Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.51 KB, 17 trang )

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THIẾT BỊ - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC GÓP PHẦN
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC TOÁN LỚP 3
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiết bị - đồ đùng dạy học có vị trí và tầm quan trọng hết sức đặc biệt trong
dạy học Toán ở tiểu học, nhất là trong tiến trình đổi mới chương trình, nội dung và
phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu học. Nó chính là công cụ tạo điều kiện trực tiếp
cho người dạy và người học phát huy năng lực hoạt động nhận thức, tiếp cận thực
tiễn, nâng cao tính khách quan khoa học của kiến thức. Trên cơ sở hướng dẫn điều
khiển của giáo viên, học sinh được trực tiếp trên thiết bị, đồ dùng dạy học sẽ góp
phần đắc lực cho việc hình thành kiến thức và kĩ năng cơ bản, tạo sự lôi cuốn, hấp
dẫn làm cho lao động sư phạm đạt hiệu quả cao hơn.
Trong định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, việc coi trọng và
khuyến khích dạy học trên cơ sở phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo, độc lập
của học sinh để giúp học sinh tự phát hiện, tự giải quyết các vấn đề của bài học, để có
thể chiếm lĩnh kiến thức và biết vận dụng chúng là một trong những nội dung cơ bản
để nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học. Với sự hỗ trợ của đồ dùng
dạy học giúp cho tư duy và nhận thức của người học phát triển theo chiều hướng lô
gic từ trực quan sinh động đến tư duy trìu tượng dến thực tiễn. Một phương tiện - đồ
dùng dạy học đem sử dụng trong giờ dạy không đơn thuần chỉ là phương tiện giúp
người dạy truyền đạt có hiệu quả nội dung kiến thức mà nó còn là đối tượng nhận
thức của học sinh. Nó còn là yếu tố kích thích, tò mò, lòng hăng say và tích cực của
người học. Những khái niệm trìu tượng nếu chỉ bằng lời nói không thể diễn đạt
nổi,khi đó thiết bị - đồ dùng dạy học mô hình hóa khái niệm, sẽ tạo chỗ dựa tin cậy
để học sinh nhận biết về cái trìu tượng.
Việc sử dụng tốt thiết bị - đồ dùng dạy học trong dạy học là một yêu cầu bức
thiết đặt ra đối với đòi hỏi của quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay ở tiểu
học nhằm nâng cao chất lượng dạy học đáp ứng những yêu cầu của giáo dục đào tạo
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đầu thế kỉ XXI.
1. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu vai trò, tác dụng và một số yêu cầu cơ bản của việc sử dụng đồ
dùng dạy học trong dạy học Toán 3


- Khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học Toán lớp 3
- Tìm hiểu một số đồ dùng dạy học thường sử dụng trong khi dạy số học ,hình
học, đo dại lượng và giải Toán ở lớp 3
- Tìm hiểu thực trạng khai thác và sử dụng hiệu quả của các đồ dùng dạy học
nói chung và ở lớp 3 nói riêng


- Đề xuất một số giải pháp trong việc sử dụng đồ dùng dạy học Toán lớp 3 góp
phần nâng cao chất lượng dạy Toán ở tiểu học.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu sách giáo khoa và sách giáo viên Toán 3
chương trình tiểu học mới
- Tìm hiểu ý nghĩa, tác dụng của đồ dùng dạy học Toán 3
- Tìm hiểu cách sử dụng đồ dùng và những yêu cầu cơ bản khi sử dụng đồ
dùng trong dạy học Toán 3
- Tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh khi sử dụng đồ
dùng trong dạy học Toán 3
3. Phương pháp nghiên cứu :
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan
đến đề tài nghiên cứu .
- Phương pháp điều tra : Tìm hiểu thực trạng việc khai thác và sử dụng đồ
dùng dạy học toán lớp 3.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học
1.1 Cơ sở lí luận :
Thiết bị dạy học là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, thiết bị dạy học
bao gồm nhiều loại hình khác nhau: Tranh ảnh, bản đồ, biểu bảng, mô hình, mẫu
vật....Với tư cách là công cụ lao động của giáo viên và học sinh, trong những trường
hợp được sử dụng đúng quy trình, phù hợp với đặc trưng của từng loại bài học, đồ
dùng dạy học đóng vai trò cung cấp nguồn thông tin học tập, tạo ra nhiều khả năng

để giáo viên trình bày nội dung bài học một cách sâu sắc, thuận lợi, hình thành được
ở học sinh những phương pháp học tập tích cực, chủ động.
Người ta thường nói "Học phải đi đôi với hành" vì vậy giảng dạy bộ môn Toán
phải biết kết hợp và sử dụng đúng mức của sách giáo khoa và đồ dùng dạy học với
các môn học nói chung và môn Toán nói riêng. Cụ thể là môn Toán lớp 3. Bởi vì
thiết bị dạy học Toán lớp 3 giúp giáo viên thực hiện tốt ý định sách giáo khoa, giúp
học sinh tập nêu các nhận xét hoặc các quy tắc ở dạng khái quát nhất định, tự phát
hiện và giải quyết các vấn đề của bài học. Sử dụng đồ dùng dạy học giúp học sinh
được thực hành ngay trong giờ học bài mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp các
em phát triển trình độ tư duy, khả năng diễn đạt bằng lời, năng lực trừu tượng hóa,
khái quát hóa.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học Toán 3 là phải tạo ra chỗ dựa trực quan để phát
triển tư duy để dạy các nội dung Toán học trìu tượng và khái quát. Vì vậy đồ dùng
2


dạy học phải tập trung cho việc dạy các nội dung Toán học, phải phản ánh và thể hiện
rõ ràng các dấu hiệu bản chất của nội dung dạy học. Không nên sử dụng đồ dùng dạy
học có màu sắc quá cầu kì, vì đôi khi làm che lấp mất dấu hiệu bản chất của nội dung
cần dạy.
Việc sử dụng thiết bị dạy học Toán lớp 3 yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào
trình độ chung của học sinh. Coi trọng đúng mức việc sử dụng đồ dùng trực quan và
việc rèn luyện kĩ năng diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu đảm bảo chính xác, chuẩn mực
và thống nhất nhằm phát triển năng lực học tập của các em, hạn chế những áp đặt,
yêu cầu vượt quá sự cố gắng của học sinh.
Sử dụng đồ dùng dạy học phải phù hợp với mức độ yêu cầu và nội dung bài
học của từng lớp.
Thao tác sử dụng đồ dùng dạy học phải chính xác, rõ ràng, có dụng ý sư phạm
xác định.
Chuyển dần, chuyển kịp thời các phương tiện trực quan từ dạng cụ thể sang

dạng trìu tượng hơn. Không lạm dụng đồ dùng trực quan.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Hầu hết các trường tiểu học đều được trang bị các đồ dùng dạy học Toán tương
đối đầy đủ và phù hợp với các tiết dạy của chương trình. Qua thực tế dạy sách giáo
khoa mới, giáo viên ngày càng nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của đồ dùng trực
quan trong dạy học toán ở tiểu học. Ngoài các đồ dùng dạy học thông thường đã được
trang bị thì một số giáo viên còn tích cực sáng tạo, thiết kế một số đồ dùng dạy học.
Chính những kết quả sáng tạo đó của một số giáo viên đã góp phần không nhỏ trong
việc đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường, gây hứng thú học tập cho học sinh.
Đồ dùng môn toán 3 nói riêng và môn Toán nói chung là công cụ đắc lực đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa người học hiện nay.
Bộ đồ dùng biểu diễn giúp giáo viên minh họa, tường minh các hoạt động cá nhân để
hình thành kiến thức cho học sinh.
* Về phía giáo viên: Giáo viên lên lớp ngại sử dụng thiết bị dạy học để cung
cấp cho học sinh những tri thức mới vì sử dụng đồ dùng dạy học phải lấy ra, lấy vào
phức tạp, mất thời gian, học sinh làm ồn lớp và còn có giáo viên chưa hiểu tác dụng
của đồ dùng dạy học liên quan đến kiến thức mới như thế nào, không biết sử dụng nó
ra sao. Đặc biệt một số giáo viên chưa nắm được thao tác sử dụng đồ dùng .
- Có giáo viên khi lên lớp có sử dụng đồ dùng dạy học nhưng không mang hiệu
quả cho giờ dạy vì chưa nghiên cứu kĩ đồ dùng dạy học trước khi lên lớp dẫn đến
việc sử dụng đồ dùng dạy học không phù hợp, không dúng lúc, đúng chỗ.
- Có giáo viên không thành thạo, thậm chí không chú ý đến những thao tác kĩ
thuật trong khi sử dụng đồ dùng, vì thế đôi khi họ dùng một cách hình thức trên lớp
mà không có hiệu quả.
3


- Không ít giáo viên sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ của bài
dạy.
- Khi sử dụng đồ dùng dạy học một số giáo viên thao tác thực hành chưa ăn

khớp với lời nói nên không gây được sự chú ý cho học sinh. Vì vậy sử dụng đồ dùng
chưa hiệu quả .
* Về phía học sinh:
Ưu điểm:
Thực tế các giờ dạy có sử dụng đồ dùng dạy học dã làm cho học sinh hứng thú
học tập, tạo điều kiện cho các em hoạt động tích cực, sáng tạo, chủ động trong việc
tiếp nhận kiến thức. Đặc biệt các em rất hứng thú với việc sử dụng đồ dùng dạy học
khi học tập .
Tồn tại: Do địa bàn ở đây là vùng núi, kinh tế khó khăn. Số học sinh tích cực, tự giác
học tập chưa nhiều mặc dù chương trình tiểu học mới quan tâm đến luyện kĩ năng
diễn đạt song bản thân các em ít được thực hành nên đôi khi lúng túng, vụng về, thiếu
tự tin khi thể hiện khả năng của mình .
Từ nhu cầu thực tế đặt ra, tôi thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học Toán một
cách có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy toán lớp 3 là vô cùng cần
thiết và phải làm ngay.Vì thế tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng môn Toán lớp 3
Bảng khảo sát chất lượng môn toán lớp 3A
Giỏi
Lớp
3A

Khá

Trung bình

Yếu

Sĩ số
25

SL


TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

2

8%

3

12%

18

72%

2

8%


2. Biện pháp khai thác và sử dụng đồ dùng dạy học toán 3 góp phần nâng cao
chất lượng dạy học .
Trong thực tế giảng dạy, mặc dù mỗi người giáo viên trang bị một bộ đồng bộ
biểu diễn của môn toán tương đối cầu kì, màu sắc phong phú và tương đối đẹp. Song
muốn sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học vào từng tiết dạy cụ thể thì trước tiên chúng
ta cần nắm được trong bộ đồ dùng dạy Toán gồm có những gì, sử dụng ra sao và sử
dụng trong mạch kiến thức nào? Sau đây là một số biện pháp cụ thể.
2.1. Biện pháp 1: Tìm hiểu bộ thiết bị dạy học Toán 3.
Thiết bị dạy học Toán 3 của giáo viên bao gồm:
- Bộ các tấm nhựa trắng ghi số xanh
4


- Bộ các tấm nhựa trắng kẻ ô vuông
- Bộ chấm tròn dùng để dạy bảng nhân và bảng chia
- Bộ lắp ghép hình
- Một số dụng cụ vẽ hình
- Ngoài ra còn có thiết bị bổ sung.
Thiết bị dùng cho học sinh:
- Bộ các số
- Bộ các tấm nhựa trắng có 100,10,1 ô vuông
- Bộ chấm tròn học bảng nhân, bảng chia
- Bộ lắp ghép hình
2.2. Biện pháp 2: Khai thác - Sử dụng đồ dùng dạy học Toán 3
Trong quá trình sử dụng Bộ thiết bị dạy học, học sinh được thực hành ngay
trong giờ học bài mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên giúp các em phát triển trình
độ tư duy, khả năng diễn đạt bằng lời, bằng các thao tác thực hành trên lớp, phát triển
năng lực trìu tượng hóa, khái quát hóa ...Tuy nhiên Bộ thiết bị dạy học Toán lớp 3
yêu cầu giáo viên phải căn cứ vào trình độ chung của lớp học mà sủ dụng đúng mức,

nhằm phát triển năng lực học tập của học sinh, hạn chế những áp đặt và yêu cầu vượt
quá sự cố gắng của học sinh.
2.2.1. Dạy phần kiến thức số học
2.2.1.1 Dạy phép nhân và phép chia trong phạm vi 1000:
a. Cách làm chung :
Dùng các thẻ từ 6 đến 9 chấm tròn để thực hiện các bước như ý đồ dùng trong
sách giáo khoa từ đó xây dựng bảng nhân (bảng chia). Phần này giáo viên nên tự làm
đồ dùng là bảng nhân (chia) cho từng bài (có thể đồ dùng đó là bảng phụ để viết sẵn
bảng nhân,bảng chia của bài dạy hôm đó) để cũng cố bài và cho học sinh thực hành
ngay sau tiết học bài mới. Sau đó giáo viên treo bảng nhân (bảng chia) đó trên lớp
họcđể học sinh được quan sát và nhớ, thuộc ngay trên lớp.
b. Cách làm cụ thể: Tiết 18 bảng nhân 6
Sau khi giới thiệu bài xong, giáo viên hướng dẫn học sinh thành lập bảng nhân 6
Lần 1: Giáo viên và học sinh cùng lấy 1 tấm nhựa hình vuông có 6 chấm tròn
- Giáo viên hỏi : Tấm nhựa có mấy chấm tròn ? (Có 6 chấm tròn)
Giáo viên hỏi : 6 chấm tròn được lấy mấy lần ? (lấy 1 lần)
Giáo viên kết luận và ghi bảng : 6 chấm tròn được lấy 1 lần , ta viết : 6 x 1 = 6
5


Giáo viên gọi 2,3 học sinh đọc lại phép nhân: 6 x 1 = 6
Lần 2: Giáo viên và học sinh lấy 2 tấm nhựa đặt lên bảng như hình vẽ trong
sách giáo khoa
- Giáo viên hỏi: Một tấm nhựa có 6 chấm tròn. Vậy 6 chấm tròn được lấy 2 lần
thì được mấy chấm tròn? (được 12 chấm tròn)
- Giáo viên hỏi : Làm thế nào để được 12 chấm tròn ? (Lấy 6 + 6 = 12,
6 x 2 = 12)
- Giáo viên kết luận và ghi bảng: 6 lấy 2 lần ta có 6 x 2 = 6 + 6 = 12
- Giáo viên hỏi: Vậy 6 x 2 bằng bao nhiêu? (6 x 2 = 12)
- Giáo viên ghi bảng: 6 x 2 = 12

Lần 3: Giáo viên và học sinh tiếp tục lấy 3 tấm bìa đính lên bảng và nói: " Một
tấm bìa có 6 chấm tròn, vậy 6 chấm tròn được lấy 3 lần ta được bao nhiêu chấm tròn
? (được 18 chấm tròn)"
Giáo viên hỏi: Làm thế nào để được 18 chấm tròn ?
(6 + 6 + 6 = 18; 6 x 3 = 18 )
Giáo viên hỏi : Ta có phép nhân 6 với mấy ? (6 x 3)
Hỏi: Vậy 6 x 3 bằng bao nhiêu) (6 x 3 = 18)
Giáo viên ghi bảng và kết luận: 6 được lấy 3 lần ta có: 6 x 3 = 6 + 6 + 6 = 18
Vậy 6 x 3= 18
Sau mỗi lần tìm ra phép nhân tương ứng với các tấm bìa đã lấy rồi, tiếp đó giáo
viên ghi các phép nhân: 6 x 1 = 6, 6 x 2 = 12; 6 x 3 = 18;... giống như cách trình bày
trong sách giáo khoa trang 19
Tiếp đó giáo viên gọi vài học sinh đọc lại 3 phép nhân trên bảng (các phép
nhân đã viết sẵn ở bảng phụ)
Giáo viên hỏi : Quan sát 3 phép nhân vừa tìm được ta thấy thừa số thứ nhất
của phép nhân là bao nhiêu (đều là 6)
- Thừa số thứ 2 của phép nhân là mấy? (là 1,2,3)
- Tích của phép nhân là bao nhiêu? (6,12,18)
Giáo viên kết luận: Trong các phép nhân vừa tìm được ta thấy các phép
nhân đều có thừa số thứ nhất là 6, thừa số thứ 2 có số ở phép nhân liền sau hơn sốù
ở phép nhân liền trước là 1 đơn vị nên tích ở phép nhân liền sau hơn tích ở phép
nhân liềân trước là 6 đơn vò. Tức là lấy tích sau hơn tích ở phép nhân liền trước là 6
6


đơn vò; lấy tích ở phép nhân liềân trước cộng với 6 ta được tích ở phép nhân liềân
sau.
Ví dụ: 6 xx 1 = 6
Ta lấy 6 + 6 = 12
Vậy tích ở phép nhân liền sau :

6 xx 2 = 12
Ta lấy 12 + 6 = 18
Vậy phép nhân liền sau là:
6 xx 3 = 18
Giáo viên hướng dẫn các em dựa vào phép nhân vừa tìm được để thành lập
hoàn chỉnh bảng nhân 6.
2.2.1.2. Dạy phần kiến thức về các số trong phạm vi 10.000, các số trong
phạm vi 100.000.
Cách làm chung: Dùng các thẻ chữ số ghi 1, 10, 100, 10.000 sau đó dùng
các thao tác khéo léo chính xác, khoa học và dễ hiểu của người giáo viên nhằm
giúp học sinh hệ thống được các hàng đơn vò, hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn,
hàng chục nghìn. Qua đồ dùng trực quan cụ thể giúp học sinh đọc viết, so sánh
các số có 4 chữ số và các số có 5 chữ số.
Minh hoạ cách làm cụ thể
* Giáo viên đưa bảng phụ có kẻ sẵn các hàng như hình vẽ:
Chục nghìn

Nghìn

HÀNG
Trăm

10000

10000

100

10000


10000

100

10000

10000

Chục

Đơn vò

10

1
1
1

10000

1
1
1
1

4

3

2


1

6
7


*Lần 1: Giáo viên và học sinh cùng xếp 4 tấm nhựa ghi số 10000 vào cột
chục nghìn như bảng trên và nói: Một tấm nhựa là một chục nghìn. Vậy 4 tấm
nhựa ta có mấy chục nghìn? (4 tấm ta có 4 chục nghìn)
Ta phải ghi ở hàng chục nghìn chữ số mấy? (Ta ghi chữ số 4 ở bảng chục
nghìn).
* Lần 2: Giáo viên và học sinh cùng xếp 2 tấm nhựa ghi số 100 vào cột
nghìn và hướng dẫn tương tự như ở hàng chục nghìn để học sinh nếâu được ở hàng
nghìn là 3 nghìn.
* Lần 3: Giáo viên và học sinh cùng xếp 2 tấm e líp ghi số 100 và nói: Các
em hãy quan sát ở cột trăm và cho biết có mấy trăm (học sinh nêu và giáo viên
ghi số 2 vào cột trăm).
* Lần 4: Giáo viên và học sinh cùng xếp 1 tấm e líp có ghi 10.
* Lần 5: Giáo viên và học sinh cùng xếp 6 tấm e líp có ghi số 1 và hỏi cô
có mấy chục đơn vò (học sinh trả lời và giáo viên ghi số 1 ở cột chục và ghi số 6 ở
cột đơn vò).
+ Giáo viên yêu cầu:
- Hãy nêu các chữ số ở từng hàng (bốn chục nghìn, ba chục nghìn, hai trăm,
một chục và sáu đơn vò).
- Ta viết số này như thế nào? (một học sinh lên bảng viết 43216)
- Số này là số có mấy chữ số? (số đó là số có 4 chữ số)
- Đó là những chữ số ở hàng nào?
- Cách đọc các chữ số đó ra sao? (bốn mươi ba nghìn hai trăm mười sáu)
* Tiếp đó giáo viên củng cố cho học sinh về số có 5 chữ số và cách gắn đồ

dùng qua các hàng bằng cách:
+ Giáo viên nói: Cô có số 33214 và các tấm bìa có ghi các số 10000, 1000,
100, 10 và 1. Các em hãy đặt các tấm bìa vào các hàng cho đúng với thứ tự các
chữ số của số cô vừa cho vào bảng sau: (bảng chưa gắn tấm nhựa và sau đó gọi
học sinh lên gắn).

8


HÀNG
Chục nghìn

Nghìn

Trăm

Chục

Đơn vò

10000

10000

100

10

1


10000

10000

100

10000

10000

1
1
1

3

3

2

1

4

+ Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh lên điền từng chữ số ở dưới các cột của
từng hàng.
+ Giáo viên yêu cầu:
- Hãy viết lại số trên cho cô (33214)
- Đọc số đó như thế nào? (Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn).
+ Tiếp đó giáo viên cho học sinh luyện tập thông qua các bài tập trong sách

giáo khoa (141)
2.2.2. Dạy phần kiến thức về đại lượng và đo đại lượng
a. Giới thiệu cách làm chung.
Đồ dùng thước đo độ dài 1m hoặc 0,5m để dạy học về quan hệ giữa m và
cm và thực hành ước lượng độ dài.
Dạy học về đơn vò đo khối lượng (gam) đơn vò đo thời gian (ngày, tháng,
năm) giáo viên tìm tờ lòch tháng, năm cân đồng hồ, quả cân 5g, 10g, 100g đồng hồ
điện tử. ..
Dạy học về diện tích và đơn vò đo diện tích (cm 2) dùng thẻ các ô vuông
cạnh 10cm lưới ô vng cạnh 10cm.Ngồi ra trong phần chu vi hình chữ nhật, hình
vuông, giáo viên dùng hình vẽ trong SGK như một đồ dùng dạy học dẫn dắt học
sinh quan sát phân tích để đi đến kết luận. Muốn giúp cả lớp cùng quan sát, giáo
viên có thể vẽ phóng to hình trong SGK.
Ví dụ: Minh hoạ cách làm.
9


Cụ thể với tiết 46 “thực hành đo độ dài”
- Cách dùng cần có thước thẳng 20cm, 30cm, 1m
* Hướng dẫn học sinh vẽ 1 đoạn thẳng có độ dài 7cm
- Giáo viên yêu cầu 1 học sinh lên vẽ đoạn thẳng
- Giáo viên kiểm tra và hướng dẫn lại cách vẽ
+ Đầu trên ta đặt thước nằm ngang trên trang giấy đònh vẽ và đánh dấu mốc
đầu trên bắt đầu từ vạch số 0 và đánh dấu mốc cuối cùng dừng ở điểm mà có độ
dài mình đònh vẽ là 7cm. Sau đó nối 2 điểm đánh dấu lại ta có đoạn thẳng có độ
dài theo yêu cầu là 7cm.
* Với độ dài đoạn thẳng 12cm cho học sinh tự vẽ
+ Hướng dẫn học sinh đo độ dài rồi cho biết kết quả đo.
- Giáo viên yêu cầu đo chiều dài cái bút: Học sinh có thể để nằm ngang
chiếc bút trên mặt bàn hoặc có thể để dựng chiếc bút để đo là tuỳ thuộc vào tay

thuận của các em sau đó báo cáo kết quả đo của mình.
Giáo viên hỏi: Các em dùng đồ dùng nào để đo chiếc bút của mình (dùng
thước kẻ có vạch chia cm)
- Để đo mép bàn của em ta dùng đồ dùng nào? (thước mét để đo)
- Học sinh thực hành đo và giáo viên kiểm tra lại.
2.2.3. Dạy phần kiến thức về “yếu tố hình học”
a. Cách làm chung.
Đồ dùng là dụng cụ vẽ góc là thước thẳng và ê ke, giáo viên giúp học sinh
vẽ góc trên bảng, trang vở. Dùng lưới ô vuông cho học sinh thực hành tính diện
tích hình chữ nhật, hình vuông từ đó đi đến cách tính, quy tắc tính. Giáo viên
hướng dẫn học sinh dùng các hình tam giác cân để xếp các hình như SGK (có 15
hình)
b. Minh hoạ cách làm cụ thể:
Tiết 143: Diện tích hình vuông. Với tiết này giáo viên cần chuẩn bò 1 số
hình vuông (bằng bìa) có cạnh 4cm, 10cm … và tấm lưới ô vuông có diện tích
1cm2.
Cách thực hiện :
10


+ Giáo viên đưa hình vuông và hỏi: Em có biết đây là hình gì không? (đây
là hình vuông)
+ Giáo viên hỏi: Hình vng này có bao nhiêu ơ vng? ( hình vng đó có
3 x 3 = 9 (ơ vng )
+ Giáo viên đưa tấm lưới ô vuông: Nói “Mỗi tấm có diện tích 1cm2, mỗi tấm lưới ơ
vng trùng với 1 ơ của hình vuông". Vậy 9 ơ vng có diện tích là bao nhiêu cm2 ?
( 9 ơ vng có diện tích là 9cm2 )
+ Giáo viên nói : ta có thể tính diện tích hình vng bằng cách lấy độ dài 1 cạnh nhân
với chính nó. Tức là lấy bao nhiêu nhân với bao nhiêu? (lấy 3 x 3 = 9 cm2)
* Vậy muốn tính diện tích hình vng ta làm như thế nào ? ( Muốn tính diện tích hình

vng ta lấy độ dài 1 cạnh nhân với chính nó )
* Lưu ý giáo viên khi dạy bài diện tích hình vuông “Chưa sử dụng: Coi
hình vuông là chính hình chữ nhật đặc biệt” để đưa ra quy tắc tính diện tích hình
vuông.
3. Biện pháp 3:
Đề xuất cách sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức các hoạt động dạ y
học Toán 3 một cách có hiệu quả.
Để góp phần sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học khi dạy môn Toán ở bậc
tiểu học nói chung và môn toán 3 nói riêng tôi có một số ý kiến đề xuất.
Trước hết giáo viên hiểu được hướng dạy học hiện nay là tác động vào
người học nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Dạy học
Toán theo hướng tổ chức các "hoạt động dạy học" chứng tỏ lúc nào học sinh đã có
“hoạt động học” thì quá trình dạy học trên lớp mới có hiệu quả. Việc đồâ dùng,
thiết bò toán đến từng học sinh, các em thao tác, tự thảo luận, tự suy nghó trên mỗi
đồ dùng học tập tức là đã tạo ra “Môi trường học toán” tốt. Tạo ra cơ hội để các
em "hoạt động học tập" tạo ra sự "hợp tác" giữa trò với trò, giữa thầy và trò và
việc học tập theo cách đó sẽ lôi cuốn các em vào quá trình học một cách tự giác,
tự nhiên, phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học.
Đồ dùng dạy học Toán có phát huy được tác dụng hay không phụ thuộc rất
nhiều vào giáo viên sử dụng nó như thế nào? Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng
đồ dùng dạy học môn Toán cần:
- Nắm vững danh mục đồng bộ đồ dùng môn Toán lớp 3.
11


- Giáo viên phải nghiên cứu kỹ nội dung tiết học để xác đònh rõ đồ dùng
dạy học nào cần sử dụng, sử dụng với mục đích gì?
- Xác đònh thời điểm thích hợp, độ dài thời gian sử dụng đồ dùng đó trong
tiết học.
- Tìm biện pháp, cách thức thích hợp, chuẩn bò hệ thống câu hỏi dẫn dắt học

sinh thực hành, quan sát đồ dùng theo mục đích sử dụng chúng.
- Khi giới thiệu và sử dụng đồ dùng dạy học giáo viên tránh tình trạng giải
thích dài dòng về đồ dùng dạy học vừa làm mất thời gian, vừa làm rối vấn đề.
- Giáo viên cần dành thời gian thực hành trước các thao tác sử dụng đồ dùng
trước khi lên lớp.
- Giáo viên cần nắm vững phương châm sử dụng, khai thác đồ dùng dạy học
Toán ở lớp 3 như sau:
- Các thao tác mà học sinh làm được, yêu cầu để học sinh tự tiến hành làm.
- Các thao tác học sinh làm sai cần được giáo viên chỉ rõ và hướng dẫn làm
lại.
- Chỉ khi học sinh không thực hiện được thao tác trên đồ dùng thì giáo viên
mới làm mẫu và hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để học sinh tiến hành thao tác.
- Các yêu cầu của giáo viên đặt ra phải rõ ràng, trình tự các bước một cách
lơ gíc, lời nói và hành động kết hợp một cách nhòp nhàng. Giáo viên chỉ tiến hành
các thao tác mẫu trên đồ dùng để kiểm tra kết quả làm việc của học sinh, chuẩn
bò các thao tác để đưa ra hình ảnh trực quan đẹp nhất.
- Sách giáo khoa Toán 3 được biên soạn theo hướng thiết kế các hoạt động
cho học sinh. Giáo viên cần khai thác triệt để nội dung sách giáo khoa, sử dụng
sáng tạo sách giáo khoa, coi sách giáo khoa như một đồ dùng dạy học toán để
hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập.
Việc sử dụng đồ dùng dạy học cũng góp phần vào việc đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng bộ môn Toán ở trường tiểu học.
4 . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯC:
Sau khi nghiên cứu soạn và áp dụng vào dạy thực nghiệm theo phương pháp
đổi mới và khai thác và sử dụng thiết bò dạy học trong quá trình dạy học toán 3
như tôi đã trình bày ở trên tơi đã thu được kết quả như sau :
12


Lớp


Só số

3A

25

Giỏi

Khá

SL

TL

SL

TL

6

24%

6

24%

Trung bình
SL
TL

13

52%

Yếu
SL

TL

0

0

Nhìn vào bảng tổng hợp trên ta thấy chất lượng lớp 3A cao hơn hẳn so với
đầáu năm. Hầu hết các em nắm được cách thành lập bảng nhân từ phép cộng các
hạng số bằng nhau, biết dựa vào kết quả của phép nhân liền trước đã tìm được,
bằng cách cộng thêm 6 đơn vò để được kết quả của phép nhân liền sau. Đồng thời
các em thuộc bảng nhân 6 ngay tại lớp và áp dụng làm bài tập nhanh, chính xác.
C. KẾT LUẬN:
Giải pháp sử dụng trực quan trong quá trình dạy học toán ở tiểu học là phù
hợp với con đường nhận thức của học sinh, phù hợp với đặc thù môn học, bậc học.
Tuy nhiên việc sử dụng sao cho đúng lúc, đúng chỗ đúng mức độ và đúng với đối
tượng học sinh cụ thể thì luôn là “Bài toán mở” đối với giáo viên đứng lớp. Khai
thác và sử dụng có hiệu quả đồ dùng dạy học là quá trình thể hiện nhuần nhuyễn
giữa các yếu tố, trình độ chuyên môn của giáo viên với năng lực sư phạm với
những thao tác thực hành khéo léo, với ngôn ngữ giảng giải ngắn gọn rõ ràng. Tất
cả những điều này không thể hình thành “ngàymột ngày hai” mà phải có quá
trình tích luỹ lâu dài, liên tục.
Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học, bản thân tôi người giáo viên cần
tự học hỏi, tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình trong đó có kỹ năng sử

dụng và khai thác có hiệu quả đồ dùng dạy học, cần tìm tòi, sáng tạo, tự làm ra
những đồ dùng dạy học để khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất.
* Một số lưu ý khi sử dụng đồ dùng trong dạy học Tốn 3:
Tất cả các chi tiết trong bộ đồ dùng biểu diễn của giáo viên đều được gắn trên
bảng phụ ( bảng nỉ ) hoặc gắn trên bảng từ. Một số đồ dùng được gắn thêm nam châm
vào các mặt sau của đồ dùng để sử dụng cho tiện.
Đối với bộ đồ dùng thực hành của học sinh, giáo viên cho các em sử dụng trên
lớp bằng cách đặt ngay trên bàn mà khơng cần thanh cài (hoặc bảng cài) giúp các em
thao tác nhanh gọn trên lớp.
Sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết dạy làm cho giờ học đó sinh động hẳn
lên, sơi nổi hẳn lên lơi cuốn được tất cả học sinh cùng làm việc và suy nghĩ. Vì sử
dụng đồ dùng dạy học trong trường Tiểu học rất phù hợp với đặc điểm tâm lí và lứa
tuổi của các em là học bằng trực quan. Từ đó giúp các em rất hứng thú học tập và có
hiệu quả học tập cao hơn.
13


- Bên cạnh đó khi sử dụng đồ dùng dạy học thì người giáo viên cần nắm chắc
các đối tượng học sinh, nhất là đối tượng học sịnh giỏi và học sinh yếu.Vì đối tượng
học giỏi là nguồn bồi dưỡng kiến thức, là mũi nhọn trong chun mơn, là nhân tố giải
quyết các vấn đề khó. Còn dối tượng yếu phải tạo cơ hội phụ đạo thêm kiến thức cho
các em. Tất cả những đối tượng học sinh ấy giáo viên cần hướng dẫn cụ thể, tỉ mỉ về
phương pháp cũng như các thao tác trong việc sử dụng đồ dùng dạy học. Để từ đó
giáo viên có hệ thống câu hỏi hoặc các u cầu phù hợp với từng đối tượng. Xây
dựng các em học tốt, có năng lực để các em có điều kiện tự quản và điều hành cơng
việc của nhóm, tổ khi cùng nghiên cứu và sử dụng đồ dùng dạy học để đi đến sự
thống nhất chung và đồ dùng đó sử dụng có hiệu quả và các em lại thoải mái trong
khi học và học đạt kết quả.
C. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT:
Để nâng cao chất lượng dạy và học, song song với việc đổi mới nội dung và

phương pháp thì người giáo viên phải nắm chắc được cách sử dụng đồ dạy học
trong các môn học nói chung và toàn bộ đồ dùng dạy học môn Toán nói riêng.
Thực trạng cho thấy việc sử dụng đồ dùng dạy học trong các tiết học hiện
nay là còn hạn chế và nếu có sử dụng cũng chỉ là đại khái hoặc thiếu tính chính
xác thiếu sự khoa học và hiệu quả cao.
Chính vì vậy trong quá trình dạy học để đạt được hiệu quả cao thì kinh
nghiệm sử dụng đồ dùng dạy học đã phần nào góp phần quyết đònh đến sự thành
công của tiết dạy và đã phần nào góp phần quyết đònh đến sự thành công của tiết
dạy và đã phần nào đáp ứng được yêu cầu của việc đổi mới phương pháp giảng
dạy
Thực nghiệm cho thấy hướng đổi mới về việc sử dụng tốt đồ dùng dạy học
trong các tiết dạy như vậy là hoàn toàn có tính khả thi trong thực tế.
Để có thể thực hiện phương pháp này thì đòi hỏi phải có sự tham gia nhiệt
tình của các giáo viên đó là cần nghiên cứu kỹ cách sử dụng đồ dùng dạy học
trong mỗi tiết dạy sao cho phù hợp và hiệu quả.
Đối với các cấp lãnh đạo và công ty thiết bò trường học cần nghiên cứu kỹ
về nội dung chương trình của từng khối lớp để có đủ đồ dùng dạy học cho các
môn học giúp giáo viên thuận tiện trong quá trình chuẩn bò đồ dùng dạy học.
Mở lớp tập huấn về hướng dẫn giáo viên và cán bộ quản lý các trường về
sử dụng đồ dùng dạy học.
Trên đây là một số suy nghó và đề xuất cách khai thác sử dụng đồ dùng
trong giảng dạy toán 3 nhằm đáp ứng việc đổi mới phương pháp dạy học. Hy vọng
14


rằng, việc sử dụng thiết bò dạy học đúng đắn và sáng tạo trong các giờ học Toán
sẽ hỗ trợ giáo viên và học sinh đạt hiệu quả cao trong các giờ học góp phần nâng
cao chất lượng môn Toán trong các trường Tiểu học.
Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu của bản thân còn hạn chế nên
kinh nghiệm của tơi đưa ra nội dung còn ít ỏi và khơng tránh khỏi những thiếu sót .

Tơi rất mong nhận được sự giúp đỡ, khích lệ của các bạn đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

15


Khai thác và sử dụng thiết bị - đồ dùng dạy học góp phần
nâng cao chất lượng dạy học toán 3

MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Mục đích nghiên cứu
2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
16


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I . CƠ SỞ KHOA HỌC
1.Cơ sở lí luận
2. Cơ sở thực tiễn
II. BIỆN PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG ĐỒ DÙNG DẠY
HỌC TOÁN 3 GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
1.Biện pháp1:Tìm hiểu bộ thiết bị dạy học toán 3
2. Biện pháp2: Khai thác - sử dụng đồ dùng dạy học Toán 3
1. Dạy kiến thức số học
2.Dạy kiến thức về "Đại lượng và đo đại lượng"
3. Dạy kiến thức về" yếu tố hình học "
3. Biện pháp3 : Đề xuất cách sử dụng đồ dùng dạy học trong tổ chức các hoạt động
dạy học trong tổ chức các hoạt động dạy học Toán3 một cách có hiệu quả

4. Kết quả đạt được
C. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

17



×