Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

BÀI GIẢNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.24 KB, 47 trang )

ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI

CHƯƠNG I. LUẬT AN SINH XÃ HỘI TRONG HỆ THỐNG PHÁP
LUẬT VIỆT NAM

I. KHÁI NIỆM LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1. Đối tượng điều chỉnh của luật an sinh xã hội
Luật an sinh xã hội với tư cách là một ngành luật có đối tượng điều chỉnh là
những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực an sinh xã hội.
1.1. An sinh xã hội
Bảo đảm xã hội, bảo trợ xã hội, an toàn xã hội, an ninh xã hội, an sinh xã
hội...là những thuật ngữ có ý nghĩa rộng hẹp khác nhau tùy theo nguồn gốc phát
sinh hoặc từng nơi từng lúc vận dụng. Tuy nhiên nếu xét về mục đích chung thì
chúng đều nhằm trợ giúp cho con người – những thành viên của xã hội, trong
những trường hợp rủi ro, hiểm nghèo mà bản thân họ không tự giải quyết được.
Thông qua sự trợ giúp cả về vật chất và tinh thần mà những khó khăn, bất hạnh của
con người được khắc phục hoặc giảm thiểu, từ đó góp phần làm cho xã hội tồn tại
và phát triển trong thế ổn định và bền vững.
1.2. Những quan hệ xã hội là đối tượng của luật an sinh xã hội Việt Nam
Đối tượng của luật an sinh xã hội là các quan hệ xã hội hình thành trong
lĩnh vực an sinh xã hội.
* Theo nghĩa rộng, an sinh xã hội bao trùm lên nhiều mặt cuộc sống của con người.
Đó là các quan hệ hình thành trong lĩnh vực nhằm ổn định đời sống, nâng cao chất
1


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
lượng sống của các thành viên xã hội, góp phần ổn định, phát triển và tiến bộ xã
hội. Theo nghĩa này, an sinh xã hội có thể bao gồm các nhóm quan hệ sau:
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực giải quyết việc làm, chống thất nghiệp;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực chăm sóc y tế, bảo vệ sức khỏe nhân dân;


- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực dân số, kế hoạch hóa gia đình;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực cứu trợ xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực ưu đãi xã hội;
- Nhóm quan hệ trong lĩnh vực môi trường...
* Theo nghĩa hẹp, an sinh xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành
viên của mình, bao gồm các nhóm quan hệ sau:
- Nhóm các quan hệ bảo hiểm xã hội;
- Nhóm các quan hệ cứu trợ xã hội;
- Nhóm các quan hệ ưu đãi xã hội.
à Đây chính là các nhóm quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh chủ yếu của
luật an sinh xã hội Việt Nam. Xem xét cụ thể:
a) Nhóm thứ nhất: Quan hệ bảo hiểm xã hội
Quan hệ bảo hiểm xã hội là tổng hợp các quan hệ kinh tế - xã hội hình
thành trong lĩnh vực bảo đảm trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ gặp
những rủi ro trong quá trình lao động khiến khả năng lao động giảm sút hoặc khi
già yếu không còn khả năng lao động. (Theo ILO thì bảo hiểm xã hội là trụ cột
chính hoặc cơ chế chính trong an sinh xã hội).
2


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Đặc trưng của quan hệ bảo hiểm xã hội:
- Đối tượng hưởng bảo hiểm: Chủ yếu áp dụng đối với người lao động hiểu
theo nghĩa rộng. Đó có thể là công chức, cán bộ nhà nước “làm công ăn lương’’
người lao động ở các khu vực kinh tế khác và những người phục vụ trong lực
lượng vũ trang.
- Hình thức bảo hiểm: Thường có hai loại là bảo hiểm bắt buộc và bảo hiểm
tự nguyện. Với hình thức bảo hiểm bắt buộc thì mức độ đóng góp và các chế độ
được hưởng được quy định cụ thể trong văn bản pháp luật. Còn với hình thức bảo

hiểm tự nguyện thì pháp luật để cho người tham gia bảo hiểm tự lựa chọn mức
đóng góp và chế độ hưởng.
- Nguồn trợ cấp bảo hiểm: Do “các bên” tham gia bảo hiểm đóng góp, chủ yếu là
ba bên: người lao động, người sử dụng lao động, sự hỗ trợ của Nhà nước. Từ sự
đóng góp của các bên tham gia mà bảo hiểm theo một tỷ lệ quy định mà hình thành
nên quỹ bảo hiểm xã hội, là quỹ tiền tệ tập trung, do cơ quan chức năng quản lý
thống nhất theo chế độ tài chính, hạch toán độc lập và được Nhà nước bảo hộ.
- Mức trợ cấp bảo hiểm: Chủ yếu căn cứ vào mức độ đóng góp của người
lao động vào quỹ bảo hiểm xã hội nhiều hay ít và mức độ rủi ro, thương tật của
người lao động ít hay nhiều. Về cơ bản, mức bảo hiểm được quán triệt theo nguyên
tắc “phân phối theo lao động’’ tuy nhiên trong một số trường hợp còn vận dụng cả
nguyên tắc trương trợ “lấy số đông bù số ít’’.
- Chế độ hưởng và thời gian hưởng bảo hiểm: Bao gồm các chế độ trợ cấp
như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bênh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất và t
hất nghiệp. Thời gian hưởng trợ cấp thường là ổn định và lâu dài.
Phân loại quan hệ bảo hiểm:

3


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Quan hệ trong việc tạo lập quỹ bảo hiểm xã hội (nguồn trợ cấp)
- Quan hệ trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội (chi trả các
khoán trợ cấp)
b) Nhóm thứ hai: Quan hệ cứu trợ xã hội
Cứu trợ xã hội bao gồm tổng hợp các hình thức và biện pháp khác nhau
nhằm trợ giúp các đối tượng thiệt thòi yếu thế hoặc bị hẫng hụt trong cuộc sống mà
bản thân họ không có đủ khả năng tự lo liệu, giải quyết được. Thông qua sự trợ
giúp mà tạo cho họ điều kiện tồn tại và cơ hội hòa nhập với cộng đồng, từ đó góp
phần đảm bảo ổn định và công bằng xã hội. Người cứu trợ là người có trách nhiệm

hoặc là người có khả năng cứu trợ. Đó có thể là Nhà nước, cộng đồng nhân dân
trong nước và cộng đồng quốc tế. Người được cứu trợ là những cá nhân công dân
thực sự có nhu cầu cứu trợ, do đang gặp nhũng hoàn cảnh rủi ro bất hạnh.
Đặc trưng của quan hệ cứu trợ xã hội:
- Đối tượng cứu trợ: Công dân nói chung đang lâm vào hoàn cảnh khó khăn
về vật chất và tinh thần. Đó cỏ thể là người có quan hệ lao động hoặc không có
quan hệ lao động, có thể là người già hoặc trẻ em, người tàn tật, người lang thang,
người mắc các chứng bệnh xã hội...
- Hình thức cứu trợ: Chủ yếu gồm hai hình thức là cứu trợ thường xuyên và
cứu trợ đột xuất.
+ Cứu trợ thường xuyên áp dụng đối với những người hoàn toàn không thể
tự lo được cuộc sống trong một thời gian dài, hoặc trong suốt cả cuộc đời của họ.
+ Cứu trợ đột xuất áp dụng đối với những người không may bị thiên tai mất
mùa, hoặc gặp những biến cố bất thường mà không có nguồn sinh sống tức thời.

4


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Nguồn cứu trợ: Chủ yếu từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn ủng hộ
của nhân dân và cộng đồng quốc tế. Người thụ hưởng không phải đóng góp bất kỳ
một khoản nào vào quỹ cứu trợ.
- Mức trợ cấp và thời gian hưởng trợ cấp: Mức trợ cấp, thời gian hưởng trợ
cấp căn cứ chủ yếu vào mức độ khó khăn của người được cứu trợ và vào nguồn
cứu trợ. Ngoài trợ cấp bằng tiền còn có thể trợ cấp bằng hiện vật.
c) Nhóm thứ ba: Quan hệ ưu đãi xã hội
Ưu đãi xã hội (social privilege) là sự đãi ngộ về vật chất và tinh thần đối
với những người có công với nước, với dân, với cách mạng (và thành viên của gia
đình) nhằm ghi nhận những công lao đóng góp, hy sinh cao cả của họ. Trong hệ
thống an sinh xã hội VN, ưu đãi xã hội có vị trí to lớn và đặc biệt. Nó có vị trí to

lớn do đặc điểm lịch sử chiến tranh gian khổ của đất nước, số lượng những thương
binh liệt sĩ, người có công với cách mạng là khá lớn. Nó đặc biệt vì ưu đãi xã hội
trở thành một bộ phận quan trọng trong hệ thống pháp luật về an sinh xã hội là một
nét đặc thù của pháp luật an sinh xã hội VN, thể hiện trách nhiệm của Nhà nước
VN, nói lên đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Người ưu đãi thường là nhà nước, đại diện và thay mặt cho quốc gia có
trách nhiệm đền ơn đáp nghĩa đối với những người có công. Ngoài ra người ưu đãi
còn bao gồm các tổ chức, cộng đồng nhân dân trong nước cũng như nước ngoài.
+ Người được ưu đãi là những cá nhân đã có những cống hiến, hy sinh
trong sự nghiệp cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong một số trường hợp
còn có thể là thân nhân của người có công.
Đặc trưng của quan hệ ưu đãi xã hội:

5


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Đối tượng ưu đãi: Những người có công với cách mạng và thân nhân của
họ, bao gồm: người hoạt động cách mạng trước tháng Tám năm 1945; liệt sỹ và gia
đình liệt sỹ; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân; Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
Anh hùng lao động, thương binh, bệnh binh…
- Nguồn trợ cấp ưu đãi: Chủ yếu do ngân sách nhà nước cấp, ngoài ra còn
được huy động từ các nguồn đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân
trong nước và ngoài nước.
- Chế độ ưu đãi: Bao gồm các chế độ trong các lĩnh vực khác nhau như: ý
tế, giáo dục đào tạo, lao động, việc làm, trợ cấp trong đời sống sinh hoạt...
- Mức trợ cấp ưu đãi và thời gian hưởng: Mức trợ cấp căn cứ vào thời gian
và mức độ cống hiến, hy sinh của người có công. (Ít nhất bằng mức sống trung
bình của người dân ở nơi họ cư trú). Thời gian trợ cấp tương đối ổn định lâu dài.
2. Phương pháp điều chỉnh của Luật an sinh xã hội

Có hai phương pháp chủ yếu là phương pháp mệnh lệnh và phương pháp tùy nghi.
2.1 Phương pháp mệnh lệnh
Phương pháp mệnh lệnh thể hiện ở việc sử dụng “quyền uy’’ và “phục
tùng’’. Cơ sở của phương pháp mệnh lệnh, trước hết nằm ngay trong chức năng xã
hội của Nhà nước. Là người đại diện thay mặt cho toàn xã hội, Nhà nước đứng ra
tổ chức, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có vấn đề an sinh xã hội.
Bằng công cụ pháp luật, Nhà nước biến các chính sách xã hội của mình thành các
quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các bên tham gia và bảo đảm thực hiện chúng.
Muốn vậy, Nhà nước không thể không sử dụng quyền uy. Thêm nữa, cơ sở của
phương pháp mệnh lệnh cũng nằm chính trong tính chất, đặc điểm của các quan hệ
an sinh xã hội, thường là trợ giúp và đền đáp, muốn thực hiện có hiệu quả điều này
6


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
thì người đảm trách phải có khả năng, nguồn lực đủ mạnh. Trong xã hội, chỉ có
Nhà nước – người đại diện, người nắm quyền lực cao nhất đồng thời là chủ sở hữu
cao nhất mới có được khả năng đó.
Quyền uy thể hiện rõ ràng ở những quy phạm cứng như việc quy định hình
thức bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bằng hệ thống pháp luật và thông qua các cơ quan chức năng của mình,
Nhà nước thể hiện như là người đảm nhiệm chính những trách nhiệm xã hội. Tuy
nhiên việc sử dụng quyền uy và phục tùng trong luật an sinh xã hội “ mềm’’ hơn
trong ngành luật hành chính, nghĩa là trong an sinh xã hội nó chỉ được sử dụng
trong những lĩnh vực, những mối quan hệ cần thiết và được kết hợp với các hoạt
động của các tổ chức đại diện của những đối tượng được trợ giúp hoặc được đền
đáp như Công đoàn, hội chữ thập đỏ, hội cựu chiến binh...
2.2. Phương pháp tùy nghi
Phương pháp tùy nghi thể hiện ở chỗ Nhà nước để cho các bên tham gia
quan hệ tự lựa chọn cách thức xử sự của mình miễn sao không trái với các quy

định cứng ( xử sự bắt buộc). Cơ sở của phương pháp này trước hết nằm ngay trong
tính chất, đặc điểm của các quan hệ là đối tượng điều chỉnh của luật an sinh xã hội,
đó là sự “trợ giúp’’ và “đền đáp’’ (chủ yếu là bằng tiền và hiện vật) mà sự trợ giúp
đền đáp bên cạnh trách nhiệm của Nhà nước còn là sự tùy tâm của cá nhân hoặc
tùy thuộc vào khả năng của cộng đồng cũng như của chính Nhà nước.
Phương pháp tùy nghi thường được thể hiện trong các quy phạm “mềm’’
chẳng han loại hình bảo hiểm tự nguyện trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội.
II. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1. Mọi thành viên trong xã hội đều có quyền được hưởng an sinh xã hội
7


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Được bảo đảm về an sinh xã hội là quyền quan trọng trong lĩnh vực rộng
lớn các quyền của con người. Trong phạm vi một quốc gia, được bảo đảm an sinh
xã hội cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân, với các mức độ khác
nhau, được hầu hết hiến pháp các nước ghi nhận. Ở nước ta, quyền an sinh xã hội
được đề cập tại nhiều điều của Hiến pháp 1992 (sửa đổi), cụ thể như về bảo hiểm
xã hội (điều 59), về ưu đãi xã hội, cứu trợ xã hội (điều 67)...
Được hưởng an sinh xã hội là quyền của công dân và được thực hiện bình
đẳng giữa các thành viên xã hội là một nguyên tắc quan trọng. Tuy nhiên để được
hưởng một chế độ trợ giúp cụ thể nào đó thì đối tượng được trợ giúp phải thỏa mãn
những điều kiện nhất định.
2. Nhà nước thống nhất quản lý vấn đề an sinh xã hội
Cơ sở của nguyên tắc này nằm ngay chính ở chức năng xã hội của Nhà
nước. Sự thống nhất quản lý an sinh xã hội thể hiện ở chỗ, trước hết Nhà nước định
ra các chính sách xã hội, cùng với các chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, an
ninh quốc phòng. Đồng thời Nhà nước ban hành hệ thống pháp luật an sinh xã hội
nhằm thể chế hóa các chính sách xã hội ấy. Nhà nước thành lập hệ thống các cơ
quan chức năng về an sinh xã hội cũng như kiểm tra việc tổ chức, thực hiện các

chính sách, chế độ an sinh xã hội của các cơ quan này.
Nhà nước còn trực tiếp đóng góp hoặc hỗ trợ vào nguồn thực hiện các chế
độ an sinh xã hội.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không có nghĩa là hoàn toàn loại trừ sự tham gia
quản lý của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, đoàn thể xã hội...mà tùy
theo vị trí chức năng nhiệm vụ của từng tổ chức mà pháp luật trao cho họ một số
quyền và cả trách nhiệm tương ứng trong việc tham gia tổ chức, quản lý một số
mặt hoạt động thuộc an sinh xã hội.
8


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
3. Kết hợp hài hòa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
Nguyên tắc này xuất phát từ quan niệm “con người vừa là mục tiêu, vừa là
động lực của chính sách xã hội’’ của Nhà nước ta. Mục tiêu của chính sách xã hội
là nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Trong khi đó,
nguồn lực con người lại được xác định là “yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng
trưởng kinh tế nhanh và bền vững’’. Đến lượt nó, phát triển kinh tế lại đóng vai trò
là cơ sở, là tiền đề để thực hiện chính sách xã hội. Do vậy, kết hợp hài hòa giữa
phát triển kinh tế và phát triển văn hóa – xã hội, giữa tăng trưởng kinh tế với tiến
bộ xã hội là một chủ trương có tầm chiến lược của Nhà nước ta.
Có thể nói, không ngành luật nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam mà
nguyên tắc này lại thể hiện một cách rõ ràng và xuyên suốt như trong luật an sinh
xã hội.
4. Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp’’ và
nguyên tắc “lấy số đông bù số ít’’
Nguyên tắc có tính chất kép này rất đặc trưng cho pháp luật an sinh xã hội.
Mỗi nguyên tắc nhỏ chứa đựng những nội dung khác nhau, tuy nhiên chúng không
loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau.
Nguyên tắc “hưởng thụ theo đóng góp’’ trong luật an sinh xã hội chính là sự

cụ thể hóa nguyên tắc “công bằng xã hội’’ – nguyên tắc bao trùm lên nhiều lĩnh
vực của đời sống. Nguyên tắc này thường được áp dụng trong việc thực hiện trợ
cấp bảo hiểm xã hội đối với người lao động, cũng như trong chế độ ưu đãi người
có công. Ở đây, mức trợ cấp cho các đối tượng căn cứ chủ yếu vào mức độ, thời
gian đóng góp của họ vào quỹ trợ cấp (đối với bảo hiểm xã hội) hoặc mức độ, thời
gian cống hiến, hy sinh của họ (đối với ưu đãi xã hội).

9


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Nguyên tắc “lấy số đông bù số ít’’ thể hiện tính nhân đạo xã hội. Nguyên tắc này
thường chủ yếu được áp dụng trong các chế độ bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội.
Tinh thần cơ bản của nguyên tắc “lấy số đong bù số ít’’ là ở chỗ, bằng sự đóng góp,
trợ giúp của nhiều người sẽ hạn chế, giảm thiểu khó khăn, bất hạnh cho một thiểu
số người. Những đối tượng gặp rủi ro không phải đóng góp gì và được trợ giúp căn
cứ chủ yếu vào hoàn cảnh, mức độ khó khăn, hiểm nghèo của từng trường hợp.
Tuy nhiên cũng không nên hiểu sự kết hợp hài hòa trong nguyên tắc này
một cách máy móc như nhau ở mọi nơi mọi lúc. Tùy thuộc vào từng mặt của các
mỗi quan hệ, hoặc từng khâu của mỗi chế độ, thậm chí từng loại đối tượng của an
sinh xã hội mà có sự áp dụng cho linh hoạt và phù hợp.
5. Đa dạng hóa, xã hội hóa các hoạt động an sinh xã hội
Các nguyên nhân gây ra rủi ro rất nhiều nên nhu cầu an sinh của các thành
viên trong xã hội cũng rất đa dạng. Vì vậy, để đáp ứng được các nhu cầu ấy, các
hoạt động an sinh xã hội cũng phải được đa dạng hóa. Nghĩa là cần đảm bảo sao
cho các chế độ an sinh xã hội phải thực sự là “tấm lá chăn’’ là “lưới an toàn’’ của
xã hội. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng dù sao các chế độ trợ giúp, các mức trợ cấp
cũng phải trên cơ sở nhu cầu thực tế và không thể thoát ly được khả năng và điều
kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn.
III. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA LUẬT AN SINH XÃ HỘI

- Luật an sinh xã hội là cơ sở pháp lý quan trọng để người dân thực hiện
quyền được hưởng an sinh xã hội;
- Luật an sinh xã hội là công cụ hữu hiệu để Nhà nước thực hiện chính sách
xã hội và quản lý an sinh xã hội;

10


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
- Luật an sinh xã hội góp phần phát triển xã hội ổn định bền vững, thúc đẩy
sự công bằng và tiến bộ xã hội;
- Luật an sinh xã hội là ngành luật có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ PHÁP LUẬT ASXH
1 – Khái niệm:
QHPL ASXH là những quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực nhà nước
tổ chức thực hiện các hình thức bảo vệ, trợ giúp cho các thành viên xã hội trong
những trường hợp cần thiết nhằm đảm bảo an toàn trong đời sống xã hội, được các
QPPL ASXH điều chỉnh.
2 – Đặc điểm:
Thứ nhất: Trong QHPL ASXH, thông thường có một bên tham gia là Nhà nước.
Nhà nước tham gia quan hệ này thông qua các cơ quan do Nhà nước thành
lập hoặc các tổ chưc được NN thừa nhận và trao trách nhiệm. Các chủ thể đại diện
cho NN thường tham gia QHPL ASXH bằng nguồn lực của mình, NSNN hoặc với
tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để NN bổ sung cho các
chế độ an sinh cố định trong những trường hợp cần thiết.
Từ đó, thông qua NN mà các thành viên trong xã hội bù đắp những khoảng
trống mà PLASXH không thể bù đắp được do tính chất nghiêm trọng của rủi ro
cần chia sẻ trong những trường hợp cá biệt hoặc để mục đích ASXH đạt được ở
mức độ cao hơn.
-


Thứ hai: Tham gia QHPL ASXH có thể là tất cả các thành

viên trong xã hội, không phân biệt theo bất cứ tiêu chí nào.

11


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
QHPL ASXH được hình thành trong phạm vi rộng lớn của quốc gia. Do
Nhà nước, chủ đại diện cho toàn xã hội, tham gia với tư cách là 1 bên của quan hệ
này nên tất cả các thành viên của xã hội trong phạm vi quốc gia đều có thể được
hưởng trợ giúp. Để được hưởng một chế độ cụ thể nào đó chỉ phụ thuộc vào điều
kiện, hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật xác định, không có bất kỳ một giới hạn
hoặc 1 sự phân biệt nào khác. Thậm chí, nhiều trường hợp còn không có cả sự
phân biệt về quốc tịch như phần lớn các QHXH được PLQG điều chỉnh.
Mỗi thành viên bất kỳ trong toàn xã hội đều có thể tham gia một hoặc một
số các quan hệ cụ thể thuộc hệ thống QHPL ASXH, phụ thuộc vào điều kiện thực
tế của họ được pháp luật xác định.
Thứ ba: Chủ thể hưởng ASXH có quyền tham gia QHPL này ngay từ khi sinh ra.
Đặc điểm này do vấn đề ASXH là quyền của con người trong xã hội. Năng
lực pháp luật hưởng ASXH của các cá nhân thường xuất hiện từ khi họ mới sinh ra,
không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. Đây là đặc điểm riêng của QHPL
ASXH so với rất nhiều QHPL khác
-

Thứ tư: QHPL ASXH được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở

nhu cầu quản lý rủi ro, tươn trợ cộng đồng trong xã hội.
Các QHPL ASXH hình thành trên cơ sở nhu cầu chung của xã hội, để quản

lý và chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng, không phụ thuộc vào những QHXH khác,
không nhằm thực hiện những mục đích khác. Trên cơ sở này, Nhà nước xác định
những loại QHXH do PL ASXH điều chỉnh.
-

Thứ năm: Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ

giúp và được trợ giúp vật chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện.

12


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Do mục đích của QHPL ASXH là đảm bảo an toàn về đời sống dân sinh
(theo nghĩa hẹp) cho con người nên nội dung chính là của quan hệ này là vấn đề trợ
giúp vật chất cho các thành viên xã hội trong những trường hợp cần thiết. Điều này
ko có nghĩa là việc trợ giúp vật chất quan trọng hơn những lĩnh vực trợ giúp khác
mà nó chỉ ra lĩnh vực đặc thù làm nên thuộc tính của QH ASXH. Các lĩnh vực khác
trong xã hội cũng la những vấn đề rất quan trọng nhưng nó thuộc lĩnh vực bảo đảm
xã hội nói chung. Chế độ trợ cấp vật chất cho người có đủ điều kiện luật định là
nội dung chính xuyên suốt các chế độ an sinh xã hội không chỉ ở pháp luật VN mà
còn là nội dung páp luật của tất cả các nước.
CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT AN SINH XÃ HỘI
1.

Quan hệ pháp luật BHXH:

·

Khái niệm:


Là những quan hệ xã hội hình thành trong quá trình đóng góp và chi trả các
chế độ BHXH, được các QPPL điều chỉnh.
·

Đặc điểm:

-

Đặc điểm chung của hệ thống PLASXH:

+ Có 1 bên tham gia do Nhà nước thành lập và quản lý (cơ quan thực hiện
BHXH) và bên kia là bất kì NLĐ nào trong XH, nếu có nhu cầu (bên tham gia và
được hưởng BHXH).
+ Tính chất của BHXH cũng là tương trợ cộng đồng giữa những NLĐ trong phạm
vi quốc gia.
+ Mục đích: Bảo đảm thu nhập cho NLĐ thông qua các chế độ trợ cấp bảo hiểm.
-

Đặc điểm riêng:
13


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
+ QHPL BHXH chủ yếu mang tính bắt buộc và thường phát sinh trên cơ sở
của QHLĐ.
Theo pháp luật hiện hành, BHXH bắt buộc áp dụng đối với các bên HĐLĐ,
họ phải đóng bảo hiểm theo những mức nhất định đồng thời phải tham gia tất cả
các chế độ BHXH do NN quy định. Những quan hệ bảo hiểm bắt buộc này là nòng
cốt hình thành quỹ BHXH tự nguyện.

+ Trong quan hệ PL BHXH, người hưởng bảo hiểm có nghĩa vụ đóng góp
để hình thành quỹ bảo hiểm.
·

Phân loại:

Căn cứ vào các khâu nghiệp vụ trong quá trình thực hiện BHXH, gồm 2 loại:
+ QHPL trong việc tạo quỹ bảo hiểm: Là quan hệ giữa các bên tham gia bảo
hiểm với cơ quan BHXH trong việc đống góp và quản lý quỹ bảo hiểm, được các
QPPL điều chỉnh.
+ QHPL trong việc chi trả các chế độ BHXH: Là quan hệ giữa cơ quan
BHXH với người được hưởng BHXH trong lĩnh vưc chi trả các chế độ BHXH theo
quy định của pháp luật.
-

Căn cứ vào hình thức BHXH, gồm:

+ QHPL BHXH bắt buộc: Là quan hệ bảo hiểm phát sinh trên cơ sở các quy
định bắt buộc của Nhà nước, để bảo hiểm thu nhập cho những lao động trong các
quan hệ tương đối ổn định như: công chức, cán bộ nhà nước, những chức danh
chuyên trách trong lực lượng vũ trang và những người lao động có HĐLĐ với thời
hạn từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

14


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Đây là những QHPL BHXH chủ yếu, NLĐ thuộc đố tượng này bắt buộc
phải tham gia và được hưởng tất cả các chế độ BHXH do NN tổ chức, chiếm số
lượng lớn trong số những người tham gia và hưởng BHXH.

+ QHPL BHXH tự nguyện: Là những QHBHXH hình thành trên cơ sở kết
hợp giữa việc tổ chức, bảo trợ của Nhà nước với sự tham gia tự nguyện của NLĐ
có nhu cầu bảo hiểm.
BHXH tự nguyện chủ yếu áp dụng đối với những NLĐ ko thuộc diện
BHXH bát buộc nhưng có nhu cầu tham gia bảo hiểm.
·

Chủ thể của QHPL BHXH:

Gồm 3 chủ thể chính:
-

Người tham gia BHXH: Là người có nghĩa vụ đóng phí bảo

hiểm để hình thành quỹ BHXH theo quy định của PL. Những người tham gia bảo
hiểm bắt buộc vẫn là đối tượng chính của bên tham gia bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng các lao động thuộc đối tượng bắt buộc nói trên cũng bắt
buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Như vậy, NLPL và NLHV tham gia BHXH
của chủ thể này cũng phát sinh đồng thời và phụ thuộc vào việc sử dụng lao động
của họ. Tại thời điểm phát sinh quyền sử dụng lao động thực tế, NLPL và NLHV
tham gia BHXH của NSDLĐ đồng thời xuất hiện và họ phải tham gia BHXH
Bên hưởng bảo hiểm xã hội: Là những cá nhân nhận tiền bảo hiểm (còn gọi là trợ cấp
BHXH) từ quỹ BHXH khi có đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Hiện nay theo quy định, người được ưởng BHXH là NLĐ đã hoặc đang
tham gia QHBHXH. Cũng có trường hợp người được hưởng BHXH là 1 số thành
viên trong gia đình NLĐ. Để được hưởng một chế độ bảo hiểm nào đó, NLĐ hoặc
thành viên gia đình NLĐ phải có những điều kiện nhất định theo quy định của
15



ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
pháp luật. Trong đó, thời gian đóng bảo hiểm, tuổi đời, mức độ suy giảm khả năng
lao động là những điều kiện chung nhất để xác định người được hưởng BHXH.
Khi có đủ những điều kiện theo quy định của pháp luật, họ nhận được bảo hiểm từ
cơ quan thực hiện bảo hiểm. Hiện nay, pháp luật quy định NLĐ được hưởng các
chế độ BHXH sau:
+ Chế độ ốm đau, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
+ Chế độ thai sản
+ Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
+ Chế độ hưu trí
+ Chế độ tử tuất
+ Chế độ thất nghiệp
Bên thực hiện BHXH: Là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu,
quản lý và chi trả bảo hiểm cho người được BHXH theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật, hệ thống CQBHXH gồm có Hội đồng quản lý
BHXH VN; BHXH VN; BHXH Tỉnh; BHXH cấp quận, huyện. Đây là hệ thống cơ
quan sự nghiệp về BHXH, do TTCP chỉ đạo trực tiếp và do BLĐ – TB và XH thực
hiện quản lý nhà nước.
·

Nội dung QHBHXH:

Bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. Quyền của
chủ thể này tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể kia và ngược lại.
-

Quyền và nghĩa vụ của bên tham gia bảo hiểm:

+ Quyền:


16


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
è

Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng với các quy định

của pháp luật về BHXH
è

Khiếu nại, tố cáo với CQNN có thẩm quyền khi CQBHXH hoặc

các cá nhân, tổ chức khác có hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm.
+ Nghĩa vụ:
è

Thực hiện trích nộp, đóng BHXH theo quy định

è

Thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ, quản lý sổ BHXH để

làm căn cứ đống và trả BHXH
Cung cấp thông tin trung thực liên quan đến BHXH với cơ quan có thẩm quyền.
-

Quyền và nghĩa vụ của bên hưởng BHXH:


+ Quyền:
è

Được nhận sổ BHXH

è

Được nhận trợ cấp BHXH đầy đủ, kịp thời, thuận tiện khi có đủ

điều kiện theo quy định của pháp luật
è

Có quyền khiếu nại hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp khi

quyền bảo hiểm của họ bị xâm phạm.
+ Nghĩa vụ:
Cung cấ thông tin trung thực về BHXH và Cơ quan có thẩm quyền
Có nghĩa vụ thực hiện đúng các quy định về lập hồ sơ để hưởng BHXH
Bảo quản, sử dụng sổ BHXH và hồ sơ BHXH đúng mục đích, đúng quy định.
-

Nhiệm vụ và quyền hạn của bên thực hiện BHXH:

17


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chế độ BHXH, thu các khoản đóng góp
BHXH bắt buộc và tự nguyện; chi trả trợ cấp BHXH cho đối tượng tham gia
BHXH kịp thời, đầy đủ, thuận tiện và đúng thời hạn.

+ Lưu giữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng BHXH, cấp sổ và các
loại thẻ BHXH theo quy định
+ Quản lý, sử dụng và hạch toán quỹ BHXH đúng quy định theo chế độ tài
chính của NN.
+ Xây dựng và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện đề án bảo
tồn giá trị và tăng trưởng quỹ BHXH
+ Tổ chức các phương thức quản lý, hợp tác với các đơn vị sử dụng lao
động, cơ sở khám chữa bệnh … để thực hiện các chế độ BHXH có hiệu quả,
+ Từ chối việc chi trả các chế độ BHXH khi đối tượng tham gia bảo hiểm
ko đủ điều kiện hưởng BHXH theo quy định hoặc khi có căn cứ pháp lý về hành vi
man trá, làm giả hồ sơ để hưởng BHXH.
+ Bồi thường mọi khoản thu, chi sai quy định cho đói tượng tham gia
BHXH theo quy định của pháp luật
+ Giải quyết kịp thời và đúng đắn các khiếu nại, tố cáo của tổ chức và cá
nhân về thực hiện chính sách, chế độ BHXH theo quy định của pháp luật
+ BHXH VN Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc giải quyết
các chế độ BHXH, kiến nghị Chính phủ hoặc TTCP và các CQNN hữu quan về
việc sửa đổi, bổ sung các quy định về BHXH; thực hiện báo cáo về thu, chi và các
hoạt động của BHXH với các cơ quan quản lý của NN có thẩm quyền, tuyên
truyền vận động để mọi người tham gia BHXH…
2.

Quan hệ pháp luật về ưu đãi xã hội:
18


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
·

Khái niệm: Là QHXH hình thành trong việc Nhà nước ưu đãi


người có công và 1 số thành viên gia đình họ trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống XH, được các QPPL điều chỉnh.
·

Đặc điểm: Ngoài các đặc điểm chng của hệ thống QHPL

ASXH, QHPL ưu đãi xã hội còn có những đặc điểm riêng sau:
-

Căn cứ chủ yếu để xác định chủ thể được ưu đãi là sự đóng

góp đặc biệt của họ hoặc thân nhân của gia đình họ cho xã hội.
(Trong các QHBHXH, cứu trợ xã hội, căn cứ để xác định chủ thể được thụ
hưởng chủ yếu là những trường hợp gặp hoàn cảnh rủi ro cần được đảm bảo an
toàn trong cuộc sống). Còn QHLP ưu đãi XH, việc xác định người được ưu đãi chủ
yếu dựa trên những cống hiến, hi sinh của họ hoặc thân nhân của họ đối với đất
nước.
Ngoài ra, vệc xác định chủ thể được thụ hưởng trong QHPL ưu đãi xã hội
cũng căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của đối tượng, như các QHASXH khác. Tuy
nhiên, đó ko phải là căn cứ chính để xác định chủ thể trong QH ưu đãi XH.
-

QHPL ưu đãi xã hội được thiết lập không chỉ nhằm mục đích

tương trợ cộng đòng mà chủ yếu để thực hiện sự ưu đãi của Nhà nước đối với
người có công.
Chủ thể hưởng ưu đãi là người có công, thường được trợ cấp ưu đãi cao hơn
các mức trợ cấp khác trong hệ thông ASXH.
Nội dung của ưu đãi xã hội cũng rộng rãi hơn các chế độ an sinh khác. Họ

không chỉ được trợ cấp đảm bảo cuộc sống mà còn được hưởng các chế độ ưu đãi
về đời sống tinh thần; bao hàm hầu hết các nhu cầu thiết yếu của con người trong
xã hội.
19


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
·
-

Chủ thể của QHPL ưu đãi xã hội:
Người ưu đãi: Là người đảm bảo thực hiện các chế độ ưu đãi đối với

người có công theo quy định của pháp luật.
+ Nhà nước là chủ thể có trách nhiệm phải thực hiện chế độ này bởi người
được hưởng ưu đãi xã hội là những người có công với nước. Vì vậy, có thể gọi bên
người ưu đãi trong QHPL ưu đãi xã hội là cơ quan ưu đãi xã hội. Hệ thống các
CQNN thực hiện chế độ ưu đãi đối với người có công bao gồm: ở cấp trung ương
có Bộ LĐTBXH, cụ thể là Cụ Thương binh, liệt sỹ và người có công thuộc Bộ; Ở
cấp tỉnh có Sở LĐTBXH, cụ thể là Phòng Thương binh, liệt sỹ và người có công
trực thuộc Sở; cấp huyện là Phòng LĐTBXH trực thuộc UBND huyện.
+ Trực thuộc các cơ quan hành chính nói trên còn có các đơn vị sự nghiệp
thực hiện các chế độ ưu đãi xã hội như các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng, điều trị,
phục hồi chức năng … được Nhà nước phân cấp quản lý.
+ Bên cạnh đó Nhà nước còn tổ chwucs Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” ở tất cả
các cấp hành chính.
Người được ưu đãi: Là những người được trực tiếp hưởng các chế độ ưu đãi xã hội
theo quy định của pháp lật do có những đóng góp hi sinh hoặc có người thân đóng
góp hy sinh cho sự ghiệp cách mạng, cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Những chủ thể này được quyền hưởng các chế độ ưu đãi xã hội nếu có đủ

điều kiện và hoàn tất các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật, ko phụ
thuộc vào năng lực hành vi của họ.
Họ có thể thực hiện các quyền của người được ưu đãi trực tiếp thông qua
người đại diện hợp pháp, hoặc thông qua các cơ sở nuôi dưỡng, điều trị … tùy
thuộc vào hoàn cảnh và NLHVDS của họ.
20


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Mức ưu đãi cũng như chế độ ưu tiên, ưu đãi phụ thuộc vào mức độ đóng
góp, cống hiến, hy sinh của người có công đối với đất nước và hoàn cảnh của
người được ưu đãi.
·

Nội dung của QHPL ưu đãi xã hội:

-

Quyền và nghĩa vụ của người ưu đãi:

+ Thực hiện các thủ tục xác nhận, công nhận, lưu trữ hồ sơ và quản lý đối
tượng thuộc diện ưu đãi xã hội theo chức năng hoặc theo sự phân cấp của Nhà
nước.
+ Thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp ưu đãi, chế độ nuôi dưỡng, điều
dưỡng, phục hồi chức năng … cho người được ưu đãi theo quy định của pháp luật.
+ Từ chối chi trả chế độ ưu đãi cho những đối tượng có hành vi gian dối,
giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi.
+ Quản lý phần mộ liệt sỹ, các công trình ghi công, tổ chức thăm viếng
nghĩa trang liệt sĩ … theo sự phân cấp của Nhà nước.
+ Trả lời đơn thư khiếu nại của các tập thể, cá nhân về việc thực hiện các

chính sách, chế độ ưu đãi xã hội theo thẩm quyền.
+ Cơ quan thực hiện ưu đãi xã hội còn có quyền và trách nhiệm trong việc
tham gia xây dựng và hướng dãn thực hiện pháp luật về ưu đãi xã hội; tuyên truyền
pháp luật và vận động phong trào toàn dân chăm sóc người có công, đền ơn đáp
nghĩa …
Quyền và nghĩa vụ của người được ưu đãi:
+ Được hưởng ưu đãi trợ cấp, các ưu đãi khác và chế độ nuôi dưỡng, điều
dưỡng, phục hồi chức năng … tùy từng đối tượng luật định
21


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
+ Thực hiện đúng các quy định của NN về điều kiện, thủ tục để hưởng chế
độ ưu đãi
+ Không được có những hành vi gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ
ưu đãi xã hội.
3.

Quan hệ pháp luật về cứu trợ xã hội:

·

Khái niệm: Là những QHXH hình thành trong việc người cứu

trợ hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu cầu thiết yếu để giải quyết khó khăn cho
người cần cứu trợ, được các QPPL điều chỉnh.
·

Đặc điểm: Có đầy đủ các đặc điểm của QHPL ASXH, bên


cạnh đó còn có 1 số đặc điểm riêng:
Trong QHPL cứu trợ XH, chủ thể tham gia với tư cách là người cứu trợ rất
đa dạng.
Bên cạnh chủ thể là Nhà nước thì còn có nhiều chủ thể khác có thể tham gia
với tư cách là người cứu trợ. Đó có thể là bất kì cá nhân, tổ chức nào, không phân
biệt trong nước hay nước ngoài … nếu có khả năng và lòng hảo tâm đều có thể
tham gia với tư cách là người cứu trợ, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó
khăn, thiên tai, túng thiếu …Như vậy, Nhà nước không phải lúc nào cũng tham gia
với tư cách là người cứu trợ, không phải là người cứu trợ duy nhất.
Trong QHPL cứu trợ XH, không có nghĩa vụ đóng góp của người được cứu trợ:
Người được cứu trợ không phải đóng góp bất kỳ khoản nào vào quỹ cứu
trợ, cũng không nhất thiết phải có điều kiện đóng góp cho xã hội. Bất kì thành viên
nào trong xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn mà pháp luật đã quy định cũng đều có
thể được trợ giúp theo mức luật định.

22


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
Nguồn tài chính thực hiện hoạt động này chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà
nước hoặc từ các nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân của cộng đồng trong
nước, quốc tế.
Đối tượng thường là những người có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cần có sự
cứu giúp ngay, không thể căn cứ vào cuộc sống trước đó, cũng không thể phụ
thuộc vào việc thực hiện các nghĩa vụ của họ.
Đối với các quan hệ cứu trợ xã hội, pháp luật chỉ chi phối, điều chỉnh ở mức
độ nhất định.
So với các quan hệ pháp luật an sinh khác, thì sự tác động của pháp luật tới
các quan hệ cứu trợ xã hội thường ở mức thấp hơn. Pháp luật chủ yếu điều chỉnh
các quan hệ cứu trợ do Nhà nước thực hiện từ ngân sách. Đối với các quan hệ cứu

trợ do các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư … trong ngoài nước thực hiện bằng
nguồn tài chính của họ thì Nhà nước cần tác động ở mức độ nhất định để đảm bảo
thực hiện đúng mục đích, đặc biệt đối với những trường hợp quy mô tổ chức và
phạm vi thực hiện cứu trợ tương đối lớn, có tính ổn định.
Do bản chất vốn có của hoạt động cứu trợ xã hội, trước hết phải là vấn đề
đạo lý, vấn đề xã hội, không thể chỉ là vấn đề pháp lý đơn thuần. Cho nên quan hệ
cứu trợ xã hội bao gồ cả quan hệ công va quan hệ tư; có hể là quan hệ pháp lý
nhưng cũng có thể chỉ la quan hệ xã hội thuần túy.
·

Chủ thể của QHPL cứu trợ xã hội:

-

Bên thực hiện cứu trợ: Là những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện

việc cứu tế, trợ giúp đối với người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn … Họ có thể
là những người có trách nhiệm phải cứu trợ hoặc cũng có thể là những người có
khả năng và lòng hảo tâm giúp đỡ người khác. Đối với các cơ quan, tổ chức, NLPL

23


ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
và NLHV cứu trợ xã hội xuất hiện khi cơ quan, tổ chức đó được thành lập. Đối với
các cá nhân tham gia quan hệ với tư cách là người cứu trợ, NLPL cứu trợ phụ
thuộc vào quy định của PLDS, khi cá nhân có khả năng thực hiện quyền sở hữu đối
với tài sản riêng của mình một cách độc lập. NLHV cứu trợ xã hội phát sinh khi cá
nhân đó có NLPLDS và có tài sản để thực hiện việc cứu trợ xã hội.
-


Người được cứu trợ: Là những cá nhân, hộ gia đình, những

thành viên trong xã hội thực sự đang gặp hoàn cảnh khó khăn, rủi ro, bất hạnh.
Theo quy định của pháp luật, đối tượng được cứu trợ bao gồm trẻ mồ côi,
người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật nặng, người tâm thần mãn
tính. Ngoài ra, một số cá nhân hoặc hộ gia đình gặp khó khăn khác cũng được cứu
trợ từ phía nhà nước hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, những đối tượng này thường chỉ
được hưởng cứu trợ đột xuất (cứu trợ 1 lần) bởi hoàn cảnh khó khăn đối với họ chỉ
có tính chất thời điểm. Nếu không khắc phục được, đủ điều kiện để cứu trợ thường
xuyên thì họ cũng được hưởng chế độ này.
·

Nội dung của QHPL cứu trợ xã hội:

-

Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng cứu trợ xã hội của

Nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:
+ Quản lý đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội theo sự phân cấp của cơ quan
có thẩm quyền hoặc theo chức năng được xác định.
+ Có trách nhiệm thực hiện các chế độ cứu trợ xã hội kịp thời, đúng pháp
luật.
+ Tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí hiện vật do các tổ chức
cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối
tượng.
24



ĐỀ CƯƠNG LUẬT AN SINH XÃ HỘI
-

Người được cứu trợ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

+ Được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tùy theo đối tượng cứu trợ
do pháp luật quy định.
+ Nếu thuộc diện nuôi dưỡng tại các cơ sở tập trung được trợ cấp bằng hiện
vật đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết thực
+ Được tạo điều kiện trong học nghề và việc làm (đặc biệt đối với trẻ mồ
côi)
+ Được trợ giúp về y tế, giáo dục tùy thuộc từng đối tượng
+ Người được cứu trợ cũng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật
về thủ tục cứu trợ, trung thực về điều kiện cứu trợ.
CHƯƠNG III. BẢO HIỂM XÃ HỘI
I. Khái quát chung về bảo hiểm xã hội
1. Khái niệm:
- Dưới góc độ kinh tế: BHXH là phạm trù kinh tế tổng hợp, là sự đảm bảo
thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống cho NLĐ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao
động.
- Dưới góc độ pháp lý: chế độ BHXH là tổng hợp những quy định của nhà
nước, quy định các hình thức đảm bảo điều kiện vật chất và tinh thần cho NLĐ và
trong 1 số trường hợp là thành viên gia đình họ khi bị giảm hoặc mất khả năng lao
động.
- Hiện nay theo qu định tại khoản 1 ĐIều 3 Luật BHXH thì BHXH được
định nghĩa như sau: BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập
của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
25



×