Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Khắc phục rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán việt nam (sàn giao dịch thành phố hồ chí minh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.63 MB, 137 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

---------------------------

PHAN VĂN TÂN

KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ
NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM (SÀN GIAO DỊCH TP.HCM)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 603405

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LẠI TIẾN DĨNH


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM

Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. Lại Tiến Dĩnh .…………………………. .
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS.TS. Phước Minh Hiệp….……….…………..
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Cán bộ chấm nhận xét 2 : PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương……….…….
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Kỹ thuật Công
nghệ TP. HCM ngày 18 tháng 04 năm 2012
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ Luận văn Thạc sĩ)


1. TS. Lưu Thanh Tâm
2. PGS.TS. Phước Minh Hiệp
3. PGS.TS. Đồng Thị Thanh Phương
4. TS. Phan Mỹ Hạnh
5. TS. Trần Anh Dũng
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn và Khoa quản lý chuyên ngành
sau khi Luận văn đã được sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV

Khoa quản lý chuyên ngành


TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP. HCM
PHÒNG QLKH – ĐTSĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP. HCM, ngày 15 tháng 09 năm 2011
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: PHAN VĂN TÂN...........................................Giới tính: Nam ................
Ngày, tháng, năm sinh: 06/03/1976 ...........................................Nơi sinh: Quảng Ngãi .....
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH..............................MSHV: 1084011031 .....
I- TÊN ĐỀ TÀI:
KHẮC PHỤC RỦI RO CỦA NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (SÀN GIAO DỊCH TP.HCM).
II- NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
Nhiệm vụ:
Nghiên cứu lý thuyết và thực tế từ thị trường, tìm và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến
rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán (sàn TP.HCM).

Nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và rủi ro trong đầu tư chứng
khoán. Chương 2: Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch TP.HCM.
Chương 3: Giải pháp khắc phục rủi ro nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.
Kết luận.
III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 15/09/2011
IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 15/03/2012
V- CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên) ......................................
TS. LẠI TIẾN DĨNH ..........................................................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được
cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn
(Ký và ghi rõ họ tên)

PHAN VĂN TÂN


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, xin chân thành cảm ơn thật nhiều đến thầy TS. Lại Tiến Dĩnh, người

đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp tôi hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp này.
Qua đây cũng xin gởi lời cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Kỹ Thuật Công
Nghệ Tp. HCM, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong quá trình học tập tại
trường. Và sau cùng, con xin cảm ơn cha mẹ đã hết lòng quan tâm giúp đỡ con hoàn
thành luận văn này.
Một lần nữa, xin chân thành gởi lời cảm ơn đến các thầy cô Trường Đại học Kỹ
Thuật Công Nghệ Tp.HCM, thầy TS. Lại Tiến Dĩnh, cùng các cô chú trong đơn vị, cha
mẹ, bạn bè… Những người tận tâm chỉ bảo, hổ trợ, giúp đỡ.

Xin chân thành cảm ơn!

Tp. HCM, ngày 10 tháng 03 năm 2012
PHAN VĂN TÂN


TÓM TẮT
Luận văn được thực hiện từ tháng 09 năm 2011, và kết thúc vào tháng 03 năm
2012. Đề tài nghiên cứu Khắc phục rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng
khoán Việt Nam (sàn TP. HCM).
Chương 1: Cơ sở lý luận. Nêu các định nghĩa về chứng khoán, rủi ro. Giới thiệu
thị trường chứng khoán Việt Nam. Thị trường OTC. Thị trường chứng khoán tập trung.
Các định nghĩa về rủi ro. Kết quả khảo sát và giới thiệu phần mềm phân tích.
Chương 2 : Phân tích thực trạng thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nêu lịch sử
ra đời và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Phân tích rủi ro trong đầu tư trên
thị trường chứng khoán. Nêu ra những nguyên nhân tác động rủi ro trong đầu tư trên thị
trường chứng khoán. Tiến hành phân tích nhân tố rủi ro trong đầu tư chứng khoán.
Chương 3: Giải pháp và nâng cao hiệu quả. Giải pháp vĩ mô, giải pháp vi mô, giải
phấp cho từng nhân tố, giải pháp khác.
Kết luận: Đưa ra những kết luận và kiến nghị. Với hy vọng luận văn này sẽ góp
một phần nhỏ, trong việc giúp các nhà đầu tư cá nhân giảm thiểu rủi ro và thị trường

chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM) hoạt động một cách chuyên nghiệp, trở thành
kênh huy động vốn hữu hiệu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


ABSTRACT

Thesis, conducted from September, 2011 to March, 2012, entitled “Overcoming the
risks of individual investors in Vietnam’s stock market (HCMC stock exchange floor).

Chapter 1: Theory: It gives the definitions of securities and securities risks,
introduction of Vietnam’s stock market, OTC market and the focus stock market, as well
as the survey results and analysis software.
Chapter 2: It gives the analysis of the stock market situation in Vietnam, introduces
the history and development of Vietnam’s securities market as well as the analysis of
investment risks on the stock market; It also presents some impact factors to the investment
risks in the stock market and the analysis of risk factors in investment securities.

Chapter 3: Solutions and improvement: It provides macro solutions, micro
solutions, solutions for each factor, and solutions other.
Conclusion: It gives conclusions and some recommendations. Hopefully, the
thesis will make a small contribution in helping individual investors to minimize risks
and stock market of Vietnam (HCMC stock exchange floor) to operate professionally in
order to become an effective capital mobilization channel for socio-economic
development of the country.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ...................................................................................................................iii

LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................................iv
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG
ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN………………………………………………1
1.1. Đầu tư chứng khoán là gì?................................................................................................................1
1.1.1. Khái niệm...............................................................................................................................1
1.1.2. Mục đích đầu tư chứng khoán.......................................................................................1
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán..............................................................................2
1.1.4. Các hình thức đầu tư chứng khoán.............................................................................2
1.1.5. Nhà đầu tư cá nhân.............................................................................................................3
1.1.5.1. Khái niệm.............................................................................................................3
1.1.5.2 Đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân...................................3
1.2. Chứng khoán...........................................................................................................................................3
1.2.1. Cổ phiếu..................................................................................................................................3
1.2.1.1. Khái niệm.............................................................................................................3
1.2.1.2. Lợi tức...................................................................................................................3
1.2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu...................................................4
1.2.1.4. Phân loại cổ phiếu............................................................................................4
1. 2.2. Trái phiếu..............................................................................................................................5
1.2.2.1. Khái niệm.............................................................................................................5
1.2.2.2. Lợi tức...................................................................................................................5
1.2.2.3. Các yếu tố tác động đến giá trái phiếu....................................................6
1.2.2.4. Đặc điểm của trái phiếu.................................................................................6
1.2.2.5. Phân loại trái phiếu..........................................................................................7
1.3. Thị trường chứng khoán....................................................................................................................8


1.3.1. Khái niệm, chức năng, nguyên tắc hoạt động, nhược điểm của TTCK.....8
1.3.1.1. Khái niệm.............................................................................................................8
1.3.1.2. Chức năng của thị trường chứng khoán.................................................9
1.3.1.3. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán..........................9

1.3.2. Thị trường chứng khoán tập trung............................................................................10
1.3.2.1. Khái niệm..........................................................................................................10
1.3.2.2. Sở giao dịch chứng khoán..........................................................................10
1.3.2.3. Một số quy định chung về giao dịch tại TTCK Việt Nam..........11
1.3.2.4. Quy định về việc giao dịch cổ phiếu trên TTCK tập trung.........12
1.3.3.Thị trường OTC (Over The Counter).......................................................................13
1.3.3.1. Thị trường OTC..............................................................................................13
1.3.3.2. Đặc điểm của thị trường OTC..................................................................13
1.4. Rủi ro trong đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá nhân................................................14
1.4.1. Khái niệm rủi ro................................................................................................................14
1.4.2. Các loại rủi ro.....................................................................................................................14
1.4.2.1. Rủi ro hệ thống................................................................................................14
1.4.2.2. Rủi ro phi hệ thống........................................................................................18
1.4.3. Quản trị rủi ro.....................................................................................................................19
1.4.3.1. Khái niệm..........................................................................................................19
1.4.3.2. Các bước quản trị rủi ro..............................................................................19
1.4.3.3. Nội dung quản trị rủi ro đối với NĐT cá nhân.................................20
1.5. Kiểm định phân tích và đo lường rủi ro trong đầu tư chứng khoán cuả nhà đầu tư cá
nhân....................................................................................................................................................................20
1.5.1. Số liệu khảo sát.................................................................................................................21
1.5.2. Phần mềm kiểm định......................................................................................................21
1.5.3. Ý nghĩa của kiểm định phân tích nhân tố..............................................................21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................................................22
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH RỦI RO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TẠI SÀN GIAO
DỊCH


TP.HCM……………………………………………………………………………….23



2.1. Lịch sử ra đời và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam....................................23
2.1.1. Diễn biến thị trường từ năm 2000 đến 2005........................................................23
2.1.2. Diễn biến thị trường từ năm 2006 đến 2011........................................................25
2.2. Thực trạng nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán..........................................29
2.2.1. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư...........................................................................29
2.2.2. Các cổ phiếu nhà đầu tư cá nhân quan tâm nhiều nhất hiện nay................30
2.2.2.1. Cổ phiếu có độ cung cầu biến động mạnh nhất hiện nay

30

2.2.2.2. Các loại chứng khoán có tính thanh khoản cao hiện nay.............32
2.2.3. Thị trường chứng khoán nào nhà đầu tư quan tâm nhất.................................33
2.3. Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân gặp phải trong đầu tư chứng khoán..................33
2.3.1. Rủi ro phát sinh từ bản thân nhà đầu tư cá nhân................................................33
2.3.2. Tin đồn..................................................................................................................................34
2.3.3. Tạo cung cầu giả tạo.......................................................................................................35
2.3.4. Mua bán nội gián..............................................................................................................35
2.3.5. Bán khống............................................................................................................................35
2.3.6. Chất lượng kiểm toán không cao..............................................................................36
2.3.7. Đội lái....................................................................................................................................36
2.3.8. Công bố thông tin tùy tiện............................................................................................37
2.3.9. Phát hành.............................................................................................................................37
2.4. Kiểm định các nhân tố tác động đến rủi ro đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư cá
nhân....................................................................................................................................................................37
2.4.1. Thông tin nhà đầu tư.......................................................................................................37
2.4.1.1. Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán..............................38
2.4.1.2. Danh mục đầu tư............................................................................................38
2.4.1.3. Vốn đầu tư.........................................................................................................40
2.4.1.4. Chiến lược đầu tư...........................................................................................40
2.4.1.5. Tỷ suất sinh lợi trung bình.........................................................................41

2.4.2. Hành vi bầy đàn của nhà đầu tư từ kết quả khảo sát........................................42
2.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro của nhà đầu tư cá nhân............................44


2.4.3.1. Kiểm định thang đo Cronbach Alpha

45

2.4.3. 2. Phân tích nhân tố...........................................................................................45
2.4.3.3. Đặt tên nhân tố................................................................................................45
2.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo cho từng nhân tố.............................47
2.4.3.5. Tính giá trị từng nhân tố.............................................................................48
3.4.3.6. Vẽ đồ thị mức độ ảnh hưởng của các nhân tố...................................49
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2........................................................................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC RỦI RO NHÀ ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN.……..…………………………….......................53
3.1. Giải pháp tầm vĩ mô..........................................................................................................................53
3.1.1. Duy trì một nền kinh tế ổn định.................................................................................53
3.1.2. Ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.........................................................................53
3.1.3. Duy trì một chính sách tài chính phù hợp.............................................................54
3.1.4. Phối hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ và chính sách tài chính.......................55
3.2. Các giải pháp vi mô...........................................................................................................................55
3.2.1. Giải pháp cho nhà đầu tư cá nhân.............................................................................55
3.2.1.1. Đào tạo kiến thức...........................................................................................55
3.2.1.2. Xác lập nguyên tắc đầu tư..........................................................................56
3.2.1.3. Không mua cổ phiếu đã quá nóng hay mua theo đám đông......57
3.2.1.4. Xác định giá trị thật của cổ phiếu...........................................................58
3.2.1.5. Làm chủ sở hữu công ty nếu đủ nguồn lực........................................58
3.2.2. Đối với công ty chứng khoán......................................................................................59
3.2.2.1. Nâng cao đạo đức nghề nghiệp................................................................59

3.2.2.2. Chấn chỉnh một số hoạt động của công ty chứng khoán..............59
3.2.2.3. Phát huy hiệu quả tư vấn vì lợi ích của nhà đầu tư cá nhân.......60
3.2.3. Giải pháp chung cho thị trường.................................................................................60
3.2.3.1. Đẩy mạnh CPH...............................................................................................60
3.2.3.2. Khuyến khích các CTCP niêm yết trên TTCK................................61


3.2.3.3. Khuyến khích DN có VĐT nước ngoài chuyển đổi thành CTCP và
niêm yết trên TTCK.......................................................................................................61
3.2.3.4. Minh bạch hoá thông tin.............................................................................62
3.3. Từ kết quả kiểm định trong chương 2 đưa ra giải pháp cho từng nhân tố................64
3.3.1. Nhân tố thị trường............................................................................................................64
3.3.2. Nhân tố thông tin..............................................................................................................64
3.3.3. Nhân tố khách quan.........................................................................................................65
3.3.4. Nhân tố vĩ mô.....................................................................................................................66
3.3.5. Nhân tố pháp luật.............................................................................................................66
3.3.6. Nhân tố kinh doanh.........................................................................................................67
3.4. Giải pháp khác.....................................................................................................................................67
3.4.1. Phát triển hợp đồng quyền chọn (Options) chứng khoán...............................67
3.4.2. Sớm đưa ra quy định giảm ngày T...........................................................................68
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3........................................................................................................................69
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................................................70
1. Kết luận.......................................................................................................................................................70
2. Kiến nghị....................................................................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTCP

: Công ty cổ phần

CTCK

: Công ty chứng khoán

DNNN

: Doanh nghiệp Nhà nước

HNX

: Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội

HOSE

: Sở giao dịch chứng klhoán thành phố Hồ Chí Minh

TTCK

: Thị trường chứng khoán

TTLKCK

: Trung tâm lưu ký chứng khoán

TTGDCK


: Trung tâm giao dịch chứng khoán

TP.HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

NHTƯ

: Ngân hàng Trung Ương

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán Nhà nước


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát thống kê....................................................................................................20
Bảng 2.1 Mười CP tăng mạnh rên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 2012............30
Bảng 2.2 Mười CP giảm mạnh rên sàn TP.HCM trong đầu tháng 02 năm 2012...........31
Bảng 2.3 Thống kê thanh khoản CP từ 22/02/2012 - 06/03/2012.........................................32
Bảng 2.4 Chạy tầng số SPSS Mua bán CP phụ thuộc vào diễn biến thị trường.............42
Bảng 2.5 Chạy tầng số SPSS Mua bán theo diễn biến CP Blue chips................................43
Bảng 2.6 Chạy tầng số SPSS Mua CP theo đám đông...............................................................44
Bảng 2.7 Rotated Comnent Matrix (Ma trận xoay nhân tố).....................................................46
Bảng 2.8 Đặt tên các nhân tố..................................................................................................................47
Bảng 2.9 Điểm số các nhân tố (Descriptives).................................................................................49



iii

DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Diễn biến VN-Index trong năm 2000 ............................................................ 24
Hình 2.2 Diễn biến VN-Index trong năm 2006 ............................................................ 26
Hình 2.3 Diễn biến VN-Index trong năm 2007 ............................................................ 27
Hình 2.4 Chỉ số VN-Index qua các năm, giai đoạn 2007 đến nay ............................... 29
Hình 2.5 Diễn biến VN-Index từ khi hình thành tới 2011 ........................................... 33
Hình 2.6 Độ tuổi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán .......................................... 38
Hình 2.7 Số chứng khoán nắm giữ ............................................................................... 39
Hình 2.8 Số lĩnh vực đầu tư (ngành nghề) ................................................................. 39
Hình 2.9 Vốn đầu tư ..................................................................................................... 40
Hình 2.10 Chiến lược đầu tư ....................................................................................... 41
Hình 2.11 Tỷ suất sinh lợi trung bình ........................................................................... 42
Hình 2.12. Mức độ ảnh hưởng rủi ro của các nhân tố tới kết quả kinh doanh của nhà đầu tư

cá nhân

50


iv

LỜI MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu tổng quan
- Thị trường chứng khoán đã có từ rất lâu trên thế giới. Như một tất yếu năm 2000
thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng lớn
nhanh và phát triển, hội nhập cùng các nước tiên tiến trên thế giới. Lúc đầu vào năm 2000
chỉ số VN Index từ 100 điểm, lên 1170 điểm vào tháng 01 năm 2007 và ngày 23 tháng 08

năm 2011 chỉ số VN Index 401.28 điểm. Qua thực tế từ năm 2007-2012 cho thấy thị
trường chứng khoán Việt Nam (sàn TP. HCM) có tốc độ tăng và giảm mạnh, nên nhà đầu
tư chứng khoán có độ rủi ro cao so với các hình thức kinh doanh khác.
+ Trên thế giới: Có nhiều nghiên cứu về rủi ro của TTCK. Nhưng chưa có nghiên cứu sâu
về TTCK Việt Nam (sàn Tp. HCM). Nhất là rủi ro của nhà đầu tư cá nhân.
+ Tại Việt Nam: Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu về rủi ro chứng khoán, nhưng ở khía cạnh
khác nhau của thị trường như: Rủi ro về Option, Quan hệ Rủi ro và tỷ suất sinh lợi, Rủi ro
cho vay chứng khoán… Nhưng chưa có nghiên cứu sâu về rủi ro của nhà đầu tư cá nhân tại
TTCK Việt Nam (Sàn Tp. HCM). Nhất là giai đoạn từ năm 2007- đến nay.
Xuất phát từ thực tiển đó, bản thân chọn đề tài: Khắc phục rủi ro của nhà đầu tư cá
nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam (sàn Tp.HCM).
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng thị trường CK (sàn TP.HCM), nhận diện các loại rủi ro trên
thị trường và đề xuất các giải pháp hạn chế rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân.
- Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Nhằm đưa ra những
giải pháp, góp phần cho nhà đầu tư có hướng đầu tư hiệu quả hơn khi tham gia thị trường
chứng khoán Việt Nam (sàn TP. HCM).
- Phân tích các nhân tố rủi ro, tìm nhân tố rủi ro nào là ảnh hưởng nhất đối với nhà
đầu tư cá nhân, và đưa ra giải pháp cho từng nhân tố.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hành vi bầy đàn của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán
Việt Nam (sàn TP.HCM).


v

- Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng rủi ro cho nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán.
- Phạm vi nghiên cứu: Nhà đầu tư cá nhân trên sàn giao giao dịch Tp.HCM. Đề tài
không đi sâu vào nghiên cứu rủi ro nhà đầu tư có tổ chức và quỹ đầu tư.

- Thời gian số liệu được lấy: Từ năm 2007 – đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng các phương pháp khảo sát, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích
và kết hợp số liệu từ thực tế trên thị trường, sử dụng bảng biểu, đồ thị làm rỏ mô hình rủi
ro.
+ Dữ liệu
- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu khớp lệnh thị trường, từ các công ty niêm yết…
- Dữ liệu sơ cấp: Sử dụng trong phân tích yếu tố rủi ro chính, là kết quả khảo sát
169 nhà đầu tư. Nhằm phân tích nhân tố ảnh hưởng như thế nào tới rủi ro của nhà đầu tư cá
nhân trên thị trường.
+ Công cụ sử dụng: Phần mềm thống kê SPSS.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn nghiên cứu thực nghiện tại thị trường Việt Nam trên góc độ rủi ro của
nhà đầu tư cá nhân. Nghiên cứu chiến lược đầu tư, tâm lý bầy đàn và tìm nhân tố ảnh
hưởng rủi ro của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường Việt Nam (sàn Tp.HCM) bằng phương
pháp khảo sát, thống kê, phân tích định lượng. Dùng phần mềm SPSS.
- Xây dựng các giải pháp hạn chế rủi ro gồm: Giải pháp vĩ mô, giải pháp vi mô, giải
pháp khác và giải pháp cho từng nhân tố.
6. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư chứng khoán và rủi ro trong đầu tư chứng
khoán Chương 2: Phân tích rủi ro nhà đầu tư cá nhân tại sàn giao dịch TP.HCM
Chương 3: Giải pháp khắc phục rủi ro nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán
Kết luận.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN VÀ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

1.1. Đầu tư chứng khoán là gì?
1.1.1. Khái niệm
- Đầu tư theo nghĩa chung nhất là quá trình sử dụng các nguồn lực hiện tại
nhằm thu lại lợi ích nào đó trong tương lai. Các nguồn lực sử dụng vào quá trình đầu
tư gọi là nguồn vốn đầu tư và có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau
như: Vốn bằng tiền, kim loại quý, đá quý, đất đai, bất dộng sản, tài nguyên, thương
hiệu, phát minh sáng chế… Hoạt động đầu tư có thể do một tổ chức hoặc một cá nhân
thực hiện dưới nhiều hình thức. Song nếu căn cứ vào mối liên hệ trực tiếp giữa chủ
đầu tư và đối tượng đầu tư người ta thường chia thành đầu tư trực tiếp vào đấu tư gián
tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư trực tiếp tham gia
quản lý điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện hiện dưới các hình
thức như gốp vốn kinh doanh hoặc thực hiện các hợp đồng hợp tác kinh doanh.
+ Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư không trực tiếp tham gia
điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư, được thực hiện dưới các
hình thức như đầu tư chứng khoán hoặc cho vay đầu tư đối với các tổ chức kinh tế.
Đầu tư chứng khoán là một trong những hình thức đầu tư gián tiếp của nhà
đầu tư vào các doanh nghiệp, ở đó chủ đầu tư bỏ vốn để mua các chứng khoán (cổ
phiếu, trái phiếu) của doanh nghiệp đang lưu hành trên thị trường chứng khoán
nhằm đạt được những lợi ích nhất định.
1.1.2. Mục đích đầu tư chứng khoán
- Trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đã bỏ ra đầu tư. Phần lợi
nhuận này được hình thành từ lợi tức chứng khoán mà chủ doanh nghiệp trả cho
người đầu tư theo quy định và phần chênh lệch giá chứng khoán khi họ chuyển
nhượng quyền sở hữu chứng khoán trên thị trường.


2

- Để phân tán rủi ro có thể gặp trong tương lai, nhờ đa dạng hóa các hình thức

đầu tư; để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp với tư cách
người nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Các mục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định
của từng nhà đầu tư, song cũng có thể tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình
huống cụ thể.
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư chứng khoán
- Rủi ro cao.
- Rất nhanh chóng chuyển thành tiền.
- Thông qua đầu tư, giúp nền kinh tế huy động vốn phát triển sản xuất…
- Không cần vốn lớn cũng trở thành nhà đầu tư.
1.1.4. Các hình thức đầu tư chứng khoán


Đầu tư theo loại chứng khoán: Các chứng khoán của doanh nghiệp có nhiều
loại như:
+ Cổ phiếu (cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu thường)
+ Trái phiếu (trái phiếu thường, trái phiếu có khả năng chuyển đổi…),
+ Chứng khoán phái sinh (hợp đồng tương lai, hợp đồng lựa chọn, chứng

quyền…).
- Mỗi loại chứng khoán có khả năng sinh lời cũng như mức độ rủi ro, khả năng
thanh khoản, quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị doanh nghiệp khác nhau.


Đầu tư theo phương thức: Có hai phương thức đầu tư chứng khoán cơ bản
là:
- Đầu tư chứng khoán trực tiếp.
- Đầu tư chứng khoán gián tiếp.
+ Đầu tư chứng khoán trực tiếp: Là hình thức nhà đầu tư trực tiếp mua

chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường.

+ Đầu tư chứng khoán gián tiếp: Là các nhà đầu tư chứng khoán thông qua
các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ đầu tư chứng khoán, Qũy tín
thác đầu tư… để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình. Do các tổ chức đầu tư chuyện
nghiệp có đội ngũ chuyên gia và quản lý đầu tư chuyên nghiệp, có khả năng


3

phân tích và đánh giá thị trường nên có thể giúp cho các nhà đầu tư tránh được các rủi
ro không đáng có và đạt được hiệu quả đầu tư chứng khoán cao hơn.


Đầu tư chứng khoán theo thời hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn và chứng
khoán dài hạn.
- Đầu tư chứng khoán ngắn hạn: Có thời gian dưới 1 năm (3 tháng, 6 tháng, 9

tháng…).
- Đầu tư chứng khoán dài hạn: Có thời gian từ 1 năm trở lên.
1.1.5. Nhà đầu tư cá nhân
1.1.5.1. Khái niệm
- Nhà đầu tư cá nhân là những người có vốn tạm thời nhàn rỗi, họ tham gia
trên mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đích tìm kiếm lợi nhuận.
1.1.5.2 Đặc điểm của nhà đầu tư chứng khoán cá nhân
- Đa số nhà đầu tư cá nhân vốn ít.
- Có trình độ am hiểu về chứng khoán khác nhau, đa số là không cao.
- Dễ bị tác động, là đối tượng dễ bị các ảnh hưởng tiêu cực như bán khống,
tin đồn.
- Thường NĐT cá nhân đầu tư ngắn hạn.
- Có khả năng chịu rủi ro thấp...
1.2. Chứng khoán

- Chứng khoán là hàng hóa của thị trường chứng khoán. Đó là những tài sản
tài chính, vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu có thể bán. Người ta chia
chứng khoán thành 4 nhóm chính là: Cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ chuyển đổi,
các công cụ phái sinh.
1.2.1. Cổ phiếu
1.2.1.1. Khái niệm
- Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc
bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu
đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Người mua cổ phiếu trở thành cổ
đông thường hay cổ đông phổ thông.


4

1.2.1.2. Lợi tức
- Người mua cổ phiếu thường được hưởng lợi tức từ hai nguồn đó là cổ tức và
lãi từ chênh lệch giá cổ phiếu. Chênh lệch giá là phần mà các nhà đầu tư với chiến
lược kinh doanh ngắn hạn sẽ bán ra để kiếm lời ngay khi giá cổ phiếu tăng lên để
kiếm lãi.
- Cổ tức là phần chia lời cho mỗi cổ phần được lấy ra từ lợi nhuận ròng sau
thuế, sau khi trả cổ tức ưu đãi và thu nhập giữ lại để trích quỹ. Việc trả cổ tức có thể
thực hiện bằng việc chia tiền mặt hay chia cổ phiếu.
1.2.1.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
Có ba nhóm yếu tố được cho là nguyên nhân gây ra sự dao động của giá cổ
phiếu:
+ Những yếu tố kinh tế: Là những nhân tố cơ bản nhất gây ra sự dao động,
của giá cổ phiếu nằm trong sự thay đổi mức thu nhập của doanh nghiệp. Mức thu
nhập này cùng với lãi suất thị trường và xu hướng kinh doanh, góp phần tạo nên
những nhân tố kinh tế ảnh hưởng tới giá cổ phiếu.
+ Những yếu tố phi kinh tế: Là những nhân tố bao gồm những thay đổi trong

điều kiện chính trị như chiến tranh hay thay đổi cơ cấu quản lý hành chính, thay đổi
thời tiết hay điều kiện thiên nhiên…
+ Những yếu tố thị trường: Là những nhân tố nội tại của thị trường bao gồm
sự biến động thị trường và mối quan hệ cung cầu được coi như là nhóm nhân tố thứ
ba ảnh hưởng tới giá chứng khoán. Những thay đổi trong các chính sách về thị trường
như thay đổi Luật chứng khoán, các quy địnhvề điều kiện phát hành, niêm yết, chính
sách thuế thu nhập đối với nhà đầu tư chứng khoán, chính sách đối với nhà đầu tư
nước ngoài.
+ Ngoài ra có những yếu tố khác thuộc nhóm yếu tố thị trường, gây biến động
giả tạo, tác động đến giá chứng khoán đó là các hành vi tiêu cực trên thị trường chứng
khoán như đầu cơ, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật.


5

1.2.1.4. Phân loai cổ phiếu
- Cổ phiếu ưu đãi: Dành cho cổ đông những ưu đãi so với cổ đông phổ thông.
Ưu đãi phổ biến nhất là ưu đãi về cổ tức. Cp ưu đãi cổ tức ấn định một tỷ lệ cổ tức tối
đa so với mệnh giá. Cổ phiếu ưu đãi có thể chuyển đổi cho phép cổ đông, trong
những điều kiện cụ thể có thể chuyển đổi cổ phiếu thành cổ phiếu thường.
- Cổ phiếu phổ thông: Là loại cổ phiếu điển hình nhất. Cổ phiếu mang lại các
quyền sau:
+ Quyền hưởng cổ tức: Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho
những người chủ sở hữu, cổ tức có thể trả bằng tiền hay cổ phiếu mới.
+ Quyền mua cổ phiếu mới: Khi công ty phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn,
các cổ đông hiện hữu đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước cổ
phiếu mới, trước khi phát hành ra cho công chúng.
+ Quyền bỏ phiếu: Cổ đông có quyền bỏ phiếu bầu và ứng cử vào các chức vụ
quản lý trong công ty, có quyền tham gia các đại hội cổ đông và bỏ phiếu quyết định
các vấn đề quan trọng của công ty.

1. 2.2. Trái phiếu
1.2.2.1. Khái niệm
- Là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay
tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền nhất
định, thường là trong những khoản thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay
ban đầu khi nó đáo hạn. Trái phiếu có thể xem là một hợp đồng nợ dài hạn, được ký
kết giữa chủ thể phát hành và người cho vay, đảm bảo một sự chi trả lợi tức định kỳ
và hoàn lại vốn gốc cho người chủ trái phiếu ở thời điểm đáo hạn. Trên giấy chứng
nhận nợ này có ghi mệnh giá của trái phiếu và tỷ xuất lãi trái phiếu.
1.2.2.2. Lợi tức
- Những lợi tức chủ yếu mà nhà đầu tư nhận được từ việc đầu tư vào trái phiếu
là tiền lãi định kỳ thường được trả mỗi năm một lần hay nửa năm một lần; chênh lệch
giá là phần chênh lệch giữa giá bán và giá mua của trái phiếu. Với loại trái phiếu có
tính thanh khoản cao, nhà đầu tư sẽ bán được trái phiếu với giá cao và


6

được hưởng chênh lệch giá. Và lãi của lãi là khoản lãi mà nhà đầu tư nhận được khi
nhà đầu tư dùng khoản lãi trước đó để tái đầu tư.
1.2.2.3. Các yếu tố tác động đến giá trái phiếu
- Cũng như các loại hàng hóa khác, giá của trái phiếu cũng phụ thuộc váo
cung và cầu, vì thế để có thể biết các yếu tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu, chúng ta
cần xem xét các nhân tố đứng sau cung và cầu của trái phiếu.
+ Thứ nhất: Là khả năng tài chính của người cung cấp trái phiếu. Việc cung
cấp trái phiếu là một chức năng của người đi vay nhằm giải quyết nhu cầu về vốn. Vì
vậy nhà đầu tư khi mua trái phiếu cần quan tâm đến khả năng thanh toán lãi và gốc
của người cung cấp trái phiếu. Nếu có bất kỳ một biến động nào ảnh hưởng đến khả
năng tài chính của chủ thể phát hành thì lập tức giá trái phiếu đó sẽ sụt giảm trên thị
trường chứng khoán mặc dù lãi suất của trái phiếu cao nhưng lại hàm chứa nhiều rủi

ro.
+ Thứ hai: Là thời gian đáo hạn trái phiếu. Một trái phiếu có thời gian đáo
hạn càng gần thì giá của trái phiếu càng cao trên thị trường.
+ Thứ ba: Là dự kiến về lạm phát. Nếu lạm phát được dự kiến sẽ tăng thì các
chứng khoán có lãi suất cố định trả theo lãi suất trái phiếu chỉ được thanh toán theo
lãi suất danh nghĩa, như vậy sẽ kém hấp dẫn hơn các tài sản khác có khả năng loại trừ
yếu tố lạm phát, dẫn đến giá của các chứng khoán có lãi suất cố định trên thị trường
bị giảm.
+ Thứ tư: Là biến động lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường là một yếu tố
cực kỳ quan trọng trong việc định giá của các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu
lãi suất bắt đầu tăng thì lợi tức đối với trái phiếu đang tồn tại chắc chắn thay đổi.
Trong tình huống này thì dòng vốn sẽ chảy vào những nơi nào hứa hẹn lợi nhuận cao
hơn. Chính vì thế giá của trái phiếu cố định sẽ giảm.
+ Cuối cùng việc thay đổi tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng đến các loại trái
phiếu được thanh toán bằng nội tệ.
1.2.2.4. Đặc điểm của trái phiếu
• Người phát hành : Có hai người phát hành chính là chính phủ và công ty.


7

+ Chính phủ là người phát hành đáng tin cậy nhất do có những điều kiện đảm
bảo cao nhất cho việc hoàn lãi gốc và trả lãi.
+ Trong khu vực công ty người phát hành có nhiều loại, mỗi loại có khả năng
khác nhau trong việc đáp ứng các nghĩa vụ đã thỏa thuận với người cho vay.


Thời hạn : Là số năm mà theo đó người phát hành hứa hẹn đáp ứng những
điều kiện cửa nghĩa vụ. Thời hạn của một trái phiếu là chấm dứt sự tồn tại của
khoản nợ, người phát hành sẽ thu hồi trái phiếu bằng cách hoàn trả khoản vay

gốc. Thời hạn này cũng được gọi là thời hạn đáo hạn của trái phiếu.
+ Trái phiếu ngắn hạn: Có thời hạn 1-5 năm.
+ Trái phiếu trung hạn: Có thời hạn 5 - 10 năm.
+ Trái phiếu dài hạn: Có thời hạn trên 10 năm.
- Thời hạn đáo hạn của trái phiếu quan trọng với các lý do sau:
+ Nó cho biết khoảng thời gian mà người nắm giữ trái phiếu có thể mong đợi

nhận được các khoản thanh toán lãi định kỳ, và cho biết số năm rước khi khoản vay
gốc được hoàn trả toàn bộ.
+ Lợi tức của một trái phiếu tùy thuộc vào thời hạn của nó.
+ Giá của trái phiếu sẽ biến đổi qua quãng đời của nó khi lãi suất trên thị
trường thay đổi. Tính biến động của giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đáo hạn
của nó.
- Nếu các yếu tố khác không đổi, thời gian đáo hạn càng dài, tính biến động
giá của trái phiếu càng lớn trước một sự thay đổi của lãi suất thị trường.
1.2.2.5. Phân loại trái phiếu
+ Trái phiếu vô danh: Là trái phiếu không mang tên trái chủ, cả trên chứng chỉ,
cũng như trên sổ sách của người phát hành. Những phiếu trả lãi đính theo tờ chứng
chỉ, và khi đến hạn trả lãi, và khi trái phiếu đáo hạn, người nắm giữ nó mang chứng
chỉ tới ngân hàng để nhận lại khoản vay.
+ Trái phiếu ghi danh: Là loại trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ, trên
chứng chỉ và trên sổ của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể thực hiện cho


×