Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Phát triển kinh tế tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (864.06 KB, 120 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TẠI CÁC LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. ĐỖ ANH TÀI



THÁI NGUYÊN - 2015
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đƣợc sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn chƣa từng đƣợc ai nghiên cứu và công bố trong bất
cứ công trình khoa học nào.
Ngƣời cam đoan

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Phát triển kinh tế tại các làng nghề
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ,
động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin đƣợc bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Bộ phận sau
Đại học, các khoa, phòng của Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh
- Đaịhoc c Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình

học tập và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Đỗ Anh Tài.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các Nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong Trƣờng Đaịhoc c Kinh tế và Quản trị Kinh doanh -

Đại học Thái Nguyên.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn đƣợc sự giúp đỡ và cộng tác của
các đồng chí tại các địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn các bạn
bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên
cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Tác giả

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...............................................................................................................ii
MỤC LỤC...................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ.......................................................................vi
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................3
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu..................................................................3
5. Những đóng góp mới của Luận văn.........................................................................4
6. Bố cục của luận văn.................................................................................................4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LÀNG NGHỀ...................5
1.1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................5
1.1.1. Các quan niệm....................................................................................................5
1.1.2. Phân loại và đặc trƣng sản xuất của các làng nghề...........................................9
1.1.3. Vị trí, vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội........................12
1.1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển sản xuất ở các làng nghề....................18
1.2. Cơ sở thực tiễn.....................................................................................................21
1.2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới...............................................21
1.2.2. Kinh nghiệm của một số tỉnh, thành phố của Việt Nam trong thời gian
vừa qua..........................................................................................................27
1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Thái Nguyên......................................................33
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................................... 35
2.1. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài............................................................................35
2.2. Cách tiếp cận....................................................................................................... 35
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 36
2.3.1. Phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu.........................................................36
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

iv
2.3.2. Phƣơng pháp thu thập thông tin...................................................................... 36
2.3.3. Phƣơng pháp tổng hợp xử lý số liệu................................................................37
2.4. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu.............................................................................. 38
Chƣơng 3. THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT
KINH DOANH Ở CÁC LÀNG NGHỀ TỈNH THÁI NGUYÊN..............40

3.1. Môṭsốđặc điểm cơ bản của tỉnh Thái Nguyên....................................................40
3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên............................................................................40
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên...................................45
3.2. Thực trạng môi trƣờng phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề
tỉnh Thái Nguyên...........................................................................................49
3.2.1. Tổng quan về các hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên..........................................49
3.2.2. Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của các hộ làng nghề....................................57
3.2.3. Đánh giá cơ hội và thách thức phát triển sản xuất kinh doanh........................72
3.3. Đánh giá chung....................................................................................................82
Chƣơng 4. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KINH DOANH
CHO CÁC LÀNG NGHỀ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN............................ 85
4.1. Quan điểm định hƣớng.......................................................................................85
4.2. Các giải pháp....................................................................................................... 86
4.2.1. Phát triển các hình thức liên kết hỗ trợ phát triển tại các làng nghề...............86
4.2.2. Những giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các làng nghề
.....................................................................................................................................89
4.2.3. Những giải pháp về vốn và nguyên vật liệu....................................................91
4.2.4. Nhóm các giải pháp về khoa học và công nghệ...............................................93
4.2.5. Chính sách bảo vệ môi trƣờng.........................................................................96
4.3. Một số kiến nghị..................................................................................................97
KẾT LUẬN............................................................................................................ 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................100
PHỤ LỤC.............................................................................................................102

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

: Bảo vệ môi trƣờng

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

GTGT

: Giá trị gia tăng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng:
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Bảng 3.9.
Bảng 3.10.
Bảng 3.11.
Bảng 3.12.
Bảng 3.13.
Bảng 3.14.
Bảng 3.15.
Bảng 3.16.
Bảng 3.17.

Diện tích đất nông nghiệp và lâm nghiệp bình quân đầu
ngƣời năm 2012 của các tỉnh miền núi phía Bắc 42
Nhân khẩu và lao động tỉnh Thái Nguyên.................................45
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế tỉnh Thái Nguyên năm 2000 - 2014
46
Cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm tỉnh Thái Nguyên..............47

Phân bổ và số lƣợng hộ làng nghề tỉnh Thái Nguyên...............50
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về bản thân ngƣời chủ
trong các hộ làng nghề 58
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về ngƣời lao động
trong các hộ làng nghề 60
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn nguyên vật
liệu cho sản xuất trong các hộ làng nghề
62
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về trình độ công nghệ
của các hộ làng nghề
64
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về năng lực tài chính
của các hộ làng nghề
66
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về sản phẩm do các
hộ làng nghề sản xuất
69
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về kết quả sản xuất
kinh doanh của các hộ làng nghề
71
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về chính sách cho
phát triển kinh tế làng nghề
73
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về thủ tục hành chính
liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề 74
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về địa lý và cơ sở hạ
tầng liên quan đến phát triển kinh tế làng nghề
77
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về điều kiện kinh tế
giúp phát triển kinh tế làng nghề

78
Đánh giá của các hộ tại các làng nghề về nguồn lực lao động
của địa phƣơng giúp phát triển kinh tế làng nghề 81

Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất............9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

vii
Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam
.........................................................................................................................15


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển làng nghề ở khu vực nông thôn là một nhiệm vụ trọng tâm
trong quá trình phát triển nông thôn ở Việt Nam. Phát triển các làng nghề và
ngành nghề nông thôn nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ở nông thôn, góp
phần xoá đói giảm nghèo, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông thôn và cũng là thực hiện mục tiêu “Ly nông bất ly hƣơng” đang diễn ra
mạnh mẽ tại các vùng nông thôn ở nƣớc ta.
Mặt khác, cùng với sự tăng trƣởng kinh tế là quá trình đô thị hóa diễn
ra với tốc độ ngày càng nhanh, hiện tƣợng ngƣời lao động từ các làng quê

dịch chuyển ra thành phố là rất lớn. Vì vậy, việc phát triển các nghề và làng
nghề nông thôn cũng nhƣ các làng nghề mới có ý nghĩa quan trọng không chỉ
về mặt kinh tế mà còn góp phần ổn định chính trị xã hội.
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong những năm qua, nhiều ngành
nghề và cơ sở sản xuất công nghiệp đƣợc thành lập và đi vào hoạt động;
Nhiều hộ dân đã mạnh dạn tìm và đầu tƣ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới vào sản xuất, tận thu phế liệu công nghiệp thải và
nguyên liệu sẵn có tại địa phƣơng tạo sản phẩm mới cung cấp trên thị trƣờng
trong nƣớc và xuất khẩu nhƣ: Sản xuất gạch không nung; Ép mùn cƣa bằng
thuỷ lực thay than đá; Đúc chi tiết sản phẩm kim loại bằng lò trung tần hiệu
suất cao và công nghệ hiện đại chế biến, bảo quản sản phẩm chè,... Giá trị sản
xuất công nghiệp khu vực tiểu thủ công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, năm 2011: Đạt 4.065 tỷ đồng, năm 2013 đạt 4.504 tỷ đồng,
bình quân tăng 13,8%/năm và chiếm 14 - 15% tổng giá trị sản xuất công
nghiệp trên địa bàn.
Số làng nghề, làng nghề truyền thống đƣợc công nhận hết năm 2013
của tỉnh Thái Nguyên là 105 làng. Giá trị khu vực tiểu thủ công nghiệp và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

2
làng nghề đạt bình quân trên 4.300 tỷ đồng/năm, trong đó có 89 làng nghề chế
biến nông sản chiếm 84,76%, số các làng nghề còn lại chiếm 15,24% bao gồm
13 làng nghề chế biến lâm sản, đồ gỗ; 01 làng nghề trồng dâu nuôi tằm; 01
làng nghề sinh vật cảnh và 01 làng nghề hoa đào. Các làng nghề đƣợc tỉnh
công nhận phân theo huyện: Thị xã Phổ Yên 26 làng; Huyện Phú Lƣơng 20
làng; Thành phố Thái Nguyên 21 làng; Huyện Đồng Hỷ 16 làng;
Huyện Đại Từ 6 làng; Huyện Định Hoá 2 làng; Huyện Võ nhai 8 làng;
Huyện Phú Bình 6 làng.

Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những chính sách khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh từ Trung
ƣơng đến địa phƣơng nhƣng các làng nghề vẫn gặp nhiều khó khăn: Thiết bị và
công nghệ chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức; Năng suất lao động thấp; Chất lƣợng
và mẫu mã của sản phẩm đáp ứng chƣa cao thị hiếu ngày càng khắt khe của
ngƣời tiêu dùng; Trình độ tay nghề ngƣời lao động chƣa đƣợc chú trọng

đào tạo và nuôi dƣỡng; Thu nhập trong các làng nghề và các cơ sở sản xuất
chƣa đủ sức thu hút ngƣời lao động đặc biệt đối với lao động có tay nghề cao
và các nghệ nhân; Môi trƣờng tại các làng nghề và nhiều cơ sở sản xuất chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức và đang bị ô nhiễm nghiêm trọng; Mặt bằng và vốn
cho sản xuất đang là nhu cầu cấp thiết của nhiều cơ sở sản xuất; Thị trƣờng
tiêu thụ còn hẹp, thƣơng hiệu hàng hoá và công tác quảng cáo chƣa đƣợc đầu
tƣ thoả đáng... Do đó chƣa tạo điều kiện để thu hút hết lực lƣợng lao động
cũng nhƣ sử dụng hết khả năng tay nghề của ngƣời thợ nhằm phát huy tối đa
tiềm năng kinh tế vốn có.
Do đó, việc triển khai nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế tại các
làng nghề trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” nhằm đánh giá thực trạng và đƣa
ra một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế làng nghề tỉnh Thái Nguyên là hết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

3
sức cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao trong việc góp phần phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung:
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về làng nghề và thực trạng phát triển làng

nghề tại Thái Nguyên, đƣa ra các biện pháp khắc phục tồn tại, các giải pháp
trong thời gian tới về phát triển làng nghề tại Thái nguyên góp phần phát triển
kinh tế - ổn định xã hội trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu phát
triển làng nghề nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỉ trọng làng nghề tiểu thủ công
nghiệp trong cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện
cuộc sống của ngƣời dân nông thôn.
* Mục tiêu cụ thể:
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nhiệm vụ cụ thể của luận văn là:
- Trình bày cơ sở lý luận về làng nghề, vai trò và đóng góp cho phát triển
kinh tế xã hội của địa phƣơng.
- Phân tích thực trạng về điều kiện phát triển làng nghề trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên, những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển sản xuất kinh doanh ở các làng nghề
tại tỉnh Thái Nguyên.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài đi sâu nghiên cứu môi trƣờng phát triển sản xuất kinh doanh của
các làng nghề tại Thái Nguyên: Điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu
Đề tài sẽ tổng hợp các vấn đề lý luận và thực tiễn về làng nghề và phát
triển làng nghề trên địa bàn tỉnh từ đó xác định những cản trở và hạn chế cho
việc phát triển sản xuất và kinh doanh của các làng nghề. Các giải pháp đề
xuất sẽ giúp phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề từ đó tạo thêm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

4
công ăn việc làm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói giảm nghèo
cho khu vực nông thôn của tỉnh Thái Nguyên.

5. Những đóng góp mới của Luận văn
Luận văn làm rõ một số vấn đề cơ sở lý luận về làng nghề và phát triển làng
nghề, vai trò trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Thông qua phân tích thực
trạng điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội cho việc phát triển làng nghề
tại Thái Nguyên, luận văn đề xuất đƣợc những bài học kinh nghiệm thành công,
những tồn tại, hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện, qua đó đã trình bày những
quan điểm cơ bản cần quán triệt, đề ra các giải pháp thiết thực, phù hợp nhằm
phát triển sản xuất kinh doanh của các làng nghề tại Thái Nguyên.

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn đƣợc trình bày trong 4 chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về làng nghề.
Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu về thực trạng điểm mạnh, điểm yếu,
thách thức và cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh của các làng nghề tại
Thái Nguyên.
Chương 4: Các giải pháp phát triển làng nghề tại Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Các quan niệm
1.1.1.1. Khái niệm làng nghề
Làng là nơi dân cƣ tập trung trong một ngôi làng (làng) có một hoặc

nhiều dòng họ tham gia sản xuất nông nghiệp và kinh doanh độc lập, hoạt
động nông nghiệp chiếm ƣu thế trong các hộ gia đình, số lƣợng lao động và
thu nhập có từ nông nghiệp.
Làng nghề truyền thống là những làng xuất hiện từ lâu trong lịch sử và
vẫn còn tồn tại đến ngày nay, các làng đã tồn tại hàng trăm năm, thậm chí hàng
ngàn năm, có quan hệ chặt chẽ với các yếu tố truyền thống và kinh nghiệm dân
gian phổ biến đã đƣợc tích lũy qua nhiều thế hệ. Có rất nhiều làng nghề truyền
thống ở Việt Nam nhƣ xã giấy Phong Khê, tranh dân gian Đông

Hồ, gốm Luy Lâu, chạm khắc gỗ Đồng Giao, Đồng Kỵ…
Trong quá khứ, sau khi thu hoạch, ngƣời dân Việt Nam làm nghề thủ
công mỹ nghệ để đáp ứng nhu cầu riêng của họ. Sản phẩm của họ rất khéo léo
và tinh vi, mặc dù họ là nông dân và không chuyên về thủ công mỹ nghệ. Các
kỹ thuật đƣợc giữ bí mật, nhƣng họ đã truyền dạy cho ngƣời thân hoặc dân
trong làng.
Do đó, Làng đã trở thành một tổ chức rất quan trọng trong ngành thủ công
mỹ nghệ. Tên của ngôi làng đã trở thành thƣơng hiệu của các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ của ngƣời dân. "Đình Làng" - ngôi chùa của Làng trở thành nơi thờ
phụng "Ông tổ nghề" ngƣời đầu tiên đã dạy dân làng làm những hoạt

động thủ công mỹ nghệ. Khi Việt Nam phát triển đô thị hóa, nhiều ngƣời đã
chuyển đến thị xã/thành phố và chuyên nghiệp hóa các hoạt động thủ công mỹ
nghệ mà họ đã thực hiện trong ngôi làng cũ của họ. Họ không cạnh tranh với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

6
nhau mà tập trung thành "Phƣờng/hội" nghề nghiệp, các hình thức mới của
làng nghề, và giúp đỡ những ngƣời khác để cải thiện cuộc sống. Chính phủ

Việt Nam đã công nhận hơn 2.000 làng nghề, trong đó khoảng 300 là làng
nghề truyền thống, những làng duy trì di sản thủ công mỹ nghệ của cả nƣớc.
Thôn, làng là một thuật ngữ dùng để chỉ một đơn vị hành chính ở nông
thôn bao hàm một tập hợp cộng đồng dân cƣ trên một vùng lãnh thổ xác định,
có khả năng độc lập về kinh tế. Trong điều kiện chống ngoại xâm, thiên tai thì
họ là một cộng đồng thống nhất. Họ còn là một cộng đồng văn hóa gắn liền
với biểu tƣợng cây đa, giếng nƣớc, mái đình.
Làng, theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, là một khối ngƣời quây
quần ở một nơi nhất định trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của
ngƣời Việt, là một tập hợp dân cƣ chủ yếu theo quan hệ láng giềng. Đó là
một không gian lãnh thổ nhất định, ở đó tập hợp những ngƣời dân quần tụ lại
cùng sinh sống và sản xuất. Trong quá trình đô thị hóa, khái niệm làng đƣợc
hiểu một cách tƣơng đối. Một số địa phƣơng hiện nay không còn đƣợc gọi là
làng mà thay vào đó là những tên gọi khác nhƣ phố, khối phố. Tuy nhiên, dù
tên gọi là có thay đổi nhƣng bản chất của cộng đồng dân cƣ đó vẫn gắn với
nông thôn thì vẫn đƣợc xem là làng.
Các làng ở nƣớc ta đƣợc chia làm 4 loại chính:
- Làng thuần nông hay còn gọi là làng nông nghiệp, là những làng nghề
nông một cách thuần túy;
- Làng buôn bán, là làng làm nghề nông có thêm nghề buôn bán của
một số thƣơng nhân chuyên nghiệp hoặc bán chuyên nghiệp;
- Làng nghề, là làng làm nghề nông nghiệp nhƣng có thêm một số nghề
thủ công;
- Làng chài, là làng của các cƣ dân làm nghề chài lƣới, đánh cá sống ở
ven sông, ven biển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

7

Sự xuất hiện của các nghề thủ công ở các làng quê lúc đầu chỉ là ngành
nghề phụ, chủ yếu đƣợc nông dân tiến hành trong lúc nông nhàn. Về sau, do
quá trình phân công lao động, các ngành nghề thủ công tách dần khỏi nông
nghiệp nhƣng lại phục vụ trực tiếp cho nông nghiệp, khi đó ngƣời thợ thủ
công có thể không còn sản xuất nông nghiệp nhƣng họ vẫn gắn chặt với làng
quê mình. Khi nghề thủ công phát triển, số ngƣời chuyên làm nghề thủ công
và sống đƣợc bằng nghề này tăng lên, điều này diễn ra ngay trong các làng
quê và đó là cơ sở cho sự tồn tại của các làng nghề ở nông thôn.
Từ những luận điểm và lý luận trên đã có nhiều định nghĩa về làng
nghề đƣợc đƣa ra. Đề tài sử dụng khái niệm làng nghề theo Thông tƣ
116/2006/TT- BNN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Làng nghề
là một hoặc nhiều cụm dân cƣ cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc hoặc
các điểm dân cƣ tƣơng tự trên địa bàn một xã, thị trấn có các hoạt động
ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau”.
Thực tế cho thấy “Làng nghề” là một tập hợp từ thể hiện một không
gian vùng quê nông thôn, ở đó có những hộ thuộc một số dòng tộc nhất định
sinh sống. Ngoài sản xuất nông nghiệp, họ còn có một số nghề sản xuất phi
nông nghiệp. Trong các làng nghề này tồn tại đan xen nhiều mối quan hệ kinh
tế, xã hội phong phú và phức tạp. Làng nghề là những làng ở nông thôn có
những nghề phi nông nghiệp chiếm ƣu thế về số hộ, số lao động và thu nhập
so với nghề nông.
Nhƣ vậy khái niệm làng nghề có thể bao gồm những nội dung chính
sau: “Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, đƣợc cấu thành
bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất định
trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính,
giữa họ có mối liên kết chặt chẽ về kinh tế - xã hội và văn hóa”.
Xét về mặt định tính, làng nghề ở nông thôn nƣớc ta đƣợc hình thành
và phát triển do yêu cầu của phân công lao động và chuyên môn hóa nhằm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

8
đáp ứng nhu cầu phát triển và chịu sự tác động mạnh của nông nghiệp và
nông thôn Việt Nam với những đặc trƣng của nền văn hóa lúa nƣớc và nền
kinh tế hiện vật, sản xuất nhỏ, tự cấp, tự túc. Xét về mặt định lƣợng, làng
nghề là những làng mà ở đó có số ngƣời chuyên làm nghề thủ công nghiệp và
sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ nghề đó chiếm một tỷ lệ khá lớn trong
tổng dân số của làng.
Ngày nay, làng nghề đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, không bó hẹp trong
phạm vi hành chính của một làng mà gồm một hoặc một số làng cùng một tiểu
vùng, cùng địa lý kinh tế, cùng sản xuất một chủng loại hàng hóa truyền thống
hoặc cùng kinh doanh liên quan đến một nghề phi nông nghiệp và có quan hệ
mật thiết với nhau về kinh tế - xã hội.
Mặt khác, có những địa phƣơng tất cả các làng trong xã đều là làng
nghề, trong trƣờng hợp này, ngƣời ta gọi là “Xã nghề”.
1.1.1.2. Phát triển
Phát triển đề cập đến việc sử dụng hệ thống các kiến thức khoa học và
kỹ thuật để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu cụ thể. Phát triển trong định nghĩa đơn
giản có thể đƣợc coi là mục tiêu di chuyển đến một trạng thái tƣơng đối tốt
hơn so với những gì tồn tại trƣớc đó, “Thay đổi tốt”, đƣợc xác định bởi
Chambers (2007). Nói chung, thuật ngữ “Phát triển” có nghĩa là một sự kiện
tạo thành một giai đoạn mới trong một tình huống thay đổi. Nếu không đủ
điều kiện, phát triển ngầm hiểu nhƣ là một cái gì đó tích cực hay mong muốn.
Khi đề cập đến một xã hội hoặc một hệ thống kinh tế xã hội, phát triển
thƣờng có nghĩa là tiến bộ, cải thiện, hoặc là trong tình huống chung của hệ
thống, hoặc trong một số các yếu tố cấu thành.
Với nghĩa rộng “Phát triển” là một khái niệm đa chiều, bởi vì cải tiến
bất cứ hệ thống phức tạp, ví dụ nhƣ hệ thống kinh tế xã hội thực tế có thể xảy
ra trong các phần khác nhau hoặc các cách khác nhau, tốc độ khác nhau và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

9
khác nhau về lực lƣợng quản lý. Ngoài ra, sự phát triển một phần của hệ
thống có thể gây bất lợi cho sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến mục
tiêu mâu thuẫn nhau (Cạnh tranh thƣơng mại) và các cuộc xung đột. Do đó,
tính toán sự phát triển tức là xác định mức độ hệ thống đang phát triển là gì, là
một thực tiễn về bản chất đa chiều.
1.1.2. Phân loại và đặc trưng sản xuất của các làng nghề
Làng nghề với những hoạt động phát triển đã tạo ra những tác động tích
cực và tiêu cực đến đời sống kinh tế xã hội và môi trƣờng nông thôn. Để giúp
cho công tác quản lý và Bảo vệ môi trƣờng - BVMT trong hoạt động sản xuất
làng nghề, trên cơ sở tiếp cận vấn đề môi trƣờng làng nghề, cách phân loại
theo ngành sản xuất và loại hình sản phẩm là phù hợp hơn cả, vì thực tế cho
thấy mỗi ngành nghề, mỗi sản phẩm đều có những yêu cầu khác nhau về
nguyên nhiên liệu, quy trình sản xuất khác nhau, nguồn và dạng chất thải khác
nhau, và vì vậy có những tác động khác nhau đối với môi trƣờng.
Dựa trên các yếu tố tƣơng đồng về ngành sản xuất, sản phẩm, thị
trƣờng nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm có thể chia hoạt động làng nghề
nƣớc ta ra thành 6 nhóm ngành chính, mỗi phân ngành chính có nhiều ngành
nhỏ. Mỗi nhóm làng nghề có các đặc điểm khác nhau về hoạt động sản xuất sẽ
có ảnh hƣởng khác nhau tới môi trƣờng.
Vật liệu xây
dựng, khai
thác đá
5%

Các nghề khác


Dệt nhuộm,
ươm tơ, thuộc
da
17%

15%

Chế biến

Thủ công mỹ
nghệ
39%

Tái chế phế
liệu
4%

lương thực,
thực phẩm,
chăn nuôi, giết
mổ
20%

Biểu đồ 1.1. Phân loại làng nghề Việt Nam theo ngành nghề sản xuất
Nguồn: Tổng cục Môi trường tổng hợp, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>


10
a. Làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm: Có số lƣợng làng nghề
lớn, phân bố khá đều trên cả nƣớc, phần nhiều sử dụng lao động lúc nông
nhàn, không yêu cầu trình độ cao, hình thức sản xuất thủ công và gần nhƣ ít
thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành nghề. Nhóm
làng nghề này bao gồm: Chế biến lƣơng thực, thực phẩm, chế biến hải sản,
sản xuất muối... Phần lớn các làng chế biến lƣơng thực, thực phẩm nƣớc ta là
các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng nhƣ nấu rƣợu, làm bánh đa
nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh đậu xanh, bánh gai... với nguyên liệu
chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu... và thƣờng gắn với hoạt động chăn nuôi ở
quy mô gia đình.
b. Làng nghề chăn nuôi giết mổ gia súc gia cầm: Các làng nghề chăn
nuôi giết mổ gia súc gia cầm chủ yếu là thu mua và giết mổ trâu bò, sau đó
mang đi tiêu thụ khắp nơi.
c. Làng nghề dệt nhuộm, ươm tơ, thuộc da: Tập trung chủ yếu là dệt
nhuộm, nhiều làng có từ lâu đời, có các sản phẩm mang tính lịch sử, văn hóa,
mang đậm nét địa phƣơng. Quy trình sản xuất sản phẩm truyền thống chất
lƣợng cao không thay đổi nhiều, nhiều lao động có tay nghề cao, lao động
nghề đã trở thành lao động chính (Chiếm tỷ lệ cao hơn lao động nông nghiệp).
Những sản phẩm nhƣ lụa tơ tằm, thổ cẩm, dệt may... trên vải, không chỉ là
những sản phẩm có giá trị mà còn là những tác phẩm nghệ thuật đƣợc đánh
giá cao.
d. Làng nghề sản xuất vật liệu xây dựng và khai thác đá: Hình thành từ
hàng trăm năm nay, tập trung ở vùng có khả năng cung cấp nguyên liệu cơ
bản cho hoạt động xây dựng. Lao động gần nhƣ thủ công hoàn toàn, quy trình
công nghệ thô sơ, tỉ lệ cơ khí hóa thấp, ít sự thay đổi. Những sản phẩm vật
liệu xây dựng nhƣ gạch ngói, vôi cát và khai thác đá. Khi đời sống đƣợc nâng
cao, nhu cầu về xây dựng nhà cửa, công trình ngày càng tăng, hoạt động sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN


/>

11
xuất vật liệu xây dựng phát triển nhanh ở nông thôn và tràn lan. Nghề khai
thác đá cũng phát triển ở những làng gần các núi đá vôi đƣợc phép khai thác,
đồng thời cung cấp nguyên liệu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ và vật
liệu xây dựng.
e. Làng nghề tái chế phế liệu: Chủ yếu là các làng nghề mới hình thành,
số lƣợng ít, nhƣng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình, gắn chặt với hoạt

động tái chế chất thải nhƣ các chất thải kim loại, giấy, nhựa. Nguyên liệu đầu
vào tại các làng nghề này chủ yếu là sản phẩm tái chế, đã qua sử dụng.
f. Làng nghề cơ kim khí: Chủ yếu là các làng nghề tái chế kim loại, cơ
khí chế tạo và đúc kim loại, nguyên liệu chủ yếu là sắt vụn, sắt thép phế liệu
cũng đƣợc xếp vào loại hình làng nghề này. Đa số các làng nghề nằm ở phía
Bắc, công nghệ sản xuất đã từng bƣớc đƣợc cơ khí hóa. Nhóm làng nghề này
bao gồm các làng nghề: Chế tạo cơ khí từ sắt thép phế thải, đúc và tái chế kim
loại (Bao gồm cả tái chế kim loại nhƣ tái chế chì từ pin và ắc quy đã qua sử
dụng, tái chế nhôm từ nhôm, đồng phế liệu).
g. Làng nghề thủ công mỹ nghệ: Chiếm tỷ trọng lớn về số lƣợng (Hơn
40% tổng số làng nghề nƣớc ta), có truyền thống lâu đời, sản phẩm có giá trị
cao, mang đậm nét văn hóa, và đặc điểm địa phƣơng, dân tộc. Quy trình sản
xuất gần nhƣ không thay đổi, lao động thủ công đòi hỏi tay nghề cao, chuyên
môn hóa, tỉ mỉ và sáng tạo. Nhóm làng nghề này bao gồm các làng nghề:
Gốm, sành sứ thủy tinh mỹ nghệ; Chạm khắc đá, chạm mạ bạc vàng, sản xuất
mây tre đan, đồ gỗ mỹ nghệ, sơn mài, làm nón, dệt chiếu, thêu ren…
h. Các nhóm ngành khác: Cơ khí nhỏ, mộc gia dụng, đóng thuyền, đan
vó, làm lƣới. Xuất hiện từ lâu, sản phẩm phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh
hoạt và sản xuất của địa phƣơng. Lao động phần lớn là thủ công với số lƣợng
và chất lƣợng ổn định. Nhóm làng nghề này bao gồm: Chế tạo nông cụ thô sơ

nhƣ cày bừa, cuốc xẻng, liềm hái, mộc gia dụng, đóng thuyền, làm quạt giấy,
dây thừng, đan vó, đan lƣới, làm lƣỡi câu,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

12
i. Các tiêu chí xác định làng nghề:
Làng nghề đƣợc công nhận (Theo Thông tƣ 116/2006/TT-BNN của Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phải đạt 03 tiêu chí sau:
(1) Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động
ngành nghề nông thôn;
(2) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời
điểm đề nghị công nhận;
(3) Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc.
1.1.3. Vị trí, vai trò của làng nghề trong sự phát triển kinh tế xã hội
Dựa trên cơ sở lý luận về tăng trƣởng và phát triển thì phát triển làng
nghề là sự tăng lên về quy mô và phải đảm bảo hiệu quả sản xuất của làng
nghề. Sự tăng lên về quy mô làng nghề đƣợc hiểu là sự mở rộng về sản xuất
của từng làng nghề và số lƣợng làng nghề, trong đó làng nghề cũ đƣợc củng
cố và làng nghề mới đƣợc hình thành. Từ đó giá trị sản lƣợng của làng nghề
không ngừng đƣợc tăng lên, nó thể hiện sự tăng trƣởng của làng nghề. Sự
phát triển của làng nghề phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng.
Hiện nay, nƣớc ta có khoảng 2.017 làng nghề thuộc nhiều nhóm nghề
chính nhƣ gốm sứ, thêu ren, mây tre đan, dệt, sơn mài, giấy, tranh dân gian,
gỗ, đá... điều đó nói lên tiềm năng phong phú, đa dạng, to lớn để phát triển
làng nghề. Những năm qua làng nghề đã và đang khởi sắc và có nhiều đóng
góp vào sự phát triển chung của đất nƣớc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã
hội và văn hóa.
a. Kinh tế

* Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm phát triển kinh tế nông
thôn lên một bƣớc mới về chất, làm thay đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động,
cơ cấu việc làm, cơ cấu giá trị sản lƣợng và cơ cấu thu nhập của dân cƣ nông
thôn bằng các nguồn lợi từ các lĩnh vực trong nông nghiệp và phi nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

13
nghiệp. Với mục tiêu nhƣ vậy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ngày càng đƣợc thúc đẩy, nó diễn ra ngay trong nội bộ ngành nông nghiệp và
cả các bộ phận hợp thành khác của cơ cấu kinh tế nông thôn. Chính sự phát
triển của các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng
của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, chuyển lao động từ sản xuất
nông nghiệp có thu nhập thấp sang nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao
hơn. Tạo ra một nền kinh tế đa dạng ở nông thôn, với sự thay đổi cơ cấu
phong phú, đa dạng về loại hình sản phẩm.
* Tăng giá trị của sản phẩm hàng hóa
Các làng nghề tồn tại và phát triển có ý nghĩa rất quan trọng đối với
phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, đƣợc phân bố rộng
khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra một khối
lƣợng sản phẩm hàng hoá khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc
dân nói chung và cho từng địa phƣơng nói riêng. Thực tế cho thấy ở địa
phƣơng nào có nhiều làng nghề thì ở đó kinh tế hàng hoá phát triển.
* Góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động ở
nông thôn
Phát triển toàn diện kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời
sống cho dân cƣ nông thôn là vấn đề quan trọng ở nƣớc ta hiện nay. Là một
nƣớc sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tập trung ở nông thôn chiếm tỷ lệ

cao, lao động chỉ tập trung vào những tháng mùa vụ, còn những lúc nông
nhàn thì không có việc làm. Do vậy, vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho
lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, đòi hỏi sự hỗ trợ về nhiều mặt
và đồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực.
Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghề phi nông nghiệp
trong đó bao gồm các nghề truyền thống đã thu hút hơn 11 triệu lao động và
đóng vai trò rất quan trọng đối với vấn đề xóa đói giảm nghèo, góp phần nâng
cao chất lƣợng cuộc sống cho ngƣời lao động. Tại các làng nghề, trung bình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

14
mỗi cơ sở doanh nghiệp chuyên làm nghề tạo việc làm ổn định cho 27 lao
động thƣờng xuyên và 8 - 10 lao động thời vụ. Đặc biệt, ở làng nghề dệt, thêu
ren, mây tre đan thì mỗi cơ sở có thể thu hút 200 - 250 lao động. Mức thu
nhập của ngƣời lao động ở các làng nghề cao gấp từ 3 - 4 lần so với thu nhập
của ngƣời lao động thuần nông. Nhiều làng nghề không những thu hút lao
động ở tại địa phƣơng mà còn thu hút lao động ở các địa phƣơng khác. Sự
phát triển của các làng nghề truyền thống đã kéo theo sự phát triển và hình
thành nhiều nghề mới khác, nhiều hoạt động dịch vụ liên quan xuất hiện, tạo
thêm nhiều việc làm mới, thu hút nhiều lao động, tăng thu nhập cho ngƣời lao
động và mức sống của dân cƣ nông thôn.
Tại các làng nghề, đại bộ phận dân cƣ làm nghề thủ công nhƣng vẫn
tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ nhất định. Tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ đạt từ 60 - 80% và chỉ 20 - 40% cho nông nghiệp trong cơ
cấu kinh tế. Trong những năm gần đây, số hộ và cơ sở ngành nghề ở nông
thôn đang ngày một tăng lên với tốc độ tăng bình quân từ 8,8 - 9,8%/năm, kim
ngạch xuất khẩu của các sản phẩm làng nghề không ngừng gia tăng (Biểu đồ
1.3). Chính vì vậy, có thể thấy, làng nghề đóng vai trò rất quan trọng đối với

việc xoá đói giảm nghèo ở nông thôn, trực tiếp giải quyết việc làm cho ngƣời
lao động trong lúc nông nhàn, góp phần tăng thu nhập, nâng cao chất lƣợng
cuộc sống cho ngƣời lao động. Bên cạnh việc tạo việc làm, tăng thu nhập cho
lao động ở khu vực nông thôn còn tạo thêm việc làm cho lao động phụ nhƣ
ngƣời già, trẻ em, ngƣời khuyết tật…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

15

900
800
700

Tritriệu USD

600
500
400
300
200
100
0

2007
2006

2008

2008 (dự kiến)

Biểu đồ 1.2. Kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm làng nghề của Việt Nam

Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2008
b. Xã hội
* Thu hút vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian và lực lượng lao động, hạn
chế di dân
Với những làng nghề có quy mô nhỏ, cơ cấu lao động và cơ cấu vốn ít
nên rất phù hợp với khả năng huy động vốn nhàn rỗi trong dân vào hoạt động
sản xuất - kinh doanh. Mặt khác, do đặc điểm sản xuất của nghề truyền thống
là sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, nơi sản xuất cũng chính là nơi ở của
ngƣời lao động nên có khả năng tận dụng và thu hút nhiều loại lao động. Sự
phát triển các làng nghề không chỉ đem lại thu nhập cao và tƣơng đối ổn định
cho ngƣời lao động mà còn hạn chế việc di dân tự do, giảm sức ép về lao
động tại các thành phố lớn.
* Đa dạng hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới
Đa dạng hoá kinh tế nông thôn là một biện pháp thúc đẩy nền kinh tế
hàng hoá ở nông thôn phát triển, tạo ra một sự chuyển biến mới về chất góp
phần phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Sự phát triển của làng nghề đã phá
vỡ thế độc canh trong các làng thuần nông, mở ra hƣớng phát triển mới đem
lại hiệu quả cao trong việc sử dụng hợp lý các nguồn lực ở nông thôn. Phát
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN

/>

×