Tải bản đầy đủ (.ppt) (31 trang)

Bài giảng tổng quan về giáo dục và giáo dục nghề nghiệp phần 2 phương pháp dạy học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.41 KB, 31 trang )


1/ Khái niệm phương pháp dạy học:
- Phương pháp dạy học là cách thức làm việc
phối hợp thống nhất của thầy và trò trong đó Thầy
truyền đạt nội dung và chỉ đạo học trò học tập, trò
lĩnh hội và tự chỉ đạo sự học tập của bản thân nhằm
đạt được mục tiêu học tập.
- Căn cứ để lựa chọn Phương pháp dạy học:
* Căn cứ vào ưu, nhược điểm của các phương
pháp.
* Căn cứ vào khả năng của giáo viên
* Căn cứ vào nội dung dạy học
* Căn cứ vào cơ sở vật chất của Nhà trường.


THUYẾT TRÌNH
- Phương pháp thuyết trình là
phương pháp giáo viên dùng lời nói
để trình bày, giải thích nội dung bài
học một cách chi tiết, dễ hiểu.
- Phương pháp thuyết trình
dùng để thực hiện nội dung bài học
bằng cách giáo viên thông qua lời
giảng tác động vào đối tượng, điều
khiển luồng thông tin đến học sinh,
học sinh lĩnh hội kiến thức bằng
cách nghe, nhìn, tái hiện, tư duy
theo định hướng của thầy.


- Phương pháp thuyết trình thường có 3 bước


+ Bước 1: Đặt vấn đề: Thường nêu vấn đề bằng
cách tổ chức tình huống và hệ thống các câu hỏi nêu
vấn đề.
+ Bước 2: Giải quyết vấn đề: Thường sử dụng 2
phương pháp lôgic là phương pháp quy nạp ( suy luận
từ cái riêng đến cái chung, từ đơn giản đến tổng quát)
và phương pháp diễn dịch (suy luận từ cái chung đến
cái riêng, từ kết luận sơ bộ hoặc trọn vẹn sau đó phân
tích, giảng giải để chứng minh kết luận đó)
+ Bước 3: Kết luận: Giáo viên đưa ra thông tin
bản chất nhất, chính xác nhất được khái quát hoá cao
sau đó chỉ ra lĩnh vực, phạm vi áp dụng của vấn đề lý
thuyết vừa áp dụng trong thực tế và nghề nghiệp.


PP Thuyết trình bao gồm:
* Giảng thuật: Do có các yếu tố
mô tả, trần thuật nên phương
pháp này chủ yếu được sử dụng
để trình bày những nội dung kỹ
thuật như: cấu tạo của các chi tiết
máy, cấu tạo của các dụng cụ, vật
liệu kỹ thuật và phạm vi sử dụng
của chúng, ngoài ra giảng thuật
còn được sử dụng để trình bày sự
kiện của kỹ thuật và công nghệ,
cấu trúc của các hệ thống kỹ
thuật, mô tả quy trình sản xuất,
quy trình công nghệ...



* Giảng giải: Do có các yếu tố giải thích
nên phương pháp này được áp dụng khi
trình bày các khái niệm kỹ thuật như: Khái
niệm động cơ đốt trong; khái niệm về lực,
về từ trường...ngoài ra còn sử dụng để
trình bày các nguyên lý, cách thức hoạt
động của hệ thống kỹ thuật, chứng minh
các công thức kỹ thuật....
* Giảng diễn: Phương pháp này sử dụng
để trình bày những nội dung lớn có tính
chất trừu tượng một cách hoàn chỉnh như:
Các nguyên lý và cách thức hoạt động của
các cơ cấu kỹ thuật, các khái niệm khoa
học...


- Yêu cầu khi sử dụng phương pháp thuyết trình:
* Đảm bảo tính khoa học và tuần tự lôgic của
vấn đề cần trình bày
* Ngôn ngữ sử dụng phải trong sáng, có tính
diễn cảm tạo ra tính hấp dẫn của vấn đề cần trình
bày.
* Thu hút được sự chú ý của học sinh vào bài
giảng đồng thời đảm bảo cho học sinh ghi chép
được nội dung giảng của giáo viên.
* Phải kết hợp với các phương pháp khác như
thuyết trình kết hợp với nêu vấn đề, thuyết trình với
trình diễn, với thao tác mẫu...



TRÌNH DIỄN
- Trình diễn hay còn
gọi là phương pháp
trình bày trực quan
dựa trên cơ sở quan
sát

sử
dụng
phương tiện dạy học
có tính trực quan thích
hợp nhằm giúp cho
học sinh có được biểu
tượng rõ ràng, sống
động về đối tượng học
tập.


- Mục đích trong việc sử dụng trình diễn là:
+ Hình thành khái niệm kỹ thuật hoặc
giúp cho học sinh nắm được cấu tạo của máy
móc, thiết bị...
+ Có thể mô tả từng bộ phận của hệ
thống về công dụng, hình dạng, kích thước,
vật liệu chế tạo....sự lắp ghép, liên kết giữa
các bộ phận với nhau.
+ Hiểu được nguyên lý hoạt động của
các thiết bị kỹ thuật.
+ Sử dụng trực quan để dạy các thao tác

kỹ thuật.


- Có 4 hình thức sử dụng phương tiện trực quan để trình diễn:
+ Hình thức trực quan với sử dụng phương tiện vật thật
như động, thực vật, khoáng vật hoặc các chi tiết máy đơn giản.
Sử dụng các vật thật giúp cho học sinh gần thực tế và gây
hứng thú, ấn tượng sâu sắc.
+ Hình thức trực quan với sử dụng phương tiện vật quy
ước như bản đồ, sơ đồ, đồ thị, bảng biểu, bản vẽ kỹ thuật. Các
phương tiện này có thể biểu diễn sự vật dưới dạng khái quát,
giản đơn giúp cho học sinh có nhìn nhận vấn đề từ cái cụ thể
sang trừu tượng.
+ Hình thức trực quan với sử dụng phương tiện vật thay
thế như tranh ảnh, mô hình. Hình thức này có thể mô tả được
các vật khó trông thấy trực tiếp, các sự vật không thể trong thấy
(sự chuyển động), các hiện tượng phức tạp (dây chuyền công
nghệ)
+ Hình thức trực quan với sử dụng phương tiện nghe
nhìn như phim, máy tính...hình thức này có thể mô tả tốt các
mô hình tĩnh và động, các mô hình mô phỏng...


Kỹ năng sử dụng phương tiện trực quan để trình diễn
khi dạy học:
+ Lựa chọn các hình thức và phương tiện trực quan
sao cho phù hợp với mục tiêu dạy học của bài học. Giáo viên
cần căn cứ vào điều kiện thực tế cơ sở vật chất của Nhà
trường, tâm lý lứa tuổi học sinh, nội dung bài học mà lựa chọn
phương tiện phù hợp. Cần chuẩn bị đầy đủ về số lượng và

kiểm tra lại tình trạng của chúng trước khi đưa ra dạy học ở
lớp.
+ Trình bày phương tiện trực quan: Giải thích mục đích
trình bày trực quan, hướng dẫn học sinh quan sát chi tiết, bộ
phận hay mối liên hệ nào của đối tượng quan sát. Trong quá
trình hướng dẫn cần dùng phương tiện đúng lúc, đúng chỗ,
theo một trình tự nhất định có kết hợp với lời giải thích rõ ràng,
nói đến đâu đưa vật ra một cách khéo léo. Cần bao quát đảm
bảo tất cả học sinh đều được quan sát.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu và rút ra kết
luận khi quan sát hoặc được thao tác trên phương tiện đó.


THAO TÁC MẪU
Thao tác mẫu là phương pháp giúp giáo viên thực hiện các
động tác kỹ thuật mẫu kết hợp với giải thích cơ sở khoa
học của thao tác giúp học sinh hình dung rõ ràng từng
động tác riêng lẻ của hành động và trình tự các động tác
đó, làm cho học sinh có thể bắt chước được hành động đã
làm mẫu. Học sinh quan sát các động tác mẫu, tái hiện,
phân tích để hình thành và luyện tập động tác.

Thao tác mẫu


Các bước làm thao tác mẫu:
Bước 1: Chuẩn bị hành động cần làm mẫu:
+ Phân tích hành động cần biểu diễn thành các
yếu tố bộ phận (động tác, cử động...) sắp xếp chúng
thành trình tự hợp lý, xác định các yếu tố khó, các

khâu chuyển tiếp, dự kiến các sai sót có thể xảy ra khi
học sinh luyện tập.
+ Chuẩn bị các phương tiện, công cụ cần thiết
tương ứng.
+ Thực hiện hành động cần làm mẫu để kiểm tra
hoặc điều chỉnh hoặc khẳng định việc phân tích trên là
hợp lý, định mức thời gian cần thực hiện, dự kiến
những giải thích kèm theo.
+ Dự kiến vị trí và các điều kiện biểu diễn để học
sinh dễ quan sát.


Bước 2: Biểu diễn hành động (hay động tác) cần làm mẫu:
+ Định hướng hành động cho học sinh bằng cách nêu
rõ mục đích của hành động, trình tự thao động tác và yêu cầu
kèm theo, kết quả cần đạt được. Trước khi làm mẫu giáo viên
có thể dùng tranh ảnh mô tả hành động hoặc bản trình tự thực
hiện hành động để định hướng cho học sinh.
+ Biểu diễn hành động mẫu với tốc độ bình thường
trong điều kiện tiêu chuẩn.
+ Biểu diễn hành động mẫu với tốc độ chậm, thể hiện
rõ từng động tác, cử động, các khâu chuyển tiếp giúp học sinh
quan sát, ghi nhớ từng động tác, cử động một cách chính xác
cũng như trình tự của chúng.
+ Biểu diễn lại vài lần các động tác phức tạp kết hợp
với việc giải thích bằng lời và chỉ ra các sai sót thường gặp khi
thực hiện.
+ Biểu diễn tóm tắt lại toàn bộ hành động mẫu với tốc
độ bình thường để học sinh có ấn tượng về tiến trình công
việc.



Bước 3: Đánh giá kết quả làm mẫu bằng
cách yêu cầu một vài học sinh biểu diễn lại
hành động mà giáo viên vừa thể hiện để xác
định mức độ nắm vững động tác mẫu và tiến
trình công việc. Căn cứ vào kết quả làm thử
của học sinh mà giáo viên chuyển sang
phần luyện tập hoặc làm mẫu lại từng phần
hay toàn bộ hành động.


- Lưu ý:
+ Trước khi làm mẫu giáo viên phải
chuẩn bị kỹ càng, khi biểu diễn phải làm cho
học sinh hình thành được biểu tượng về thao
tác mà họ sẽ thực hiện, cần chú ý đảm bảo an
toàn khi biểu diễn.
+ Việc thực hiện thao tác mẫu vừa có ý
nghĩa hình thành và phát triển kỹ năng nghề
mà còn có tác dụng giáo dục ý thức, thái độ
lao động nghề nghiệp của học sinh.


ĐÀM THOẠI

Đây là kỹ năng mà
giáo viên đặt ra
hệ thống câu hỏi
giúp học sinh

sáng tỏ
những
vấn đề mới, tổng
kết và ôn tập
những kiến thức
đã lĩnh hội.


- Các loại đàm thoại :
+ Đàm thoại gợi mở: Được ứng dụng khi
giảng bài mới, giáo viên đặt câu hỏi giúp học sinh
rút ra được tri thức mới.
+ Đàm thoại củng cố: Giáo viên đặt câu hỏi để
học sinh nắm vững tri thức, mở rộng và vận dụng tri
thức đã lĩnh hội.
+ Đàm thoại tổng kết: Giáo viên đặt câu hỏi để
dẫn dắt học sinh hệ thống hoá và khái quát kiến
thức đã học. Vấn đáp tổng kết khắc phục được sự
rời rạc của tri thức.
+ Đàm thoại kiểm tra: Giáo viên đặt ra câu hỏi
nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá kiến thức mà học
sinh đã học trong quá trình dạy.


Các cách đàm thoại:
Cách 1: Giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi riêng rẽ rồi
chỉ định mỗi học sinh trả lời một câu. Nguồn thông tin để các
học sinh trong lớp xử lý là tổng hợp các câu hỏi và câu trả lời
của học sinh. (khái quát bằng sơ đồ sau đây)


Giáo viên

Häc sinh 1

Häc sinh 2

Häc sinh 3


Cách 2: Giáo viên đặt câu hỏi chính cho cả lớp suy nghĩ trả lời. Câu hỏi
này thường là câu hỏi chính và kèm theo những gợi ý trả lời, những hướng dẫn
liên quan đến câu hỏi. Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời từng bộ phận của câu
hỏi, người sau bổ sung và hoàn thiện cho người trước, cứ tuần tự như vậy cho
đến khi giáo viên thấy câu trả lời đúng. (khái quát bằng sơ đồ sau đây)

Giáo viên

Học sinh 1

Học sinh 1

Học sinh 3


Cách 3: Giáo viên nêu ra tình huống, học sinh hỏi - đáp để đi đến
nội dung dạy học bằng cách: Giáo viên nêu câu hỏi chính kèm theo
những gợi ý nhằm tạo ra tình huống đề học sinh suy nghĩ tìm ra cách trả
lời. Trong một số trường hợp, giáo viên nêu ra những câu hỏi gợi ý phù
hợp để giúp học sinh đi đến kết luận. Tuy vậy thường những kết luận học
sinh tìm ra được còn có những thiếu sót nhất định do đó cần có vai trò tư

vấn của giáo viên.(khái quát bằng sơ đồ sau đây)

Giáo viên

Học sinh 1

Học sinh 2

Học sinh 3


Có 02 loại
câu hỏi:


Các cấp độ câu hỏi
Cấp độ

Nhớ lại

Xử lý

Ứng dụng

Nội dung

Dạng câu hỏi

Hoàn thành


Cho biết hôm nay chúng ta học những vấn đề gì?

Định nghĩa

Hãy định nghĩa....?

Liệt kê

Trình bày các bước....?

Quan sát

Hãy cho biết.....hoạt động như thế nào?

Lựa chọn

Trong các khí cụ sau đây.....là....?

Phân tích

Phần nào của quá trình này là quyết định nhất?

So sánh

So sánh....với B và xác định điểm giống và khác nhau?

Giải thích

Tại sao khi ngắt khoá K máy lại ngừng hoạt động?


Tổ chức

Bạn có thể sắp xếp....như thế nào thì hợp lý hơn?

Xếp thứ tự

Các bước vào đây...cần được thực hiện theo thứ tự nào?

Ví dụ

Cho biết các thiết bị có sử dụng.....trong thực tế?

Vận dụng

Hãy đặt một câu hỏi có sử dụng từ IF?

Dự báo

Điều gì sẽ xảy ra trong trường hợp ngắn mạch?

Khái quát hoá

Hãy chỉ ra ưu điểm và hạn chế của.....?

Đánh giá

Quy trình nào là hiệu quả nhất?


- Quy trình hỏi:

+ Lựa chọn và diễn đạt các câu hỏi (tại sao tôi
hỏi; hỏi để làm gì; liệu học sinh có khả năng trả lời
không; tiến trình của bài học có phụ thuộc vào câu hỏi
này không?)
+ Trình tự hỏi: Nên bắt đầu với câu hỏi cụ thể rồi
tiếp tục với các câu hỏi rộng hơn, gồm các bước:
Bước 1: Ra câu hỏi cho cả lớp
Bước 2: Chờ đợi vài giây đảm bảo cho mọi
người đều hiểu câu hỏi.
Bước 3: Chỉ định học sinh trả lời hoặc lấy tinh
thần xung phong
Bước 4: Tìm kiếm sự nhất trí cho những câu trả lời.


- Kỹ năng xử lý các câu trả lời của học viên


×