Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết chương hồi hoàng lê nhất thống chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐẶNG THỊ QUYÊN

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CHƯƠNG HỒI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

SƠN LA, NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC

ĐẶNG THỊ QUYÊN

MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT CHƯƠNG HỒI HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Ngô Thị Phượng

SƠN LA, NĂM 2016


LỜI CẢM ƠN
Đề tài hoàn thành dựa trên sự hướng dẫn khoa học của cô giáo, TS. Ngô


Thị Phượng. Nhân dịp đề tài được công bố em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo, TS. Ngô Thị Phượng người đã tận tình chỉ đạo, giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Phòng Khảo thí và kiểm định chất
lượng đào tạo Đại học, các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, thư viện Trường
Đại học Tây Bắc và tập thể lớp K53 ĐHSP Ngữ văn A.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2016
Người thực hiện

Đặng Thị Quyên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 5
4. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 6
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 7
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 7
8. Đóng góp của đề tài........................................................................................... 7
9. Dự kiến cấu trúc đề tài ...................................................................................... 8
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ........................................................ 9
1.1. Tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam .................... 9
1.1.1. Tiểu thuyết chương hồi ............................................................................... 9
1.1.2. Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam.................................... 10
1.2. Ngô gia văn phái và Hoàng Lê nhất thống chí ............................................ 13
1.2.1. Ngô gia văn phái ....................................................................................... 14

1.2.2. Hoàng Lê nhất thống chí ........................................................................... 15
1.3. Một số vấn đề lí luận chung ......................................................................... 18
1.3.1. Kết cấu cốt truyện ..................................................................................... 18
1.3.2. Nhân vật văn học ....................................................................................... 20
1.3.3. Ngôn ngữ nghệ thuật ................................................................................. 22
1.3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật .......................................................... 23
1.3.5. Thể loại ...................................................................................................... 25
CHƯƠNG II: MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ................................................... 27
2.1. Kết cấu, cốt truyện ....................................................................................... 27
2.2. Nhân vật trong Hoàng Lê nhất thống chí ..................................................... 30
2.2.1. Số lượng nhân vật...................................................................................... 30
2.2.2. Các tầng lớp nhân vật ................................................................................ 31


2.2.3. Nhân vật chính diện và nhân vật phản diện .............................................. 35
2.3 Ngôn ngữ và bút pháp trào phúng trong Hoàng Lê nhất thống chí .............. 42
2.3.1. Ngôn ngữ trong Hoàng Lê nhất thống chí ................................................ 42
2.3.1.1. Ngôn ngữ nhân vật ................................................................................. 42
2.3.1.2. Ngôn ngữ tác giả .................................................................................... 44
2.3.2. Bút pháp trào phúng .................................................................................. 46
2.4. Không gian và thời gian ............................................................................... 51
2.5. Thể loại ......................................................................................................... 54
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 59


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Đất nước ta vào thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX có một hiện tượng

lịch sử đặc biệt. Đó là sự sụp đổ của ba tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê - Tây
Sơn và sự thiết lập chính quyền phong kiến nhà Nguyễn. Đây là thời kì chiến
tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng điêu đứng và cực khổ, báo hiệu sự
suy vong không thể cứu vãn được của ý thức hệ Nho giáo. Mặc dù tình hình
chính trị, xã hội của đất nước bất ổn nhưng văn học lại phát triển một cách rực
rỡ và có nhiều thành tựu. Có thể khẳng định trong lịch sử văn học trung đại chưa
bao giờ văn học lại phát triển mạnh mẽ và thu được nhiều thành tựu như giai
đoạn này xét cả hai phương diện nội dung và hình thức.
1.2. Tiểu thuyết chương hồi là một thể loại nổi bật trong nền văn học trung
đại, sự ra đời của nó là kết quả của những biến động xã hội những năm cuối thế
kỉ XVIII. Từ sự ngoại nhập của nền văn học Trung Hoa, tiểu thuyết chương hồi
đã làm nên những thành tựu đặc sắc và những tác phẩm tiêu biểu.
Là một tác phẩm viết bằng chữ Hán tiêu biểu của giai đoạn văn học này
Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái đã vẽ nên một bức tranh toàn
diện về xã hội phong kiến. Nếu Thượng Kinh kí sự ghi lại tâm trạng của một
người cực kì bất mãn với xã hội đương thời, cảm thấy mình chẳng khác nào một
người tù, tác phẩm còn phơi bày cho người đọc thấy cảnh chúa Trịnh suốt ngày
ăn chơi xa hoa trụy lạc, còn mạng sống của người dân thì bị coi rẻ hết mức, Vũ
Trung tùy bút được đánh giá là bức tranh thu nhỏ của xã hội phong kiến Việt
Nam, Phạm Đình Hổ đã vẽ nên rất rõ cuộc sống đối lập giữa giai cấp thống trị
và tầng lớp bị trị trong xã hội thì Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên một bức
tranh rộng lớn, phức tạp và chân thực về xã hội nước ta khoảng trên 30 năm cuối
thế kỉ XVIII và mấy năm đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm
trọng, đen tối, bế tắc nhất của xã hội Việt Nam phong kiến, đồng thời cũng là
giai đoạn có nhiều biến động lớn lao nhiều thay đổi long trời lở đất.
Tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí vừa hội tụ tinh hoa của văn xuôi tự sự
Việt Nam, vừa bộc lộ những mâu thuẫn về quan điểm văn chương của các tác
1



giả nói riêng, của tiểu thuyết gia Việt Nam trung đại. Với dung lượng 17 hồi,
Ngô gia văn phái đã làm nổi bật hai mảng của hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Thứ
nhất, bộ mặt thối nát, mục rỗng dẫn đến sự sụp đổ của các tập đoàn phong kiến.
Thứ hai, sức mạnh và chiến công lừng lẫy của phong trào Tây Sơn. Những thành
công về phương diện nội dung được thể hiện bằng ngôn ngữ và bút pháp nghệ
thuật độc đáo. Từ kết cấu, cốt truyện đến nghệ thuật xây dựng nhân vật, không
gian và thời gian trong tác phẩm đều được nhóm tác giả thể hiện rất thành công
làm nên giá trị đích thực của một tác phẩm kí viết dưới hình thức tiểu thuyết
chương hồi.
1.3. Sự ra đời của Hoàng Lê nhất thống chí vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX, được xem là tác phẩm giữ vai trò quan trọng trong dòng tiểu thuyết lịch sử
chương hồi Việt Nam. Vì vậy, đây là tác phẩm được giảng dạy trong chương
trình Đại học Ngữ văn (với số lượng là ba tiết). Với một thực tế giảng dạy và
học tập tác phẩm với số lượng lớn như thế thì việc nghiên cứu tiểu thuyết
chương hồi và tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí sẽ là công cụ góp phần quan
trọng trong việc tìm hiểu của sinh viên.
Vì những lí do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài tìm hiểu nghệ thuật
góp phần làm nên vẻ đẹp văn chương của tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí với
nhan đề là Một số phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết chương hồi Hoàng
Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái.
2. Lịch sử vấn đề
Bàn về nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí có một
số ý kiến nhận xét, đánh giá và các công trình nghiên cứu như sau:
2.1. Bàn về thể loại: Trong cuốn Lịch sử Văn học Việt Nam giữa thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX, xuất bản năm 1980 có tìm hiểu về nghệ thuật của tiểu
thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí của tác giả Phạm Luận. Về thể tài,
ông cho rằng: "Cuốn truyện viết theo lối diễn nghĩa, một lối tiểu thuyết xưa của
văn học Trung Hoa" [11; 237].
Tác giả Hà Minh Đức, trong cuốn Lí luận văn học,(1998) cho rằng: "Hình
thức ký sự đã có từ lâu trong văn học Việt Nam như Thượng kinh ký sự của Lê

2


Hữu Trác, một số bài kí trong Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ,... Hoàng Lê
nhất thống chí là một thiên ký sự lịch sử có giá trị. Tính xác thực lịch sử của
những sự kiện được tôn trọng. Tác phẩm dựng lại được khá rõ và đầy đủ bộ mặt
chung của thời đại qua những bức tranh miêu tả sinh động" [3; 288].
Vào năm 1999, Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII
đến hết thế kỉ XIX, đã bàn về Hoàng Lê nhất thông chí như sau: "Hoàng Lê nhất
thống chí là một kí sự về lịch sử. Có thể nói thành công đầu tiên của tác phẩm
này là nhà văn đã kết hợp được tương đối hài hòa chân lí lịch sử và chân lí nghệ
thuật" [10; 252].
Trong cuốn Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 2), (2007), tác giả
Trần Quang Minh đã nhận định: "Với nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí, họ Ngô
mặc nhiên khẳng định tác phẩm của mình là sử, bởi lẽ, chí là một trong ba lối
viết sử. Song, khi ta đọc, ta không khỏi ngạc nhiên nhận thấy, tác phẩm không
thuộc loại hình lịch sử. Chẳng những thế, đây còn là tác phẩm văn chương đặc
sắc" [17; 84].
Như vây, hầu hết các ý kiến đều cho rằng, Hoàng Lê nhất thống chí là tác
phẩm kí lịch sử viết theo lối tiểu thuyết chương hồi.
2.2. Bàn về kết cấu, cốt truyện: Trong cuốn Thi pháp Văn học trung đại
Việt Nam (năm 1999), Trần Đình Sử đã cho rằng: "Do vụ việc kể chuyện là lập
sơ đồ, kể lai lịch nhân vật và đầu đuôi sự việc cho nên tác phẩm được kết cấu
bằng cách xâu chuỗi liên tục các sự kiện, nhân vật. Mỗi sự kiện lại trần thuật
theo nguyên tắc cảm thụ toàn vẹn, đầu đuôi đầy đủ, nghĩa là thời gian khép kín
trong từng sự việc" [20; 322].
2.3. Bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tác giả Phạm Luận chú ý vào
nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết: "Hoàng Lê nhất thống chí không
phải là một cuốn tiểu thuyết tâm lí, nhưng ngòi bút của ông vẫn tỏ ra thông thạo
trong việc thể hiện thế giới bên trong của nhân vật, tuy nhiên tâm lí nhân vật

thường không được phát triển tới cùng" [11; 241].
Trong cuốn Thi pháp Văn học trung đại Việt Nam (1999), Trần Đình Sử đã
khẳng định: "Tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí các nhân vật đa
3


dạng là những mảnh khảm lớn nhỏ trong toàn cảnh bức tranh xã hội. Không
nhân vật nào chi phối toàn bộ cốt truyện" [20; 307]. Điều này hợp lí, đối với
một tác phẩm tầm cỡ như Hoàng Lê nhất thống chí phản ánh đất nước trong một
khoảng thời giân dài và không gian rộng lớn thì không thể chỉ có một hoặc một
vài nhân vật xuất hiện mà trong khoảng không đấy rất nhiều những nhân vật với
những diện mạo khác nhau. Ngô gia văn phái không thể nào mà làm nổi bật hết
tất cả những nhân vật ấy được.
Trong cuốn sách có nhan đề Con đường giải mã văn học trung đại Việt
Nam, (2006), tác giả Nguyễn Đăng Na đã chú ý đến phương diện nhân vật, ông
xem những nhân vật đó như những yếu nhân lịch sử: "Lịch sử do con người tạo
ra, trong đó các yếu nhân lịch sử giữ vai trò gần như quyết định. Trong Hoàng
Lê nhất thống chí, những nhân vật quan trọng ở cả hai phía: nhân dân và phong
kiến, dân tộc và ngoại xâm, yêu nước và bán nước, chính nghĩa và phi nghĩa,...
đều góp phần tái hiện diện mạo xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỉ XVIII
đầu thế kỉ XIX" [15; 504]. Từ đó, ông đặt nhân vật trong mối quan hệ tổng hòa
với hoàn cảnh lịch sử để cho nhân vật xuất hiện và làm nổi bật tính cách nhân
vật trong mối quan hệ với hoàn cảnh đó.
2.4. Bàn về ngôn ngữ: Cũng trong cuốn Lịch sử Văn học Việt Nam giữa thế
kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX, (1980), ngoài chú ý đến nghệ thuật xây dựng nhân
vật, tác giả Phạm Luận còn chú ý đến ngôn ngữ và chất trào phúng trong tiểu
thuyết: "Bằng nghệ thuật châm biếm độc đáo, sâu sắc và kín đáo, tác giả đã
chôn vùi những cảnh tượng, những con người lố lăng của xã hội suy tàn một
cách vui vẻ nhưng cay đắng" [11; 247]. Từ những việc lớn lao, những cố gắng
của Trịnh Lệ, Trịnh Bồng thay nhau diễn lại đoạn tuồng lên ngôi chúa...cho đến

những chuyện nhỏ nhặt Thị Huệ khóc ngất, cắt tóc thề bồi bên cạnh lúc chúa
Trịnh Sâm lâm nguy, Đinh Tích Nhưỡng khóc lóc để tỏ lòng trung thành với
vua. Thông qua ngòi bút trào phúng đã tạo nên giá trị phê phán sâu sắc cho tác
phẩm.

4


Ngoài ra, tác giả Nguyễn Đăng Na cũng chú trọng đến ngôn ngữ trong tác
phẩm, đặc biệt là ngôn ngữ trào phúng, hài hước "lần đầu tiên trong một tác
phẩm sử thi hoành tráng lại chứa đựng khá đậm chất hài" [15; 510].
2.5. Bàn về nghệ thuật không gian và thời gian: Trong cuốn Văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, Nguyễn Lộc nhận định: "Tất cả
con người, sự kiện, năm tháng ở đây đều có thực, chính xác, tác giả có ý ghi
chép trung thực mà không bịa đặt điều gì. Trật tự thời gian ở đây được tuân thủ
một cách chặt chẽ" [10; 241].
Qua việc khảo sát những công trình nghiên cứu đã trình bày ở trên đây
chúng tôi thấy rằng những công trình ấy chủ yếu đưa ra cái nhìn có tính chất đề
xuất hoặc mới chỉ đi vào nghiên cứu từng khía cạnh nhỏ. Mặc dù vậy đó vẫn là
những công trình, những ý kiến, nhận định thực sự đáng quý, đáng trân trọng sẽ
giúp ích cho tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Chắc chắn đó sẽ là
những bộ khung, những điểm tựa vững chắc tạo cơ sở định hướng cho những
nghiên cứu trong đề tài.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết
chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí. Và lấy bản dịch của Nguyễn Đức Vân và
Kiều Thu Hoạch, được nhà xuất bản Văn học in lần thứ tư có chỉnh sửa. Theo
phần giới thiệu văn bản, hiện có 12 dị bản Hoàng Lê nhất thống chí đều ở dạng
viết tay: Sáu bản của thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, mang các kí hiệu:
- A. 22/1-2 Tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí. Học Tốn Công trứ, Trưng

Phủ Công tục.
- A.883 Tiêu đề Lê quý ngoại sứ, in ảnh trên giấy tây. Sơn Nam Thanh
Oai huyện Tả Thanh Oai Thiêm thư Ngô Thì Thuyến soạn, Long phi Kỷ Hợi
niên (1899) hạ lục nguyệt thập nhất ngũ nhật. Hàn lâm viện Thị độc sung Bắc kỳ
Thống sứ phủ thực thụ đệ ngũ hạng Lục sự Nguyễn Hữu Thường phụng lục.
- Vhv.1542/1-2 Tiêu đề An Nam nhất thống chí, bản này cùng loại với
văn bản do Nguyễn Hữu Thường chép.
- Vhv. 1296 Tiêu đề Hoàng Lê nhất thông chí.
5


- Vhv. 1534/1-2 Tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí, có dấu ấn của Hoàng
Xuân Hãn.
- Vhv. 1534/B Tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí. Chỉ có tám hồi đầu, hồi
thứ tam đang chép dở.
Một bản của của Thư viện Quốc gia Hà Nội, tiêu đề Hoàng Lê nhất thống
chí gồm có bảy hồi đầu.
Bốn bản của Thư viện Hiệp hội Châu Á Paris mang các kí hiệu:
- HM. 2224 Tiêu đề An Nam nhất thống chí chép từ sách Ngô gia văn phái.
Tập 7. Quyển 19-20, phần Học Tốn Công di thảo.
- HM. 2134 Tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí, Học Tốn Công trứ, Trưng
Phủ Công tục. Bản này chép từ bản A.22 của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
- Ms. b.21Tiêu đề Hoàng Lê nhất thống chí, Gia Long tam niên Giáp Tý
(1804) quý đông sóc, Lê Cảnh Hưng Qúy Mùi khoa Tiến sĩ Tả Thanh Oai nhân
Ngô Thì Nhậm biên tập (Tiêu đề An Nam nhất thống chí, Thiên thư bình chương
Học Tốn Công di thảo; đây là sách của Fonds Demieville).
Sách đã được dịch và xuất bản nhiều lần. Theo trình tự thời gian có: bản
dịch của Cát Thành xuất bản năm 1912; bản dịch của Ngô Tất Tố xuất bản năm
1942, tái bản năm 1958; bản dịch của Nguyễn Đăng Tấn - Nguyễn Công Liên
xuất bản năm 1950 dưới tiêu đề Hậu Lê thống chí; bản dịch của Nguyễn Đức

Vân – Kiều Thu Hoạch xuất bản năm 1964, tái bản vào các năm 1970,1984.
Bản dịch được dùng là bản dịch của Nguyễn Đức Vân – Kiều Thu Hoạch.
Đã được nhà xuất bản Văn học in lần thứ tư có chỉnh sửa.
4. Mục đích nghiên cứu
Việc nghiên cứu nghệ thuật Hoàng Lê nhất thống chí ở các phương diện
như: kết cấu, cốt truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, không gian và
thời gian, nhằm trang bị hiểu biết cho chính mình và cho sinh viên khoa Ngữ
văn khi học tập tác phẩm văn xuôi trung đại.
5. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về phương
diện nghệ thuật của tiểu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí, tập trung vào một số
6


phương diện: kết cấu, cốt truyện, thể loại, nghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôn
ngữ, không gian và thời gian.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu toàn bộ tiểu thuyết chương hồi.
Đặc biệt tập trung nghiên cứu phương diện nghệ thuật của tác phẩm
Hoàng Lê nhất thống chí.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp cơ bản để đưa vào đề tài những khảo sát cụ thể để
minh chứng cho những nhận định, đánh giá về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống
chí. Tập hợp và phân loại được hệ thống dẫn chứng cung cấp cho các luận điểm
quan trọng trong đề tài.
7.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp, bình giảng
Đây là phương pháp chủ đạo được sử dụng tích cực nhằm làm sáng rõ
những nội dung mà đề tài quan tâm. Phương pháp này giúp chúng tôi phân định
rạch ròi các luận điểm lớn, rồi từ đó đi sâu vào từng chi tiết kết hợp những lí lẽ,

dẫn chứng nhằm thuyết phục cho những luận điểm của đề tài đưa ra.
7.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Phương pháp này giúp chúng tôi đặt các đối tượng nghiên cứu trong mối
quan hệ đối chiếu để bổ sung, hỗ trợ làm nổi bật các khía cạnh muốn nhấn mạnh
trên cơ sở đó làm nổi bật được những phương diện nghệ thuật mà tôi muốn đề
cập trong đề tài.
8. Đóng góp của đề tài
Qua việc nghiên cứu một số phương diện nghệ thuật của tiểu thuyết chương
hồi Hoàng Lê nhất thống chí, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần giúp bạn đọc có cái
nhìn cụ thể, sâu sắc hơn về thể loại tiểu thuyết chương hồi và một tác phẩm đỉnh
cao của thể loại. Tổng hợp và làm sáng rõ thêm phạm vi nghiên cứu tác phẩm
của các học giả đi trước.

7


9. Dự kiến cấu trúc đề tài
Ngoài phần Mở bài và Kết luận, Tài liệu tham khảo thì đề tài gồm có hai
chương:
Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi Hoàng Lê nhất thống chí

8


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
1.1.1. Tiểu thuyết chương hồi
Thuật ngữ “tiểu thuyết” xuất hiện ở Trung Quốc sớm nhất trong sách của
Trang Tử, để chỉ các câu chuyện vặt, không có ý nghĩa là thể loại văn học. Đến

đời Đông Hán, tiểu thuyết được hiểu là mọi chuyện kể đủ loại tạp nham ngoài
phạm vi lục kinh, tuy đã nói tới một đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết là
ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưa phải là thể loại văn học. Phải đến đời
Đường Tống mới có hình thức tiểu thuyết thoại bản. Khái niệm tiểu thuyết hiện
đại phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mới có.
Ở Việt Nam, đến đầu thế kỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ “tiểu
thuyết” như Trung Quốc. Trong văn học hiện đại, người ta dùng thuật ngữ “tiểu
thuyết” để chỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn gọi
là truyện.
Tiểu thuyết chương hồi là tiểu thuyết cổ điển của Trung Quốc, xuất hiện rất
sớm. Chúng bắt nguồn từ những thoại bản - là những chuyện được lưu truyền
trong dân gian từ đời nhà Đường (thế kỉ VII- X) về sau được các tác giả hư cấu
thêm để liên kết các câu chuyện kể tản mạn trong dân gian thành những bộ tiểu
thuyết hoàn chỉnh như : Tây du kí, Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử... Chúng ta có
thể dẫn ra một vài dẫn chứng để thấy được tiểu thuyết được xuất phát từ những
thoại bản. Trong chương 15 Truyện giảng sử từ đời Nguyên đời Minh truyền lại
có đề cập đến những nguồn khác nhau về nhân vật Tống Giang. Ở đây tác giả có
trích dẫn một số tài liệu xoay quanh nhân vật này: Tống sử (22) chép: năm thứ
ba niên hiệu Tuyên Hòa Huy Tông, bọn cướp sai Tống Giang ở Hoài Nam xúc
phạm đến dạo quân Hoài Dương, sai tướng đi bắt lại, lại phạm đến Kinh Đông,
Kinh Bắc, vào địa giới Hải Châu đất Sở, khiến cho Tri châu Trương Thúc Dạ
chiêu hàng. Sự việc sau khi chiêu hàng thế nào sử không nói đến, còn bài sử thì
nói: do bắt Phương Lạp có công, được phong Tiết độ sứ (thiên 13). Bắt Phương
Lạp là việc của Hàn Thế Trung đối với bọn Tống Giang không có can hệ gì.

9


Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiểu thuyết chương hồi là một thể thuộc
loại tác phẩm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh”

[5; 280].
1.1.2. Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
Mở đầu với Nam triều công nghiệp diễn chí (1719) của Nguyễn Khoa
Chiêm ở Đàng Trong, đạt tới đỉnh cao rực rỡ với Hoàng Lê nhất thống chí (cuối
thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX) ở Đàng Ngoài và kết thúc với Việt Nam xuân thu
(1908). Đặc điểm của thể loại này là thường chia ra các hồi, mở đầu mỗi hồi là
một câu đối thâu tóm toàn bộ nội dung của cả hồi, cuối mỗi hồi bao giờ cũng là
câu “muốn biết hồi sau ra sao, xin xem hồi sau phân giải”.
Tiểu thuyết chương hồi ra đời trong điều kiện lịch sử phức tạp nhất, ở đầu
thế kỉ XVIII, Việt Nam là quốc gia bước vào thời kì khủng hoảng của xã hội
phong kiến, có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra: Đàng Trong - Đàng Ngoài, đất
nước lại vừa có vua, vừa có chúa, lại phải chống giặc ngoại xâm (quân Thanh).
Cụ thể: sau chiến thắng giặc Minh, triều Lê được thiết lập. Nhà nước Đại Việt
chuyển dần từ hệ tư tưởng hòa đồng đa tôn sang độc tôn Nho giáo. Nhưng đến
khi Lê Hiến Tông qua đời, các Quỷ Vương (Uy Mục), Trư Vương (Tương Dực)
đã làm cho kỉ cương đổ nát. Đến Chiêu Tông, Cung Hoàng thì nhà Lê mất, nhà
Mạc thay thế. Nội chiến Lê - Mạc nổi lên rồi nhà Mạc thất thủ. Xã hội lại một
lần nữa đổi thay. Trong khi nội chiến Lê - Mạc chưa chấm dứt thì chiến tranh Lê
- Nguyễn lại bùng lên khiến của hao người tổn, kinh tế kiệt quệ, triều chính đổ
nát. Đến năm 1872, nội chiến tạm thời lắng. Lẽ ra, giai cấp thống trị phải tận
dụng thời cơ hòa bình để phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức dân. Song ngược lại,
họ lại lao vào ăn chơi hưởng lạc. Dân cả hai miền đều không chịu nổi nên đã
vùng dậy. Nhu cầu thống nhất giang sơn trở thành cấp thiết và nóng bỏng.
Phong trào Tây Sơn đã quét sạch các tập đoàn phong kiến thống trị bấy giờ và
trên đà của cuộc cách mạng mang tính chất dân chủ đã hoàn thành sứ mệnh lịch
sử của cuộc cách mạng dân tộc, đập tan quân Thanh xâm lược. Bức tranh lịch sử
xã hội rộng lớn ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII như một thôi thúc nội tại cần
phản ánh. Từ đó tiểu thuyết chương hồi xuất hiện.
10



Tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam được viết bằng chữ Hán, dưới dạng
biền ngẫu. Nếu ở Trung Quốc, tiểu thuyết chương hồi thường viết về các đề tài
thần ma (Tây du kí,..), thế sự, lịch sử (Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử,..), tình yêu
(Kim Bình Mai), thì người Việt chỉ tiếp thu duy nhất đề tài lịch sử để sáng tác vì
tư duy của con người Việt Nam thời bấy giờ chỉ phù hợp với đề tài này.
Tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam trải qua các giai đoạn với những đại
biểu tiểu biểu như sau:
Nam triều diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm hoàn thành năm 1719 khi ông
đang giữ chức Cai bạ kiêm Phó đoán sự thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Nguyễn
Khoa Chiêm (1659 - 1736) gốc Hải Dương, đã ba đời định cư tại Hương Trà,
Thừa Thiên. Với nhan đề Diễn chí, Nguyễn Khoa Chiêm khẳng định rằng đây là
tác phẩm văn học. Diễn chí thực chất là lối diễn sử, giảng sử giống kiểu diễn
nghĩa Trung Hoa. Lần đầu tiên và có lẽ là trường hợp duy nhất trong văn học
trung đại Việt Nam có một tác giả tự nhận mình viết văn chứ không phải viết
lịch sử. Tác phẩm ra đời chưa được một năm thì gặp phải biến cố, vua Gia Long
thống nhất đất nước, một số nhà nho bảo thủ đã đổi tên tác phẩm thành Việt Nam
khai quốc chí truyện. Dù mới ra đời ở thế kỉ XVIII, diễn chí vẫn mang đậm sắc
thái, bản sắc người Việt và mang sự độc đáo, sáng tạo của tác giả. Cái độc đáo
đó thể hiện ở chỗ, trước hết Nam triều công nghiệp diễn chí không viết về quá
khứ xa xăm, không dựa trên một tác phẩm lịch sử có sẵn. Các sự kiện, các nhân
vật trong tác phẩm chưa trải qua quá trình dân gian hóa, truyền thuyết hóa. Vì
vậy, tác giả phải tự mình tạo ra tất cả cốt truyện, nhân vật, tình tiết, sự kiện. Tác
giả vừa phải trung thành với sự thực lịch sử vừa phải có trình độ khái quát hóa
nghệ thuật sao cho đảm bảo nhân vật của mình sinh động. Tác giả của Nam triều
diễn chí đã làm được như vậy và tác phẩm của ông giữ vai trò mở đầu cho tiểu
thuyết chương hồi ở Việt Nam trung đại, đặt nền móng cho toàn bộ tiểu thuyết
Việt Nam nói chung.
Thiên Nam liệt truyện ra đời khoảng giữa thế kỉ XVIII đầu XIX, đến nay
chưa biết tác giả là ai. Ngày nay, ta chỉ còn giữ được hai quyển với nhan đề

Hoan Châu Nguyễn Cảnh kí và Nam Đường phiếm thoại. Nét đặc sắc của tác
11


phẩm là tác giả đã dung nạp gia phả trong hình thức của tiểu thuyết chương hồi.
Thứ hai là lần đầu tiên duy nhất xuất hiện một tiểu thuyết về chiến tranh Lê –
Mạc kéo dài từ 1536 đến 1645, cộng 109 năm. Nếu so sánh với Diễn chí thì Liệt
truyện thua về nhiều mặt. Song dẫu sao, đây vẫn là tiểu thuyết chương hồi đầu
tiên của Bắc Hà và nếu thiếu nó, nền tiểu thuyết sẽ trống vắng một mảng hiện
thực khó mà san lấp được.
Hoàng Lê nhất thống chí ra đời cuối thế kỉ XVIII đầu XIX. Đây là tác
phẩm đưa thể loại tiểu thuyết chương hồi đạt đến độ hoàn thiện, đỉnh cao. Dòng
họ Ngô đã né tránh những quan niệm coi tiểu thuyết là thứ văn chương rẻ mạt.
Đây cũng là một tác phẩm phá bỏ được lối kể chuyện theo trật tự tuyến tính.
Chọn thời điểm nóng bỏng trong vòng ¼ thế kỉ, tác giả lại tập trung dồn nén vào
khoảng bảy, tám năm là thời điểm xung đột xảy ra gay gắt nhất. Ngô gia đã đưa
vào tác phẩm của mình một không gian rộng lớn từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài,
từ đồng bằng đến miền núi, thâu tóm được tất cả những yếu nhân trong lịch sử
đương thời, đồng thời đưa chất trào phúng vào trong văn chương. Điều này xin
nói kĩ ở phần sau.
Sau Hoàng Lê nhất thống chí là hai bộ tiểu thuyết có tên tuổi là Hoàng Việt
long hưng chí của Ngô Giáp Đậu và Việt Lam tiểu sử chưa rõ tác giả. Ngô Giáp
Đậu đã hoàn thành bộ tiểu thuyết vào năm 1904 tác phẩm này ra đời không
giống Nam triều diễn chí và Hoàng Lê nhất thống chí. Hoàng Việt long hưng chí
hình thành trên cơ sở tác phẩm văn học có trước và trên cơ sở những tác phẩm
sử học. Tuy có những nhược điểm, song Hoàng Việt long hưng chí vẫn là một
cống hiến đáng kể vào tiểu thuyết chương hồi của Việt Nam của Ngô Giáp Đậu.
Về phương diện nội dung Ngô Giáp Đậu đã bổ sung mặt thứ hai mà Hoàng Lê
nhất thống chí chưa đề cập tới: quá trình tan rã của phong trào Tây Sơn. Sự sụp
đổ là một tất yếu và đối lập với nó là thắng lợi của Thế Tổ Cao hoàng đế. Tiếp

nối truyền thống của dòng họ, Ngô Giáp Đậu đã duy trì lối viết tiểu thuyết
chương hồi vào buổi xế chiều trung đại. Tuy ít chú ý đến việc xây dựng tính
cách nhân vật nhưng tác giả cũng khá thành công trong một số trường hợp, tiêu
biểu là đoạn kể về cái chết của Võ Tánh. Các đoạn hay như vậy tuy không
12


nhiều, song vẫn là những điểm sáng, tạo nên sắc màu cho Hoàng Việt long hưng
chí.
Tác phẩm Việt Lam tiểu sử lấy bối cảnh 30 năm đầu thế kỉ XV làm nền, tác
phẩm kể về triều đại nhà Trần mất vai trò lãnh đạo, nhà Hồ lên thay cùng với đó
là cuộc xâm lược của quân Minh vào quốc gia Đại Việt với một quy mô chưa
từng thấy. Cho đến thế kỉ XIX, chưa có một tác phẩm nào phản ánh giai đoạn
lịch sử này. Như vậy, sự ra đời của tác phẩm đã đáp ứng nhu cầu của thời đại,
lấp đi một khoảng trống trong văn học. Việt Lam tiểu sử gồm 60 hồi, còn được
đương thời gọi bằng những tên khác như Việt Lam xuân thu hay Hoàng Việt
xuân thu.
Mặc dù ra đời trên cơ sở tiếp nhận và kế thừa nền tiểu thuyết chương hồi
Trung Hoa, các tiểu thuyết gia Việt Nam luôn ý thức tự tìm cho mình một hình
thức thể hiện sao cho phù hợp với hiện thực Việt Nam và lối tư duy của người
Việt. Phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn đầu gần một trăm năm từ Nam triều
công nghiệp diễn chí đến Hoàng Lê nhất thống chí, các tác giả đã tìm thấy cho
mình hướng đi đúng đắn: bám sát lịch sử đất nước, đứng về phía dân tộc, vượt
qua thiên kiến cá nhân, phản ánh chân thực những sự kiện lịch sử, những con
người đang tác động đến hành trình lịch sử của dân tộc. Do đó, về cơ bản tiểu
thuyết chương hồi Việt Nam đã thoát khỏi sự vay mượn của những hình thức thể
hiện của Trung Hoa. Có thể nói, đến Hoàng Lê nhất thống chí, họ Ngô đã xây
dựng xong truyền thống riêng cho tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Bước vào
thế kỉ XX, các tác giả đã không tiếp tục giữ được ngọn cờ ấy và có thể coi
Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam tiểu sử là hai đại biểu cuối cùng của tiểu

thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
1.2. Ngô gia văn phái và Hoàng Lê nhất thống chí
Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết lịch sử viết theo thể chương hồi xuất
sắc nhất của văn học Việt Nam. Tác phẩm phản ánh một giai đoạn lịch sử đầy
biến động nhưng có nhiều thành tựu rực rỡ trong cuộc đấu tranh giai cấp và sự
nghiệp chống ngoại xâm của xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX.
13


1.2.1. Ngô gia văn phái
Về tác giả của tiểu thuyết đang là một vấn đề được giới nghiên cứu quan
tâm vì có nhiều tài liệu và ý kiến khác nhau. Căn cứ vào các tư liệu như Ngô gia
thế phả, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ (1768 - 1839), Lịch triều hiến
chương loại chí của Phan Huy Chú (1782 - 1840), lời tựa trong Hoàng Việt long
hưng chí của Ngô Giáp Đậu (1853 - ?) và một số văn bản tác phẩm, có thể
khẳng định Ngô Thì Chí viết bảy hồi đầu Hoàng Lê nhất thống chí (ông mất
năm 1788). Người viết tiếp là Ngô Thì Du như gia phả và lời tựa Hoàng Việt
long hưng chí của Ngô Giáp Đậu đã chỉ rõ. Theo một số nhà nghiên cứu thì Ngô
Thì Du chỉ viết đến hồi 14 còn ba hồi cuối do Ngô Thì Thiến viết. Nhưng trong
lời tựa của Ngô Giáp Đậu lại không hề nói đến việc Ngô Thì Thiến viết Hoàng
Lê nhất thống chí.
Theo cuốn Ngô gia thế phổ thì ở tập Hoàng Lê nhất thống chí: “Ngô Thì
Du có viết bảy hồi. Hoặc giả Thì Du là tác giả cuốn tục biên này chăng. Nhưng
mà cuốn đó có cả thảy mười hồi, nếu của Thì Du bảy hồi, thì ba hồi nữa của ai,
và hồi nào do Thì Du viết và hồi nào do ai viết. Hiện nay chưa thể biết rõ”.
Về mười hồi tục biên, ý kiến cũng có chỗ khác nhau. Theo Ngô Tất Tố thì
cho rằng “mười hồi tục biên rõ ràng là của hai tác giả, viết ra trong hai thời kì;
từ hồi thứ tám đến hồi thứ mười bốn viết khi Tây Sơn còn mạnh, cho nên đối với
triều ấy vẫn có lễ độ, mỗi khi chép đến vua Quang Trung đều gọi là “ Vương”

hay “Bắc Bình Vương”; từ hồi thứ mười lăm trở đi, thì đến sau khi triều Nguyễn
làm vua mới viết, vì vậy thỉnh thoảng đã dùng những chữ như “Tây tặc”, “Tây
ngụy”. Hơn nữa, hồi thứ mười bảy, lời văn rất giản lược, từ khi Nguyễn Quang
Toản lên ngôi, đến khi vua Gia Long lấy xong Bắc Hà, công việc trong mười
mấy năm chỉ chép vào hơn mười tờ giấy, hình như tác giả đã viết một cách vội
cho chóng đến cuộc thống nhất để nói về việc an táng di hài ông vua cuối cùng
nhà Lê. Có lẽ vì thế mới có cái tên An Nam nhất thống chí.
Trên đây là những ý kiến xoay quanh về tác giả Hoàng Lê nhất thống chí
và thời điểm ra đời tác phẩm. Ý kiến chưa nhất trí, nhưng chiều hướng chung
vẫn cho rằng Hoàng Lê nhất thống chí không phải do một tác giả mà do một
14


nhóm tác giả và viết trong những thời điểm khác nhau. Vậy mà tác phẩm về cơ
bản vẫn nhất quán. Điều đó sở dĩ có được là vì các tác giả của Hoàng Lê nhất
thống chí có một quan niệm tương đối giống nhau trong việc phản ánh lịch sử,
hiện thực. Đó là thái độ tôn trọng lịch sử, cho dù sự thật ấy có trái với chính kiến
của mình.
Dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Oai, huyện Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh
Trì, Hà Nội. Đây là dòng họ được biết đến là có truyền thống về khoa cử, trước
tác, trong đó có một số là tác giả của Hoàng Lê nhất thống chí:
Ngô Thì Chí (1752 – 1788) là con của Ngô Thì Sĩ, em của Ngô Thì Nhậm
làm quan đến chức Thiêm thư bình chương. Khi Nguyễn Huệ diệt Nguyễn Hữu
Chỉnh, ông chạy theo Lê Chiêu Thống được vua Lê cử đi Lạng Sơn chiêu tập
những kẻ lưu vong chống lại Tây Sơn. Trên đường đi ông bị bệnh và mất. Ngô
Thì Chí còn để lại Học Phi văn tập và Học Phi thi tập trong Ngô gia văn phái.
Ngô Thì Du là con của Ngô Thì Đạo, từng gọi Ngô Thì Sĩ bằng bác ruột.
Ông sinh năm 1772 mất năm 1840, từng làm Đốc học tỉnh Hải Dương. Tác
phẩm còn để lại của ông là Trưng Phủ công thi văn tập trong Ngô gia văn phái.
1.2.2. Hoàng Lê nhất thống chí

Hoàng Lê nhất thống chí đã dựng lên một bức tranh rộng lớn phức tạp và
chân thực về xã hội nước ta khoảng trên 30 năm cuối thế kỉ XVIII và mấy năm
đầu thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, giai đoạn đen tối, bế
tắc nhất của xã hội phong kiến Việt Nam, đồng thời cũng là giai đoạn có nhiều
biến động lớn lao, nhiều thay đổi long trời lở đất.
Hiện còn lưu giữ được 12 văn bản Hoàng Lê nhất thống chí. Được chia
thành hai loại: loại in và loại chép tay. Loại in ghi tên sách là An Nam nhất
thống chí (tên người viết là Ngô Thì Thuyến, gồm 17 hồi). Loại chép tay, đa số
các bản ghi nhan đề Hoàng Lê nhất thống chí (về tác giả đều ghi chung chung là
Ngô gia văn phái).
Mở đầu tác phẩm, tác giả viết về sự lục đục trong phủ chúa. Trịnh Sâm mê
Đặng Thị Huệ, bỏ con trưởng lập con thứ. Hoàng Đình Bảo về phe Đặng Thị
Huệ. Tiếp theo là việc Trịnh Tông dựa thế kiêu binh giết Hoàng Đình Bảo, tiêu
15


diệt phe đối lập, truất ngôi Trịnh Cán. Rồi kiêu binh đến lộng hành, Nguyễn Huệ
trong nam kéo ra bắc dưới danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh” đánh tan kiêu binh,
đưa Lê Chiêu Thống lên ngôi. Khi Nguyễn Huệ kéo quân về nam, Trịnh Bồng
lại nhảy lên làm chúa. Mâu thuẫn vua Lê chúa Trịnh lại tái diễn. Nguyễn Hữu
Chỉnh được Nguyễn Huệ cử ra bắc đánh đuổi Trịnh Tông, nắm giữ chính quyền
Đàng Ngoài. Vua Lê dựa thế Nguyễn Hữu Chỉnh đốt sạch cơ nghiệp chúa Trịnh
đã xây dựng ngót 200 năm. Rồi Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, Nguyễn Huệ
sai Vũ Văn Nhậm ra bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, Lê Chiêu Thống hoảng sợ bỏ
chạy, cho người cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh nhân cơ hội ấy cất quân
sang đánh chiếm nước ta. Dưới sự chỉ huy thiên tài của Nguyễn Huệ, quân đội
nhà Thanh bị đánh tan tác, bỏ chạy. Lê Chiêu Thống cùng bọn quan lại tay chân
cuốn gói chạy theo tàn quân của nhà Thanh sang Trung Quốc, về sau chết luôn ở
đó. Nguyễn Huệ lên ngôi vua, nhưng triều đại Tây Sơn quá ngắn ngủi. Sau khi
Quang Trung mất, nội bộ nhà Tây Sơn bị chia rẽ và suy yếu. Nguyễn Ánh nhờ

thế lực ngoại viên trở lại tấn công lật đổ nhà Tây Sơn, lập nên triều đại nhà
Nguyễn. Mấy năm sau di hài của vua Lê Chiêu Thống được đưa về nước để
chôn cất. Vua nhà Nguyễn cho lập đền thờ những tên quan đã bỏ mạng vì vua
Lê Chiêu Thống.
Bản dịch của Nguyễn Đức Vân- Kiều Thu Hoạch đã được nhà xuất bản văn
học in lần thứ tư có chỉnh sửa được sử dụng trong đề tài gồm 17 hồi như sau:
Hồi thứ nhất [7 - 22]
Đặng Tuyên phi được yêu dấu, đứng đầu hậu cung
Vương Thế tử bị truất ngôi, ra ở nhà kín
Hồi thứ hai [23 - 50]
Lập Điện Đô, bảy quan nhận di chúc
Giết Huy Quân, ba quân phò Trịnh Vương
Hồi thứ ba [51 - 78]
Dương Nguyên cữu bèn chém kiêu binh,
Nguyễn Quốc sư mưu trừ nội loạn

16


Hồi thứ tư [79 - 109]
Nhờ ngoại viên, Hữu Chỉnh rửa thù thầy
Tỏ lòng trung, Trần Quán chết theo chúa
Hồi thứ năm [110 - 129]
Phò chính thống, Thượng công vào điện
Kết duyên lành, Công chúa lên xe
Hồi thứ sáu [130 - 167]
Chúa Tây Sơn lẻn rút quân về nước
Quân Đông Giang mưu khởi nghĩa phò Vương
Hồi thứ bảy [168 - 194]
Phò Lê đế, đạo Vũ Thành lại ra quân

Đốt Trịnh cung, chúa Án Đô phải bỏ nước
Hồi thứ tám [195 - 217]
Dương Trọng Tế bị dâng tù trước nhà Thái học
Hoàng Phùng Cơ phải tự tử ở ngoài Tây thành
Hồi thứ chín [218 - 245]
Tướng Tây Sơn Võ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
Quan Bình chương Trần Công Sán vâng mệnh bàn việc biên cương
Hồi thứ mười [246 - 276]
Lân Dương hầu phò chúa vượt biển đến Yên Quảng
Bằng công Chỉnh mời vua qua sông đi Lạng Sơn
Hồi thứ mười một [277 - 308]
Tây Sơn lại kéo vào thành chiếm giữ đất nước
Chiêu Thống ba phen tính chước khôi phục Kinh đô
Hồi thứ mười hai [309 - 327]
Lê sứ thần qua đất Bắc xin quân
Tôn Đốc bộ tới ải Nam truyền hịch
Hồi thứ mười ba [328 - 349]
Khiếp thanh thế, giặc mạnh rút lui,
Nhờ viện binh, vua xưa trở lại
17


Hồi thứ mười bốn [350 - 364]
Đánh Ngọc Hồi, quân Thanh bị thua trận
Bỏ Thăng Long Chiêu Thống trốn ra ngoài
Hồi thứ mười năm [365 - 379]
Dẹp yên cõi Bắc, Nguyễn Huệ được phong.
Đánh phá Cao Bằng Duy Chi bị hại
Hồi thứ mười sáu [380 - 391]
Tế Linh đường, sứ Thanh bị lừa

Chết Yên Kinh, vua Lê nuốt hận
Hồi thứ mười bảy [392 - 411]
Mất thành Thăng Long vua Cảnh Thịnh bị bắt
Táng lăng Bàn Hạch, Nguyễn hoàng phi chết theo.
Với 17 hồi, Ngô gia đã thu trọn một giai đoạn đầy phong ba, kịch tính
nhưng cũng đầy đau thương của xã hội Việt Nam từ giữa thế kỉ XVIII đên đầu
thế kỉ XIX.
1.3. Một số vấn đề lí luận chung
1.3.1. Kết cấu cốt truyện
Kết cấu là một phương tiện cơ bản của sáng tác nghệ thuật. Trên một mức
độ lớn có thể nói sáng tác tức là kết cấu. Nhiệm vụ của nhà văn là nhào nặn vốn
sống của mình để xây dựng thành những sinh mệnh nghệ thuật, nghĩa là phải tái
hiện những bức tranh đời sống giàu tính khái quát, tổ chức lại các chất liệu sống,
bỏ bớt những cái thừa, phát triển thêm cái chưa có, nối liền cái xa nhau, tạo
thành một chỉnh thể mang giá trị nghệ thuật. Đấy chính là nhà văn đang tạo ra
một cái kết cấu phù hợp cho đứa con tinh thần của mình.
Theo cuốn Lí luận văn học của Phương Lựu: "Kết cấu là toàn bộ tổ chức
tác phẩm trong một tính độc đáo, gợi cảm của nó. Cách tổ chức của thể loại, bố
cục chung của một thể văn, nguyên tác của một luật thơ cụ thể và cả mô hình tư
duy của một tác giả cố nhiên là rất quan trọng, nhưng kết cấu tác phẩm trong
phần sâu sắc nhất của nó không phải là sự liên kết theo những công thức, biện

18


pháp có sẵn, mà là liên kết theo sự phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn,
tạo thành một hệ thống liên kết, tạo ra hiệu quả tư tưởng và thẩm mĩ" [12; 296].
Theo cuốn Lí luận văn học của Hà Minh Đức (chủ biên) thì: “Kết cấu là sự
tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp
xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời

sống khách quan và theo một chiều hướng tư tưởng nhất định. Kết cấu là một
yếu tố của hình thức, vì thế vai trò của nó chủ yếu được khẳng định trong việc
thực hiện nhiệm vụ đối với các yếu tố của nội dung tác phẩm như chủ đề, tư
tưởng, tính cách, cốt truyện, các yếu tố ngoài cốt truyện...” [3; 179].
Kết cấu luôn luôn là phương tiện tổ chức hình thức nghệ thuật và khái quát
tư tưởng - cảm xúc. Vì vậy, khi lựa chọn kết cấu phải phù hợp với thể loại. Mỗi
thể loại có một kết cấu riêng. Kết cấu của thơ: “Đó là sự tổ chức quá trình vận
động bên trong các trạng thái cảm xúc, là sự phân bố các đoạn thơ, các khổ thơ,
các câu thơ, là cách thức sử dụng các hình ảnh, các hình tượng thơ trên cơ sở
một tứ thơ nhất định, qua đó nêu bật chủ đề - tư tưởng của tác phẩm" [3; 183].
Khác với thơ, kết cấu của kịch: “Là sự tổ chức mối liên hệ giữa các tính
cách, tổ chức một cốt truyện tương ứng với chủ đề - tư tưởng của tác phẩm, đồng
thời phân bố các chương, các lớp, các cảnh trong một chỉnh thể thống nhất để
dựng lên một bức tranh về đời sống, qua đó đặt ra và giải quyết một vấn đề nào
đó của xã hội".[3; 181].
Theo quan điểm truyền thống, cốt truyện đóng vai trò quan trọng trong tác
phẩm tự sự. Cốt truyện là đơn vị nghệ thuật trong tiểu thuyết, gắn bó chặt chẽ với
các đơn vị nghệ thuật khác. Khi bàn về một tác phẩm tự sự không thể không nói
đến cốt truyện.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, cốt truyện được hiểu: "Hệ thống sự kiện cụ
thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành một
bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học
thuộc các loại hình tự sự và kịch" [5; 88].
Cốt truyện có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó vừa là phương diện để bộc lộ
nhân vật, vừa là phương diện để tái hiện xung đột xã hội: "Cốt truyện vừa góp
19


phần bộc lộ hiệu quả đặc điểm tính cách, tổ chức tốt hệ thống nhân vật, lại vừa
trình bày một hệ thống sự kiện phản ánh trung thực xung đột xã hội, có sức lôi

cuốn và hấp dẫn người đọc" [5; 88].
Đối với cốt truyện, nhiệm vụ chủ yếu là bố trí, sắp xếp các chi tiết, các sự
kiện thành những bộ phận hữu cơ chặt chẽ với nhau.
1.3.2. Nhân vật văn học
Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm tự sự,
trữ tình, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người. Nhân vật
văn học là "con người được miêu tả trong văn học, bằng phương tiện văn học"
[12; 227]. Đó có thể là con người được miêu tả đầy đủ về ngoại hình lẫn nội
tâm, có tính cách, có tiểu sử như chúng ta thường thấy trong tác phẩm tự sự hay
kịch. Đó có thể là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy
Kiều, Chí Phèo... Đó cũng có thể là nhân vật không tên như thằng bán tơ, một
mụ mối trong Truyện Kiều. Đó là những nhân vật trong truyện cổ tích, đồng
thoại bao gồm thần linh, quái vật, ma quỷ, những con vật mang ý nghĩa và nội
dung như con người.
Nhân vật văn học được biểu hiện bằng phương tiện văn học: "Trong thơ trữ
tình ta có nhân vật trữ tình, tức con người xuất hiện để tự bộc lộ nỗi niềm trước
cuộc sống. Đó là những con người mang hình thức vô danh, tự bộc lộ mình bằng
cảm xúc, ý nghĩ, cái nhìn và thế giới nội cảm. Trong tác phẩm kịch, nhân vật là
những con người bộc lộ mình qua hành động và lời nói của mình. Trong tác
phẩm tự sự nhân vật là con người được tác giả kể ra, tả ra bằng lời kể. Chính
tác giả dùng lời gọi tên nhân vật, gọi tên các hành động và trạng thái tâm hồn
các nhân vật" [20; 27].
Tính cách là một hiện tượng lịch sử, xã hội nên nhân vật văn học cũng
mang tính khái quát của lịch sử từng giai đọan, trong thời cổ đại xa xưa, nhân
vật văn học của thần thoại, truyền thuyết thường khái quát năng lực và sức mạnh
của con người trong những buổi đầu khởi thủy đất nước như hình ảnh Nữ Oa đội
đá vá trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ đẻ ra trăm trứng... Ứng với xã hội phân
chia giai cấp, nhân vật của truyện cổ tích lại khái quát các chuẩn mực giá trị đối
20



×