Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.05 KB, 15 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG
GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
KHỐI NGÀNH SƯ PHẠM

NGÀNH ĐÀO TẠO: SƯ PHẠM TIẾNG CHĂM
TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC

HÀ NỘI 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: Sư phạm Tiếng Chăm
Mã ngành:
(Ban hành kèm theo Thông tư số
ngày

tháng

/TT-BGD&ĐT

năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
––––––––––––––––––––––


I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1. Mục tiêu chung
еo t¹o cử nhân ngành Sư phạm TiÕng Chăm có trình độ chuyên môn, có
nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt nhằm phục vụ cho việc giảng dạy ở các cấp học
phổ thông và làm kiến thức nền tảng cho việc học tập cao hơn, nghiên cứu sâu hơn
sau này.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Về phẩm chất đạo đức
Có phẩm chất chính trị và có đạo đức nghề nghiệp tốt: yêu nước, yêu chủ
nghĩa xã hội, thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; yêu
nghề, yêu người, luôn phấn đấu trở thành giáo viên giỏi, mẫu mực.
Có tinh thần trách nhiệm cao đối với cộng đồng và Tổ quốc: giữ gìn, phát
huy bản sắc văn hóa truyền thống và những giá trị văn hóa tích cực của dân tộc
Chăm nói riêng, của đất nước Việt Nam nói chung đồng thời củng cố khối đại đoàn
kết các dân tộc Việt Nam.
2.2. Về kiến thức
Trang bị cho người học những kiến thức chung về chủ nghĩa Mác -Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh và kiến thức đại cương làm kiến thức nền cho cử nhân khoa học
ngành Sư phạm tiếng Chăm; những kiến thức cơ bản về các bình diện ngôn ngữ
Chăm (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, chữ viết) và văn hoá, văn học, văn minh dân tộc
Chăm v.v...; về khoa học sư phạm, cơ sở lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng
Chăm, làm tiền đề cho công việc giảng dạy.
2.3. Về kỹ năng
Về tiếng Chăm: kết thúc chương trình, người học có khả năng sử dụng các
kỹ năng ngôn ngữ (nghe, nói, đọc, viết) để phục vụ mục đích nghề nghiệp của mình.

1


Về nghiệp vụ sư phạm: có khả năng làm việc độc lập với tư cách là một giáo

viên, một cán bộ giảng dạy tại các cơ sở dạy tiếng Chăm ở các cấp học trong hệ
thống giáo dục của Việt Nam; đặc biệt tại các trường phổ thông; hình thành và phát
triển năng lực phát hiện và xử lý vấn đề, khả năng thuyết trình, chia sẻ và năng lực
quản lý.
Về kỹ năng học tập: vận dụng các kiến thức kĩ năng đã học trong việc tự tìm tòi,
khám phá kiến thức chuyên môn mới, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn.
Về công tác xã hội: biết phối hợp với nhà trường, các tổ chức xã hội trong
việc tổ chức, vận động các bậc cha mẹ chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ. Có thể hỗ trợ
cho các cơ quan quản lý giáo dục về công tác dạy học tiếng Chăm.
II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế
132 tín chỉ chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất (5 đvht) và Giáo dục
Quốc phòng (165 tiết)
Thời gian đào tạo: 4 năm.
2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo

132 tín chỉ

2.1. Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu

22

(Chưa kể phần nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo dục Quốc
phòng)
2.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu

110

Trong đó tối thiểu:
- Kiến thức cơ sở ngành


11

- Kiến thức ngành

65

- Kiến thức bổ trợ

3

- Kiến thức nghiệp vụ sư phạm

20

- Thực tập sư phạm (1 và 2)

6

- Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

5

3. Danh mục các học phần
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương

22 tín chỉ

1.


Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

5

2.

Tư tưởng Hồ Chí Minh

2

3.

Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3

4.

Tin học cơ sở

3

5.

Ngoại ngữ

7

2



6.

Phương pháp nghiên cứu khoa học

7.

Giáo dục thể chất

5 đvht 3

8.

Giáo dục quốc phòng - an ninh

165 tiết 7

3.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
a. Kiến thức cơ sở ngành
- Các môn học bắt buộc
9.

Cơ sở văn hoá Việt Nam

2

110 tín chỉ
11
9
2


10. Dẫn luận ngôn ngữ học

2

11. Tiếng Việt thực hành

3

12. Logic học đại cương

2

- Các môn học tự chọn

2/4

13. Ngôn ngữ học đối chiếu

2

14. Kỹ năng tư duy có phê phán

2

b. Kiến thức ngành
Khối kiến thức ngôn ngữ
- Các môn học bắt buộc

65

14
12

15. Đại cương tiếng Chăm

3

16. Ngữ âm tiếng Chăm

3

17. Ngữ nghĩa tiếng Chăm

3

18. Ngữ pháp tiếng Chăm

3

Các môn học tự chọn

2/4

19. Phương ngữ tiếng Chăm (Hroi, Panduranga, Nam Bộ,…)

2

20. Chữ viết Chăm (Akhar Thrah, Jawi, Rumi,…)

2


Khối kiến thức văn hoá
21.

10

- Các môn học bắt buộc

8

Đại cương văn học Việt Nam

2

22. Văn học Chăm

3

23. Giao thoa tiếp biến văn hóa Chăm

3

- Các môn học tự chọn

2/6

24. Văn hóa giao tiếp Chăm

2


25. Thực hành tìm hiểu văn hóa địa phương

2

26. Nghệ thuật tiêu biểu Chăm

2

3


Khối kiến thức tiếng Chăm

41

- Các môn học bắt buộc

37

27. Nghe - nói tiếng Chăm 1

3

28. Nghe - nói tiếng Chăm 2

3

29. Nghe - nói tiếng Chăm 3

3


30. Đọc tiếng Chăm 1

3

31. Đọc tiếng Chăm 2

3

32. Đọc tiếng Chăm 3

3

33. Viết tiếng Chăm 1

3

34. Viết tiếng Chăm 2

3

35. Viết tiếng Chăm 3

3

36. Giao tiếp tiếng Chăm

3

37. Biên dịch tiếng Chăm


4

38. Phiên dịch tiếng Chăm

3

- Các môn học tự chọn

4/8

39. Tiếng Chăm văn hóa, du lịch, lễ hội

2

40. Tiếng Chăm pháp luật, hành chính, văn phòng

2

41. Tiếng Chăm khoa học thường thức

2

42. Tiếng Chăm văn học - nghệ thuật

2

c. Kiến thức bổ trợ

3/12


43. Giáo dục mầm non

3

44. Giáo dục tiểu học

3

45. Dân tộc học

3

46. Tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam

3

d. Kiến thức nghiệp vụ sư phạm

20

- Các môn học bắt buộc

18

47. Tâm lý học đại cương

2

48. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm


2

49. Giáo dục học đại cương

2

50. Lý luận dạy học

2

51. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành Giáo dục
và đào tạo

2

52. Lý luận giảng dạy tiếng dân tộc

2

4


53. Phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc

4

54. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng dân tộc

2


- Các môn học tự chọn

2/6

55. Công nghệ trong giảng dạy tiếng dân tộc

2

56. Một số PPDH mới vận dụng vào giảng dạy tiếng Chăm

2

57. Kỹ thuật nghiệp vụ sư phạm

2

e. Thực tập sư phạm 1

3

f. Thực tập sư phạm 2

3

g. Khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp)

5

III. MÔ TẢ NỘI DUNG CÁC HỌC PHẦN

1. Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin

5 tín chỉ

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày
18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình
các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh:

2 tín chỉ

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày
18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình
các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam

3 tín chỉ

Nội dung ban hành tại Quyết định số 52/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày
18/09/2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình
các môn Lý luận chính trị trình độ đại học, cao đẳng dùng cho sinh viên khối không
chuyên ngành Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
4. Tin học cơ sở

3 tín chỉ

Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản xử lý thông tin và máy
tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành để

thao tác trên máy tính điện tử; khai thác một số phần mềm ứng dụng, soạn thảo và
lưu trữ các văn bản phục vụ công tác văn phòng; sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu
để tính toán khoa học và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
Nội dung môn học bao gồm: các khái niệm cơ bản xử lý thông tin và máy
tính điện tử; các thao tác truy cập Internet, các kỹ năng sử dụng hệ điều hành; khai
thác một số phần mềm ứng dụng (Microsoft Word, Microsoft Excel, PowerPoint)
để phục vụ công tác văn phòng và giải quyết các vấn đề chuyên môn.
5. Ngoại ngữ

7 tín chỉ

5


Học phần Ngoại ngữ là nội dung ngoại ngữ cơ bản nhằm trang bị cho sinh
viên những kiến thức cơ bản về ngữ pháp tiếng Anh, cung cấp vốn từ vựng cần thiết
và các kĩ năng giao tiếp thông dụng của tiếng Anh.
6. Các phương pháp nghiên cứu khoa học

2 tín chỉ

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về khoa học và nghiên cứu
khoa học, về bản chất của nghiên cứu khoa học cũng như cấu trúc logic của một
công trình khoa học; các thao tác nghiên cứu khoa học, xây dựng, chứng minh và
trình bày các luận điểm khoa học; phương pháp trình bày một báo cáo khoa học;
viết được một công trình khoa học và bước đầu biết vận dụng kỹ năng nghiên cứu
khoa học vào việc học tập ở trình độ đại học.
7. Giáo dục thể chất

5 đvht


Nội dung ban hành tại Quyết định số 3244/2002/GD-ĐT ngày 12/9/1995 Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành tạm thời Bộ chương trình Giáo
dục đại học đại cương (giai đoạn I) dùng cho các trường đại học, cao đẳng sư phạm
và Quyết định số 1262/GD-ĐT ngày 12/4/1997 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục thể chất (giai đoạn II) các trường đại
học, cao đẳng (không chuyên Thể dục thể thao).
8. Giáo dục Quốc phòng - an ninh

165 tiết

Nội dung ban hành tại Quyết định số 81/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 24/12/2007
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Giáo dục
quốc phòng – an ninh trình độ đại học, cao đẳng.
9. Cơ sở văn hóa Việt Nam

2 tín chỉ

Học phần này cung cấp cho người học kiến thức chung về văn hoá học và văn
hoá Việt Nam, hệ thống các thành tố, những đặc trưng và quy luật phát triển của
văn hoá Việt Nam, các vùng văn hoá Việt Nam; phương pháp tiếp cận tìm hiểu và
nghiên cứu những vấn đề của văn hoá Việt Nam; đồng thời rèn kỹ năng vận dụng
kiến thức văn hoá học vào phân tích ngôn ngữ và phân tích tiếng dân tộc.
10. Dẫn luận ngôn ngữ học

2 tín chỉ

Cung cấp cho người học những tri thức khoa học căn bản về bản chất, chức
năng, bản thể của ngôn ngữ, nguồn gốc của ngôn ngữ, mối quan hệ ngôn ngữ - tư
duy, về hệ thống và các cấp độ, đơn vị của ngôn ngữ; những tri thức căn bản, mở

đầu về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngữ nghĩa của ngôn ngữ và trong một chừng
mực nhất định, một vấn đề về ngữ dụng.
11. Tiếng Việt thực hành

3 tín chỉ

Trang bị cho người học các kỹ năng xây dựng văn bản, viết câu, dùng từ và
rèn luyện chính tả...
12. Logic học đại cương
2 tín chỉ
Cung cấp những kiến thức cơ bản về lôgic học hình thức, mối liên hệ hữu cơ
giữa lôgic học và triết học, các phương pháp nghiên cứu đặc thù của lôgic học hình
thức, các quy luật lôgic cơ bản và vai trò, ý nghĩa quan trọng của lôgic học trong
việc hình thành, rèn luyện thói quen tư duy lôgic chặt chẽ, trình bày vấn đề một
cách khoa học.

6


Học phần cũng trang bị những kiến thức về nguồn gốc, bản chất, đặc điểm và
quan hệ của các khái niệm phán đoán, suy luận, chứng minh lôgic thường dùng, từ
đó vận dụng các quy luật lôgic trong tư duy, tránh sai lầm thường gặp trong suy
nghĩ và trình bày vấn đề.
13. Ngôn ngữ học đối chiếu:

2 tín chỉ

Cung cấp cho người học kiến thức nhập môn về cách tiến hành so sánh đối
chiếu các đơn vị thuộc nhiều cấp độ khác nhau trong ngôn ngữ học, tất cả các
phương tiện từ vựng cú pháp và các phương tiện ngữ pháp dùng để biểu đạt nghĩa

trong hai hay hơn hai ngôn ngữ tự nhiên.
14. Kỹ năng tư duy có phê phán

2 tín chỉ

Cung cấp cho người học khái niệm về tư duy có phê phán, các đặc trưng của
tư duy phê phán..., tư duy phê phán bao hàm việc tra vấn. Từ đó giúp người học biết
làm thế nào để đặt những câu hỏi tốt, để tư duy một cách có phê phán, nhằm tiếp tục
sự tiến bộ trong các lĩnh vực mà người học đang quan tâm.
15. Đại cương tiếng Chăm

3 tín chỉ

Những kiến thức về lịch sử phát triển tiếng Chăm (Nguồn gốc tiếng Chăm,
các giai đoạn phát triển tiếng Chăm, tình hình phân bố tiếng Chăm, tình hình sử
dụng tiếng Chăm), về bản chất ngôn ngữ Chăm (hiện tượng xã hội ngôn ngữ Chăm,
hệ thống tín hiệu ngôn ngữ Chăm, đặc trưng ngôn ngữ Chăm) và đối tượng nhiệm
vụ ngôn ngữ Chăm (sự phát triển ngôn ngữ học tiếng Chăm, đối tượng, nhiệm vụ
ngôn ngữ học tiếng Chăm, quan hệ giữa tiếng Chăm với các ngành khoa học
khác...).
16. Ngữ âm tiếng Chăm

3 tín chỉ

Bao gồm những kiến thức cơ bản về ngữ âm tiếng Chăm: âm tiết tiếng
Chăm, các loại âm vị tiếng Chăm, phụ âm, nguyên âm tiếng Chăm, các hiện tượng
ngôn điệu tiếng Chăm và hệ thống ký hiệu (chữ viết, chính tả) tiếng Chăm.
17. Ngữ nghĩa tiếng Chăm

3 tín chỉ


Cung cấp cho người học những kiến thức đại cương về từ vựng học tiếng
Chăm bao gồm cấu tạo từ, sự biến đổi từ vựng, tu từ, sự biến đổi ngữ nghĩa; Các
kiểu ngữ nghĩa tiếng Chăm; hệ thống hoá từ điển và các loại từ điển tiếng Chăm...
18. Ngữ pháp tiếng Chăm

3 tín chỉ

Bao gồm về kiến thức ngữ pháp tiếng Chăm: từ loại tiếng Chăm (tính từ,
danh từ, chú ý các hiện tượng phụ tố, langlikuk,... ) và các kiểu câu tiếng Chăm (câu
cầu khiến, câu mệnh lệnh, câu đơn, câu ghép...), ngữ pháp văn bản tiếng Chăm (câu
và liên kết câu, đoạn và liên kết đoạn...).
19. Phương ngữ tiếng Chăm

2 tín chỉ

Bao gồm những kiến thức về một số phương ngữ tiếng Chăm: Phương ngữ
Chăm Hroi, phương ngữ Chăm Panduranga, phương ngữ Chăm Nam Bộ và một số
thổ ngữ.
20. Chữ viết Chăm

2 tín chỉ

7


Bao gồm những kiến thức về chữ viết Chăm: chữ viết Akhar Thrah, chữ viết
Jawi, chữ viết Rumi; nguồn gốc mẫu tự; quá trình hình thành chữ viết; cấu tạo chữ
viết; hệ thống chữ viết và tình hình sử dụng các loại chữ viết Chăm.
21. Đại cương văn học Việt Nam


2 tín chỉ

Cung cấp một số kiến thức khái quát về văn học Việt Nam: các bộ phận văn
học (văn học dân gian, văn học viết); văn học các dân tộc thiểu số; giới thiệu thành
tựu của văn học Việt Nam ở các giai đoạn thông qua một số tác giả, tác phẩm tiêu
biểu.
22. Văn học Chăm

3 tín chỉ

Cung cấp các kiến thức cơ bản về văn học Chăm bao gồm: văn học dân gian,
văn học viết (văn học Chăm cổ, văn học Chăm hiện đại) thông qua một số tác giả,
tác phẩm tiêu biểu.
23. Giao thoa tiếp biến văn hóa Chăm

3 tín chỉ

Cung cấp cho sinh viên vốn kiến thức về những sáng tạo văn hoá của người
Chăm trong quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội; văn hoá bản địa
Chăm; văn hoá Chăm hình thành và phát triển do giao lưu, tiếp xúc với các dân tộc
Việt Nam và bên ngoài; những di sản văn hoá Chăm và việc bảo tồn, phát triển văn
hoá dân tộc Chăm.
24. Văn hoá giao tiếp Chăm

2 tín chỉ

Bao gồm các kiến thức về văn hoá giao tiếp Chăm trong gia đình, trong cộng
đồng Chăm và ngoài xã hội (cách chào hỏi, những điều kiên kỵ, nghi lễ, phong tục
tập quán...).

25. Thực hành tìm hiểu văn hoá địa phương

2 tín chỉ

Sinh viên tìm hiểu một số vấn đề văn hóa (văn hóa vật chất như trang phục,
xây dựng, nhà cửa, cơ sở thờ tự, phương tiện lao động); văn hóa tinh thần (lễ hội,
văn học nghệ thuật địa phương, tín ngưỡng...) thuộc các địa phương Chăm như
Chăm Hroi, Chăm Panduranga và Chăm Nam Bộ.
26. Nghệ thuật tiêu biểu Chăm

2 tín chỉ

Bao gồm một số kiến thức cơ bản về nghệ thuật tạo hình Chăm (kiến trúc,
xây dựng thuỷ lợi, nhà cửa, đền tháp, điêu khắc, hội hoạ... ); nghệ thuật biểu diễn
(nhạc cụ, dân ca, điệu múa, sân khấu…).
27. Nghe và nói tiếng Chăm 1:

3 tín chỉ

Sinh viên cần lĩnh hội và thể hiện được kỹ năng nghe - hiểu cũng như giao
tiếp thông thường bằng lời nói trong sinh hoạt và học tập hàng ngày.
Nội dung học bao gồm các tiểu kỹ năng nghe như: nghe - hiểu ý chính, nghe - hiểu
thông tin cụ thể, nghe và ghi lại thông tin, nghe và điền thông tin chi tiết, nghe và tổ
chức thông tin, nghe và sắp xếp thông tin, nghe hiểu thái độ; các tiểu kỹ năng nói
như: miêu tả, kể lại, tường thuật, diễn đạt ý, đối thoại, đọc thoại. Biết nêu ý kiến về
sở thích và biểu thị đồng tình hoặc không đồng tình về một vấn đề, biết trình bày lý
do,...
28. Nghe và Nói tiếng Chăm 2:

3 tín chỉ


8


Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng nghe - nói tiếng Chăm 1.
Tiếp tục rèn luyện các kiến thức và kỹ năng đã học và phát triển các kỹ năng
này ở mức độ cao hơn (thể hiện ở tốc độ, số lượng từ ngữ, độ dài và khó của chủ đề
và tình huống giao tiếp).
29. Nghe và Nói tiếng Chăm 3:

3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng nghe - nói tiếng Chăm 2.
Tiếp tục rèn luyện các kiến thức và kỹ năng đã học ở phần 1 và 2, phát triển các kỹ
năng nghe và nói ở mức độ cao hơn (có thể nghe, hiểu và trình bày nội dung các
chủ đề bằng nhiều phong cách khác nhau; biết vận dụng hợp lý những kỹ năng học
thuật (ghi chép, tóm tắt, diễn giải, tổng hợp) trong nghe nói tiếng Chăm; biết trình
bày quan điểm, ý kiến một cách rõ ràng, có logic; biết sử dụng tiếng Chăm thành
thạo trong môi trường học tập, và trong giao tiếp hàng ngày.
30. Đọc tiếng Chăm 1:

3 tín chỉ

Phát âm đúng các âm, vần, từ tiếng Chăm. Đọc đúng, đọc trơn các câu và
đoạn văn đơn giản; hiểu đúng nội dung đã đọc,... thông qua các bài khóa có độ dài
phù hợp.
31. Đọc tiếng Chăm 2:

3 tín chỉ


Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng đọc tiếng Chăm 1
Tiếp tục rèn luyện các kiến thức và kỹ năng đã học ở phần 1, phát triển các kỹ năng
đọc tiếng Chăm ở mức độ cao hơn (hiểu nội dung các văn bản thông thường, phát
triển các kỹ năng như đọc lướt hiểu được ý chính, đọc nhanh và hiểu đúng nội dung
của những văn bản dài hơn và phức tạp hơn).
32. Đọc tiếng Chăm 3:

3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng đọc tiếng Chăm 2
Tiếp tục rèn luyện các kiến thức và kỹ năng đã học ở phần 2, phát triển các kỹ năng
đọc tiếng Chăm ở mức độ cao hơn (nắm vững và sử dụng thành thạo các tiểu kỹ
năng đọc đã học; đọc, hiểu và diễn cảm các nội dung văn bản thuộc nhiều phong
cách trên tất cả các lĩnh vực tự nhiên, xã hội...).
33. Viết tiếng Chăm 1:

3 tín chỉ

Cung cấp lý thuyết và thực hành về chính tả tiếng Chăm (Chữ cái, dấu âm,
vần, từ, câu, dấu câu, ngữ pháp, viết tắt,...); viết được một số câu và đoạn văn đơn
giản.
34. Viết tiếng Chăm 2:

3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng viết tiếng Chăm 1.
Cung cấp những kiến thức cơ bản về cách tạo lập và thực hành các loại văn bản
thông dụng như: Miêu tả, tự sự, thuyết minh, nghị luận (chứng minh, phân tích,
bình luận, giải thích, so sánh, bác bỏ), biểu cảm, hành chính - công vụ (báo cáo,
biên bản, đơn từ, hợp đồng, thư tín...).

35. Viết tiếng Chăm 3:

3 tín chỉ

9


Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành kỹ năng viết tiếng Chăm 2.

Tiếp tục rèn luyện các kiến thức và kỹ năng viết tiếng Chăm ở phần 2,
phát triển kỹ năng viết tiếng Chăm ở mức độ cao hơn (soạn thảo các
kiểu văn bản ở tiếng Chăm 2 một cách đầy đủ, thành thạo với độ dài và nội
dung phức tạp hơn).
36. Giao tiếp tiếng Chăm:

3 tín chỉ

Bao gồm các kiến thức về hoạt động giao tiếp: mục đích, đối tượng, nội
dung, hoàn cảnh... thực hành rèn luyện các kỹ năng giao tiếp bằng tiếng Chăm trong
các tình huống khác nhau trong sinh hoạt đời thường và trong lễ nghi.
37. Biên dịch tiếng Chăm:

4 tín chỉ

Khái niệm biên dịch, các phương pháp xử lý văn bản Chăm - Việt hoặc Việt –
Chăm và tiếng Chăm với các ngôn ngữ khác phù hợp với đặc điểm của từng thứ
tiếng. Từ đó, tăng cường khả năng nghiên cứu so sánh đối chiếu ngôn ngữ, nâng cao
trình độ phục vụ cho việc giảng dạy tiếng Chăm.
38. Phiên dịch tiếng Chăm:


3 tín chỉ

Khái niệm phiên dịch, các phương pháp xử lý trong giao tiếp và kỹ năng
phiên dịch Việt - Chăm hoặc Chăm - Việt và tiếng Chăm với các ngôn ngữ khác phù
hợp với đặc điểm của từng thứ tiếng; tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng mọi kiến
thức và kỹ năng đã học về tiếng vào việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng
Chăm, hỗ trợ cho sinh viên tiến hành so sánh đối chiếu ngôn ngữ, nghiên cứu sâu
hơn về tiếng Chăm và giảng dạy tiếng Chăm.
39. Tiếng Chăm văn hoá, du lịch, lễ hội:

2 tín chỉ

Sinh viên vận dụng những hiểu biết về tiếng Chăm đã được học để rèn luyện
và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm trong lĩnh vực văn hóa du lịch và lễ
hội, từ đó giúp người học hiểu sâu hơn về đời sống vật chất và tinh thần của người
Chăm.
40. Tiếng Chăm pháp luật, hành chính, văn phòng:

2 tín chỉ

Sinh viên vận dụng những hiểu biết về tiếng Chăm đã được học để rèn luyện
và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm trong lĩnh vực pháp luật và tập quán;
tiếng Chăm trong lĩnh vực hành chính, văn phòng., từ đó giúp sinh viên hiểu sâu
hơn về quy định pháp luật và những quy định hành chính trong đời sống.
41. Tiếng Chăm khoa học thường thức:

2 tín chỉ

Sinh viên vận dụng những hiểu biết về tiếng Chăm đã được học để rèn luyện
và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm trong lĩnh vực y tế, giáo dục, xã hội;

tiếng Chăm trong lĩnh vực kinh tế, môi trường, … từ đó giúp sinh viên hiểu sâu hơn
một số vấn đề về khoa học thưởng thức.
42. Tiếng Chăm văn học - nghệ thuật:

2 tín chỉ

Sinh viên vận dụng những hiểu biết về tiếng Chăm đã được học để rèn luyện
và phát triển các kỹ năng giao tiếp tiếng Chăm trong lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc,..
tiếng Chăm trong lĩnh vực âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn..., từ đó giúp sinh viên
hiểu sâu hơn một số vấn đề về văn học nghệ thuật

10


43. Giáo dục mầm non:

3 tín chỉ

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản của giáo dục học mầm non: đối
tượng, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu giáo dục mầm non, các nguyên tắc giáo
dục mầm non; học phần cũng trình bày cách tổ chức các hoạt động giáo dục ở
trường mầm non; hình thành cho học viên các kỹ năng ban đầu để tổ chức các hoạt
động chăm sóc – giáo dục ở trường mầm non: tổ chức hoạt động với đồ vật, hoạt
động vui chơi, dạy học ở mẫu giáo.
44. Giáo dục tiểu học:

3 tín chỉ

Học phần bao gồm: những kiến thức cơ bản, hiện đại, sát với thực tiễn Việt
Nam về quá trình dạy học và giáo dục ở cấp tiểu học; các nguyên tắc, nội dung,

phương pháp, phương tiện, hình thức dạy học và giáo dục cấp tiểu học; các hình
thức tổ chức quá trình dạy học và giáo dục ở cấp học tiểu học; đồng thời học phần
cũng cung cấp cho người học một số kỹ năng cơ bản của người giáo viên tiểu học
như phân tích nội dung chương trình dạy học và giáo dục, thiết kế giáo án dạy học,
tổ chức hoạt động giáo dục ở lớp và trường tiểu học.
45. Dân tộc học :

3 tín chỉ

Cung cấp người học những kiến thức về lịch sử, cấu trúc xã hội và những nét
đặc trưng văn hoá lối sống của các tộc người, đặc biệt là các tộc người sống trên
lãnh thổ Việt Nam; sự tác động qua lại của lịch sử, cơ cấu xã hội và văn hoá trong
một dân tộc cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các tiểu văn hoá của các dân tộc
trong một xã hội nhất định.
46. Tiếng dân tộc thiểu số Việt Nam

3 tín chỉ

Cung cấp kiến thức cơ bản về bức tranh ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở nước ta: nguồn
gốc, ngữ hệ, quá trình phát triển, tình hình sử dụng, chính sách và việc thực hiện chính
sách ngôn ngữ ở vùng dân tộc thiểu số; từ những hiểu biết trên sinh viên có thể liên hệ
với ngôn ngữ Chăm, vận dụng vào việc dạy và học tiếng Chăm hiệu quả hơn.
47. Tâm lý học đại cương:

2 tín chỉ

Môn học giúp người học tìm hiểu những vấn đề tâm lý học. Bản chất và cấu
trúc tâm lý xã hội, văn hóa giao tiếp của xã hội, tư cách và những thuộc tính tâm lý
của chủ thể trong giao tiếp, một số hiện tượng tâm lý và một số vấn đề tâm lý của
xã hội, nhận định và đánh giá một con người qua giao tiếp đồng thời giúp người học

tìm hiểu một số vấn đề văn hóa và nghệ thuật giao tiếp.
48. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm:

2 tín chỉ

Tâm lý học lứa tuổi mô tả khái quát về đặc điểm các giai đoạn phát triển của
cá nhân từ sơ sinh đển trưởng thành. Tâm lý học sư phạm trình bày những cơ sở
tâm lý học của các hoạt động dạy học và giáo dục trẻ em.
49. Giáo dục học đại cương:

2 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: sau khi học xong học phần Tâm lý học.
Học phần cung cấp những kiến thức cơ bản về giáo dục học bao gồm: Lý
luận chung về giáo dục (những vấn đề lý luận về giáo dục, hệ thống giáo dục và
giáo dục học); lý luận và thực hành tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục (nghĩa
hẹp) trong nhà trường; lý luận và thực hành đo lường, đánh giá trong giáo dục.

11


50. Lý luận dạy học:

2 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: sau khi học xong học phần Tâm lý học và Giáo dục
học.
Đây là môn học mở đầu cho các môn lý luận dạy học bộ môn . Do sự phát
triển của lí luận dạy học, các yêu cầu khắt khe đối người giáo viên về thay đổi
phương pháp dạy học trong thời đại mới, môn học này đã được tách ra từ một

chương của Giáo dục học để có thể có đủ thời lượng đề cập đến các lí luận hiện đại
về dạy học cũng như các phương pháp dạy học tích cực. Những vấn đề về lí thuyết
dạy học cơ bản sẽ được giới thiệu ở môn học này, SV có thể vận dụng chúng vào
môn học lý luận dạy học bộ môn về lí luận cũng như thực hành.
Môn học sẽ trình bày những vấn đề thuộc về cổ điển trong lý luận dạy học ở
Việt nam như: quá trình dạy học là gì, nhiệm vụ của người giáo viên, các qui luật và
các nguyên tắc của dạy học trong trường XHCN. Bên cạnh đó, các quan điểm mới
về lý luận dạy học cũng như các phương pháp dạy học tích cực cũng được coi là nội
dung chính của môn học.
51. Quản lý hành chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo:
2 tín chỉ
Nội dung ban hành tại Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 22/7/2002
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình Quản lý hành
chính Nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo.
52. Lý luận giảng dạy tiếng dân tộc:

2 tín chỉ

Cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về dạy và học tiếng dân tộc,
tạo điều kiện để người học thực hành tốt trong các khâu của việc dạy tiếng dân tộc,
đi sâu nghiên cứu trong trường và sau khi tốt nghiệp.
53. Phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc:

4 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành học phần Lý luận dạy học. Học phần này
nhằm giúp người học hiểu biết và thực hành tốt về việc dạy các thành tố và kỹ năng
tiếng dân tộc nói chung và tiếng Chăm nói riêng.
54. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập tiếng dân tộc:


2 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành các học phần Lý luận giảng dạy tiếng
dân tộc và Phương pháp giảng dạy tiếng dân tộc.
Học phần này nhằm giúp người học nắm vững và thực hành tốt về các khâu
khác trong giảng dạy tiếng dân tộc như: soạn chương trình, sách giáo khoa, kiểm tra
đánh giá kết quả học tập, quản lý lớp học.
55. Công nghệ trong giảng dạy tiếng dân tộc:

2 tín chỉ

Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tính cực độc lập của
người học; tăng cường việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến của các khoa học khác,
đặc biệt là công nghệ thông tin vào dạy học.
56. Một số PPDH mới vận dụng vào giảng dạy tiếng Chăm:
2 tín chỉ
Điều kiện tiên quyết: đã hoàn thành học phần Lý luận dạy học tiếng dân tộc.

12


Học phần này nhằm giúp người học hiểu biết và thực hành tốt việc dạy các thành tố
và kỹ năng tiếng Chăm.
57. Kỹ thuật nghiệp vụ sư phạm:

2 tín chỉ

Trang bị kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cơ bản theo hướng chuẩn
hoá, hiện đại hóa.
58. Thực tập sư phạm 1

Điều kiện tiên quyết: đã học xong các môn Tâm lý học và Giáo dục học.
Người học thực tập tại trường phổ thông 5 tuần tìm hiểu tình hình giáo dục ở địa
phương, cơ cấu tổ chức của một trường học; làm công tác giáo dục ở một lớp Chủ
nhiệm; thực tập giảng dạy (dạy 02 tiết để giáo viên hướng dẫn đánh giá).
59. Thực tập sư phạm 2

3 tín chỉ

Điều kiện tiên quyết: Sau khi hoàn thành thực tập đợt 1.
Người học thực tập tại trường phổ thông 05 tuần để củng cố những hiểu biết về
thực tế giáo dục ở địa phương, chức năng nhiệm vụ của Ban giám hiệu, các tổ trưởng
chuyên môn, giáo viên chủ nhiệm lớp; thực tập làm công tác giáo dục ở lớp chủ nhiệm;
nghiên cứu quy chế chuyên môn: kiểm tra, cho điểm, đánh giá xếp loại học lực của học
sinh. Mỗi sinh viên phải giảng dạy 06 tiết với số giáo án phải soạn tối thiểu là 05.
IV. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH KHUNG SƯ PHẠM TIẾNG
CHĂM TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC ĐỂ THIẾT KẾ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO CỤ THỂ
Chương trình khung Giáo dục đại học là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo
quản lý chất lượng của quá trình đào tạo đại học, do đó được quy định bắt buộc cho
tất cả các cơ sở giáo dục đại học có đào tạo trình độ đại học.
1. Chương trình khung trình độ đại học ngành sư phạm tiếng Chăm thuộc khối
ngành sư phạm được thiết kế theo hướng thuận lợi cho việc phát triển các chương
trình cấu trúc theo kiểu đơn ngành diện rộng. Danh mục các môn học và thời lượng
cho các môn học như liệt kê ở mục 3 chỉ là quy định tối thiểu bắt buộc. Căn cứ vào
mục tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng và cơ cấu kiến thức quy định tại các mục 1
và 2, các trường bổ sung nội dung cần thiết và có thể cấu trúc lại thành các học phần
phù hợp trong chương trình đào tạo cụ thể của trường mình với tổng khối lượng
kiến thức không dưới 132 tín chỉ (không kể nội dung về Giáo dục thể chất và Giáo
dục quốc phòng).
2. Phần kiến thức tự chọn trong khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức

giáo dục chuyên nghiệp.
Khối kiến thức giáo dục đại cương được quy định tối thiểu là 22 tín chỉ. Khối
kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu là 110 tín chỉ được cấu trúc thành các
khối kiến thức: kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành; kiến thức bổ trợ, thực tế,
thực tập và khoá luận (hoặc thi tốt nghiệp). Phần kiến thức ngành, kiến thức ngành
là 65 tín chỉ, trong đó có 58 tín chỉ thuộc kiến thức bắt buộc, 10 tín chỉ còn lại là tự
chọn.

13


Khối kiến thức lý luận và phương pháp dạy học tiếng Chăm tối thiểu là 20
tín chỉ, trong đó có 18 tín chỉ bắt buộc, 2 tín chỉ tự chọn.
Khối kiến thức thực tập và khoá luận tốt nghiệp/thi tốt nghiệp được quy định
bắt buộc là 6 tín chỉ, các trường chủ động bố trí thời điểm thích hợp để thực hiện
các nội dung này.
3. Phần kiến thức bổ trợ
Phần kiến thức bổ trợ là 3 tín chỉ, hoàn toàn do các trường tự chọn theo
hướng ngành chính – ngành phụ, song ngành, liên thông với chương trình cao đẳng
tương đương bằng cách mở rộng khối kiến thức giáo dục đại cương, khối kiến thức
ngành, thực tế, thực tập, v.v…;
4. Định hướng xây dựng chương trình đào tạo giáo viên trình độ đại học ngành
sư phạm tiếng Chăm
4.1. Về nội dung
Nội dung chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng cơ bản và hiện
đại, trong đó tăng tỉ trọng các hoạt động của người học, tăng các kiến thức thực tế,
được cấu trúc theo hướng mở, dành nhiều phần tự chọn cho các trường chủ động
quyết định chương trình cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của trường mình
trên cơ sở đảm bảo khối lượng kiến thức chung, tối thiểu như đã quy định trong
chương trình khung.

4.2. Về phương pháp, phương tiện và tổ chức đào tạo
Chương trình được cấu trúc theo hướng tăng cường tính tính cực độc lập của
người học; tăng cường việc ứng dụng các thành tựu tiên tiến của các khoa học khác,
đặc biệt là công nghệ thông tin vào dạy học.
4.3.

Về đánh giá kết quả đào tạo

Dựa vào lý luận dạy học hiện đại kết hợp với đặc thù của chuyên ngành, việc
kiểm tra đánh giá cần đa dạng và linh hoạt. Ngoài các bài kiểm tra, bài thi, có thể
yêu cầu sinh viên viết thu hoạch theo chuyên đề, viết tiểu luận, làm khoá luận tốt
nghiệp, kết hợp với hình thức kiểm tra đánh giá liên tục trong suốt khoá học. Cần sử
dụng một cách phù hợp các câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc nghiệm, kết hợp các hình
thức thi viết và thi vấn đáp.
Các hướng dẫn chấm và tiêu chí đánh giá cần phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết,
đặc biệt đối với câu hỏi tự luận.
5. Hiệu trưởng các trường đại học chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng và ban hành
các chương trình đào tạo ngành Sư phạm Tiếng Chăm thuộc khối ngành sư phạm để
triển khai thực hiện trong phạm vi trường mình.
BỘ TRƯỞNG

14



×