Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Giới thiệu nhật bản lễ hội setsubun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.25 KB, 4 trang )

Setsubun - L ễh ội ném đậu tr ừtà ma
Lễ Setsubun là một trong những ngày lễ truyền thống của Nhật Bản, đánh dấu ngày đầu tiên của
mùa xuân (lập xuân). Lễ hội Setsubun không phải là Quốc lễ nhưng được rộng rãi từ khắp các
đền chùa đến gia đình người dân xứ sở Mặt Trời moc, với các nghi lễ, phong tục đặc sắc mang ý
nghĩa xua đuổi những rủi ro, điềm xấu và cầu một năm may mắn, an lành đến với mọi người.
Setsubun (節分: “tiết phân” – sự phân chia giữa các mùa) là ngày trước khi bắt đầu một mùa.
Mặc dù có nghĩa là “tiết phân”, nhưng cụm từ này thường dùng để chỉ Setsubun của mùa xuân,
gọi chính xác ra thì là Risshun (立春 – lập xuân) được tổ chức vào 3/2 hàng năm như một phần
của Lễ hội Mùa xuân (春祭, - Haru Matsuri).
Vào ngày này, người ta thường rắc đậu để xua đuổi ma quỷ, nghi lễ này được gọi là Mamemaki
(豆撒き). Mamemaki thường được thực hiện bởi toshiotoko (年男) trong gia đình (toshiotoko
ám chỉ người đàn ông sinh vào năm con giáp phù hợp với năm đó, tính theo 12 con giáp của
Trung Quốc), hoặc là trưởng nam của gia đình.


Phong tục
Tương truyền vào ngày Setsubun, xuất hiện một con quái vật goi là Oni(鬼).

Quỷ Oni bỏ chạy vì bị ném đậu
Như các bạn có thể thấy các con Oni bị đuổi đi bởi một cơn mưa có tên gọi là Fukumame(福豆)một cơn mưa của những hạt đậu về cơn bản thì chúng là những hạt đậu nành rang. Nghi thức này
còn tồn tại cho đến ngày nay và thường xuyên được tổ chức ở các đền, miếu. Bạn thực sự có thể
đuổi con vật Oni xấu xa ra khỏi nhà của mình bằng nghi thức này.
Tất cả những việc bạn phải làm là đeo một mặt nạ Oni cho một thành viên của gia đình sau đó
ném đậu và đậu nành nướng (炒り豆 - irimame) vào người đó hoặc có thể rắc ở trước cửa nhà.
Sau khi đã loại bỏ hết các con quái trên các thành viên bao gồm cả người đứng đầu của gia đình
(thông thường là người cha) các bạn hét lớn lên “Oni wa soto - Fuku wa uchi!” (鬼は外! 福は
内!) – có nghĩa là “Quỷ cút ra! May mắn mời vào!”. Đậu nành được cho là sẽ thanh tẩy ngôi nhà
bằng cách đánh đuổi những linh hồn xấu mang vận xui ra khỏi nhà. Sau đó, cũng là một tục lệ để
đưa may mắn vào nhà, người ta sẽ ăn đậu nành, mỗi hạt ứng với một tuổi, ở một số vùng, người
ta ăn mỗi hạt cho một tuổi, cộng thêm một hạt để đem may mắn đến trong năm mới.Ở một số
đền chùa lớn hơn, thậm chí cả những người nổi tiếng và các đô vật Sumo cũng được mời đến,


những sự kiện này sẽ được truyền hình trên khắp cả nước.


Eho-maki (内方内) là tên gọi của một loại norimaki _ sushi cuốn rong biển rất phổ biến và dễ
làm. Một số người cho rằng phong tục ăn Ehomaki cho bữa tối ngày Setsubun xuất hiện ở Kansai
vào thời Edo. Cái tên ehomaki bắt nguồn từ khái niệm Eho, hướng mà vị thần của năm đó ngự
trị. Phong tục này du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản từ thời Heian và được thể hiện rõ nhất
trong hành trình Eho-mairi mỗi năm một lần. Theo đó, hàng năm người ta đều dựa vào m lịch và
12 con giáp để chọn ra một hướng xuất hành may mắn và bắt đầu hành trình Eho-mairi đến các
đền chùa để cầu may cho năm mới.
Ở vùng Kanto, norimaki truyền thống được tạo hình khá mảnh và người ăn có thể cảm nhận
được hương vị của lớp nori. Vì ehomaki cho Setsubun có kích thước to hơn norimaki thông
thường ở đây nên người ta còn gọi nó là Futomaki. Trong khi đó, ở Kansai, sushi cuộn truyền
thống gọi là makizushi thay vì norimaki. Một cuộn makizushi có hình dạng khá lớn, và chúng
cũng được dùng cho Setsubun với vai trò như là ehomaki.
Nếu như norimaki thông thường được cắt thành khoanh vừa ăn thì ehomaki được để nguyên cả
cuộn dài vì người ta cho rằng nếu cắt ehomaki sẽ làm ảnh hưởng đến vận may của năm mới.
Cũng giống như nhiều món ăn có thể tự làm ở nhà, thành phần của nó rất đa dạng và tuỳ khẩu vị
từng người. Tuy nhiên, một cuộn ehomaki truyền thống bắt buộc phải có đủ 7 loại nhân khác
nhau. 7 loại nhân này sẽ tượng trưng cho Shichifukujin _ 7 vị thần may mắn. Một vài nguyên
liệu khá phổ biến dùng làm nhân cho ehomaki là nấm shiitake, kanpyo, dưa chuột, tamagoyaki,
lươn, sakura denbu, đậu phụ khô kouyadofu... tượng trưng cho sức khoẻ, hạnh phúc và thịnh
vượng. Nghe cầu kỳ thế thôi nhưng cách làm thực ra cũng không phức tạp lắm. Hơn nữa, bạn


hoàn toàn có thể mua ehomaki làm sẵn được đóng gói trong những chiếc hộp nhỏ bày bán ngoài
siêu thị.
Khi ăn ehomaki, một vật dụng không thể thiếu là một chiếc la bàn. Lý do rất đơn giản, đó là theo
truyền thống bạn phải quay mặt về phía eho, hướng may mắn của năm đó. Người ta nói nếu bạn
làm như vậy và tập trung vào những ước nguyện của mình trong khi ăn ehomaki thì nó sẽ giúp

đem lại may mắn cho suốt cả năm tiếp theo. Và một điều vô cùng quan trọng nữa là phải cố gắng
giữ yên lặng từ đầu đến cuối cho đến khi bạn ăn hết, nếu không thì vận may sẽ biến đi mất khi
bạn nói.



×