Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Phân tích triết học mối quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.44 KB, 13 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
“Đi về đâu?Hỡi chú chim lạc đàn
Đi về đâu?Hỡi con thú lạc bầy
Những con suối đã khơng cịn ca hát
Cánh rừng xanh đã khơng cịn bóng mát………
…Bão lũ thét gào, thiên nhiên khơ cằn, thiên tai bốn mùa..Vì ĐÂU?Vì
AI?”
Những câu hát này nằm trong bài hát về mơi trường mới được trình diễn
trong chương trình bài hát việt tháng 10 vừa qua thật sự đã làm rung động biết
bao trái tim người Việt. Nó ngân nga và thúc giục bất kì ai đã từng nghe và cảm
nhận những ca từ và giai điệu của bài hát. Và nó như một hồi chng gióng lên
về sự báo động của mơi trường sinh thái hiện nay ở Việt Nam.Dưới góc độ triết
học – xã hội vấn đề môi trường sinh thái là một điều mới mẻ. Trong vài thập kỉ
gần đây, môi trường sinh thái nổi lên như một vấn đề tồn cầu, cấp bách của
thời đại trong đó có Việt Nam. Là một người dân của đất Việt chúng ta phải làm
gì để đất nước ta xanh - sạch - đẹp? Dựa vào những kiến thức triết học đã được
học em xin phép được vận dụng chúng vào đề tài “Phân tích triết học mối
quan hệ giữa con người với môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay” để
giải thích thực trạng mơi trường sinh thái ở VN và vai trò của con người đối với
viêc bảo vệ môi trường sinh thái.
Bài viết của em được chia làm hai phần chính:
I.Thực trạng mơi trường sinh thái hiện nay ở Việt Nam – Nguyên nhân và
hậu quả
II.Vai trò của con người đối với việc bảo vệ môi trường
Do phạm vi đề tài rộng, với lượng kiến thức có hạn nên trong bài viết của
em không tránh khỏi được những sai sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của thầy cơ và các bạn. Qua đó em cũng xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình
của cơ giáo Nguyễn Mỹ Nhung giúp em hoàn thành bài viết này.

1



PHẦN NỘI DUNG
I.Thực trạng môi trường sinh thái Việt Nam hiện nay –
Nguyên nhân và hậu quả.
A – Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay.
Đối với nước ta, khi xem xét hiện trạng và đặc điểm của môi trường sinh
thái cần phải xuất phát từ việc phân tích những mâu thuẫn nảy sinh trong q
trình tác động qua lại giữa con người và tự nhiên trong điều kiện của một nước
đang phát triển và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các yếu tố truyền thống văn hoá
dân tộc như quan niệm của con người về thiên nhiên, về mối quan hệ của họ với
tự nhiên.Chính những quan niệm đó là một trong những nguyên nhân quan trọng
gây nên những mâu thuẫn giữa con người và tự nhiên trong quá trình khai thác
và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong điều kiện hiện nay ở nước ta.
Trong những năm gần đây Việt Nam đã tích cực tham gia công ứoc quốc
tế trong công tác bảo vệ môi trường , duy trì đa dạng sinh học và phát triển bền
vững.Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng có những mặt trái của nó mà
chúng ta cần phải suy nghĩ. Ở đây em xin phép được đề cập tới thực trạng môi
truờng VN hiện nay qua các mặt khác nhau. Chẳng hạn như :vấn đề phá rừng
xâm phạm tài sản quốc gia, vấn đề khai thác và buôn bán động vật hoang dã, ô
nhiễm nguồn nước, sự đô thị hố tăng nhanh, vấn đề ơ nhiễm khơng khí, những
diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết, vấn đề mơi trường xã hội..vv…
Có thể nói nguồn tài ngun thiên nhiên và những điều kiện địa lý tự
nhiên là một ưu thế của nước ta, đặc biệt phải kể đến là nguồn tài nguyên tái tạo
(rừng, đất đai, động thực vật…) một số tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, than đá
khí hiếm…). Thêm vào đó khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mặt trời chiếu
sáng quanh năm là nguồn cung cấp năng lượng vô tận cho sự sống của con
người và mọi sinh vật.Nhưng với một số tài nguyên sẵn có đó một mặt chúng ta

2



chưa biết khai thác và sử dụng hợp lí , dẫn đến sự nghèo nàn và cạn kiệt số tài
nguyên đó, mặt khác cịn gây ra ơ nhiễm mơi trường sinh thái:
_ Tình trạng phá rừng và bn bán trái phép đơng vật hoang dã:…”Đất
nước ta rừng vàng biển bạc”…đó là một câu trích dẫn trong cuốn sách địa lý
Việt Nam mà bất cứ học sinh nào cũng được học và thấm nhuần.Rừng không chỉ
là một kho tài nguyên mà cịn là một tư liệu sống vơ giá.Rừng Việt Nam khơng
chỉ nhiều mà cịn đa dạng về chủng loại và rất phong phú về động thực vật.Ngày
nay rừng nước ta đã và đang bị phá hoại nặng nề, rừng nguyên thuỷ chỉ cịn
chiếm khoảng 66432 km trong đó rừng bảo vệ là 7635 km (sách tổng cục thống
kê môi trường Việt Nam). Sự cạn kiệt rừng ở nứoc ta hiện nay thực sự là một
vấn đề kinh tế và sinh thái nhức nhối và cấp bách nhất.Cùng với hiện tượng phá
rừng thì việc bn bán và săn bắn những đơng vật hoang dã cũng phát triển rất
mạnh.Báo điện tử moitruongsinhthai.com.vn ngày 5/7 /2005 đã phản ánh rất rõ
hiện trạng này ở những khu rừng Uminh , miền trung nam bộ… và việc buôn
bán trái phép thú quý hiếm ở vùng biên giới các tỉnh Tây Ninh, Cà Mau…..
_Sự suy thoái đất đai :Với hơn 33 triệu ha, đất đai VN đứng thứ 12 trên
thế giới, nhưng tính bình qn đầu người thì rất thấp, cịn bình qn diện tích đất
canh tác theo đầu người vào loại thấp nhất thế giới.Mặc dù sản xuất nông nghiệp
VN đã và đang phát triển rõ rệt nhưng môi trường đất cũng đang suy thái
nghiêm trọng.Biểu hiện quan trọng nhất ở hai quá trình:
 Qúa trình ong đá đất ở Đơng Nam Bộ, Tây Ngun thay vào đó là
những vùng đất chết.
 Qúa trình xói mịn đất cũng khơng kém phần quyết liệt. Sau 6-7 năm đất
ở những vùng bị xói mịn trở thành sỏi đá.
_Tài nguyên nước :Rừng- đất- nước là cả một mối quan hệ sinh thái liên
quan chặt chẽ đêns nhau.Khi rừng cạn kiệt nghiêm trọng, đất bị xói mịn đến vơ
cùng thì tài nguyên nước của chúng ta cũng đang nằm trên cái ranh giới của bến
bờ cạn kiệt và ô nhiễm xảy ra ở các khía cạnh khác nhau:


3


 Sự ô nhiễm nguồn nước đang xảy ra từng ngày từng giờ, khi mà nguồn
nước sạch, nước ngọt không chỉ là vấn đề kinh tế- xã hội mà còn là vấn đề sinh
thái gay cấn.Rác thải và chất thải của cuộc sống sinh hoạt và của các nhà máy
thải ra đến nay là chưa thể ước tính được.VD như rác thải bừa bãi ở ven Hồ
Tây(HN), ven bờ sông Tơ Lịch…. Các chất thải hố học độc hại ở các nhà máy
than,địa chất…Theo số liệu điều tra hộ gia đình đa mục tiêu của Tổng Cục
Thống Kê, tính đến năm 2000 có 42% dân số cả nước sử dụng nước sạch (thành
thị chiếm 60%- riêng nứoc máy 47%).Hầu hết việc sử dụng nước sạch tập trung
chủ yếu ở thành phố, thành thị cịn các thị trấn vùng nơng thơn chưa được cải
thiện nhiều..tình trạng thiếu nước sạch cịn diễn ra ở nhiều nơi gây khó khăn rất
nhiều cho đời sống sinh hoạt của người dân
 Hiện tượng khai thác nước ngầm vô tổ chức: khi mà tốc độ đô thị hoá
tăng nhanh, dân cư phát triển ngày một nhiều ở nước ta nổi cộm lên một vấn đề
đáng bàn hơn nữa là hiện tượng “ người người khoan giếng, nhà nhà khoan
giếng”.Những mạch nước ngầm bị khai thác một cách vô tổ chức và dẫn tới sự ô
nhiễm là một điều tất yếu.Như ta đã biết nguồn nước ngầm bị ơ nhiễm thì khó
lịng mà cứu chữa và đó là một tài sản vơ giá.
 Hiện tượng mặn hố, phèn hố nước ở các vùng nơng thơn VN là những
nguy cơ của mơi trường.Thêm vào đó là cả một hệ thống kênh rạch chằng chịt
dẫn đến nhiều những hậu quả khác nhau:sinh hoạt của người dân trở nên khó
khăn, các nguôn thuỷ hải sản giảm dần dẫn tới đời sống kinh tế đi xuống..
 Đáng chú ý hơn cả là tình trạng khai thác quá mức tài nguyên ven biển
và hiện tượng ơ nhiễm dầu đang hồnh hành. Những nguồn tài ngun thuỷ hải
sản chưa kịp t tạo thì đã bị con người khai thác một cách triệt để như ở bờ
biển miền Trung,và cả Kiên giang mà hằng năm khai thác thuỷ sản trên 2000 tấn
đang lên mức báo động.
_ Vấn đề ơ nhiễm khơng khí: Trong các yếu tố mơi trường sống, khơng

khí được coi là yếu tố quan trọng.Vấn đề ơ nhiễm khơng khí ở nước ta đã có
song nhìn chung khơng đến mức nguy hiểm và cũng chưa phải là hiện tượng
4


phổ biến. Nhưng mức độ ô nhiễm ở nước ta đặc biệt là các thành phố lớn như
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phịng… cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình trạng
sức khoẻ và sự phát triển kinh tế của người dân .Hiện nay ở một số nút giao
thông trọng điểm của các thành phố lớn hàm lưọng chất ô nhiễm và mức độ ồn
đã vượt quá mức cho phép nhiều lần ( nồng độ C02 đã vượt 2- 10 lần cho phép,
ở những khu vực đường tráng nhực ô nhiễm bụi đã vượt 5-7 lần mức cho phép).
_Diễn biến bất thường của khí hậu, thời tiết và đặc biệt là hiện tượng
ELNINO:Theo xu hướng thời tiết chung của trái đất thì nhiều năm qua nhiệt độ
của nước ta đều có xu hướng tăng dần và ngược lại thì lượng mưa lúc tăng lúc
giảm.Vì vậy thiên lai lũ lụt, hạn hán kéo đến là những điều tất yếu xảy ra gây
ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của mọi ngươì dân.Hơn thế nữa, hiện tượng thơì
tiết khí hậu đặc biệt như mưa đá (do sự đối lưu của dịng khơng khí nóng và
dịng khơng khí lạnh dẫn đến) rồi những cơn bão rất lớn liên tiếp kéo đến đe
doạ cuộc sống của người dân gây thiệt hại nhiều về cả người và của.Mới gần
đây nhất báo Lao Động số ra ngày 21/11/2006 vừa qua đã có bài đăng về hiện
tượng mưa đá xảy ra vào ngày 20/11 trước đó một ngày như một minh chứng về
hiện tượng ELNINO đổ bộ đến VN.Nó đã gây thiệt hại lớn vè người và tài sản
cho nhân dân ở các tỉnh vùng Đông bắc bộ như Quảng Ninh, Hải Phịng…
_Mơi trường xã hội: sẽ là khơng đầy đủ và tồn diện nếu như trong mơi
trường sinh thái ở VN hiện nay không kể đến mảng ô nhiễm môi trường xã
hội.Đó là sự tràn lan các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, rượu chè cờ
bạc….Đất nước sẽ không phát triển lên được nếu như những tình trạng này cứ
diễn ra ở khắp mọi nơi trên tổ quốc dưới mọi hình thức.
B –Nguyên nhân và hậu quả
Trái đát là cái nôi và ngôi nhà của thập loại chúng sinh cây cỏ. Suốt cuộc

hành trình từ hang động cho đến những ngôi nhà chọc trời, con người thường
xuyên có tham vọng cải thiện cuộc sống của mình.Nhưng chính con người đã
tàn phá một cách khủng khiếp ngôi nhà chung của nhân loại.Trước thực trạng đã
nêu trên bao gồm rất nhiều vấn đề xảy ra như vậy đã khi nào chúng ta tự hỏi
5


nhau xem chúng có nguồn gơc từ đâu?Ngun nhân của chúng là gì?Và hậu
quả chúng đem lại như thế nào?
_Có thể trả lời ngay rằng , nguyên nhân chủ yếu và quan trọng nhất làm
ảnh hưởng tới môi trường là ý thức của con người.Mọi sự biến đổi của vũ trụ
đều có hai mặt của nó và sự tác động của con người vào thiên nhiên cũng
vậy.Nếu con người tác động vào thiên nhiên theo đúng quy luật, theo chiều
hướng tích cực thì sẽ làm thiên nhiên ngày càng phong phú đa dạng…ngược lại
nếu con người chỉ biết khai thác những nguồn thiên nhiên có sẵn một cách vơ ý
thức mà qn đi sức chịu đựng của nó thì tất yếu thiên nhiên sẽ bị tàn phá. Tiêu
biểu ở đây là thảm cảnh rừng VN, khơng cịn gì đáng nói hơn ngoài hai chữ “
kiệt quệ”.Mà nguyên nhân ở đây một phần là do chiến tranh hoá học của Mĩ để
lại trên 48% diện tích trồng trọt và phần lớn là do lối suy nghĩ thiểm cận cùng
với sự hiểu biết kém cỏi của người sản xuất nhỏ, khai thác rừng, động vật bừa
bãi bất hợp pháp….Song hành cùng với những nguyên do đó là những hậu quả
kéo dài.Các số liệu gần đây cho thấy rừng tự nhiên ở ĐB Sơng Cửu Long giảm
sút nghiêm trọng 1990-1995 khoảng 41300 ha(bình quân giảm 2500 ha/năm),
rừng ngập mặn chỉ còn 71841 ha(1997) so với 93000 ha(1988), 126000
ha(1983), và 250000 ha(1950).Kết quả rừng ở ĐB Sông Cửu Long giảm 3 lần
sau50 năm , diện tích rừng đang mất dần.Rừng mất khơng chỉ tiêu huỷ tài
nguyên rừng ảnh hưởng đến môi truờng sinh thái mà cịn làm nhiều lồi động
thực vật bị tuyệt chủng , cuộc sống con người bị đe doạ
_Bên cạnh đó là sự quản lí lỏng lẻo của nhà nước.Các cấp lãnh đạo, các
ban ngành chưa thật sự kiên quyết xử lí những trường hợp vi phạm pháp luật

cũng tạo điều kiện cho những “ sâu làm giầu nồi canh” phá hoại mơi trường sinh
thái đồng nghĩa với việc kìm hãm sự phát triển của đát nước.
-Sự bùng nổ dân số cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi
trường sinh thái.Dân số ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu của con người mỗi
ngày một cao hơn.Và đây cũng là một nguyên nhân cho mọi sự thay đổi và là
mối đe doạ môi trường lớn nhất.Mật độ dân số trung bình ở nước ta là
6


200ng/km2 thuộc loịa cao nhất thế giới.Dự báo năm 2020 dân số nước ta đạt đến
gần 100 triệu người.Dân số đơng, dân trí thấp mà diện tich đất canh tác ngày
càng bị thu hẹp, con người chạy theo lợi nhuận trước mắt mà không nghĩ đến
bảo vệ môi trường bền vững lâu dài.Những tình trạng về thiếu nước sạch, ơ
nhiễm do xả rác và chất thải bừa bãi là hậu quả khôn lường dưới sự tác động của
dân số.Sự phát triển dân số quá nhanh và lối sống buông thả kiểu hiện đại
phương tây dẫn đến những tệ nạn ô nhiễm mơi trường ở khía cạnh về văn hốxã hội.
_Viêc gia tăng sử dụng các phương tiện giao thông và mạng lưới sản xuất
quy mô vừa và nhỏ , cùng với hạ tầng kiến trúc đơ thị cịn yếu là nguyên nhân
làm cho điều kiện vệ sinh môi trường ở nhiều khu dân cư lâm vào tình trạng
báo động.Hệ thống cấp nước , thốt nước lạc hậu,xuống cấp , khơng đáp ứng
được yêu cầu.Thêm vào đó các phương tiện vệ sinh lại chưa cân xứng với lượng
rác thải ra của người dân, số lượng dụng cụ dọn dẹp cịn ít, khả năng xử lí và thu
gom rác thải cịn hạn chế, chưa thể giải quyết được yêu cầu bức xúc về vấn đề
này.Tình trạng cơ sở hạ tầng kĩ thuật , trang thiết bị bảo vệ môi trường yếu kém
lạc hậu, trong khi đó khả năng đầu tư của nhà nước cho mơi trường cũng như
doanh nghiệp hiện nay cịn hạn chế.
_Cuối cùng phải kể đến là tốc độ đô thị hố và phát triển cơng nghiệp hiện
nay rất mạnh.Việt Nam đang trên con đường xây dựng và phát triển đòi hỏi sử
dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, các chất thải trong sản xuất ngày một tăng
lên đã, đang và sẽ làm bẩn khơng khí, đất, nước làm cho mơi trường sống của

con người ngày một xấu đi.Các chất thải từ các bệnh viện, các phịng thí nghiệm
khoa học, khu chăn ni đều khơng được xử lí gây nguy hiểm cho mơi truờng
xung quanh.Các hố chất như methane, c02, các khí thải nhà máy, xe cộ… thải
ra đang dần đục thủng tầng OZONE, gây ra sự tăng nhiệt độ của bầu khí quyển
 Sự thay đổi thời tiết, khí hậu bất thường như hạn hán, lũ lụt thiên tai dịch
bệnh,.. nặng nề hơn cả là những cơn bão lớn và hiện tưọng ELNINO.

7


II.Vai trò của con người đối với việc bảo vệ môi trường sinh
thái
A-Mối quan hệ giữa Con người- Tự nhiên -Trình độ phát triển xã hội
Một trong những biểu hiện quan trọng nhất , rõ ràng nhất tính thống nhất
vật chất của thế giới là sự thống nhất bền vững và biện chứng giữa các yếu tố
trong hệ thống “Tự nhiên- Xã hội-Con người”.Sự thống nhất đó được thực hiện
thơng qua mối quan hệ, sự tác động và quy định lẫn nhau giữa xã hội và tự
nhiên, trong quá trình hoạt độngvà làm nên lịch sử lồi người.Để có được sự
hiểu biết đầy đủ và sâu sắc những vấn đề đang được đặt ra trong lĩnh vực môi
trường sinh thái cũng như tìm kiếm các con đường đúng đắn để giải quyết
chúng, cần có cách tiếp cận triết học – xã hội đối với vấn đề mối quan hệ giữa
con người – xã hội – tự nhiên.
Thế giới là vật chất, luôn vận động, biến đổi và phát triển trong mối quan
hệ chật chẽ, ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố.Nguyên lý này khẳng định rằng
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên mang tính chất lịch sử cụ thể, nghĩa là
mối quan hệ này có tính chất khác nhau trong thời đại khác nhau.Sự khác nhau
này phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội, trước hết là phương thức sản
xuất với tư cách là động lực phát triển xã hội , trong đó lực lượng sản xuất xã
hội đóng vai trị chủ đạo.Trong sự phát triển của xã hội đã từng diễn ra bốn cuộc
cách mạng trong lực lượng sản xuất đã đưa nhân loại từ mê muội, dã man sang

văn minh nông nghiệp , văn minh cơng nghiệp và văn minh trí tuệ.Trong q
trình đó, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên cũng diễn ra bốn mức độ:Sự
phụ thuộc hoàn toàn mù quáng của con người vào tự nhiên hay sự hài hoà tuyệt
đối giữa con người với tự nhiên,tiếp đến là giai đoạn con người đã bắt đầu phân
biệt sự khác nhau giữa họ với tự nhiên, song lúc này con người chỉ mới biết khai
thác tự nhiên trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, cùng với cuộc cách mạng
công nghiệp cuối thế kỉ XVII, cách mạng khoa học – kỹ thuật đã xuất hiện mâu
thuẫn giữa con người với tự nhiên và mâu thuẫn đó ngày càng gay gắt.Chính

8


mâu thuẫn đó là nguồn gốc của thưc trạng mơi trường sống hiện nay trên thế
giới.Qúa trình lịch sử vẫn tiếp tục, với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ,
con người có được những điều kiện, cả về nhận thức lẫn phương tiện để giải
quyết những mâu thuẫn giữa xã hội với tự nhiên.
B – Vai trò của con người và xã hội đối với việc bảo vệ môi trường
sinh thái
Vấn đề môi truờng sinh thái hiện nay ở thế giới nói chung và ở Việt Nam
nói riêng đang đụng chạm đến nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và
liên quan đến nhiều khoa học.Những khía cạnh khác nhau của vấn đề môi
trường như sinh học, địa lí, y học tư tưởng, chính trị, đạo đức…Từ thực tiễn
nghiên cứu và giải quyết vấn đề sinh thái của thời đại và trong điều kiện cụ thể
của nước ta đã nảy sinh nhu cầu cần thiết phải có một sự nhìn nhận chính xác
về vai trị của con người trước thực tại môi trường sinh thái Việt Nam. Trong đó
con người và xã hội là chủ thể có một vai trò ngày càng to lớn trong việc biến
đổi tự nhiên, và ngày nay là việc khắc phục những mặt tiêu cực của quá trình
phát triển xã hội, để làm thế nào lồi người có thể trở lại sống hài hoà thực sự
với tự nhiên trong thế giới hiện đại.Bản thân tự nhiên về mặt cấu trúc cũng như
chức năng hồn tồn khơng có gì mâu thuẫn với xã hội, mâu thuẫn giữa con

người và tự nhiên chỉ xuất hiện trong quá trình hoạt động sống và phát triển xã
hội của con người.Quan trọng nhất là quá trình sản xuất ra của cải vật chất điều
khiển một cách vô ý thức mối quan hệ gữa con người và tự nhiên nghĩa là phải
nắm bắt được những quy luật của tự nhiên đồng thời phải biết vận dụng những
quy luật đó vào hoạt động thực tiễn xã hội.Với mục đích đưa xã hôi trở lại với tự
nhiên , con người trong các hoạt động thực tiễn của mình phả biết tuân thủ theo
các nguyên tắc tự tổ chức, tự điều chỉnh, tự làm sạch,tự bảo vệ thiên nhiên.Để có
thể xây dựng được mối quan hệ thật sự giữa xã hội và tự nhiên, con người cần
phải thay đổi chiến lựoc phát triển xã hội, từ chỗ vì lợi ích của xã hội, của con
người sang vì lợi ích ,vì sự tồn tại và phát triển của cả hệ thống tự nhiên-xã hội-

9


con ngừơi, nghĩa là thực hiện chiến lược phát triển bền vững vì sự sống tồn
khơng chỉ của thế giới hơm nay mà cịn vì sự sống và cơ hội phát triển mai sau.
Với thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay,bản thân em xin
mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để cải thiện và bảo vệ môi trường ở đất
nước ta:
_Trước hết nhà nước cần sớm có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp
nhằm luật hố các chủ trương, chính sách về mơi trường và phát triển bền vững,
khẳng định hiệu lực của cơ quan nhà nước trong việc thi hành luật để tránh
những tổ chức, cá nhân có thể lạm dụng những kẽ hở của luật pháp. Riêng với
tình trạng tàn phá rừng,nhà nước cần đẩy mạnh phát triển hệ thống các khu rừng
đặc dụng và phải có biện pháp nghiêm khắc trừng trị những kẻ phá rừng, buôn
gỗ lậu.Đồng thời cũng kêu gọi công tác trồng cây gây rừng ở từng địa phương.
_Thay đổi về nhận thức – xây dựng ý thức sinh thái ở các khu đô thị,
thành phố lớn cũng như ở các vùng nông thôn…Mỗi người dân cần phải giáo
dục và nâng nhận thức của mình về bảo vệ môi trường xanh- sạch-đẹp.
_Giảm thiểu ô nhiễm ở các khu công nghiệp gây ô nhiễm nghiêm trọng

bằng cách sử dụng các thiết bị xử lí chất thải hiện đại, theo cơng nghệ mới, tái
sử dụng,t chế chơn lấp và tiêu huỷ chất thải, quản lí chất thải nguy hại.
_Đối với vấn đề nước thải và việc cung cấp nươc sạch ở các thành phố lớn
và các vùng nông thôn cũng cần có những dự án cải tạo cụ thể và thiết
thực.Những năm qua vấn đề nước sạch đã được các cấp chính quyền, các
nghành quan tâm, từ năm 1995-2000 với con số khoảng 400 tỷ đồng (trong đó
khoảng 60% tổng số vốn là đầu tư cung cấp nước sạch cho các vùng nông thôn)
để thực hiện cải thiện nước sạch và vệ sinh mơi trường.Đó là tín hiệu mừng cho
đất nước ta khi được Đảng và Chính phủ hỗ trợ như vậy.ở thành phố lớn như
Hà Nội đã có khá nhiều dự án nhằm cải tạo, cải thiện môi trường cũng như diện
tích các sơng hồ hiện có, điển hình là một số hồ như hồ Thiền Quang, Giảng
Võ…đã được nạo vét và làm sạch trở lại.

10


_Bên cạnh đó các hoạt động tuyên truyền vận động người dân bảo vệ môi
trường cũng rất cần thiết như tổ chức” Hồ bình xanh”, những chiến dịch như”
Mùa hè xanh tình nguyện” của sinh viên, “Đường làng ngõ xóm xanh- sạchđẹp” ở nơng thơn….Cùng với những hoạt động đó thì vai trị của thơng tin và hệ
thống điều khiển môi trường sinh thái cũng rất quan trọng trong việc bảo vệ môi
trường.

11


PHẦN KẾT LUẬN
Có thể khẳng định rằng, con người hiện đại không thể thiếu khoa học và
công nghệ , cũng như không thể sống tách rời khỏi môi trường tự nhiên.Một bài
học xương máu rút ra từ q trình cơng nghiệp hố vừa qua là khơng thể tách
mục tiêu sinh thái là yêu cầu tất yếu, khách quan của sự phát triển xã hội nói

chung và của sự cơng nghiệp hố hiện đại hố ở nước ta hiện nay nói riêng.Khi
thiên nhiên đã chịu đựng đến mức tột cùng những hành vi xâm phạm thơ bạo
của con người ắt nó sẽ trả thù, mà hậu quả do thiên nhiên gây ra dường như
khơng có một sức mạnh nào có thể cản phá được.Ngay từ những giây phút này,
bạn, tôi, và tất cả mọi người trên trái đất này hãy cùng nhau bảo vệ môi trường
trước khi quá muộn.Hãy làm cho mọi người hiểu rằng bất kỳ hành động nào của
bạn dù bé nhỏ nhưng cũng ít nhiều làm thay đổi cái nôi thiêng liêng của chúng
ta.Chúng ta không thể không nghĩ đến thế hệ con cháu mai sau.Hãy để lại cho
muôn đời con cháu mai sau giang sơn cẩm tú mà cha ông ta đã để lại.Hãy để lại
cho con cháu không phải là sa mạc mà là những cánh đồng màu mỡ,những thảo
nguyên và rừng núi xanh rờn.Chúng ta cần phải biết cho đi nhiều hơn nữa để
đón nhận những gì thiên nhiên ban tặng.Ngồi ra chúng ta những sinh viên còn
đang ngồi trên giảng đường đại học, cần phải có trách nhiệm tuyên truyền và
phổ biến cho những người chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ
môi trường. "Hãy để hành tinh này, đất nước này mãi mãi xinh đẹp và tươi
xanh…"

12


MỤC LỤCC LỤC LỤCC
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG....................................................................................................2
I.Thực trạng môi trường sinh thái Việt Nam hiện nay – Nguyên nhân và hậu
quả.........................................................................................................................2
A – Thực trạng môi trường sinh thái ở Việt Nam hiện nay...............................2
B –Nguyên nhân và hậu quả..............................................................................5
II.Vai trò của con người đối với việc bảo vệ môi trường sinh thái.......................7
A-Mối quan hệ giữa Con người- Tự nhiên -Trình độ phát triển xã hội............7
B – Vai trò của con người và xã hội đối với việc bảo vệ môi trường sinh

thái.....................................................................................................................8
PHẦN KẾT LUẬN.................................................................................................11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tổng cục Thống kê và bảo vệ môi trường Việt Nam năm 2000.
2. Báo Điện tử moitruongsinhthai.com.vn
3. Báo lao động ra ngày 22/11/2006
4. Môi trường sinh thái vấn đề và giải pháp - Phạm Thị Ngọc Trâm
5. Giáo trình Triết học Mác - Lênin
6. Sách Địa lý Việt Nam, sách Tiếng việt thực hành.

13



×