Tải bản đầy đủ (.ppt) (46 trang)

khoa hoc tu nhien cua phuong dong co dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 46 trang )







Bốn – năm nghìn năm trước đây, khi mà khắp châu Âu còn bị những
cánh rừng rậm bao phủ.Dân cư rất thưa thớt và còn đang sống trong tình
trạng thị tộc bộ lạc, thì ở phương Đông cổ đại đã ra đời và phát triển
những nền văn minh phong phú đa dạng trên những mảnh đất phì nhiêu
ven các sông Tigrơ, Ơphrát ở vùng Trung Cận Đông, và dọc theo thung
lũng sông Nin ở Ai Cập, sông Hoàng Hà và sông Trường Giang ở Trung
Quốc, sông Ấn và sông Hằng ở Ân Độ, ở đó con người đã bước ra khỏi
tình trạng nguyên thuỷ và xây đắp nên những nền văn minh đầu tiên ở
vùng Bắc Phi, Tây Á, Nam Á, Đông Á góp phần mở đầu và làm tiền đề
đầu tiên trong lịch sử nhân loại.
Trong các thành tựu mà nền văm minh Phương Đông cổ đại gắn liền
với diều kiện tự nhiên và yêu cầu sản xuất, yêu cầu xã hội,lĩnh vực khoa
học tự nhiên đã đạt được những thành tựu toàn diện, rực rỡ trên tất cả
các lĩnh vực về thiên văn học, lịch pháp, toán học, vật lí, y học…


II.Nội dung















1. Điều kiện ra đời một nền văn minh sớm, phát triển toàn diện ở
Phương Đông
1.1. Điều kiện tự nhiên
- Đất đai màu mỡ , phì nhiêu, bằng phẳng.
- Gần các sông lớn,hầu hết giáp biển thuận lợi cho đi lại, giao lưu văn hoá.
- Động thực vật phong phú, đa dạng
- Hầu hết các nền văn minh gần như bị khép kín nên mang đậm bản sắc văn
hóa riêng.
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội, dân cư
- Sản xuất nông nghiệp: trồng lúa nước,chăn nuôi cần sự tính toán thời vụ,
đo đạc ruộng đất sau mỗi mùa nước lũ.
- Thủ công nghiệp, xây dựng các công trình kiến trúc.
- Nhiều thành phần dân tộc,phong phú về bản sắc văn hoá.
1.3. Yếu tố con người
- Cư dân cần cù, tích luỹ nhiều kinh nghiệm qua việc đấu tranh với thiên
nhiên khắc nghiệt.
- Con người năng động, ham học hỏi, khát khao chinh phục tự nhiên


2.Đặc điểm





2.1. Cùng với sự ra đời của nền văn minh phương
Đông, những thành tựu về KHTN của phương Đông
Cổ đại cũng xuất hiện từ rất sớm
- Từ TN kỉ IV TCN nhà nước Ai Cập cổ đại ra đời, đánh dấu con
người chuyển từ thời “mông muội” đến thời đại “văn minh”. Tiếp
đó là các nhà nước Lưỡng Hà (TNK IV TCN), Trung Quốc (TK
XXI TCN), Ấn Độ (TK III TCN) cũng lần lượt ra đời. Lúc bấy giờ
ở phương Tây đang là những vùng đất hoang sơ, mới chỉ có một
số bộ tộc chăn nuôi lạc hậu.


2.2. Các thành tựu khoa học tự nhiên của phương
Đông cổ đại ra đời dựa trên sự đòi hỏi bức thiết của
cuộc sống lao động và sản xuất; dựa trên các hình
thức tín ngưỡng,tôn giáo.
-Do hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp, mặc dù điều kiện tự nhiên có thuận lợi nhưng
nó cũng gây ra không ít khó khăn cho cư dân phương
Đông. Sau mỗi trận lũ lụt thì bờ ruộng lại bị lấp, diện
tích ruộng lại thay đổi.
-trong đời sống xã hội, tùy vào điều kiện tự nhiên
,kinh tế của từng nơi, từng khu vực, từng quốc gia mà
phát sinh từng căn bệnh khác nhau.Do đó y học được
chú trọng phát triển.


2.3. Khoa học tự nhiên phương Đông Cổ đại đã đạt được nhiều
thành tựu rực rỡ trong một số lĩnh vực quan trọng:
.


+ Trên cơ sở quan sát thiên văn, cư dân phương Đông đã sớm làm ra lịch.
Lịch của Ai Cập dựa vào sự xuất hiện của sao Lang (sirius), cứ 2 lần sao
Lang xuất hiện là một năm, tương đương với 365 ngày, được chia làm 3
mùa, mỗi mùa 4 tháng. Lịch Lưỡng Hà tính theo chu kỳ quay của mặt
trăng, một năm có 354 ngày, chia thành 12 tháng. Cư dân Ấn Độ cũng
tính lịch theo chu kỳ mặt Trăng, họ chia mỗi năm thành 12 tháng, mỗi
tháng có 30 ngày, mỗi ngày có 30 giờ, cứ 5 năm thì thêm một tháng
nhuận. Lịch Trung Quốc cũng xuất hiện từ rất sớm, đến đời Thương,
người Trung Quốc đã kết hợp vòng quay của mặt trăng xung quanh trái
đất và trái đất xung quanh mặt trời để làm ra lịch, gọi là lịch Âm Dương.
+ Những thành tựu về thiên văn và lịch pháp đã mở đường cho cư dân
phương Đông chế tạo ra đồng hồ đo thời gian. Lúc đầu họ làm đồng hồ đo
bằng bóng mặt trời, nhưnắng. Về sau họ đã biết chế tạo ra đồng hồ nước.
Ở Ai Cập người ta đã biết sử dụng đồng hồ nước vào thế kỷ XV TCN, ở
Trung Quốc vào thế kỉ XII TCNng loại đồng hồ này có hạn chế là chỉ
xem được giờ vào ban ngày và lúc trời.


-Về

thiên văn học và lịch pháp: Cư dân phương Đông đã sớm quan
sát thiên văn và có nhiều hiểu biết nhất định
-+ Trong lĩnh vực thiên văn, người Ai Cập đã phát hiện ra 12 cung
hoàng đạo, biết được các hành tinh Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ;
có một số kiến thức về hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực, sao
chổi, sao băng…Người Lưỡng Hà đã phát hiện được 7 hành tinh
trong vũ trụ là mặt trời, mặt trăng và 5 hành tinh khác là Kim,Mộc
Thủy ,Hỏa,Thổ…Còn người Trung Quốc, những hiểu biết về Nhật
thực, Nguyệt thực đã được ghi trong sách “Xuân Thu”
- Trên cơ sở quan sát thiên văn, cư dân phương Đông đã sớm làm ra

lịch.Lịch của họ gần giống với ngày nay.Chia 1 năm làm 365 ngày,
có tháng đủ,tháng thiếu, có năm nhuận…







.

TRƯƠNG HOÀNH




TƯ MÃ THIÊN KHÔNG CHỈ LÀ SỬ GIA MÀ CÒN
LÀ MỘT NHÀTHIÊN VĂN, NHÀ ĐỊA LÍ KÌ TÀI THỜI
HÁN VŨ ĐẾ.ÔNG ĐÃ LiỆT KÊ HƠN 1000 NGÔI SAO
VÀ HiỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN THIÊN QUAN THƯ LÀ
TÁC PHẨM SÓM NHẤT VÀ CÒN ĐẾN NAY CỦA ÔNG.
NHỮNG QUAN SÁT ĐÓ CHO THẤY NHỮNG GÌ
ĐÃ XẢY RA HƠN 2000 NĂM TRƯỚC




2.4. KHTN phương Đông ra đời trong nền văn hoá chung
của các quốc gia phương Đông cổ đại, nó phát triển một
cách tương đối độc lập và ngày càng trở nên hoàn thiện.

Những thành tựu của nó đã chứng minh sự phát triển độc
lập về các lĩnh vực thiên văn, toán học, y học, lý, hoá…ở
các quốc gia phương Đông. Bên cạnh đó vẫn còn có một
số sự giao lưu nhất định (ví như hệ đếm cơ số 10 của Ai
Cập - Lưỡng Hà; cách tính diện tích một số hình ở các
nước; cách làm âm lịch dương lịch; các thành tựu trong y
học…), chính bởi sự giao lưu đó sẽ góp phần làm cho
KHTN ở các quốc gia phương Đông hoàn thiện hơn


Toán học




+ Về số học: Cư dân phương Đông đã có nhiều hiểu biết sâu sắc,
nhiều phát minh quan trọng. Người Ai Cập biết đặt ra hệ đếm cơ
số 10 (thập tiến vị), biết làm phép tính cộng trừ. Còn nhân và chia
thì họ lại cộng hoặc trừ nhiều lần, họ còn biết đặt ra ẩn số “x” và
giải phương trình dạng “ax + by + cz = d”. Người Lưỡng Hà phát
minh ra hệ đếm sơ số 60. Họ còn biết cộng - trừ - nhân – chia đến
1 triệu. Một phát minh tưởng chừng như đơn giản của cư dân Ấn
Độ mà lại vô cùng có ý nghĩa, đó là chữ số “0”, góp phần hoàn
thiện hệ thống chữ số “0 – 9”.
Về hình học:tìm ra số pi.dù mỗi nước khác nhau nhưng gần giống
với số pi ngày nay


TOÁN TRÊN GiẤY CỌ RHIND .




+ Ở Ai Cập, những tri thức về vật lý đã bắt đầu hình thành, người Ai
Cập cổ đại đã biết tới rất nhiều về “lực học”. Theo nhiều tài liệu đã
chứng minh rằng trong việc xây dựng Kim Tự Tháp, cư dân Ai Cập đã
sử dụng rất nhiều ròng rọc, đòn bẩy, con lăn để kéo đá lên. Họ còn
biết đắp đất cho đá trượt lên mặt phẳng nghiêng, biết kéo những khối
đá nặng hàng tấn trong nước để nó trở nên nhẹ hơn.
+ Các nhà khoa học kiêm triết học Ấn Độ đã nêu ra “thuyết nguyên
tử”, dựa vào cấu tạo nguyên tử hoặc sự sắp xếp cấu trúc nguyên tử
trong vật thể mà người Ấn Độ có sự giải thích về thế giới vật chất
khác nhau. Ngoài ra họ còn viết vào thế kỉ V TCN đã ghi rằng: “ Quả
đất, do trọng lực của nó, hút tất cả mọi vật về phía nó”.
+ Từ thế kỉ III TCN, người Trung Quốc đã biết đến từ tính và tính
chỉ hướng của nam châm. Trên cơ sở đó, họ chế tạo ra vật dụng chỉ
hướng đầu tiên gọi là “Tư Nam” để phục vụ cho việc đi biển .


Công trình kiến
trúc kì vĩ của người
Ai cập được làm ra
bằng hiểu biết về
toán học và vật límột bí ẩn đối với
những nhà khoa
học ngày nay.


×