Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TỔNG HỢP NGUYỄN ÁI QUỐCHỒ CHÍ MINH QUA CÁC GIAI ĐOẠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.36 KB, 3 trang )

NGUYỄN ÁI QUỐC-HỒ CHÍ MINH


A. GIAI ĐOẠN 1911-1925
- 05-06-1911, Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu
nước tại bến cảng Nhà Rồng. Người hướng đến phương
Tây, đến nhiều nước, nhiều châu lục khác nhau.
Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy ở đâu bọn đế quốc, thực
dân cũng tàn bạo, độc ác, ở đâu những người lao động
cũng bị áp bức, bóc lột dã man.
- Sau nhiều năm bôn ba, cuối 1917, Người từ Anh trở
lại Pháp, hoạt động trong Hội những người Việt Nam
yêu nước tại Pari, viết báo, truyền đơn, tham gia các
buổi mít tinh,… Gia nhập Đảng Xã hội Pháp(1919).
- 18-06-1919, Người gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu
sách của nhân dân An Nam; đòi thừa nhận các quyền tự
do, dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của
dân tộc Việt Nam.
- Giữa 1920, Người đọc Sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của
V.I.Lênin. Khẳng định con đường giành độc lập, tự do
của nhân dân Việt Nam( kết hợp cách mạng giải phóng
dân tộc và sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa).
- 25-12-1920, Tại Đại hội lần thứ XVIII của Đảng Xã
hội Pháp( Đại hội Tua), Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán
thành gia nhập Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập
Đảng cộng sản Pháp.
Nguyễn Ái Quốc khẳng định muốn cứu nước và giải
phóng dân tộc phải theo con đường cách mạng vô sản.
- 1921, Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari, ra báo
Người cùng khổ; viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống


công nhân,… Đặc biệt xuất bản tác phẩm Bản án chế độ
thực dân Pháp(1925).
- 06-1923, Người đến Liên xô dự Hội nghị Quốc tế
nông dân; viết bài cho báo Sự thật, Tổ chức thư tín
quốc tế.
- 1924, Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội V của Quốc tế
cộng sản, trình bày quan điểm về vai trò, vị trí chiến
lược của cách mạng các nước thuộc địa; phong trào
công nhân ở các nước đế quốc với phong trào cách
mạng ở các nước thuộc địa; về vai trò, sức mạnh to lớn
của giai cấp nông dân ở các nước thuộc địa.
-11-11-1924, Người về Quảng Châu( Trung Quốc) để
trực tiếp tuyên truyền, giáo dục lý luận, xây dựng tổ
chức cách mạng giải phóng dân tộc cho nhân dân Việt
Nam.
=> Chấm dứt sự bế tắc trong cách mạng Việt Nam.
Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập chính
đảng ở Việt Nam.
 Hoàn cảnh lịch sử ra đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc:
- Đất nước bị thúc dân Pháp xâm lược và thống trị,
nhân dân ta trở thành nô lệ.
- Các cuộc đấu tranh, giải phóng dân tộc đều bị thất bại,
giải phóng dân tộc trở thành yêu cầu bức thiết của toàn
dân tộc.

- Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, ở
quê hương coa truyền thồng đấu tranh. Từ hoàn cảnh
khách quan-chủ quan đó, sớm nung nấu quyết tâm đi
tìm đường cứu nước của Người.

- Nhận thức rõ những hạn chế của các bậc tiền bối,
Người quyết tâm sang phương Tây để tìm đường cứu
nước với suy nghĩ: Muốn đánh kẻ thù phải hiểu rõ kẻ
thù đó. Điều này có tầm quan trọng to lớn để Nguyễn
Ái Quốc đi đến với chủ nghĩa Mac-Lênin sau này.
 Công lao lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với
dân tộc Việt Nam là gì? Vì sao?
- Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
- Nhờ tìm ra con đường cứu nước đúng đắn đó dẫn
đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam( 02-031930), lánh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi
này đến thắng lợi khác.
 Con đường chân lý của Nguyễn Ái Quốc:
- Đi sang phương Tây, có tư tưởng bình đẳng, tự do,
bác ái, có nền khoa học tiên tiến, văn minh phát triển.
- Đi vào tất cả các giai cấp, luôn học hỏi kinh nghiệm
mới nhất của thời đại. Chân lý cứu nước là chủ nghĩa
Mac-Lênin.
- Các bậc tiền bối: sang Nhật, Trung Quốc; gặp các
chính khách, nhờ tầng lớp trên giúp đỡ.
B. GIAI ĐOẠN 1925-1930
- Cuối 1924, Nguyễn Ái Quốc về đến Quảng Châu mở
lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ rồi bí mật đưa họ về
nước “truyền bá lý luận giải phóng dân tộc và tổ chức
nhân dân”, lựa chọn một số thanh niên tích cực trong
Tâm Tâm Xã lập ra Cộng sản đoàn( 02-1925).
- 06-1925, Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên với tờ báo Thanh niên ( số ra đầu tiên ngày 2106-1925) là cơ quan ngôn luận; cơ quan lãnh đạo cao
nhất của hội là Tổng bộ, trụ sở đặt tại Quảng Châu.
- Xuất bản tác phẩm Đường Kách Mệnh( 1927-tập
hợp những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc). Từ đó,

trang bị lý luận cách mạng giải phóng dân tộc cho cán
bộ của hội, nâng cao tinh thần vô sản trong xã hội và
nhân dân.
- 1927, Xây dựng cở sở khắp cả nước.
- 1928, Thực hiện phong trào vô sản hóa, góp phần
kết hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự hình thành
cách mạng, hình thành Đảng cộng sản Việt Nam.
 Thống nhất các tổ chức cộng sản, lấy chủ nghĩa
Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng:
- 06-1929, Đông Dương Cộng sản Đảng ra đời.
- 08-1929, An Nam Cộng sản Đảng ra đời.
- 09-1929, Đông Dương Cộng sản Liên đoàn ra đời.
Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh
giành ảnh hưởng, gây cản trở cho cách mạng dân tộc.
Yêu cầu cập thiết của cách mạng Việt Nam là phải có
Đảng thống nhất trong cả nước.
Được sự ủy nhiệm của Quốc tế cộng sản, Nguyễn
Ái Quốc với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng
sản đã từ Xiêm về Trung Quốc để triệu tập Hội nghị
thống nhất các tổ chức cộng sản tại Cửu Long( Hương


Quảng- Trung Quốc) với đại biểu của Đông Dương
Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng; thông qua
Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt và Điều lệ vắn
tắt của Đảng( 06-01 đến 08-02-1930).
 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự ra đời của
Đảng:
- Truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam, chuẩn

bị về tư tưởng chính trị cho việc thành lập Đảng Cộng
sản Việt Nam.
- Thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên(061925) là tiền thân của Đảng, trực tiếp huấn luyện và đào
tạo đội ngũ nòng cốt của Đảng.
- Thống nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng
sản Việt Nam, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng
tư tưởng.
- Soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng,
cương lĩnh của các mạng giải phóng dân tộc, thể hiện
sự vận dụng sáng tạo, đúng đắn chủ nghĩa Mác-Lênin
trong điều kiện Việt Nam. Độc lập dân tộc thống nhất là
tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này.
Tại sao 06-1925, Nguyễn Ái Quốc không thành lập
Đảng Cộng sản mà thành lập Hội Việt Nam Cách mạng
thanh niên?
- Muốn thành lập Đảng Cộng sản phải có 2 điều kiện:
+ Chủ nghĩa Mac-Lênin phải được truyền bá sâu rộng.
+ Phong trào công nhân phát triển mạnh.
-1925, ở Việt Nam chưa có đủ hai điều kiện này.
C. GIAI ĐOẠN 1930-1941
- Đưa cách mạng Việt Nam phát triển theo Cương lĩnh
chính trị của Đảng( 1930).
- Lãnh đạo Đảng và nhân dân chuẩn bị về mọi mặt cho
cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
D. GIAI ĐOẠN 1941-1945
- 28-01-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng.
- 10 đến 19-05-1941, Người chủ trì Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành trung ương Đảng ở Pác Bó( Cao Bằng)
Khẳng định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là giải

phóng dân tộc, đồng thời đề ra chủ trương khởi nghĩa
vũ trang( Hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị
trung ương tháng 11-1939).
- 19-05-1941, Thành lập Việt Nam độc lập đồng minh
(gọi tắt là Việt Minh) với các hội “cứu quốc”, xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc. tập hợp và rèn luyện
lực lượng chính trị quần chúng.
- 22-12-1944, Người ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân.
- Chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa, ra chỉ thị
thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.
- 05-1945, Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào
(Tuyên Quang), chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo
cách mạng cả nước.
- 04-06-1945. Người ra chỉ thị thành lập Khu giải
phóng Việt Bắc( gồm Cao Bắng, Bắc Kạn, Lạng Sơn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng
thuộc các tỉnh lân cận).

- 25-08-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng với Trung
ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
Từ Tân Trào về đến Hà Nội.
- 28-08-1945, Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
cải tổ thành chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa.
- 02-09-1945, Tại quảng trường Ba Đình( Hà Nội),
Người thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn
độc lập, trịnh trọng tuyên bố với toàn thể quốc dân và
thế giới nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thành lập.
 Vai trò của Hồ Chí Minh đối với thắng lợi cách

mạng tháng Tám:
- Vai trò của Người trong việc hoàn chỉnh chủ trương
chuyển hướng đấu tranh của Đảng tại Hội nghị lần thứ
Tám Ban chấp hành trung ương:
+ 01-1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh
đạo cách mạng. Người triệu tập Hội nghị lần thứ 8
Ban chấp hành trung ương Đảng tại Pác Bó( Cao
Bằng). Tại Hội nghị này, đường lốic của Đảng đề ra
từ Hội nghị Ban chập hành trung ương Đảng tháng
11-1939 đã được hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị lực lượng cho tổng khởi nghĩa tháng 81945:
+ Xây dựng lực lượng chính trị: Người đã sáng lập ra
Mặt trận Việt Minh(19-05-1941). Ta đã có mặt trận
Việt Minh với các tổ chức cơ sở của Đảng sâu rộng
trong quần chúng, từ thành thị đến nông thôn, từ miền
núi xuống đồng bằng.
+ Xây dựng lực lượng vũ trang:
- 1941, Người quyết định thành lập Đội tự vệ vũ
trang nhân dân và thúc đẩy cơ sở chính trị phát triển.
Tổ chúc các lớp huấn luyện chính trị, quân sự.
- 22-12-1944, Theo chỉ thị của Người, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân được thành lập.
+ Xây dựng căn cứ địa: Người chọn Cao Bằng để xây
dựng căn cứ địa( một trong hai căn cứ địa đầu tiên của
cách mạng nước ta).
+ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp lãnh đạo cuộc tổng khởi
nghĩa trong cách mạng tháng Tám năm 1945; soạn
thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập ngày 02-091945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.



E. GIAI ĐOẠN 1945-1946
- Một tuần sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra
đời( 08-09-1945), Hồ chủ tịch công bố lệnh Tổng tuyển
cử trong cả nước. Trên cơ sở đó, cuộc Tổng tuyển cử
bầu Quốc hội được tổ chức ngày 06-01-1946
- Ngày 02-03-1946, Tại phiên họp đầu tiên của Quốc
hội, Hồ Chí Minh đã đứng ra thành lập Chính phủ liên
hiệp kháng chiến, phụ trách Ủy ban dự thảo Hiến pháp.
Tháng 11-1946, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam
dân chủ cộng hòa đã được thông qua.
- Phát động tăng gia sản xuất, khai hoang phục hóa,
đồng thời kêu gọi nhân dân cả nước “nhường cơm sẻ
áo”, lập “hũ gạo cứu đói”, “ngày đồng tâm”,…để chổng
“giặc đói”.
- Kí sắc lệnh thành lập cơ quan Bình dân học vụ(08-091945) và kêu gọi toàn dân tham gia phong trào xóa nạn
mù chữ để chống “giặc dốt”.
- Phát động phong trào “Tuần lễ vàng”, xây dựng “Quỹ
độc lập”. Cuối 1946,, Hồ chủ tịch kí sắc lệnh phát hành
tiền Việt Nam. Khó khăn về tài chính được giải quyết.
- Tháng 09-1945, Kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ
bùng nổ. Cùng với Trung ương Đảng và Chính phủ, Hồ
chủ tịch phát động phong trào ủng hộ Nam bộ kháng
chiến.
- Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa mới ra đời
mong muốn được công nhận quyền tự do độc lập nhưng
Pháp âm mưu chia cắt và thôn tính Việt Nam một lần
nữa.
- Pháp kí hiệp ước với Tưởng( 28-02-1946) đặt Việt
Nam trước một cuộc chiến tranh với Pháp trên quy mô
cả nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh khai thác mọi khả năng,

chủ động đàm phán để đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, tiếp
tục phát triển lực lượng cách mạng mọi mặt làm cơ sở
cho đấu tranh ngoại giao.
- Ngày 06-03-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp
Hiệp định Sơ bộ. Theo đó chính phủ Pháp công nhận
Việt Nam là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị
viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên
hiệp Pháp; Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15 000
quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng; hai bên
ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở rộng
cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
- Tiếp tục hòa hoãn, chính phủ do chủ tịch Hồ Chí
Minh đứng đầu cử đoàn đại biểu tham gia đàm phán
Việt-Pháp tại Phôngtennơblô; do Pháp ngoan cố nên
đàm phán thất bại. Quan hệ Việt-Pháp trở nên căng
thẳng, chiến tranh có thể xảy ra.
- 05-1946, Hồ Chủ tịch ra sắc lệnh đổi tên Vệ quốc
quân thành Quân đội Quốc gia Việt Nam.
- Trước tình hình chiến tranh có thể xảy ra, chủ tịch Hồ
Chí Minh đang ở thăm nước Pháp, đàm phán và kí với
đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước( 14-09-1946),
tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế-văn
hóa, nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn, tạo điều kiện cho
ta có thêm thời gian chuẩn bị bước vào kháng chiến.
- Sau khi kí Hiệp định và Tạm ước nhân nhượng cho
Pháp một số quyền lợi, thậm chí chấp nhận tham gia

khối Liên hiệp Pháp, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng
chính phủ tiếp tục lãnh đạo nhân dân kiên trì đấu
tranh, tích cực chuẩn bị lực lượng, đề phòng tình thế

bất trắc do Pháp gây ra.
- Kiên trì giải quyết quan hệ Việt-Pháp bằng biện
pháp đàm phán, thương lượng của chủ tịch Hồ Chí
Minh thể hiện thiện chí hòa bình của chính phủ và
nhân dân Việt Nam; đẩy nhanh quân Tưởng về nước
và phá tan âm mưu Pháp cấu kết với Tưởng chống lại
nhân dân ta; kéo dài thời gian hòa bình để củng cố
xây dựng lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
mà ta biết trước là không thể nào tránh khỏi.
- Như vậy, trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng
08-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương
Đảng và Chính phủ đã lãnh đạo nhân dân ta giải quyết
nhiều khó khăn đối nội-đối ngoại và tích cực chuẩn bị
lực lượng về mọi mặt.
-19-11-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động
toàn quốc kháng chiến.



×