Ban Tuyển Sinh Đọc Thư Giới Thiệu
Của Bạn Như Thế Nào?
Ban tuyển sinh mong đợi điều gì trong thư giới thiệu của
bạn?
Ban tuyển sinh muốn hiểu rõ hơn về bạn. Họ không tìm kiếm
những lời khen ngợi không chân thật, mà muốn một cái nhìn
toàn diện về cá tính, mục tiêu của bạn, những thách thức và
thành công mà bạn đã trải qua tính đến thời điểm này.
Khi đăng ký vào trường đại học, bạn mong muốn thể hiện bản
thân mình tốt nhất có thể. Từ bài luận cá nhân cho đến cách viết
về những hoạt động ngoại khóa trong hồ sơ ứng tuyển vào đại
học của bạn, bạn đang tự đề cao mình là một ứng cử viên thích
hợp và xứng đáng được nhập học. Lá thư giới thiệu nằm ngoài
việc tự đề cao mình và cho thấy rằng giáo viên và cố vấn cũng
ủng hộ việc ứng cử của bạn. Cả hai đều hỗ trợ và cung cấp
nhiều thông tin hơn về con người bạn khi là một sinh viên
và cá thể.
Từ những lá thư giới thiệu, ban tuyển sinh có thể nắm được sở
thích và động lực học tập, phẩm chất cá nhân, và sự đóng góp
cho ngôi trường của bạn. Những đặc điểm này kết hợp với
nhau, thể hiện được tầm nhìn về vai trò và những thành tựu
trong tương lai của bạn ở đại học.
Hãy cùng phân tách từng khía cạnh này một cách cụ thể hơn và
đào sâu để tìm hiểu lý do tại sao ban tuyển sinh quan tâm
đến việc học tập, phẩm chất cá nhân, và vai trò trong cộng
đồng trường học của bạn.
Đặc trưng # 1: Sở thích và thành
tích học tập.
Trước tiên, các trường đại học là tổ chức học tập và học
bổng. Họ muốn nhận những sinh viên có khả năng học nhanh
và có kỹ năng vượt trội trong lớp, để đảm nhận các dự án
sáng tạo và đóng góp những ý tưởng đáng chú ý cho luận văn.
Đại học tạo ra nhiều giá trị to lớn cho xã hội bằng cách giáo dục
và cung cấp cơ hội cho sinh viên, những người tiếp tục giải
quyết các vấn đề xã hội, tạo ra nhiều ý tưởng mới, hoặc phát
minh công nghệ mới. Thông qua các khóa học và buổi thảo
luận đầy thách thức, sinh viên phát triển những cách nhìn nhận
mới, trở thành nhà tư tưởng và học giả. Ban tuyển sinh muốn
những sinh viên sẽ học tập thành công tại trường, tạo ra những
ý tưởng mới, và nâng cao tầm hiểu biết bên ngoài trường.
Người giới thiệu, đặc biệt là giáo viên của bạn, có thể làm rõ
mối quan tâm và thái độ đối với việc học tập của bạn. Lá thư
của họ ngoài điểm số, điểm kiểm tra của bạn, còn nói về những
gì bạn đang quan tâm, kể cả khi không được giao ở lớp. Ngoài
lợi ích và những thành tích, họ có thể đề cập đến nỗ lực, sự
hợp tác, khả năng quản lý thời gian, tổ chức, và tinh thần
trách nhiệm của bạn.
Một lần nữa, nếu bạn đang đăng ký vào một chương trình cụ
thể, bạn nên có lời giới thiệu từ một giáo viên trong lĩnh vực
đó. Ví dụ, nếu bạn đang lập kế hoạch để trở thành sinh viên y,
thì nên có sự chứng thực từ giáo viên Sinh học cho lời cam kết
của bạn về việc học y và thực hành thí nghiệm.
Dưới đây là một số lời khuyên trực tiếp từ trưởng khoa và ban
tuyển sinh trường đại học về những điều họ muốn nghe từ
người giới thiệu trong hồ sơ học tập của bạn.
Ban tuyển sinh nói gì?
Ban tuyển sinh tương đối kín tiếng về cách họ đưa ra quyết định
nhập học. Tuy nhiên, một số ít thông tin nội bộ xuất hiện, và các
trang web của ban tuyển sinh cũng đưa ra một số gợi ý hữu ích
về những điều mà họ mong đợi. Dưới đây là một số lời khuyên
từ Harvard, Yale, và MIT. Vì những trường này đứng đầu danh
sách về tính cạnh tranh và có chọn lọc do vậy lời khuyên của họ
có thể được vận dụng cho hồ sơ ứng tuyển của bạn ở hầu hết
các trường.
Trưởng khoa William Fitzsimmons trưởng Harvard cho biết, "Các
lá thư giới thiệu có thể giúp chúng tôi nhìn nhận rõ hơn ngoài
điểm bài kiểm tra, điểm số và các bằng cấp khác, có thể làm
sáng tỏ ... tinh thần học hỏi, tính sáng tạo và tình yêu học tập."
Tương tự, ban tuyển sinh đại học Yale cho biết "Không chỉ
[người giới thiệu] trình bày về thành tích bạn đạt được trong các
tiết học của họ, mà họ còn có thể viết về động lực, tinh thần ham
học hỏi, nghị lực của bạn ... và ảnh hưởng đối với môi trường lớp
học . Điều quan trọng là bạn cố gắng có được lời giới thiệu
những giáo viên đã dạy bạn, những người biết rõ về bạn, nhận
thấy những điều tốt đẹp ở bạn "
MIT muốn biết, "Sinh viên có chứng minh được tinh thần sẵn
sàng chấp nhận rủi ro về mặt tri thức và có được những kinh
nghiệm ngoài lớp học thông thường hay không?"
Những trường đặc biệt chọn lọc khắt khe, cũng tương tự, họ
muốn tìm sinh viên có đam mê cho việc học và tinh thần ham
học hỏi để có hiểu biết sâu sắc và sự khám phá. Những phẩm
chất này là dấu hiệu tốt về kinh nghiệm của bạn ở trường đại
học, dự đoán được những thành tích ấn tượng và đóng góp cho
xã hội trong cuộc sống tương lai của bạn.
Tuy vậy, các trường không chỉ muốn biết về việc học tập. Một
điều là, chỉ tập trung vào việc học tập không nói lên được toàn
bộ câu chuyện về con người bạn. Hơn nữa, số sinh viên đủ
điều kiện học tập vượt quá với số lượng hạn chế lớp học. Để
phát triển tập thể sinh viên đa dạng nhiều mặt, ban tuyển sinh
muốn có được một cái nhìn rộng về con người và tính cách của
bạn.
Đặc trưng # 2: Phẩm chất cá nhân và điểm mạnh
Ban tuyển sinh muốn tìm hiểu về phẩm chất cá nhân và điểm
mạnh của bạn từ người giới thiệu. Những phẩm chất cá nhân có
thể bao gồm tính chính trực, quan tâm mọi người, chu đáo, hài
hước, và đam mê. Hai đặc điểm họ đặc biệt coi trọng là thể
hiện vai trò lãnh đạo và điểm mạnh trong tính cách.
Tại sao ban tuyển sinh quan tâm đến các khía cạnh này? Một
điều là, họ đang tìm kiếm những sinh viên sẽ tận dụng lợi thế
của cơ hội mà họ cung cấp ở trường. Họ muốn những sinh viên
sẽ chỉnh sửa tờ báo của trường, nghiên cứu trong phòng thí
nghiệm, hoặc có thể dẫn đầu trong chuyến tình nguyện đến
Honduras. Họ muốn những sinh viên sẽ truyền cảm hứng và
được truyền cảm hứng, những người sẽ duy trì mục tiêu và có
ảnh hưởng đến sinh viên và giảng viên khác.
Trong việc hình thành tập thể sinh viên, ban tuyển sinh đang xây
dựng một cộng đồng. Họ muốn rằng cộng đồng được tạo
thành từ những sinh viên phát triển nhanh, có sự tiến bộ, vượt
khó. Cũng như các trường đại học đang tìm cách nuôi dưỡng
các nhà tư tưởng và sáng tạo thế hệ mới, họ cũng đang tìm
kiếm và hỗ trợ cho các nhà lãnh đạo và những người có tính
cách mạnh mẽ sẽ thúc đẩy quá trình phát triển của con người.
Hãy xem qua những gì mà ban tuyển sinh có thể nói về điều họ
đang tìm kiếm trong phạm vi này.
Ban tuyển sinh nói gì?
Trở lại, Trưởng khoa Fitzsimmons cho biết: "Lá thư giới thiệu là
vô cùng quan trọng ... và có thể làm sáng tỏ những phẩm chất cá
nhân như tính cách và khả năng lãnh đạo."
Lưu ý rằng thể hiện khả năng lãnh đạo là một tính cách hấp dẫn
gây ấn tượng với ban tuyển sinh, như đã đề cập ở trên. Duy trì
việc tham gia trong một câu lạc bộ thể thao và tiến đến vị trí
lãnh đạo trong trường trung học sẽ được xem là điểm cộng.
Đồng thời, ban tuyển sinh không mong đợi tất cả các sinh viên
lãnh đạo một câu lạc bộ. Bạn có thể hứng thú với những theo
đuổi cá nhân, như nghệ thuật, viết lách, và nhiếp ảnh. Nếu điều
này thể hiện con người bạn, ban tuyển sinh sẽ đánh giá cao việc
nhìn nhận trách nhiệm lâu dài khi bạn làm việc hướng đến một
khả năng chuyên môn và tự thể hiện.
o
o
o
o
Ban tuyển sinh của MIT chi tiết hơn về cách người giới thiệu bạn
có thể viết về phẩm chất cá nhân của bạn, đưa ra những câu hỏi
hướng dẫn mà cô ấy có thể trả lời: "Một lá thư được viết cho
một ứng viên xuất sắc có thể làm nổi bật những tính cách ấn
tương ngoài sự tự đề cao của họ. Chúng tôi đang tìm kiếm
những người đã và sẽ tạo ra sự ảnh hưởng ...
Ứng viên có khả năg, tài năng hay kỹ năng lãnh đạo
đáng chú ý nào không?
Động lực của cá nhân này là gì? Điều gì tạo hứng thú
cho anh ấy / cô ấy?
Ứng viên tương tác với giáo viên như thế nào? Với bạn
bè? Mô tả tính cách và kỹ năng xã hội của họ.
Điều gì bạn sẽ nhớ nhất về con người này?
o
o
Ứng viên có những trải nghiệm thất vọng hay thất bại
nào không? Nếu có, họ phản ứng như thế nào?
Có trường hợp về gia đình hay cộng đồng bất thường
nào mà chúng tôi cần phải chú ý không? "
Như MIT cho thấy, điều phù hợp với bạn hoặc người giới thiệu
bạn là chia sẻ những thông tin cơ bản về gia đình hoặc
những khó khăn cá nhân nếu những điều này làm sáng tỏ về
chặng đường riêng và sự phát triển của bạn.
Đây có phải là sự tham dò cá nhân không? Đúng vậy. Ban tuyển
sinh đang tìm kiếm để có được sự nhìn nhận đầy đủ hơn về con
người bạn từ người giới thiệu. Như MIT nói, một lá thư hay có
thể làm nổi bật những đặc điểm tính cách của bạn ngoài
việc tự đề cao mình.
Yếu tố thứ ba mà ban tuyển sinh tìm kiếm là các vai trò của
bạn trong cộng đồng trường học. Điều này có thể trùng với
năng lực học tập và phẩm chất cá nhân của bạn, nhưng nó cũng
nói đến những hoạt động bạn đã thực hiện ngoài việc lên
lớp. Họ không chỉ muốn biết về điểm mạnh, động lực, và các giá
trị. Mà họ còn muốn xem những phẩm chất này thể hiện bằng
hành động bên ngoài như thế nào.
Đặc trưng # 3: Những đóng góp cho cộng đồng trường học.
Ban tuyển sinh đang cố gắng xây dựng một tập thể sinh viên đa
dạng, những người giúp trường đại học có được cộng đồng sôi
nổi, tương tác, năng động với đầy đủ các câu lạc bộ nghệ thuật,
thân hữu, và hỗ trợ. Những học sinh ở các trường trung học
chắc chắn được vào đại học. Họ sẽ nắm bắt cơ hội và tìm cách
đóng góp.
Theo nghĩa nào đó, hiểu biết về sự thay đổi vai trò của mình tập
trung từ lợi ích và điểm mạnh bên trong đến nhữnghành động
bên ngoài của bạn. Bạn muốn dành năng lượng của mình vào
đâu? và cách bạn sử dụng thời gian như thế nào (khi bạn không
bận rộn với việc làm bài tập hoặc chuẩn bị cho kỳ thi SAT)? Lá
thư từ giáo viên và cố vấn cũng có thể đưa ra hoàn cảnh của
những thành tích mà bạn có bằng cách mô tả văn hóa ở trường
bạn.
Tất cả những điều này xoay quanh nhiệm vụ của trường đại học
đó là tạo ra giá trị cho xã hội bằng cách giáo dục và hỗ trợ
nhà tư tưởng, chuyên gia, những người sáng tạo, và nhà
lãnh đạo ở thế hệ tiếp theo. Bằng cách có được bức tranh rõ
ràng hơn về con người bạn lúc này, họ bắt đầu cảm nhận về con
đường mà bạn có thể khám phá trong tương lai.
Hãy xem qua những quan điểm của ban tuyển sinh về khía cạnh
nhận định này.
Ban tuyển sinh nói gì?
Trưởng khoa Fitzsimmons trường Harvard nói rằng thư giới
thiệu nên "cung cấp dẫn chứng về tiềm năng của ứng viên để
tạo sự khác biệt rõ rệt với cộng đồng đại học và xa hơn nữa."
Đại học Yale đặc biệt nhấn mạnh cố vấn của bạn là người có thể
nắm rõ nhất về vai trò của bạn trong cộng đồng trường học,
cũng như cung cấp bối cảnh quan trọng của những thành tích
bạn có được: "Lời giới thiệu của cố vấn cho chúng tôi cách nhìn
nhận về vị trí của bạn ở lớp và cộng đồng nhà trường. Cố vấn
của bạn có thể giúp chúng tôi đánh giá độ khó của chương trình
bạn đang theo học, cho chúng tôi biết một vị trí lãnh đạo cụ thể
có ý nghĩa gì ở trường bạn, cung cấp thông tin cơ bản về bạn, và,
nói chung, đưa ra những lời bình phẩm về bạn mà có thể giúp hồ
sơ của bạn hồi sinh”.
Nếu người giới thiệu bạn đã đến ngôi trường mà bạn đăng ký
hoặc có kiến thức về trường hoặc chương trình thì cô ấy có thể
tùy biến lá thư và viết rõ ràng về việc cô ấy nhận thấy bạn phù
hợp với ngôi trường đó như thế nào. MIT nhấn mạnh ý kiến
này: "Nếu bạn có hiểu biết về MIT, những điều gì khiến bạn tin
MIT tương xứng với người này? anh / cô ấy phù hợp với cộng
đồng MIT và trưởng thành từ những trải nghiệm ở MIT như thế
nào?"
Thậm chí nếu người giới thiệu của bạn không có hiểu biết về
trường, cô ấy có thể kể về những đóng góp của bạn cho trường
cũng như dự đoán về vai trò của bạn ở trường đại học. Cuối
cùng, người giới thiệu nên nói về những kỹ năng hay tài năng
đặc biệt mà bạn có. Tôi đã đề cập rằng những lá thư giới thiệu
nên tập trung vào sở thích và niềm đam mê của bạn. Điều này
đặc biệt đúng nếu bạn đang đăng ký vào trường nghệ thuật
hoặc thiết kế, như Juilliard, nơi mà ban tuyển sinh cần biết rằng
bạn tận tâm và sẵn sàng chấp nhận khó khăn trong học tập và
thực hành.
Đặc trưng # 4: Kỹ năng, tài năng, hoặc trách nhiệm đặc biệt.
Trong khi tất cả các lá thư nên nói về các kỹ năng học tập đặc
biệt hoặc điểm mạnh của bạn thì phạm trù này khá quan trọng
nhằm trình bày cho những ngôi trường đòi hỏi sự cống hiến
lớn cho một hình thức nghệ thuật cụ thể hoặc thủ công. Ví dụ
như Juilliard yêu cầu lời giới thiệu mang tính nghệ thuật:
"Một lá thư từ giáo viên, người lãnh đạo, huấn luyện viên, hoặc
cố vấn nghệ thuật. Juilliard tiếp tục tăng cường nỗ lực của mình
nhằm xác định và giáo dục các nhà lãnh đạo trong nghề, những
sinh viên có thể trở thành người biểu diễn xuất sắc, người biện
hộ hiệu quả, cộng tác viên, giáo viên, và người đóng góp cho
cộng đồng. Ngoài việc tập trung vào tài năng và thành tích của
ứng viên, lá thư cũng nên đề cập đến các đặc điểm cá nhân cho
thấy khả năng thành công trong lĩnh vực này: 1. Kiên trì; 2. Sự
tận tâm; 3. Tinh thần hỗ trợ; và 4. Lãnh đạo. "
Trong khi nhiều trường đại học khác đang tìm kiếm sự đa dạng
ở tập thể sinh viên – những người tạo ra giá trị cho xã hội theo
nhiều cách thì các trường như Juilliard đang tìm những người
biểu diễn tài năng, tận tâm, tiếp tục trở thành những người
đứng đầu trong nghề. Vì vậy thư giới thiệu đóng một vai trò
quan trọng trong hồ sơ thông qua việc xác thực những nỗ lực
và tài năng của sinh viên.
Giờ thì bạn có được cái nhìn về những điều mà ban tuyển sinh
đang tìm kiếm trong thư giới thiệu, vậy bạn có thể sử dụng
những hiểu biết này để trình bày về kế hoạch học đại học của
bạn như thế nào?
Làm thế nào để có được lá thư giới thiệu
thuyết phục?
Như bạn đã đọc ở trên, trường học muốn có được cái nhìn sâu
sắc về bản thân bạn ngoài những thông tin trong hồ sơ. Vậy,
người nào trong cuộc sống bạn có thể cung cấp cho họ những
điều này? Cố vấn và giáo viên - những người hiểu rõ bạn và
người mà bạn chia sẻ quan điểm, giá trị và mục tiêu cho tương
lai.
Làm quen với giáo viên là một quá trình kéo dài trong cả năm
học. Trên hết, bạn cũng có thể thể hiện mình và chia sẻ những
điều có trong một lá thư giới thiệu lý tưởng. Hãy cân nhắc
những bước này một cách riêng.
Làm quen với giáo viên và cố vấn
Nếu bạn đang đọc bài viết này khi là sinh viên năm hai hoặc
năm ba, thì bạn rất may mắn đấy! Bạn có thể nhập học với một
tư duy chủ động, hãy chắc chắn tham gia hoạt động trong lớp
và cởi mở với giáo viên về sở thích và mục tiêu của bạn. Nếu
bạn là một người gặp khó khăn khi tham gia hoạt động trong
lớp, đây vẫn là một ý tưởng tốt để thúc đẩy bản thân, nhưng
bạn cũng có thể chia sẻ công việc và quan điểm của bạn với
giáo viên với mức độ cá nhân. Vào cuối năm học, sẽ rất khó
khăn có được một lá thư giới thiệu thuyết phục nếu bạn chỉ nói
chuyện đôi lời với giáo viên của mình.
Cuối cùng, bạn muốn nhờ những người hiểu rõ về bạn, nhiệt
tình ủng hộ bạn, và có thể đưa ra quan điểm rõ ràng và minh
bạch. Thư giới thiệu nên thêm chiều sâu cho hồ sơ và tiếp tục
tạo sự riêng biệt cho bạn. Trường Đại học Virginia cho biết,
" Hãy làm quen với cố vấn và giáo viên trong trường. Cố vấn nhà
trường và giáo viên của bạn có nhiều năm kinh nghiệm làm việc
với các học sinh chuẩn bị vào đại học. Họ là một nguồn tham
khảo tuyệt vời khi bạn đang trong quá trình tìm trường và chuẩn
bị hồ sơ. Họ sẽ viết thư giới thiệu cho bạn và bạn muốn đảm bảo
họ có đôi điều thú vị để nói cho các trường đại học mà bạn ứng
tuyển. "
Ngoài việc cân nhắc giáo viên nào hiểu rõ về bạn thì bạn nên cố
gắng tìm hiểu những người có danh tiếng viết thư tốt. Thư
giới thiệu mất nhiều thời gian và tư duy. Giáo viên biết cách viết
thư hay có thể được nhiều lời nhờ vả từ các sinh viên khác, vì
vậy hãy hỏi họ sớm trước khi có quá nhiều người.
Vì thời hạn đăng ký vào đại học gần kề, hy vọng bạn tìm được
giáo viên và cố vấn hiểu rõ bạn. Bất kể họ biết bạn như thế nào
thì bạn nên hỗ trợ họ bằng cách chia sẻ những điều bạn muốn
có trong thư giới thiệu mình.
Chia sẻ những suy nghĩ của bạn
Mặc dù giáo viên có thể giữ bí mật những lá thư cuối của họ, thì
việc nói với họ về những điều nên có trong thư giới thiệu của
bạn chắc chắn không phải là việc gian lận. Trên thực tế, nó cho
thấy việc lập kế hoạch và tổ chức khéo léo. Cũng như khi bạn
dành thời gian và nỗ lực vào các phần khác trong hồ sơ, bạn có
thể làm nhiều việc nhằm định hướng cho bức thư giới thiệu
mình.
Bạn nên gặp cố vấn, giáo viên và nói chuyện với họ về kế hoạch,
kinh nghiệm ý nghĩa mà bạn có, năng lực học tập và phẩm chất
cá nhân mà bạn muốn ban tuyển sinh biết về bạn. Nếu bạn
đăng ký vào một chương trình cụ thể, hãy nói với người giới
thiệu. Bày tỏ suy nghĩ của mình, và theo cách này bạn sẽ nhắc
nhở người giới thiệu về những giai thoại giúp họ viết lá thư.
Hầu hết các trường yêu cầu sinh viên - những người điền vào
"brag sheet" (sơ yếu lý lịch), phải trả lời các câu hỏi như " Khó
khăn đáng chú ý nào mà bạn đã vượt qua, và bạn học được gì
từ khó khăn đó?" và "Ba tính từ nào mô tả đúng nhất về con
người bạn và tại sao?". Bạn nên cho người giới thiệu thời gian ít
nhất một tháng trước hạn chót để viết thư (hoặc hỏi họ khi bạn
là sinh viên năm ba), công việc của bạn - phản ánh và viết vào
brag sheet - nên được bắt đầu sớm hơn.
Hãy chủ động làm quen với giáo viên, và bày tỏ suy nghĩ của
bạn về những yếu tố quan trọng - hồ sơ học tập, điểm mạnh
cá nhân, và đóng góp cộng đồng – những điều mà ban tuyển
sinh muốn thấy trong thư. Hãy nhớ rằng ban tuyển sinh muốn
xây dựng một cộng đồng đa dạng và năng động, những người
tận dụng lợi thế cơ hội được cung cấp ở trường và đạt được
những điều tuyệt vời trong tương lai. Khi lập kế hoạch và chuẩn
bị hồ sơ, hãy nói chuyện với người giới thiệu, suy nghĩ cẩn thận
về cách mà thư giới thiệu thể hiện bạn là một ứng cử viên mong
muốn tham gia vào lớp của những sinh viên thành công
Nguồn: ScholarshipPlanet