Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học sinh các trường cai nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (431.72 KB, 104 trang )


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH


Lê Thò Ngọc Dung




THỰC TRẠNG HỌAT ĐỘNG
QUẢN LÝ VIỆC DẠY NGHỀ CHO HỌC VIÊN
CÁC TRƯỜNG CAI NGHIỆN MA TÚY
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VÀ CÁC GIẢI PHÁP

Chuyên ngành: QLGD
Mã số: 60 14 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. BÙI NGỌC OÁNH

Thành phố Hồ Chí Minh – 2006


2



LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
- Ngưòi hướng dẫn khoa học - PGS. Tiến só Bùi Ngọc Oánh
- Q thầy, cô của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
- Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học viên các trường cai nghiện ma túy của
thành phố Hồ Chí Minh
- Q đồng nghiệp và bạn bè… đã tận tình giúp đỡ chúng tôi hoàn thành luận văn
này.









4
MỤC LỤC
Trang phụ bìa…………………………………………………………………………………………....2
Lời cảm ơn………………………………………………………………………………………………. 3
Mục lục………………………………………………………………………………………………….. 4
Danh mục các chữ viết tắt……………………………………………………………………………… 6
Danh mục các bảng…………………….……………………………………….……………………… 7
Danh mục các hình vẽ, sơ đồ…………………………………….……………….……………………. 8
MỞ ĐẦU…………….……………………….………………………………………….……………….9
Chương 1. Cơ sở lý luận của đề tài…………………….………………………………… 15
1.1. Lòch sử nghiên cứu vấn đề hoạt động quản lý việc dạy nghề cho người cai nghiện…………… 15

1. 2. Những vấn đề lý luận liên quan tới đề tài…………………….……………… 19
Chương 2. Thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên
các trường cai nghiện ma túy của TP. Hồ Chí Minh
2. 1. Khái quát về các trường cai nghiện ma túy của TP. HCM…………………………… 46
2. 2. Thực trạng về quản lý việc dạy nghề cho học viên tại các trường
cai nghiện ma túy của TP. HCM …………………………………………… 48
2. 2. 1. Thực trạng việc xác đònh mục tiêu dạy nghề cho học viên……………………… 48
2. 2. 2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện nội dung chương trình dạy nghề……… 54
2. 2. 3. Thực trạng quản lý học viên………………………………… 64
2. 2. 4. Thực trạng việc quản lý giáo viên…………………………………… 70
2. 2. 5. Thực trạng về quản lý cơ sở vật chất dạy nghề………………………………… 72
2. 2. 6. Hiệu quả hoạt động dạy nghề………………………………………………………………….. 75
2. 2. 7. Kết luận về thực trạng quản lý việc dạy nghề………………………………………………… 79
2. 3. Phân tích nguyên nhân của tồn tại…………………………………………………….………….. 83
5

Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy nghề
cho học viên các trường cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh
3. 1. Cơ sở đề xuất giải pháp……………………………….…………………………………………... 87
3. 2. Một số giải pháp……………………………………………………….………………………….. 88
3. 3. Tính cấp thiết và khả thi của giải pháp……………………………………………….…………… 96
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận về thực trạng quản lý việc dạy nghề cho học viên…………………….……………………. 97
2. Kiến nghò……………………………………………………………………………………………… 101
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………….…………………………. 107
PHỤ LỤC…………………………………….…………………………..…………………………….. 112


6


Danh mục những chữ viết tắt


-
LLTNXP - TP. HCM - Lực lượng Thanh niên xung phong

thành phố Hồ Chí Minh.

-
Sở LĐTB&XH - TP. HCM - Sở Lao động Thương binh & Xã hội

thành phố Hồ Chí Minh

-
Sở GD&ĐT - TP. HCM - Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh


- UBND - TP. HCM - Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

























7

Danh mục các bảng


trang

1. Bảng 2. 1. Số trường cai nghiện của TP. HCM năm học 2003 – 2004………………… 39
2. Bảng 2. 2. Số liệu học viên học nghề năm học 2004– 2005……………………………… 39
3. Bảng 2. 3. Ý kiến giáo viên về sự cần thiết dạy nghề cho học viên……………………. 42
4. Bảng 2. 4. Ý kiến giáo viên về xác đònh mục tiêu việc dạy nghề………………………… 43
5. Bảng 2. 5. Ý kiến của phụ huynh về mục tiêu dạy nghề…………………………….… 44
6. Bảng 2. 6. Ý kiến của học viên về mục tiêu học nghề……………………………………… 46
7. Bảng 2. 7. Tình hình hoạt động dạy nghề năm học 2003 – 2004……………….………… 47
8. Bảng 2.8. Phụ trách công tác hướng nghiệp ………………………………………………… 49
9. Bảng 2.9. Nội dung các bài hướng nghiệp………………………………………………… 50
10. Bảng 2.10. Thời gian giảng dạy các khóa nghề…………………………………….….…52
11. Bảng 2.11. Số nghề tổ chức dạy cho học viên……………………………………… 54

12. Bảng 2.12. Thực hiện chương trình dạy nghề…………………………………………… 55
13. Bảng 2.13. Tình hình sức khỏe học viên………………….………………………… 57
14. Bảng 2.14. Trình độ học vấn của học viên……………………………….……………… 58
15. Bảng 2.15. Bảng khảo sát đặc điểm học viên……………………………….…………. 60
16. Bảng 2.16. Khảo sát trình độ học vấn của giáo viên…………………………………… 63
17. Bảng 2.17. Tình hình sinh hoạt chuyên môn của giáo viên dạy nghề………….……… 64
18. Bảng 2.18. Những khó khăn chính khi thực hiện nhiệm vụ dạy nghề………………… 65
19. Bảng 2.19. Số lượng phòng hướng nghiệp……………………………………… 67
20. Bảng 2.20. Kiểm tra công tác dạy nghề tại các trường cai nghiện……………… 68
21. Bảng 2.21. Kết quả thi nghề của học viên năm học 2003 – 2004…………………… 69
22. Bảng 2.22. Số nghề học viên dự thi năm học 2003 – 2004………………………….…… 69
23. Bảng 3.1. Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các giải pháp………………………… 88
24. Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các giải pháp………………………… 89




8

Danh mục các hình vẽ, sơ đồ


trang
1. Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hoạt động lao động – hướng nghiệp – dạy nghề …………………… 30
2. Sơ đồ 1.2. Các chức năng quản lý (theo Hà Thế Ngữ) ………………………………… 34
3. Sơ đồ 1.3. Sơ đồ các chức năng quản lý………………………………………………… 35
4. Sơ đồ 3.1. Nhiệm vụ quản lý dạy nghề của giám đốc trường cai nghiện…………….… 84
5. Sơ đồ 3. 2. Nhiệm vụ hướng nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên.…………………… 86












9

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tệ nạn ma túy là hiểm họa đối với con người, xã hội và đang đe dọa toàn thế giới.
Muốn giữ một môi trường xã hội trong sạch, an lành, chúng ta không chỉ cần những biện
pháp triệt để của các cơ quan chức năng, mà còn cần sự phối hợp hành động của mọi
người, mọi ban, ngành, đoàn thể, mọi tổ chức xã hội. Đấu tranh chống tệ nạn ma túy và
giáo dục nhân cách thanh niên đang là vấn đề bức xúc hiện nay của thành phố Hồ Chí
Minh khi số lượng người nghiện ma túy đã tăng lên đến hơn 30.000 người. Đa số họ đã,
đang trong quá trình cai nghiện, rèn luyện và phục hồi nhân cách. Người nghiện ma túy là
những người đã bò giảm sút nghiêm trọng về năng lực nhận thức, phẩm chất, nhân cách…
họ rất dễ trở thành tội phạm, thành tệ nạn xã hội. Giai đoạn cai nghiện ma túy đồng thời
cũng là quá trình phục hồi nhân cách của người cai nghiện. Đó là một quá trình vô cùng
khó khăn, phức tạp, đòi hỏi không chỉ nỗ lực phi thường của bản thân người nghiện, mà
còn cần sự hỗ trợ của gia đình và xã hội [9, tr. 8 -19].
Ý thức được tình hình cấp bách và trách nhiệm to lớn đối với từng số phận con người,
với cộng đồng và xã hội, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (UBND - TP.HCM) đã
ra chủ trương xóa bỏ triệt để tệ nạn ma túy, xây dựng một xã hội văn minh, an lành. Tuy
vậy, tỷ lệ người tái nghiện còn rất cao, lên tới 80%. Một trong những nguyên nhân tái

nghiện là những người sau cai nghiện chưa có một nghề nghiệp vững chắc giúp họ có thể
kiếm sống, có điều kiện thuận lợi tái hòa nhập cộng đồng, trở thành người lao động chân
chính, góp phần xây dựng đất nước, [39, tr. 39-43]. Điều này đặt ra cho chúng ta một vấn
đề bức xúc: có thể nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề và đề ra giải
10

pháp nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy nghề giúp người cai nghiện có nghề nghiệp vững
vàng để hòa nhập cộng đồng, góp phần hạn chế tối đa hậu quả của tệ nạn ma túy, xây
dựng môi trường tốt đẹp cho xã hội. Với ý nghóa đó, chúng tôi chọn đề tài “Thực trạng
hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên tại các trường cai nghiện ma túy của
thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp”. Qua đề tài này, chúng tôi mong muốn góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động này.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Luận văn nhằm tìm hiểu hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên các trường cai
nghiện ma tuý của thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, nguyên nhân của thực
trạng, đồng thời đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác này.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung vào ba nhiệm vụ chính:
3.1. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
3.2. Thực trạng hoạt động quản lý việc dạy nghề cho học viên các trường cai
nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc dạy nghề cho
học viên các trường cai nghiện ma túy của TP.HCM.
4. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý việc dạy nghề cho học viên các trường cai
nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh
- Khách thể nghiên cứu: Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề, phụ huynh và
học viên tại một số trường cai nghiện ma túy của thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể là
những trường sau:
11


1. Trường Giáo dục - Đào tạo và Giải quyết việc làm số 1, Đắc-klấp, Đắc Nông.
2. Trường Giáo dục - Đào tạo và Giải quyết việc làm số 2, Lâm Hà, Lâm Đồng.
3. Trường Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm số 3, Phú Giáo, Bình Dương.
4. Trường Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm số 4, Tân Uyên, Bình Dương.
5. Trường Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm số 5, Đắc-klấp, Đắc Nông.
6. Trường Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm số 6, Đắc-klấp, Đắc Nông.
7. Trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm Nhò Xuân, Hóc Môn.
8. Tổng đội 1 Thanh niên xung phong huyện Cần Giờ, TP.HCM.
9. Trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm Phú Văn, Bình Phước.
10. Trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm Bình Đức, Bình Phước.
11. Trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm Đức Hạnh, Bình Phước.
12. Trung tâm Giáo dục – Đào tạo và Giải quyết việc làm Bố Lá, Bình Dương.
13. Trung tâm Giáo dục Thanh thiếu nhiên p 3, xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi.
14. Trung tâm tư vấn và cai nghiện ma túy, 463 Nơ Trang Long, Q..Bình Thạnh.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. 1. Phương pháp quan sát:
- Đối tượng quan sát: hoạt động dạy nghề, xưởng trường, phòng dạy nghề ở các trường,
trung tâm cai nghiện ma túy của TP.HCM.
- Mục đích quan sát: Quan sát điều kiện cơ sở vật chất dành cho hoạt động dạy nghề;
hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ dạy nghề…Tìm hiểu thực trạng quản lý
việc dạy nghề cho học viên tại các trường cai nghiện ma túy của TP.HCM.
5. 2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò:
12

Chúng tôi đã tiến hành gặp gỡ, trao đổi ý kiến về hoạt động quản lý việc dạy nghề với các
đối tượng: giám đốc, cán bộ quản lý, giáo viên dạy nghề các trường cai nghiện ma túy của
TP.HCM. Để thực hiện, chúng tôi đã đưa ra 7 loại biểu mẫu:
- Biểu mẫu số 1 dành cho cán bộ quản lý trường cai nghiện ma túy, mục đích là tìm hiểu
quan điểm và những khó khăn thuận lợi khi quản lý việc dạy nghề cho người cai nghiện

(thu vào là 54 phiếu).
- Biểu mẫu số 2 dành cho giáo viên dạy nghề, mục đích là tìm hiểu nhận thức và tình
hình sinh hoạt chuyên môn, tâm tư nguyện vọng và những thuận lợi khó khăn… khi trực
tiếp dạy nghề cho học viên cai nghiện (thu vào 54).
- Biểu mẫu số 3 dành cho phụ huynh học viên cai nghiện, mục đích là ghi nhận suy nghó,
nguyện vọng của phụ huynh học viên khi con em họ học nghề cũng như những đóng góp
cho việc dạy nghề của trường cai nghiện có hiệu quả hơn (thu vào 272 phiếu).
- Biểu mẫu số 4 dành cho cho học viên cai nghiện năm học 2003 - 2004, 2004 -2005,
mục đích là tìm hiểu sở thích, yêu cầu, những thuận lợi khó khăn cũng như hiệu quả khi
các học viên cai nghiện tham gia học nghề (thu vào 384 phiếu).
- Biểu mẫu số 5, 6 dành cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề, mục đích là lấy ý
kiến cán bộ quản lý và giáo viên về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp mà luận
văn nêu ra (thu vào 70 phiếu).
- Biểu mẫu số 7. Phiếu quan sát - dự giờ (thu vào 20 phiếu), mục đích là quan sát hoạt
động dạy nghề, điều kiện vật chất, cơ sở dạy nghề, trang thiết bò dạy nghề của các trường
cai nghiện.

13

5. 3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:
- Nghiên cứu kế hoạch dạy nghề, kế hoạch hướng nghiệp năm học 2004 - 2005 để thấy
vai trò, vò trí của công tác dạy nghề tại các trường cai nghiện.
- Nghiên cứu hồ sơ dạy nghề (kế hoạch, hồ sơ sổ sách…).
- Nghiên cứu kết quả các bài tập, bài thực hành, kiểm tra của học viên cai nghiện để
qua đó phân tích chất lượng kết quả dạy nghề.
- Nghiên cứu giáo án lên lớp của giáo viên dạy nghề.
5. 4. Phương pháp phỏng vấn:
- Phỏng vấn một số giám đốc, phó giám đốc, cán bộ quản lý và giáo viên các trường,
trung tâm cai nghiện về mục đích việc dạy nghề cho học viên cai nghiện, nhũng thuận lợi
và khó khăn, những yêu cầu cần thiết khi quản lý việc dạy nghề cho học viên tại các

trường cai nghiện.
- Phỏng vấn một số phụ huynh của học viên cai nghiện, tìm hiểu quan điểm của họ khi
cho con em đăng kí học nghề cũng như ghi nhận những tâm tư, ý kiến đóng góp của phụ
huynh học viên đối với nhà trường để việc học nghề của con em họ thuận lợi và hiệu quả
hơn.
5.5. Phương pháp dùng toán thống kê để xử lý số liệu:
Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Excel để thống kê tần số, tính tỷ lệ phần trăm, trò số
trung bình M, độ lệch chuẩn S. Số liệu được qui ước như sau:
- Đối với câu hỏi có 4 khả năng trả lời: a = 4 ; b = 3 ; c = 2 ; d =1.
- Đối với câu hỏi có 3 khả năng trả lời: a = 3 ; b = 2 ; c =1.
Công thức tính:
i
k
i
i
nx
n
M

=
=
1
1


14

()
2
1

2
1
1
Mnx
n
S
i
k
i
i


=

=

6. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Hoạt động quản lý việc dạy nghề ở một số trường cai nghiện TP.HCM còn nhiều bất
cập, nếu có được các giải pháp quản lý đúng đắn thì hiệu quả hoạt động này sẽ được tăng
cường, giúp người đã cai nghiện có nghề nghiệp vững chắc để tái hòa nhập cộng đồng,
hạn chế và giảm bớt tối đa hậu quả của tệ nạn ma túy, góp phần xây dựng môi trường an
lành cho xã hội.
7. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Do thời gian có hạn, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý việc dạy nghề
cho học viên ở một số trường cai nghiện của TP.HCM trong 2 năm học (2003 - 2004, 2004
- 2005) thông qua việc dạy nghề và bước đầu đề xuất một số biện pháp quản lý để tăng
hiệu quả hoạt động dạy nghề.








15

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1. 1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ VIỆC DẠY
NGHỀ TẠI CÁC TRƯỜNG CAI NGHIỆN
Vấn đề ma túy và dạy nghề đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ lâu, đặc
biệt là vào những năm 90 của thế kỷ XX. Những đề tài có liên quan đến ma túy và công
tác phòng chống ma túy trong thời gian gần đây chủ yếu nghiên cứu thái độ, nhận thức
của học sinh, sinh viên về tệ nạn ma túy và phòng chống ma túy.
- Đề tài thứ nhất: “Bước đầu tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về tệ
nạn ma túy” (1997) của tác giả Trương Thò Hoa. Đề tài đã phần nào xác đònh thực trạng
nhận thức của sinh viên thuộc hai trường (Đại học sư phạm và Đại học bách khoa Hà
Nội) về tệ nạn ma túy và đưa ra các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao nhận thức cho
sinh viên đểø phòng chống ma túy.
- Đề tài 2 là: “Tìm hiểu thực trạng nhận thức về ma túy và nguyên nhân dẫn tới
tệ nạn nghiện ma túy của học sinh trung học phổ thông Hà Nội” (1998) của tác giả
Dương Thò Kim Oanh. Đề tài đã nêu ra thực trạng nhận thức của học sinh trung học phổ
thông về ma túy, phân tích những nguyên nhân dẫn tới tệ nạn nghiện ma túy của học sinh
phổ thông và đề ra các giải pháp khắc phục tình trạng này.
- Đề tài 3 nghiên cứu “Nhận thức của sinh viên về tệ nạn nghiện ma túy trong
trường học” (1998) của tác giả Nguyễn Thò Minh Hải. Đề tài đã nêu được thực trạng
16


nhận thức của sinh viên (thuộc 3 trường Đại học: Đại học giao thông, Đại học Luật, Đại
học Nông nghiệp I - Hà Nội) về tệ nạn nghiện ma túy.
- Đề tài 4 “Tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của ma túy và thái độ của các em học
sinh đối với các phong trào phòng chống ma túy ở một số trường phổ thông trung học nội
thành thành phố Hồ Chí Minh”(1998) của tác giả Phạm Phước Mạnh. Đề tài nghiên cứu
và xác đònh thái độ của học sinh trung học đối với các phong trào phòng chống ma túy
trong nhà trường, chỉ ra những nguyên nhân tồn tại, đề xuất một số giải pháp, kiến nghò
để thực hiện công tác phòng chống ma túy trong nhà trường một cách hiệu quả.
- Đề tài 5 “Nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm thành phố Hồ
Chí Minh về tệ nghiện hút trong trường học” (1999) của tác giả Nguyễn Ngọc Quỳnh
Giao. Đề tài nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của sinh viên cao đẳng sư phạm
TP.HCM về tệ nghiện hút trong trường học, chỉ ra nguyên nhân và đề xuất những giải
pháp nhằm ngăn chặn tệ nghiện hút trong trường học.
- Đề tài 6 “Nhận thức và thái độ của học sinh trung học đối với các phong trào
phòng chống ma túy trong nhà trường tại thành phố Hồ Chí Minh (2002) của tác giả
Nguyễn Hồng Phan. Đề tài nghiên cứu thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh trung
học đối với các phong trào phòng chống ma túy trong nhà trường, thử nghiệm một số biện
pháp tác động nâng cao nhận thức của học sinh trung học, hình thành những kỹ năng cần
thiết để phòng chống ma túy {30, tr. 7-15}.
+ Những đề tài khoa học liên quan tới quản lý việc dạy nghề đề cập tới nhiều giải
pháp nâng cao hiệu quả dạy nghề:
- Đề tài 1: “Tìm hiểu tình hình đội ngũ làm công tác quản lý trường lớp dạy nghề
(công và bán công), thiết kế chương trình và phương thức bồi dưỡng về quản lý cho đội
ngũ này tại TP.HCM”(2003). Chủ nhiệm đề tài: Tạ Văn Doanh. Đề tài cho thấy cán bộ
17

quản lý là yếu tố có tính quyết đònh của công tác quản lý dạy nghề. Nếu đào tạo bồi
dưỡng đội ngũ này tốt thì hoạt động của hệ thống sẽ hiệu quả hơn. Đề tài chỉ rõ đội ngũ
quản lý chưa có được tiêu chuẩn và trình độ theo yêu cầu của Sở Giáo dục – Đào tạo…

do đó hiệu quả hoạt động đào tạo nghề chưa cao, điều này lý giải một phần về sự thiếu
hụt đội ngũ công nhân kó thuật, nhất là ở các nghề mũi nhọn tại thành phố.
- Đề tài 2: “Nghiên cứu xây dựng chương trình dạy nghề ở trường phổ thông của
TP.HCM” (2003). Chủ nhiệm đề tài: Chu Xuân Thành. Tác giả nhấn mạnh sự cấp thiết
phải tổ chức giáo dục lao động, kó thuật tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề cho học
sinh phù hợp với tình hình phát triển của thành phố. Đề tài xây dựng được một chương
trình nghề gồm 3 nhóm nghề:
a/ Kó thuật công nghiệp, thủ công: mộc, nguội, gò hàn, tiện kim loại, điện gia
dụng, điện tử, sửa xe …
b/ Kó thuật nông nghiệp: Trồng trọt và chăn nuôi.
c/ Kó thuật phục vụ: dinh dưỡng, may, thêu, đánh máy chữ, nhiếp ảnh, uốn tóc, thủ
công, nhân viên lễ tân, thư kí văn phòng, tin học, thợ may, công nhân xây dựng…
- Đề tài 3: “Hiệu trưởng quản lý công tác giáo dục lao động - hướng nghiệp tại
trường Ngô Quyền thành phố Hồ Chí Minh” (2004). Chủ nhiệm đề tài : Huỳnh Thò Xuân.
Tác giả đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lao động, kó thuật
tổng hợp, hướng nghiệp và dạy nghề tại trường Ngô Quyền. Kết luận của đề tài là: cần
tạo điều kiện cho học sinh được học nghề theo sở thích, năng lực và sức khỏe; nâng cao
nhận thức của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là đối với phụ
huynh học sinh và học sinh; chú trọng hiệu quả giờ thực hành nghề.
- Đề tài 4 “ Hiệu trưởng quản lý công tác dạy nghề tại trường An Nhơn - Gò Vấp
TP.HCM” (2005). Chủ nhiệm đề tài: Hồ Thò Thu Liên. Đề tài đã bước đầu tìm hiểu
18

nguyên nhân những hạn chế của hoạt động quản lý dạy nghề, đồng thời đề xuất một số
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy nghề tại trường An Nhơn - Gò
vấp. Kết luận của đề tài là: để quản lý tốt công tác dạy nghề, nhà quản lý cần lập kế
hoạch rõ ràng, đúng chu trình, khoa học, cụ thể, triển khai kòp thời để đạt kết quả cao,
nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra, bám sát mục tiêu: giáo dục người học năng lực,
phẩm chất lao động thông qua việc dạy nghề. Đồng thời cần có sự kết hợp của các lực
lượng giáo dục có liên quan mới đem lại hiệu quả công tác dạy nghề.

- Đề tài 5 “Hoạt động quản lý việc thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của Hiệu trưởng
tại một số trường THCS trong thành phố Hồ Chí Minh” (2005). Tác giả: Phạm Thò Kim
Thư. Đề tài nêu lên những ưu điểm và những tồn tại trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy
nghề ở một số trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh, đi sâu khảo sát đánh giá việc
quản lý của các hiệu trưởng trong từng trường cụ thể, đề ra những giải pháp nhằm thực
hiện đồng bộ hoạt động này trên đòa bàn toàn thành phố bằng sự quản lý sâu sát từ Sở
GD - ĐT thành phố Hồ Chí Minh đến các Phòng GD - ĐT, đến các trường và đến từng
thành viên trong lực lượng giáo dục [36, tr. 57-69].
Những đề tài trên rất bổ ích và đề cập nhiều tới vấn đề quản lý hoạt động dạy
nghề cho học sinh. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu vấn đề quản lý việc dạy
nghề cho học viên tại các trường cai nghiện ma túy của TP.HCM. Chúng tôi nhận thấy
việc dạy nghề cho người cai nghiện đặc biệt khó khăn, đòi hỏi phải có phương pháp quản
lý đặc biệt, khác với quản lý những học sinh bình thường. Nếu nhà quản lý quan tâm
nghiên cứu kỹ lưỡng đối tượng này thì việc dạy nghề mới đạt hiệu quả cao. Điểm mới
của luận văn là khảo sát đánh giá thực tiễn quản lý việc dạy nghề các trường cai nghiện
bằng số liệu những năm 2003, 2004, 2005 và khảo sát trên một phạm vi tương đối rộng -
ở hầu hết các trường cai nghiện của TP.HCM, từ đó nêu lên những ưu điểm cũng như
19

những tồn tại trong hoạt động quản lý việc dạy nghề tại các trường cai nghiện thành phố
Hồ Chí Minh, nhằm góp phần khắc phục những yếu kém và nâng cao hiệu quả của hoạt
động này.
1. 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI
1. 2. 1. Vài nét về lòch sử phòng chống ma túy trên thế giới
Sự hợp tác quốc tế về phòng chống và kiểm soát ma túy đã được hình thành từ
đầu thế kỷ XX. Năm 1919, đại diện 13 nước khắp các châu lục trong đó có Anh, Pháp,
Trung quốc, Hoa Kỳ, Nga… đã họp tại Thượng Hải (Trung Quốc) để bàn về các biện
pháp tăng cường đấu tranh chống tệ nạn ma túy. Năm 1912 hội nghò quốc tế đầu tiên của
y ban phòng chống và kiểm soát ma túy đã họp và ký Công ước quốc tế về chống ma
túy tại La-Hay (Hà Lan). Công ước này đã trở thành công cụ pháp luật quốc tế đầu tiên

về phòng chống và kiểm soát ma túy vào ngày 11-2-1915 [35, tr 21-23].
Năm 1946, ý thức được hiểm họa ma túy đối với loài người, Liên hợp quốc đã
thành lập y ban chống lạm dụng ma túy. Đây là trung tâm hoạch đònh các chính sách
kiểm soát và chống ma túy trên phạm vi quốc tế. Năm 1961 y ban quốc tế về kiểm
soát, chống lạm dụng và sử dụng hợp lý chất gây nghiện trong lónh vực y tế được thành
lập [10, tr 85].
Đến năm 1971, Liên hợp quốc có cơ sở pháp lý là Công ước 1961 về kiểm
soát các chất ma túy được ký kết giữa các thành viên và liên kết, lên tiếng cảnh báo về
tình trạng lạm dụng các chất ma túy, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế có biện pháp
cụ thể để giải quyết vấn đề này. Tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc tổ chức
tại Viên (o) từ ngày 11-01-1971 đến ngày 02-02-1971, đại diện các nước tham gia đã
ký Công ước quốc tế 1971 về các chất hướng thần có hại cho hệ thần kinh của con người
20

và thống nhất giao cho Tổ chức y tế thế giới chòu trách nhiệm kiểm tra, phân tích, xác
đònh các chất ma túy [20, tr 37-39].
Năm 1987 tại Viên, Liên hợp quốc tổ chức hội nghò quốc tế về chống lạm
dụng ma túy. Hội nghò đã xác đònh rằng ma túy sẽ là một thảm họa cho loài người trong
thế kỷ XX và XXI. Từ hội nghò này, nhiều hiệp đònh liên chính phủ về về kiểm soát và
chống ma túy đã được ký kết. Trong hội nghò này chính phủ Hoa kỳ đã đưa ra tuyên bố
“Việc chống lạm dụng ma túy là vấn đề ưu tiên số một và là vấn đề đối ngoại được ưu
tiên cao nhất ở Mỹ” .
Tháng 2-1988 một hội nghò quốc tế chống ma túy được tổ chức tại Bangkok
(Thái Lan). Có 400 đại biểu đại diện của 40 nước trên Thế giới cùng nhiều tổ chức có
liên quan bàn tiếp về các biện pháp cấp bách chống thảm họa ma túy. Cũng trong năm
này, Liên hợp quốc triệu tập hội nghò gồm đại diện của 106 quốc gia tổ chức tại Viên
(o) để phê chuẩn Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp
pháp các chất ma túy [25, tr.16].
Trong kỳ họp đặc biệt lần thứ XVII của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã phê
chuẩn chương trình hoạt động toàn cầu nhằm mục đích sau đây: Cộng đồng quốc tế

không có buôn lậu và lạm dụng ma túy. Chính tại kỳ họp này, thập niên 1990-2000 được
gọi là “thập kỷ chống ma túy”.
Năm 1991, Tổ chức y tế thế giới gọi tắt là WHO đã phát động một chiến dòch
toàn cầu mang tên “Liên hợp quốc vì sức mạnh và trí tuệ của nhân loại” nhằm đẩy lùi tệ
nạn ma túy trên phạm vi toàn cầu [40, tr. 23].
Ngoài ra, một số các tổ chức ở các nước, khu vực và của Liên hợp quốc cũng
tham gia chương trình kiểm soát và phòng chống ma túy như: y ban quốc tế về phòng
21

chống ma túy gọi tắt là “UNCP” của Liên hợp quốc có trụ sở tại Viên (o), Cục đấu
tranh chống ma túy Hoa Kỳ gọi tắt là “DEA”, Trung tâm tình báo quốc gia Mỹ về chống
ma túy gọi tắt là “NDIC”, Tổ chức khoa học giáo dục văn hóa thế giới gọi tắt là
“UNESCO”, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc gọi tắt là “UNICEF” , Tổ chức cảnh sát quốc
tế gọi tắt là “INTERPOL”, Tổ chức cảnh sát châu Á gọi tắt là “ASIPOL”…[41, tr.35-37]
1. 2. 2. Vài nét về lòch sử phòng chống ma túy ở Việt Nam
Lòch sử Việt Nam ghi nhận năm Cảnh Trò thứ 3 (1665) một đạo luật cấm trồng
cây thuốc phiện đã được ban hành, đạo luật này quy đònh như sau: “Từ nay về sau cấm
quan lại, dân chúng trồng cây thuốc phiện, mua bán thuốc phiện. Ai trồng thì phải phá đi,
người nào còn chấp chứa thì phải hủy đi”.
Dưới thời vua Minh Mạng, năm Minh Mạng thứ nhất (1820), năm Minh Mạng
thứ năm (1824) đã ban tiếp nhiều lệnh về xử phạt và cấm buôn bán thuốc phiện: “Kẻ nào
mua bán thuốc phiện thì bò xử phạt 60 trượng, xử tù 1 năm tòch thu toàn bộ tang vật.
Người hút thuốc phiện thì bò xử phạt 100 trượng, xử tù 3 năm. Cha anh không ngăn giữ
con em mghiện hút bò phạt 100 trượng. Quan lại triều đình hút thuốc phiện bò phạt 100
trượng, cách chức”.
Đời vua Tự Đức, năm Tự Đức thứ 3 (1840) đã duy trì các lệnh về xử phạt và
cấm buôn bán thuốc phiện đã ban hành. Năm 1852, vua Tự Đức lại ban “cấm điều” về
thuốc phiện với nội dung: “Phàm là quan lại hay dân, ở trong kinh hay ngoài trấn, chấp
chứa và hút, hàng phố nấu và bán, thuyền buôn, thuyền công chở giấu thuốc phiện về
nước. Cùng là viên chức cửa sông, cửa biển, viên chức đi công sai ăn tiền dung túng, đều

bò chiếu theo luật, phân biệt từng hạng người mà trò tội” [20] .
22

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp đã biến Việt nam thành thò trường độc quyền
buôn bán thuốc phiện. Chúng thực hiện chính sách ngu dân, đầu độc người Việt bằng
rượu và thuốc phiện mà đã bò nhà cách mạng Nguyễn i Quốc cực lực lên án trong Đại
hội Tour (Pháp) năm 1920 là: “Chúng tôi không những bò đàn áp, bóc lột một cách nhục
nhã mà còn bò hành hạ và đầu độc một cách thê thảm, nói rõ hơn chúng tôi bò đầu độc
bằng rượu và thuốc phiện…”[1, tr. 357].
Sau khi Pháp thất bại phải rút quân về nước, Mỹ xâm lược nước ta cùng với
chính sách thực dân kiểu mới. Lại một lần nữa, miền Nam Việt Nam trở thành trung tâm
tiêu thụ và buôn bán thuốc phiện cũa khu vực Đông Nam Á. Trong những thời kỳ này,
việc phòng chống ma túy ở nước ta bò chìm vào quên lãng.
Tháng 8-1945, ngay từ những ngày đầu khai sinh ra nước Việt Nam độc lập,
Chính phủ ta đã quan tâm ngay đến việc phòng chống ma túy qua Nghò đònh 150/ TTg
của Thủ tướng chính phủ về thuốc phiện với nội dung khoanh vùng trồng cây thuốc phiện
và nghóa vụ nộp thuế. Ngày 22-5-1952 Thủ tướng chính phủ ban hành Nghò đònh số 225/
TTg nhằm sửa đổi Nghò đònh 150/ TTg.
Trong muôn vàn khó khăn của ngày đầu mới thành lập nước cộng hòa non trẻ,
người đứng đầu chính phủ là Chủ tòch Hồ Chí Minh đã thấy rõ một trong những nhiệm vụ
cấp bách ấy là chống nghiện hút. Người tỏ thái độ kiên quyết: “Tôi đề nghò tuyệt đối
cấm hút thuốc phiện” [2, tr.126-134].
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng 30-4-1975, Đảng, Nhà Nước và
Chính phủ Việt Nam tiếp tục cuộc chiến chống ma túy. Lần đầu tiên trong Luật hình sự
được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985 có 3 điều qui đònh về các hành vi tội
phạm có liên quan đến ma túy. Đó là Điều 97 về tội buôn lậu, hoặc vận chuyển trái phép
23

hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; Điều 116 về tội buôn bán hoặc tàng trữ hàng cấm; Điều
203 về tội tổ chức dùng chất ma túy. Ngày 18 tháng 12 năm 1989, Quốc hội đã thông qua

Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự, trong đó có tách riêng thành một điều về ma túy -
Điều 96a. Điều 96a qui đònh về tội sản xuất, tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép các
chất ma túy. Năm 1992 lần đầu tiên vấn đề thuốc phiện và ma túy được đề cập đến trong
chương V của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam. Ngày 29-01-1993
Nghò quyết 06/ CP của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường công tác phòng chống
và kiểm soát ma túy”. Nghò quyết này thể hiện đầy đủ phương hướng, chiến lược, quyết
tâm của Đảng và Nhà nước trong cuộc đấu tranh với tệ nạn ma túy. Ngày 14/11/1995,
Quyết đònh 743/ TTg của Chính phủ về “Phê duyệt kế hoạch tổng thể và cụ thể hóa
chương trình hành động phòng chống và kiểm soát ma túy giai đoạn 1996-2000”. Chỉ thò
06/ TC – TW của Bộ chính trò Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam ngày
30/11/1996 về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng chống và kiểm soát ma
túy”. Ngày 9 tháng12 năm 2001 Luật phòng chống ma túy đã được Quốc hội khóa X
thông qua (có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2001). Quyết đònh 93/ 2001/QĐ - TTg của
Chính phủ ngày 13 tháng 6 năm 2001 về tháng hành động phòng chống ma túy (tháng 6)
và ngày toàn dân phòng chống ma túy (ngày 26 tháng 6); xây dựng chương trình phòng
chống và kiểm soát ma túy trong từng giai đoạn cụ thể [6].
Trong Bộ Luật hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam, ban hành
ngày 09-07-1985, luật sửa đổi ngày 28-12-1989, ngày 22-12-1992, ngày 11-9-1995 quốc
hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung Bộ
luật hình sự, trong đó có việc tách riêng ra thành một điều lệ về ma túy quy đònh rõ tội
trạng cụ thể và khung hình phạt.
24

Nước ta được ghi nhận và đánh giá trong lónh vực hợp tác quốc tế về công tác
phòng chống ma túy. Tháng 2-1988 Liên hợp quốc triệu tập hội hội nghò quốc tế chống
ma túy được tổ chức dành riêng cho các nước Đông Nam Á. Hội nghò đã thông qua
“Công ước quốc tế về chống buôn bán ma túy”. Tại hội nghò này Việt Nam đã tham gia
và ký Công ước quốc tế về chống buôn bán ma túy. Sau đó chúng ta đã cố gắng thực
hiện nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn hiểm họa ma túy.
Ngày 28-07-1993 tại Hội nghò Interpol Châu Á (cảnh sát quốc tế Châu Á) họp

tại Ulanbato (Mông Cổ), ngành cảnh sát Việt Nam đã tham gia thành lập một tổ chức
cảnh sát thống nhất của các nước Châu Á (ASIPOL) nhằm thống nhất kế hoạch phòng
chống tội phạm trên qui mô toàn châu lục, trong đó đấu tranh chống tệ nạn ma túy là một
nội dung trọng yếu.
Ngoài ra nước ta đã ký kết tham gia Hiệp đònh hợp tác tiểu khu vực về kiểm
soát ma túy với Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện và Q phát triển
Liên hợp quốc (UNDP)…
Số liệu chi tiết về hơn 30.000 người nghiện ma túy hiện đang tập trung trong
các trường, trung tâm cai nghiện TP.HCM đã nói lên hậu quả tai hại và nguy hiểm của tệ
nạn ma túy. Đấu tranh chống ma tuý và giúp người cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng là
một nhiệm vụ cấp bách, nặng nề của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (UBND
– TPHCM). Quá trình tổ chức quản lý cai nghiện tập trung 2 năm cho người nghiện, tuy
đã đạt được kết quả đáng khích lệ nhưng tỉ lệ người tái nghiện còn rất cao vì vậy UBND
- TP.HCM có sáng kiến tiếp tục tổ chức cho học viên học nghề từ 2-3 năm, nhằm giúp họ
có đủ điều kiện đoạn tuyệt với ma tuý, hoàn thiện nhân cách, có nghề nghiệp vững chắc
để thuận tiện và dễ dàng hòa nhập cộng đồng.
25

Tháng 5-2003, kèm Tờ trình Chính phủ “Về kiến nghò cho phép thành phố Hồ
Chí Minh thực hiện đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
sau cai nghiện”, UBND - TP.HCM công bố đề án chi tiết thực hiện những nhiệm vụ đề ra
trong tờ trình với tựa đề: “Tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người
sau cai nghiện” trong thời gian 3 năm. Ngày 17-6-2003, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghóa Việt Nam thông qua Nghò quyết 16/2003 - QH11 “Về việc thực hiện thí điểm tổ
chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý ở thành
phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”. Từ những văn bản
pháp quy này hoạt động quản lý việc dạy nghề cho người cai nghiện đã mở ra một hướng
đi mới chi tiết và cụ thể hơn, theo truyền thống nhân đạo của dân tộc ta [8].

1. 2. 3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác phòng chống ma túy

Để tiếp tục cuộc chiến phòng, chống ma tuý một cách có hiệu lực hơn, Quốc
hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghóa Việt Nam trong kỳ họp thứ 8, khóa X (từ ngày 14
tháng 11 đến ngày 09 tháng 12 năm 2000) đã thông qua “Luật phòng, chống ma tuý”
(Luật số 23/ 2000/ QH10, gồm 8 chương, 56 điều).
Điều 28 của Luật phòng chống ma tuý (chương IV – Cai nghiện ma tuý) quy
đònh cơ sở pháp lý cho các đòa phương (có đủ điều kiện) tiến hành cai nghiện tập trung
bắt buộc đối với tất cả những người nghiện không tự nguyện cai nghiệp tập trung trong
thời gian nhiều nhất là 2 năm .
Luật phòng chống ma tuý còn quy đònh trong Điều 34, chương IV như sau: “Ủy
ban nhân dân các cấp, nơi có người nghiện ma tuý, có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức
cai nghiện và phòng, chống tái nghiện ma tuý tại đòa phương; chỉ đạo cơ quan lao động -
thương binh và xã hội chủ trì phối hợp với cơ quan công an, y tế, giáo dục và đào tạo
26

cùng các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức cai nghiện ma tuý, giáo dục
người nghiện ma tuý và người đã cai nghiện ma tuý; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người đã
cai nghiện ma tuý hòa nhập cộng đồng”.
Như vậy là cơ quan Lập pháp của Nhà nước ta coi việc phòng chống tái nghiện
trong hoạt động cai nghiện ma tuý là rất quan trọng, đóng vai trò quyết đònh sự thành
công của nhiệm vụ cai nghiện ma tuý [6]. Điều khoản này mở đường cho các đòa phương
có đủ các điều kiện kinh tế - tài chính - vật chất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội tổ
chức hệ thống trung tâm, trường để tập trung quản lý giáo dục nhân cách cho người sau
cai nghiện, thời gian bắt buộc tối đa 24 tháng, tạo những điều kiện cơ bản và cần thiết
cho người đã cai nghiện có thể tái hòa nhập cộng đồng một cách tương đối an toàn, tránh
nguy cơ tái nghiện cao như trước kia.
Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành hình thức cai nghiện tập trung dành cho những
người nghiện ma tuý của thành phố, những người nghiện tỉnh khác tạm trú và người
nghiện nhập cư tại thành phố. Có 3 loại đối tượng người nghiện tập trung tại các trung
tâm, trường cai nghiện:
1. Những người nghiện bò cưỡng chế vào trung tâm cai nghiện theo tinh thần

Nghò đònh 20/ CP của Chính phủ.
2. Những người nghiện do gia đình tự nguyện đưa đến nhập trường (có thu phí).
3. Những người nghiện tự nguyện nhưng gia đình nghèo, vì vậy được miễn giảm
một phần chi phí.
Sau thời gian cai nghiện 2 năm theo tinh thần của điều 24 Luật phòng chống
ma tuý, số đông người cai nghiện trở về gia đình và đòa phương đã không thể tìm được
công ăn việc làm do không có nghề nghiệp chuyên môn (hầu hết thuộc dạng lao động
phổ thông hoặc phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình). Họ nhanh chóng rơi vào tình

×