Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.01 KB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

Bùi Thị Thu Trang

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

TÊN ĐỀ TÀI: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA BAN
QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỌ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HÀ

Hà Nội - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

BÙI THỊ THU TRANG

MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA
BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh

Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN


Trong quá trình thực hiện luận văn này, tôi có sử dụng một số tài liệu
tham khảo trong và ngoài nước. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một
học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều được
chỉ rõ nguồn gốc./.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2013
Tác giả

Bùi Thị Thu Trang

1


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn “Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của
Ban quản lý các Khu công nghiệp Phú Thọ” ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi
còn nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ban Giám hiệu, Viện đào tạo sau đại học,
Viện kinh tế và quản lý, các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô trong
Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các Quý cơ quan: Vụ quản lý các khu
kinh tế - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Sở Kế hoạch
và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, Cục thống kê tỉnh Phú Thọ, Ban quản lý các Khu công

nghiệp Phú Thọ, các doanh nghiệp các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ… cùng các bạn đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ
tôi về mọi mặt trong thời gian học tập, nghiên cứu và tìm hiểu tình hình thực tế,
cung cấp tài liệu, số liệu để tôi hoàn thành luận văn này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc sự hướng dẫn tận tình của TS
Phạm Thị Thu Hà – Viện kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội
Do sự hạn chế về thời gian nghiên cứu nên luận văn có thể còn nhiều
thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo chân thành của các thầy, các cô
và các bạn đồng nghiệp./.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2013

Tác giả

Bùi Thị Thu Trang

2


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 2
BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 6
DANH MỤC CÁC BẢNG.................................................................................... 7
MỞ ĐẦU............................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG
NGHIỆP .............................................................................................................. 16
1.1 Nguồn gốc về sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp, cụm
công nghiệp: ................................................................................................... 16
1.2. Khái niệm, đặc điểm khu, cụm công nghiệp: ........................................ 17
1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp:.................................. 17
1.2.2 Đặc điểm KCN, CCN ........................................................................... 18
1.3. Vai trò của KCN trong tiến trình CNH - HĐH đất nước...................... 19
1.3.1 Thực tiễn phát triển KCN, KCX thời gian qua cho thấy:................... 19
1.3.2. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tạo ra lực lượng lao động có trình
độ tay nghề cao:............................................................................................... 21
1.3.3. Thu hút các lượng vốn đầu tư lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước: ..................................................................................... 22
1.3.4. KCN, KCX góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: .............. 23
1.3.5. KCN góp phần quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao
động:................................................................................................................ 25
1.3.6. Phát triển KCN góp phần đẩy mạnh quan hệ hợp tác sản xuất và mở
rộng mối liên kết liên ngành, liên vùng: ......................................................... 26
1.3.7. KCN đã góp phần bảo vệ môi trường sinh thái: ................................... 27
1.3.8. Các KCN góp phần tạo ra công nghệ, năng lực sản xuất mới: ............. 27
1.4 - Cơ cấu hoạt động Ban quản lý các Khu công nghiệp.......................... 28
1.5 - Các yếu tố ảnh hưởng đến khu công nghiệp ........................................ 29
1.5.1. Yếu tố vĩ mô:......................................................................................... 30
1.5.2. Yếu tố vi mô:......................................................................................... 33
3


1.5.3. Yếu tố nội lực của chính từng khu công nghiệp: .................................. 38
1.6- Các bài học kinh nghiệm từ các khu công nghiệp của Việt Nam và
quốc tế:............................................................................................................ 39

1.6.1 Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương: ................................. 39
1.6.2. BQL các KCN tỉnh Hà Nam................................................................ 42
1.6.3 Vài nét về phát triển KCN ở Trung Quốc. .......................................... 44
1.6.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các khu công nghiệp của Việt Nam và
Trung Quốc:.................................................................................................... 47
1.7- Các phương hướng hoàn thiện hoạt động của Ban quản lý các Khu
công nghiệp..................................................................................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................... 50
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN QUẢN
LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP PHÚ THỌ..................................................... 51
2.1 Giới thiệu chung về Khu công nghiệp Phú Thọ ..................................... 51
2.1.1 Đặc điểm chung về tỉnh Phú Thọ......................................................... 51
2.1.2 Mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 –
2015 của tỉnh Phú Thọ. .................................................................................. 55
2.1.3 Sự hình thành và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ........................................................................................................... 56
2.2. Tác động của các KCN đối với KT-XH tỉnh Phú Thọ.......................... 70
2.2.1 Tác động về mặt kinh tế ....................................................................... 70
2.2.2 Tác động về mặt xã hội: ....................................................................... 71
2.3 Thực trạng về công tác quản lý nhà nước đối với các KCN ................. 73
2.3.1 Về hoạt động quy hoạch : ..................................................................... 73
2.3.2 Kế hoạch :.............................................................................................. 74
2.3.3 Về hoạt động đầu tư.............................................................................. 75
2.3.4 Cơ sở hạ tầng: ...................................................................................... 77
2.3.5 Công tác quản lý doanh nghiệp, nhân lực: .......................................... 78
2.3.6 Môi trường: ........................................................................................... 82

4



2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý của Ban quản lý các KCN tỉnh Phú
Thọ .................................................................................................................. 82
2.4.1 Những kết quả đạt được ....................................................................... 83
2.4.2 Những tồn tại: ....................................................................................... 84
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2............................................................................... 90
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA.... 91
BAN QUẢN LÝ CÁC KCN PHÚ THỌ ........................................................... 91
3.1 Các định hướng, mục tiêu phát triển và sự hình thành các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. ................................................................. 91
3.2 Những yêu cầu cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý của Ban quản
lý các KCN Phú Thọ ...................................................................................... 93
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ban quản lý các KCN Phú
Thọ .................................................................................................................. 93
3.3.1 Giải pháp chung: ................................................................................... 93
3.3.2 Giải pháp cụ thể: ................................................................................... 94
KIẾN NGHỊ:..................................................................................................... 102
Kết luận chương 3 ............................................................................................ 103
KẾT LUẬN....................................................................................................... 104
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 105

5


BẢNG CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
1

KCN

Khu công nghiệp


2

CCN

Cụm công nghiệp

3

KKT

Khu kinh tế

4

KCX

Khu chế xuất

5

BQL các KCN

6

DN

Doanh nghiệp

7


GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8

SWOT

9

UBND

10



Ban quản lý các Khu công nghiệp

Điểm mạnh – điểm yếu – cơ hội –
thách thức
Ủy ban nhân dân.
Nghị định

6


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.2: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư vào các KCN ........................... 22
Bảng 2.1 Danh mục các KCN tỉnh Phú Thọ ....................................................... 57


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.2: Bản đồ qui hoạch phát triển các KCN Phú Thọ đến 2020.................. 58
Hình 2.3 Cơ cấu GDP của tỉnh Phú Thọ từ 2010-2012 ...................................... 71
Hình 3.1 Cơ cấu kinh tế của tỉnh năm 2015:....................................................... 92

7


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế Quốc tế hiện nay, mỗi
quốc gia phải không ngừng đổi mới, thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của
mình nhằm theo kịp và chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Xuất phát
từ đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam, Đảng và Nhà nước đề ra chiến lược
phát triển kinh tế phù hợp, từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước. Trong tiến trình CNH, HĐH đất nước, việc xây dựng cơ sở vật chất,
kỹ thuật và phát triển công nghệ ngày càng hiện đại đóng một vai trò quan
trọng. Trong đó, một trong những nhiệm vụ hàng đầu là hình thành, xây dựng
và phát triển các khu công nghiệp.
Phát triển các KCN là một trong những phương hướng quan trọng
nhằm thu hút các nguồn lực để phát triển công nghiệp, thúc đẩy quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam. KCN,
KKT ở Việt Nam ra đời cùng với đường lối đổi mới mở cửa do Đại hội Đảng
lần thứ VI năm 1986 khởi xướng. Nghị quyết hội nghị giữa nhiệm kỳ khoá
VII năm 1994 đã đề ra yêu cầu về “Quy hoạch các vùng trước hết là các địa
bàn trọng điểm, các KCX, Khu kinh tế đặc biệt, KCN tập trung …”. Tiếp đó
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã xác định “ Hoàn chỉnh quy
hoạch phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp trên cả nước; hình thành các
vùng công nghiệp trọng điểm; gắn việc phát triển sản xuất với bảo đảm các

điều kiện sinh hoạt cho người lao động. Chuyển các cơ sở công nghiệp trong
nội thành, nội thị, gần khu đông dân cư không bảo đảm tiêu chuẩn môi trường
vào các khu công nghiệp tập trung hoặc các vùng ít dân cư…”. Tại Văn kiện
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI mới đây đã định hướng trong thời
gian tới là “ Cơ cấu lại sản xuất công nghiệp cả về ngành kinh tế kỹ thuật,
vùng và giá trị mới… Phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp và đẩy
mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm tạo thành
các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; hoàn thành việc xây
8


dựng các khu công nghệ cao và triển khai xây dựng một số khu nghiên cứu
cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ. Thực hiện phân bố công nghiệp hợp
lý trên toàn lãnh thổ để đảm bảo phát triển cân đối, hiệu quả giữa các
vùng…”
Qua 20 năm hình thành và phát triển, hệ thống các KCN và khu kinh tế
ở Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ: Kể từ khi KCX đầu tiên
của Việt Nam được thành lập năm 1991, Hiện tại, cả nước đã có hơn 289
KCN và KKT với tổng diện tích đất tự nhiên 80.718 ha, trong đó có hơn
52.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm khoảng 65% tổng diện tích
đất tự nhiên. Trong đó, có 179 KCN đã đi vào hoạt động, với tổng diện tích
đất tự nhiên 51.000 ha và 110 KCN đang trong quá trình đền bù giải phóng
mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng diện tích đất tự nhiên 29.000ha.
Thực tế quá trình xây dựng và phát triển các KCN, KKT Việt Nam
trong 20 năm qua cho ta thấy những đóng góp quan trọng của KCN, KKT
trong thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế và lao động các địa phương trên cả nước theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các KCN và KKT đã thu hút được rất nhiều các nhà
đầu tư trong và ngoài nước, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới vào đầu tư.
Những đóng góp tích cực của KCN, KKT vào phát triển kinh tế, xã hội 20

năm qua đã khẳng định đường lối chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà
nước về xây dựng và phát triển các KCN, KKT.
Nhằm phát triển Phú Thọ là trung tâm phía tây Bắc về kinh tế, xã hội
và công nghiệp, tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã xác định rõ mục
tiêu: “Chủ động nắm thời cơ tranh thủ xây dựng các dự án đầu tư để phát
triển những cơ sở sản xuất công nghiệp mới, hình thành khu công nghiệp tập
trung và đầu tư cơ sở hạ tầng vào khu vực này để thu hút, đón nhận đầu tư
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước"
Từ chủ trương trên, trong những năm qua UBND tỉnh đã chỉ đạo các
ngành xây dựng quy hoạch các KCN tập trung phù hợp với các điều kiện thực
9


tế của địa phương, đồng thời tỉnh cũng ban hành nhiều cơ chế chính sách
nhằm kêu gọi và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN Phú Thọ, đến hết năm 2012
toàn tỉnh đã có 07 KCN được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục
các khu công nghiệp tập trung đến năm 2015, định hướng 2020 với tổng diện
tích quy hoạch 2.156 ha. Hiện nay đã có 02 KCN và 01 cụm công nghiệp đã
xây dựng xong hạ tầng đi vào hoạt động, với 87 dự án thứ cấp, 2 KCN đang
làm thủ tục đầu tư và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch bổ
xung và thành lập mới KCN. Từ khi các KCN trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt
động đã đóng góp tích cực vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tuy
nhiên bên cạnh những kết quả tích cực các KCN của tỉnh Phú Thọ cũng như
nhiều KCN khác trên cả nước vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế về hiệu quả. Mặc
dù là một trong những địa phương sớm thành lập Ban quản lý các KCN,
nhưng qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, hoạt động của Ban dần dần
không đáp ứng kịp với sự phát triển của các KCN nói riêng, của nền kinh tế
nói chung. Thêm vào đó, Phú Thọ là địa phương không thật sự thuận lợi trong
lĩnh vực thu hút đầu tư; từ những ngày đầu thành lập mục tiêu thu hút đầu tư

là lấp đầy, nên tính hiệu quả không cao và hoạt động của BQL các KCN cũng
được vận hành theo mục tiêu này. Tuy nhiên; cùng với sự phát triển nền kinh
tế xã hội của tỉnh cả về chất và lượng, mục tiêu thu hút đầu tư mang tính hiệu
quả với những lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao ngày càng được chú
trọng. Hoạt động của BQL các KCN dần dần không còn phù hợp nữa mà cần
phải thay đổi cho hoàn thiện hơn để đáp ứng với tình hình hiện nay.
Từ những vấn đề trên cho thấy với những hoạt động hiện nay của Ban
quản lý các KCN Phú Thọ chưa đáp ứng được các yêu cầu đặt ra ngày càng
cao, do đó cần phải có những phân tích kỹ lưỡng, toàn diện để phát hiện vấn
đề từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện. Đây chính là lý do để chọn đề tài:

10


"Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ban quản lý các khu
công nghiệp Phú Thọ". Đề tài hết sức cần thiết cho tác giả trong công tác
của mình tại Ban quản lý các KCN Phú Thọ.
3. Mục đích/mục tiêu nghiên cứu:
+ Mục đích:
Việc nghiên cứu về KCN nói chung được nhiều học giả quan tâm. Ở
Việt Nam những năm gần đây đã xuất hiện nhiều sách báo, công trình nghiên
cứu của các học giả về vấn đề này. Có thể kể đến một số tác phẩm như: "Phát
triển các KCN, KCX trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá" của
PGS.TS Nguyễn Chơn Trung và PGS.TS Trương Giang Long (NXB Chính trị
quốc gia, 2004); "Phát triển các KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc - Những vấn
đề lý luận và thực tiễn" (Kỷ yếu hội thảo khoa học, Thanh Hoá, 6/2004); "15
năm xây dựng và phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam (1991-2006)" (Kỷ
yếu hội nghị - hội thảo quốc gia, Long An, 7/2006); “Tác động xã hội vùng
của các KCN ở các nước Đông Nam Á và Việt Nam” (kỷ yếu hội thảo Quốc
tế, 6/2009), “20 năm xây dựng và phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất,

khu kinh tế ở Việt Nam” (kỷ yếu hội thảo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tháng
2/2012).
Luận văn này kế thừa có chọn lọc, khai thác triệt để các ý kiến về vấn
đề đầu tư các KCN, dựa trên những chính sách hiện hành của Nhà nước và
thực trạng đầu tư các KCN của tỉnh Phú Thọ với mục tiêu đề xuất những giải
pháp nhằm đưa ra một giải pháp hoàn thiện và phù hợp nhất để giúp cho hoạt
động của Ban quản lý các KCN tỉnh trong thời gian tới đây để đáp ứng kịp
thời với sự phát triển các KCN trong chiến lược phát triển KT-XH của tỉnh
đến 2020.
+ Mục tiêu nghiên cứu:
- Nhằm xác định, làm rõ quy mô hoạt động trong các KCN, nhu cầu
trong thời gian tới, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động của BQL các
KCN cho phù hợp với quy mô và sự phát triển các KCN.
11


- Làm rõ chức năng các phòng ban và các đơn vị trực thuộc, bố trí nhân
lực hợp lý trên cơ sở chức năng từng phòng ban, đơn vị.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong phạm vi hoạt động ở
các khu công nghiệp của tỉnh Phú Thọ với các nội dung:
- Nghiên cứu hoạt động của BQL các KCN cùng các số liệu với khoảng
thời gian trong 5 năm: 2008 đến 2012 để đưa ra giải pháp tổ chức cho phù
hợp đến 2015.
- Trong đề tài chỉ đề cập đến vấn đề tổ chức bộ máy làm việc của BQL
các KCN gồm ban lãnh đạo, các phòng ban chuyên môn và các đơn vị trực
thuộc, không xem xét chi tiết đến tình hình hoạt động đầu tư của các doanh
nghiệp trong các KCN.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động của Ban quản lý
các KCN tỉnh Phú Thọ để nâng cao hiệu quả đầu tư các Khu công nghiệp trên

địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích hệ thống, thống kê, so sánh, sử dụng các kết quả điều
tra khảo sát, số liệu thứ cấp và sơ cấp… Tổng quan tài liệu có liên quan đến
KCN, KKT, phân tích số liệu sẵn có từ các báo cáo của Bộ, ngành, Ban quản
lý các KCN, báo cáo của các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, báo
cáo của UBND tỉnh Phú Thọ.
6. Số liệu nghiên cứu:
+ Số liệu dùng để nghiên cứu trong Luận văn được sử dụng từ các loại
tài liệu:
- Tài liệu sơ cấp: Bằng các chương trình phỏng vấn các lãnh đạo các sở
liên quan, lãnh đạo tỉnh phụ trách lĩnh vực, lãnh đạo Ban QL các KCN tỉnh
(có 5 buổi phỏng vấn sâu); ngoài ra còn gửi phiếu điều tra đến các cơ quan
12


như Ban Tổ chức Tỉnh ủy để tìm hiểu các số liệu liên quan đên công tác tổ
chức, gửi phiếu điều tra đến các doanh nghiệp tiêu biểu ở trong các KCN tỉnh
để thu thập các thông tin, số liệu, những nhận định của doanh nghiệp đối với
hoạt động của BQL nhằm thích ứng với tình hình mới hiện nay. Phiếu điều tra
nêu rõ các yêu cầu cần điều tra như: Tên doanh nghiêp, ngành nghề kinh
doanh, diện tích thuê đất, sản lượng; những buổi làm việc với Ban quản lý các
KCN, nhận định về phương pháp làm việc, điều hành của BQL các KCN, có
tác động ảnh hưởng gì đến sự đầu tư của doanh nghiệp, đề xuất kiến nghị.
- Tài liệu thứ cấp: Là các tài liệu đã có sẵn về vấn đề tổ chức, nhân sự,
các tài liệu liên quan đến các KCN, KKT nhưng không trực tiếp giải quyết
vấn đề mà luận văn đặt ra như: Quyết định số 2765/2006/QĐ UBND ngày
03/10/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ về việc ban hành quy định
phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước

tỉnh Phú Thọ, Quyết định số 419/2009/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của
UBND tỉnh Phú Thọ vể việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Phú Thọ...
+ Phương pháp thu thập số liệu:
- Tham khảo tài liệu: Từ sách, báo chí, các tài liệu chuyên ngành,
ngành dọc, tài liệu sẵn có của tổ chức và của ngành thống kê, các tài liệu hàn
lâm về tổ chức nhân sự, về tổ chức dự án, tổ chức BQL các KCN... trên mạng
như: Tạp chí khu công nghiệp Việt Nam : http//www.khucongnghiep.com.vn,
http//www.chinhphu.vn, http//www.mpi.gov.vn, http//www.phutho.gov.vn...
cùng các thông tin trên mạng của các BQL các KCN trên cả nước.
- Từ điều tra khảo sát:
+ Nghiên cứu định lượng: Bằng phương pháp phát phiếu điều tra, lấy ý
kiến trong nội bộ ngành và một số doanh nghiêp tiêu biểu trong các KCN.

13


+ Nghiên cứu định tính: Bằng phương pháp phỏng vấn lãnh đạo tỉnh,
ngành và lãnh đạo một số ngành liên quan để đảm bảo được tính chính xác và
khả thi của Luận văn.
7. Những hạn chế của luận văn:
Bản luận văn này chỉ giới hạn của bản khóa luận tốt nghiệp chương
trình cao học Quản tri kinh doanh. Bản luận văn này được thu thập số liệu từ
năm 2008 đến 2012 để đưa ra một giải pháp cơ cấu tổ chức cho phù hợp đến
2015 với một không gian nghiên cứu chỉ giới hạn về lĩnh vực hoạt động trong
Ban Quản Lý các KCN, mà cá nhân trực tiếp xây dựng phương án hoạt động
nên khó tránh khỏi những khiếm khuyết trong quá trình hoàn thành bản luận
văn này.
8. Kết quả dự kiến của luận văn:
Bản luận văn này được hoàn thành dự kiến sẽ thu được một số kết quả

chính sau:
Tập hợp các mô hình hoạt động đồng thời nêu lên được những điểm
mạnh điểm yếu của từng mô hình. Đây chính là khung lý thuyết cơ bản về
lĩnh vực lãnh đạo trong tổ chức mà trong trương trình cao học Quản trị kinh
doanh đã được đề cập.
Thu được kết quả phân tích thực trạng về hoạt động tại Ban Quản Lý
các KCN Phú Thọ.
Đưa ra giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ban QL các KCN Phú Thọ.
9. Kết cấu chính của bản luận văn: gồm 3 phần:
Phần một: PHẦN MỞ ĐẦU.
Phần hai: NỘI DUNG.( Gồm 3 chương).
- Chương I : Cơ sở lý luận về khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Chương II: Phân tích thực trạng hoạt động của Ban quản lý các Khu
công nghiệp Phú Thọ.
14


- Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động của Ban quản lý
các khu công nghiệp Phú Thọ.
Phần ba: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.

15


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP, CỤM CÔNG NGHIỆP

1.1 Nguồn gốc về sự hình thành và phát triển của khu công nghiệp,
cụm công nghiệp:
Hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ quản lý xã hội và tâm lý từ sử

dụng lao động KCN đã được hình thành và phát triển ở các nước tư bản vào
những năm cuối thế kỷ XIX. KCN đầu tiên được thành lập năm 1896 ở
Manchester (Anh) và vùng công nghiệp Clearing Chicago (Mỹ), năm 1940, ý
thành lập KCN tại Napoli. Đến thập kỷ 1950 - 1960 ở Mỹ có 452 vùng công
nghiệp và gần 1.000 KCN sau đó tăng lên 2.400 KCN vào năm 1970. Pháp có
230 vùng công nghiệp (năm 1930) và Canada có 21 vùng công nghiệp (năm
1965). Với Châu Á, KCN đầu tiên được thành lập ở Singapore vào năm 1951,
Malaixia năm 1954, Ấn Độ năm 1955. Hiện nay ở khu vực Châu Á có 1.000
KCN đang hoạt động. Ở Việt Nam, KCN đầu tiên được thành lập 1995 tại
Thành phố Hồ Chí Minh đó là KCX Tân Thuận.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được ban hành năm 1987, Quy
chế khu chế xuất đã được ban hành kèm theo Nghị định 322/HĐBT ngày
18/10/1981, tiếp đó ngày 28/12/1994 Chính phủ ban hành nghị định 192-CP
về quy chế KCN; ngày 14/4/1997 ra Nghị định 36-CP về quy chế KCN, KCX,
KCNC, và ngày 14/3/2008 ra Nghị định 29-CP của Chính phủ về KCN, khu
chế xuất và khu kinh tế.
Trong 5 năm đầu tiên (1991-1995) cả nước ta mới có 12 KCN với diện
tích quy hoạch 2.277 ha, nhưng chỉ 3 năm tiếp theo đã có tới 50 KCN được
thành lập với diện tích 7.850 ha. Giai đoạn 1999-2001, do ảnh hưởng cuộc
khủng hoảng tài chính-tiền tệ châu Á, quá trình phát triển KCN bị chững lại,
thời gian này chỉ có 5 KCN được thành lập mới. Giai đoạn từ năm 20082012, các KCN đã có bước phát triển mới, đến năm 2008 đã có tới 223 KCN
16


thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với diện tích đất 57.264
ha và đến năm 2012, cả nước có 289 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên
80.718 ha, trong đó có hơn 52.000 ha đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm
khoảng 65% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, với 179 KCN đã đi vào
hoạt động, với tổng diện tích đất tự nhiên 51.000 ha và 110 KCN đang trong
quá trình đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng, với tổng

diện tích đất tự nhiên 29.000 ha.
1.2. Khái niệm, đặc điểm khu, cụm công nghiệp:
1.2.1 Khái niệm khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
1.2.1.1 Khái niệm khu công nghiệp
Theo Nghị định số 29/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ
quy định về KCN, KCX và KKT thì định nghĩa về các KCN, KCX và KKT
như sau:
Khu công nghiệp: là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được
thành lập theo quy định của Chính phủ.
Khu chế xuất: là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực
hiện dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh
giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng
đối với khu công nghiệp quy định của Chính phủ.
Khu công nghiệp, khu chế xuất được gọi chung là khu công nghiệp, trừ
trường hợp quy định cụ thể.
1.2.1.2 Khái niệm cụm công nghiệp:
Theo điều 2 Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/08/2009 của Thủ
tướng Chính Phủ:
Cụm công nghiệp là khu vực tập trung các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất công
17


nghiệp- tiểu thủ công nghiệp; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư
sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ
sở sản xuất các doanh nghiệp nhỏ và vừa các cá nhân hộ gia đình ở địa
phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh.
CCN có quy mô diện tích không quá 50 ha. Trường hợp cần thiết phải
mở rộng CCN thì tổng diện tích sau khi mở rộng cũng không vượt quá 75 ha

Có nhiều khái niệm khác nhau về khu công nghiệp, ở luận văn này, tác
giả thống nhất khu công nghiệp, khu kinh tế đều được gọi chung là khu công
nghiệp.
1.2.2 Đặc điểm KCN, CCN
1.2.2.1 Đặc điểm KCN ở Việt Nam
- KCN là nơi các doanh nghiệp thuê mặt bằng sản xuất để tiến hành sản
xuất và thực hiện dịch vụ cho sản xuất đó.
- KCN có địa lý ranh giới xác định;
- Trong KCN không có dân cư sinh sống;
- KCN được xây dựng để cung ứng cơ sở hạ tầng thuận lợi, tạo điều
kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư và đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tham gia vào khu công nghiệp, tránh phân tán nhỏ lẻ khó quản lý,
khó tập trung được mọi điều kiện thuận lợi.
- Đặc trưng chính của các KCN là ưu tiên hướng ngoại, thu hút chủ yếu
vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển các loại hình sản xuất công nghiệp
hướng về thị trường thế giới.
- Ban quản lý các KCN do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập
và chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế, chương trình kế hoạch công
tác và kinh phí hoạt động của UBND cấp tỉnh, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn và
kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ của các Bộ, ngành quản lý về ngành, lĩnh vực

18


liên quan, có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn
thuộc UBND cấp tỉnh.
1.2.2.2 Đặc điểm CCN:
- Ban quản lý các KCN (Sở Kế hoạch và Đầu tư) là cơ quan đầu mối
tham mưu giúp UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với
các CCN trên địa bàn.

- CCN có quy mô diện tích không quá 50 ha, trong trường hợp cần thiết
mở rộng CCN thì tổng diện tích sau khi mở rộng không vượt quá 75 ha.
- Cụm công nghiệp là một hình thức biểu hiện của KCN thích ứng với
trình độ thấp của phát triển công nghiệp. Đối tượng CCN là các cơ sở sản
xuất kinh doanh (doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh gia đình) ở làng
nghề chuyển đến.
- Cụm công nghiệp đã thực hiện sự tách biệt khu vực sản xuất khỏi khu
vực dân cư sinh sống.
- Cụm công nghiệp được thành lập theo quyết định của UBND cấp tỉnh.
1.3. Vai trò của KCN trong tiến trình CNH - HĐH đất nước
1.3.1 Thực tiễn phát triển KCN, KCX thời gian qua cho thấy:
Các KCN, KCX đã góp phần quan trọng trong việc đẩy nhanh quá
trình tăng trưởng sản lượng công nghiệp; góp phần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; khai thác tốt nhất mọi nguồn lực và
những lợi thế hiện có, nâng cao sức cạnh tranh và đẩy nhanh tốc độ phát triển
chung của nền kinh tế. Trong những năm qua, doanh thu và giá trị kim ngạch
xuất khẩu của các doanh nghiệp trong các KCN, KCX liên tục tăng nhanh đều
qua các năm. Doanh thu trung bình của các doanh nghiệp trong KCN, KCX
tăng trưởng trung bình gần 48%/năm, gấp 6,3 lần tốc độ tăng trưởng GDP
bình quân của cả nước (nguồn: Vụ Quản lý các KKT – Bộ KHĐT).

19


Giá trị xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp trong các
KCN, KCX tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các doanh
nghiệp KCN, KCX giai đoạn từ năm 2008-2012 là 43,7%, cao hơn nhiều tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Năm 2008, các doanh nghiệp này đóng
góp vào ngân sách nhà nước đạt 2.620 triệu USD, đến năm 2012, tổng doanh
thu của các doanh nghiệp KCN đạt hơn trên 60 tỷ USD (tăng 57% so với năm

2011) và 86,73 nghìn tỷ đồng (tăng gần 20.000 tỷ đồng so với năm 2011); kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của các doanh nghiệp đạt xấp xỉ 38 tỷ USD và
37,7 tỷ USD, tăng 26% so với năm 2011, bằng 33% so với giá trị xuất nhập
khẩu của cả nước năm 2012; đóng góp vào ngân sách nhà nước 30,5 nghìn tỷ
đồng và 416 triệu USD, tăng hơn 15% so với cùng kỳ (xem Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Một số chỉ tiêu của các khu công nghiệp toàn quốc
Chỉ tiêu

ĐVT

2012

GTSX Công nghiệp

Triệu USD

34.980

Giá trị xuất khẩu

"

18.950

Giá trị nhập khẩu

"

19.630


Nộp ngân sách

"

4.500

Lao động cuối kỳ

1000 người

2.150

(Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KHĐT, 2012)
Giá trị sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của các KCN, KCX tăng trưởng
mạnh đã góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành của Việt Nam theo hướng tăng
nhanh tỷ trọng công nghiệp trong GDP, từ 23,79% năm 1991 lên 47% năm
2012. Trong khi đó, tỷ trọng ngành nông lâm ngư nghiệp giảm tương ứng từ
40,49% năm 1991 xuống còn 20% năm 2012 (“nguồn: Niên giám thống kê Việt
Nam, 2012”).

20


Sự chuyển dịch cơ cấu này chủ yếu là do tốc độ tăng trưởng nhanh của
những ngành công nghiệp chế biến có liên quan mật thiết đến xuất khẩu và
KCN, KCX. Hiện nay các ngành công nghiệp chế biến chiếm tới 80% giá trị sản
lượng công nghiệp (trừ ngành khai thác mỏ). Trong đó có một số ngành có tốc
độ tăng trưởng rất cao như may mặc và da giầy. Chính những ngành này là động
lực chính làm tăng tỷ trọng ngành công nghiệp trong thời gian qua, góp phần
đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa đất nước. Việc phát triển các KCN, KCX

có vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu của nền
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa.
1.3.2. KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tạo ra lực lượng lao động có
trình độ tay nghề cao:
KCN, KCX là khu vực có những điều kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng
cùng với chính sách ưu đãi đầu tư được áp dụng. Đây là điểm đến lý tưởng để
các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài. Một số công nghệ tiên tiến,
hiện đại trên thế giới cùng trình độ quản lý cao của đội ngũ cán bộ doanh
nghiệp, trình độ tay nghề của công nhân theo các chuẩn mực quốc tế đã được áp
dụng tại Việt Nam. Đây cũng là yếu tố quan trọng góp phần để nước ta thực hiện
việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
KCN là nơi tiếp nhận công nghệ mới, tập trung những ngành nghề mới,
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cùng với dòng vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào các dự án sản xuất kinh doanh
trong KCN, các nhà đầu tư còn đưa vào Việt Nam những dây chuyền sản xuất
với công nghệ tiên tiến, hiện đại, trong đó có cả những dự án công nghiệp kỹ
thuật cao như Công ty TNHH Canon Việt Nam, Mabuchi Motor...những lĩnh
vực Việt Nam còn yếu kém như cơ khí chính xác, điện tử.
Các doanh nghiệp trong KCN, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài đã góp sức đào tạo được đội ngũ lao động công nghiệp sử dụng và
vận hành thành thạo các trang thiết bị phục vụ quản lý và sản xuất, nắm vững
công nghệ, nâng trình độ tay nghề của lao động Việt Nam lên một bước. Một
21


lượng đáng kể của lao động Việt Nam được đảm nhận các vị trí quản lý doanh
nghiệp, được tiếp xúc với phương thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, hiện đại,
kỹ năng marketing, quản lý tài chính, tổ chức nhân sự... Việc được trực tiếp làm
việc trong môi trường có kỷ luật cao, yêu cầu tay nghề cao đã rèn luyện được
những kỹ năng và bản lĩnh làm việc giúp người lao động Việt Nam thích ứng

với một nền công nghiệp tiên tiến, hiện đại.
1.3.3. Thu hút các lượng vốn đầu tư lớn phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước:
Các KCN, KCX với những chính sách ưu đãi và những điều kiện thuận
lợi về hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ngày càng là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư
nước ngoài. Số dự án đầu tư nước ngoài và tổng vốn đăng ký vào KCN, KCX
dần được mở rộng trong giai đoạn đầu (1991 – 1995) và đặc biệt tăng trưởng với
tốc độ cao trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 và 2008 – 2012. Số dự án thu hút
mới trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 là 1.380 dự án với tổng vốn đầu tý tăng
thêm đạt 8.080 triệu USD. Số dự án và tổng vốn đầu tư tăng thêm trong kế
hoạch 2008 – 2012 là 1.960 dự án và 36,8 tỷ USD, tăng 1,35 lần số dự án và 4,5
lần vốn đầu tư so với kỳ kế hoạch trước.
Ngoài ra, KCN, KCX còn là một trong những giải pháp để thực hiện chủ
trương phát huy nội lực của các thành phần kinh tế trong nước. Nhìn vào bảng
1.2 ta thấy, giai đoạn 5 năm 2001 – 2005 thu hút được 1.870 dự án, tăng gấp
4,16 lần so với giai đoạn 5 năm trước. Tổng vốn đầu tư trong nước tăng thêm
tương ứng trong các thời kỳ kế hoạch là 80.000 tỷ VNĐ và 218.860 tỷ đồng .
Bảng 1.2: Số lượng dự án và nguồn vốn đầu tư vào các KCN
2001 – 2005
Số DA

Vốn ĐT

2008 – 2012
Số DA

Vốn ĐT

Đầu tư trong nước (Tỷ VND)


1.870

80.000

5.063

530.040

Đầu tư nước ngoài (Triệu USD)

1.380

8.080

4.519

60.300

(Nguồn: Vụ quản lý các KKT – Bộ KH&ĐT)

22


Theo Báo cáo năm 2012 của Vụ quản lý các KKT - Bộ KH&ĐT, các
KCN cả nước tính đến đầu tháng 12/2012 đã thu hút đầu tư vào KCN được
5.063 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký gần 530.040 tỷ đồng, tổng
vốn đầu tư thực hiện đạt 242.630 tỷ đồng, bằng 46% vốn đăng ký; và thu hút
được 4.519 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký 60.300
triệu USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện đạt 32.400 triệu USD, bằng 54% tổng
vốn đầu tư đăng ký (tăng 13% vốn với năm 2011).

Tính đến hết năm 2012, các KCN trên cả nước đã cho thuê được 24.100
ha đất công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt
46%. Riêng các KCN đã đi vào hoạt động đạt tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công
nghiệp có thể cho thuê 65%. Giải quyết việc làm cho gần 2,15 triệu lao động và
tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp mỗi năm từ 25 – 30 tỷ USD
(Nguồn: Báo cáo năm 2012 của Vụ quản lý KKT – Bộ KH&ĐT).
Các dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài đa dạng hóa về hình
thức đầu tư. Các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư dưới hình thức doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, chiếm 85% về số dự án và hơn 80% về
tổng vốn đầu tư đăng ký, còn lại là các hình thức liên doanh, doanh nghiệp cổ
phần và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Các dự án đầu tư trong nước cũng bao
gồm đa dạng các loại hình doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là công ty trách
nhiệm hữu hạn (trên 80% số dự án và gần 60% vốn đầu tư).
Trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đặc biệt là trong
giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, KCN, KCX với vai
trò thu hút và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư đã thực sự đóng góp không nhỏ
trong việc huy động nguồn lực lớn vào thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế đất
nước.
1.3.4. KCN, KCX góp phần hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng:
Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng là điều kiện hết sức quan trọng và cấp
thiết của nền kinh tế quốc dân. Để thu hút đầu tư vào KCN, tạo điều kiện thuận
23


×