Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Câu hỏi nhận đinh dúng sai Luật hành chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.28 KB, 7 trang )

II. Nhận định đúng sai:
Câu 1: Nhận định: “Chủ thể quản lý hành chính nhà nước không phải chỉ là cơ quan hành chính
nhà nước” là đúng.
Bởi vì chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo nghĩa hẹp chủ yếu là toàn bộ hệ thống các cơ
quan hành chính nhà nước, đứng đầu là chính phủ và các cơ quan phát sinh từ chúng, các cơ
quan, các Bộ, Sở, Phòng, Ban và tương đương …
Câu 2: Nhận định: “Đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính không phải chỉ là những quan
hệ xã hội phát sinh trong hoạt động chấp hành, Điều hành của cơ quan hành chính nhà nước” là
đúng.
Bởi vì: Có 3 nhóm quan hệ thuộc đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính, bao gồm:
- Nhóm 1: Điều chỉnh những quan hệ chấp hành và Điều hành phát sinh trong hoạt động của các
cơ quan hành chính nhà nước.
- Nhóm 2: Điều chỉnh nhóm quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan, tổ chức nhằm ổn định về tổ
chức, tạo Điều kiện thuận lợi để cơ quan nhà nước, tổ chức nhà nước hoàn thành tốt nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
- Nhóm 3: Điều chỉnh những quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan nhà nước
khác, các tổ chức và các cá nhân (cán bộ, công chức) được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt
động quản lý hành chính nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
=> Vì vậy, nhận định trên là đúng.
Câu 3: Nhận định: “Luật Hành chính không Điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình
hoạt động nội bộ của tổ chức xã hội” là đúng.
Bởi vì: Tổ chức xã hội nào thì hoạt động theo Điều lệ của tổ chức xã hội đó. Do vậy Luật Hành
chính không Điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động nội bộ của họ.
Câu 4: Nhận định: Không chỉ có cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý
hành chính nhà nước” là đúng.
Bởi vì: Có 2 nhóm tham gia thực hiện chức năng qlý hành chính NN, đó là:
- Nhóm 1: Các cơ quan hành chính nhà nước (được coi là nhóm chủ yếu, quan trọng nhất); ví dụ:
Chính phủ, Bộ, Sở…;
- Nhóm 2: Các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền để thực
hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; ví dụ: Phi công là cơ trưởng được quyền ra quyết
định bắt giữ người trên máy bay nếu hành khách đó có hành vi gây mất an toàn cho chuyến


bay .v.v.
Câu 5: Nhận định: Các bên tham gia quan hệ quản lý bao giờ cũng có sự phụ thuộc về mặt tổ
chức? là sai.


Bởi vì: Khi một bên tham gia quan hệ quản lý vi phạm, dẫn đến phải bị xử phạt thì không liên
quan gì đến sự phụ thuộc vào tổ chức của nhau.
Ví dụ: Một cá nhân cảnh sát giao thông khi vượt đèn đỏ mà không phải thi hành công vụ thì vẫn
bị xử phạt lỗi vi phạm như thường.
Câu 6: Nhận định: Quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với công dân A khi cơ quan hành
chính nhà nước thuê nhà của công dân A để làm trụ sở làm việc tạm thời là đối tượng Điều chỉnh
của Luật Hành chính? Là sai.
Bởi vì: Việc cơ quan hành chính nhà nước thuê nhà của công dân A là quan hệ dân sự, nên nó
không thuộc đối tượng Điều chỉnh của Luật Hành chính.

Câu 7: Nhận định: “Tổ chức Chính trị xã hội ở cấp Trung ương không có quyền đơn phương
ban hành văn bản pháp luật hành chính” là đúng.
Bởi vì: Tổ chức Chính trị xã hội chỉ được ban hành pháp luật hành chính dưới dạng liên tịch.
Câu 8: Nhận định: “Quy phạm Luật hành chính do cơ quan Nhà nước ở trung ương ban hành,
bao giờ cũng có hiệu lực trên phạm vi toàn quốc” là sai.
Bởi vì: Trong một số trường hợp ngoại lệ, quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực trên
một hoặc một số địa phương nào đó mà thôi.
Câu 9: Nhận định: “Chủ thể của Luật hành chính bao giờ cũng là chủ thể quan hệ Luật hành
chính” là sai.
Bởi vì: Mặc dù chủ thể Luật hành chính được quy phạm luật hành chính xác định luôn có quyền
và nghĩa vụ pháp lý. Nhưng nếu không tồn tại sự kiện pháp lý (hành vi, sự biến) làm phát sinh
quan hệ pháp luật cụ thể với sự tham gia của chủ thể Luật Hành chính đó thì chủ thể Luật Hành
chính không trở thành là chủ thể của quan hệ pháp luật hành chính.
Câu 10: Nhận định: “Chủ thể quan hệ Luật hành chính bao giờ cũng là chủ thể Luật hành
chính” là đúng.

Bởi vì: Muốn là chủ thể quan hệ Luật hành chính thì trước tiên phải là chủ thể Luật Hành chính.
Câu 11: Nhận định: “Nguyên tắc Đảng lãnh đạo chỉ được áp dụng trong quá trình tổ chức và hoạt
động của cơ quan hành chính Nhà nước”là sai.
Bởi vì: Đảng lãnh đạo toàn diện Nhà nước và xã hội (Điều 4, Hiến pháp 1992).
Câu 12: Nhận định: “Không phải tất cả các cơ quan hành chính Nhà nước đều tổ chức và hoạt
động theo sự phụ thuộc hai chiều” là đúng.
Bởi vì: Các cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương hoạt động theo sự phụ thuộc một chiều.
Câu 13: Nhận định: “Dân chủ trong quản lý hành chính Nhà nước chỉ là sự phát huy quyền chủ
động sáng tạo của chính quyền địa phương”là sai.


Bởi vì: Nguyên tắc tập trung dân chủ đều thực hiện ở tất cả các cấp, từ trung ương cho đến địa
phương.
Câu 14: Nhận định: “UBND tỉnh chấp hành Nghị quyết của HĐND tỉnh là biểu hiện của nguyên
tắc tập trung dân chủ” là đúng.
Bởi vì: Theo Điều 3 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Ủy ban
nhân dân tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tại Điều 123 hiến pháp 1992 quy định: “Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu là cơ quan
chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương chịu trách nhiệm
chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của
Hội đồng nhân dân”.
Như vậy, việc Uỷ ban nhân dân tỉnh chấp hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh chính là
biểu hiện của ngtắc tập trung dân chủ theo đúng các quy định trên.
Câu 15: Nhận định: “ Hình thức buộc thôi việc chỉ áp dụng đối với công chức phạm tội bị tòa án
phạt tù mà không được hưởng án treo” là sai.
Bởi vì: Theo Điều 14, Nghị định 34/2011/NĐ-CP, Quy định xử lý kỷ luật đối với công chức thì
còn có nhiều trường hợp khác vẫn bị buộc thôi việc. Cụ thể:
1. Bị phạt tù mà không được hưởng án treo;
2. Sử dụng giấy tờ ko hợp pháp để được tuyển dụng vào c.q, tổ chức, đơn vị;
3. Nghiện ma túy có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền;

4. Tự ý nghỉ việc, tổng số từ 07 ngày làm việc trở lên trong một tháng hoặc từ 20 ngày làm việc
trở lên trong một năm mà đã được cơ quan sử dụng công chức thông báo bằng văn bản 03 lần
liên tiếp;
5. Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định của pháp luật về phòng, chống tham
nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kỷ luật lao động; phòng, chống tệ nạn mại dâm và
các quy định khác của pháp luật liên quan đến công chức.
Câu 16: Nhận định: “Chỉ có cơ quan hành chính Nhà nước có hệ thống đơn vị cơ sở trực
thuộc” là đúng.
Bởi vì: Các cơ quan khác có thể có đơn vị cơ sở trực thuộc nhưng không thành hệ thống như cơ
quan hành chính nhà nước.
Câu 17: Nhận định: “Khi xử lý Cán bộ, công chức bằng hình thức khiển trách thì không cần
thành lập hội đồng kỷ luật” là sai.
Bởi vì: Chỉ không thành lập hội đồng kỷ luật trong các trường hợp sau:
* Theo Điều 17 của nghị định 34/2011/NĐCP:
a) Công chức có hành vi VPPL bị phạt tù mà không được hưởng án treo;


b) Công chức giữchức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi
vi phạm pháp luật của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức
của Ban Chấp hành Trung ương.
* Theo Khoản 2, Điều 5 của nghị định 35/2005/NĐ-CP: “Khi xử lý kỷ luật cán bộ, công chức
phải thành lập Hội đồng kỷ luật, trừ trường hợp cán bộ, công chức phạm tội bị Tòa án phạt tù mà
không được hưởng án treo”.
Câu 18: Nhận định: “Việc tuyển dụng công chức vào làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà
nước, đơn vị sự nghiệp đều phải thông qua thi tuyển” là sai.
Bởi vì: Theo Điều 37 Luật công chức thì: “Người có đủ Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 36
của Luật này cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng
sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
thì được tuyển dụng thông qua xét tuyển”.
Câu 19: Nhận định: “Tất cả các cơ quan quản lý nhà nước đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm

hành chính” là sai.
Bởi vì: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008 chỉ quy định cho một số
cấp và cơ quan quản lý nhà nước.
Câu 20: Nhận định: “Tất cả các chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đều có quyền
áp dụng hình thức phạt bổ sung” là sai.
Bởi vì: Tại các Điều 12, 28, 31 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung
2008 chỉ quy định cho một số chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được quyền áp
dụng hình thức phạt bổ sung chứ không phải tất cả.
Câu 21: Nhận định: “Người dưới 14 tuổi không phải là đối tượng của việc áp dụng các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính” là đúng.
Bởi vì: Theo Điều 6, 7 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008, quy
định đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính là từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 22: Nhận định: “Chỉ trong trường hợp cá nhân, tổ chức VPHC bị phạt từ 50.000 đến
100.000 đồng nộp tiền phạt tại chỗ thì mới được nhận biên lai thu tiền phạt” là đúng.
Bởi vì: Theo Điều 54 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008 quy định:
“Trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 200.000 đồng … Người
có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt.”.
Câu 23: Nhận định: “Biên bản vi phạm hành chính phải có đủ chữ ký của người VPHC, người
chứng kiến, người bị thiệt hại thì mới có giá trị” là sai.
Bởi vì: Theo khoản 3, Điều 55 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008
quy định: “… Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại
hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên
bản.”.


Câu 24: Tình huống: “Chủ doanh nghiệp X thực hiện hành vi kê khai trụ sở nhưng thực tế không
giao dịch tại trụ sở đó theo quy định của pháp luật, nên hành vi trên bị phạt từ 1 đến 5 triệu. Chủ
tịch UBND phường nơi chủ doanh nghiệp cư trú đã ra quyết định phạt tiền” là sai.
Bởi vì: Theo Điều 28 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã, phường chỉ được phạt hành chính với số tiền tối đa là 2 triệu đồng.

Câu 25: Tình huống: “A 17 tuổi thực hiện hành vi ném đá vào người đang đi xe gắn máy trên
đường theo quy định của pháp luật hành vi trên bị xử phạt từ 100 đến 300 nghìn đồng. Người có
thẩm quyền đã ra quyết định phạt A 200 000 đồng. Áp dụng điều 7 và 57 Pháp lệnh Xử phạt vi
phạm hành chính để tính tiền phạt” là sai.
Bởi vì: Theo khoản 1, Điều 7, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002; sửa đổi, bổ sung 2008
quy định: “Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính thì có thể bị áp dụng hình
thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 12 của Pháp lệnh này. Khi phạt tiền đối với
họ thì mức tiền phạt không được quá một phần hai mức phạt đối với người thành niên”. Trong
trường hợp này, do A mới có 17 tuổi nên mức phạt A phải <150 ngàn đồng. Vì vậy phạt 200
ngàn đồng là sai.

III. phần bài tập:
1. Ngày 04/5/2010 Ông H đã mua một ngôi nhà của Ông D thuộc phường X, Quận Y, Thành phố
Z với diện tích 32,70m2.
Sau khi mua nhà được một tháng, Ông H đã viết đơn gửi UBND phường X xin sửa chữa nhà ở.
Đơn đã được chủ tịch phường xác nhận và chuyển ý kiến lên phòng quản lý đô thị quận giải
quyết. Trong lúc UBND phường chưa có ý kiến Ông H đã tiến hành xây dựng nhà trên diện tích
là 40m2 gần hè đường. Vì chưa có giấy phép nên Ông H đã bị đội quy tắc quận và UBND
phường phạt 1.000.000đ và buộc đình chỉ việc xây dựng.
Ông H không chấp hành quy định trên mà còn tiếp tục hoàn thiện công trình vào ban đêm. Vì
vậy, UBND quận đã ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình trái phép.
Ông H đã làm đơn khiếu nại gửi tới UBND thành phố Z, Thanh tra TP và VKSND thành phố.
Qua vụ việc trên, Anh chị hãy:
1. Phân tích các quan hệ pháp luật hành chính đã phát sinh?
2. Việc xử phạt hành chính của đội quy tắc đô thị và UBND phường đúng hay sai?
3. Nhận xét cách xử lý của UBND Quận?

Bài làm:
1. Các quan hệ pháp luật phát sinh:



- Quan hệ pháp luật hành chính:
+ Chủ thể bắt buộc: UBND phường X – Ông H
+ Chủ thể thường: Ông H
+ Khách thể: Trật tự quản lý HCNN về xây dựng (cụ thể xây dựng nhà ở)
+ Sự kiện pháp luật hành chính: Việc ông H gửi đơn lên UBND phường X xin phép sữa
chữa nhà ở.
- Cặp quan hệ 2: ý 2:
+ Chủ thể bắt buộc: Giữa chủ tịch UBND phường với phòng quản lý đô thị.
+ Chủ thể thường: Phòng quản lý đô thị.
+ Khách thể: Thẩm quyền về trật tự thủ tục hành chính.
+ Sự kiện pháp luật hành chính: Việc chủ tịch UBND phường X xác nhận cho ông H
được sửa chữa.
- Cặp quan hệ 3: ý 3:
+ Chủ thể bắt buộc: Giữa ông H với đội quy tắc quận.
+ Chủ thể thường: Ông H với thanh tra thành phố.
+ Khách thể: Trật tự quản lý HCNN về lĩnh vực xây dựng
+ Sự kiện pháp luật hành chính: Việc ông H tiếp tục quy phạm (bị phạt 1 triệu đồng)
- Cặp quan hệ 4: ý 4:
+ Chủ thể bắt buộc: UBND thành phố, thanh tra, VKSND.
+ Chủ thể thường: Ông H
+ Khách thể: Trật tự quản lý HCNN về lĩnh vực khiếu nại
+ Sự kiện pháp luật hành chính: Ông H gửi đơn trực tiếp tới thanh tra thành phố, UBND thành
phố, VKSND.
2. Việc xử phạt hành chính của đội quy tắc đô thị và UBND Phường là sai:
Theo đề bài nêu thì ông H mua nhà của ông D với diện tích là 32,70 m2. Sau khi mua nhà được
01 tháng ( 30 ngày) thì ông H làm đơn xin sửa chữa ngôi nhà trên và được chủ tịch UBND
phường xác nhận và chuyển lên phòng QLĐT giải quyết. Việc ông H làm đơn xin sữa chữa gữi
UBND phường là đúng, tuy nhiên trong trường hợp này ông H đã có lỗi là ông H chưa được
phòng QLĐT đồng ý ( cấp giấy phép sữa chữa) mà đã tiến hành sữa chữa nhà (trong thời gian

chờ sự chấp thuận của phòng QLĐT ( cấp giấy phép sữa chữa) và ý kiến của UBND phường ).


Mặc khác ông H tiến hành xây dựng nhà trên diện tích 40 m2 ( vượt 7,3 m2 so với diện tích ngôi
nhà đã mua). Vì lẽ đó có thể sẽ có 02 trường hợp xảy ra:
1. Phần diện tích vượt (7,3m2 ) là phần đất hợp pháp của ông H.
2. Phần diện tích vượt (7,3m2 ) là phần đất ông H lấn chiếm thêm.
Từ 02 trường hợp trên có thể xử lý như sau:
Trường hợp thứ 1: xây dựng nhà ở không có giấy phép xây dựng phạt tiền từ theo Nghị định 23
của chính phủ.
Trường hợp thứ 2: xây dựng nhà ở không có giấy phép + lấn chiếm đất đai áp dụng nghị định
105; nghị định 23.
Từ những ý nêu trên khẳng định việc đội quy tắc đô thị và UBND Phường
Phạt 1.000.0000 đồng là không có cơ sở và không đúng theo quy định của pháp luật hiện hành về
lĩnh vực quản lý đất đai và xây dựng.
3. Cách xử lý của UBND cấp quận là đúng:
Vì theo nghị định số 180/2007NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị.
Theo khoản 2 điều 10 của luật này có quy định như sau:
Đôn đốc, kiểm tra Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện quản lý trật tự xây dựng
đô thị thuộc địa bàn; ban hành kịp thời quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình vi phạm trật tự
xây dựng đô thị theo thẩm quyền.



×