Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu ôn tập môn THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.33 KB, 21 trang )

CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN ÔN TẬP
THANH TOÁN QUỐC TẾ TRONG DU LỊCH
Câu 1: Các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình than toán quốc tế là gì?
-

Tiền giả

-

Tỷ giá hối đoái không ổn định

-

Các loại phí trong giao dịch tiền tệ

-

Trung gian hoặc đối tác mất khả năng thanh toán

-

Sai sót về kỹ thuật

-

Trường hợp bất khả kháng trong chính sách tiền tệ

-

Kỳ hạn thanh toán quốc tế


Câu 2: Ảnh hưởng của việc niêm yết tỉ giá đối với Du lịch?
- Ảnh hưởng đến quyết định đi du lịch của người dân:
Khi chọn 1 địa điểm đi du lịch ai cũng tính đến yếu tố ngoại tệ, theo nguyên tắc cơ bản 1
quốc gia nào có đồng tiền mềm giá thì thu hút khách nước ngoải, còn nếu đồng tiền giá
cao chẳng hạn đồng Frank Thụy Sĩ hiện nay thì có lợi cho người dân sứ này nếu họ muốn
đi ngoại quốc nhưng lại nãn lòng du khách đến nước này. Điều đó cũng có nghĩa là ngành
du lịch phải liên tục thích nghi với tỷ giá của đơn vị tiền tệ quốc gia so với ngoại tệ khác.
- Ảnh hường đến tác động trực tiếp đến sức mua sắm, đến các khoản chi tiêu của du
khách nước ngoài , hiện nay vùng Quebec đang lợi dụng giá đồng Đô la Canada thấp so
với Đô Mỹ để chiêu dụ khách.
- Ảnh hưởng đến các công ty Việt Nam ký hợp đồng với khách: Công ty Việt Nam ký với
khách bằng VND nhưng thanh toán nước ngoài bằng USD nên việc thay đổi tỉ giá nếu tỷ
giá tăng doanh nghiệp sẽ bị lỗ hoặc ngược lại hợp đồng hoàn tất mấy ngày trước nhưng
do chưa thanh toán nên khi quy ra tỉ giá mới công ty phải chịu thiệt.
***Ảnh hưởng tỉ giá hối đoái đối với Du lịch?
Khi đi du lịch sang các quốc gia khác, phần lớn khách du lịch đều có nhu cầu chi trả trực
tiếp cho các cơ sở cung ứng dịch vụ du lịch, hoặc mua sắm hàng hoá, quà lưu niệm. Như


vậy, trong hầu hết các trưòng hợp khách du lịch cần phải đổi tiền từ đồng tiền quốc gia
mình sang đồng tiền của quốc gia nơi đến du lịch; hoặc từ đồng tiền của quốc gia mình
sang một đồng tiền mạnh và sau đó khi chi trả lại chuyển sang đồng tiền quốc gia nơi đến
du lịch. Sự biến động về tỷ giá hốì đoái tại các quốc gia gửi khách, quốc gia nhận khách
hoặc trên thị trường tài chính tiền tệ thế giới và chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của các
quốc gia sẽ ảnh hưỏng đến sức mua của các đồng tiền và từ đó có thể gây ảnh hưỏng hoặc
có lợi hoặc không có lợi cho khách du lịch. Nếu những ảnh hưởng đó là đáng kể và bền
vững sẽ ảnh hưỏng đến sự vận động của các luồng khách du lịch vào hoặc ra của một
quổc gia và từ đó ảnh hưỏng đến ngành du lịch của quốc gia đó. Có thể phân tích những
ảnh hưỏng đó theo các hướng chính như sau:
Tại một quốc gia nhất định khi tỷ giá hối đoái có xu hưóng tăng, tức là đồng bản tệ mất

giá hơn so vói các đồng ngoại tệ, trong điều kiện giá cả tại quốc gia này biến động không
nhiều thì khách du lịch quốc tế từ nước ngoài vào sẽ có lợi hơn do đã được gia tăng tương
đối sức mua của mình. Như vậy, luồng khách du lịch quốc tế vào sẽ gia tăng, có lợi cho
các nhà kinh doanh khách sạn, kinh doanh lữ hành và cho ngành du lịch nói chung.
Ngược lại, đối vối khách du lịch đi du lịch ra nước ngoài họ phải cần nhiều hơn lượng
bản tệ cho chuyên hành trình du lịch của mình và trong nhiều trường hợp sẽ huỷ bỏ ý
định đi ra nưóc ngoài du lịch. Như vậy, luồng khách du lịch ra nước ngoài sẽ giảm đi làm
cho các doanh nghiệp lữ hành gửi khách bị ảnh hưỏng.
“Về nguyên tắc, tỷ giá hối đoái luôn tác động tới du lịch”, “một đồng tiền yếu sẽ thu hút
khách du lịch tới đất nước bạn, đồng thời ngăn cản bạn tới nước khác du lịch. Một đồng
tiền mạnh sẽ khuyến khích bạn đi du lịch” đó là phát biểu của ông Taleb Rifai, người
đứng đầu Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc tại Hội chợ Du lịch Berlin (ITB)
Ví dụ: Theo nguyên tắc cơ bàn là quốc gia nào có đồng tiền mềm giá, thì thu hút nhiều
khách nước ngoài. Còn nếu đồng tiền cao giá, chẳng hạn như đồng franc Thụy Sĩ đột
nhiên tăng vọt so với đồng euro sau khi Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ từ bỏ nỗ lực ổn
định tỷ giá thì có lợi cho người dân xứ này nếu họ muốn đi ngoại quốc, nhưng lại làm nản
lòng những ai muốn đến Lausanne hay Genève mua đồng hồ Thụy Sĩ !


Câu 3: Những rủi ro có thể gặp phải đối với: người sử dụng thẻ và cơ sở chấp nhận
thanh toán bằng thẻ (doanh nghiệp). Nêu biện pháp tránh rủi ro. Vũ, Thanh Loan
1. Người sử dụng thẻ:
 Bị mất thẻ, trộm thẻ.
 Bị lấy cấp thông tin
 Thẻ bị trầy xước, dính kéo,… -> bị từ chối thanh toán.
 Lỗi hệ thống khi thực hiện giao dịch qua thẻ.
 Việc mua hàng thanh toán trực tuyến bằng thẻ người sử dụng thẻ có thể không
nhận đúng hàng hoá mà người bán đã cam kết.
 Đối với việc sử dụng thẻ tín dụng nó làm kích thích sự tiêu dung quá mức của chủ
thẻ -> chủ thẻ thành con nợ.

2. Đơn vị chấp nhận thẻ:
 Thẻ giả
 Người thanh toán không phải là chủ thẻ.
 Lỗi hệ thống.
 Nhân viên : không được đào tạo chuyên nghiệp về các nghiệp vụ giao dịch bằng
thẻ.

Biện pháp:
 Tại ĐVCNT
 Thực hiện đúng quy trình chấp nhận thanh toán thẻ đối với từng loại hình giao
dịch (giao dịch sales, rút tiền mặt, giao dịch key-in, giao dịch MOTO…)
 Áp dụng các phương pháp phát hiện thẻ giả: Kiểm tra cẩn thận các yếu tố an toàn
của thẻ, gọi điện về ngân hàng thanh toán kiểm tra số BIN của NHPH...
 Kiểm tra CMT/Hộ chiếu của chủ thẻ để xác thực chủ thẻ.
 Chú ý thái độ đáng ngờ của chủ thẻ khi thực hiện giao dịch.
 Liên hệ với NH ngay khi phát hiện chủ thẻ/thẻ/giao dịch đáng nghi ngờ
 Thường xuyên kiểm tra máy EDC, dây nối để phát hiện các dấu hiệu bất thường
 Chủ thẻ:
 Bảo quản, giữ gìn thẻ cẩn thận.


 Nên chú ý nhân viên thu ngân xem liệu thẻ của mình có được quẹt qua một thiết bị
điện tử nào khác bất thường không, hoặc tại máy chấp nhận thẻ có gắn thêm một
loại thiết bị lạ nào không.
 Không vứt hoá đơn giao dịch thẻ một cách bừa bãi sau khi thực hiện giao dịch.
 Cần chú ý đến mức độ đáng tin cậy và uy tín của các trang web cung cấp hàng hoá
dịch vụ, không nên cung cấp thông tin cá nhân một cách thiếu thận trọng khi truy
cập vào những trang web mà mình không hiểu rõ.
 Không nên tin tưởng vào một website lạ nào đó chỉ bởi vì website đó tuyên bố là
an toàn, hầu hết các trang web đen đều cố gắng đưa ra các thủ đoạn trấn an khách

hàng để nhằm đánh cắp dữ liệu thẻ.
 Không tiết lộ số CVV2/CVC2/CAV2 cho bất kỳ ai để tránh rủi ro thông tin thẻ bị
lợi dụng để thực hiện giao dịch qua mạng (3 chữ số nhỏ in nghiêng, nằm ở mặt sau
của thẻ, bên cạnh dải chữ ký và dưới dải từ).


Nên đăng ký sử dụng dịch vụ biến động số dư qua SMS để thuận tiện theo dõi các
giao dịch được thực hiện từ số thẻ của mình.

 Không nên cung cấp thông tin thẻ cho những nguồn không an toàn, hoặc những
người không quen biết. Nên thường xuyên đổi mật khẩu, theo dõi tình trạng tài
khoản để kiểm kê và phát hiện những dấu hiệu giao dịch khả nghi nếu có.
Câu 4: Nêu ưu và nhược điểm của việc thanh toán Séc. Quy định số tiền ngoại tệ
đem ra nước ngoài có bao gồm séc và thẻ thanh toán hay không?
- Ưu điểm
+ Tính giản tiện: séc đại diện cho toàn bộ số tiền mặt cần chi, không cần mang theo tất cả
tiền mặt theo người
+ An toàn: Giao dịch có thể được hủy hoặc tạm dừng theo mong muốn
Giảm rủi ro khi có nhầm lẫn trong kế toán
Có thể kiểm soát khi mất séc (hủy, ngừng thanh toán…)
Có thể kiểm soát các khoản đã ký phát qua báo cáo tài khoản cuối kỳ
+ Tiện ích cao: Có thể ký chi séc bất kì lúc nào
Có thể được thương lượng và ký hậu cho bên thứ ba
- Nhược điểm
+ Séc không phải là tiền pháp định và có thể bị từ chối khi thanh toán
+ Séc sẽ vô giá trị nếu tài khoản của người ký phát không đủ để thanh toán séc


+ Gửi tiền vào tài khoản séc và chuyển séc ra tiền mặt có thể mất thời gian và phụ thuộc
vào thời gian làm việc của ngân hàng

+ Hiện nay khách hàng mua và bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì việc
thanh toán bằng séc được thực hiện dễ dàng. Nhưng nếu người mua và người bán không
có tài khoản ở một ngân hàng thì buộc các ngân hàng thương mại phải thông qua hệ
thống bù trừ của ngân hàng nhà nước. Nhưng hệ thống này chỉ có 2 phiên thanh toán bù
trừ lúc 10h sáng và 15h chiều hằng ngày và việc kiểm tra séc vẫn thực hiện thủ công.
Điều này gây rắc rối cho nhưng người giao dịch séc.
+ Séc thường dùng trong các giao dịch nhỏ, ở các giao dịch lớn thường sử dụng hối phiếu
*** Quy định đem ngoại tệ ra nước ngoài
Căn cứ quy định tại Điều 2 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân
hàng Nhà nước thì mức ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải
quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu Quốc tế bằng hộ chiếu hoặc
bằng các loại giấy tờ khác có giá trị thay cho hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền của Việt
Nam hoặc nước ngoài cấp (sau đây gọi chung là hộ chiếu) như sau:
“1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng hộ
chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định dưới đây
phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).

3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải quan cửa
khẩu quy định trên không áp dụng đối với những cá nhân mang theo các loại phương
tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam như séc du lịch,
thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng khoán và các loại giấy tờ có giá khác.”
Câu 5: Tìm hiểu quy trình và những giấy tờ cần thiết cho mua ngoại tệ khi đi du
lịch nước ngoài.
Mỗi du khách được đổi tối thiểu bao nhiêu thì tùy thuộc vào quốc gia mình đến.


Cá nhân đi du lịch sẽ được ưu tiên mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi đến.
Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, tổ chức cung ứng

dịch vụ ngoại hối xem xét bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác. Số lượng tối thiểu được
phép mua tương đương 100 USD một người mỗi ngày, trong khoảng thời gian lưu trú ở
nước ngoài tối đa 10 ngày.
- Quy Trình
+ Ngân hàng: Ngân hàng là nơi có tỷ giá ngoại tệ tốt nhất trong tất cả các địa điểm đổi
tiền. Đặc biệt với những đồng tiền mạnh (như USD hay Euro), tỷ giá bán ra của ngân
hàng luôn tốt nhất. Tuy vậy, ngân hàng lại vô cùng khắt khe trong khâu kiểm duyệt hồ sơ
trước khi quyết định bán ngoại tệ cho bạn. Đơn cử như nếu bạn lấy lý do là du lịch nước
ngoài để mua ngoại tệ, nhân viên ngân hàng sẽ yêu cầu bạn xuất trình Passport và vé máy
bay để chứng thực chuyến đi. Sau đó, tùy vào từng hồ sơ mà họ sẽ quyết định bạn được
phép mua bao nhiêu. Nói cách khác, mặc dù đổi tiền đi du lịch tại ngân hàng bạn sẽ được
tỷ giá tốt nhất nhưng lại nhiều thủ tục nhất, đó là chưa kể đến việc bị hạn chế số tiền
muốn đổi.
+ Đại lý: đại lý hay còn được gọi là “chợ đen” là nơi đổi tiền tốt thứ 2 chỉ sau ngân hàng.
Về cơ bản thì mua tại đại lý chỉ đơn giản là giao dịch cá nhân, nghĩa là thuận mua, vừa
bán. Do vậy nếu quyết định đổi tiền đi du lịch tại đại lý, bạn nên gọi điện hỏi thăm vài
nơi để “dò giá”, chỗ nào tốt nhất thì cứ đến thẳng đó mua. Dĩ nhiên tỷ giá các đồng tiền
mạnh tại đại lý sẽ không bằng ngân hàng, tuy vậy, các đồng tiền ít được sử dụng để giao
dịch hơn (như Baht Thái chẳng hạn) thì tỷ giá giữa ngân hàng và đại lý lại gần như bằng
nhau. Trong khi đó mua tại đại lý bạn gần như không bị hạn chế về số lượng tiền muốn
đổi, vậy nên nếu không có nhu cầu đổi các đồng tiền mạnh thì cứ đến thẳng các đại lý để
đổi tiền là tiện nhất.
+ Sân bay: sẽ có khá nhiều người khuyên bạn cầm tiền USD rồi đến sân bay hẳn đổi
sang đồng tiền của nước bạn ghé thăm. Tuy vậy, đây được xem là một trong những hạ
sách dành cho những ai bận rộn đến mức không thể đổi tiền trước chuyến đi. Lý do đơn
giản vì tỷ giá tại sân bay luôn tệ nhất trong tất cả các điểm đổi tiền. Trường hợp bạn


không kịp đổi tiền trước thì chỉ nên đổi một ít tại sân bay để có tiền vào trung tâm. Tại
đây, bạn có thể tìm các đại lý đổi tiền của nước bạn để đổi thêm tiền. Dĩ nhiên phải luôn

xem thật kỹ tỷ giá trước khi quyết định đổi. Cách tốt nhất là luôn thủ theo cuốn sổ, cây
bút hoặc đơn giản hơn là ghi chú lại trên smartphone để dễ so sánh tỷ giá giữa các đại lý.
+ Hướng dẫn viên: nếu bạn du lịch tự túc, bạn có thể bỏ qua mục này. Nhưng nếu bạn đi
theo đoàn và có hướng dẫn viên thì đây cũng là nơi mà bạn có thể đổi tiền. Dĩ nhiên đừng
mong bạn sẽ có được tỷ giá tốt nhất nhưng ít ra vẫn cao hơn so với đổi tại sân bay, đồng
thời cũng tiện hơn là tự đi kiếm đại lý đổi tiền tại một đất nước xa lạ.
- Những giấy tờ cần thiết cho mua ngoại tệ khi đi du lịch
+ Vé máy bay (lấy từ công ty).
+ Giấy yêu cầu mua ngoại tệ.
+ Hộ chiếu.
+ Chứng minh nhân dân.
+ Chương trình du lịch.
+ Mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí do phía nước
ngoài thông báo.


Câu 1: Các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình thanh toán quốc tế là
gì? Phân tích?
- Tiền giả: trong hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu thanhtoán bằng các
loại tiền ngoại tệ như: đô la, nhân dân tệ, yên Nhật, Euro.. vì thế việc trộn
tiền giả vào trong thanh toán là khó tránh khỏi.
- Rủi ro tỷ giá: Khi tỷ giá biến động so với tỷ giá khi kí kết hợp đồng sẽ có lợi
cho bên này và thiệt hại cho bên kia. VD: Khi một đoàn khách inbound vào
Việt Nam mà tỷ giá không ổn định thì sẽ có lợi cho doanh nghiệp nhận
khách và bất lợi cho bên gửi khách, khách du lịch sẽ có nhiều hoặc ít cơ hội
đi du lịch, và mua sắm các sản phẩm du lịch.
- Các loại phí và thuế trong chuyển đổi ngoại tệ: khi thực hiện đổi ngoại tệ tại
ngân hàng, khách hàng sẽ phải chịu một số loại phí chuyển đổi chi trả tiền,
làm giảm lượng tiền đổi được của khách du lịch, nên nhiều khách có khi đi
đổi ở chợ đen không mất phí mà được nhiều hơn, làm rối loạn đồng tiền, phi

pháp cho hoạt động rửa tiền.
- Rủi ro trong việc thực hiện các kì hạn thanh toán: làm ăn, kí kết hợp đồng
theo thời hạn thanh toán rõ ràng nhưng đôi khi vì nhiều lí do mà các đối tác
không thực hiện theo đúng thời hạn như: không kịp xoay vòng vốn, tỷ giá
thay đổi gây thiếu tiền chi trả, thanh toán theo nhiều giai đoạn và ngân hàng
quốc gia nên đôi khi bị trục trặc…
- Rủi ro quốc gia: rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về
chính sách quản lý ngoại hối – ngoại thương như: + Xảy ra chiến tranh, đảo
chín, biểu tình ở các nước
+ Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính
– tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán.
+ Những cấm vận trong thanh toán
+ Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị
thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu, tiếp nhận
khachsphair đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước
ngoài
- Rủi ro đọa đức: xảy ra khi một bên cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức ở đây ở đây
chính là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng


trong thương mại và thanh toán quốc tế vì các bên đối tác thường ở cách
nhau rất xa, thậm chí không hề gặp nhau.
- Rủi ro pháp lý: Xảy ra khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, làm ăn
thất bại không thanh toán được tiền hợp đồng, gây tranh cãi kiện tụng giữa
hai bên. Khi đó vấn đề đặt ra là tòa án nước nào nâng cấp hệ sẽ thụ lý và xử
án trên cơ sở pháp lý nước nào.
- Rủi ro trong quá trình tác nghiệp: rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên
tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập hồ sơ chứng từ
không hoàn hảo, quá trình chuyển tiền bị kẹt mạng, dao dịch bị trùng khi

đang nâng cấp hệ thống.
- Các rủi ro bất khả kháng: như thiên tai, sóng thần, động đất, bão, lụt… nên
doanh nghiệp sẽ được miến thanh toán hợp đồng.
Câu 2. Nhận biết tất cả các mệnh giá tiền giấy của đồng Việt Nam:
Mệnh giá
(Đồng)

Kích thước

Màu

200

130mmx65mm

Nâu đỏ

500

130mmx65mm

Đỏ cánh sen

1000

134mmx65mm

Tím

2000


134mmx65mm

Nâu sẫm

5000

134mmx65mm

Xanh lơ sẫm

10.000

Nâu đậm trên
132mmx60mm nền màu vàng
xanh

20.000

136mmx65mm

Xanh lơ đậm

50.000

140mmx65mm

Nâu tím đỏ

Mặt trước


Mặt sau

Dòng chữ
"Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa
Việt Nam" Quốc huy Chân dung
Chủ tịch Hồ
Chí Minh Mệnh giá tiền
bằng chữ và số
- Hình trang trí
hoa văn dân
tộc và hoa văn
lưới hiện đại

Sản xuất nông
nghiệp
Cảng Hải
Phòng
Khai thác gỗ
tại Tây
Nguyên
Nhà máy dệt
Nam Định
Nhà máy thủy
điện Trị An
(Đồng Nai)
Mỏ dầu Bạch
Hổ (Vũng
Tàu)

Chùa Cầu (Hội
An)
Nghênh
Lương Đình
và Phu Văn


100.000

144mmx65mm

Xanh lá cây
đậm

200.000

148mmx65mm

Đỏ nâu

500.000

152mmx65mm

Lơ tím sẫm

Lâu (Thừa
Thiên –Huế)
Khuê Văn Các
tại Văn Miếu

Quốc Tử Giám
(Hà Nội)
Hòn Đinh
Hương thuộc
Vịnh Hạ Long
(Quảng Ninh)
Nhà tranh 5
gian của Chủ
tịch Hồ Chí
Minh tại Làng
Sen, Nam
Đàn, Nghệ An

Câu 3. Nhận biết các mệnh giá lớn nhất của tiền Thái Lan, Singapore,
Australia, New zealand, Dollar Hồng Kông, Nhân dân tệ, Bảng Anh, EURO,
Nhật, Dollar Mỹ
Tiền tệ

Mệnh giá

Thailand

1000

Singapore

10.000

Đơn vị tiền
tệ

Baht

Ký hiệu

Mặt trước

Mặt sau

THB

Quốc huy
(góc trái),
vua
Bhumibol
Adulyadej
(phải), con
số ả rập
mệnh giá
1000 góc
dưới bên
trái

Vua
Chulalongkorn
với máy ảnh
và bản đồ
đang kiểm tra
đầm Po sak
jolasid, sáu
thanh bạc nhỏ

chạy dọc tờ
tiền, con số ả
rập mệnh giá
1000 góc dưới
bên trái

Singapore
Dollar

SGD

Tổng thống
Yosof Bin

Economics


Australia

100

Australian
Dollar

AUD

Newzealand

100


New
Zealand
Dollar

NZD

Dollar
Hồng Kông

1000

Hong Kong
Dollar

HKD

Nhân dân tệ

100

Yuan
Renminbi

CNY,
RMB

Ishak, quốc
huy (góc
trên bên
trái)

Dame
General Sir
Nellie
John Monash
Melba
(1865–1931)
(1861–
một người vừa
1931), ca sĩ là quân nhân,
giọng nữ
kĩ sư và Tổng
cao nổi
quản trị, hình
tiếng thế
con chim bên
giới và hình trên góc trái
con chim
bên dưới
góc phải
Huy
Thung lũng
chương giải Eglinton trong
Nobel của
công viên
ông Lord
quốc gia
Rutherford Fiordland và
of Nelson
Mohua đầu
vàng, con

bướm góc
dưới bên trái
Tòa nhà
Lễ hội thuyền
HSBC và
rồng
tượng sư tử
Ngân hàng Đại lễ đường
nhân dân
nhân dân
Trung
Quốc –
Quốc huy
(trái)- Chủ
tịch Mao
Trạch Đông
(phải),
100NDT
được in
bằng chữ


Bảng Anh

50

Pound
Sterling

GBP


EURO

500

EURO

EUR

Nhật

10.000

Yen

JPY

Dollar Mỹ

100

US Dollar

USD, $

và số, dãy
in 3D chạy
dọc bên
phải tờ tiền
Nữ hoàng

Elizabeth II

Doanh nhân
Matthew
Boulton và kỹ
sư James Watt
Cổng chào,
Chiếc cầu
12 ngôi
trong kiến trúc
sao. Dấu
hiện đại và
xúc giác bổ bản đồ châu
sung cho
âu
người
khiếm thị
trên cạnh
bên phải
Chân dung Phượng hoàng
nhà tư
lửa
tưởng đồng
thời là
người sang
lập ra
trường đại
học Keio:
Yukichhi
Fukuzawa

(18351901)
Chân dung
Mặt sau của
tổng thống
tòa nhà độc
Benjamin
lập
Franklin,
Philadelphia,
dải băng
số 100 nhũ
3D, lọ mực
vàng
có in hình
chiếc


chuông tự
do và số
100 ở góc
tờ tiền. Con
dấu cục dự
trữ liên
bang bên
trái bức
chân dung.
Câu 4: Ảnh hưởng của việc niêm yết tỷ giá đối với thị trường cung ứng dịch
vụ du lịch
Đối với quyết định đi du lịch
- Niêm yết tỷ giá trực tiếp: khách du lịch họ sẽ có xu hướng đến các quốc gia niêm

yết tỷ giá trực tiếp vì họ có thể dễ dàng quy đổi số tiền mình cần chi tiêu cho
chuyến du lịch của mình.
- Niêm yết tỷ giá gián tiếp: khách du lịch phải suy nghĩ, đắn đo trước quyết định
đến một quốc gia niêm yết tỷ giá gián tiếp vì không phải ai cũng biết cách tính tỷ
giá theo cách này và cách này phức tạp không thể hiện rõ tỷ giá làm mất thời gian
của họ.
Đối với doanh nghiệp lữ hành
- Niêm yết tỷ giá trực tiếp
+ lợi: tỷ giá sẵn có nên doanh nghiệp chỉ cần thuê nhân viên bình thường không
đòi hỏi quá cao về nghiệp vụ thanh toán quốc tế cũng có thể làm việc đổi ngoại tệ,
làm hợp đồng nên tiết kiệm chi phí.
+hại: tỷ giá được nêu rõ ràng nên doanh nghiệp sẽ không tăng thêm khoản nào từ
việc đổi ngoại tệ.
- niêm yết tỷ giá gián tiếp
+lợi: có thể từ việc du khách ngán ngẩm với cách tính phức tạp thì doanh nghiệp sẽ
thêm thu nhập từ khoản này.
+hại: tuyển nhân sự lanh lợi, am hiểu tường tận về cách tính tỷ giá này nên doanh
nghiệp sẽ thâm chi phí nhân lực.


Câu 5. Ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái đối với du lịch như thế nào?
Tỷ giá hối đoái luôn là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến du
lịch. Điều đó cũng có nghĩa là ngành du lịch phải liên tục thích nghi với tỷ giá của
đơn vị tiền tệ quốc gia so với các ngoại tệ khác.
* Đối với khách du lịch:
- Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng tăng, đối với nước có tỷ giá tăng người dân ở
đó sẽ có xu hướng đi du lịch nước ngoài nhiều hơn do tiền tệ của nước họ so với
nước họ tới du lịch chênh lệch nhiều, từ đó dẫn tới việc mua hàng hóa ở nước
ngoài sẽ rẻ hơn.
Ví dụ: đồng franc của Thụy Sĩ tăng vọt vào tháng 1/2015 điều này rất có lợi cho

người dân Thụy Sĩ khi họ muốn đi du lịch nước ngoài, bằng chứng là khi đồng
franc Thụy Sĩ đột ngột tăng giá 30 % trong một ngày, lập tức đã khiến dân Thụy Sĩ
ồ ạt giữ vé máy bay với các hãng của châu Âu, đặt khách sạn tại một trong số 19
nước sử dụng đồng euro. Nhưng điều này cũng khá bất lợi cho Thụy Sĩ nếu như có
khách quốc tế đến du lịch tại đây do tỷ giá của họ quá cao dẫn đến chi phí mua sắm
ở Thụy Sĩ sẽ càng đắt đỏ hơn.
Còn đối với những nước có tỷ giá hối đoái thấp hơn tỷ giá của nước họ muốn
du lịch thì sẽ làm giảm lượng khách nội địa ra nước ngoài du lịch do tỷ giá của họ
thấp hơn dẫn đến việc mua bán hàng hóa sẽ mắc hơn.
Ví dụ: khi tỷ giá đồng franc của Thụy Sĩ tăng quá cao, nếu người dân Việt Nam
muốn đi du lịch Thụy Sĩ sẽ phải cân nhắc do tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so
với tiền Thụy Sĩ chênh lệch quá cao.
- Khi tỷ giá hối đoái có xu hướng giảm, thì lượng khách quốc tế đến sẽ bị giảm
do đồng nội tệ của nước họ sẽ thấp hơn so với nước họ tới du lịch vì thế sẽ làm
giảm sức mua của khách quốc tế đến.
Ví dụ: lượng khách quốc tế đến Việt Nam được xác định chủ yếu là khách du
lịch đến từ Trung Quốc. Nhưng trong năm 2015 đồng Nhân dân tệ Trung Quốc lại
bị phá giá dẫn đến việc mất giá đồng Nhân dân tệ. Điều này làm giảm lượng khách
du lịch đến Việt Nam cũng như là mua sắm ở nước ngoài do chi phí đắt đỏ hơn.
Một ví dụ khác đó là việc đồng rúp của Nga mất giá nghiêm trọng cũng dẫn đến
việc người Nga sẽ hạn chế đi du lịch ở các nước, trong đó có Việt Nam ( đặc biệt là
ở Nha Trang). Nhưng bù lại lượng khách quốc tế đến Nga và Trung Quốc sẽ tăng
do đồng tiền nội tệ của họ mất giá nên khách quốc tế sẽ bỏ ra số tiền ít hơn khi đi
du lịch.
* Đối với các doanh nghiệp gửi khách đi quốc tế:
-Khi tỷ giá hối đoái tăng, đồng ngoại tệ của nước được gửi khách sẽ tăng lên
làm cho giá trị hợp đồng của họ cũng sẽ tăng nhưng doanh nghiệp gửi khách sẽ có
khả năng bị lỗ do chi phí sản xuất lơn hơn nhiều so với bình thường



- Còn ngược lại khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng ngoại tệ của nước được gửi
khách sẽ giảm và giá trị hợp đồng quy ra ngoại tệ cũng sẽ giảm theo nhưng lại là
lợi cho doanh nghiệp gửi khách khi họ có thể tiết kiệm được một khoảng chi phí
sản xuất để bù cho những chi phí khác, chi phí thấp thì lợi nhuận của doanh nghiệp
gửi khách sẽ tăng lên.
- Dù tỷ giá hối đoái có tăng hay giảm thì vẫn có rủi ro cho doanh nghiệp gửi
khách quốc tế vì tất cả chi phí trả cho đối tác nước ngoài đều được trả bằng USD.
Cho nên trước khi ký hợp đồng, doanh nghiệp nên định ra mức tỷ giá tại thời điểm
đó để tránh sau này khi tỷ giá hối đoái thay đổi sẽ làm cho doanh nghiệp chịu tổn
thất lớn cũng như phát sinh những chi phí không cần thiết.
* Kết luận:
Tỷ giá hối đoái ảnh hưởng rất lớn đến du lịch. Nó là yếu tố không nhỏ tác động đến
sự lựa chọn của du khách cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp lữ
hành. Một đồng tiền sẽ thu hút khách du lịch cũng như sẽ là điều cản trở khi đi du
lịch của du khách. Do đó, tuy tỷ giá hối đoái không phải là yếu tố quyết định
nhưng vẫn là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới du lịch.
Câu 6. Những rủi ro có thể gặp phải đối với: người sử dụng thẻ và cơ sở chấp
nhận thanh toán bằng thẻ. Biện pháp giảm thiểu rủi ro đó.


Người sử dụng thẻ:
- Rủi ro:
+ Thẻ bị mất cấp, thất lạc: chủ thẻ không thông báo kịp cho ngân hàng
dẫn đến thẻ bị người khác lợi dụng gây ra các giao dịch giả mạo làm tổn
thất cho khách hàng
+ Thẻ hư hỏng
+ Bị trộm thông tin thẻ:
+ Máy quẹt thẻ có gắn chíp, thiết bị lạ có thể trộm thông tin thẻ
+ Bị nghi ngờ thông tin khi giao dịch: cơ sở chấp nhận thanh toán thẻ
nghi ngờ người sử dụng thẻ có phải là chủ thẻ hay không, họ có thể yêu

cầu kiểm tra CMND/ passport của người sử dụng thẻ gây phiền phức hay
khó chịu cho khách hàng.
+ Thẻ hết hạn nhưng chủ thẻ không biết: trong trường hợp khách hàng
đang cần dùng tiền gấp nhưng thẻ hết hạn bị khóa.
+ Bị nuốt thẻ: xảy ra ở các máy ATM khi chủ thẻ tiến hành rút tiền
+ Thẻ được tạo băng từ giả: là loại hình giả mạo thẻ sử dụng công nghệ
cao, trên cơ sở thông tin của khách hàng trên băng từ của cơ sở chấp nhận




thanh toán thẻ các tổ chức tội phạm sử dụng các phần mềm mã hóa và tạo
ra các băng từ giả trên thẻ và thực hiện các giao dịch, gây rủi ro cho chủ
thẻ.
- Biện pháp:
+ Giữ thẻ cẩn thận, tránh hư, mất, bị đánh cấp thông tin.
+ Không vứt hóa đơn giao dịch lung tung
+ Đăng kí dịch vụ SMS theo dõi biến động của tài khoản (khi sử dụng
thẻ, ngay lập tức chủ thẻ sẽ nhận được tin nhắn báo thời gian và số tiền
đã sử dụng)
+ Kiểm tra máy quẹt thẻ (máy POS), cảnh giác có camera gần quay trộm
mã thẻ
+ Mang theo đầy đủ giấy tờ xác minh chủ thẻ như CMND, passport để
xác minh khi cần thiết
Cơ sở chấp nhận thanh toán bằng thẻ:
- Rủi ro:
+ Khách hàng đổi chữ ký: dễ làm cho cashier nghi ngờ người sử dụng thẻ
không phải chủ thẻ
+ Khách hàng không đồng ý ký tên lên thẻ: trên thẻ có ghi chú “không
hiệu lực nếu thiếu chữ kí”, gây khó khăn cho cashier khi thanh toán, nếu

yêu cầu khách xuất CMND/ passport để chứng minh chủ thẻ dễ gây khó
chịu cho khách hàng
+ Mất hóa đơn
+ Thẻ còn hạn sử dụng nhưng hết tiền: đối với thẻ Prepaid, dù thẻ đã hết
tiền nhưng chủ thẻ vẫn sử dụng....
+ Khách hàng sử dụng thẻ Prepaid nên không truy được người giao dịch
- Biện pháp:
+ Cashier kiểm tra CMND/ passport để xác nhận chủ thẻ
+ Training cho nhân viên kiến thức nghiệp vụ cần thiết
+ Ngân hàng thông báo cho khách hàng trước khi thẻ hết hạn
+ Quản lý chặt chẽ khâu giao dịch
+ Sao lưu giao dịch vào một phương tiện khác, lưu tất cả thông tin giao
dịch mỗi ngày khi kết sổ vào cuối ngày để tránh trường hợp thiết bị bị hư
hỏng, mất thông tin

Câu 7: Ưu- nhược điểm của thanh toán bằng séc


Ưu điểm:
 Tính giản tiện: không cần phải có 1 lượng tiền mặt lớn khi thanh toán cho
khách hàng. Chỉ cần phát hành 1 tờ séc với lượng tiền tương ứng cần thanh
toán cho người bán( người thụ hưởng).
 An toàn: khi sử dụng séc trong trường hợp bị mất, hay bị cướp… thì người
chủ séc chỉ việc báo cho ngân hàng trong thời gian sớm nhất để ngân hàng
phong tỏa tài khoản không cho kẻ gian rút tiền từ tờ séc hay tập séc bị mất
hay cướp đó. Đồng thời làm thủ tục cấp lại séc khác cho chủ tài khoản
cũng như thông báo cho hệ thống ngân hàng cũng như tổ chức an ninh
chống tội phạm tài chính trong khu vực và trên thế giới. Trong khi nếu sử
dụng tiền mặt thì khả năng lấy lại tiền rất khó hay không thể.
 Tiện ích cao: khi chúng ta không có tiền mặt để giao dịch với khách hàng

thì giao dịch đó sẽ bị ngừng trể nhưng khi sử dụng séc, chúng ta có thể ký
séc khi hết tiền trong tài khoản( điều này phụ thuộc vào mức độ tín dụng
của chủ tài khoản và ngân hàng) một khoản tiền mà ngân hàng quy định.
Với séc du lịch thì chúng ta có thể mang một lớn ngoại tệ mà an toàn( séc
đích danh).
 Quy trình thanh toán được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng (chủ doanh
nghiệp không cần thông qua kế toán khi sử dụng séc)
Nhựơc điểm
 Thực tế cho thấy, nhiều khách hàng có lo ngại là tài khoản của người phát
hành không đủ để trả số tiền trên tờ séc, hay séc giả… điều này dẫn đến
việc từ chối việc thanh toán bằng séc.
 Hiện nay khách hàng mua và bán hàng có tài khoản ở cùng một ngân hàng
thì việc thanh toán bằng séc được thực hiện dể dàng. Nhưng nếu người


mua và người bán không có tài khoản ở một ngân hàng thì buộc các ngân
hàng thương mại phải thông qua hệ thống bù trừ của ngân hàng nhà nước.
Nhưng hệ thống này chỉ có 2 phiên thanh toán bù trừ lúc 10h sáng và 15h
chiều hằng ngày và việc kiểm tra séc vẫn thực hiện thủ công. Điều này gây
rắc rối cho nhưng người giao dịch séc.
 Séc thường chỉ dùng trong các giao dịch nhỏ, ở các giao dịch lớn người ta
thường sử dụng hối phiếu
 Dễ bị làm giả, lạm dụng.
 Đối với séc vô danh => rủi ro dễ dàng xảy ra khi séc bị mất, cướp…

Câu 8. Quy trình và những giấy tờ cần thiết khi mua ngoại tệ cho du lịch nước
ngoài
 Giấy tờ cần thiết
+ Vé máy bay
+ Giấy đề nghị mua,chuyển ngoại tệ ra nước ngoài

+ Giấy thông báo chi phí của nước ngoài( nếu có)
+ Hộ chiếu còn hiệu lực( bản chính)
Mức ngoại tệ được phép chuyển ra nước ngoài căn cứ vào mức chi phí do phía
nước ngoài thông báo. Trường hợp phía nước ngoài không có thông báo chi phí,
khách hàng cá nhân phải kê dự trù chi phí. Chi nhánh căn cứ tính hợp lý của nội
dung chi phí ( thời gian du lịch, nước đến du lịch, số lượng người đi kèm…) để
quyết định mức bán, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho khách hàng cá nhân.
 Quy trình
+ Chuẩn bị những giấy tờ cần thiết
+ Làm việc theo sự hướng dẫn của nhân viên Ngân hàng.
Câu 9. Séc có thời hạn hiệu lực hay không?


Trên séc không ghi rõ thời hạn hiệu lực nên thời gian hiệu lực của séc được xác
định tùy thuộc vào phạm vi không gian mà séc được lưu hành và luật pháp các
nước quy định.
Séc thương mại có hạn hiệu lực
Séc du lịch vô hạn
Câu 10. Quy định số tiền ngoại tệ đem ra nước ngoài có bao gồm séc và thẻ
thanh toán không?
Theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12-8-2011 của
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “Quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt
Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh” , mức ngoại tệ tiền mặt, đồng
Việt Nam tiền mặt phải khai báo Hải quan cửa khẩu khi xuất cảnh, nhập cảnh, quy
định như sau:
1. Cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế của Việt Nam bằng
hộ chiếu mang theo ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt trên mức quy định
dưới đây phải khai báo Hải quan cửa khẩu:
a) 5.000 USD (Năm nghìn Đôla Mỹ) hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương
đương;

b) 15.000.000 VNĐ (Mười lăm triệu đồng Việt Nam).
2. Trường hợp cá nhân nhập cảnh mang theo ngoại tệ tiền mặt bằng hoặc thấp hơn
mức 5.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương và có nhu cầu
gửi số ngoại tệ tiền mặt này vào tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ của cá nhân mở
tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phép hoạt động ngoại
hối (sau đây gọi chung là tổ chức tín dụng được phép), cũng phải khai báo Hải
quan cửa khẩu. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu
về số ngoại tệ tiền mặt mang vào là cơ sở để tổ chức tín dụng được phép cho gửi
ngoại tệ tiền mặt vào tài khoản thanh toán.
3. Mức ngoại tệ tiền mặt và đồng Việt Nam tiền mặt quy định phải khai báo Hải
quan cửa khẩu quy định tại Khoản 1 Điều này không áp dụng đối với những cá
nhân mang theo các loại phương tiện thanh toán, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ hoặc


bằng đồng Việt Nam như séc du lịch, thẻ ngân hàng, sổ tiết kiệm, các loại chứng
khoán và các loại giấy tờ có giá khác.
Như vậy không quy định số tiền ngoại tệ trong thẻ thanh toán và séc khi đem ra
nước ngoài.
Câu 11. So sánh ưu- nhược điểm của séc và séc du lịch
ƯU ĐIỂM

NHƯỢC ĐIỂM

SÉC
- có thể chuyển nhượng
- an toàn hơn tiền mặt
- tính bảo chi kể cả cá
nhân và doanh nghiệp
- sử dụng được cho cá
nhân và doanh nghiệp

- có khả năng thanh toán
quốc tế nếu có liên kết với
visa, master…
- thời gian hiệu lực có
thời hạn theo quy định

SÉC DU LỊCH
- hoàn đổi dễ dàng
- phương tiện kiểm soát
chi tiêu
- an toàn hơn tiền mặt
- thời gian hiệu lực là vô
hạn
- có khả năng thanh toán
quốc tế nếu có liên kết với
visa, master…
- không thể chuyển
nhượng
- chỉ sử dụng cho cá nhân

Câu 12. Lợi ích của voucher đối với doanh nghiệp lữ hành
- Tạo điều kiện cho khách hàng có cơ hội tiếp cận với sản phẩm mới của doanh
nghiệp.
- Quảng cáo cho công ty và cho doanh nghiệp liên kết: trên voucher có in logo của
công ty và doanh nghiệp liên kết với công ty
- Nếu liên kết với công ty hoặc doanh nghiệp khác => được sự hỗ trợ của công ty
hoặc doanh nghiệp đó.
- Kích cầu du lịch: khách hàng sẽ nhận được những ưu đãi tốt hơn khi sử dụng
voucher so với sử dụng sản phẩm dịch vụ mua theo cách thông thường.
- Tạo niềm tin đối với khách hàng: voucher như một lời tri ân, lời cảm ơn của

doanh nghiệp lữ hành đối với khách hàng
- Giảm tổn thất doanh thu: khách hàng phải thanh toán đầy đủ ngay khi nhận
voucher do đó nếu khách hàng không sử dụng dịch vụ đã mua trên voucher thì
doanh nghiệp lữ hành cũng không bị mất khoản đó. Vì có trường hợp khách hàng
chỉ trả trước một khoản nào đó trong tổng số tiền sau đó có thể khách hàng không


chi trả phần còn lại cho doanh nghiệp.
- Nắm được danh sách khách hàng thân thiết: thông qua tên người sử dụng được in
trên voucher.



×