Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

vai trò của Magie và việc bón phân chứa Magie cho cây trồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 27 trang )

Trường Đại học Đà Lạt
Khoa Sinh Học

NÔNG HÓA THỔ NHƯỠNG
Đề tài: Magie và việc bón phân magie


Mục lục

1.
2.
3.
4.
5.
6.

Magie ở trong cây trồng
Vai trò của magie đối với cây trồng
Magie trong đất và quá trình đồng hóa magie
Các loại phân có magie
Việc bón phân có magie
Hiện tượng thiếu Magie ở cây trồng


1. Magie ở trong cây trồng

• Hàm lượng Mg trong cơ thể thực vật bậc cao từ 0,02 – 3,1%, (trung bình 0,5%) khối lượng
chất khô. Hàm lượng này thay đổi phụ thuộc vào loài và giống, tuổi và các bộ phận của
cây trồng.

• Trong cây Mg tồn tại dưới dạng ion Mg2+, là thành phần khá ổn định của cơ thể thực vật.


• Trong cây Mg tồn tại ở 3 trạng thái:
- Dạng

hợp chất hữu cơ: quan trọng nhất là tham gia thành phần của phân tử diệp lục

(khoảng 10 - 20%)

- Dạng tự do hay ở dạng muối vô cơ có trong dịch bào (khoảng 20%)
- Liên kết trong chất nguyên sinh (còn lại)


1. Magie ở trong cây trồng

• Mg cần trong suốt quá trình sinh trưởng của thực vật, nhưng ở giai đoạn còn non và

trưởng thành thì cần nhiều hơn. Mg trong các phân tử clorophyl chiếm khoảng 10%
tổng Mg ở lá. Hầu hết Mg ở cây trồng đều nằm trong nhựa cây và tế bào chất.

• Mg có nhiều ở cơ quan sinh sản. Mg được sử dụng lại, chuyển từ bộ phận già đến bộ
phận non.

• Các loại cây cần nhiều magie: cây họ đậu, cải lá xanh đậm (cải xoăn, rau diếp, rau
bina,…), lúa, ngô, cao su, cà phê,…


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng
Vai trò cấu trúc:
- Mg là thành phần xây dựng nên chất hữu cơ (chloropyll là chất
giữ vai trò quan trong trong quang hợp). Mg có trong chloropyll từ
30-80 mg/kg lá tươi.


- Mg là thanh phần cấu trúc nên ribosome và polyribosome.
- Là cầu nối giữa nguyên liệu và enzyme, liên kết protein với ATP.
- Tham gia hình thanh cấu trúc không gian của acid nucleic. (Mg
gắn với acid nucleic)


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng
Vai trò điều tiết:

- Mg

có tác dụng kích thích khoảng 80 loại enzyme như carboxylase, kinase, DNA -

polymerase, RNA – polymerase,…

- Mg ảnh hưởng đến các quá trình hình thành và vận chuyển các chất glucid,quá trình tổng
hợp protein, lipid và các chất có hoạt tính sinh lý cao như vitamine A, C.

- Kích thích tăng hiệu lực sử dụng N, P, K của cây. Mg có vai trò thúc đẩy hấp thụ và vận
chuyển lân của cây. Giúp đường vận chuyển dễ dàng trong cây.

- Mg kích thích ra hoa, kết quả sớm, nâng cao chất lượng hạt.


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng

- Mg giữ cho độ pH trong tế bào cây ở phạm vi thích hợp, tăng sức trương của tế bào
nên ổn định cân bằng nước, tạo điều kiện cho các quá trình sinh học trong tế bào xảy
ra bình thường.


- Cùng với K+, Ca2+, Mg2+ tham gia điều tiết áp suất thẩm thấu, sự cân bằng ion trong
tế bào và Mg điều tiết sự tổng hợp ADP trong lục lạp.

- Mg cũng giúp cây chống hạn, chống chua được tốt hơn, Nó cũng hỗ trợ hoạt động của
sắt (Fe) và giúp các thực vật chống lại tác động có hại của quá trình thông khí kém.


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng
=> Magie là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính chống chịu và phẩm chất
nông sản.

Mg có trong chlorophyll giúp cây
quang hợp và tăng sinh khối

Mg làm tăng tính trương nước của tế Hàm lượng Mg phù hợp giúp mủ cao su
bào -> tăng tính giữ nước -> chống
hạn

không bị đặc hay quá lỏng


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng
Magie là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính chống chịu và phẩm chất nông sản.

Mg giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp
đủ magie làm cho:

Củ hạt nhiều bột


Mía nhiều đường

Quả ngọt hơn


2. Vai trò của Magie đối với cây trồng
Magie là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính chống chịu và phẩm chất nông sản.

Mg giúp tăng sự tổng hợp

Mg cần cho sự hình

Mg cần cho sự hình

Mg giúp tăng chất lượng lá dâu

protein làm tăng tỷ lệ

thành chất béo, có lợi

thành tinh dầu có lợi

tằm: lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh,

protein trong hạt cây họ đậu

cho cây lấy dầu

cho cây lấy tinh dầu


dày kén, tơ dài và bền hơn.


3. Magie trong đất và quá trình đồng hóa magie

Magie trong đất:

- Hàm lượng Mg trong

đất giao động trong khoảng từ 0.05-0.5%, trong các loại đất

khác nhau hàm lượng Mg là khác nhau.

- Trong điều kiện bình thường Mg trong đất ít hơn Ca. Mg được vận chuyển dễ dàng
trong dung dịch đất.
- Trong đất Mg tồn tại ở dạng một số hợp chất khó tan như: Mg(OH)2, MgO, MgCO3,…
và một số muối dễ tan như: MgCl2, MgSO4, Mg(NO3)2…,…


3. Magie trong đất và quá trình đồng hóa magie
Mg ở trong đất:

- Hầu hết Mg trong đất tồn tại ở dạng không thể hấp thụ trực tiếp cho cây trồng.
- Khoảng 5% tổng số Mg nằm ở các dạng cây có thể hấp thụ.
- Mg trong đất dễ di động nên cũng dễ bị rửa trôi. Lượng Mg trong đất thay đổi theo
điều kiện khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự phong
hóa và rửa trôi.

- Mg cũng có ảnh hưởng đối với cấu trúc đất pha sét. Hàm lượng Mg thường tăng theo


độ sâu, Nếu hàm lượng Mg trong tầng đất mặt thấp nhưng trong tầng bên dưới cao
thì sự thiếu hụt Mg sẽ ít xuất hiện.


3. Magie trong đất và quá trình đồng hóa magie

Quá trình đồng hóa Magie:

- Cây hấp thu Mg dưới dạng ion Mg2+ trong các muối hòa tan như MgCl2, MgSO4,
Mg(NO3)2,…

- Mg tới các rễ cây do di chuyển theo trọng lượng và khuếch tán. Lượng Mg do các cây
trồng hấp thụ thường ít hơn Ca hoặc K.

- Mg sau khi được cây hấp thu sẽ được chuyển qua thân lên lá tham gia vào thành
phần cấu tạo diệp lục, tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ. Mg có thể di chuyển từ
bộ phận già sang bộ phận non.


3. Magie trong đất và quá trình đồng hóa magie

Điều gì cản trở cây hút Mg?
- Khi môi trường đất quá chua, hàm lượng Mg trao đổi giảm sẽ làm ảnh hưởng đến khả
năng hút Mg của cây.

- Khi đất chua thì nhôm di động (Al++) sẽ cao, cũng cản trở rất lớn đến hút Mg để tạo
chất khô cho cây.

- Ví dụ, cây ngô trồng trong môi trường đất chua, pH = 4, có bổ sung 0,1 milimol
nhôm, sau 23 ngày thân cây chỉ hút được 0,12% Mg, (kể cả có bổ sung phân bón lá).

Còn ở pH = 6, thì cây hút đươc 0,28% Mg vào trong thân cây.


4. Các loại phân có Magie

- Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình)
chứa 15 - 17% MgO.

- Dolomite nghiền (MgCO3) và dolomite

nung

(MgO)

Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung:
+ Nung từ dolomite: 29,3 - 33,3% MgO
+ Nung từ đá vôi dolomite A: 1,5 - 5,5% MgO
+ Nung từ đá vôi dolomite B: 15,5 - 29,3 MgO

Dolomite và Dolomite nung


4. Các loại phân có Magie
- Phân sunphat kali - magiê chứa 5 – 10% MgO
Có các dạng khoáng vật bao gồm:

K3Na(SO4)2

MgSO4• KCl• H2O


K2SO4 • 2 MgSO4

K2SO4 • MgSO4 • 2 CaSO4 • 2
K2SO4 • MgSO4 • 4 H2O

K2SO4 • MgSO4 • 6 H2O


4. Các loại phân có Magie

- Phân chuồng: có tỉ lệ từ 0,5 – 4,5 kg MgO/tấn, thay đổi tùy loại phân và địa bàn chăn
nuôi.

- Phân borat magiê (admontit: MgB6O10·7H2O) chứa 19% Mg.
- Phân Magie Chelate (EDTA-Mg-6) chứa 6% Mg.

Magie Chelate (EDTA-Mg-6)

Phân chuồng


4. Các loại phân có Magie

Một số sản phẩm phân bón chứa Mg trên thị trường:


5. Việc bón phân có Magie
- Sự hiện diện của các ion tích điện dương khác trong đất hoặc trong phân bón có thể
làm giảm sự hấp thụ Mg2+ của cây trồng. Các cation này bao gồm Ca2+, K+, Na+ và
ion NH4+.

Vd: bón nhiều K cho cây trồng trên đất pha cát nhẹ có thể
trong mía.

gây ra sự thiếu hụt Mg

- Việc chẩn đoán, phân tích Mg trong lá có thể được xem là chỉ thị rõ rệt nhất cho việc
bón Mg cho cây.

- Nhu cầu bón magie sẽ thể hiện khi thâm canh bón vôi cải tạo đất và bón nhiều phân
kali.


5. Việc bón phân có Magie

- Người ta thường xác định nhu cầu bón magie dựa theo hàm lượng magie trao đổi trong đất
nhưng không chính xác lắm vì:
+ Có sự chuyển trả lại từ dự trữ trong đất. Sự chuyển trả này thay đổi theo đất.
+ Có sự hấp thu và giữ chặt Mg trao đổi.
+ Sự cung cấp nhiều hay ít còn tùy thuộc tác dụng đối kháng của các ion khác: kali, canxi,
amon.

- Các biểu hiện cây trồng trên đồng ruộng và đoán định theo điều kiện địa lý thổ nhưỡng
(lượng mưa, địa hình và thành phần ở cơ giới của đất) có thể cho kết quả chính xác hơn.


5. Việc bón phân có Magie
Biểu hiện cây khi dư thừa Mg

• Khi dư thừa Mg thì cây không hấp thụ được Kali, dẫn đến thiếu Kali. ( Do K là ion đối kháng với Mg)
• Khi thiếu K: lá hẹp, ngắn, xuất hiện các chấm đỏ, lá dễ héo và khô. Thiếu K làm suy giảm chức năng tạo lập tính

chống chịu của cây trồng với điều kiện bất thuận (hạn, rét) cũng như tính kháng sâu bệnh.


6. Hiện tượng thiếu Magie ở cây trồng
Sự thiếu Mg chưa xuất hiện rộng rãi
Nguyên nhân:

- Cây trồng trên đất nghèo Mg thì trong phân chuồng và xác hữu cơ hoàn trả lại cho
đất thấp.

- Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều các catinon kiềm như canxi, magie bị rửa trôi ra khỏi
đất.

- Lượng Mg mất đi theo các sản phẩm thu hoạch và đòi hỏi về phẩm chất nông sản
ngày càng cao.

- Chăn nuôi phát triển, số lượng gia súc ngày càng cao cũng đòi hỏi dùng nhiều magie

khi trồng cỏ hơn. Nếu hàm lượng Mg trong máu không đủ, gia súc có thể bị co giật
thường gọi là bệnh uốn ván do cỏ.


6. Hiện tượng thiếu Magie ở cây trồng

Biểu hiện:

- Thiếu Mg lá cây sẽ mất màu xanh bình thường, xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong
lên, thiếu nặng cây có thể bị chết khô.

- Triệu chứng điển hình: các gân lá còn xanh trong khi phần thịt lá đã biến vàng. Xuất

hiện các mô hoại tử thường từ các lá phía dưới, lá trưởng thành lên lá non.

- Một số ví dụ điển hình:


6. Hiện tượng thiếu Magie ở cây trồng

-

Bệnh luộc lá dứa: Bệnh thường phát sinh do hạn hán kéo
dài, thời tiết lạnh cộng với mất cân đối dinh dưỡng trong
đất, đặc biệt là thiếu Mg và K. Nửa đầu ngọn lá hoặc một
phần thân lá phồng lên như bị dội nước sôi.

-

Đối với cây ngô: mép lá cây thiếu magie hơi gợn sóng,
giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tạo thành các sọc
xanh vàng rất rõ.

-

Đối với lạc và đậu tương: gân lá nhỏ nên hiện tượng
vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoạc thư trên lá
biểu hiện rõ.


6. Hiện tượng thiếu Magie ở cây trồng
Các giải pháp để đảm bảo nhu cầu magie cho cây:


- Cần chú ý các biện pháp chống xói và phủ kín mặt đất bằng thảm thực vật trong mùa
mưa.

- Áp dụng hệ thống canh tác có hoàn trả hữu cơ cũng có tác dụng duy trì độ phì về Mg
của đất.

- Thay thế bằng các dạng phân có chứa Mg.
- Dùng các dạng vôi có chứa magie như dolomite, secpentin bón vào đất.
- Phun magie lên lá thông qua phân bón lá.


×