Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 hộ gia đinh chu thể QHPLDS docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.44 KB, 5 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm luật dân sự đại học – bài 3 hộ gia đinh chu thể
QHPLDS


1. A. HỘ GIA ĐÌNH – CHỦ THỂ QHPLDS
1. Khái niệm
1. Xuất phát từ chế độ công hữu về tư liệu sản xuất do NN là đại diện chủ sở
hữu đất đai, cho các hộ gia đình thuê đất dẫn đến hình thành QHPL mà hộ
gia đình làm chủ thể
2. Không phải hộ gia đình nào cũng có tư cách chủ thể của QHPLDS mà chỉ
những hộ gia đình đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của PL thì
mới trở thành chủ thể được.
3. Các điều kiện bao gồm:
+ Thành viên của hộ gia đình: phải từ 2 cá nhân trở lên và được thiết lập dựa trên
quan hệ hôn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Các thành viên phải từ đủ 15t trở
lên.
+ Tài sản chung của hộ gia đình là tài sản chung thuộc sở hữu của các thành viên
trong hộ gia đình. Tài sản này có thể bao gồm quyền sử dụng đất, quyền sử dụng
rừng, tài sản do các thành viên của hộ gia đình đóng góp hoặc được tặng cho
chung, thừa kế chung hay tài sản khác do các thành viên thoả thuận là tài sản
chung của gia đình.
+ Các thành viên của hộ gia đình chiếm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo
phương thức thoả thuận tức là khi sử dụng tài sản của hộ gia đình vào các hoạt
động sản xuất kinh doanh thì yêu cầu cần có sự đồng thuận, thoả thuận giữa các
thành viên (à thực ra để đảm bảo tránh tranh chấp xảy ra cũng như đảm bảo lợi ích
chung của các thành viên trong gia đình).
2. Năng lực chủ thể của hộ gia đình
- NLCT của hộ gia đình có rất nhiều điểm tương đồng với NLCT của PNhân, bao
gồm:
+ NLPL và NLHV của hộ gia đình đều phát sinh đồng thời với việc hình thành hộ
gia đình với tư cách chủ thể;


+ NL chủ thể của hộ gia đình được PL quy định và có tính chất hạn chế trong một
số lĩnh vực (cụ thể hoạt động kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong sản
xuất nông, lâm, ngư nghiệp và trong một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do
PL quy định – Đ106 BLDS).
Cụ thể một số quan hệ như: chuyển quyền sử dụng đất NN, đất ở, vay vốn ngân
hàng để sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ…
à Nguyên nhân: vì nó xuất phát từ đặc thù của gia đình nói chung và hộ gia đình
nói riêng: Tức là gia đình có truyền thống riêng nên có thể là một đại gia đình (với
nhiều gia đình nhỏ bên trong) nhưng có thể là các gia đình tách biệt à Nên rất khó
có thể để PL quy định về sự phát sinh, ra đời của một gia đình nói chung và hộ gia
đình nói chung mà quan trọng là hộ gia đình có tài sản chung và có người đại diện
hộ gia đình khi tham gia vào các QHPL với tư cách là chủ thể.
1. 1. Hoạt động và trách nhiệm của hộ gia đình
2. Hộ gia đình hoạt động thông qua hành vi của chủ hộ gia đình (đại diện của
hộ gia đình).
3. Chủ hộ là người đại diện của hộ gia đình trong các giao dịch dân sự vì lợi
ích chung của cả hộ. Chủ hộ có thể ủy quyền cho một thành viên khác đã
thành niên làm đại diện cho hộ (Đ107).
4. Hộ gia đình phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập nhân danh hộ gia đình.
5. Hộ gia đình chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản chung của hộ, nếu tài sản
chung của hộ không đủ để thực hiện nghĩa vụ của hộ thì các thành viên phải
chịu trách nhiệm liên đới bằng tài sản riêng của mình (trách nhiệm vô hạn).
6. B. TỔ HỢP TÁC – CHỦ THỂ QHPLDS
7. 1. Khái niệm
8. Là sự liên kết của từ 3 cá nhân trở lên, cùng đóng góp tài sản, công sức để
thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng hoa lợi và cùng chịu
trách nhiệm, hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác có chứng thực của
UBND cấp xã, phường, thị trấn.
9. Nếu tổ hợp tác có đủ điều kiện để trở thành pháp nhân thì sẽ đăng ký hoạt

động với tư cách PN theo trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
10. Tài sản do các thành viên trong tổ hợp tác đóng góp, cùng tạo lập và được
tặng cho chung là tài sản chung của tổ hợp tác.
11. 2. Năng lực chủ thể của tổ hợp tác
12. NLCT của tổ hợp tác bị giới hạn trong những công việc nhất định được ghi
nhận trong hợp đồng hợp tác. Bởi vậy, NLCT của tổ hợp tác được gọi là
NLCT chuyên biệt vì nó bị giới hạn trong phạm vi của hợp đồng hợp tác.
13. NLCT của tổ hợp tác phát sinh từ thời điểm UBND cấp xã, phường, thị trấn
chứng thực vào bản hợp đồng hợp tác của các tổ viên và chấm dứt khi tổ
hợp tác chấm dứt tồn tại.
14. 3. Hoạt động của tổ hợp tác
15. Tổ hợp tác hoạt động thông qua đại diện của tổ mà các tổ viên bầu ra. Tổ
trưởng tổ hợp tác có quyền ủy quyền lại cho một tổ viên khác trong tổ hợp
tác thực hiện các công việc nhất định của tổ hợp tác.
16. Giao dịch dân sự do người đại diện của tổ hợp tác xác lập, thực hiện vì mục
đích của tổ hợp tác theo quyết định của đa số thành viên của tổ hợp tác sẽ
làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự cho tổ hợp tác.
17. Tổ hợp tác phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự do người đại diện xác lập nhân danh tổ hợp tác.
Chú ý: Theo quy định tại Đ114-khoản 3 thì “Việc định đoạt tài sản là tư liệu
sản xuất của tổ hợp tác thì phải được toàn thể tổ viên đồng ý; đối với các tài sản
khác phải được đa số tổ viên đồng ý” à có hai cách hiểu: Một là giao dịch liên
quan đến tư liệu sản xuất thì đại diện tổ hợp tác chỉ được tham gia sau khi có
được sự đồng ý của các tổ viên, nếu không có sự đồng ý của các tổ viên thì giao
dịch đó coi như vô hiệu; Hai là người đại diện của tổ sẽ mặc nhiên suy đoán là
mọi thành viên của tổ đều đồng ý à đại đa số ý kiến theo phương án 1 nhưng nó
tạo ra sự hạn chế trong cơ chế thị trường vì luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy, chớp
lấy cơ hội…Đây cũng là một trong những vấn đề cần được xem xét tiếp.


×