗ trọng, Từ
thạch; huyết niệu nặng gia Đại tiểu kế (đốt thành
than), Trắc bá diệp, Ngẫu tiết, Bột tam thất; họng
đỏ đau nặng gia Xạ can, Sơn đậu căn, Ngưu bàng
tử; táo bón gia Đại hoàng, Binh lang; nôn, buồn
nôn gia Trúc nhự, Bán hạ, gan to gia Đơn sâm, Đào
nhân, Hồng hoa, Đương qui. Đã dùng trò 50 ca, kết
quả tốt bình quân sau 5,2 ngày huyết áp hạ, sau 2,1
ngày hết sốt, sau bình quân 6,5 ngày hết phù và
nước tiểu xét nghiệm bình thường sau 11,5 ngày.
9. Kháng mẫn thang (Bệnh viện số 4-Hàng Châu,

tỉnh Triết Giang):
- Thành phần: Thuyền thối 10g, Bạch cương
25


tằm, Đòa long, Bạch tiên bì, Đòa phu tử, Kinh giới
đều 10g, Ô tiêu xà, Phù bình, Hồng kỷ đều 15g, sắc
nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Trường hợp cảm mạo gia
Ma hoàng tươi, Áp thạch thảo; viêm Amiđan gia
Huyền sâm, Bồ công anh; nhiễm khuẩn ngoài da gia
Tử hoa đòa đinh, Cúc hoa dại; thấp nhiệt năng gia
Thương truật, Hoàng cầm, Cam lô tiêu độc đơn. Đã
trò 120 ca, khỏi 86 ca, tốt 24 ca, không kết quả 10 ca.
10. Một số bài thuốc dân gian đơn giản:
- Rễ cỏ tranh tươi 80 – 160g sắc uống.
- Hoa lá mã đề tươi (cả rễ), râu ngô mỗi thứ 150g
sắc uống.
- Ích mẫu thảo 150g sắc lấy nước chia 4 lần uống
trong ngày.
- Lá Ngãi cứu, Thương truật, Cam thảo dây mỗi
thứ 20g sắc nước uống trong ngày hoặc độc vò là ngãi
cứu 40-60g mỗi ngày sắc uống.
- Vỏ dưa hấu, Xích tiểu đậu, Rể tranh mỗi vò 50g,
sắc nước uống liên tục trong vài ba ngày.
Điều trò thuốc Tây phối hợp:
Thuốc Nam cổ truyền chỉ dùng đơn thuần đối với
viêm cầu thận cấp thể thông thường có kết quả tốt.
Đối với những thể có biến chứng, rất cần phối hợp
thuốc tây.

zz

1. Đối với viêm cầu thận cấp có biến chứng
tim mạch:
- Thuốc lợi niệu: Furosemit 2mg/kg, tiêm tónh
mạch.

nhanh tónh mạch. Sau 30 phút chưa kết quả có thể
tiêm nhắc lại. hoặc Reserpin tiêm bắp 0,02-0,07 mg/
kg/lần, sau 6-8 giờ có thể tiêm nhắc lại.
Hydralazin (Apresolin) 0,1-0,2mg/kg/lần (1,73,5mg/kg/24 giờ) tiêm tónh mạch, cách 6 giờ 1 lần.
Có thể phối hợp Reserpin và Hydralazin.
Sau cơn huyết áp cao cấp diễn nên cho uống:
- Propranolon 1mg/kg/1 lần x 3 lần/ngày.
- Hoặc Hydralazin 1mg/kg/lần x 3 lần/ngày.
- Hoặc Reserpin 0,04mg/kg/ngày chia 2 lần.
- Thuốc trợ tim:
Digoxin 0,04mg/kg/ngày, tiêm tónh mạch ½ liều,
tiêm lần lượt sau 8 giờ tiêm ¼ liều.
- Thở oxy:
Nếu có phù phổi cấp: xử trí theo phù phổi cấp.
2. Đối với viêm cầu thận cấp có biến chứng
phù não cấp:
- Thuốc hạ áp như đối với thể tim mạch. Thuốc
lợi tiểu như trên.
- Chống phù não và co giật: Magiê sunfat 15%0,3ml/kg, tiêm tónh mạch chậm hoặc tiêm bắp.
Diazepam 0,2-0,3mg/kg, tiêm tónh mạch chậm (1mg/
phút) đối với trẻ em liều tối đa là 10mg/lần.
3. Đối với viêm cầu thận cấp có biến chứng suy
thận vô niệu: Cách biện chứng xử trí theo như suy

thận cấp.

- Thuốc hạ huyết áp: Diazoxit 3-5mg/kg, tiêm
26

27


VIÊM CẦU THẬN MẠN
(Chronic glomerulonephritis)

Viêm cầu thận mạn là một loại bệnh thận mạn

tính thường gặp, phát bệnh phần lớn vào tuổi thanh
tráng niên, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ. Là một
loại bệnh có tổn thương tiểu cầu thận, tiến triển từ
từ và kéo dài nhiều năm, đặc trưng lâm sàng là phù
mức độ khác nhau, nhiều lần tái phát, khoảng 80%
bệnh nhân có tăng huyết áp, công thức máu hồng
cầu giảm, nước tiểu có protein, hồng cầu, trụ niệu
(hồng cầu, trụ trong, trụ hạt) kèm theo sự suy giảm
chức năng thận mức độ khác nhau.
A - NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ.
Theo Y học hiện đại thì nguyên nhân bệnh viêm
cầu thận mạn là chưa rõ ràng. Có người cho rằng
viêm cầu thận mạn và viêm cầu thận cấp là 2 giai
đoạn của một loại bệnh thận nhưng trên thực tế chỉ
có khoảng 15-20% bệnh nhân có tiền sử viêm cầu
thận cấp hoặc viêm cầu thận là một bệnh nhiễm
khuẩn có liên quan đến phản ứng miễn dòch của cơ

thể. Cũng có học giả cho rằng đây là một hội chứng
bệnh lý của thận mà ngoài nguyên nhân nhiễm liên
cầu khuẩn còn có nhiều nguyên nhân khác.
Y học cổ truyền căn cứ vào triệu chứng bệnh
như phù kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, cơ thể
suy nhược hoặc đau lưng mà qui vào các chứng “phù
thũng”, “hư lao”, “yêu thống” và cho là bệnh do
“ngoại tà xâm nhập cơ thể gây tổn thương tỳ thận”,
chức năng tỳ thận rối loạn (tỳ không vận hóa được
thủy, thận không chủ được thủy) sinh phù thũng,
28

người mệt mỏi, đau lưng (lưng là phủ của thận). Chức
năng tỳ thận suy giảm thường do mấy nguyên nhân
sau:
- Cư ngụ hoặc lao động nơi ẩm thấp, cảm phải
thấp tà, hoặc ăn uống thất thường tổn thương tỳ vò,
chức năng vận hóa suy giảm, thấp tụ ở trung tiêu lâu
ngày hóa nhiệt, thấp nhiệt kết tụ bệnh thêm nặng.
- Lao lực quá sức thương tỳ, ăn uống no đói thất
thường tỳ khí suy yếu ảnh hưởng đến thận làm cho
tỳ thận đều suy.
- Vốn cơ thể thận hư, hoặc mắc bệnh lâu ngày
tổn thương thận khí, lâu ngày thận dương suy không
làm ấm tỳ, vận hóa thủy suy giảm phù lại tái phát,
bệnh càng nặng thêm.
Bệnh viêm cầu thận mạn kéo dài, chức năng tỳ
thận thêm suy giảm thì khí huyết đều hư cũng dẫn
đến chức năng các tạng phủ khác như can âm hư, can
dương thònh sinh đau đầu hoa mắt, mờ mắt, huyết áp

cao, tâm phế khí hư sinh hồi hộp, khó thở…
B - CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN BIỆT.
Viêm thận mạn có tiền sử cầu thận cấp, phù,
protein niệu, huyết niệu, huyết áp cao chức năng
thận suy giảm thì có thể xác đònh chẩn đoán. Đối
với các trường hợp không điển hình cần khám kỹ để
phân biệt các bệnh sau đây:
- Viêm cầu thận cấp: Không có tiền sử viêm cầu
thận cấp, huyết áp cao kéo dài, thiếu máu và suy
giảm chức năng thận.
- Cao huyết áp nguyên phát : Lòch sử gia đình
có người cao huyết áp, cholesterol máu cao, huyết
29


áp tâm thu cao hơn 200mmHg nhưng chức năng thận
và nước tiểu bệnh lý rất nhẹ.
- Viêm bể thận : Thời kỳ cuối có suy giảm chức
năng thận nhưng triệu chứng lâm sàng thường có
sốt, đau lưng, tiểu nhiều lần, tiểu gấp, nước tiểu
nhiều bạch cầu và tế bào mủ, cấy vi khuẩn dương
tính, lúc cần dùng trụ sinh điều trò có kết quả tốt.
- Lao thận : Vào thời kì cuối, cả 2 thận lao nặng
hoặc do dùng Streptomycine điều trò lâu ngày gây
teo thận dẫn đến nhiễm độc urê nhưng trong bệnh
sử có nhiều đợt tiểu có máu, tiểu nhiều lần, tiểu đau,
sốt kéo dài hoặc phát hiện ổ lao.
- Bệnh luput ban đỏ rải rác : Bệnh có gây suy
chức năng thận nhưng có triệu chứng đặc trưng ở da,
khớp và tìm thấy tế bào Hargraves trong máu.

C – ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN.
zz

Biện chứng luận trò :

Về biện chứng viêm cầu thận mạn, hội nghò toàn
quốc lần thứ 2 của Trung Quốc bàn về bệnh thận đã
chia viêm cầu thận mạn làm 4 chứng bản và 5 chứng
tiêu như sau:
- Về chứng bản (hội chứng bệnh lý, thể bệnh),
nếu có 3 trong các triệu chứng là thể bệnh được xác
đònh. Có các thể bệnh sau:
1. Phế thận khí hư :
- Phù mặt và chân tay, sắc mặt vàng xạm.
- Mệt mỏi.
- Dễ bò cảm.
- Thắt lưng đau mỏi.
30

- Lưỡi bệu sắc nhợt rêu trắng nhuận, có dấu răng,
mạch tế nhược.
2. Tỳ thận dương hư :
- Phù thũng rõ, sắc mặt tái nhợt.
- Sợ lạnh, chân tay lạnh.
- Sống lưng đau nhức, chân nhức mỏi.
- Tinh thần mệt mỏi, chán ăn hoặc tiêu lỏng.
- Yếu sinh lý (di tinh, liệt dương, tảo tiết), kinh
nguyệt không đều.
- Lưỡi bệu sắc nhợt, có dấu răng, mạch trầm tế,
hoặc trầm trì vô lực.

3. Can thận âm hư :
- Mắt khô hoặc mờ.
- Váng đầu ù tai.
- Lòng bàn tay chân nóng, miệng họng khô.
- Đốt sống thắt lưng đau nhức, mộng tinh hoặc
kinh nguyệt không đều.
- Lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền sác hoặc tế sác.
4. Khí âm đều hư :
- Sắc mặt kém tươi nhuận.
- Mệt mỏi hoặc dễ cảm bệnh.
- Hay sốt nhẹ về chiều hoặc lòng bàn chân tay
nóng.
- Miệng họng khô hoặc đau họng kéo dài, họng
đỏ xạm.
- Chất lưỡi đỏ, ít rêu, mạch tế hoặc nhược.
- Về chứng tiêu : Mỗi chứng đều được xác đònh
với các triệu chứng sau :
31


1. Ngoại cảm : Có triệu chứng phong hàn hoặc
phong nhiệt.
2. Thủy thấp : Toàn thân phù trung bình hoặc có
nước màng bụng, màng phổi.
3. Thấp nhiệt :
- Ngoài da nhọt lở.
- Hầu họng đau nhức.
- Bụng đầy ăn ít, miệng khô chán ăn.
- Tiểu vàng đỏ sáp nóng hoặc tiểu khó đau.
- Rêu lưỡi vàng nhầy, mạch nhu sác hoặc hoạt

sác.
4. Huyết ứ :
- Sắc mặt xạm đen.
- Lưng đau cố đònh hoặc đau nhói.
- Chân tay tê dại.
- Sắc lưỡi tím xạm hoặc có ban, điểm ứ huyết.
- Mạch tế sáp.
- Độ dính huyết tương tăng cao.
5. Thấp trọc :
- Ăn ít, buồn nôn hoặc nôn.
- Người mệt mỏi nặng nề hoặc tinh thần ủ rũ.
- Creatinine cao.
* Chú ý : Theo sách Hiện đại nội khoa Trung
Y học quá trình tiến triển của bệnh mà thể bệnh
có thể thay đổi một chứng bản có thể có kèm nhiều
chứng tiêu. Bảng phân thể bệnh này có thể dùng cho
cả hội chứng thận hư và viêm thận thể ẩn.
32

Cách phân thể bệnh thành 4 chứng hư và 5
chứng thực chủ yếu nói rõ bệnh viêm cầu thận
mạn là một bệnh mà bệnh lý là hư thực thác tạp
(chính khí hư mà tà khí thực cho nên nguyên tắc
điều trò bệnh là phải vừa bổ chính khí, vừa phải
trục tà khí mới có kết quả.
Biện chứng trò bệnh có thể dùng phác đồ sau
đây :
1. Tỳ thận dương hư : Tinh thần mỏi mệt, sắc
mặt tái nhợt, chân tay lạnh, phù nhiều toàn thân
kèm bụng nước, tràn dòch màng phổi, tiểu ít, bụng

đầy trướng, ăn ít nôn hoặc buồn nôn hoặc khó thở
không nằm ngửa được, rêu trắng mỏng hoặc mỏng
nhầy, mạch trầm tế.
- Phép trò: Ôn dương lợi thủy.
- Bài thuốc: Chân vũ thang hợp Ngũ bì ẩm gia
giảm:
Phụ tử 12g (sắc trước), Bạch truật 12g, Bạch
linh 20g, sinh Hoàng kỳ 20g, sinh Khương bì 8g,
Đại phúc bì 15g, Trạch tả 20g, Ngưu tất 12g, Xa
tiền tử 30g (bỏ vào túi trước khi cho vào ấm để
sắc), Trần bì 8g.
- Gia giảm : Phù nhiều, bụng đầy trướng cần
trục thủy dùng Bò cấp hoàn (Đại hoàng, Can
khương, Ba đậu sương) 1-2g (tùy theo thể trạng
mà gia giảm nên bắt đầu từ liều nhỏ uống với nước
ấm, uống thuốc nếu xổ nhiều cho truyền dòch bổ
sung nước điện giải). Nôn nhiều gia Trúc nhự 12g,
Khương bán hạ 8g, mệt mỏi nhiều gia Nhân sâm
10g hoặc Đảng sâm 16g.
33


2. Tỳ dương hư : Mệt mỏi, sắc mặt hơi tái, chân
tay mát, phù nhẹ kéo dài, ăn kém tiêu lỏng, có thể
nôn hoặc buồn nôn, chất lưỡi sắc nhợt, rêu nhầy,
mạch trầm nhỏ vô lực.
- Phép trò: Ích khí kiện tỳ lợi thủy.
- Bài thuốc: Hoàng kỳ bổ trung thang gia giảm:
Sinh hoàng kỳ 20g, Đảng sâm 20g, Bạch truật
12g, Trần bì 10g, Hậu phác 8g, Bạch linh 20g, Hồ lô

ba 20g, Gừng tươi 10g.
- Gia giảm : Ăn kém, tiêu chảy gia Ý dó, Sa nhân,
nôn gia Bán hạ (gừng chế).
3. Khí huyết hư : Mệt mỏi thích nằm, sắc mặt
kém tươi nhuận, môi lưỡi tái nhợt, chóng mặt ù tai
mắt mờ, lưng gối nhức mỏi, ăn kém, không phù hoặc
phù nhẹ, mạch trầm nhược.
- Phép trò: Song bổ khí huyết.
- Bài thuốc: Đại bổ nguyên tiễn gia giảm:
Đảng sâm 12g, Sinh hoàng kỳ 20g, Bạch truật
12g, Hoài sơn 12g, Câu kỷ tử 12g, Đỗ trọng 12g,
Đương qui 12g, Bạch thược 12g, Bạch linh 12g, Xuyên
khung 10g, Trần bì 8g, Đơn sâm 12g.
4. Can thận âm hư, can dương thònh : Mặt nóng
bừng má đỏ mắt mờ, đau đầu chóng mặt, hồi hộp
mất ngủ, lưng đau di tinh, phụ nữ kinh nguyệt không
đều hoặc phù nhẹ, rìa lưỡi đỏ rêu mỏng, mạch huyền
tế, huyết áp cao.
- Phép trò: Tư dưỡng can thận, bình can tiệm
dương.
- Bài thuốc: Kỷ cúc đòa hoàng hoàn gia giảm:
34

Sinh đòa 20g, Thiên môn, Mạch môn đều 12g,
Thạch hộc 12g, Sơn thù 8g, Đơn bì 12g, Bạch linh
12g, Trạch tả 12g, Kỷ tử 12g, Mẫu lệ 40g (sắc trước),
Thạch quyết minh 30g (sắc trước), Câu đằng 10g.
- Gia giảm : Ít ngủ gia sao Táo nhân, Viễn chí,
chóng mặt mờ mắt gia Đương qui, Bạch thược, lòng
bàn chân tay nóng gia Tri mẫu, Đòa cốt bì.

5. Âm dương đều hư, thấp trọc thònh : Mặt phù,
sắc mặt xạm, người gầy da khô chân tay mát, tinh
thần lơ mơ, ngực tức bụng trướng, chán ăn, nôn hoặc
buồn nôn, nước tiểu ít trong tiêu chảy hoặc táo bón,
khó thở hoặc bức rứt không yên, hoặc hôn mê bất
tỉnh, co giật, lưỡi bệu sắc nhợt, rêu mỏng nhầy hoặc
vàng nhầy, mạch trầm tế hoặc huyền tế. Là trạng
thái bệnh lý thận suy nặng, trong điều trò cần kết
hợp phương pháp cấp cứu y học hiện đại.
- Phép trò: Song bổ âm dương phò chính giáng
trọc.
- Bài thuốc: Ôn tỳ thang gia giảm:
Chế Phụ tử 12g (sắc trước), Nhân sâm 12g, chế
Đại hoàng 12g, Bán hạ, Sinh khương, Trần bì, Trúc
như đều 12g, Bạch linh 16g, Hậu phác 8g.
zz Kết hợp dùng các vò dược thảo trong điều
trò (theo kinh nghiệm) :
- Phù nhiều : Hoa lá Mã đề, Râu bắp, Liên tiền
thảo, Ích mẫu thảo, Bạch mao căn.
- Đái ra máu : Đòa du, Đại tiểu kế, Bạch mao căn,
Hoa hòe, Sâm tam thất, Ngãi cứu.
- Huyết áp cao : Hy thiêm thảo, Hạ khô thảo, Câu
kỷ tử, Thảo quyết minh.
35


- Urê huyết cao : Rễ trạch lan, Thổ đại hoàng.
Các vò thuốc trên có thể dùng độc vò hoặc 2,3 vò
cùng dùng, lượng mỗi vò 30-60g, nếu dùng tươi lượng
gấp đôi.

Phòng trò bệnh viêm cầu thận mạn cần chú ý :
- Cần xây dựng cho bệnh nhân có tư tưởng lạc
quan trong cuộc sống, thanh thản tinh thần, không
lo lắng buồn phiền, đừng gây cho bệnh nhân có ấn
tượng là bệnh không chữa được.
- Làm việc nghỉ ngơi điều độ, không lao động quá
sức gây mệt, tránh gió lạnh và ẩm ướt, luôn giữ 2
chân và người ấm.
- Chế độ ăn nhiều hoa quả và rau xanh, không ăn
mỡ và các chất cay nóng, hạn chế ăn các chất thòt
khó tiêu (thòt bò, heo, cá biển, thòt gà) ăn cá đồng
vừa phải là tốt. Ăn nhạt lúc phù và huyết áp cao và
ăn nước tương, xì dầu lúc bình thường.
- Tích cực điều trò bệnh viêm cầu thận cấp. Không
dùng các loại thuốc có hại cho thận.

GIỚI THIỆU KẾT QUẢ LÂM SÀNG
CỦA MỘT SỐ BÀI THUỐC.
1. Gia giảm bổ dương hoàn ngũ thang (Chương
Vónh Hồng – Trung y học viện Nam Kinh, tỉnh Giang
Tô).
- Công thức : Đảng sâm, Thỏ ti tử, Ý dó nhân đều
15g, Hoàng kỳ, Lục nguyệt tuyết 30-60g, Ích mẫu
thảo 30-60g, Đơn sâm 15-30g, Đương qui 12g, Đào
nhân, Hồng hoa, Đòa long đều 10g sắc uống.
36

- Kết quả lâm sàng : Trò 40 ca, tốt 14 ca, có kết
quả 18 ca, không kết quả 8 ca. Thể thông thường :
tỷ lệ có kết quả 86,4% (19/22), cao huyết áp : có kết

quả 81,8% (9/11), thể thận hư: 57,1% (4/7), thể huyết
niệu : 77,8% (14/18), thể suy thận : có kết quả 77,8%
(7/9).
2. Ích mẫu đòa hoàng ích thận thang (Lạc Kế
Kiệt, bệnh viện trực thuộc số 1 Trung y học viện Hồ
Nam).
- Công thức : Ích mẫu thảo, Bán biên liên, Tô
diệp đều 30g, Hoàng kỳ, Thục đòa, Trạch tả đều 15g,
Hoài sơn, Phục linh đều 10g, Sơn thù, Đơn bì đều 6g.
Sắc uống.
- Gia giảm : Thận dương hư gia Hồ lô bặc, Tiên
linh tỳ, Tỳ dương hư gia Bạch truật, Can dương thònh
gia Hoài ngưu tất, Đỗ trọng, Thạch quyết minh, họng
sưng đau gia Liên kiều, ngứa nổi ban chẩn gia Thiền
thối, ứ huyết tăng Ích mẫu thảo lên 60g.
- Kết quả lâm sàng : Trò 122 ca, tỷ lệ kết quả
chung 71,3%, đối với thể thông thường tỷ lệ kết quả
92%.
3. Bài thuốc râu bắp (Trương Khai Thụy).
- Công thức : Râu bắp khô 50g, cho nước 600ml,
sắc trong 20-30 phút còn 300-400ml lọc uống ngày
1 thang.
- Kết quả : Trò 9 ca, khỏi 3 ca, tốt 2 ca.
4. Bài thuốc sữa dê (Sơn dương) (Đường Trường
Canh, tỉnh Hồ Bắc).
- Công thức : Sữa dê mỗi ngày 0,5-0,7 lít, chia
uống.
- Kết quả : Trò 3 ca đều khỏi.
37



5. Hoạt huyết ích thận thang (Sở nghiên cứu
Trung y, tỉnh Sơn Tây).
- Công thức : Đương qui, Xích thược, Xuyên
khung, Đào nhân, Ngân hoa, Ích mẫu thảo, Đòa
đinh đều 9g, Hồng hoa 6g, Bạch mao căn 15g, Bản
lam căn 12g, sắc uống.
- Kết quả : Trò 64 ca, tỷ lệ kết quả chung 93,7%,
protein niệu hết 48,4%.
6. Ích thận thang (Hồ Khang Tài).
- Công thức : Hoàng kỳ, Thổ phục linh, Mễ
nhân căn (Rễ Ý dó), Ích mẫu thảo, Hạn liên thảo
(Cỏ nhọ nồi) đều 30g, Nữ trinh tử 15g sắc uống.
- Biện chứng gia giảm : Thận âm hư gia Huyền
sâm, Mạch đông, Sinh đòa, thận dương hư gia Phụ
tử, Quế nhục, tỳ thận dương hư gia Thận khí hoàn
(Bát vò hoàn), Đại phúc bì, sao Bạch truật, thận hư
can vượng gia Kỷ cúc, Đòa hoàng hoàn, Tục đoạn.
- Kết quả lâm sàng : Điều trò 154 ca, tốt 69 ca,
có kết quả 65 ca, không kết quả 20 ca.
7. Thận viêm phương (Lăng Mẫn – bệnh viện
Trung y Tô Châu, tỉnh Giang Tô):
- Công thức : Hoài sơn, Đại Sinh đòa, Đảng
sâm, Xích thạch chỉ, Tiên mao, Tiên linh tỳ đều
15g, Thỏ ti tử, Nữ trinh tử, Hạn liên thảo đều 12g,
Ngưu tất 9g sắc uống.
- Biện chứng gia giảm : Thấp độc thònh gia Bồ
công anh, Tử hoa đòa đinh, Bán biên liên, Dã cúc
hoa, Phượng vó thảo, Nhẫn đông đằng, thận dương
hư gia Kim q thận khí hoàn.

38

- Kết quả : Trò 72 ca, có kết quả 44 ca, không
kết quả 28 ca.
8. Khiếm thực nhò tiên đơn (Tạ Kỳ Nghiêm):
- Công thức : Khiếm thực 30g, Đảng sâm, Bạch
truật, Phục linh đều 12g, Hoài sơn 15g, Thỏ ti tử,
Kim anh tử, Hoàng tinh đều 24g, Bách hợp 18g,
Tỳ bà diệp 9g, sắc uống.
- Gia giảm : Protein niệu gia Sơn tra nhục,
huyết niệu gia Hạn liên thảo.
- Kết quả lâm sàng : Trò 52 ca, kết quả tốt 19
ca, có kết quả 29 ca, không kết quả 4 ca.
9. Bài thuốc trò viêm thận mạn (Thiệu Sinh
Khoan – Bệnh viện trực thuộc Trung y học viện
Thiểm Tây):
- Công thức :
a- Bạch truật, Trạch tả, Trư linh, Quế chi, Trần
bì, Đại phúc bì đều 10g, Phục linh, Can khương,
Đơn sâm, Bạch mao căn đều 30g, sắc uống (ôn
dương lợi thủy, trò thể phù nhiều).
b- Thục đòa, Sơn dược, Sơn thù, Đỗ trọng, Đương
qui, Đảng sâm, Phục linh đều 10g, Thỏ ti tử, Bạch
truật đều 15g, Hoàng kỳ, Đơn sâm đều 20g, Cam
thảo 6g, sắc uống (Kiện tỳ bổ thận hoạt huyết, trò
thể không phù rõ).
- Kết quả lâm sàng : Trò 105 ca, cơ bản ổn đònh
31 ca, tốt 31 ca, tiến bộ 34 ca, không kết quả 9 ca.
Tỷ lệ kết quả 91,4%.
10. Trục thủy tiêu thũng phương (Bệnh viện

nhân dân Triệu Quan, tỉnh Quảng Đông):
39


- Công thức, cách chế và dùng : Hắc, Bạch sữu
đều 63g, Đường đỏ 120g, Gừng già 300g, Đại táo
60g, chế thành cao mềm hoặc hoàn chia đều trong
2 ngày rưỡi uống hết, uống lúc đói trước bữa ăn.
- Kết quả : Trò 6 ca kết quả, hết phù, lượng nước
tiểu tăng, trụ niệu giảm, huyết áp bình thường.
11. Bài thuốc mã tiên thảo (Cỏ roi ngựa)
(Triệu Ích Nhân).
- Công thức : Mã tiên thảo 30-60g, Sinh đòa du
30g, Hồng táo 5 quả, sắc uống.
- Kết quả : Kết quả tốt 72,4%, có kết quả 87,1%.

HỘI CHỨNG THẬN HƯ

H

(Nephrotic syndrome)

ội chứng thận hư cũng gọi là thận hư nhiễm
mỡ là một hội chứng bệnh thận thường gặp ở trẻ
em từ 3-8 tuổi, nam mắc bệnh gấp nhiều lần so
với nữ. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là: protein
niệu cao, protein máu hạ, nhất là anbumin rất hạ,
cholesterol máu tăng cao, phù toàn thân nhưng
huyết áp bình thường.
Hội chứng thận hư thuộc phạm trù chứng thủy

thũng trong y học cổ truyền và phần nhiều thuộc
âm thủy.
A – NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ.
Cho đến nay nguyên nhân bệnh vẫn chưa rõ.
Nhiều tác giả cho là bệnh thuộc loại tự miễn.
Bệnh thường nặng lên lúc có nhiễm khuẩn, và
bệnh giảm nhẹ lúc dùng các loại thuốc cocticoit và
các thuốc ức chế miễn dòch khác. Cũng có tác giả
cho đây là bệnh của sự rối loạn chuyển hóa đạm
và mỡ. Cơ chế của phù trong bệnh thận hư là do
mất nhiều protit qua nước tiểu làm cho protit máu
hạ, áp lực thẩm thấu của máu hạ theo và nước
thoát ra ngoài mạch sinh phù.
Bệnh lý ở thận: Quả thận thường phù nề và sự
thay đổi về tổ chức học là đa dạng. Ở phần lớn bệnh
nhi, cầu thận thay đổi rất ít, chỉ có tế bào tầng
ngoài màng đáy phù nề dung hợp, tế bào giữa các
mao mạch tăng sinh. Ở một số ít, tế bào giữa các
mao mạch tăng sinh nhưng màng đáy không dày
lên. Ở một số khác (rất ít) màng đáy và thành mao

40

41


mạch đều dày lên. Có khi cả 3 loại thay đổi bệnh lý
trên cùng tồn tại và thường chỉ thấy ở một số ít cầu
thận còn đa số vẫn bình thường. Bệnh lý ở ống thận
thường tiếp theo bệnh lý ở cầu thận, tế bào phù nề

và nhiễm mỡ, giữa ống thận có trụ protein. Triệu
chứng lâm sàng nhẹ hay nặng, kết quả điều trò và
tiên lượng tốt hay xấu đều có liên quan mật thiết
đến số lượng và mức độ bệnh lý của cầu thận.
Theo y học cổ truyền, bệnh phù phát sinh do tỳ
thận dương hư, thủy thấp ứ trệ trong cơ thể. Sách
Chư bệnh nguyên hậu luận đã nêu: “Thủy bệnh
(chứng phù) không có chứng nào là không do tỳ
thận, tỳ thận hư thì thủy lộng hành, tràn đầy ra
bì phu khiến cho cơ thể thũng mãn”. Tỳ hư không
chế và vận hóa được thủy, thận dương hư không
chủ được thủy, nước tràn ra cơ bì sinh phù, chức
năng khí hóa của thận bò rối loạn, nước không
xuống bàng quang nên đái ít.
B – TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG:
- Phù là triệu chứng nổi bật: Phù toàn thân,
phù lõm và tăng dần, thường kèm theo tràn dòch
màng bụng, phù bìu dái, âm hộ, nếu phù phần
trên cơ thể sinh tràn dòch màng phổi, khó thở mắt
híp, má phính, cổ phì to. Phù ấn lõm sâu, có khi
da căng nứt, chảy nước. Cũng có ít bệnh nhi phù
không rõ. Trường hợp có bội nhiễm phù tăng, phù
có khi tự giảm nhưng rất dễ tái phát. Nếu không
có bội nhiễm không có sốt hoặc có khi thân nhiệt
hạ thấp. Trường hợp phù kéo dài, do phù ở ruột
mà sinh nôn, tiêu chảy, chán ăn, bệnh nhi suy
dinh dưỡng, cơ thể gầy, phù to nước tiểu giảm.
42

- Huyết áp thường không cao: Có ít trường hợp

huyết áp có tăng nhẹ nhưng chỉ tạm thời. Trường
hợp huyết áp cao liên tục phải nghó đến bệnh chuyển
thành viêm thận mạn tính hoặc hội chứng thận hư
thể thận mạn, tiên lượng xấu.
- Nước tiểu ít và tiểu càng ít, phù càng tăng.
- Những triệu chứng khác có thể gặp trên lâm
sàng là: gan to, còi xương, run giật chân tay.
zz Xét nghiệm:
- Nước tiểu: protein niệu cao hơn hoặc bằng 3,5g/l,
tỷ trọng giảm. Nếu protein niệu giảm, tỷ trọng nước
tiểu tăng là bệnh thuyên giảm. Tỷ trọng nước tiểu
dưới 1,010 kéo dài là xu hướng chức năng thận suy,
hoặc có xu hướng chuyển thành viêm thận mạn tính.
Ngoài ra trong nước tiểu còn có các loại trụ trong,
trụ hạt, các tiểu thể mỡ, bạch cầu, hồng cầu (có ít)
hoặc không có hồng cầu.
- Máu: Protit toàn phần giảm, thường ít hơn
6g/100ml nhất là anbumin giảm rõ dưới 3g/100ml.
- Globulin thấp hơn bình thường.
- Cholesterol tăng cao nhiều thường 300-700mg%,
có khi lên tới 1000mg% và hồi phục chậm.
- N.P.N. ở giai đoạn đầu của bệnh là bình thường
nhưng tăng ở thời kì cuối hoặc có xu hướng chuyển
thành viêm thận mạn tính.
- Tốc độ huyết trầm: tăng cao lúc bệnh nặng và
giảm lúc bệnh hồi phục.
zz Biến chứng:
- Bội nhiễm: Do sức đề kháng của cơ thể suy
giảm (chính khí suy) nên bệnh nhi dễ mắc bệnh
viêm đường hô hấp trên và bệnh ngoài da. Nếu tràn

43


dòch màng bụng tăng đột ngột kèm sốt và đau bụng
phải nghó đến viêm phúc mạc (ấn bụng đau) có thể
chọc nước màng bụng kiểm tra. Bội nhiễm da thường
gặp có viêm tấy, đinh nhọt, áp xe dưới da.
- Rối loạn điện giải: Do ăn nhạt kéo dài và dùng
thuốc lợi tiểu nên Natri máu hạ (nhợt nhạt, mệt
mỏi, phù nặng lên, chán ăn…). Điều trò bằng thuốc
cocticoit mà không cho Kali kòp thời gây Kali máu
hạ, dùng cocticoit kéo dài trong lúc chức năng thận
kém, do chuyển hóa phốt-pho bò rối loạn, canxi sẽ
bài tiết theo nước tiểu nhiều làm cho canxi máu hạ.
zz Tiên lượng:
Có liên quan đến tổn thương bệnh lý, tuổi mắc
bệnh và phương pháp điều trò. Nếu tổ chức thận
tổn thương nhẹ, tuổi mắc bệnh dưới 10 tuổi dùng
cocticoit, bệnh khỏi nhanh, tiên lượng tốt. Nếu tổ
chức thận tổn thương nặng, tổ chức tăng sinh phát
triển, tuổi mắc bệnh lớn, điều trò bằng cocticoit
không kết quả rõ rệt, tái phát nhiều lần, tiên lượng
kém, dễ tiến triển thành viêm thận mạn tính. Trẻ
dưới 1 tuổi bệnh thường nặng do tổ chức thận chưa
phát triển hoàn chỉnh.
C – CHẨN ĐOÁN VÀ PHÂN BIỆT:
Chẩn đoán thận hư nhiễm mỡ chủ yếu căn cứ:
- Phù là triệu chứng lâm sàng chủ yếu, có đặc
điểm là phù to, cổ trướng, dễ tái phát.
- Protein niệu cao hơn hoặc bằng 3,5g/l hoặc cao

hơn hay bằng 50mg/kg/24 giờ.
- Giảm và thay đổi thành phần protit máu:
protit toàn phần dưới hoặc bằng 56g/lít trong đó
anbumin dưới hoặc bằng 25g/lít, tỷ lệ A/G rất thấp,
44

alpha-globulin tăng cao và gamma-globulin giảm.
- Tăng lipit và cholesterol máu, cholesterol tăng
trên 300-700mg%.
- Còn các triệu chứng khác như urê tăng lúc chức
năng thận suy, bệnh tiến triển thành mạn tính.
Huyết trầm tăng cao là bệnh đang tiến triển. Huyết
áp, thường không cao, nếu cao và urê cao kéo dài là xu
hướng của viêm thận mạn. Bệnh nhân đái ít nhưng ít
có đái máu cần chú ý thể viêm cầu thận cấp.
- Bệnh nhân phù to cần phân biệt với phù suy
tim và phù suy dinh dưỡng, viêm cầu thận cấp (kèm
đái máu nhiều). Muốn phân biệt với hội chứng thận
hư thứ phát cần tìm bệnh chính (hỏi kỹ tiền sử bệnh,
kiểm tra máu toàn diện…).
D - ĐIỀU TRỊ.
1. Chế độ chăm sóc và ăn uống: Là rất quan
trọng để phát huy kết quả điều trò, hạn chế tái phát
và tiến triển xấu của bệnh.
- Bệnh nhi được hoạt động tùy sức không nên quá
hạn chế. Bảo vệ bệnh nhi chống bệnh nhiễm khuẩn
(thuốc đông y có giá trò nâng cao chính khí). Không
nên đưa bệnh nhi đến những nơi đông người như rạp
hát, chợ, phố xá và nhiều xe cộ qua lại.
- Lúc vào bệnh viện phải cấy dòch họng và nước

tiểu. Hằng ngày theo dõi lượng nước tiểu và lượng
nước uống vào.
- Chỉ nên dùng trụ sinh khi có nhiễm khuẩn.
Lạm dụng trụ sinh quá nhiều có thể dẫn đến hiện
tượng nhờn thuốc của vi khuẩn và có thể gây loạn
45


khuẩn.
- Rất hạn chế chích thuốc lúc bệnh nhi phù nặng
vì dễ gây apxe và thuốc khó hấp thụ.
- Không chích các loại vacxin phòng bệnh vì
vacxin dễ gây bệnh tái phát.
- Đề phòng bệnh lao tiến triển nên cho bệnh nhi
chụp chiếu phổi mỗi năm một lần. Chú ý vệ sinh da
cho trẻ mắc bệnh.
- Cho chế độ ăn hợp khẩu vò bệnh nhi, đủ chất
dinh dưỡng và sinh tố, cho thêm protit có mức độ.
Lúc cho thuốc lợi tiểu cần bổ sung Kali, Canxi, Natri…
theo dõi triệu chứng rối loạn điện giải để bổ sung kòp
thời. Chỉ hạn chế nước trong giai đoạn phù to và đái
ít.
zz Điều trò bằng đông y:
Biện chứng luận trò: Chứng phù trong bệnh hội
chứng thận hư chủ yếu là do tỳ thận dương hư hoặc
tỳ hư cho nên phép trò chủ yếu là điều lý tỳ thận.
Nhưng lúc phù to, có thể kết hợp phép trục thủy
hành khí lợi thấp.
1. Thể tỳ hư:
- Triệu chứng chủ yếu: Sắc mặt tái nhợt tinh

thần mệt mỏi, toàn thân phù, bụng đầy, nước tiểu ít,
hoặc thêm chán ăn, tiêu lỏng, buồn nôn hoặc nôn,
lưỡi bệu sắc nhợt, rêu trắng mỏng hoặc trắng dày,
mạch nhu tế.
- Phép trò: Ích khí kiện tỳ lợi thủy.
- Bài thuốc: Bổ trung ích khí hợp Ngũ linh tán
gia giảm:
Hoàng kỳ 12-20g, Nhân sâm 8-10g, Bạch truật
46

12g, Phục linh, Trư linh, Trạch tả, Hậu phác đều
12g, Râu ngô 30-40g, Trần bì 8g, chích Thảo 3g.
- Trường hợp bụng đầy, tiểu ít gia Đại phúc bì, Xa
tiền tử, Bạch mao căn đều 12g, ngực đầy chán ăn Ý
dó 12g, Chỉ xác, Mộc hương đều 6g, nôn gia Bán hạ
10g, Gừng 4g.
- Nếu phù to, dùng Tiêu thủy hoàn: Hắc Bạch
sửu lượng bằng nhau 100g mỗi thứ, sao vàng tán bột
mòn, cho nước đường và gừng vừa đủ làm thành dạng
hồ (độ 300g) chưng cách thủy 4 giờ, chưng 2 lần chia
làm 5-7 ngày uống. Hoặc dùng viên Tam vật bò cấp
hoàn (Ba đậu sương, Đại hoàng lượng bằng nhau sấy
khô tán bột trộn nước gừng vừa đủ làm viên nhỏ
bằng hạt mè) mỗi lần uống 0,5-1g hoặc ít hơn tùy trẻ
lớn nhỏ, và theo dõi phản ứng của thuốc. Phù giảm
phải uống thuốc kiện tỳ. Đề phòng mất nước có thể
truyền dòch trong lúc dùng thuốc trục hạ.
2. Tỳ thận dương hư:
- Triệu chứng chủ yếu: Sắc mặt tái nhợt hoặc
xạm da, tinh thần mệt mỏi, phù nặng có tràn dòch

màng bụng hoặc màng phổi, tiểu ít bụng đầy chán
ăn, nôn hoặc buồn hoặc ho khó thở. Chất lưỡi trắng
nhợt, rêu trắng mỏng mạch trầm tế.
- Phép trò: Ôn dương lợi thủy.
- Bài thuốc: Chân vũ thang Phòng kỷ hoàng kỳ
thang gia giảm.
Chế phụ tử (sắc trước), Bạch truật, Bạch linh,
Bạch thược, Phòng kỷ, Sơn dược, Ba kích thiên, Nhục
thung dung, Tiên linh tỳ đều 10-12g, Gừng tươi 6g,
Táo 12g, chích Thảo 4g.
Trường hợp tiêu lỏng gia: Ý dó, Trần bì, thận
47


dương hư nặng gia Lộc giác giao 13g chưng uống với
thuốc. Huyết kém gia: Thục đòa, Hà thủ ô đỏ, cao
Qui bản đều 12g. Ngoài ra có thể uống thêm các loại
thuốc thành phẩm như Bát vò hoàn (nếu thận dương
hư) 12-16g/mỗi ngày chia 2 lần, Hương sa lục quân
(nếu tỳ dương hư) 12-16g/mỗi ngày.
Trường hợp hội chứng thận hư mà bội nhiễm có
sốt thì biện chứng dùng thuốc như viêm cầu thận cấp.

GIỚI THIỆU BÀI THUỐC KINH NGHIỆM
1. Ích khí hoạt huyết hóa thấp phương (Trần
Dó Bình – Bệnh viện Long Hoa trực thuộc Học viện
Trung Y Thượng Hải):
- Thành phần: Hoàng kỳ, Ích mẫu thảo, Mễ nhân
(Ý dó nhân) đều 12g, Đảng sâm, Đơn sâm, Đương qui
đều 12g, sắc nước uống.

- Ứng dụng lâm sàng: Protein huyết tương hạ,
phù gia viên Hắc đậu hoàng (Hắc đậu, Hoàng kỳ,
Sơn dược, Thương truật); thấp nhiệt nặng gia Thạch
vó, Hồng đào, Xa tiền thảo, Kim tiền thảo, Râu bắp;
kèm theo thận dương hư gia Tiên linh tỳ, Nhục thung
dung, Ba kích thiên, Tỏa dương. Đã trò 60 ca, hoàn
toàn ổn đònh 21 ca, cơ bản ổn đònh 10 ca, tiến bộ 22
ca, không kết quả 7 ca; tỷ lệ có kết quả 88,3%.
2. Hoàng kỳ ích thận thang (Thi Văn Phong):
- Thành phần: Hoàng kỳ 45g, Ngư tinh thảo,
Bạch hoa xà thiệt thảo đều 30g, Đòa long, Đơn sâm,
Ích mẫu thảo, Thuyền thối đều 15g, Kim ngân hoa
20g, Thận heo 1 cái sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Phế khí hư trọng dụng
48

Hoàng kỳ 60-90g, gia Đảng sâm 30g, tỳ khí hư gia
Phụ tử chế 6g, Can khương 5g, Thận dương hư gia
Phụ tử chế 10g, Lộc giác giao (hòa uống) 10g, Nhục
quế 3g, Can thận âm hư gia Tri bá đòa Hoàng hoàn
30g, phù nặng gia Xích tiểu đậu 30g, Lộc nhung 3g,
lưng đau nhức lạnh gia Đỗ trọng 15g, Bổ cốt chi 15g,
Tục đoạn 10g. Đã trò 41 ca, khỏi 15 ca, tốt 21 ca, có
tiến bộ 3 ca, không kết quả 2 ca.
3. Ôn thận lợi thủy phương (Trần Thử Hà –
Bệnh viện Cổ Điền, Thượng Hải):
- Thành phần:
a- Thục Phụ tử: 9g, Tiên mao, Tiên linh tỳ, Hồ
lô bặc, Ba kích thiên, Phục linh, Xa tiền tử đều 15g,
Mộc thông 3g, Trạch tả 30g, Vỏ bầu lâu năm 30g,

sắc nước uống.
b- Đảng sâm, Bạch truật, đều 9g, Gừng khô 3g,
Nhục quế 1,2g, Hoàng kỳ 12g, gia bài 1 sắc uống.
c- Lộc giác dao 12g, Tử hà sa 15g gia bài 2 sắc
uống.
d- Mẫu lệ 30g, Qui bản giao 12g, Hoài sơn 12g,
Đại sinh đòa 15g, gia bài 3 sắc uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Đã trò 60 ca theo biện
chứng có kết quả bài (a) 19 ca, bài (b) 16 ca, bài (c)
8 ca, bài (d) 4 ca.
4. Tiêu phù phương (Hứa Thọ Nhân):
- Thành phần: Ma hoàng 6g, Quế chi, Bạch truật,
Phục linh bì, Mộc khương, Trần bì, Độc hoạt đều 9g,
Hoàng kỳ, Đông qua bì đều 12g, Ý dó nhân, Xích tiểu
đậu đều 15g, Thông thảo 3g, sắc nước uống.
- Ứng dụng lâm sàng: Đã dùng trò nhiều ca, có
49


×