ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC
TRONG HỆ THỐNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nằm ở vùng Đông Nam châu Á với diện tích khoảng 330.541 km2,
Việt Nam là một trong 16 nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002- Chiến lược quốc gia quản
lý hệ thống khu bảo tồn của Việt Nam 2002-2010). Đặc điểm về vị trí địa
lý, khí hậu ... của Việt Nam đã góp phần tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái
và các loài sinh vật. Về mặt địa sinh học, Việt Nam là giao điểm của các hệ
động, thực vật thuộc vùng Ấn Độ - Miến Điện, Nam Trung Quốc và Inđo-
Malaysia. Các đặc điểm trên đã tạo cho nơi đây trở thành một trong những
khu vực có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao của thế giới, với khoảng 10%
số loài sinh vật, trong khi chỉ chiếm 1% diện tích đất liền của thế giới (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2002-Báo cáo quốc gia về các khu
bảo tồn và Phát triển kinh tế).
Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các
chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và
thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất.
Nhưng hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau làm cho nguồn tài nguồn
tài nguyên ĐDSH của Việt Nam đã và đang bị suy giảm. Nhiều hệ sinh thái
và môi trường sống bị thu hẹp diện tích và nhiều Taxon loài và dưới loài
đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng trong một tương lai gần. Trong các
hệ thống nông nghiệp canh tác độc canh đang dần thay thế kéo theo các hệ
sinh vật cũng bị mất dần đi sự phong phú. Các hệ sinh thái nông nghiệp dần
mất đi trạng thái cân bằng tự nhiên, đứng trước nguy cơ chỉ phát triển được
trong một thời gian ngắn, không bền vững.
Để khắc phục tình trạng trên Chính phủ Việt Nam đã đề ra nhiều biện
pháp, cùng với các chính sách kèm theo nhằm bảo vệ tốt hơn tài nguyên
2
ĐDSH của đất nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến bảo tồn ĐDSH cần phải giải quyết.
II. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ
Mục tiêu của chuyên đề là tìm hiểu nguyên nhân làm cho đa dạng
sinh học trong hệ thống nông nghiệp bị suy giảm. Và thực trạng đa dạng
sinh học trong nông nghiệp đang như thế nào từ đó đề ra một số giải pháp
để tăng tính đa dạng sinh học trong nông nghiệp.
III. NỘI DUNG
1. Đa dạng sinh học là gì?
Có thể coi, thuật ngữ “đa dạng sinh học” lần đầu tiên được Norse and
McManus (1980) định nghĩa, bao hàm hai khái niệm có liên quan với nhau
là: đa dạng di truyền (tính đa dạng về mặt di truyền trong một loài) và đa
dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần xã sinh vật).
Hiện nay có nhiều định nghĩa về đa dạng sinh học (ĐDSH). Định
nghĩa do Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (1989) quan niệm: “ ĐDSH là
sự phồn thịnh của sự sống trên Trái đất, là hàng triệu loài thực vật, động vật
và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh
thái vô cùng phức tạp tồn tại trong môi trường”. Do vậy, ĐDSH bao gồm ba
cấp độ: đa dạng gen, đa dạng loài, đa dạng hệ sinh thái. Đa dạng loài bao
gồm toàn bộ các loài sinh vật sống trên Trái đất, từ vi khuẩn đến các loài
động, thực vật và các loài nấm. Ở mức độ vi mô hơn, ĐDSH bao gồm cả sự
khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách
ly, về địa lý cũng như sự khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong
một quần thể. ĐDSH còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà
trong đó các loài sinh vật sinh sống, các hệ sinh thái nơi mà các loài cũng
3
như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác
giữa chúng với nhau.
Theo Công ước ĐDSH thì “ ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ thể
sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái trên cạn, ở biển và các hệ
sinh thái dưới nước khác, và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; ĐDSH
bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi đa dạng gen),
giữa các loài (đa dạng loài), và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái)”.
- Đa dạng di truyền được hiểu là tần số và sự đa dạng của các gen và
bộ gen trong mỗi quần thể và giữa các quần thể với nhau.
- Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài
khác nhau.
- Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST
khác nhau.
Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức
độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST (IUCN,1994).
2. Đa dạng sinh học trong nông nghiệp là gì?
Đa dạng sinh học nông nghiệp (ĐDSHNN) là bộ phận của đa dạng
sinh học, bao gồm tất cả các thành phần của đa dạng sinh học - ở cấp gen,
cấp loài và cấp hệ sinh thái – liên quan đến thực phẩm và nông nghiệp và
các hệ sinh thái nông nghiệp, bao gồm các loài cây trồng và vật nuôi, và
nhiều giống thuộc các loài đó và còn bao gồm các thành phần khác hỗ trợ
cho sản xuất nông nghiệp. ĐDSHNN còn là kết quả của quá trình chọn lọc
tự nhiên và nhân tạo.
3. Vì sao phải bảo tồn đa dạng sinh học trong hệ thống nông nghiệp.
Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có
điều kiện địa lí, địa hình đặc biệt tạo nên khu hệ động thực vật, vi sinh vật
4
rất phong phú và đa dạng, là một trong 16 nước có sự đa dạng sinh học cao
nhất thế giới.
Khu vực nông nghiệp ở Việt Nam được hình thành từ nhiều hệ sinh
thái đa dạng khác nhau, điều này góp phần hình thành nên nguồn tài nguyên
thiên nhiên giàu có của đất nước. Đa dạng sinh học trong những hệ sinh thái
này cung cấp cho con người những điều kiện cần thiết để sống như cung
cấp cơ sở để sản xuất lương thực cũng như hàng loạt những sản phẩm phi
lương thực khác như các nguyên vật liệu dùng cho cuộc sống hàng ngày,
thuốc chữa bệnh, tạo nguồn thu nhập và hỗ trợ cho hệ thống văn hoá, xã
hội.
Đa dạng sinh học là cơ sở trợ giúp cho việc sản xuất lương thực thông qua
các hiện tượng như sự thụ phấn, kiểm soát sinh học các loài dịch hại, bệnh,
và làm đất mầu mỡ do chu trình các chất dinh dưỡng. Tất cả đều có những
chức năng quan trọng trong các hệ thống nông nghiệp.
Sự đa dạng của những loài thực vật, động vật, những loài vi sinh vật
cần thiết để duy trì năng suất và tính bền vững của mùa màng, gia súc và
việc nuôi trồng thuỷ sản, cho tới ngày nay, vẫn còn ít được biết đến. Đa
dạng các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi sẽ đáp ứng được đầy đủ hơn các
nhu cầu khác nhau của xã hội, hạn chế được thấp nhất những rủi ro trước
những biến động về giá cả, thị trường, đồng thời tận dụng được triệt để nhất
các nguồn lợi lao động, vật tư, kỹ thuật trong xã hội. Như vậy đa dạng sinh
học trong hệ sinh thái nông nghiệp có thể được coi là yếu tố trung tâm đảm
bảo tính bền vững của các hệ thống nông nghiệp trên các phương diện sinh
thái, môi trường, cũng như kinh tế và xã hội. Càng ngày con người càng
hiểu và tin rằng tương lai của vấn đề an ninh lương thực phụ thuộc vào việc
5