Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Đáp án các bài phân tích triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.45 KB, 36 trang )

Câu 1: Phân tích định nghĩa vật chất của Lênin và rút ra ý nghĩa của định
nghĩa (5 điểm)
trả lời:

Câu 2: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, trên
cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn (6 điểm)
Bài làm
Câu 3: Phân tích nguyên lý về sự phát triển, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa
phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn (4 điểm)
Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, trên cơ
sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn?
( 4 điểm)
trả lời:

Câu 5: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng, trên
cơ sở đó rú ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực
tiễn (4 điểm)
trả lời:
1. Khái niệm bản chất và hiện tượng
- Bản chất là tổng hợp của tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương
đối ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật. Còn hiện
tượng là những biểu hiện bên ngoài bản chất.
Chú ý: Bản chất chính là mặt bên trong, măt tương đối ổn định của hiện thực
khách quan. Nó ẩn đằng sau cái vẻ bề ngoài (nội dung) của hiện tượng và biểu lộ qua
những hiện tượng ấy. Còn hiện tượng là mặt bên ngoài, mặt di động và biến đổi của hiện
thực khách quan. Nó là hình thức biểu hiện của bản chất.
Phạm trù bản chất gắn bó chặt chẽ với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với phạm trù cái chung. Cái chung là cái bản chất, song cũng có cái chung không
phải là bản chất.
Phạm trù bản chất cũng đồng thời là cái có tính quy luật. Tuy nhiên, chúng không


đồng nhất với nhau. Phạm trù bản chất rộng hơn và phong phú hơn phạm trù quy luật.
2. Mối quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

1


- Quan điểm duy tâm không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa bản chất và
hiện tượng vì họ không thừa nhận hoặc không hiểu sự tồn tại khách quan giữa bản chất và
hiện tượng.
- CNDVBC cho rằng: Cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan là cái vốn
có của sự vật, không do ai sáng tạo ra. Giữa bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện
chứng, vừa thống nhất gắn bó chặt chẽ với nhau, vừa mâu thuẫn đối lập nhau.
a- Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng. Sự thống nhất giữa bản chất và
hiện tượng thể hiện ở chỗ: 1) Bản chất luôn luôn bộc lộ ra thông qua hiện tượng, còn hiện
tượng nào cũng là hiện tượng của bản chất. 2) Bản chất và hiện tượng về căn bản là phù
hợp với nhau. Bản chất được bộc lộ ra thông qua những hiện tượng tương ứng. Bản chất
nào thì hiện tượng ấy, bản chất khác nhau thì sẽ bộc lộ những hiện tượng khác nhau Khi
bản chất thay đổi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng thay đổi theo. Khi bản chất biến mất
thì hiện tượng biểu hiện nó cũng biến mất theo.
b- Tính chất mâu thuẫn của sự thống nhất của bản chất và hiện tượng.
Không phải bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau hoàn toàn mà luôn bao hàm sự mâu
thuẫn nhau.
- Mâu thuẫn thuẫn này thể hiện ở chỗ: bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu,
quyết định sự tồn tại phát triển của sự vật, còn hiện tượng phản ánh cái riêng, cái cá biệt.
Cùng một bản chất chất biểu hiện ra nhiều hiện tượng khác nhau tuỳ theo sự thay đổi của
điều kiện hoàn cảnh. Vì vậy, hiện tượng thờng phong phú hơn bản chất, còn bản chất sâu
sắc hơn hiện tượng. Bản chất là cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là cái thường xuyên
biến đổi.
- Mâu thuẫn này còn thể hiện ở chỗ: bản chất là mặt bên trong là cái sâu xa của
hiện thực khách quan, còn hiện tượng là mặt bên ngoài của hiện thực khách quan đó. Bản

chất không bộc lộ ra hoàn toàn ở một hiện tượng mà biểu hiện ở nhiều hiện tượng khác
nhau. Hiện tượng không biểu hiện ra hoàn toàn bản chất mà chỉ biểu hiện ra một khía
cạnh của bản chất, biểu hiện dưới một hình thức của bản chất đã biến đổi, nhiều khi
xuyên tạc bản chất.
3. Một số kết luận về mặt phương pháp luận
- Bản chất không tồn tại thuần tuý mà tồn tại trong sự vật và biểu hiện ra thông
qua hiện tượng. Vì vậy, muốn nhận thức được bản chất của sự vật phải xuất phát từ sự
vật, hiện tượng, từ quá trình thực tế. Hơn nữa, bản chất của sự vật thường không được
biểu hiện đầy đủ trong một hiện tượng nhất định vài đó và cũng biến đổi trong quá trình
phát triển của sự vật. Do vậy, cần phải phân tích, tổng hợp sự biến đổi của nhiều hiện
tượng, nhất là những hiện tượng điển hình mới có thể hiểu rõ được bản chất của sự vật.

2


Có thể nói, nhận thức bản chất của sự vật là một quá trình phức tạp, đi từ hiện tượng đến
bản chất, từ bản chất ít sâu sắc đến bản chất sâu sắc hơn.
- Vì bản chất là cái tất nhiên, cái tương đối ổn định bên trong quy định sự vận
động và phát triển của sự vật và hiện tượng, vì vậy nhận thức sự vật không nên chỉ dừng
lại ở hiện tượng mà cần phải đi sâu vào bản chất của sự vật. Còn trong hoạt động thực
tiễn, phải dựa vào bản chất của sự vật để xác định phương thức hoạt động cải tạo sự vật,
không dựa vào hiện tượng.

Câu 6: Phân tích quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành
những sự thay đổi về chất và ngược lại, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương
pháp luận cho hoạt động nhận thức và thực tiễn (6 điểm)
trả lời:
a) Khái niệm chất và lượng:
“ Chất” là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có
của sự vật, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không

phải là cái khác.
Quan niệm về chất trong lịch sử triết học có từ thời cổ đại. Arixtốt là người đầu
tiên đã phân loại các phạm trù, trong đó có phạm trù chất. Ông xem mầu trắng và mầu
đen là những chất khác nhau. Hê- ghen, trong lý luận của mình đã cố gắng nêu ra khái
niệm chất. Ông viết: “ Tính quy định, cô lập mình với tư cách là tính quy định hiện có, đó
là “ chất”, “ chất” được phân biệt như là các hiện có đó là thực tại”. Quan niệm của Hê ghen về chất có những điểm hợp lý vì qua đó có thể thấy:
- Chất là cái khách quan.
- Chất là tính quy định để phân biệt bản thân nó với chất khác.
Quan điểm mác - xít về chất được xây dựng trên những nhân tố hợp lý của Hêghen.
Chất là phạm trù triiết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của một sự vật, hiện
tượng để làm cho nó là nó và khác với cái khác.
Điểm cần chú ý ở đây là chất không phải chỉ là một thuộc tính mà là sự tổng hợp
của nhiều thuộc tính với tư cách là một thể thống nhất hữu cơ. mặt khác, một vật không
phải chỉ có một chất mà nó có nhiều chất vì mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, thuộc tính
cơ bản tạo nên chất của sự vật và mỗi thuộc tính đó có thể coi là một chất trong một quan
hệ khác.
Chất không phải chỉ được tạo nên từ các nhân tố cấu thành sự vật mà còn được
tạo nên từ cách xắp xếp các nhân tố ấy. Kim cương và than chỉ là hai chất khác nhau,
chúng đượ tạo ra từ nguyên tố cácbon (C) nhưng do cách sắp xếp khác nhau mà ta thấy

3


hai chất hoàn toàn khác biệt nhau. Vì thế, sự phong phú về chất không phải chỉ do sự
phong của các nhân tố mà trong nhiều trường hợp lại do sự phong phú của phương thức
kết hợp.
“Lượng” là phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật về mặt
số lượng, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển cũng như các thuộc
tính của sự vật.
Chất và lượng luôn thống nhất hữu cơ với nhau. Bất kỳ chất nào cũng có một lượng

nhất định (có giới hạn về mặt không gian, có trình độ phát triển, có tốc độ vận động...).
Bất kỳ lượng nào cũng có lượng và chất. Mối quan hệ giữa lượng và chất là mối quan hệ
bản chất của mọi sự vật, hiện tượng. Vì vậy, mối quan hệ này là một trong những quy luật
vận động cơ bản của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa chất và
lượng mang tính chất tương đối.
b. Quy luật: Chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất
và ngược lại.
Quy luật này gồm hai nội dung:
- Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất. ở đây có hai trường hợp xảy
ra:
+ Sự biến đổi về lượng đưa ngay đến sự biến đổi về chất.
Trong các nguyên tử, chỉ cần mất đi một điện tử, lập tức nguyên tử biến thành ion.
một nguyên tử khí, nếu thêm một nguyên tử nữa nó thành phân tử...ở tất cả các chất
phóng xạ, mọi sự bắn ra của các hạt anpha và bêta đều tạo thành những chất mới.
tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự biến đổi về lượng đến một giới hạn nhất
định nàp đó mới xảy ra sự biến đổi về chất. ở các trường hợp này, chúng ta có một số khái
niệm cơ bản sau đây.
- Độ là khoảng giới hạn ở đó sự biền đổi về lượng chưa tạo ra sự biến đổi về chất.
ở đây cần hiểu rằng không phải sự biến đổi về lượng không tạo ra sự biến đổi về chất
trong “ độ” của nó. thực ra đó chỉ là sự biến đổi không đáng kể, khó nhìn thấy, chưa căn
bản, mang tính cục bộ.
- điểm nút: Là thời điểm mà ở đó sự biến đổi về lượng gây nên đủ cho sự biến đổi
về chất.
- Bước nhảy: Hêghen xem bước nhảy này là sự đứt đoạn của tính liên tục. Lê- nin
xem bước nhảy là sự gián đoạn của tính tiệm tiến và “ tính tiệm tiến là không có bước
nhảy vọt thì không thể giải thích được gì cả” ( Lê- nin. toàn tập, t.29, Tiến bộ, M 1981, tr.
133)
Vì sao bước nhảy lại có tầm quan trọng như vậy? vì không có bước nhảy thì trong
sự vận động chỉ có sự biến đổi dần dần, từ từ không có sự phá vỡ chất cũ và hình thành


4


chất mới, không có sự thay đổi đáng kể ngày càng lớn trong tự nhiên cũng như trong xã
hội.
Không có bước nhảy cũng tức là không có sự thay đổi về chất và như vậy thế giới
chỉ duy trì những cái đã có và ngày hôm nay khác ngày hôm qua chỉ là về lượng, thâm chí
sự vật này khác sự vật khác cũng lai chỉ là sự khác biệt về lượng.
- Cần thấy tính phong phú của các bước nhảy, có bứơc nhảy đột biến và bước
nhảy dần dần, bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ. Như vậy là các bước nhảy có thể
diễn ra trong những khoảng thời gian khác nhau (nhanh, chậm) ở các quy mô khác nhau
(lớn, nhỏ) Thông qua bước nhảy làm cho sự vật thay đổi về chát, chất mới ra đời tác động
thúc đẩy lượng biến đổi với quy mô và tốc độ mới.
Bước nhảy là kết thúc một giai đoạn vận động, phát triển; đồng thời đó cũng là
điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, là sự gián đoạn trong quá trình vận động, phát trển
liên tục của sự vật.

Cõu 7: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức , trên cơ sở đó rút ra
ý nghĩa phương pháp luận (4 điểm)
Cõu 8: Phân tích quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất và sự vận dụng quy luật đó ở Việt Nam
hiện nay.
Câu 32. Hình thái kinh tế- xã hội là gì? tại sao nói sự phát triển của các hình
thái kinh tế- xã hội là một quá trình lịch sử tự nhiên?
trả lời:
1. Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ
một xã hội cụ thể tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định, với những quan hệ sản
xuất đặc trưng cho xã hội đó, phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất
với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng trên những quan hệ sản xuất đó.
Quan hệ sản xuầt, quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất vật chất,

là quan hệ cơ bản, chi phối và quyết định mọi quan hệ xã hội, nó là bộ xương của hình
thái kinh tế - xã hội, là tiêu chuẩn khách quan để phân biệt hình thái kinh tế - xã hội này
với hình thái kinh tế - xã hội khác.
- Quan hệ sản xuất được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất
vật chất xã hội, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người mà chỉ phụ
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Điều đó khẳng định con người không

5


thể tuỳ tiện lựa chọn hay xoá bỏ một kiểu quan hệ sản xuất; cần khẳng định vai trò quyết
định của lực lượng sản xuất trong sự vận động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.
Bộ phận cơ bản thứ ba trong một hình thái kinh tế - xã hội là kiến trúc thượng
tầng

tương ứng, nghĩa là một kiểu kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng (tổng hợp

các quan hệ sản xuất) đó sinh ra, làm cho xã hội được hiểu như một chỉnh thể, một thể
thống nhất biện chứng giữa các yếu tố vật chất và tinh thần, kinh tế và chính trị, là sự tác
động biện chứng giữa khách quan và chủ quan của xã hội.
Trong cơ cấu và sự tác động của các yếu tố của hình thái kinh tế - xã hội còn có
quan hệ giai cấp (trong xã hội có giai cấp), quan hệ dân tộc, quan hệ gia đình... được hình
thành và chịu sự tác động của các yếu tố được phân tích trên.
Nghiên cứu lý thuyết của hình thái kinh tế - xã hội của Mác cần chú ý một điều
hết sức quan trọng là các yếu tố hợp thành hình thái kinh tế - xã hội có mối quan hệ tác
động lẫn nhau theo những quy luật khách quan vốn có của nó, trước hết và cơ bản là quy
luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất, quy luật cơ sở hạ tầng
quyết định kiến trúc thượng tầng, quy luật đấu tranh giai cấp trong xã hội có giai cấp đối
kháng và các quy luật kinh tế, xã hội khác.
2. Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử của tự

nhiên. Điều đó được hiểu từ hai khía cạnh:
Thứ nhất, với sự phát hiện ra một điều “ đơn giản” và dễ hiểu là : con người
muốn sống, trước hết phải ăn, ở, mặc rồi mới nói đến làm chính trị, khoa học..., mà muốn
có cái để ăn, ở, mặc... thì con người phải tiến hành sản xuất vật chất, (đó là điều cơ bản
phân biệt con người với các sinh vật khác). Từ phát hiện đó, C.Mác khẳng định rằng sản
xuất vật chất là cơ sở để tồn tại và phát triển của xã hội, rằng lịch sử phát triển của xã hội
loài người thực chất là sự phát triển của sản xuất vật chất - sự biến đổi và tiến bộ không
ngừng của lực lượng sản xuất, và do đó kéo theo sự thay thế lẫn nhau của quan hệ sản
xuất, các phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất thay đổi kéo theo toàn bộ trật tự xã
hội thay đổi, tức là sơ thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội, theo quy luật, hình thái
kinh tế - xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn thay thế hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử là
một quá trình phát triển từ thấp tới cao, cũng như sự phát triển của giới sinh vật trong tự
nhiên.
Thứ hai, sư phát triển của xã hội - sự thay thế nhau của các hình thái kinh tế - xã
hội - tuân theo những quy luật khách quan vốn có của nó. Động lực phát triển của xã hội
nằm ngay trong lòng xã hội. Đó là sự vận động của các mâu thuẫn xã hội mà trước hết là
mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và
kiến trúc thượng tầng, mâu thuẫn giai cấp ( trong xã hội có giai cấp)v.v...

6


Sự tác động của các quy luật khách quan làm cho các hình thái kinh tế - xã hội
phát triển thay thế nhau từ thấp đến cao - đó là con đường phát triển chung của nhân loại.
Song, con đường phát triển của mỗi dân tộc không chỉ bị chi phối bởi các quy luật chung,
mà còn bị tác động bởi các điều kiện về tự nhiên, về chính trị, về truyền thống, văn hoá,
về điều kiện quốc tế, v.v. Chính vì vậy, lịch sử phát triển nhân loại hết sức phong phú, đa
dạng. Có những dân tộc lần lượt trải qua các hình thái kinh tế - xã hội từ thấp đến cao,
nhưng cũng có dân tộc bỏ qua một hay một số hình thái kinh tế - xã hội nào đó. Tuy
nhiên, việc bỏ qua cũng diễn ra theo một quá trình lịch sử - tự nhiên chứ không phải theo

ý muốn chủ quan.
Tóm lại, nếu đem quy các quan hệ xã hội vào các quan hệ sản xuất, rồi đem quy
quan hệ sản xuất vào trình độ của lực lượng sản xuất, chúng ta sẽ thấy được quá trình lịch
sử tự nhiên của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội.

Câu 9: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, liên hệ với thực tiễn Việt Nam hiện nay (5 điểm)
Cõu 10: Phõn tớch cỏc yếu tố hỡnh thỏi kinh tế - xó hội và làm rừ vai trũ của
cỏc yếu tố đó (4 điểm)
Cõu 11: Phõn tớch vai trũ của đấu tranh giai cấp đối với sự vận động, phát
triển của xó hội cú giai cấp. Liờn hệ với cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam
hiện nay (5 điểm)
Câu 12: Phân tích nguồn gốc, bản chất, cỏc kiểu , cỏc hỡnh thức nhà nước và
liên hệ với nhà nước Việt Nam hiện nay (5 điểm)
Cõu 13: Phõn tớch mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xó hội và ý thức xó
hội, trờn cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức
và thực tiễn (6 điểm)
Câu 14: Phân tích tính độc lập tương đối của ý thức xó hội đối với tồn tại xó
hội, trờn cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với thực tiễn
Việt Nam. (6 điểm)
Cõu 15: Phõn tớch vai trũ của quần chỳng nhõn dõn và lónh tụ trong lịch sử,
trờn cơ sở đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và
thực tiễn (5 điểm).
7


Câu 26. Thế nào là mâu thuẫn biện chứng? Nội dung của quy luật thống nhất
và đấu tranh của các mặt đối lập?
Trả lời: 1. Thế nào là mâu thuẫn biện chứng?
Mâu thuẫn biện chứng, theo quan điểm mác- xít, là mâu thuẫn vốn có của bất kỳ

sự vật, hiện tượng nào. Một sự vật chỉ tồn tại, chỉ có sức sống chừng nào nó bao hàm mâu
thuẫn, chứa đựng những mâu thuẫn.
Mâu thuẫn biện chứng là sự liên hệ, tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn biện chứng không chỉ là sự phủ định, sự loại trừ lẫn nhau
giữa các mặt đối lập mà nó còn là sự nương tựa, dựa vào nhau giữa các mặt đối lập, vì
vậy, nó bao gồm cả sự thống nhất giữa chúng. Thống nhất là điều kiện của sự đấu tranh,
còn đấu tranh để đi tới giải quyết sự mâu thuẫn.
Mâu thuẫn biện chứng là nguồn gốc của mọi sự vận động và phát triển.
2. Nội dung của quy luật thống nhất là đấu tranh của các mặt đối lập.
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là quy luật cơ bản của phép
biẹn chứng, vì vậy Lê - nin gọi quy luật này là “ hạt nhân” của phép biện chứng. Vì quy
luật này là cơ sở để hiểu rõ mối quan hệ giữa các phạm trù khác nhau cũng như các quy
luật cơ bản khác nhau trong phép biện chứng duy vật.
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập nói nên những sự tác động
qua lại giữa các mặt đối lập và vai trò của những sự tác động này đối với sự tác động và
phát triển của sự vật.
Các mặt đối lập, với tư cách là những nhân tố, những bộ phận, những thuộc tính,
có khuynh hướng vận động hay những đặc điểm trái ngược nhau, chúng không phải chỉ
có thống nhất với nhau, đấu tranh với nhau mà còn chuyển hoá lẫn nhau.
- Sự thống nhất giữa các mặt đối lập có hai nghĩa, nghĩa rộng và nghĩa hẹp.
Theo nghĩa rộng, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự không tách rời với nhau,
làm tiền đề, làm điều kiện tồn tại của nhau. Không có sự thống nhất không tạo thành sự
vật, sự thống nhất này bị phá huỷ, sự vật không tồn tại nữa. Sự thống nhất này là sự thống
nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển của chính bản thân
các mặt đối lập. Nhà tư bản sở dĩ cần đến người công nhân chính là người công nhân là
lực lượng đem quyền lợi cho nhà tư bản. Người công nhân sở dĩ phải làm thuê cho nhà tư

8



bản vì đó là do nhu cầu sống của họ, vì nhu cầu tồn tai của họ trong điều kiện họ không
có tư liệu sản xuất. Vì vậy, trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hình thành ở Tây Âu, giai cấp
tư sản đã tìm cách tách người nông dân ra khỏi đồng ruộng rồi lại ban hành các đạo luật
cấm người dân đi lang thang để cho họ thấy chỉ có một con đường sống là làm việc cho
nhà tư bản.
Các nguyên tử liên kết với nhau thành phân tử, sự liên kết điện âm và điện
dương... đều là xuất phát từ yêu cầu bảo toàn các lớp điện tử vòng ngoài hay các nhu cầu
khác của các nguyên tử, của các vật mang điện...
Theo nghiã hẹp, thống nhất là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động ngang nhau.
Thống nhất trong trường hợp này được hiểu như một trạng thái mà những yếu tố chung
của hai mặt đối lập giữa vai trò chi phối. Đó là trạng thái cân bằng của mâu thuẫn.
- Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sự loại trừ, bài xích lẫn nhau giữa các mặt
đối lập.
Tất nhiên “đấu tranh” có rất nhiều hình thức. Nó phụ thuộc vào bản chất của mâu
thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn và vào hoàn cảnh cụ thể khi giải quyết mâu
thuẫn. Đấu tranh giữa các mặt đối lập tạo thành các chất vô cơ khác hẳn cuộc đấu tranh
giữa các cơ thể sống, đấu tranh trong lĩnh vực tự nhiên hoàn toàn khác với đấu tranh trong
xã hội, đấu tranh trong thời kỳ dã man khác với trong thời đại văn minh. Tuy nhiên, tính
chất chung, cơ bản của mọi cuộc đấu tranh là đưa đến xoá bỏ những cái cũ, cái không phù
hợp, cái lỗi thời và tạo thành những cái mới. Vì vậy, đấu tranh là động lực của sự phát
triển.
Triết học mác - xít cũng khẳng định đấu tranh là tuyệt đối, còn thống nhất chỉ là
tương đối. Bởi vì đối với các mặt đối lập thì ngay sự phù hợp của nó cũng là sự phù hợp
của các mặt đối lập, thành thử không có phù hợp tuyệt đối. Trong sự đồng nhất đã bao
hàm sự khác biệt và trong sự “đồng nhất”, “phù hợp”, “tác động ngang nhau” nó vẫn
làm nảy nở những nhân tố của một cuộc đấu tranh dưới một hình thức khác.
Các mặt đối lập không chỉ thống nhất và đấu tranh với nhau mà chúng còn chuyển
hoá lẫn nhau. Đó là quá trình thẩm thấu những nhân tố, những thuộc tính của nhau. Sự
chuyển hoá này là kết quả của những tác dộng qua lại thường xuyên giữa các mặt đối lập,
là do sự thống nhất và đấu tranh giữa chúng. Sự chuyển hoá có thể diễn ra dưới hai hình

thức: chuyển hoá từng phần và chuyển hoá toàn bộ.
Nói chung, các mặt đối lập luôn luôn tác động qua lại với nhau và sự tác động qua
lại giữa chúng tạo thành mâu thuẫn của sự vật. Chủ nghĩa Mác cho rằng sự vật nào cũng
là sự tổng hợp của những mâu thuẫn, vị trí của các mâu thuẫn không giống nhau (có mâu
thuẫn bên trong và bên ngoài, cơ bản và không cơ bản, chủ yếu và thứ yếu..., trong xã

9


hội) còn có mâu thuẫn đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến hoá. Chính vì vậy
phân tích cụ thể mâu thuẫn là điều để nhận thức đúng sự vật.
Hiểu mâu thuẫn cơ bản ở nước ta hiện nay như thế nào?
- Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn giữa các mặt tạo thành bản chất của sự vật, hiện
tượng, quá trình và nó có tác động quyết định đối với tất cả các mâu thuẫn khác.
Khi chúng ta nói tới thời kỳ quá độ là chúng ta nói đến giai đoạn lịch sử giai cấp
công nhân và nhân dân lao động đã nắm được chính quyền, đưa đất nước đi nên chủ
nghĩa xã hội, nhưng cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa lại chưa có hoắc đang hình thành,
chưa giữ được vị trí thông trị trong xã hội. Lê - nin cho rằng thời kỳ này không thể không
bao hàm trong đó những nét, những đặc tính của thành phần kinh XHCN và thành phần
kinh tế TBCN. Đó là thời kỳ đấu tranh của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa cộng sản đang
nảy sinh. Như vậy mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ CNTB nên CNXH là mâu thuẫn
giữa hai phương thức sản xuất cũ và mới, giữa hai chế độ xã hội đối lập. Mâu thuẫn này
không đơn giản là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản mà có khi như Lê - nin nói lại không
phải là chủ nghĩa tư bản nhà nước đấu tranh với chủ nghĩa xã hội mà là giai cấp tiểu tư
sản cộng với chủ nghĩa tư bản tư nhân cùng nhau, đồng thời đấu tranh chống lại cả chủ
nghĩa tư bản nhà nước, cả chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam, khi bước vào thời kỳ quá độ chưa có chủ nghĩa tư bản phát triển, cũng
chưa có chủ nghĩa tư bản ở trình độ trung bình như nước Nga sau cách mạng tháng Mười
mà kinh tế tiểu nông là phổ biến. Chủ nghĩa tư bản ở Pháp đã vào Việt nam từ thế kỷ
XIX, chủ nghĩa tư bản dã ảnh hưởng lớn đến kinh tế phía nam Việt nam, sản xuất phổ

thông còn phổ biến ở Việt nam không có nghĩa là chủ nghĩa phong kiến còn giữ vai trò
thống trị và vì vậy, xét cả điều kiện trong nước và quốc tế, khách quan và chủ quan, ở
Việt nam chỉ có hai xu hướng, hai khả năng, đó là xu hướng và khả năng đi nên CNTB và
xu hướng đi và khả năng đi lên CNXH. Những xu hướng và khả năng này đã tạo ra những
nhân tố XHCN trước đây, những nhân tố XHCN mới và những nhân tố TBCN trong thời
kỳ phát triển kinh tế nhiều thành phần. Những xu hướng và khả năng trên cũng tạo thành
những cuộc đấu tranh xuyên suốt thời kỳ quá độ: cuộc đấu tranh giữa CNTB và CNXH.
Cuộc đấu tranh ấy có khi diễn ra gay gắt trên lĩnh vực tư tưởng (giai đoạn lựa chọn con
đường), khi thì trên lĩnh vực kinh tế, khi thì trên lĩnh vực chính trị và có khi trên cả ba
lĩnh vực. Mâu thuẫn cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt nam có thể nói là mâu
thuẫn giữa một bên là CNTB, với tư cách là một xu thế phát triển của cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần, có sự tác động của các thế lực phản động trong và ngoài nước với một bên là
xu hướng xã hội chủ nghĩa đang hình thành và thể hiện từng bước trong quá trình đi lên từ
một cơ sở kinh tế xã hội đang còn ở trình độ thấp (nền sản xuất nhỏ còn phổ biến).

10


Sự phát triển này đương nhiên phải xuất phát từ khả năng, nhưng không có chỉ có
khả năng, bởi vì còn phải có cả những nhân tố hiện thực đã được tạo ra. Sự phát triển có
điều kiện khách quan song còn có vai trò của nhân tố chủ quan, đó là các lực lượng khác
nhau. Sự phát triển này không chỉ có nhân tố bên trong mà còn có nhân tố bên ngoài.
Mâu thuẫn cơ bản này sinh ra những mâu thuẫn trong tất cả những lĩnh vực khác
nhau của đời sống xã hội, những mâu thuẫn trong xã hội, những mâu thuẫn trong đối nội
cũng như đối ngoại. Chừng nào CNXH chưa thực sự được xác lập, nghĩa là chưa hết thời
kỳ quá độ, mâu thuẫn ấy vẫn tồn tại. khi kinh tế XHCN đã giữ ưu thế (theo đúng nghĩa
của nó) mâuthuẫn trên sẽ thay đổi.
Câu 27. Thế nào là quy luật của phủ định của phủ định? Nội dung chủ yếu của
quy luật này là gì?
trả lời: Phủ định là một hiện tượng phổ biến trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Phủ

định biện chứng có thể hiểu là sự phủ định tạo ra điều kiện, tiền đề cho quá trình phát
triển của sự vật, sư thay thế sự vật này bằng sự vật khác trên cơ sở mất đi của sự vật cũ và
sự nảy sinh của sự vật mới.
Phủ định biện chứng nói đến hai đặc điểm: Sự tự phủ định và sự kế thừa. Đặc
điểm ấy là của mọi sự phủ định biện chứng, nhưng nếu chỉ có như vậy thì sự vật phải phát
triển theo một đường thẳng bởi vì nó cứ tích luỹ, kế thừa và tiến lên. điều đó không đúng
với sự phát triển biện chứng của thế giới bên ngoài. sự phát triển không đơn giản, không
theo đường thẳng mà có vẻ dường như lập lại cái cũ. chính đặc điểm này của sự phát triển
mới là điều có tính quy luật. Từ xa xưa, khi còn chưa có chữ viết, loài người đã hiểu được
rằng muốn có thóc phải đem gieo những hạt thóc để hạt thóc nảy thành cây lúa và cây lúa
cho ta nhiều hạt thóc. muốn có gà con người phải nuôi những con gà lớn, phải có trứng gà
để đem ấp thành những con gà con... Những việc làm ấy là theo sự “ chỉ bảo” của quy luật
nhất định và quy luật ấy là sự phủ định của sự phủ định.
- Nội dung chủ yếu của quy luật phủ định của phủ định là gì?
Nội dung chủ yếu của quy luật phủ định của phủ định thể hiện ở một số điểm sau
đây;
Thứ nhất, phát triển là một quá trình phủ định liên tục từ thấp đến cao.
Thứ hai cứ qua hai lần phủ định liên tiếp lại tạo thành một chu kỳ của sự phát
triển.
Thứ ba, tổng hợp toàn bộ các vòng khâu của sự phát triển ta được con đường phát
triển theo hình “xuắn ốc” của sự vật.
Ta phân tích từng luận điểm sau đây.

11


a) Mác nói: “không có một lĩnh vực nào lại có thể có sự phát triển mà không phủ
định những hình thức tồn tại có từ trước”.
Sự phát triển của một con ngườii là một quá trình phủ định liên tục những tuổi ấu
thơ, tuổi nhi đồng, tuổi thiếu niên, thanh niên để trở thành con người già dặn trước cuộc

sống.
Sự phát triển trí tuệ của một con người là sự phủ định liên tục những tri thức cũ,
chưa đầy đủ có một tri thức ngày càng hoàn bị
Sự phát triển của xã hội là sự phủ định liên tục các hình thức thấp để đi tới hình
thức cao hơn
Chúng ta còn có thể nêu nhều dẫn chứng vì, như Ăng ghen nói, quy luật phủ của
phủ định “ là một quy luật phát triển cực kỳ phổ biến và chính vì vậy mới có tầm mới có
một tầm quan trọng cực kỳ to lớn, của tự nhiên của lịch sử và của tư duy...”(C. Mác và
Ph. Ăng- ghen. Tuyển tập t,V,ST,H 1998 tr 200)
b) Hai lần phủ định liên tiếp tạo thành chu kỳ của sự phát triển.
Điều cần chú ý là cả hai lần phủ định đó có những đặc điểm cơ bản khác nhau.
Lần phủ định thứ nhất nảy sinh trên cơ sở phê phán cái bị phủ định và vì thế, mặc dù nó
vẫn kế thừa những nhân tố cơ bản của những các cũ. dĩ nhiên, do thiên hướng ấy mà trong
lĩnh vực xã hội nhiều khi do tả huynh làm nảy sinh tư tưởng phủ định sạch trơn. Lần phủ
định thứ nhất vì vậy được xem là lần phủ định giản đơn.
Lần phủ định thứ hai, theo nguyên tắc, đối lập với “ các phủ định” nên nó giống
với “ cái bị phủ định” ban đầu vì có xu hướng khôi phục nhưỡng mặt tích cực của cái bị
phủ định ban đầu.
Tuy nhiên, sư giống nhau này là sự giống nhau vế hình thức bên ngoài, còn có khi
cấu trúc bên trong và đặc biệt là nội dung của sự vật thì lại khác về căn bản. Sự khác biệt
này chủ yếu là sư khác biệt về trình độ phát triển, điều đó có nghĩa là trong quả trình tiến
hoá, sau hai lần phủ định thì sự vật đã phát triển ở trình độ cao hơn mặc dù về hình thức
nó dường như quay trở lại các cũ.
Chính sự phát triển phức tạp này đã làm nảy sinh hai quan niệm khác nhau về sự
phát triển , những người chỉ thấy sự lặp thì cho rằng chỉ có sự vận động vòng tròn. Những
người chỉ thấy trình độ cao thấp thì cho vận động đi theo đường thẳng. Nhưng trong thực
tế lần phủ định thứ hai, với tư cách là kết thúc một chu kỳ của sự phủ định, đã tạo ra sự
phát triển mang cả hai đặc điểm đồng thời. Kết quả ấy là do quá trình lọc bỏ thực hiện
thông qua từng mắt khâu phủ định khác nhau.
c) Như vậy quy luật phủ định của phủ định tạo nên sự phát triển của thế giới

khách quan theo một đường xoắn ốc mà mỗi vòng khâu của nó là “ một mắt xích” của quá
trình phủ định của sự phủ định. Tuy nhiên, sẽ là giản đơn nếu mỗi chu kỳ chỉ có hai lần

12


phủ định. Để hoàn thành một chu kỳ theo đúng nghĩa của nó, nhiều khi một sự vật phải
qua một số lần phủ định, nó phải vòng đi, vòng lại mới tạo ra được sự vật về căn bản có
nhiều hình thức thật giống nó. Đó là những vòng phủ định liên tiếp đẻ từ một trứng tằm ta
lại có những trứng tằm khác hoặc từ xã hội dựa trên những chế độ công hữu đi tới một
chế độ dựa trên chế độ công hữu ở trình độ cao hơn.
Câu 28. Thực tiễn là gì? tại sao nói thực tiễn là cơ sở và động lực của nhận
thửc?
trả lời: Các trào lưu triết học trước đây, kể cả triết học của PhoiBách, xem xét
nhận thức tách rời hoạt động thực tiễn của con người, khuyết điểm chủ yếu của chủ nghĩa
duy vật trước Mác là thiếu quan điểm thực tiễn, vì thế nó mang tính chất trực quan. Chủ
nghĩa duy tâm đã đề cập đến vai trò tích cực sáng tạo của con người, nhưng chỉ giới hạn
tính tích cực tính sáng tạo đó trong lĩnh vực tinh thần. Chủ nghĩa duy tâm đã tuyệt đối hoá
tinh thần chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần, và như vậy đã gạt bỏ được vai trò
của thực tiễn.
Trong lịch sử triết học, Mác là người đầu tiên nêu rõ vai trò của thực tiễn đối với
nhận thức. Đưa phạm trù thực tiễn vao lý luận nhận thức là một bước chuyển biến cách
mạng trong lý luận về nhận thức nói riêng và triết học nói chung.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-lê-nin, thực tiễn toàn bộ những hoạt động vật
chất có mục đích, mang tính lịch sử lịch sử- xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên
và xã hội.
Thực tiễn biểu hiện dưới nhiều hình thức. Hình thức đầu tiên của hoạt động thực
tiễn, tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động sống của con người là
hoạt động sản xuất vật chất. Hoạt động cải tạo xã hội bao gồm những hoạt động của con
người trong các lĩnh vực chính trị xã hội cũng là một dạng cơ bản của hoạt động thực tiễn.

những hoạt động thực nghiệm khoa học cũng là một dạng của hoạt động thực tiễn, trong
những hình thức đó, hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động cơ bản nhất. Vì nó quyết
định sự tồn tại và phát triển xã hội loài người trong mọi thời kỳ lịch sử. hơn nữa các hình
thức hoạt động khác suy cho cùng cũng là từ hoạt động đó mà ra và nhằm phục vụ cho
hoạt động đó.
Nói đến phạm trù thực tiễn, cần lưu ý đến hai đặc trưng, thứ nhất, hoạt động thực
tiễn là những hoat động thực tiễn của con người nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Nói hoạt
động thực tiễn là nói những phương tiện vật chất...để tác động, trực tiếp làm thay đổi bản
thân sự vật, trực tiếp cải tạo thế giới trong hiện thực. Nói đến hoạt động vật chất, tức là
nói đến sức mạnh vật chất, sức mạnh trực tiếp cải tạo thế giới của con người. trong quá
trình hoạt động thực tiễn, con người đã tạo ra một hiện thực mới, một “ thiên nhiên thứ

13


hai”, thế giới của văn hoá tinh thần và vật chất, những điều kiện mới cho sự tồn tại và
phát triển của con người không có sẵn từ đầu.
- Thứ hai, hoạt động thực tiễn có tính lịch sử xã hội. Tính xã hội của hoạt động
thực tiễn có nghĩa là hoạt động thực tiễn không chỉ là những hoạt động của từng con
người riêng lẻ, mà là dạng hoạt động cơ bản của xã hội loài người. Xét từ nội dung cũng
như từ phương thức thực hiện, hoạt động thực tiễn mang tính xã hội. Hoạt động thực tiễn
là một quá trình lịch sử, trải qua quá trình vận độnh và phát trển, trải qua những giai đoạn
lịch sử của nó. Có thể nói thực tiễn là thực tiễn là sản phẩm lịch sử, những mối quan hệ
muôn vẻ và vô tận giữa con người với giới tự nhiên và con người với con người.
Thực tiễn là cơ sở và động lực chủ yếu của nhận thức bằng hoạt động thực tiễn,
con người trực tiếp tác động vào sự vật, bắt các sự vật, hiện tượng của thế giới phải bộc lộ
những thuộc tính và quy luật của chúng. điều đó là thực tiễn đã cung cấp những tài liệu
làm cho cơ sở nhận thức. Tri thức của con người có thể thu nhận từ thực tiễn dưới dạng
vừa trực tiếp, vừa gián tiếp. Nhưng xét đến cùng thì mọi tri thức của con người đều nảy
sinh từ hoạt động thực tiễn. Không có thực tiễn thì con người không có nhận thức, không

có hiểu biết. Không có những kinh nghiệm thực tiễn thì cũng không có được lý luận. Hơn
nữa, chính trong quá trình hoạt động thực tiễn mà con người đã hoàn thiện bản thân mình.
Chính quá trình hoạt động thực tiễn là cơ sở phát huy tính tích cực sáng tạo của con
người, là cơ sở của sự phát triển trí tuệ con người. Thực tiễn không ngừng biến đổi và
phát triển, luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi nhận thức phải trả lời, đặt ra những
nhiệm vụ và phương hương phát triển của nhận thức, đòi hỏi những tri thức mới, những
khái quát mới để lý giải những vấn đề mới nảy sinh... Đó chính là động lực thúc đẩy nhận
thức phát triển. Trong lịch sử, các môn khoa học nối tiếp nhau ra đời và phát triển trên cơ
sở quá trình hoạt động thực tiễn của loài người.
Câu 29. Con đường biện chứng của nhận thức gồm có những giai đoạn nào?
Thực tiễn giữ vai trò gì trong con đường đó?
trả lời: áp dụng phép biện chứng duy vật vào nhận thức chúng ta thấy rằng, nhận
thức không phải là một phản ánh cứng đờ, sao chép máy móc hiện thực, mà là một quá
trình phát triển theo từng giai đoạn, những giai đoạn này liên hệ với nhau và giai đoạn này
nhất thiết phải là tiền đề của giai đoạn kia. Trong tác phẩm Bút ký triết học, Lênin đã viết:
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là
con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý.
Trực quan sinh động (hay nhận thức cảm tính) là giai đoạn đầu tiên của quá
trình nhận thức, dược biểu hien dưới ba hình thức: cảm giác, tri giác và biểu tượng. Khi
các sự vật trực tiếp tác động vào các giác quan của chúng ta thì trong chúng ta gây nên

14


những cảm giác. Mỗi cảm giác giúp chúng ta biếtt một thuộc tính nào đó của sự vật. Khi
tiếp xúc với sự vật, sự vật thườngcùng một lúc tác động lên nhiều giác quan của chúng ta,
giúp chúng ta cảm nhận thuộc tính của nó. Sự tổng hợp của nhiều cảm giác phản ánh
nhiều thuộc tính trong mối liên hệ hữu cơ với nhau về sự vật được gọi là tri giác. so với
cảm giác, tri giác đem lại cho chúng ta tri thức về sự vạt đầy đủ hơn, phong phú hơn,
hoàn chỉnh hơn. Trên cơ sở cảm giác và tri giác, trong óc con người xuất hiện một hình

thức cao hơn, đó là biểu tượng. Bộ não của con người có khả năng tái sản sinh ra ý thưc
hình ảnh của đối tượng đã được tri giác phản ánh trước đây. Biểu tượng là hình ảnh tái
hiện, được hình dung lại với những thuộc tính nổi bật của sự vật.
Giai doạn nhận thức cảm tính đem lại cho chúng ta những hiểu biết còn dừng lại ở
bề ngoài, cái hiện tượng, cái đơn nhất mà ít nhiếu còn mang tính ngẫu nhiên. Những cảm
giác tri giác và biểu tượng tự nó không thể phản ánh, khám phá được những thuộc tính
bản chất, những quy luật vận động của sự vật được. Nhận thức chỉ thức chỉ thực hiện
được điều đó trong giai đoạn tiếp theo của mình nhờ tư duy trừu tượng.
Tư duy trừu tượng (hay nhận thức lý tính) bắt nguồn từ nhận thức cảm tính
nhưng những phản ánh hiện thực sâu sắc hơn, tức là có thể nhận thức được những thuộc
tính và mối quan hệ bản chất, mang tính quy luật của sự vật. Sở dĩ có được sức mạnh đó
là vì tư duy trừu tượng đã sử dụng phương pháp trừu tượng hoá và khái quát hoá những
tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp.
Tư duy trừu tượng gồm những hình thức cơ bản: khái niệm, phán đoán, suy lý.
Khái niệm là một hình thức tư duy trừu tượng phản ánh những thuộc tính bản chât
và chung của một nhóm sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. khái niệm là kết
quả của quá trình trừu tượng hoá và khái quát hoá những tài liệu do nhận thức cảm tính
đem lại. Mọi khái niệm khoa học đều được hình thành, bổ sung và phát triển trên cơ sở
phản ánh những thành tựu và khoa học và thực tiễn. Có thể xem những khái niệm đẫ hình
thành như những vật liệu để xây dựng nên tri thức khoa học, hệ thống lý luận.
Phán đoán là một trong những hình thức của tư duy trừu tượng, vận dụng khái
niệm đã có lai với nhau nhằm khẳng định hoặc phủ định một thuộc tính nào đó của sự vật,
bất kỳ phán đoán nào cũng hoặc là chân thực, hoặc là giả dối.
Suy lý là liên kết một số phán đoán đã biết lại với nhauđể rút ra một phán đoán
mới. Trong suy lý, chúng ta nhận thức thế giới một cách gián tiếp
dựa trên việc sử dụng những tri thức đã đạt được để suy ra những tri thức mới.
Như vậy, tư duy trừu tượng phản ánh hiện thực khách quan thông qua những hình
thức như là khái niệm, phán đoán và suy lý. Những hình thức này không tách rời nhau
chúng có mối liên hệ biện chứng tác động và quy định lẫn nhau. Tư duy trừu tượng là sự
phản ánh hiên thực khách quan một cách gián tiếp, mang tính trừu tượng khái quát. Đó là


15


sự phản ánh sâu sắc, là sự nhận thức bằng khái niệm, mà khái niệm là sản phẩm cao nhất
của bộ óc con người bởi vì trong khái niệm phản ánh được những thuộc tính bản chât,
tính quy luật của sự vật.
Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính tuy có nhiều đặc điểm khác nhau, nhưng
chúng thống nhất biện chứng với nhau. Mỗi giai đoạn, mỗi yếu tố có vị trí và vai trò trong
quá trình nhận thức, chúng bổ sung, và hỗ trợ lẫn nhau, đem lai cho con người những hiểu
biết sâu sắc về sự vật. Nếu nhận thức chỉ dừng lại ở giai đoạn cảm tính thì con người sẽ
không thể nào khám phá ra được bản chất, quy luật của sự vật. Ngược lại, nếu tư duy trừu
tượng không bắt nguồn từ cảm tính thì sẽ không có cơ sở và không phản ánh đúng sự vật
được, cho nên nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai giai đoạn, hai yếu tố không
thể tách rời của một quá trình nhận thức thống nhất. Từ nhận thức cảm tính đến nhận thức
lý tính là sự chuyển hoá biện chứng, là sự nhảy vọt từ sự hiểu biết cụ thể cảm tính đến sự
hiểu biết khái quát về bản chất của sự vật.
Trong quá trình nhận thức, thực tiễn đóng vai trò cơ sở của quá trình ấy và của
mỗi giai đoạn trong quá trình ấy. Ngoài ra, thực tiễn còn đóng vai trò tiêu chuẩn duy nhất
không gì thay thế được trong việc đánh giá tính xác thực những kết luận của nhận thức,
của những tri thức thu được. Chính vì vậy, những kết quả của tư duy trừu tượng phải
được thể nghiệm trong thực tiễn, một mặt góp phần hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, phục vụ
thực tiễn, mặt khác chịu sự kiểm tra, đánh giá tính xác thực của thực tiễn, từ đó để khẳng
định, bổ sung, hoàn thiện, phát triển những kết quả nhận thức thu được.
Câu 30; Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là gì? Quan hệ biện chứng
giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong nền kinh tế
nhiều thành phần theo định hướng XHCN ở nước ta
trả lời: Mỗi hình thái kinh tế - xã hội có một hình thức sản xuất riêng, đó là cách
thức con người thực hiện quá trình sản xuất ở một giai đoạn lịch sử nhất định. Phương
thức sản xuất vật chất là sự thống nhất biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản

xuất.
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. trình độ
sản xuất thể hiện trình độ chinh phục tự nhiên của con người trong một giai đoạn nhất
định. Lực lượng sản xuất là sự kết hợp giữa lao động với tư liệu sản xuất, trước hết là
công cụ lao động. Ngoài công cụ lao động, trong tư liệu sản xuất còn có đối tượng lao
động. Phương tiện sản xuất (đường sá, cầu cống, xe cộ, bến cảng, hệ thống đồ chứa v. v. )
là yếu tố quan trọng của lực lượng sản xuất.
Trong thời đại ngày nay, khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, nó
vừa là ngành sản xuất riêng, vừa thâm nhập vào yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất đem

16


lại sự thay đổi về chất của lực lượng sản xuất tác động lẫn nhau một cánh khách quan làm
cho lực lượng sản xuất trở thành yếu tố động nhất.
Quan hệ sản xuất là quan hệ giữa con người với con người trong sản xuất vật chất,
thể hiện ở quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức quản lý và trao
đổi hoạt động với nhau và quan hệ phân phối sản phẩm. Trong quan hệ sản xúât, quan hệ
sở hữu về tư liệu sản xuất giữ vị trí quyết định các quan hệ khác.
Quan hệ sản xuất do con người tạo ra, song nó được hình thành một cách khách
quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
Quan hệ sản xuất mang tính ổn định tương đối bản chất xã hội và tính phong phú
đa dạng trong hình thức biểu hiện.
Giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ biện chứng.
Khi lực lượng sản xuất còn thủ công thì tính chất của nó thì tính chất cá nhân. Nó
thể hiện ở chỗ chỉ một người có thể sử dụng được nhiều công cụ khác nhau trong quá
trình sản xuất để tạo ra sản phẩm, như vậy,tất yếu dẫn đến quan hệ sản xuất sở hữu tư
nhân (nhiều hình thức) về tư liệu sản xuất.
Khi sản xuất bằng máy ra đời, trình độ lực lượng sản xuất công nghiệp thì một
người không thể sở dụng được nhiều mà chỉ một công cụ, hoặc một bộ phận, chức năng,

như vậy, quá trình sản xuất phải nhiều người tham gia, sản phẩm lao động là thành quả
của nhiều người. ở đây, lực lượng sản xuất đã mang tính xã hội hoá. Và tất yếu một quan
hệ sản xuất thích hợp phải là quan hệ sản xuất sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất.
ăng - ghen viết: “ giai cấp tư sản không thể biến những tư liệu sản xuất có tính
chất hạn chế ấy thành những lực lượng sản xuất mạnh mẽ được, nếu không biến những tư
liệu sản xuất có tính chất xã hội mà chỉ có một số người cùng làm mới có thể sử dụng
được” (Ph.ăngghen. “Chống Đuy- rinh”, ST,H.,1971,tr, 455).
Quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện ở chỗ:
- Xu hướng của lực lượng sản vật chất không ngừng biến đổi, phát triển, sự biến
đổi đó bao giờ cũng bắt đầu bằng sự biến đổi và phát triển của lực lượng sản xuất mà
trước hết là công cụ. Công cụ phát triển dẫn đến mâu thuẫn gay gắt với quan hệ sản xuất
hiện có và xuất hiện đòi hỏi khách quan phải xoá bỏ quan hệ sản xuất cũ, thay bằng quan
hệ sản xuất mới. Như vậy, quan hệ sản xuất vốn là hình thức phát triển của lực lượng sản
xuất (phù hợp), nhưng do mâu thuẫn của lực lượng sản xuất (động) với quan hệ sản xuất
(không phù hợp). Phù hợp, không phù hợp và phù hợp, không phù hợp là biểu hiện mâu
thuẫn biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, tức là phù hợp trong mâu
thuẫn và bao hàm mâu thuẫn.
- Khi phù hợp cũng như không phù hợp với lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất
luôn có tính độc lập tương đối với lực lượng sản xuất thể hiện trong nội dung sự tác động

17


trở lại đối với lực lượng sản xuất, quy định mục đích xã hội của sản xuất, xu hướng phát
triển của quan hệ lợi ích, từ đó hình thành những yếu tố và thúc đẩy, hoặc kìm hãm phát
triển lực lượng sản xuất.
- Sự tác động trở lại nói trên của quan hệ sản xuất bao giờ cũng thông qua các quy
luật kinh tế xã hội, đặc biệt là kinh tế cơ bản.
- Phù hợp và không phù hợp giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là khách
quan phổ biến của mọi phương thức sản xuất. Sẽ không đúng nếu quan niệm trong chủ

nghĩa tư bản luôn diễn ra “ không phù hợp”, còn dưới chủ nghĩa xã hội luôn “phù hợp”
giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất.
Đại hội lần thứ VI của Đảng đã chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần
là đúng, bởi đường lối đó xuất phát từ trình độ của lực lượng sản xuất ở nước ta vừa thấp.
vừa không đồng đều nên không thể nóng vội và nhất loạt quan hệ sản xuất một thành
phần dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất như trước đại
hội VI. Làm như vậy là đẩy quan hệ sản xuất đi quá xa so với trình độ lực lượng sản xuất.
Mở ra nền kinh tế nhiều thành phần đã khơi dậy tiềm năng của sản xuất, khơi dậy năng
lực sáng tạo, chủ động của các chủ thể lao động trong sản xuất kinh doanh thúc đẩy sản
xuất phát triển.
Nền kinh tế sản xuất hàng hoá nhiều thành phần tự nó chứa đựng mâu thuẫn. Có
những thành phần kinh tế, vì lợi ích của mình có thể hoạt động theo hướng tư bản chủ
nghĩa, thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể mang tính chất xã hội chủ nghĩa nhưng
chưa thích nghi với cơ chế thị trường, làm ăn kém hiệu quả, nên ở đây diễn ra cuộc đấu
tranh “ định hướng” gay gắt. Vì vậy, để thực hiện được sự định hướng XHCN trong điều
kiện nền kinh tế nhiều thành phần thì sự lãnh đạo của Đảng và quản lý kinh tế của Nhà
nước giữ vai trò quyết định.
Câu 31: Quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong quá trình
phát triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng phát triển kinh tế XHCN ở nước
ta hiện nay?
Câu33. Những điều kiện để nước ta bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến
lên chủ nghĩa xã hội là gì? Cần hiểu khái niệm “ bỏ qua” như thế nào cho đúng?
trả lời
1. Lý thuyết hình thái kinh tế - xã hội của Mác khi vận dụng nó vào trong trường
hợp cụ thể từng quốc gia, từng dân tộc phải tính đến sự tác động phức tạp của hoàn cảnh
lịch sử - cụ thể của tổng hợp nhiều yếu tố.
Lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung phải trải qua các hình thái kinh
tế - xã hội một cách tuần tự từ thấp đến cao, song lịch sử nhân loại cũng không loại trừ sự

18



phát triển đặc thù của những quốc gia, dân tộc trong những hoàn cảnh nhất định, có thể “
bỏ qua” hình thái kinh tế - xã hội này, nhảy vọt lên hình thái kinh tế cao hơn. Chẳng hạn
người thổ dân châu úc, châu Mỹ đi từ chế độ nô lệ lên thẳng CNTB.
Nghĩa là, việc bỏ qua một hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử của nhiều dân tộc
là một khả năng thực tế được tạo nên do chính các quy luật chung nhất của vận động lịch
sử mà lý luận hình thái kinh tế - xã hội của Mác đã vạch ra.
Đây chính là biện chứng giữa cái riêng với cái chung, cái khách quan và cái chủ
quan trong sự vận động của xã hội.
2. Điều kiện để một nước chậm phát triển về kinh tế, “ bỏ qua chế độ tư bản chủ
nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội trong thời đại ngày nay sau khi chế độ XHCN bị sụp đổ ở
Liên - xô và ở Đông Âu:
a. Điều kiện khách quan (tiền đề kinh tế).
Đó chính là yếu tố thời đại. Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và
công nghệ đã quốc tế hoá lực lượng sản xuất. Vì thế ở đây đã chứa đựng “ dưới một hình
thức ít nhiều phát triển” - theo cách phân tích của Ph. Ăngghen - những phương tiện để
xoá bỏ CNTB. Và do đó có thể thông qua con đường giao lưu hợp tác “ đa phương hoá,
“đa dạng hoá”, để các nước chậm phát triển có thể đi vào con đường “ rút ngắn” ngay cả
khi CNTB chưa bị đánh bại tại quê hương của nó.
Do sự phát triển cao của lực lượng sản xuất, tính chất quốc tế hoá của lực lượng
sản xuất đã tạo nên một xu thế mới trong quan hệ giữa các quốc gia, các dân tộc, làm thức
tỉnh các dân tộc có thể đi vào con đường phát triển phi tư bản chủ nghĩa.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất trong các nước tư bản chủ nghĩa do cách
mạng khoa học công nghệ đưa lại, cũng mở ra nhiều yếu tố tăng cường kinh tế - là thành
tựu chung của nhân loại - mà các nước xã hội chủ nghĩa có thể sử dụng như những bước “
trung gian”, “ quá độ” về kinh tế để đi lên CNXH.
b. Điều kiện chính trị.
- Có đảng của giai cấp vô sản đã giành được chính quyền và trở thành đảng cầm
quyền.

- Xây dụng và thực hiện được một nhà nước kiểu mới: nhà nước của dân, do dân
và vì dân.
- Có một hệ thống chính trị đủ mạnh để đưa nề kinh tế và đất nước đi theo XHCN.
Trong thời đại ngày nay, nhân tố kinh tế - sự phát triển cao của lực lượng sản xuất
- suy cho cùng là nhân tố quyết định thắng lợi của CNXH. Song nhân ttố chính trị xét về
mặt chủ thể (chủ quan) của lịch sử lại trở thành nhân tố quyết định trong bước đường của
dân tộc. Đó là nhân tố chủ quan, song phải được “ khách quan hoá”, nghĩa là:

19


+ Đảng và nhà nước phải nhận thức và vận dụng đúng các quy luật khách quan
của lịch sử - mà trước hết là các quy luật kinh tế.
+ Đảng và nhà nước không chỉ cần có trí tuệ mà cần phải trong sạch, vững mạnh,
phải kiên định định hướng XHCN.
+ Đảng và nhà nước phải lấy chính sách, luật pháp để tập hợp, phát huy mọi tiềm
năng trong nhân dân trong đường lối phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
+ Đảng và nhà nước phải có chính sách đối ngoại đúng đắn để thu hút vốn, khoa
học - kỹ thuật và công nghệ của khu vực và thế giới.
+ Đảng và nhà nứơc phải tạo ra và sử dụng sức mạnh tổng hợp trong nước và thế
giới để nước ta “bỏ qua” chế độ tư bản chủ nghĩa.
3. Khái niệm “ bỏ qua” phải được hiểu một cách đúng đắn, không nên hiểu một
cách giản đơn.
- “ Bỏ qua” ở đây là “ bỏ qua” CNTB với tư cách là một hình thái kinh tế - xã hội
thống trị với đầy đủ các bộ phận cấu thành của nó.
- “ Bỏ qua” là quá trình “ rút ngắn” lịch sử cho nên chúng ta phải biết sử dụng,
thậm chí tạo điều kiện cho một số nhân tố TBCN đã có hoặc chưa có ở nước ta phát triển
trong quỹ đạo của CNXH như cho phép kinh tế tư bản tư nhân, kể cả tư bản nước ngoài,
hoạt động theo hiến Pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
- Để “bỏ qua”cần phải xây dựng nhà nước pháp quyền, nhưng bản chất phải là

nhà nước của dân, do dân và vì dân.
+ Mở rộng quan hệ với tất cả các nước, giao lưu văn hoá, đặc biệt là trao đổi về
khoa học kỹ thuật với tất cả các nước, song phải giữ bản sắc dân tộc, chống các tư tưởng
thù địch, văn hoá phẩm độc hại.
+ Về chính trị phải giữ vững quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản chống đa nguyên,
đa đảngv.v..
Như vậy “ bỏ qua” chủ nghĩa tư bản song ta vẫn có thể sử dụng một số một số
hình thức của chủ nghĩa tư bản làm “ trung gian” trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH.
Câu 34. Giai cấp là gì? Đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ ở nước ta diễn
ra như thế nào?
trả lời: Trước Mác đã có nhiều cách giải thích khác nhau về sự phân chia xã hội
thành giai cấp, có người lấy nguyên nhân sinh vật học, có người dựa vào địa vị xã hội, có
quan điểm dựa vào sự khác nhau về tư tưởng , ý thức, tài năng cá nhân, quy mô thu nhập,
nghề nghiệp...
Các quan điểm trên chưa nêu được tiêu chuẩn căn bản nói nên sự khác nhau về
bản chất giữa các tập đoàn người trong xã hội, tức là thực chất của sự phân biệt giai cấp.

20


Chủ nghĩa Mác - Lê nin tìm ra nguyên nhân của sự khác nhau về giai cấp từ trong
kinh tế gắn với chế độ kinh tế, quan hệ kinh tế. Quan niệm mác-xít về giai cấp được thể
hiện tập trung ở định nghĩa giai cấp của Lê-nin: “Người ta gọi là giai cấp, những tập
đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã
hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan
hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò
của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách thức hưởng thụ và
về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp về những tập đoàn
người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập
đoàn có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định” ( V.I.Lê - nin. Toàn

tập, t.39,TB,M.,1977,tr.17-18).
Nội dung định nghĩa này là:
Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị trong hệ thống sản
xuất nhất định. Địa vị này không nên hiểu một cách giản đơn là “người tổ chức” và “
người chấp hành” mà bao gồm hàng loạt các mối quan hệ xã hội giữa người và người
trong quan hệ sản xuất, cụ thể biểu hiện cơ bản sau:
+ Quan hệ giữa người và người trong việc sở hữu tư liệu sản xuất.
+ Quan hệ giữa người và người trong tổ chức lao động xã hội.
+ Quan hệ giữa người và người khác nhau về phương thức quy mô thu nhập.
Trong ba quan hệ này thì quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất là quan trọng nhất,
quyết định các quan hệ khác quyết định địa vị các giai cấp trong một hệ thống sản xuất
nhất định.
- Đoạn cuối “giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn người này có thể
chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác do chỗ tập đoàn có địa vị khác nhau trong một chế
độ kinh tế xã hội nhất định” phản ánh thực chất vấn đề phân chia giai cấp, thực chất của
quan hệ giai cấp.
Định nghĩa này cho đến nay vẫn là một định nghĩa khoa học có giá trị về cả lý
luận và thực tiễn. Tuy nhiên, không nên xem giai cấp là một phạm trù kinh tế. Giai cấp là
một phạm trù xã hội học, nên ngoài những sự khác biệt bởi những yếu tố vật chất nêu
trên, các giai cấp còn khác nhau về lối sống, tâm lý và tư tưởng. đó chỉ là những yếu tố
thứ hai, chúng ta được sinh ra, phụ thuộc vào yếu tố kinh tế xã hội.
Cần phân biệt giai cấp với tầng lớp và đẳng cấp. Giai cấp trực tiếp tham gia sản
xuất nằm trong hệ thống sản xuất. Tầng lớp không trực tiếp tham gia sản xuất, hoặc có chỉ
là bộ phận nhỏ chưa đủ lượng để biến thành chất, Chẳng hạn: tầng lớp trí thức.
- Đẳng cấp tiêu biểu cho những tập đoàn khác nhau về địa vị thực tế trong xã hội,
khác nhau về địa vị pháp lý của họ trong nhà nước.

21



Sự phân chia dẳng cấp theo một hệ thống khép kín cha truyền con nối. Như vậy sự
phân chia này dựa vào địa vị nxã hội, chưa nói đén sự khác nhau về bản chất giữa các tập
đoàn người trong xã hội.
Giai cấp dựa vào địa vị trong hệ thống sản xuất nhất định biểu hiên ba mặt cơ bản
đã nói ở trên phản ánh thực chất sự khác nhau giữa các tập đoàn người trong xã hội.
Đấu tranh giai cấp là gì? Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh giữa các giai cấp
có lợi ích căn bản đối lập nhau.
Vấn đề ở đây không phải là hai giai cấp khác nhau thì đấu tranh giai cấp với nhau
mà là các giai cấp khác nhau trong quan hệ lợi ích không điều hoà được đấu tranh với
nhau. Trong xã hội có các giai cấp đối kháng, đấu tranh của cá nhân trong giai cấp này
chống cá nhân trong giai cấp khác mới chỉ là mầm mống của đấu tranh giai cấp. Nó chỉ là
thực sự đấu tranh giai cấp khi cá nhân đó nhận thấy một cách tự giác hoạt động của mình
góp phần lật đổ giai cấp thống trị ( có tổ chức, có ý thức), bảo vệ lợi ích giai cấp mình.
Chẳng hạn, đấu tranh của người công nhân chỉ trở thành đấu tranh giai cấp khi nó nằm
trong cuộc đấu tranh chung của toàn bộ giai cấp công nhân chông lai toàn bộ giai cấp tư
sản, nhằm lật đỏ nền thống trị của giai cấp đó.
Cần phê phán những quan điểm cho đâu tranh giai cấp là kết quả của sự “ hiểu
lầm, sự không hiểu nhau giữa các giai cấp”, là kết quả của chính sách không khôn khéo
của nhà cầm quyền trong xã hội, là do sự xúi giục của những phần tử ác ý v. v...
Đấu tranh gia cấp là do sự đối lập nhau về địa vị kinh tế và mâu thuẫn về lợi ích
cơ bản của các giai cấp khác nhau sinh ra.
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh
mẽ, sự cuốc tế hoá lực lượng sản xuất kéo theo sự quốc tế hoá quan hệ sản xuất, các nước
ngày càng có mối quan hệ phụ thuộc nhau. Qúa trình quốc tế hoá công nhân, công nhân
hoá trí thức dang diễn ra như một tất yếu của chính nền sản xuất xã hội sinh ra. Tuy
nhiên, bản chất của CNTB vẫn không thay đổi. Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra.
Đây là thời đại của cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc gay go, phức tạp của nhân dan các
nước hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có điều giai cấp công nhân
phải tìm ra những hình thức và phương thức đấu tranh mới, phù hợp với điều kiện với
kinh tế xã hội hiện đại, từng bước đưa cuộc đấu tranh đi đến những thắng lợi mới và ngày

càng phát triển.
Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay diễn ra như thế nào?
Có quan điểm cho rằng trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần thì
không nên đặt vấn đề đấu tranh giai cấp vì nó dẫn đến phân tán lực lượng, chia rẽ lực
lượng. Quan điểm này không đúng vì sư tồn tại các thành phần kinh tế không loại bỏ đấu
tranh giai cấp. Đấu tranh giai cấp tất yếu khách quan chứ không phải do ý muốn chủ quan

22


của một ai. Vấn đề ở đây là đấu tranh thế nào để có hiệu quả, để hình thành phương thức
sản xuất mới. Trong quá trình đấu tranh giai cấp mới cần chú ý mấy điểm sau:
a. Cuộc đấu tranh giai cấp ở Việt Nam diễn ra trong tình hình phức tạp là sự biến
động của thế giới cùng với khủng khoảng ở các nước XHCN
+ Sự phục hồi về một số mặt trong kinh tế của nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
+ Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực thù địch chông phá CNXH với quy mô toàn
diện, tinh vi, đặc biệt là chiến lược diễn biến hoà bình của chúng.
+ ở trong nước ta tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường.
+ Giai cấp công nhân Việt Nam hình thành từ thế kỷ XIX , ra đời trước tư sản Việt
Nam. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, giai cấp công nhân sớm xác định được
vai trò lãnh đạo của mình và giành ưu thế tuyệt đối. Phần lớn công nhân xuất thân từ nông
dân.
Sự gắn bó giữa nông dân và công nhân được hình thành một cách tự nhiên trong
lịch sử của dân tộc. Trong cuộc đấu tranh với các thế lực chống chế độ mới, nông dân
luôn đứng về phía công nhân.
+ Trí thức Việt Nam đại bộ phận được đào tạo trong chế độ mới.
Trên thực tế công nhân, nông dân và trí thức nước ta là lực lượng cơ bản của cuộc
cách mạng XHCN.
Lực lương chống đối cách mạng chỉ là những bộ phận bảo thủ nhất, phản động hất

của giai cấp tư sản, những phần tử cực đoan trong chính quyền cũ, chúng hoạt động ngầm
ngầm chống phá cách mạng, chuẩn bi lực lượng chờ thời cơ nổi dậy. ở đây đòi hỏi chúng
ta phải cảnh giác, nhà nước XHCN không thể để mặc cho CNTB phát triển bằng bất cứ
giá nào.
b. Chủ động, tự giác kế thừa và sử dụng CNTB như là khâu trung gian để xây
dựng chủ nghĩa xã hội.
Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần nhằm tạo điều kiện để
mọi giai cấp, tầng lớp có thể phát huy hết năng lực sản xuất kinh doanh, khai thác mọi
tiềm năng đất nước. ở đây đấu tranh dưới hình thức đấu tranh thi đua trong kinh tế, giải
quyết kinh tế. Tăng cường hiệu lực của nhà nước trong việc quản lý kinh tế bằng pháp
luật và hình thức đấu tranh đặc biệt quan trọng. Đấu tranh cả trong ba lĩnh vực kinh tế,
chính trị , văn hoá tư tưởng. Cảnh giác với xu hướng tự phát TBCN, xu hướng xa rời mục
tiêu của xã hội (dân giàu nước mạnh, xã họi công bằng và văn minh, định hướng CNXH).
Mặt khác, trong điều kiện quốc tế hiện nay, cuộc đấu tranh giai cấp gay go phức tạp đòi
hỏi chúng ta kiên định tinh thần cách mạng, nắm vững định hướng chiến lược, mềm dẻo,
linh hoạt trong sách lược đấu tranh, bảo đảm sự thống nhất giữa giai cấp và nhân loại, giai

23


cấp và dân tộc trong đấu tranh. Điều có ý nghĩa quyết định là không ngừng nâng cao năng
lực và sức chiến đấu của Đảng, nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy mạnh
mẽ quyền làm chủ của quần chúng nhân dân.

Câu 35. Quan điểm Mácxít về bản chất con người?
trả lời: Lịch sử phỏt triển của xó hội loài người là lịch sử phát triển của con người.
Con người bằng hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn của mỡnh đó biến đổi
xó hội và làm nờn lịch sử của chớnh mỡnh, vỡ vậy lịch sử loài người cũng là lịch sử giải
quyết các vấn đề về con người. Trong lịch sử tư tưởng triết học có nhiều quan điểm khác
nhau về con người: Chủ nghĩa duy tâm tôn giáo quan niệm con người là do thượng đế, chúa

trời và linh hồn tối cao sinh ra, cái giá trị nhất của con người là linh hồn, bản chất người là
bản chất linh hồn; những nhu cầu vật chất, sinh vật chỉ là tạm bợ, nhỏ nhoi, tầm thường của
con người. Chủ nghĩa duy vật trước Mác tiến bộ hơn chủ nghĩa duy tâm, đó đề cao vai trũ của
con người trong vũ trụ, đặc biệt chủ nghĩa duy vật của Phoi-ơ-bắc thừa nhận con người là sản
phẩm của hoàn cảnh, là con người sinh vật, là một thực thể tự nhiên, thực thể sinh vật hoàn
toàn.
Tuy nhiên, các tư tưởng triết học trước Mác về vấn đề con người đều có hạn chế là
không thấy được vai trũ của con người trong sự phát triển xó hội, chưa thấy được vai trũ hoạt
động thực tiễn làm biến đổi xó hội của con người. Đại đa số các tư tưởng triết học trước Mác
khi quan niệm về con người thường đề cao, tuyệt đối hoá mặt: Bản thể tinh thần (CNDT) hoặc
bản thể vật chất (CNDV), họ không thấy được mối quan hệ biện chứng giữa những yếu tố tự
nhiên, sinh học và những yếu tố xó hội của con người. C.Mác viết: "Khuyết điểm chủ yếu từ
trước đến nay của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả CNDV của Phoi-ơ-bắc) là sự vật hiện thực cái
có thể cảm giác được, chỉ thừa nhận dưới hỡnh thức chỉnh thể hay hỡnh thức trực quan chứ
khụng được nhận thức là hoạt động cảm giác của con người thực tiễn".
Vượt lên trên tất cả hạn chế của lịch sử, Chủ nghĩa Mác - Lênin với thế giới quan duy
vật khoa học đó tiếp thu, kế thừa cú chọn lọc những di sản lý luận trước đó và những thành
tựu của khoa học tự nhiên, xuất phát từ con người hiện thực và hoạt động thực tiễn của họ để
lý giải bản chất con người: Con người là một thực thể vật chất, nhưng nó không giống các
dạng vật chất khác, mà là một thực thể tồn tại trong sự thống nhất biện chứng giữa mặt sinh
học (tự nhiên, vật chất, sinh vật) và mặt xó hội của con người. Tức là, con người vừa có mặt
vật chất vừa có mặt tinh thần, vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, vừa là chủ thể sáng tạo hoàn
cảnh. Mặt sinh vật của con người được cấu thành từ "cốt nhục"- xương thịt, nó tồn tại và phát
triển theo quy luật sinh học như: đồng hoá, dị hoá, trao đổi chất, di truyền, biến dị... đây là
yếu tố, điều kiện cần để cấu tạo nên con người sinh vật. Con người sinh ra từ tự nhiên, tuân
theo các quy luật tự nhiên, nhưng đồng thời con người tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của xó hội. Cũn mặt xó hội của con người là quan hệ giữa con người với con

24



người thông qua lao động và ngôn ngữ, từ đó hỡnh thành nờn những quan hệ xó hội; núi như
vậy là, chính những quan hệ xó hội của con người đem lại sự khác nhau về chất giữa con
người với các sinh vật khác.
Triết học Mác đặc biệt nhấn mạnh hoạt động thực tiễn của con người trong cải tạo và
biến đổi xó hội. Đặc biệt nhất là lao động của con người đó làm ra của cải vật chất, sỏng tạo
ra cụng cụ... cụng cụ là sản phẩm của lao động, là hệ thống khí quan vật chất nối dài, khí quan
nhục thể (bàn tay, khối óc) và chính nó nhân lên sức mạnh tư duy, trí tuệ và hiện thực hoá sức
mạnh của con người. Con người cũng như con vật được sinh ra từ giới tự nhiên, nhưng khác
con vật về chất ở chỗ con người có thể biến đổi tự nhiên, biết khẳng định cái tôi, là chủ thể
sáng tạo, là con người thực tiễn.
Trong cỏc mối quan hệ xó hội thỡ C.Mỏc đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ giữa con
người với con người trong quá trỡnh sản xuất vật chất và coi đây là quan hệ cơ bản và quyết
định nhất. C.Mác nói: "Bản thân con người bắt đầu tự phân biệt với con vật ngay từ sau khi
con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mỡnh". Có thể nói, C.Mác là người
đầu tiên đó phỏt hiện vai trũ của cỏc mối quan hệ xó hội trong việc tạo nờn bản chất của con
người. Trên cơ sở đó, triết học Mác đó đưa ra phương pháp tiếp cận mới về con người, đó là
con người thực tiễn và không nghiên cứu con người một cách chung chung, trừu tượng, mà là
những con người hiện thực, con người hành động. Từ việc đi sâu nghiên cứu những cá nhân
hiện thực bằng hoạt động và những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ, những điều kiện có
sẵn và những điều kiện do họ tạo ra, C.Mác đó khẳng định trong Luận cương về Phoi-ơ-bắc:
"Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong
tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xó hội", như vậy bản
chất con người không phải là những cái gỡ cú sẵn hay nhất thành bất biến, mà bản chất con
người là tất cả những gỡ được hỡnh thành nờn và bộc lộ ra trong cuộc sống. Bản chất con
người cũng không phải là cái gỡ trừu tượng mà là hiện thực, không phải là tự nhiên mà là lịch
sử, không phải là cái vốn có trong mỗi cá nhân riêng biệt, cô lập, mà là tổng hoà của toàn bộ
các quan hệ xó hội.
Con người hiện thực là một chỉnh thể thống nhất giữa cỏi sinh học và cỏi xó hội,
nhưng yếu tố xó hội mới là bản chất đích thực của con người. Con người muốn tồn tại và phát

triển thỡ trước hết phải tiến hành hoạt động lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất đáp ứng
nhu cầu của chính mỡnh. Trong quỏ trỡnh đó, con người không hoạt động riêng lẻ mà luôn
tác động lẫn nhau tạo nên các quan hệ xó hội đa dạng như: quan hệ vật chất, quan hệ tinh
thần, quan hệ sinh đẻ, quan hệ giai cấp, dân tộc... tuy nhiên, trong đó quan hệ vật chất
(QHSX) đóng vai trũ chi phối, quyết định các quan hệ xó hội khỏc. Tất cả những tỏc động đó
tham gia vào việc hỡnh thành và quy định bản chất con người. Điều này chỉ ra một tất yếu
của lịch sử là con người luôn sống trong một thời đại với những quan hệ xó hội nhất định.
Con người không thu mỡnh thụ động trước hoàn cảnh mà là những con người hiện thực, con
người hành động.

25


×