Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi thử sinh lí thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.41 KB, 6 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KHOA SINH HỌC
BAN CÁN SỰ LỚP 13SHH

ĐỀ THI THỬ GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2014 – 2015
Môn thi: SINH LÍ THỰC VẬT.
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian phát đề.

Đề thi gồm có 6 trang

Mã đề thi 936
Ban So¹n §Ò

Họ và tên thí sinh: ..................................................
MSSV: .....................................................................

Câu 1: Các quá trình căn bản giúp thực vật hoàn thành chu trình phát triển của mình là:
(1) Hấp thu và vận chuyển các chất.
(2) Biến dưỡng.
(3) Phát triển.
(4) Sinh sản.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (3), (4).
Câu 2: Khác với tế bào động vật, tế bào thực vật có những thành phần riêng biệt là:
A. Màng tế bào, lục lạp, giọt lipid.
B. Màng tế bào, diệp lạp, không bào.
C. Thành tế bào, lục lạp, giọt lipid.
D. Vách tế bào, diệp lạp, không bào.


Câu 3: Những loại mô nào sau đây có ở thực vật:
A. Mô phân sinh, mô nền, mô mạch.
B. Mô phân sinh, mô nền, mô bì, mô mạch.
C. Mô phân sinh, mô nền, mô bì, mô mộc.
D. Mô phân sinh, mô nên, mô bì, libe.
Câu 4: Ghép ý ở cột A và B sao cho chính xác:
Cột A
1. Mô phân sinh ngọn.
2. Mô phân sinh lóng.
3. Mô phân sinh bên.

Cột B
a. Có nguồn gốc từ mô phân sinh ngọn, xen giữa những vùng mô đã ít nhiều
phân hóa.
b. Nằm ở ngọn thân và rễ, giúp thân và rễ kéo dài.
c. là các tầng phát sinh sube – nhu bì hay libe mộc.

A. 1-b, 2-c, 3-a.
B. 1-c, 2-b, 3-a.
Câu 5: Ghép ý ở cột A và B sao cho chính xác:
Cột A
1. Nhu mô.
2. Giao mô.
3. Cương mô.

C. 1-b, 2-a, 3-c.

D. 1-c, 2-a, 3-b.

Cột B

a. gồm các tế bào sống, vách sơ cấp mỏng, còn tiềm năng phân chia tế bào.
b. gồm các tế bào sống có vách dày.
c. gồm các tế bào chết có vách thứ cấp dày tẩm lignin, có nhiệm vụ nâng đỡ.

A. 1-b, 2-c, 3-a.
B. 1-a, 2-c, 3-b.
C. 1-b, 2-a, 3-c.
D. 1-a, 2-b, 3-c.
Câu 6: ……….. là lớp tế bào bao bọc các phần non của thân, lá hay rễ; gồm các tế bào sống với vách sơ cấp dày.
A. Mô bì.
B. Biểu bì.
C. Chu bì.
D. Mô nền.
Câu 7: ………… gồm các đơn vị ống sàng, đó là các tế bào mất nhân và phần lớn là tế bào chất, nhưng vẫn sống
nhờ màng nguyên sinh chất, liên kết chặt chẽ với tế bào kèm còn nhân.
A. Mô libe (ploem).
B. Mô mộc (xylem).
C. Mô mạch.
D. Mô bì.
Câu 8: Trong những đặc điểm sau đây, đặc điểm nào là của song tử diệp?
(1) Gân lá phân nhánh, hình mạng.
(2) Bó mạch thân xếp trên nhiều vòng đồng tâm, không có tượng tầng libe – mộc.
(3) Thường có rễ chùm.
(4) Hoa tứ/ ngũ phân, hột chứa phôi với hai lá mầm.
(5) Bó mạch thân xếp trên một vòng (libe nằm trên bó mộc), có tượng tầng libe – mộc.
A. (1), (2), (3).
B. (1), (4), (5).
C. (1), (2), (4).
D. (2), (3), (4).
Câu 9: Lĩnh vực nghiên cứu nào do các nhà Sinh lí thực vật thực hiện?

A. Sự liên hệ giữa thực vật với môi trường.
B. Các đặc tính enzym trong ống nghiệm.
C. Cơ chế bên trong điều khiển sự phát triển của thực vật.
D. Cấu trúc và sự biểu hiện của các gen điều khiển sự phát triển của thực vật.
Trang 1/6 – Mã đề 936.


Câu 10: Trong các phát biểu sau đây, số phát biểu không đúng?
(1) Cắt dọc qua vùng ngọn rễ, ta thấy ba vùng tế bào phân biệt: vùng mô phân sinh ngọn, vùng kéo dài và vùng
trưởng thành.
(2) Mô phân sinh thứ cấp gồm mô phân sinh ngọn và mô phân sinh lóng.
(3) Vùng kéo dài với các tế bào phân hóa của mô mộc, libe và nhu mô.
(4) Vùng trưởng thành với các lông rễ.
(5) Bao mucigel bao bọc ngọn rễ, giúp ngọn rễ không bị khô, kích thích sự dịch chuyển các chất dinh dưỡng
vào rễ và sự tương tác của rễ với các vi sinh vật trong đất.
(6) Lông hút (lông rễ) có vách mỏng, bề mặt rộng, không bào to, có chức năng làm gia tăng bề mặt tiếp xúc của
rễ với dịch đất.
(7) Mô phân sinh sơ cấp là mô phân sinh bên.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 11: Nước được hấp thu bởi rễ qua con đường:
A. Apoplast.
B. Xuyên màng.
C. Symplast.
D. Cả ba con đường trên.
Câu 12: Con đường apoplast là con đường:
A. Ngoài tế bào chất.
B. Trong tế bào chất.

C. Qua màng.
D. Qua không bào.
Câu 13: Khung caspary cân bằng sự vận chuyển qua con đường:
A. Apoplast.
B. Xuyên màng.
C. Symplast.
D. Cả ba con đường trên.
Câu 14: Nước tạo áp suất thủy tĩnh dương trong ống kim khi:
A. Đẩy piston và bịt kín một đầu.
B. Đẩy piston và không bịt kín đầu còn lại.
C. Kéo piston và bịt kín một đầu.
D. Kéo piston và không bịt kín đầu còn lại.
Câu 15: Nguyên nhân chủ yếu cản trở sự di chuyển của nước trong mạch mộc là:
A. Bóng khí.
B. Khí quyển khô.
C. Khẩu mở.
D. Gió.
Câu 16: Khí khẩu mở khi:
A. Áp suất thẩm thấu của tế bào khẩu giảm.
B. Áp suất thẩm thấu của tế bào khẩu tăng.
C. Khí khẩu ở trạng thái co nguyên sinh.
D. Áp suất thẩm thẩu của tế bào khẩu bằng không.
Câu 17: Tế bào nào sau đây có khung caspary:
A. Nhu mô.
B. Mô mộc.
C. Mô phân sinh.
D. Nội bì.
Câu 18: Khung caspary có vai trò:
A. cản con đường apoplast.
B. kiểm soát ion vào mạch mộc.

C. cản ion khuếch tán ra dịch đất.
D. Tất cả các vai tròn trên.
Câu 19: Cho nước vào một ống tiêm được bịt kín một đầu và kéo piston. Hiện tượng nào ở thực vật tương tự với
mô hình vật lí này:
A. sức đẩy của rễ.
B. sự di chuyển của dịch mộc.
C. sự di chuyển của dịch libe.
D. sức đẩy của rễ và sự di chuyển của dịch libe.
Câu 20: Chất nào dưới đây được vận chuyển qua màng theo cơ chế thụ động?
A. H2O.
B. Lipid.
C. Na+, K+.
D. Glucose.
Câu 21: Các ion được vận chuyển qua màng tế bào chủ yếu theo cơ chế:
A. Khếch tán dễ và vận chuyển hoạt động.
B. Vận chuyển thụ động và vận chuyển hoạt động.
C. Khếch tán đơn giản và vận chuyển hoạt động. D. Khếch tán đơn giản và khuếch tán dễ.
Câu 22: Đặc tính nào sau đây, không phải của khuếch tán dễ?
A. Cần protein màng và có tính chuyên biệt.
B. Rất nhanh và có mức bão hòa.
C. Xuống khuynh độ điện hóa (không cần ATP). D. Ngược khuynh độ điện hóa (cần ATP).
Câu 23: Thí nghiệm của Lapicque (1925) với tảo Ectocarpus được giải thích như sau:
A. Saccaroz được hấp thu hoạt động vào tế bào tảo.
B. Các ion khoáng trong nước biển được hấp thu hoạt động vào tế bào tảo.
C. Saccaroz bị loại khỏi tế bào tảo theo cơ chế hoạt động.
D. Các ion khoáng bị loại khỏi tế bào theo cơ chế hoạt động.

Trang 2/6 – Mã đề 936.



Câu 24: Sự khuếch tán dễ được thực hiện nhờ:
A. ATPaz.
B. ATP synthaz.
C. Protein vận chuyển hay kênh.
C. Sự thiết lập khuynh độ nồng độ.
Câu 25: Công thức tính thế nước:
A. Ѱ = П + P.
B. Ѱ = – П + P.
C. Ѱ = П – P.
D. Ѱ = – П – P.
+
Câu 26: Khi một chất và tế bào cùng H nhờ một protein màng, người ta gọi đó là:
A. Sự đồng vận chuyển. B. Sự đối chuyển.
C. Sự đồng chuyển.
D. Sự vận chuyển hoạt động.
Câu 27: Sự vận chuyển đi lên của dịch mộc nhờ hai lực quan trọng là:
A. Lực đẩy của rễ và lực kéo từ sự thoát hơi nước của lá.
B. Lực thoát hơi nước của lá và lực mao dẫn trong mạch mộc.
C. Lực kết và bám của các phân tử nước.
D. Lực đẩy của rễ và lực mao dẫn trong mạch mộc.
Câu 28: Các ion được phóng thích vào mạch mộc theo con đường:
A. Apoplast.
B. Xuyên màng.
C. Symplast.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 29: Acid Ascisic (AAB):
A. Không thấm được qua màng.
B. Dễ dàng thấm qua màng.
C. Dễ dàng thấm qua màng dạng AAB.E.
D. Dễ dàng thấm qua màng dạng AAB.

Câu 30: Hormone tăng trưởng nào sau đây có vai trò đặc biệt trong việc đóng khí khẩu?
A. Auxin và citokinin.
B. Giberelin và citokinin.
C. Acid ascisic.
D. Etilen.
Câu 31: Các khoáng chất có thể đi lên trong thân vào mùa xuân, trước khi các lá xuất hiện. Điều này chứng minh
ở thực vật:
A. Sự thoát hơi nước là lực dẫn của sự vận chuyển các chất.
B. Sự thoát hơi nước không là lực dẫn duy nhất của sự vận chuyển các chất.
C. Sự thoát hơi nước không liên quan gì đến sự vận chuyển chất khoáng trong giai đoạn phát triển.
D. Sự thoát hơi nước qua các mô thân cũng mạnh như sự thoát hơi nước qua các khí khẩu của lá.
Câu 32: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
(1) Nguyên tố khoáng của thực vật : C, H, O (trong mọi chất hữu cơ) > 90% trọng lượng khô.
(2) Thành phần khoáng được chia làm hai nhóm: nguyên tố đa lượng (vài ‰ – vài %) và nguyên tố vi lượng (<
1‰).
(3) Trong 16 nguyên tố thiết yếu cho thực vật bậc cao có 3 nguyên tố là thành phần khoáng (C, H, O) và 13
nguyên tố khoáng.
(4) Trong 16 nguyên tố thiết yếu có 9 nguyên tố đa lượng là: C, H, O, N, S, P, K, Mg, Ca và 7 nguyên tố vi
lượng là Mo, Cu, Zn, Mn, Fe, B, Cl.
A. (1), (2).
B. (3), (4).
C. (1), (3).
D. (2), (4).
Câu 33: Một nguyên tố được gọi là thiết yếu cần phải đáp ứng điều kiện nào sau đây?
A. Cần cho sự phát triển bình thường của vài loài.
B. Không thể thay thế bởi nguyên tố khác.
C. Có vai trò xác định, khi thiếu sẽ gây ra triệu chứng đặc biệt cho thực vật.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 34: Vai trò của nguyên tố vi lượng:
A. chế biến các chất hữu cơ.

B. tạo thế thẩm thấu (sức trương) cho tế bào.
C. hoạt hóa enzym.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 35: Sự hấp thu lãng phí chất khoáng:
A. xảy ra trước mức tới hạn.
B. xảy ra sau mức tới hạn.
C. xảy ra trong giai đoạn thực vật bị ảnh hưởng độc.
D. không ảnh hưởng tới sự tăng trưởng thực vật.

Trang 3/6 – Mã đề 936.


Câu 36: Sự thủy canh giúp:
A. xác định thành phần khoáng trong cơ quan thực vật.
B. xác định vai trò và tính thiết yếu của các nguyên tố được thực vật hấp thụ.
C. nghiên cứu vai trò của rễ trong sự hấp thu chất khoáng.
D. nghiên cứu vai trò của oxygen trong sự tăng trưởng của rễ.
Câu 37: Trong các vai trò dưới đây, vai trò nào không phải là của nguyên tố đa lượng?
A. chế biến các chất hữu cơ.
B. tạo thế thẩm thấu (sức trương) cho tế bào.
C. hoạt hóa enzym.
D. dữ trự năng lượng.
+
Câu 38: Khi thiếu K , sự gia tăng liều dùng của NO3  không giúp thực vật tăng trưởng quá 1 mức nào đó. Kết
luận nào sau đâu là đúng?
A. K+ là nguyên tố thiết yếu.
B. K+ là nguyên tố giới hạn.
C. K+ đối kháng NO3  .
D. K+ hỗ trợ NO3  .
Câu 39: Trong sự đồng hóa cation K+

A. tạo cầu nối cộng hóa trị trong chất hữu cơ.
B. liên kết với sườn C bởi cầu nối yếu.
C. liên kết với sườn C theo hai cách trên.
D. ở trạng thái tự do trong cytosol hay không bào.
Câu 40: Trong hiệu ứng red drop, năng suất lượng tử:
A. tăng nếu bước sóng nằm trong khoảng từ 400 đến 680nm.
B. không đổi nếu bước sóng nằm trong khoảng từ 400 đến 680nm.
C. Giảm bước sóng nằm trong khoảng từ 400 đến 680nm.
D. Giảm mạnh nếu bước sóng < 680nm.
Câu 41: Hiệu ứng tăng cường (hiệu ứng Emerson) chứng minh:
A. Ánh sáng đỏ được dùng để gia tăng quang hợp.
B. Ánh sáng đỏ xa được dùng để gia tăng quang hợp.
C. Ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa được dùng để gia tăng quang hợp.
D. Ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ gần được dùng để gia tăng quang hợp.
Câu 42: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào không đúng?
A. Ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa được dùng để gia tăng quang hợp.
B. Quang hợp là sự khử CO2 thành chất hữu cơ nhờ ánh sáng và phóng thích O2 từ nước.
C. Quang hợp gồm hai giai đoạn: giai đoạn “sáng” xảy ra dưới ánh sáng, tạo các hợp chất cao năng: NADP+
và ATP; giai đoạn tối không cần ánh sáng nhưng sử dụng các sản phẩm cao năng của giai đoạn sáng để khử
CO2 thành glucid.
D. Hiệu ứng tăng cường không có ở vi khuẩn.
Câu 43: Giai đoạn sáng của quá trình quang hợp xảy ra ở:
A. tế bào thực vật.
B. khoảng trong thylakoid.
C. chất nền stroma.
D. màng thylakoid.

Câu 44: Sắc tố nào có khả năng phóng thích e khi nhận quang tử (photon) thích hợp?
A. Diệp lục tố a.
B. Diệp lục tố b.

C. Carotenoid.
D. Diệp lục tố a và b.

+
Câu 45: Chất nhận e và H trong quang hợp (trong phản ứng Hill) là:
A. Diệp lục tố a.
B. Diệp lục tố b.
C. NADP+.
D. NAD+.
Câu 46: Trong sơ đồ hình chữ Z của chuỗi chuyển e  quang hợp thì:
A. e  luôn đi lên từ nước tới NADP+.
B. e  luôn đi xuống từ nước tới NADP+.
C. e  đi lên khi phân tử dlt a nhận photon.
D. e  đi lên khi phân tử dlt b nhận photon.
Câu 47: Trong sơ đồ hình chữ Z, diệp lục tố P700 nhận lại e  có nguồn gốc từ chất gì, sau khi nhận photon và
phóng thích e  ?
A. H2O.
B. NADPH.
C. dlt a P680.
D. NADH.
Câu 48: Ngăn nào của lục lạp là nơi phóng thích O2?
A. Màng Thylakoid.
B. Khoảng trong Thylakoid.
C. Chất nền stroma.
D. ATP synthaz.

Trang 4/6 – Mã đề 936.


Câu 49: Mô nào sau đây xảy ra sự phân hóa tế bào?

A. Mô phân sinh ngọn.
B. Mô phân sinh lóng.
C. Mô phân sinh bên.
D. Các tế bào dẫn xuất từ mô phân sinh.
Câu 50: Loài thực vật nào sau đây có hai lần cố định CO2 tách biệt nhau trong không gian?
A. Lúa.
B. Cỏ ống.
C. Xương rồng.
D. Bông vải.
Câu 51: Sản phẩm quang hợp được vận chuyển từ lá tới các bộ phận khác của cây, thông qua libe là:
A. Trioz – phosphat.
B. Glucose.
C. Saccoroz.
D. Tinh bột.
Câu 52: Chu trình Cavin (C3 PCR) xảy ra ở:
A. Chất nền stroma.
B. Màng thylakoid.
C. Khoảng trong thylakoid.
D. Matrix.
Câu 53: Trong các phát biểu dưới đây, số phát biểu đúng là?
(1) Chu trình C3 PCR gồm 3 giai đoạn chính: Carboxyl hóa RuBP, khử APG, tái sinh RuBP.
(2) Khi nhiệt độ tăng, tỉ lệ [CO2] / [O2] tăng, hoạt tính oxygen tăng, Rubisco cố định O2.
(3) Phản ứng đầu tiên của sự đồng hóa CO2 là Rubisco cố định CO2 trên ribuloz bisphosphat (RuBP), cho 2
phosphoglycerat (APG).
(4) Phản ứng đầu tiên của quang hô hấp là Rubisco cố định O2 trên RuBP cho 1 APG và 1 phosphoglycolat.
(5) Oxygen phóng thích từ quang hợp có nguồn gốc từ CO2.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.


Câu 54: Dưới ánh sáng, khi có sự chuyển e , thì pH của stroma:
A. Tăng.
B. Giảm.
C. Trở về pH = 7.
D. Không đổi.
Câu 55: Rubisco là:
A. Chất trung gian của chu trình C3 PCR.
B. Enzyme của chu trình C3 PCR.
C. Tiền chất của APG.
D. Tiền chất của RuBP.
Câu 56: Điền số phân tử ATP và NADPH cần cho chu trình pentoz phosphat khử:

CO2 + RuBP

+ …. ATP.
+ …. NADPH.

2 trioz – phosphat

Câu 57: Trong các phát biểu dưới đây, số phát biểu đúng?
(1) Ở cây C3, việc cố định CO2 chỉ xảy ra một lần nhờ vào enzyme Rubisco.
(2) Ở cây C4 và CAM, việc cố định CO2 diễn ra 2 lần nhờ enzyme PEPC và Rubisco.
(3) Ở cây C4, hai lần cố định CO2 tách biệt nhau theo không gian.
(4) Ở cây CAM, hai lần cố đinh CO2 tách biệt nhau theo thời gian.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 58: Ở Cyanobacteria, việc tập trung CO2 để tránh quang hô hấp nhờ:

A. chu trình C2 PCO.
B. chu trình C4 PCA.
C. cơ chế CAM.
D. cơ chế bơm CO2/HCO3.
Câu 59: Ở cây C4 (bắp, mía, cỏ ống…), enzym PEP carboxylaz (PEPC) hoạt động trong:
A. Cytosol của tế bào thịt lá.
B. Diệp lạp của tế bào thịt lá.
C. Diệp lạp của tế bào vòng bao bó mạch.
D. Cytosol của tế bào vòng bao bó mạch.
Câu 60: Ở cây C4, sự cố định CO2 trong chu trình C3 PCR nhờ enzym:
A. Malat dehydrogenaz. B. PEP carboxilaz.
C. Rubisco.
D. Carbonic Anhidraz.
Câu 61: Sự chuyển vị trong libe được dẫn bởi:
A. Khuynh độ áp suất. B. Khuynh độ nồng độ. C. Lực hút từ rễ.
D. Lực thoát hơi nước từ lá.
Câu 62: Trong giai đoạn sáng của quá trình quang hợp, 3 H+ được lấy từ stroma sẽ được dùng như sau:
A. 2 H+ qua màng, 1 H+ để khử NADP+.
B. 1 H+ qua màng, 2 H+ để khử NADP+.
C. 3 H+ qua màng.
D. 3 H+ để khử NADP+.
Câu 63: Sự lên men rượu:
A. Chỉ xảy ra ở con men.
B. Phổ biến ở thực vật trong điều kiện kị khí.
C. Chỉ xảy ra ở vài thực vật.
D. Chỉ xảy ra ở một phần thực vật.
Trang 5/6 – Mã đề 936.


Câu 64: Gluco giải xảy ra trong:

A. Màng trong ti thể.
B. Cytosol.
C. Khoảng giữa các màng ti thể.
D. Chất nền ti thể (matrix).
Câu 65: Chu trình Krebs (chu trình TCA) xảy ra trong:
A. Màng trong ti thể.
B. Cytosol.
C. Khoảng giữa các màng ti thể.
D. Chất nền ti thể (matrix).
Câu 66: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Hô hấp tế bào gồm 2 giai đoạn: glyco giải và chu trình Krebs (chu trình TCA). (và chuỗi chuyển điện tử.)
B. Quá trình glyco giải xảy ra ở cytosol.
C. Chu trình Krebs (chu trình TCA) xảy ra ở chất nền matrix.
D. Chuỗi chuyền điện tử xảy ra ở màng trong ti thể.
--------- HẾT ---------

Lưu ý: Đề thi thử này chỉ có phần trắc nghiệm, không có phần tự luận câu hỏi
ngắn, các bạn tự ôn.

Đáp án:
1 – 10
11 – 20
21 – 30
31 – 40
41 – 50
51 – 60
61 – 66

1
A

D
A
B
C
C
A

2
D
A
D
B
C
A
A

3
B
A
B
D
D
B
B

4
C
A
C
C

A
A
B

5
D
A
B
D
C
B
D

6
B
B
C
B
A
3 ATP, 2 NADPH

7
A
D
A
D
A
D

8

B
D
A
B
B
D

9
C
B
D
D
D
A

10
B
A
C
B
B
A

A

Trang 6/6 – Mã đề 936.




×