Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Phân tích thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến mức sinh ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (534.29 KB, 87 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp

1

khóa 45

LỜI NÓI ĐẦU
Năm 1957, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhất trí thông qua nghị quyết
về các vấn đề dân số trong đó kêu gọi các nước thành viên tính đến mối quan
hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế và biến đổi dân số và cổ vũ các chính phủ
đi theo con đường “kế hoạch hóa gia đình” để giảm bớt sự gia tăng dân số quá
nhanh. Đăc biệt đối với các nước đang phát triển chịu ảnh hưởng trầm trọng
của vấn đề bùng nổ dân số đã ngày càng quan tâm đến chương trình kiểm soát
mức sinh. Theo dự báo của Liên Hợp Quốc thì ngay cả khi các quốc gia đã có
những nỗ lực và thành công nhất định trong công tác dân số thì quy mô dân số
thế giới vẫn có khả năng đạt đến con số 8 tỷ người vào năm 2025, cho dù ngày
nay hơn một nửa số cặp vợ chồng trên thế giới đã tích cực sử dụng các biện
pháp tránh thai và họ đã có ít con hơn cha mẹ mình thì số trẻ sinh ra hàng năm
vẫn lớn hơn nhiều so với vài chục năm trước đây, bởi số người bước vào tuổi
sinh đẻ lớn hơn nhiều so với số người bước ra khỏi độ tuổi sinh đẻ.
Ở nước ta , từ đầu thập niên 60 đến nay, Đảng và nhà nước luôn quan
tâm đến việc hoạch định và thực thi chính sách dân số quốc gia, nhằm giảm
mức sinh và nâng cao chất lượng dân số, phân bố dân cư hợp lý. Chính sách
dân số hướng tới giảm sinh ở Việt Nam ra đời cách đây gần 40 năm, được
đánh dấu bằng nghị quyết 216/CP ngày 26/12/1961 của hội đồng Chính Phủ.
Thời điểm đó dân số nước ta mới có khoảng 30 đến 31 triệu người. Điều đó
chứng tỏ nhà nước ta đã sớm ý thức được tầm quan trọng của việc kiểm soát
mức sinh. Khi xác định mục tiêu của sinh đẻ không chỉ đơn thuần là hạn chế
quy mô dân số mà mục đích quan trọng là “ vì sức khỏe bà mẹ, vì hạnh phúc
và sự hòa thuận của gia đình, đề cao việc nuôi dạy con cái được tốt…”. Mặt


Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

2

khóa 45

khác, nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa
VII (1993) đã nhận định: “ Sự gia tăng dân số quá nhanh là một trong những
nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế xã hội, gây khăn lớn
cho việc cải thiện cuộc sống, hạn chế điều kiện phát triển về trí lực, văn hóa và
thể lực của con người. Nếu xu thế này cứ tiếp tục diễn ra thì tương lai không
xa , nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về
nhiều mặt”.
Như vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm sinh, hạn chế sinh đẻ, để
bảo vệ sức khỏe bà mẹ, để nuôi dạy con cái cho tốt…?Muốn đưa ra những giải
pháp để kiểm soát mức sinh, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về những nguyên
nhân ảnh hưởng đến nó. Mức sinh chịu ảnh hưởng của nhiều biến số trực tiếp
hoặc gián tiếp, trong đó có cả các yếu tố về văn hóa, xã hội, tâm lý, cũng như
kinh tế và chính trị. Qua quá trình thu thập thông tin về vấn đề này, em đã lựa
chọn đề tài: “Phân tích thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến mức sinh
ở Việt Nam hiện nay”. Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về mức sinh.
Chương 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức sinh và phương pháp nghiên
cứu .
Chương 3. Phân tích thống kê ảnh hưởng của các nhân tố đến mức sinh

ở Việt Nam.
Đề tài được hoàn thành là nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Phạm
Đại Đồng. Em xin chân thành cảm ơn thầy.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

3

khóa 45

CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MỨC
SINH.3
1.1.Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá mức sinh.3
Trước khi tìm hiểu về một vấn đề nào đó, chúng ta phải biết khái niệm
về nó . Vậy mức sinh là gì?.
1.1.1.Khái niệm về mức sinh.3
Trong dân số học, từ sinh sản chỉ sự sinh sản của phụ nữ, nó liên quan
đến số con đẻ ra mà một người phụ nữ thực có. Sinh sản đối lập với không
sinh sản.
Sinh sản khác vơí khả năng sinh sản. Đó là khả năng sinh lý, khả năng
có thể có con. Có khả năng sinh sản đôí lập với vô sinh.
Mức sinh trước hết phụ thuộc vào khả năng sinh sản của các cặp vợ
chồng, sau đó các yếu tố khác như tuổi kết hôn, ý muốn về số con , trình độ
phát triển kinh tế xã hội, thời gian chung sống của các cặp vợ chồng…Mức
sinh phản ánh mức sinh đẻ thực tế của một dân cư trong thời gian nghiên cứu.

Khả năng sinh sản của người phụ nữ cũng có giới hạn nhất định. Về mặt lý
thuyết, số con trung bình một người phụ nữ có thể có khoảng 15 con. Tuy vậy,
không có dân tộc nào đạt đến mức sinh đó.
Mức sinh đề cập đến số trẻ em sinh ra, còn sống và sẽ thuận lợi hơn để
tính theo số phụ nữ vì nữ giới chứ không phải nam giới, là người trực tiếp sinh
đẻ. Sinh trong hôn thú là khái niệm đề cập đến số trẻ sinh ra còn sống của các
phụ nữ có chồng. Mức sinh tự nhiên đề cập đến những dân số mà ở đó phụ nữ
không hề có cố gắng nào nhằm hạn chế số sinh bằng việc sử dụng các biện
pháp tránh thai. Một chỉ số đơn giản đo lường mức sinh là tính số trẻ em sinh
ra còn sống bình quân cho phụ nữ ở độ tuổi nhất định. Nhưng chỉ số này gặp
Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


4

Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

phải hạn chế là những người phụ nữ nhiều tuổi có thế quên không khai báo tất
cả số lần sinh của họ, đặc biệt là những đứa trẻ đã chết khi còn rất ít tuổi. Đây
là trường hợp phổ biến ở các nước đang phát triển.
Mức sinh có thể tiếp cận theo hai cách: Mức sinh theo thời kỳ và mức
sinh theo đoàn hệ. Tuy nhiên phân tích mức sinh theo thời kỳ đơn giản hơn và
được dùng phổ biến hơn.
1.1.2. Đánh giá mức sinh theo thời kỳ.4
Mức sinh được nghiên cứu cho từng thế hệ theo cách tiếp cận dọc. Tuy
vậy, trong thực tế mức sinh thường được nghiên cứu theo cách tiếp cận ngang

cho một tập hợp dân cư, một tập hợp phụ nữ hiện tại trong một thời kỳ nhất
định thường là một năm. Để phân tích mức sinh, người ta thường dùng các chỉ
tiêu sau:
1.1.2.1. Tỷ số trẻ em so với phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.4
C WR =

P0 − 4
W15- 49

Trong đó CWR: Tỷ số trẻ em so với phụ nữ
P0−4 : số trẻ từ 0-4 tuổi
W15- 49 : số phụ nữ trong độ tuổi có khả năng sinh đẻ.

CWR là chỉ tiêu đơn giản nhất để đánh giá mức độ sinh của dân cư mà
không cần số liệu chi tiết cụ thể. Trong điều kiện thiếu số liệu, CWR lại được
sử dụng làm cơ sở để ước lượng gián tiếp mức sinh. Nhưng đây chỉ là cách đo
lường rất thô, mức độ chính xác không cao.
1.1.2.2. Tỷ suất sinh thô.4
CBR =

B
P

CBR: tỷ suất sinh thô.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH



Chuyên đề tốt nghiệp

5

khóa 45

B: số trẻ em sinh ra trong 1 năm của một nước hoặc một địa phương nào
đó.
P : dân số trong năm của một nuớc hoặc một địa phương.

Tỷ suất sinh thô biểu thị mức sinh trung bình của 1000 người dân, được
tính bằng tỷ lệ ‰. Gọi là thô bởi vì mẫu số mọi người dân ở mọi lứa tuổi
thuộc hai giới. Ưu điểm của chỉ tiêu này là chỉ tiêu cơ bản được dùng trong
nghiên cứu dân số. Nhưng nhược điểm của nó lại chịu ảnh hưởng của cấu trúc
dân cư theo tuổi và giới tính.
1.1.2.3. Tỷ suất sinh chung.5
GFR =

B
W 15− 49

GFR: tỷ suất sinh chung
W15-49 : số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bình quân.

GFR được tính bằng tỷ lệ ‰ cho biết mức sinh đẻ bình quân trong năm
của 1000 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Nó phản ánh được mức độ sinh đẻ của
phụ nữ, không chịu ảnh hưởng bởi cấu trúc dân cư theo giới, tuy vẫn chịu ảnh
hưởng của cấu trúc tuổi của số nữ trong tuổi sinh đẻ .
1.1.2.4. Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi .5
ASFR x =


Bx
Wx

ASFR x : tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi x.
B x : số trẻ em sinh ra trong năm của những người phụ nữ tuổi x.
Wx : số lượng phụ nữ trung bình trong năm của tuổi x.

Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi phản ánh mức độ sinph đẻ của từng độ
tuổi phụ nữ. Nó đòi hỏi số liệu phải chi tiếtp, nên nhiều khi không đủ số liệu
để tính toán. Trong thực tế, chỉ tiêu này thường được tính cho một năm đối với
Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


6

Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

mọi độ tuổi theo phương pháp tiếp cân ngang để đánh giá mức sinh của năm
nghiên cứu.
1.1.2.5. Tổng tỷ suất sinh.6
TFR =

x49

7


x =15

n =1

∑ ASFR x = 5∑ ASFR n

Trong đó TFR là tổng tỷ suất sinh.
TFR là thước đo mức sinh không phụ thuộc vào cấu trúc tuổi và giới.
Thực chất TFR là số trẻ em bình quân mà một người phụ nữ có thể có, nếu bà
ta sống đến hết tuổi sinh đẻ và trong suốt cuộc đời sinh sản của mình bà ta có
đúng các tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như đã xác định cho các độ tuổi khác
nhau của phụ nữ trong một năm. Như vậy, TFR có thể phản ánh số con trung
bình của một thế hệ phụ nữ thực, nếu ASFR được tính theo cách tiếp cận dọc.
Nhưng TFR lại thường được dùng để đánh giá mức sinh của một năm cho một
tổng thể dân số nào đó do cách tiếp cân ngang của ASFR. Nó cho biết nếu
theo mức sinh của năm nghiên cứu, thì trung bình một người phụ nữ khi sống
hết tuổi sinh đẻ được mấy con.
1.1.3. Đánh giá mức sinh theo chỉ số Coale.6
Vào những năm cuối của thập niên 1960, Coale là giám đốc của một
văn phòng nghiên cứu dân số của đại học Priceton, đã thiết lập một cuộc
nghiên cứu về sự giảm sinh ở Châu Âu trong suốt thế kỷ XIX,XX.
Ông đã tìm ra ba số đo để đánh giá mức độ sinh sản:


Chỉ số mức sinh chung ( I f ).



Chỉ số về mức sinh của phụ nữ có chồng ( I g ).




Chỉ số về mức sinh ngoài hôn nhân ( I h ).

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

7

khóa 45

Các chỉ số này so sánh mức sinh hiện tại của một nước (địa phương)
trong thời kỳ nào đó với mức sinh cao nhất có thể đạt được. Ông đã dùng
phương pháp chuẩn hóa gián tiếp. Các bước tiến hành như sau:


Tìm mức sinh cao nhất đã đạt được từ trước đến nay.



Xác định mức sinh dự tính, chuẩn hóa theo mức sinh cao nhất có

thể đạt được.



So sánh mức sinh thực tế với mức sinh dự tính. Mức độ thực tế so

với mức cao nhất có thể đạt được.
Các chỉ số có môí quan hệ với nhau: I f = I g * I m + I h (1 − I m ) .
Trong đó I m là chỉ số hôn nhân.
1.1.4. Đánh giá mức sinh theo đoàn hệ.7
Muốn đánh giá mức sinh theo đoàn hệ, chúng ta phải xem xét mức sinh
của một nhóm dân cư khi chuyển từ độ tuổi này qua độ tuổi khác trong các
thời kỳ nghiên cứu. Nó khắc phục một số giả định khi nghiên cứu mức sinh
theo thời kỳ.
Nếu cộng các tỷ suất sinh ở các độ tuổi khác nhau trong cùng một năm
ta được tổng tỷ suất sinh (TFR) theo thời kỳ. Nó không phải là của một đoàn
hệ, mà của các độ tuổi khác nhau ở các đoàn hệ khác nhau. Ta cộng các tỷ suất
sinh đặc trưng theo tuổi của cùng một đoàn hệ thì được tổng tỷ suất sinh theo
đoàn hệ (CFR).
Tổng tỷ suất sinh theo thời kỳ và theo đoàn hệ có mối quan hệ với nhau.
Tất nhiên, việc thay đổi mức sinh, tổng tỷ suất sinh của một thời kỳ nào đó
chưa hẳn đã làm thay đổi mức sinh, tổng tỷ suất sinh của đoàn hệ và ngược
lại. Có thể trình bày mức sinh theo đoàn hệ dưới nhiều dạng khác nhau.
Chuyển mức sinh theo đoàn hệ từ các cột, các dòng khác nhau về cùng một

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

8


khóa 45

dòng của cùng một đoàn hệ, hoặc có thể xác định mức sinh cộng dồn theo
cùng đoàn hệ sinh. Mức sinh cộng dồn đến tuổi 50 là tổng tỷ suất sinh của
đoàn hệ đồng sinh.
Ngoài ra, người ta còn xác định mức sinh cho các đoàn hệ kết hôn.
Thước đo sử dụng để mức sinh của đoàn hệ kết hôn là tỷ suất sinh đặc thù theo
độ dài hôn nhân.
1.2. Những cơ bản liên quan đến việc nghiên cứu mức sinh.8
Khi nghiên cứu về mức sinh, vấn đề đặt ra là những yếu tố nào liên
quan đến việc nghiên cứu mức sinh? Sau đây là một số vấn đề cơ bản cần tìm
hiểu.
1.2.1. Quy mô gia đình .8
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Tại nơi đây những đứa trẻ ra đời
và là nơi nuôi dưỡng chúng lớn lên. Một gia đình có quy mô lớn hay nhỏ phụ
thuộc vào số lượng những đứa trẻ được sinh ra. Một trong các phương pháp để
các nhà nghiên cứu nhận biết về thái độ và những chuẩn mực ảnh hưởng đến
quy mô gia đình là đặt ra câu hỏi cơ bản như: “Theo bạn, số trẻ em tối ưu cần
sinh ra là bao nhiêu?”. Sau đó tìm hiểu vì sao người được phỏng vấn lại thích
một con số cụ thể như vậy. Một số nhà dân số học cho rằng những câu hỏi như
vậy là vô nghĩa, không đáng tin cậy. Tuy vậy việc đo lường quy mô gia đình
lý tưởng cho phép ta rút ra sự phân biệt giữa các xã hội hay bộ phận dân số có
tiêu chuẩn về quy mô gia đình lớn, nhỏ. Các nước phát triển và một số nước
Châu Á có quy mô gia đình lý tưởng là một đến hai con. Nhưng con số này lại
lớn hơn nhiều ở những nước Châu Phi. Nhìn chung, phụ nữ ít tuổi mong muốn
số con ít hơn phụ nữ nhiều tuổi.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH



Chuyên đề tốt nghiệp

9

khóa 45

Bongcarts cho rằng việc đo lường quy mô gia đình mong muốn có thể
làm tăng số con mong muốn.
1.2.2. Sở thích giới tính khi sinh.9
Năm 1989, khi phát hiện ra tỷ số giới tính khi sinh là 113,8, Chính Phủ
Trung Quốc đã quan tâm lo lắng vấn đề này. Sau đó một số nghiên cứu trong
và ngoài nước đã được triển khai thực hiện tại quốc gia này. Tháng 10/1992,
tỷ số giới tính khi sinh trở thành chủ đề thảo luận tại “Hội thảo quốc tế về tổng
điều tra dân số Trung quốc-1990” được tổ chức với sự tham gia của nhiều nhà
khoa học các nước. Đến tháng 11/1994, Quỹ dân số Liên Hợp Quốc lại được
tổ chức tại Seoul “Hội nghị quốc tế về mối quan hệ về tâm lý lựa chọn giới
tính của trẻ em với động lực thúc đẩy sự thay đổi một cách nhanh chóng về
nhân khẩu hởc Châu Á”. Hội nghị này, các nhà khoa học đã đưa ra nhiều ý
kiến về tỷ số giới tính khi sinh, về quá trính giảm sinh, về tâm lý lựa chọn giới
tính của trẻ em.
Như vậy, sở thích của các cặp vợ chồng về giới tính của trẻ rất phổ biến
ở nhiều nước. Nhiều nơi, người ta nhấn mạnh vào việc phải có con trai vì
những lý do kinh tế, xã hội và tôn giáo. Chính sở thích này đã ảnh hưởng đến
hành vi sinh sản. Thực tế đã cho thấy, ở nhiều nơi các cặp vợ chồng dễ chấp
nhận áp dụng biện pháp tránh thai hơn nếu họ có số con trai nhiều hơn số con
gái.
Sở thích có con trai là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng đến
việc sinh đẻ của các cặp vợ chồng. Nhiều bậc cha mẹ Việt Nam thích có ít

nhất một con trai. Những gia đình sinh nhiều lần mà vẫn toàn con gái thì tiếp
tục sinh để đạt được mục đích này, đặc biệt là nông thôn. Đối với những gia

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

10

khóa 45

đình đã có hai, ba hoặc bốn con nếu đã có ít nhất một con trai thì khả năng
sinh thêm con sẽ giảm đi.
1.2.3 . Nhận thức về biện pháp tránh thai.10
Số con mà một bà mẹ muốn sinh ra cũng phụ thuộc vào nhận thức và
thái độ của họ đối với các biện pháp tránh thai. Nói đến các biên pháp tránh
thai cũng tức là nói đến việc hạn chế sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình. Một số
hình thức cụ thể như áp dụng biện pháp tránh thai, nạo phá thai…là những
nhân tố quyết định liên quan đến hạn chế sinh. Từ kế hoạch hóa gia đình được
sử dụng theo một nghĩa hạn chế hơn, vì nạo phá thai thường không được coi là
một biện pháp kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ tránh thai thịnh hành là tỷ lê phần
trăm số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đanpg sử dụng một biện phâp tránh thai
nào đó.
Mặc dù hiện nay trình độ dân trí của người dân đã tăng lên. Nhưng sự
hiểu biết về các biện pháp tránh thai vẫn còn hanj chế. Thậm chí có nhiều
người đã từng nghe nói đến một số biện pháp tránh thai, nhưng họ không có
hiểu biết đầy đủ về hậu quả và việc áp dụng đúng đắn biện pháp đó. Ở Việt

Nam, việc tuyên truyền về các biện pháp tránh thai còn chưa rộng rãi, đặc biệt
ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Ở những nơi này tồn tại tâm lý muốn
nản tránh khi nói đến các biện pháp tránh thai. Kết quả là nhiều gia đình đã
sinh con ngoài ý muốn.
1.2.4. Chi phí và giá trị của con cái.10
a.Chi phí cho con cái.10
Việc nuôi dạy con cái trưởng thành và là người có ích là điều mong
muốn lớn nhất của các ông bố, bà mẹ. Nhưng đây là một quá trình khó khăn.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

11

khóa 45

Và để làm được điều đó các gia đình phải bỏ ra nhiều loại chi phí. Trong đó
chi phí kinh tế được xếp hàng đầu.
Chi phí kinh tế có hai loại chủ yếu sau:


Chi phí tài chính: Là khoản chi phí về thức ăn, nhà ở, quần áo,

giáo dục, thuốc men cho con cái. Đó là những nhu cầu thiết yếu mà bất kỳ ai
cũng cần được thực hiện.



Chi phí cơ hội: Là những loại chi phí hay thu nhập mà cha mẹ bị

mất do phải nuôi dưỡng con cái. Ki con còn quá nhỏ, người mẹ phải bỏ việc
để nuôn con. Khi đó, cha mẹ sẽ mất đi khoản tiền do việc đi làm trước đây
mang lại. Hoặc nếu bà mẹ vẫn tiếp tục đi làm nhưng lại phải trả các khoản chi
phí cho người con, thì phần này cũng có thể được coi là chi phí cơ hội bởi vì
bà mẹ có thể không phải trả khoản này nếu không có con.
Từ những chi phí trên cho thấy, các cặp vợ chồng quyết định sinh nhiều
con không phải là một quyết định đúng đắn. Chi phí nuôi dưỡng trẻ thì cao mà
lợi ích kinh tế lại thấp. Mặt khác, các khoản lương trợ cấp xã hội được đảm
bảo cũng có nghĩa là cha mẹ không cần con cái trợ cấp họ khi tuổi già. Nhưng
điều này thường phù hợp với những nước có điều kiện kinh tế phát triển. Còn
với những nước đang phát triển lại có chiều hướng khác. Ở đó chi phí kinh tế
thấp hơn nhiều, nhất là ở những vùng nông thôn, những vùng mà trẻ em không
được đi học. Từ còn rất bé, những đứa trẻ đã phải tham gia lao đôngj giúp đỡ
gia đình . Chúng đóng góp vào thu nhập gia đình bằng việc đi làm đồng, nuôi
gia súc, gia cầm…. Khi cha mẹ già yếu, những đứa con sẽ là chỗ dựa duy
nhất. Caldwell đã minh họa thực tế này theo một cách khác. Theo ông, ở
những nước phát triển thì dòng của cải đi từ cha mẹ đến người con, còn ở
những nước đang phát triển, dòng của cải này theo chiều hướng ngược lại, từ

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

12


khóa 45

con cái đến cha mẹ. Ở những nơi con cái là nguồn đảm bảo kinh tế chủ yếu
của cha mẹ, ở đó được đặc trưng bằng mô hình sinh cao. Ngựơc lại, khi dòng
của cải theo chiều hướng từ cha mẹ đến con cái và con cái là gánh nặng kinh
tế thì mức sinh sẽ giảm. Khi nghiên cứu về chi phí cho con cái, chúng ta
không chỉ xem xét về mặt kinh tế. Tình cảm yêu thương, sự mong muốn về
một mái ấm gia đình và nhiều vấn đề khác cần được xem xét đến khi bàn về
việc sinh con và nuôi con.
Trên đây là một số chi phí kinh tế cho con cái. Bên cạnh những chi phí
phải bỏ ra thì con cái có những giá trị gì?
b. Giá trị của con cái.12
Giá trị của con cái được một số nhà dân số học định nghĩa như là việc
thu nhập những vật dụng tốt mà cha mẹ nhận được từ con cái. Một số nhà
nghiên cứu khác đề cập đến một hệ thống giá trị của con cái thành 9 loại: 8
loại giá trị kinh tế (như danh tiếng, hạnh phúc…) và một loại biểu diễn giá trị
sử dụng kinh tế.
Giá trị của con cái có thể được nghiên cứu trên hai khía cạnh: Lợi ích và
khó khăn..
Về mặt lợi ích:


Trước hết được hiểu là lợi ích về mặt tình cảm. Con cái mang lại

niềm vui, niềm hạnh phúc cho cuộc sống của cha mẹ. Một đứa trẻ ra đời đã
mang đến biết bao tiếng cười cho người thân. Con cái là đối tượng yêu thương,
trìu mến và là người bạn của cha mẹ.



Lợi ích và đảm bảo về kinh tế: Con cái có thể đóng góp vào kinh

tế gia đình nhờ việc làm đồng, làm thuê cho bên ngoài hay làm ở các xưởng
kinh doanh của gia đình…Trẻ em cũng có thể đảm nhận những công việc nhà

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

13

khóa 45

tạo điều kiện cho các bà mẹ làm các công việc khác để có thu nhập cao hơn.
Khi bố mẹ già, con cái là người chăm sóc, nuôi dưỡng đặc biệt đối với những
bậc cha mẹ không có lương và các khoản trợ cấp xã hôi khác.


Nuôi dạy con cái cũng là cơ hội học hỏi của cha mẹ. Người phụ

nữ khi có đứa con đầu tiên_khi mang vai trò làm mẹ sẽ trở lên trưởng thành
hơn và có trách nhiệm hơn. Không có con, những người đã kết hôn vẫn chưa
được chấp nhân một cách đầy đủ là người trưởng thành hay là thành viên đầy
đủ của cộng đồng.


Phần thưởng lớn nhất cho cha mẹ khi nuôi dạy con cái là nhìn


thấy chúng trưởng thành. Cha mẹ quan sát con cái từng bước đi của đứa con
đã lớn và lấy làm tự hào về tài năng của con cái họ.


Con cái giúp làm tăng cuờng mối quan hệ hôn nhân giữa vợ và

chồng, cũng là sự hoàn thành tự nhiên của hôn nhân, Con cái tiếp tục dong dõi
gia đình, tên tuổi của gia đình và truyền thống gia đình.
Về mặt khó khăn:


Bên cạnh những lợi ích về mặt tình cảm con cái cũng đem lại

những chi phí về mặt này. Khi có con, cha mẹ phải lo lắng nhiều hơn về chúng
đặc biệt là hành vi cư xử, sức khỏe và sự an toàn của chúng.


Chi phí cho nhu cầu thiết yếu như ăn uống, ở măc, học hành, y tế

va những khoản khác. Đây thuộc về chi phí kinh tế.


Sau khi có con, cha mẹ trở lên bận rộn hơn vì vừa phải làm việc

vừa phải chăm sóc con. Do đó họ ít tự do hơn đối vời đời sống xã hội, nghề
nghiệp và các nhu cầu cá nhân khác.


Trông nom con cái đòi hỏi nhiều thời gian và sức khỏe.


Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp



14

khóa 45

Cha mẹ ít có thời gian quan tâm đến nhau hơn, nhiều khi có thể

xảy ra cãi cọ về việc chăm sóc con cái. Đây chính là chi phí gia đình.
Nhìn chung các bậc cha mẹ ở nông thôn nhấn mạnh lợi ích kính tế và
thực dụng của con cái. Còn ở thành thị, bố mẹ lại quan tâm nhiều đến tình
cảm, tâm lý của việc có con.
1.2.5. Sự khác biệt về mức sinh14
Mức sinh giữa các nhóm dân số khác nhau tùy theo địa vị, trình độ văn
hóa, khu vực sống thành thị hay nông thôn và hình thức tôn giáo.
1.2.5.1. Mức sinh và địa vị.14
Địa vị ở đây được xét cả mặt kinh tế và mặt xã hội. Về mặt kinh tế, một
thực tế thường thấy là những người nghèo lại có xu hứớng sinh nhiều con mặc
dù điều kiện của họ không cho phép nuôi dạy con cái tốt. Những người nghèo
thường có trình độ hiểu biết thấp, họ tự biện hộ cho hành vi sinh đẻ nhiều của
mình rằng “trời sinh voi sinh cỏ”. Đối với họ những đứa trẻ là một nguồn lao
động. Họ không hoặc ít quan tâm đến chất lượng con cái. Những đứa con vẫn

lớn lên, lập gia đình và sinh con. Nhưng cha mẹ đâu có biết, những đứa con do
mình sinh ra rồi cũng sẽ như họ nghèo và trình độ thấp. Ngược lại bộ phận dân
cư có kinh tế khá trở lên lại theo xu hướng sinh ít con hơn .
Về địa vị xã hội, Wrong cho rằng dường như có một quy luật là những
người có địa vị giai cấp hay địa vị xã hội thấp sẽ có mức sinh cao hơn.
1.2.5.1. Mức sinh và trình độ văn hóa.14
Trình độ học vấn của dân cư tác động đến số con được sinh ra của các
cặp vợ chồng không trực tiếp nhưng rất quan trọng vì trình độ dân trí cùng với
các nhân tố kinh tế xã hội khác tạo nên cơ sở vững chắc cho sự phân bố dân cư
hợp lý.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

15

khóa 45

Theo ý kiến các nhà kinh tế học vi mô thì trình độ học vấn cao sẽ mong
muốn con cái có phẩm chất tốt hơn và chi phí cơ hội có thể tăng lên nếu người
phụ nữ có trình độ học vấn cao phải nghỉ việc vì sinh con.
Theo Tan va Haines thì số trẻ em đến trường cơ sở cao là nhân tố quan
trọng làm giảm sinh. Vào giai đoạn đầu của sự phát triển, chi phí trực tiếp và
chi phí cơ hội của cha mẹ có thể còn thấp, nhưng ở trình độ phát triển cao hơn
chi phí về giáo dục sẽ tăng lên rất nhanh.
Một số nhà nghiên cứu đưa ra rằng: Mặc dù nâng cao trình độ học vấn

dẫn đến tỷ suất sinh thấp hơn, nhưng mối quan hệ thực sự giữa hai biến số này
vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Giáo dục chắc chắn ảnh hưởng đến độ tuổi
kết hôn. Trình độ học vấn của phụ nữ cao chắc chắn dẫn đến làm tăng độ tuổi
kết hôn và ở một sốnước làm giảm xác suất đã từng kết hôn. Ngoài ra trình độ
văn hóa cũng liên quan mật thiết với thái độ ngày càng ưa dùng các biện pháp
hạn chế sinh, sự hiểu biết tốt hơn về các biện pháp tránh thai và tăng cường
mối quan hệ vợ chồng. Hawthorn nhận xét “điều sẽ đúng cho tất cả các xã hội
là sự hiểu biết về hạn chế sinh khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào sự nhận thức
theo kiểu thành thị hay nơi cư trú, trình độ văn hóa và mức thu nhập cao hơn
mức trung bình”. Trình độ văn hóa còn ảnh hưởng đáng kể đến các yếu tố
khác như thái độ về quy mô gia đình lý tưởng, chi phí và lợi ích của trẻ em.
1.2.5.2. Sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị.15
Nông thôn và thành thị có điều kiện sống khác nhau. Và mức sinh cũng
theo đó mà có sự khác biệt rõ rệt. Ở những nước phát triển, mức sinh ở nông
thôn nói chung cao hơn so với ỏ thành phố. Đối với những nước Châu Âu, quá
trình giảm sinh dường như đã bắt đầu ở khu vực thành thị và những thành phố

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

16

khóa 45

lớn giảm sinh sớm hơn va nhanh hơn so với những khu vực hành chính sự
nghiệp nhỏ hơn.

Kết quả các cuộc điều tra WFS cho thấy sự khác nhau về mức sinh rất
rõ giữa các khu vực thành phố lớn, khu vực thành thị khác và vùng nông thôn,
đặc biệt ở Châu Mỹ La Tinh. Lý do có thể là người dân thành thị có những đặc
điểm khác so với người dân ở nông thôn. Chảng hạn người dân thành thị được
giáo dục tốt hơn, nghề nghiệp ổn định hơn, thu nhập cao hơn so với người dân
nông thôn. Ở một số nước như Inđônêsia và Nigiênia, các khu vực thành phố
lớn lại có mức sinh cao hơn so với khu vực thành thị nhỏ, nguyên nhân có lẽ
do sự phá vỡ khoảng cách giữa các lần sinh truyền thống. Kết quả điều tra dân
số học vào cuối những năm 1980 cho thấy mức sinh ở các khu vực thành thị
nói chung thấp hơn so với khu vực nông thôn. Phụ nữ thành thị kết hôn muộn
hơn so với phụ nữ nông thôn.
Ở Châu Phi, vào những năm 1980, sự khác biệt về mức sinh giữa thành
thị và nông thôn rất không rõ ràng do thiếu nguồn số liệu chính xác cũng như
những khó khăn trong việc ước tính mức sinh cho thành thị và nông thôn. Ở
một số nước, mức sinh ở khu vực thành thị lại cao hơn có lẽ nguyên nhân do
dich vụ y tế tốt hơn ở khu vực thành thị, làm giảm tình trạng chết của trẻ sơ
sinh, giảm bênh vô sinh ở nữ.
1.2.5.3. Tôn giáo và mức sinh.16
Các hình thức tôn giáo mới nảy sinh cùng với sự nổi lên của văn minh
có văn tự, mang tính thế giới. Đấy là trường hợp của thời kỳ đế chế La Mã và
các nền văn minh cùng thời đó ở Ấn Độ, Trung Quốc. Mọi cái tên thần linh
khác nhau chẳng qua chỉ là thể hiện của một thế lực siêu việt. Mỗi một dòng
tôn giáo lại có một thế lưc siêu việt khác nhau. Tôn giáo tín ngưỡng chắc chắn

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp


17

khóa 45

là nhân tố đáng kể ảnh hưởng đến số con sinh ra của một người phụ nữ.Người
theo Thiên chúa thường có mức sinh cao hơn so với người Do Thái hay đạo
Tin Lành. Và hầu hết các nghiên cứu đề cho thấy người theo đạo Hồi thường
có mức sinh cao hơn so với những người không phải đạo Hồi.
Để giải thích ảnh hưởng của tôn giáo tĩn ngưỡng đến sự khác biệt về
mức sinh, các nhà nghiên cứu đã đưa ra ba giả thiết sau đây:
 Giả thuyết đặc tính: Theo giả thuyết này thì sự khác nhau giữa các
thành viên trong cộng đồng tôn giáo và tôn giáo tín ngưỡng được
xem như là một chỉ số về trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thu nhập,
nơi cư trú nông thôn , thành thị và động thái xã hôi.
 Giả thuyết thần học đặc trưng: Theo giả thuyết này, tôn giáo ảnh
hưởng đến mức sinh thông qua học thuyết nhà thờ, hoặc lý tưởng tôn
giáo cụ thể đối với các biện pháp hạn chế sinh và các Để giải thích
theo học thuyết này thì các đặc trưng kinh tế xã hội được cố định.
 Giả thuyết về địa vị của nhóm thiểu số cho rằng: Những điều kiện
xác định sự không an toàn của nhóm thiểu số làm giảm mức sinh của
họ xuống dưới mức của nhóm đa số.
Trên đây là 3 giả thiết về ảnh hưởng chung của tôn giáo. Vậy sự khác
biệt về mức sinh giữa các đạo giáo như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu về đạo
Thiên chúa giáo và Hồi giáo.
Xu hướng chung của người Thiên chúa giáo La Mã là khuyến khích
đông con. Lý do được đưa ra là họ ủng hộ quy mô gia đình lớn và không chấp
nhận các biện pháp tránh thai có hiệu quả cao nhẩt. Mặc dù vậy một số lượng
lớn những người Thiên chua giáo đã thực tế áp dụng các biện pháp chưa được
thông qua. Trong một số xã hộ mà người Thiên chúa giáo chiếm ưu thế đã có


Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

18

khóa 45

mức sinh thấp như Ý, Pháp, Áo… Ở cộng hòa Ailen, hệ thống giáo dục phổ
thông được nhà thờ Thiên chúa giáo cai quản, do vậy trẻ em tiếp thu những tư
tưởng chủ nghĩa đông con. Tuy nhiên sự hoàn thiện địa vị phụ nữ Ailen đã có
liên quan đến việc hạn chế sinh ngày càng tăng của những phụ nữ còn trẻ. Còn
ở Mỹ, tôn giáo tín ngưỡng khác nhau ảnh hưởng đến sự thay đổi mức sinh đã
giảm dần từ những năm 1960-1970. Việc sử dụng các biện pháp tránh thai đã
phổ biến ở những người theo đạo Tin Lành, Thiên chúa giáo và phụ nữ Do
Thái. Trong đó triệt sản tập chung ở người theo đạo Tin Lành hơn người Thiên
chúa.
Đạo Hồi là một đạo phái chiếm ưu thế ít nhất ở 40 nước.Mức sinh của
người Hồi giáo nói chung là cao. Nói chung mức sinh này thường cao hơn
mức sịn h của những đạo giáo khác. Nguyên nhân của hiện tượng này là hầu
hết người Hồi giáo sinh sống bằng nghề nông nghiệp truyền thống. Nơi đây
trình độ học vấn của người dân tương đối thấp. Họ không chịu tiếp thu những
tư tưởng tiên tiến, vẫn giữ những truyền thống lạc hậu như: Thanh niên thì kết
hôn sớm; phụ nữ lệ thuộc hoàn toàn vào gia đình, họ chỉ có nhiệm vụ sinh con
và làm công việc gia đình; không cho phép phụ nữ được nạo phá thai...
Theo Kirt đạo Hồi ít khuyến khích các biện pháp kế hoạch hóa gia

đình . Tuy vậy, một số biện pháp kế hoạch hóa gia đình vẫn được áp dụng.
Xuất tinh ngoài âm đạo, kéo dài khoảng cách giữa các lần có thai là biện pháp
được mọi người ủng hộ rộng rãi nhằm bảo vệ sức khỏe bà mẹ bằng việc kéo
dài khoảng cách giữa các lần mang thai. Ngày nay nhiều chính phủ, các nhà
lãnh đạo Hồi giáo ủng hộ chương trình kế hoạch hóa gia đình. Kết quả là tỷ lệ
người sử dụng biện pháp tránh thai ở nhiều nước Hồi giáo đã tăng lên, mức
sinh đã giảm xuống.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


19

Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

1.3. Tái sinh sản.19
Tái sinh sản là quá trình thay thế thế hệ dân số này bằng thế hệ dân số
khác
nhờ quá trình sinh đẻ. Tái sinh sản là khâu chủ yếu của quá trình tái sản xuất
dân số. Muốn duy trì số lượng dân, duy trì nòi giống, cần thiết phải có quá
trình sinh sản và quá trình đó phải diễn ra liên tục.
Đánh gia mức độ tái sinh sản thường dựa vào các chỉ tiêu chủ yếu sau
đây:
1.3.1. Tỷ suất tái sinh thô.19
49


GRR = θ * TFR = θ * ∑ ASFR x
x =15

Trong đó GRR là tỷ suất tái sinh thô.
θ : xác suất sinh con gái.

Tỷ suất tái sinh thô biểu thị số con gái bình quân một phụ nữ sinh ra
trong suốt cuộc đời của mình. Phương pháp xác định có thể được tiến hành
theo hai cách: Một là, dựa vào tổng tỷ suất sinh (số con bình quân một bà mẹ
sinh ra trong suốt cuộc đời của mình) nhân với xác suất sinh con gái. Hai là,
tổng hợp tất cả các tỷ suất sinh con gái của tất cả các bà mẹ ở các nhóm tuổi.
Số bé gái bình quân sinh ra bởi một bà mẹ có thể phản ánh mức độ tái
sản xuất dân số. Tuy nhiên, nó còn phụ thuộc vào mức chết của dân cư nói
chung, của thế hệ trẻ nói riêng.
1.3.2. Tỷ suất tái sinh tinh.19
Tỷ suất tái sinh tinh biểu thị số bé gái trung bình được sinh ra bởi một
bà mẹ, sống được đến tuổi bà mẹ sinh ra mình, có thể thay thế bà mẹ tiếp tục
quá trình sinh đẻ, tái tạo ra thế hệ mới. Có hai cách tiếp cận để xác định tỷ suất
tái sinh tinh.
Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

20

khóa 45


Thứ nhất, xuất phát từ 1000 người con gái mới sinh, có bao nhiêu người
sống được đến tuổi bà mẹ và sinh ra sinh ra được bao nhiêu người con gái.
49

NRR = θ * ∑ ASFR x * l w, x
x =15

NRR: Tỷ suất tái sinh thô.
l w, x : hệ số sống của những bà mẹ từ khi mới đẻ đến tuổi sinh đẻ.

Theo công thức này thì tỷ suất tái sinh tinh là số bé gái trung bình được
sinh ra của những bà mẹ, có tính đến hệ số sống sót đến tuổi sinh đẻ của thế hệ
bà mẹ.
Thứ hai, xuất phát từ những người con gái được sinh ra bởi các bà mẹ
và sống đuợc đến tuổi bà mẹ sinh ra mình.
NRR = GRR * l m
49

NRR = θ * ∑ ASFR x * l m
x =15

l m : Hệ số sống của những người con gái từ khi sinh ra đến tuổi bà mẹ.

Theo cách tiếp cận này thì tỷ suất tái sinh tinh là là số lượng bé gái
trung bình được sinh ra của một bà mẹ, sống được đến tuổi bà mẹ sinh ra
mình.
Mức độ tái sản xuất dân số được đánh giá thông dqua tỷ suất tái sinh
tinh. Nếu NRR =1 là tái sản xuất giản đơn. NRR>1, là tái sản xuất mở rộng,
NRR<1 là tái sản xuất thu hẹp. Nhưng kết luận này chỉ đúng khi mức sinh của
thế hệ thực tế phải phù hợp với mức sinh theo thời kỳ và diễn ra sau một thế

hệ bà mẹ.
1.3.3. Thời điểm sinh.20

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


21

Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

Thời điểm sinh có ảnh hưởng đến mức sinh và mức độ tái sản xuất dân
số. Thời điểm sinh không chỉ phụ thuộc và sinh sớm hay muộn mà còn phụ
thuộc vào sinh đẻ nhiều hày ít.
Thời điểm sinh được đề cập ở đây là tuổi đẻ trung bình của những người
mẹ tại các thời điểm sinh con trong năm. Nó khác với thời điểm sinh con lần
đầu. Ở các nước có tỷ suất sinh cao, người ta coi việc nâng cao tuổi sinh lần
đầu của các bà mẹ là một trong những mục tiêu thực hiện chương trình kế
hoạch hóa gia đình.
49

µ=

∑ ASER

i =15


i

* Li * X i

49

∑ ASFR

i =15

i

* Li

Trong đó µ : Tuổi đẻ trung bình trong năm.
Li

: Số người sống trung bình độ tuổi (nhóm tuổi) nào đó.

X i : tuổi trung bình trong nhóm tuổi (độ tuổi).

µ càng lớn chưa hẳn đã làm giảm mức sinh, mà ngược lại có thể làm

tăng mức sinh nếu sinh đẻ nhiều, nếu ở độ tuỏi cao vẫn sinh.
1.3.4. Khoảng cách sinh..21
Khoảng cách sinh đuợc định nghĩa là thời gian giữa hai lần sinh ra sống
liên tiếp nhau và thường được đo theo số tháng.
Để lấy số liệu cho phân tích khoảng cách sinh, chúng ta lấy số liệu từ
tổng điều tra dân số hoặc khảo sát về lịch sử sinh đẻ. Cách đơn giản là tính độ
dài trung bình khoảng cách sinh của các bà mẹ có cùng thứ tự sinh. Song, cái

khó khăn trong việc tính toán là tại thời điểm thu thập số liệu , nhiều phụ nữ
chưa hoàn tất việc có con. Vì vậy, sẽ có khoảng cách cuối mở. Điều đó làm
giảm khoảng cách sinh trung bình đáng ra phải có. Các sự kiện đẻ non, phá
Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


22

Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

thai, chết của trẻ em dưới một tuổi cũng gây khó khăn cho việc xác định va
phân tích các khoảng cách sinh.
1.3.5. Độ dài thế hệ và thời gian dân số tăng lên gấp đôi.22
Độ dài thế hệ được hiểu là khoảng cách từ thế hệ này đến thế hệ nọ.
Ta có Pt = P0 (1 + r )
Hay Pt = P0 * e rt

t

(1)

P0 , Pt : Dân số năm gốc và dân số năm cần xác định.

r: Tốc độ tăng dân số.
n


e = lim (1 +
n →∞

1
= 2.718
n)

Gọi T là độ dài thế hệ bà mẹ (từ khi người con gái mới sinh đến khi trở
thành bà mẹ).
Nếu tốc độ tăng dân số nữ giống tốc độ tăng dân số chung thì sau mỗi
thế hệ bà mẹ dân số nữ sẽ tăng lên e rt . Số tăng này sẽ phù hợp với tỷ suất tái
sinh tinh, nghĩa là NRR = e rt .
Lấy lôgarit theo cơ số e ta có:
lnNRR=rT
T=

ln NRR
r

Từ cônh thức (1) có thể xác định được thời gian dân số tăng lên gấp đôi:
2 P0 = P0 * e rt
2 = e rt

Ln2=rt
t=

Phan Thị Huyền

ln 2
r


LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

23

khóa 45

Thời gian để dân số tăng lên gấp đôi cũng biểu thị mức độ tái sản xuất.
Nếu tốc độ tăng dân số càng nhanh, thời gian để dân số tăng lên gấp đôi càng
ngắn và ngược lại.

CHƯƠNG 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC SINH VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


Chuyên đề tốt nghiệp

24

khóa 45

Sự vận động dân số nói chung và mức sinh nói riêng có tính quy luật.
Vấn đề đặt ra là mức sinh chịu tác động của những yếu tố nào và làm thế nào

để điều tiết được nó?
2.1. Cơ sở lý luận.24
Từ giữa thế kỷ XIX, đã có nhiều công trình khoa học phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến mức sinh, như lý thuyết mao dẫn xã hội Pháp, lý luận tiêu
dùng vi mô và mức sinh của G.Beeker, phương pháp của Kinh Davis và Judith
Blake của Ronald Freedman, mô hình sinh tổng hợp của John Bongarts …
nhìn chung, các phân tích này đều đã khẳng định ảnh hưởng của các nhân tố
sinh học và kinh tế xã hội đến mức sinh. Sau đây là một số mô hình về nhân tố
ảnh hưởng đến mức sinh của một số nhà dân số học.
• Phương pháp của Kinh Davis và Judith Blake:
Davis và Blake là hai nhà nghiên cứu đã tạo ra một hệ thống các biến số
có vai trò trung gian giữa các biến số hành vi và trung gian. Trong hệ thống
của họ, có 3 loại biến số cần thiết cho quá trình tái sinh sản:
- Những biến số xác định xác suất giao hợp như: Tuổi kết hôn lần đầu,
tỷ lệ phụ nữ chưa từng có quan hệ tình dục, tỷ lệ ly hôn, góa và tái giá, khả
năng kết hôn...
- Những biến số xác định xác suất thụ thai như: Thời gian cho con bú
bằng sữa mẹ, việc sử dụng các biện pháp tránh thai, tình trạng vô sinh...
- Những biến số xác định xác suất thụ thai dẫn đến sinh con sống như:
Nạo thai, sẩy thai.
Sinh sản không thể tự diễn ra nếu không có quan hệ tình dục, thụ thai và
thai nghén thành công. Do vậy, Davis và Blake đã sử dụng hệ thống biến số

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


25


Chuyên đề tốt nghiệp

khóa 45

trên làm nhân tố ảnh hưởng đến mức sinh. Những biến số này quan trọng cả
trong nghiên cứu vĩ mô và vi mô.
• Phương pháp của Ronald Freedman.
Căn cứ vào mức độ tác động trực tiếp hay gián tiếp lên quá trình tái sinh
sản, Ronald Freedman đã phân chia các nhân tố này thành 3 nhóm:
- Nhóm nhân tố gốc: bao gồm các nhân tố vĩ mô như văn hóa, luật
pháp, sự can thiệp của nhà nước với biểu hiện tập trung nhất là chương trình
kế hoạch hóa gia đình và các nhân tố vi mô như điều kiện kinh tế, trình độ
nhận thức của người dân. Các nhân tố dân số như mức độ tử vong cũng được
xếp vào nhóm này.
- Nhóm nhân tố tâm lý xã hội trung gian: Như chuẩn mực về hôn nhân,
về việc sinh con, về quy mô gia đình, sự chuyển biến nhận thức nhân dân về
các phương tiện tránh thai…
- Nhóm nhân tố tác động trực tiếp đến mức sinh. Các nhân tố tác động
trực tiếp lên mức sinh bao gồm sự chấp nhận hay không chấp nhận việc kiểm
soát sinh, hiệu quả của việc áp dụng tránh thai, hôn nhân và khẳ năng sinh
đẻ…
Ông đã biểu diễn lý thuyết trên theo sơ đồ sau:
Các nhân tố gốc

Các nhân tố tâm
lý xã hổi trung
gian .

Các nhân tố tác
động trực tiếp.


Mức sinh

• Mô hình sinh tổng hợp của John Bongaarts:
John Bongaarts là nhà nghiên cứu dân số học đã trình bày một hệ thống
các biến số trung gian, ảnh hưởng của chúng đối với tình trạng mức sinh cao
hay thấp. Ông chia làm 4 loại biến số sau:

Phan Thị Huyền

LớpThống Kê KTXH


×