Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

ĐÁNH GIÁ VÒNG đời sản PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.23 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NGUYỄN TẤT THÀNH

KHOA: KHOA MÔI TRƯỜNG


QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên: Nguyễn Thị Thanh Tú


Đề tài

ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI
SẢN PHẨM
Lớp: 14DTNMT04
Nhóm 17:
 Nguyễn Thị Thu Trinh
 Nguyễn Thị Hồng Gấm


Nội dung thuyết trình:
I. Giới thiệu chung về dòng đời sản phẩm
II. Khái niệm đánh giá vòng đời sản phẩm
III. Phương pháp và quy trình LCA
IV. Lợi ích và ý nghĩa của LCA
V. Kết luận


I. Giới thiệu chung về vòng đời sản phẩm:


Đánh giá vòng đời
LIFE CYCLE ASESSMENT
(LCA)

 Các sản phẩm, dịch vụ hay quá trình đều có
vòng đời.
 Vòng đời của một sản phẩm bắt đầu từ khi
khai thác/thu hoạch nguyên liệu  qua các
công đoạn chế biến thành sản phẩm  phân
phối đến người sử dụng  sau đó sản phẩm
được thải bỏ hay tái sử dụng.


Vòng đời sản phẩm được minh họa như sau:


II. Khái niệm:
Đánh giá vòng đời sản phẩm là một quá
trình đánh giá các tác động lên môi trường
liên quan đến một sản phẩm, một quá trình
hay một hoạt động bằng cách xác định và
lượng hóa năng lượng, nguyên liệu sử dụng
và các chất thải ra môi trường; nhận diện,
đánh giá các cơ hội cải thiện môi trường.


Công việc đánh giá bao gồm toàn bộ
vòng đời của sản phẩm, quá trình hay hoạt
động, xuyên suốt từ khi khai thác và xử lý
nguyên liệu; sản xuất, vận chuyển và phân

phối; sử dụng,tái sử dụng; bảo hành, tái chế
và thải bỏ sau cùng.


 Đánh giá vòng đời sản phẩm có thể được
áp dụng cho mọi sản phẩm cần có các
nghiên cứu toàn bộ vòng đời để hiểu được
các tác động môi trường của nó.
Ví dụ: ô tô, máy giặt,...

 Nói chung nó không bao gồm các tác động
thứ cấp, như là năng lượng được sử dụng để
nung gạch, gạch đó dùng cho việc xây lò để
sản xuất nguyên liệu thô.


Công việc đánh giá bao gồm:
 Toàn bộ vòng đời của sản phẩm;
 Quá trình hay hoạt động;
 Xuyên suốt từ khi:
•Khai thác và xử lý nguyên liệu;
•Sản xuất, vận chuyển và phân phối;
•Sử dụng, tái sử dụng;
•Bảo hành, tái chế và thải bỏ sau cùng.


III. Phương pháp và quy trình LCA:
1. Phương pháp:
LCA là một phương pháp đánh giá định
lượng về tác động một sản phẩm đối với môi

trường ở mỗi giai đoạn của đời sống hữu dụng
của nó, từ lúc là nguyên liệu thô, đến lúc sản
xuất và sử dụng sản phẩm bởi người tiêu dùng
đến khi phân hủy cuối cùng.


2. Quy trình đánh giá LCA:
Bao gồm 4 quy trình:
 Xác định mục tiêu và phạm vi LCA
 Phân tích toàn bộ vòng đời sản phẩm hoặc
quy trình sản xuất – phân tích kiểm kê các
yếu tố đầu vào, đầu ra
 Lập bảng đánh giá tác động môi trường cho
tùng giai đoạn
 Lập báo cáo LCA, ứng dụng kết quả LCA


**Xác định mục tiêu và phạm vi đánh giá:

Mục tiêu và phạm vi của LCA phải được xác
định rõ ràng trước khi thực hiện.
Bước này cần làm rõ:
 Các lý do tiến hành LCA?
 Sản phẩm, quá trình hay dịch vụ được tiến
hành LCA?
 Đường biên của hệ thống sẽ đánh giá?
 Đơn vị chức năng đối với sản phẩm được
lựa chọn?



a. Các biên của hệ:
Việc lựa chọn các biên của hệ để đánh giá
có thể ảnh hưởng đầu ra của LCA.
Ví dụ: Đánh giá vòng đời của 2 sản phẩm
bóng đèn tròn và bóng huỳnh quang liên quan
đến việc thải thủy ngân ra môi trường.
 Nhiên liệu  nhà máy điện  lưới điện 
bóng đèn huỳnh quang  Bãi chôn lấp
 Nhiên liệu  nhà máy điện  bóng đèn
tròn  bãi chôn lấp


Nếu biên của hệ chỉ là khâu thải bỏ bóng
đèn sau sử dụng thì bóng huỳnh quang sẽ gây
ô nhiễm thủy ngân hơn là bóng tròn.


Tuy nhiên nếu biên của hệ mở rộng đến cả
khâu phát điện thì kết quả sẻ khác. Thủy ngân là
một chất nhiễm bẩn vết trong than, khi đốt cháy
than để phát điện sẻ thải thủy ngân vào môi
trường; vỏ bóng đèn tròn tiêu thụ điện năng nhiều
hơn nên trong cả vòng đời của bóng đèn tròn sẽ
làm thải nhiều thủy ngân hơn bóng huỳnh quang.


b. Đơn vị chức năng:
Lựa chọn đơn vị chức năng là rất quan trọng
để so sánh các sản phẩm
Ví dụ: Khi so sánh giá túi chất dẻo và túi

giấy đựng hàng tạp hóa, sẽ không thích hợp.
Thay vào đó phải so sánh dựa trên thể tích
hàng hóa mà túi chứa được
(đơn vị chức năng = thể tích chứa hàng của túi).
Nếu 1 túi giấy chứa được gấp đôi hàng so
với 1 túi chất dẻo, thì khi tiến hành LCA phải
so sánh 2 túi chất dẻo với 1 túi giấy.


IV. Lợi ích và ý nghĩa của LCA:
o LCA là một công cụ QLMT hiệu quả;
o Một nghiên cứu LCA cung cấp những dữ
liệu nhằm thúc đẩy các quyết định liên quan
đến MT;
o Trong công nghiệp LCA được sử dụng để
phát triển và cải tiến sản phẩm;
o LCA được dùng cho mục đích tiếp thị các
sản phẩm thân thiện với MT...


Những hạn chế của LCA:
• Các nghiên cứu LCA đòi hỏi mất nhiều
thời gian và nguồn lực.
• Quy trình thực hiện phức tạp, đòi hỏi
nhiều nguồn dữ liệu khác nhau.


**Nhược điểm LCA**
Việc đánh giá yêu cầu các thông tin đã
được nghiên cứu kỹ để xây dựng các số liệu

tác động môi trường cơ sở, và qua đó có thể
tập trung vào tài nguyên. Bên cạnh đó, các
tác động môi trường của việc khai thác
nguyên vật liệu và của quá trình sản xuất có
thể rất khác nhau giữa các khu vực.


Ví dụ: tác động của việc
tách ra một tấn than do
các mỏ và các kỷ thuật
vận chuyển, cũng như
môi trường khác nhau.

Trong thực tế, các tác động còn khác nhau phụ
thuộc ngay vào địa điểm tại địa điểm khai thác
than.


Việc đánh giá chủ quan này cần được thực
hiện dựa trên trọng lượng tương đối cho chất
thải
Ví dụ: phát thải SO2 ở Đức có thể sẽ có tác
động đến khoảng không đã được khai thác
nhiều hơn phát thải này tại Úc. Vì vậy, cần xây
dựng cơ sở dữ liệu về thông tin LCA cơ bản để
hổ trợ thực hiện LCA một cách có hiệu quả.


Một số lưu ý về tiêu chuẩn ISO với LCA
Có 4 tiêu chuẩn ISO được thiết lập đặc biệt

phục vụ cho ứng dụng LCA:
 ISO 14040: Nguyên tắc và khuôn khổ
 ISO 14041: Xác định mục đích và phạm
vi phân tích danh mục kiểm kê
 ISO 14042: Đánh giá tác động của vòng
đời sản phẩm
 ISO 14043: Diễn giải


V. Kết luận:
LCA là một kỹ thuật đã trở nên phổ biến
trong những năm đầu của thập kỷ 90.
Nó là một công cụ rát tốt để nhấn mạnh
thêm cho các thông điệp về môi trường mà
thường có thể sử dụng trong tiếp thị.
Ngoài ra, các thông tin quan trọng vè các kết
quả ứng dụng LCA một cách cẩn trọng và đúng
mức.


Khảo sát mới đây cho thấy các ứng dụng
LCA phổ biến nhất là phục vụ vho các mục
đích nội tại của công ty như: Cải thiện sản
phẩm; Hổ trợ cho các lựa chọn chiến lược;
Xây dựng định mức và thông tin với bên
ngoài.


×