Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Sinh lý người và động vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (359.51 KB, 31 trang )

Câu 1: Trình bày cấu tạo và chức năng của hồng cầu ?
-

Hồng cầu có có hình cầu, oval, đĩa, lõm 2 mặt.
Ở người, hồng cầu là tế bào được biệt hóa cao: hình đĩa lõm hai mặt, có khả năng chun giãn dẻo dai,
đường kính 7,5μm, thể tích 105μm3
- Hồng cầu người có thể sống 100 – 130 ngày
- Cơ quan sinh hồng cầu ở người lớn là tủy, trẻ em là tỳ.
Thành phần hồng cầu
Gồm 63,3% nước; 36,7% chất khô, trong đó 95% là Hb (mỗi hồng cầu có 265 triệu Hb), ngoài ra còn
có một số enzim phân giải Gluxit, Catalase, một số muối vô cơ, hữu cơ và một vài chất khác.
Huyết sắc tô: (Hemoglobin - Hb)
Hemoglobin là hợp chất protit dễ tan trong nước và có thể bị thuỷ phân thành hai phần là sắc tố
Hem và Globin, trong đó Globin chiếm 96%.
Sắc tố Hem:
Thuộc loại Poocphyrin, chúng có khả năng kết hợp với những nguyên tử kim loại. Poocphyrin gồm 4 nhân
Pyrol.Các động vật khác nhau nhưng máu đều có cấu tạo sắc tố Hem như nhau

* Globin:
Globin ở người do 4 dãy polypeptit hợp thành, mỗi dãy có khoảng 500 axit amin gắn với 1 nhân
Hem, 4 dãy giống nhau từng đôi một.
Mỗi dãy, một đầu có nhóm chức amin tự do (- NH 2), đầu kia là cacbocyl (- COOH). Cấu trúc Hb
có ý nghĩa sinh học lớn phụ thuộc vào thành phần Globin.
Khi có biến loạn lớn trong cấu trúc Globin thì hồng cầu sẽ biến đổi (Bệnh thiếu máu hồng cầu liềm
do 1 chuỗi Globin ở vị trí 7 có Glutamin bị đột biến thay bằng Valin).
Người ta thấy rằng: cứ 1g Hb có khả năng kết hợp được với 1,39 ml O2 , nên nếu lượng Hb có trong
100 ml máu là 15g, thì khả năng kết hợp với O2 của Hb trong 100 ml máu sẽ là gần 21 ml O2 (15 g Hb x
1,39 ml O2 = 20,85 ml O2). Lượng O2 trên được gọi là dung tích oxy của máu.
2.1.2. Chức năng
Hồng cầu đóng một vai trò hết sức quan trọng nhờ có khả năng đảm nhiệm các chức năng sau:
- Vận chuyển khí:


Đây là chức năng chính của hồng cầu. Với loại hồng cầu cấu tạo hình đĩa lõm làm tăng diện tích tiếp
xúc lên 1,63 lần so với dạng hình tròn, nhờ đó đã làm gia tăng khả năng vận chuyển kết hợp giữa
hệmôglôbin với các chất khí.
- Đệm nhờ Hb:
Hệmôglôbin ở trong hồng cầu có các nhóm chức như NH 2, COOH,... giúp cho nó vừa có tính axít
vừa có tính bazơ, nên nó trung hoà được cả axit lẫn bazơ khi chúng xuất hiện trong máu.
- Duy trì nồng độ ion của máu.
- Giúp trao đổi nước và muối.
Câu 2. Phân loại và chức năng của bạch cầu?
 Bạch cầu hạt
Bạch cầu hạt là tên chung của nhiều loại bạch cầu có một số tính chất chung như: có hình cầu khi trôi
trong dòng máu, có hai đặc điểm hình thái chung là:
- Nhân chia làm nhiều múi, nối với nhau bằng những cầu rất mảnh, không nhìn thấy được dưới kính
hiển vi có độ phóng đại nhỏ (do đó mà trước kia tưởng là có nhiều nhân).
- Bào tương có nhiều hạt có kích thước và tính chất bắt màu khác nhau.
Những hạt này bản chất là lysosom nhưng chứa những loại enzym khác nhau, có khả năng tiêu hoá
những cơ chất khác nhau
• Bạch cầu hạt trung tính
Có những hạt nhỏ đều nhau, kích thước 0,2 - 0,5 μm, bắt màu trung tính, chứa đựng những enzym tiêu
hoá proteaza, photphataza. Ngoài ra bạch cầu hạt trung tính còn có 4 đặc tính sinh học là: Chuyển đổi bằng
giả túc, Xuyên mạch, Hướng động, Thực bào.
Nhờ các đặc điểm đó, chức năng của bạch cầu trung tính là tiêu diêt những kháng nguyên có kích thước
nhỏ như vi khuẩn, mảnh tế bào bằng cách thực bào nên còn có tên là vi thực bào.




Bạch cầu ưa axit
Có các hạt chứa photphataza, perôxydaza, đặc biêt là histaminaza, do đó có chức năng liên quan với
phản ứng miễn dịch của cơ thể.


Bạch cầu ưa kiềm
Phản ứng với các kháng nguyên bằng những kháng thể gắn trên màng, khi bị tan vỡ sẽ giải phóng ra
histamin hoạt động.

Bạch cầu không hạt (Bạch cầu đơn nhân)
Là tên chung của nhiều loại bạch cầu có một số tính chất chung như: nhân không chia múi, bào tương
không có những hạt lớn.
Có hai loại bạch cầu không hạt: Bạch cầu đơn nhân (monocyte) và bạch huyết bào hay bạch cầu limphô
(lymphocyte).

Bạch cầu đơn nhân
Tế bào này to nhất trong các loại huyết cầu, đường kính từ 10-15 µm, chiếm tỷ lệ 57% tổng số bạch
cầu. Nhân tế bào hình bầu dục, có eo thắt nhẹ ở giữa, bào tương có nhiều hạt nhỏ bắt màu lam azur. Bạch
cầu đơn nhân chuyển vận mạnh và có nhiều khả năng thực bào.

Bạch huyết bào
Gồm hai loại bạch huyết bào nhỏ và bạch huyết bào lớn.
• Bạch huyết bào nhỏ
Là những tế bào hơi lớn hơn hồng cầu một ít, đường kính 8 µm. Nhân rất to, chiếm gần hết tế bào.
Nhân bắt màu kiềm rất mạnh, bào tương bắt màu kiềm yếu. Tế bào này do các tổ chức limphô sản xuất.
Người ta thấy có rất nhiều tế bào này trong các hạch bạch huyết và trong lách.
• Bạch huyết bào lớn
Hình dạng giống bạch huyết bào nhỏ nhưng kích thước to hơn - đường kính 12µm. Nhân hình bầu dục
và bào tương rộng hơn bạch huyết bào nhỏ. Tế bào này tập trung trong các tổ chức limphô, trong máu người
lớn, số lượng này không đáng kể, máu trẻ nhỏ có nhiều tế bào này. Có người xem tế bào này là một dạng
bạch huyết bào non.

Chức năng của bạch cầu
- Thực bào và phân huỷ vi khuẩn lạ khi chúng xâm nhập vào cơ thể.

- Thực hiện sự đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào
Câu 3. Cơ sở sinh lý của hệ nhóm máu ABO? Ứng dụng trong truyền máu?
Từ năm 1901 người ta đã chứng minh không thể truyền máu của vật cho người và đôi khi truyền
máu giữa người này với người khác cũng xảy ra hiện tượng đông máu. Nguyên nhân là do trong hồng cầu
có các yếu tố gọi là ngưng kết nguyên và trong huyết tương có các yếu tố gọi là ngưng kết tố. Các chất
này khi gặp nhau nếu phù hợp sẽ tạo ra hiện tượng ngưng kết hồng cầu.
Theo Landsteiner nhóm máu ABO của người có 4 nhóm cơ bản. Trong hồng cầu có 2 loại ngưng kết
nguyên (A, B) và trong huyết tương có 2 loại ngưng kết tố a và p, chúng tồn tại trong máu và tạo ra các
nhóm máu A, B, AB và O.
Người ta nhận thấy rằng khi ngưng kết nguyên A gặp ngưng kết tố a và ngưng kết nguyên B gặp
ngưng kết tố p thì máu sẽ đông.
Bảng 2.3. Ngưng kết nguyên và ngưng kết tố của các nhóm máu ABO ở người
Nhóm máu
Ngưng kết nguyên trên hồngNgưng kết tố trong huyết tương.
cầu





I. (AB)

A,B

Không có

II. (A)

A


P

III. (B)

B

A

IV. (O)

Không có

a, p

Sự truyền máu
Nguyên tắc cơ bản trong truyền máu
Nguyên nhân cơ bản của những tai biến do truyền máu là hồng cầu bị ngưng kết thành từng đám nhỏ,


làm tắc các mạch máu nhỏ trong cơ thể người nhận, gây hoại tử tế bào. Vì vậy, quy tắc cơ bản trong truyền
máu là “Không để các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau”.
Theo quy tắc này, chỉ có thể truyền máu của những người cùng nhóm cho nhau.

Quy tắc tối thiểu trong truyền máu
Khi chỉ truyền một lượng máu nhỏ (dưới 200 ml) thì kháng thể của máu người cho, một phần bị pha
loãng nhiều lần, một phần bị trung hoà bởi những kháng nguyên nằm trên màng những tế bào nội mô của
người nhận nên không còn khả năng ngưng kết hồng cầu của người nhận nữa.

Hình 2.2. Sơ đồ truyền máu ở người
Vì vậy, khi truyền một lượng máu nhỏ thì chỉ cần chú ý sao cho “kháng nguyên trên màng hồng cầu

người cho không gặp kháng thể tương ứng trong huyết tương của người nhận”. Đó là quy tắc tối thiểu trong
truyền máu.
Qua sơ đồ ta nhận thấy nhóm máu O có thể cho mọi nhóm máu khác và chỉ nhận của chính nó.
Nhóm máu AB không cho nhóm khác mà chỉ nhận của các nhóm máu khác và chỉ có thể cho chính nó.
Nhóm A và B có thể nhận của nhóm O và nhận của chính nó.
Hiện nay, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một nhóm máu mới là nhóm Rh. Người có nhân tố đó
gọi là người có Rh+(Rh dương); người không có gọi là Rh- (Rh âm). Rh tồn tại song song cùng với các
nhóm máu trên.
Câu 4. Trình bày đặc tính sinh lý của cơ tim và điện tim
3.1.3. Đặc tính sinh lý của cơ tim
3.1.3.1. Tính tự động
Đó là khả năng của cơ quan, tổ chức hay tế bào hưng phấn dưới ảnh hưởng của những xung động xuất
hiện ngay trong chính cơ quan, tổ chức hay tế bào đó không có sự tác dụng của các nhân tố bên ngoài.
Tim hoạt động nhịp nhàng, đều đặn do có tính tự động. Các hạch là các trung tâm tự động của tim.
- Hạch xoang nhĩ có khả năng tự động cao nhất (120-130 xung/phút).
- Hạch nhĩ thất kém hơn (40-50 xung/phút).
- Bó His ít khả năng tự động hơn (25-35xung/phút).
- Hạch Keith-Flack là hạch dẫn nhịp là điểm phát sinh xung động. Nếu hạch này mất tác dụng, các
hạch khác sẽ phát sinh tác dụng riêng
Xung động từ hạch Keith-Flack (xoang nhĩ) toả ra theo cơ nhĩ mất 1% đến 2% giây. Xung động chạy
theo khắp các hướng với tốc độ ngang nhau vì thế cơ nhĩ bên phải co trước cơ nhĩ trái độ 2% đến 3% giây.
Xung động từ hạch Keith-Fack toả ra theo cơ nhĩ mà đến hạch Tawara(nhĩ thất) mất 1,3% giây. Tuy xung
động chạy khá nhanh như vậy, nhưng cơ thất co sau cơ nhĩ 1/10 giây.
3.1.3.2.
Luật “tất cả hoặc không có gì”
Kích thích dưới ngưỡng, tim không co bóp. Kích thích ngưỡng, tất cả sợi cơ tim co bóp. Kích thích trên
ngưỡng, cường độ co bóp không tăng
Tính không chịu kích thích có chu kỳ
Chu kì tim k tỉ lệ với cường độ kích thích mà nó chịu theo một nhịp nhất định.
Tính hưng phấn của cơ tim có tính chất giai đoạn, kích thích ngưỡng vào đúng thời kỳ tâm thu, tim

hoàn toàn không đáp ứng. Giai đoạn cơ tim co là giai đoạn trơ của nó. Nhờ giai đoạn trơ đó mà cơ tim
không co cứng như cơ vân.
3.1.4. Điện tim
Tất cả mọi tổ chức của tim đều phát ra điện hoạt động, nhưng tổ chức hạch và thần kinh phát ra những
dòng điện hoạt động yếu, chỉ có cơ tim có số điện thế đáng kể. Điện thế hoạt động của tim không lớn, chỉ
vào khoảng vài phần trăm vôn. Tuy vậy có thể dùng máy đặc biệt để ghi được điện thế đó của tim trên giấy


và đó chính là điện tâm đồ.
Ở người, người ta sử dụng ba đạo trình chuẩn gián tiếp, song cực để thăm dò đó là: đạo trình (D 1) giữa
tay trái và tay phải, đạo trình 2 (D2) giữa tay phải và chân trái, đạo trình 3 (D3) giữa tay trái và chân trái.
Điên tâm đồ có dạng hình thể hai pha: pha đầu nhanh và pha sau chậm hơn. Hình thể hai pha này rất rõ
rệt đối với tâm thất và nó thể hiện bằng những dao động Q, R, S thuộc về quá trình nhanh, còn quá trình
chậm thì có đường dao động T. Hình thể hai pha này đối với tâm nhĩ không rõ rệt lắm, phương pháp ghi
điện tim thông thường chỉ ghi được sóng P mà thôi.

Hình 3.1. Diễn biến sơ đồ điện tim
Phân tích điện tâm đồ bình thường cho thấy: sóng P, thể hiện điện hoạt động của tâm nhĩ. Nó xuất hiện
mỗi khi tâm nhĩ co bóp và mất đi mỗi khi tâm nhĩ hết co. Đó là sóng mất phân cực của cơ nhĩ. Sóng này
tương đối nhỏ vì lớp cơ tâm nhĩ mỏng, lực điện động chỉ 0,2 milivôn và thời gian 9% -10% giây. Phức hợp
QRST thể hiện điện hoạt động của tâm thất. Sóng QRS là sóng mất phân cực của cơ thất; nó nhanh (độ 9%
giây) và biên độ cao khoảng 1 milivôn. Sóng T là sóng tái phân cực của cơ thất, nó tương đối chậm (độ 20%
giây) và biên độ không cao lắm, khoảng 0,3 milivôn.
Giữa các sóng có các quãng đẳng điện.
Câu 5. Trình bày tuần hoàn máu trong động mạch
3.2.1. Tuần hoàn trong đông mạch
Động mạch là những mạch máu đem máu từ tim đến các mô, là những ống chun giãn được cho nên nó
có khả năng điều hoà lưu lượng máu tuỳ theo nhu cầu.
3.2.1.1.
Cấu trúc của động mạch

Từ động mạch chủ, các động mạch chia thành những nhánh bé dần đi. Các tiểu động mạch sau cùng
được tiếp nối bằng mao mạch và mao mạch là khởi đầu của hệ tĩnh mạch. Từ động mạch chủ, tổng thiết diện
của các động mạch càng lúc càng hẹp lại. [Cho nên người ta xem toàn bộ hệ động mạch như một cơ cấu
hình nón mà chóp là động mạch chủ và đáy là tiểu động mạch khắp cơ thể.]
Thành động mạch có 3 lớp tế bào : lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong
3.2.1.2.
Động lực máu trong động mạch
Máu chảy trong động mạch từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Áp suất cao đầu tiên hay năng
lượng cung cấp cho sự chuyển động của máu là do cơ tim co bóp tạo nên. Khi tim co, máu được tống vào
động mạch làm cho động mạch giãn ra. Khi tim giãn các động mạch chun về trạng thái cũ. Chính nhờ sự co
lại của động mạch mà máu được lưu thông trong động mạch trong thời gian tâm trương, lưu lượng máu
được điều hoà, đồng thời tiết kiệm được năng lượng tống máu của tim. Tuần hoàn máu có thể xem như là
kết quả một quá trình chống nhau giữa hai lực: lực đẩy máu của tim và lực cản máu của các mạch máu.
- Huyết áp: Huyết áp động mạch là áp lực máu của động mạch.
Trong một chu kỳ hoạt động của tim, áp lực máu luôn luôn thay đổi một cách nhịp nhàng, có mức tối
đa và tối thiểu. Các yếu tố huyết áp:
+ Huyết áp tối đa là huyết áp tâm thu, do lực thu tâm thất tạo nên.Nó là huyết áp cao nhất.
+ Huyết áp tối thiểu là huyết áp tâm trương, còn gọi là yếu tố bền vững của huyết áp, biểu hiện sức cản
của các động mạch.
+ Huyết áp hiệu số là sự chệnh lệch giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. Thông số này phản
ảnh hiệu lực của một lần tống máu của tim. Bình thường hiệu số huyết áp khoảng 40 mmHg. Nếu thấp
hơn hiệu số này => huyết áp thấp, cao hơn => huyết áp cao.


- Có 3 nhóm nhân tố chính gây ra huyết áp, đó là các nhân tố thuộc về tim, các nhân tố thuộc mạch và
các nhân tố thuộc máu.
• Nhân tố thuộc tim: Lực tâm thu mạnh, huyết áp tăng, lực tâm thu yếu, huyết áp giảm. Nhịp tim
nhanh, huyết áp tăng, đập chậm huyết áp giảm.
• Nhân tố thuộc động mạch là sức cản của động mạch. Sức cản của động mạch tăng sẽ làm huyết áp
tăng, sức cản của động mạch giảm, huyết áp giảm. Sự co giãn của động mạch cũng ảnh hưởng đến huyết áp.

Động mạch dễ co giãn, huyết áp thấp. Động mạch cứng rắn, ít co giãn làm cho huyết áp tăng.
• Nhân tố thuộc máu: Có hai loại: độ nhớt và khối lượng máu. Máu càng quánh, huyết áp càng cao;
máu càng loãng, huyết áp càng thấp. Khối lượng máu tăng làm cho huyết áp tăng; mất máu nhiều, huyết áp
giảm.
Câu 6. Bạch huyết là gì? Chức năng và tuần hoàn bạch huyết
Bạch huyết là chất dịch lưu thông trong các mạch bạch huyết. Đó là một chất dịch trong suốt, không màu,
có phản ứng kiềm, tỷ trọng 1,023-1,026, độ quánh 1,3-1,4 so với nước. Protein trong bạch huyết ít hơn trong
máu 3-4 lần.
Bạch huyết được tạo nên nhờ quá trình lọc xảy ra trên màng bán thấm của mạch máu.
Chức năng của hệ bạch huyết
Hệ bạch huyết có 4 chức năng chính:
- Chuyển protein từ tổ chức về máu.
- Phân phối nước và các chất hoà tan trong đó cho đồng đều trong cơ thể.
- Thu vét những vật lạ, vi trùng... trong các tổ chức đưa vào các hạch bạch huyết, làm nhiệm vụ gạn lọc
cho máu.
- Bảo đảm cho các tổ chức được sống và hoạt động tốt.
3.2.2. Tuần hoàn bạch huyết
Bạch huyết lưu thông trong các mạch bạch huyết theo một chiều về tim, không có vòng tuần hoàn. Hệ
bạch huyết bắt đầu từ các mao mạch bạch huyết thọc sâu vào các tế bào. Dịch kẽ tế bào thấm vào các mao
mạch bạch huyết sẽ chuyển vận theo các tĩnh mạch bạch huyết mà về tim. Trên đường đi của mạch có nhiều
hạch bạch huyết, đó là các trạm trao đổi chất và nhận lymphocyt do các hạch sản xuất.
Bạch huyết từ các bạch huyết nhỏ tập trung vào 2 mạch bạch huyết lớn. Các mạch bạch huyết của nửa
cơ thể phía phải bên trên cơ hoành, tập trung vào tĩnh mạch bạch huyết lớn bên phải và tĩnh mạch này đổ
vào tĩnh mạch dưới đòn bên phải. Tất cả các mạch bạch huyết của hai chi dưới, của bụng, của các tạng phủ
bên dưới cơ hoành đều đổ vào ống ngực, từ ống ngực bạch huyết đổ vào tĩnh mạch dưới đòn bên trái. Hai
mạch bạch huyết lớn này đều đổ vào các tĩnh mạch chủ để đưa bạch huyết về tim. Bạch huyết lưu thông
được trong hệ thống mạch bạch huyết là nhờ sự co bóp có chu kỳ 10-20 lần/phút của các mạch bạch huyết
lớn và sự có mặt của các van trong các mạch đó chỉ cho bạch huyết đi theo một chiều về tim, nhờ sức hút
của lồng ngực, sức ép của cơ hoành, các hoạt động của cơ bắp. Ở các mạch bạch huyết lớn có các sợi thần
kinh giao cảm, kích thích chúng sẽ gây co các mạch bạch huyết lớn đó. Tuần hoàn bạch huyết có thể bị thay

đổi bằng phản xạ dưới ảnh hưởng của các kích thích gây đau đớn, cũng như khi kích thích các thụ quan của
xoang cảnh hoặc của các nội quan.
Câu 7. Trình bày đặc điểm bề mặt trao đổi khí và các dạng hô hấp chính ở động vật
Để thực hiện tốt quá trình trao đổi khí thì bề mặt trao đổi khí có một ý nghĩa hết sức to lớn, vì không
khí trong cơ thể động vật chỉ có thể trao đổi với bên ngoài bằng con đường khuếch tán
. Một trong những đặc điểm của cơ quan chuyên hoá hô hấp là sự có mặt của bề mặt trao đổi khí với
các đặc điểm sau:
* Bề mặt mỏng và rộng
Với bề mặt mỏng và rộng sẽ thuận lợi cho các chất khí tiếp xúc và khuếch tán nhanh qua bề mặt.
* Độ ẩm bề mặt bảo hoà
Độ ẩm bề mặt bảo hoà hơi nước thuận lợi cho sự hoà tan các chất khí giúp chúng khuếch tán qua bề
mặt dễ dàng hơn.
* Có hệ thống mao mạch phong phú bao quanh
Hệ thống mao mạch bao quanh nhiều sẽ thuận lợi cho sự trao đổi các chất khí giữa các môi trườ ng.
Hơn nữa mạch luôn lưu thông nên đổi mới thành phần các chất khí luôn được thực hiện, nhờ đó sự
khuếch tán hiệu quả cao hơn, liên tục hơn.
Ngoài ra, một vài yếu tố khác cũng có vài trò quan trọng, ảnh hưởng tới sự trao đổi khí, đó là sự
lưu thông khí và sự có mặt của các sắc tố hô hấp. Sự lưu thông khí sẽ làm cho các chất khí không bị bảo
hoà, thuận lợi cho sự khuếch tán của chúng từ môi trường này qua môi trường khác. Các sắc tố hô hấp


sẽ chủ động kết hợp với các chất khí, giúp vận chuyển chúng tới những nơi cơ thể cần, thông qua đường
tuần hoàn máu.
4.1. Các dạng hô hấp chính ở động vật
4.1.1. Hô hấp qua da
Ở các động vật đơn bào và một số động vật đa bào nhỏ như Ruột khoang,... sự trao đổi khí được thực
hiện trực tiếp thông qua màng tế bào và màng cơ thể theo kiểu khuếch tán.
Những động vật sống trong điều kiện môi trường có độ ẩm tuyệt đối như trong đất ẩm đối với Giun
Đất, da chúng luôn ẩm nên hô hấp có thể thực hiện một phần hay toàn bộ qua da.
Lưỡng cư có đời sống nửa trên cạn nửa dưới nước nhưng hô hấp qua da vẫn giữ vai trò hết sức quan

trọng.
Thú hô hấp qua da và qua một phần ống tiêu hoá chiếm 1 - 2 % tổng lượng khí trao đổi.
4.1.2. Hô hấp bằng mang
Đây là kiểu hô hấp đặc trưng cho động vật sống trong nước như Cá, Tôm. Mang cá là một tấm mỏng
và rộng, trên đó có một hệ thống mạch máu dày đặc. Mang được đính vào các cung mang bằng xương hay
bằng sụn. Mang nằm ở vùng hầu hoặc đoạn trước của ống tiêu hoá, bên ngoài mang được đậy bởi nắp mang.
Các lá mang sắp xếp theo hình răng lược, giữa chúng là các khe hở để nước có thể qua lại.
Kiểu hô hấp bằng mang có ở nhiều bọn sống trong nước như tôm, nòng nọc của lưỡng cư,...
4.1.3. Hô hấp bằng ống hay túi khí
Sâu bọ và một số thuộc ngành Chân đốt khác, sự hô hấp được thực hiện thông qua hệ thống ống khí.
Hệ thống này bắt đầu bằng các lỗ thở phân bố dọc theo thân, chúng có nhiệm vụ dẫn khí từ ngoài đi vào và
thải khí ra ngoài. Từ đây hình thành một hệ thống ống khí phân nhánh nhỏ dần và đi tới từng tổ chức, tế
bào, nhằm thực hiện sự trao đổi khí với tổ chức. Các ống khí lớn được lót bởi lớp cuticun và có các vòng
kitin để nâng đỡ. Các ống nhỏ tiếp giáp với tổ chức, thành ống không lót cuticun, có thể giúp chúng khuếch
tán khí qua lại dễ dàng và ít nhất có một phần chứa dịch.
Nhiều sâu bọ như ong còn có những chỗ phình thành túi chứa khí rộng, có tác dụng lấy và chứa được
nhiều khí hơn. Một số như ốc Sên, Nhện có hệ thống ống khí do da lõm vào phân nhánh tạo thành ống dài
gần giống phổi. Túi khí còn thấy ở chim bay có tác dụng tăng thể tích khí dự trữ, làm nhẹ khối lượng
chim, ngoài ra còn giúp trao đổi khí khi chim bay.]
4.1.4. Hô hấp bằng phổi
Là kiểu hô hấp đặc trưng cho động vật sống trên cạn, bắt đầu từ bò sát trở lên, kể cả những loài đã
quay trở lại sống dưới nước như Baba, rùa biển, cá voi,...
Phổi Bò sát, Chim và đặc biệt là Thú là một tổ chức xốp bao gồm hệ thống các ống khí đi từ ngoài
vào phân nhỏ dần, cuối cùng là các phế nang có cấu trúc đặc biệt bảo đảm cho phổi vừa tăng diện tích tiếp
xúc lên nhiều lần vừa rất thuận lợi cho trao đổi khí với mao mạch bao quanh chúng. Phổi được đổi mới khí
nhờ sự co bóp của cơ hô hấp thuộc lồng ngực và bụng.
Câu 8: Trình bày quá trình hô hấp ngoài
Thông khí phổi hay sự hô hấp ngoài thực chất là quá trình đưa một lượng không khí từ ngoài vào phổi
và từ phổi đi ra ngoài, nhờ sự chênh lệch áp suất của khối chất khí giữa môi trường ngoài với trong phổi, áp
suất có được bởi sự co rút của các cơ hô hấp ở vùng ngực và bụng. Nhiệm vụ của giai đoạn này là bảo đảm lưu

thông khối không khí, làm cho không khí khi vào phổi luôn được đổi mới về thành phần, giúp cho sự trao đổi
khí được thực hiện thuận lợi giữa phế nang với máu tĩnh mạch, do động mạch phổi đưa tới.
Sự thông khí bao gồm 2 động tác đó là động tác hít vào và động tác thở ra.
4.1.4.1. Sự thông khí phổi
* Động tác hít vào
Hít vào là một động tác chủ động, do các cơ hít vào thực hiện. Trước khi bắt đầu động tác hít vào,
các cơ hô hấp ở trạng thái giãn, dòng không khí không lưu chuyển, lúc này áp suất khoang màng phổi (ở
người) khoảng - 4 mmHg so với áp suất trong phế nang, áp suất trong phế nang bằng áp suất không khí
ngoài trời.
Bắt đầu ở thì hít vào, cơ hoành co làm vòm cơ hạ xuống đẩy các tạng ở bụng xuống dưới, làm cho
lồng ngực tăng thể tích theo chiều thẳng đứng. Các cơ liên sườn ngoài co làm lồng ngực được nâng lên, tăng
thể tích lồng ngực theo chiều trước sau và phải trái. Lồng ngực tăng lên về dung tích theo các chiều không
gian làm cho sự chênh lệch áp lực giữa phổi với khoang màng phổi càng lớn (dung tích lồng ngực tăng trong
khi phổi chưa thay đổi dung tích thì dung tích khoang màng phổi sẽ tăng lên, làm áp lực trong khoang màng
phổi giảm xuống), áp lực của khoang màng phổi so với phổi đã âm lại càng âm hơn khi hít vào. Do áp lực
khoang màng phổi âm so với phổi sẽ kéo phổi giãn ra, dung tích phổi tăng lên, áp lực phổi sẽ hạ xuống và


nhỏ hơn áp lực không khí ngoài trời, làm cho không khí ngoài trời sẽ tràn vào phổi gây nên động tác hít vào.
* Động tác thở ra
Thở ra là động tác thụ động, thường ít tốn năng lượng. Khi không khí đã căng đầy phổi, các cơ hít
vào giãn ra, cơ gian sườn trong co lại, ngực thu nhỏ lại làm dung tích lồng ngực thu nhỏ, áp lực âm khoang
màng phổi giảm xuống thấp nhất, phổi bị thu nhỏ lại làm áp lực trong phổi tăng lên và cao hơn áp lực không
khí ngoài trời, do đó khối khí từ trong phổi sẽ bị đẩy ra ngoài tạo nên động tác thở ra.
4.1.4.2. Tần số hô hấp - dung lượng hô hấp
* Tần số hô hấp (hay nhịp thở)
Tần số hô hấp (hay nhịp thở) là số lần thở được trong một đơn vị thời gian (thường tính bằng
phút). Tần số hô hấp đặc trưng cho từng loài, trong mỗi loài có sự thay đổi tùy theo lứa tuổi, giới tính,
điều kiện lao động, mức độ hoạt động, môi trường sống của đối tượng.
* Dung lượng hô hấp

Lượng khí tham gia vào quá trình hô hấp được phân thành các loại:
+ Khí lưu thông: là lượng khí hít vào, thở ra trong một lần thở bình thường. Đây là lượng khí cần
thiết tối thiểu của cơ thể dùng cho hoạt động ở mức độ bình thường. Ở người mỗi lần hít vào thở ra
chừng 500 ml khí.
+ Khí dự trữ hít vào: là lượng khí hít vào thêm tối đa (không thể hít vào thêm được nữa) so với
lượng khí hít vào bình thường. Lượng khí hít vào gắng sức ở người khoảng 1500 ml, lượng khí này còn
gọi là khí bổ sung hay khí bổ túc.
+ Khí dự trữ thở ra: là lượng khí thở ra thêm gắng sức (không thể thở ra hơn được nữa), sau khi
thở ra bình thường. Lượng khí thải ra thêm do thở ra gắng sức ở người khoảng 1500 ml khí, lượng khí
này còn được gọi là khí dự trữ.
Dung tích sống của phổi = V Khí lưu thông + V khí bổ sung + V khí dự trữ
Đây là một chỉ tiêu sinh lý quan trọng của phổi phản ánh khá trung thành về sức khoẻ của con người.
Nếu dung tích sống cao và ổn định thì người đó có sức khoẻ tốt và ổn định. Dung tích sống của người Việt
Nam từ 18 - 35 tuổi ở nam là: 3,4 - 3,5 lít; nữ 2,4 - 2,6 lít. Dung tích sống đạt cao nhất ở lứa tuổi từ 18 - 35
sau đó giảm dần.
+ Khoảng chết:
Khoảng không gian trên đường hô hấp có không khí ra, vào nhưng không có trao đổi khí hô hấp, vì
ở đó không khí không tiếp xúc với mao mạch phổi được, khoảng không gian đó được gọi là khoảng chết.
Ví dụ: Khoảng chết trong điều kiện hô hấp ở môi trường hẹp như trong hầm lò, hay phòng kín
mà chứa quá nhiều người dường như được kéo dài ra.
+ Sự thông khí phổi
Sự thông khí phổi là lượng khí lưu thông từ ngoài vào trong phổi và từ trong phổi ra ngoài trời trong
một khoảng thời gian nhất định, thường tính bằng phút. Lượng khí lưu thông của người bình thường khi ở
trạng thái yên tĩnh là 8 - 12,5 lít/phút.
Câu 9: Trình bày sự trao đổi khí ở phổi và mô

4.1.4.3. Cơ chế chung
Sự trao đổi khí trong hô hấp thực chất là sự khuếch tán các chất khí từ môi trường hô hấp này qua
môi trường khác. Sự khuếch tán phụ thuộc vào áp suất riêng phần của từng chất khí có trong khối lượng khí
hô hấp.

Công thức tính phân áp riêng phần của từng chất khí được biễu diễn như sau:
PA = ( P x V) : 100
Trong đó PA là phân áp của chất khí A nào đó; P là áp suất của không khí (áp suất không khí
ngoài trời trong điều kiện tiêu chuẩn là 760 mm Hg; trong đường hô hấp và phổi là 710 mm Hg); V là
tỷ lệ % của chất khí A trong hỗn hợp khí.
4.1.4.4. Sự trao đổi khí ở phổi
Sự trao đổi khí ở phổi thực chất là sự trao đổi khí xảy ra giữa không khí ở phế nang được lấy từ bên
ngoài vào với không khí trong máu tĩnh mạch do động mạch phổi đưa tới.
Lượng khí khuếch tán lệ thuộc P riêng phần (phân áp) của khí đó trong tổng số áp suất của không khí.
Nếu P không khí bằng 760mgHg, trong không khí thở ra có hơi nước với P bằng 47mmHg thì áp suất
không khí trong phế nang sẽ là: 760 - 47 = 713mmHg.
Nếu tỷ lệ ôxy trong phế nang là 14% thì :


P của O2 = (713 X 14) / 100 ≈ 100 mmHg
Nếu tỷ lệ CO2 trong khí phế nang là 5,5 % thì :
P của CO2 = (713 X 5,5) / 100 ≈ 40mmHg.
P của O2 trong máu tĩnh mạch đến phổi bằng 40mmHg, ôxy khuếch tán từ không khí phế nang sang
máu tĩnh mạch.
P của CO2 trong máu tĩnh mạch đến phổi bằng 46mmHg, CO 2 khuếch tán từ máu tĩnh mạch sang phế
nang.
Đối với ôxy, hiêu số áp suất chênh lêch nhau 1mmHg có thể làm khuếch tán 25-60ml O 2/phút, còn đối
với CO2 khuếch tán gấp 25 lần O2.
Như vậy có sự chênh lệch áp suất riêng phần các chất khí giữa máu tĩnh mạch với các chất khí ở phế
nang, kết quả oxy sẽ từ phế nang đi vào máu và khí cacbonic sẽ từ máu đi ra phế nang và sau đó ra ngoài
trời theo lượng khí thở ra.
4.1.4.5.
Sự trao đổi khí ở mô
Sự trao đổi khí ở mô thực chất là sự trao đổi khí xẩy ra giữa không khí ở máu động mạch, do động
mạch đem tới với không khí trong tế bào và mô.

PO của máu động mạch là 100mmHg.
PO ở tế bào, mô là 20mmHg. Sự chênh lêch PO giữa máu động mạch và tế bào, mô là
80mmHg, ôxy khuếch tán từ máu động mạch sang mô.
PCO2 ở mô là 60mmHg, còn ở máu động mạch là 40mmHg, CO2 khuếch tán từ mô sang máu động
mạch.
O2 được máu vận chuyển từ phổi đến tế bào, mô; còn CO 2 từ mô đến phổi thải ra ngoài. Ở trạng thái tự
do, các khí hô hấp đó được vận chuyển một lượng rất ít, chúng được vận chuyển chủ yếu dưới dạng liên kết
với hemoglobin của hồng cầu.
Câu 10: Trình bày quá trình tiêu hóa cơ học và hóa học của thức ăn trong dạ dày
Dạ dày là nơi phình ra lớn nhất của đường tiêu hoá chính thức, đây là nơi chứa đựng, tiêu hoá cơ học
và tiêu hoá hoá học một phần thức ăn, chuẩn bị cho giai đoạn tiêu hoá chính ở ruột non.
5.1.1.1. Tiêu hoá cơ học ở dạ dày
Sự tiêu hoá cơ học ở dạ dày bao gồm các cử động co bóp dạ dày và cử động tống thức ăn khỏi dạ
dày.
• Cử động co bóp dạ dày gồm
- Cử động nhồi, nghiền: có tác dụng khuấy và nhào trộn làm thức ăn ngấm đều dịch vị.
- Cử động nhu động: là những sóng nhu động lớn bắt đầu từ đáy dạ dày có tác dụng tống thức ăn
xuống tá tràng.
Cử động dạ dày được phát động nhờ sức căng và tính chất của thức ăn, những thức ăn có tính axit thì
kích thích cơ dạ dày co mạnh. Khi cơ thể ở trạng thái bồn chồn lo lắng làm tăng nhu động dạ dày. Các trạng
thái đau đớn, phiền muộn, đói ăn, khó thở đều làm giảm nhu động.
Thời gian thức ăn lưu lại ở dạ dày đối với gluxit là 2 - 3 giờ; protit là 4 - 5 giờ; lipid là trên 6 giờ.
Bên cạnh những co bóp nhu động xẩy ra khi có thức ăn trong dạ dày, còn có dạng co bóp khác gọi là
“co bóp đói” xẩy ra khi dạ dày không chứa thức ăn sau một thời gian dài. Co bóp đói có ý nghĩa thích nghi,
là tín hiệu giúp thông báo cơ thể ở trạng thái cần năng lượng (thường là thiếu đường).

Sự đóng mở môn vị, tâm vị
+ Đóng mở tâm vị: tâm vị mở khi thức ăn có áp lực lớn hơn 15 cm nước.
+ Đóng mở môn vị: khi không có thức ăn môn vị không đóng chặt. Khi thức ăn chạm vào niêm
mạc đường tiêu hoá môn vị đóng chặt và chỉ được mở ra khi phía dạ dày thức ăn sệt, hoặc nhão, pH axit

và sức co dạ dày mạnh, phía tá tràng phải ở môi trường kiềm và thức ăn không còn nhiều ở đó. Như vậy
sự đóng mở môn vị theo từng đợt, phụ thuộc sức co dạ dày và môi trường 2 phía của môn vị. Ngoài ra
khi ở trạng thái buồn bực, lo âu, thức ăn nóng hay lạnh quá đều làm môn vị mở chậm hơn.
5.1.1.2. Tiêu hoá hoá học ở dạ dày
Niêm mạc dạ dày có rất nhiều tuyến: Tuyến ở vùng tâm vị và môn vị tiết nhầy. Tuyến vùng thân vị
và hạ vị tiết ra enzim (do tế bào chính), HCl và yếu tố nội (do tế bào viền), chất nhầy (do tế bào cổ
tuyến).
Thành phần và tính chất của dịch vị
Dịch vị có 99,3% nước, 0,35% khoáng, 0,35% chất hữu cơ trong đó có enzim.
Dịch vị là chất lỏng, không màu, không mùi, có vị chua.


Tác dụng của dịch vị
- Tác dụng của axit clohydric (HCl):
HCl là do tế bào viền bài tiết ra. Về cấu trúc tế bào viền, chúng có các kênh nhỏ thông với lòng ống
tuyến dạ dày.
+ HCl có tác dụng hoạt hoá enzim, biến enzim pepsinogen ở dạng chưa hoạt động thành dạng
hoạt động pepsin.
+ HCl làm trương nở prôtit giúp cho pepsin phân hủy chúng nhanh hơn.
+ HCl làm tan colagen trong mô liên kết bao quanh cơ, tạo điều kiện cho sự tiêu hoá protit cơ
diễn ra nhanh hơn.
+ HCl giúp ổn định độ pH ở dạ dày.
+ HCl làm hoà tan nucleoprotit, giúp pepsin tiêu hoá prôtit của nó.
+ Xúc tác cho quá trình biến Progastrin thành gastrin, làm cho quá trình tiết dịch vị về sau càng
tăng.
+ HCl còn có tác dụng trong cơ chế đóng mở môn vị và diệt khuẩn.
+ Thủy phân cellulose của cây non.
- Tác dụng của enzim pepsin:

Tác dụng chính của pepsin là cắt các liên kết peptit phía NH 2 nối giữa các axit amin có nhân thơm

với một axit amin khác, kết quả là tạo ra các chuỗi pôlipeptit có kích thước khác nhau.
Pepsin còn có tác dụng tiêu hoá các sợi colagen, giúp cho enzim tiêu hoá thấm vào và tiêu hoá
prôtit của cơ.
Pepsin chỉ đảm nhiệm tiêu hoá khoảng 10 - 20% prôtit của thức ăn. Khi môi trường có pH cao hơn
5 thì nó không còn hoạt động được nữa.
Pepsin không có khả năng tiêu hoá prôtit sợi (như kêratin, rêlactin) và muxin.
- Tác dụng của enzim Chimozin (prezua):
Đây là enzim làm đông kết sữa, theo sơ đồ sau:

Caseinat canxi ở dạng không tan (đặc) sẽ được lưu lại lâu hơn trong dạ dày, giúp cho enzim phân huỷ
protein có thể tác dụng được triệt để hơn, đồng thời làm tốc độ lưu thông của sữa chậm lại không gây
tiêu chảy.
Loại enzim này chỉ có ở trẻ em và động vật non đang uống sữa, với người lớn và những động vật
không còn uống sữa nữa thì hàm lượng enzim này rất ít hay bằng không.
- Tác dụng của enzim lipase:
Enzim này hoạt động yếu trong dạ dày, tác dụng của nó là cắt liên kết ester giữa glycerol và axit
béo của những lipid đã được nhũ tương hoá (như lipid của sữa, trứng) biến chúng thành glycerin và axit
béo.
- Tác dụng của enzim Gelatinase:
Gelatinase tác dụng tiêu hoá proteit gân và tổ chức liên kết trong bắp cơ, biến chúng thành các peptit
và axit amin.
- Yếu tố nội tại.
Yếu tố nội hay yếu tố nội tại do tế bào viền tiết ra, yếu tố này cần cho sự hấp thu vitamin B 12 là thành
phần tham gia vào quá trình tạo hồng cầu.
- Tác dụng của chất nhầy:
Chất nhầy tạo thành màng một màng dai và có phản ứng kiềm, bao phủ toàn bộ niêm mạc dạ dày
nhằm bảo vệ niêm mạc và thành của dạ dày khỏi bị tác dụng của enzim và HCl. Chất nhầy còn có vai trò
giúp thức ăn được vận chuyển dễ dàng.
-Tác dụng của NaHCO3: NaHCO3 có vai trò trung hoà HCl, nhằm điều hoà độ pH của dịch vị, bảo
đảm cho enzim ở dạ dày hoạt động được tốt.



Câu 11: Trình bày quá trình tiêu hóa thức ăn trong ruột non
Ruột non là nơi diễn ra quá trình tiêu hoá và hấp thu thức ăn chính của đường tiêu hoá. Đây là đoạn
dài nhất của ống tiêu hoá chính thức, là nơi có những cấu tạo đặc biệt để thích nghi với chức năng của nó,
đó là sự lồi lên tạo van tràng và trên đó được phủ bởi các lông ruột (nhung mao).
Sự tiêu hoá ở ruột non thực hiện bởi hai hình thức là cơ học và hoá học.
5.1.1.3. Tiêu hoá cơ học ở ruột non
Cử động của ruột non bao gồm các dạng chính là cử động lắc lư, cử động co vòng từng đoạn, cử
động nhu động và cử động của lông ruột.
- Cử động lắc lư: do cơ dọc co rút, có tác dụng trộn thức ăn, làm thức ăn không bị ứ đọng.
- Cử động co vòng từng đoạn: do cơ vòng co từng đoạn tại chỗ, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá.
- Cử động nhu động: là sự kết hợp của cả hai cử động trên, làm cho thức ăn qua ruột nhanh hơn.
- Vận động của lông ruột: Sự vận động của lông ruột bị chi phối bởi các sợi cơ trơn của lớp dưới
niêm mạc, khi các cơ co làm cho lông ruột rút ngắn lại sau đó lại trở về trạng thái cũ, cứ thế theo nhịp
ổn định. Tác dụng của nó là giúp dịch bạch huyết chảy từ ống trung tâm về hệ mạch bạch huyết.
5.1.1.4. Tiêu hoá hoá học ở ruột non
Diễn ra nhờ có sự tham gia của hệ enzim của dịch tụy, dịch ruột và sự tham gia của dịch mật, ta sẽ
lần lượt xét vai trò tiêu hoá hoá học của từng dịch có ở đây.
 Dịch tụy
Dịch tụy là chất lỏng trong suốt, không màu, pH kiềm, chúng được đổ vào tá tràng bởi ống wirsung.
Trong dịch tụy có 1,52 - 6,6% chất khô, còn lại là nước. Trong chất khô có các chất hữu cơ quan trọng
như enzim, protein, các chất vô cơ như các muối bicacbonat, muối clorua, muối phốt phát của Na và K.
Tác dụng tiêu hoá của dịch tụy:
- Tiêu hoá Protit: tiết Insulin (ngoại tiết), tiết Glucagon (nội tiết).
- Tiêu hóa Gluxit : Enzim Amilase, E. Matase
- Tiêu hóa Lipid: E. lipase, E. photpholipase và E. Cholesterol-esterase

 Điều hoà bài tiết dịch tụy: theo 2 cơ chế thần kinh và thể dịch.
- Cơ chế điều hoà thần kinh: Khi kích thích dây thần kinh số X hay thần kinh phó giao cảm, các

cúc tận cùng của nơron sẽ giải phóng ra axetylcholin, axetylcholin tác dụng lên tế bào nang gây tiết
dịch tụy, trong cơ chế tiết kiểu này dịch tụy có nhiều nước và ít enzim.
- Cơ chế điều hoà thể dịch: do các hormon như gastrin, secretin, pancreozimin.
 Dịch mật
Đây là sản phẩm bài tiết của gan. Sau khi được tiết ra dịch mật được đưa vào dự trữ trong túi mật, từ
đây có ống đổ vào tá tràng, mật được đổ vào tá tràng khi có kích thích thức ăn tới đường tiêu hoá. Một số
gia súc như ngựa không có túi mật.
+ Thành phần dịch mật:
Trong túi mật có màu vàng hay lục, có vị đắng, hơi kiềm. Thành phần gồm 90 % nước, còn lại là chất
khô, trong đó quan trọng nhất là muối mật và sắc tố mật
+ Tác dụng của dịch mật: gồm tác dụng của muối mật, sắc tố mật và một số chất bài tiết khác.
- Tác dụng của muối mật: có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và hấp thu như:
• Nhũ tương hoá mỡ giúp cho enzim lipase tăng cường diện tích tiếp xúc với mỡ và phân giải
chúng nhanh hơn.
• Giúp cho sự hấp thu các axit béo, monoglixerit, cholesterol và các lipid
• Trung hoà độ axit ở thức ăn do dạ dày đưa xuống.
• Tăng cường nhu động ruột, giúp diệt khuẩn.
• Kích thích tế bào gan sản xuất và bài tiết mật.
 Dịch ruột
Dịch ruột là sản phẩm tiết của tuyến Brunner (ở tá tràng) và tuyến Liberkun ở ruột non.
+Thành phần và tính chất:
Dịch ruột chứa khoảng 97 - 98,5 % nước, còn lại là chất khô.
Dịch ruột là chất không màu, có pH từ 7 - 8,5.
+ Tác dụng của dịch ruột.
• Nhóm enzim phân giải protit:


Các enzim của dịch ruột phân giải cho ra các axit amin là sản phẩm cuối cùng và giúp hoàn tất quá
trình tiêu hoá protit thức ăn, tuy nhiên dịch ruột không tác dụng trực tiếp thức ăn được đưa từ ngoài vào,
mà chúng chỉ tác dụng với những sản phẩm sau khi đã bị enzim của dịch vị và dịch tụy công phá.

• Nhóm enzim phân giải lipid:
Là những enzim tương tự như ở dịch tụy, tác dụng tương tự như của dịch tụy.
• Nhóm enzim phân giải gluxit:
Gồm amilase, mantase, sacarase và lactase. Amilase và mantase tương tự như enzim ở dịch tụy.
- Enzim sacarase phân giải sacarose thành glucose và fructose.
- Enzim lactase phân giải lactose thành glucose và galactose.
• Nhóm enzim phân giải axit nucleic:
Gồm có nuclease, nucleotidase và nucleosidase, các enzim này phân giải axit nucleic thành
nucleotit và sau đó là các sản phẩm nhỏ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các enzim khác phân giải sản
phẩm của axit nucleic thành các chất có thể hấp thu được cho cơ thể động vật.
Sự điều hoà bài tiết dịch ruột thông qua 2 cơ chế thần kinh và thể dịch.
- Cơ chế thể dịch: được thực hiện khi có mặt của thức ăn ở dạng vị trấp từ ruột đưa xuống, hay sự
có mặt của các hormon duocrinin, enterocrinin, secretin, đây là những sản phẩm được hình thành khi có
kích thích cơ học hay hoá học của thức ăn vào niêm mạc ruột, các chất này có tác dụng làm tăng quá
trình tiết dịch của tuyến ruột.
- Cơ chế thần kinh: do kích thích của thức ăn ( hoặc cơ học hoặc hoá học ) vào các đầu tận cùng của
nơron cảm giác ở vách ruột, sẽ làm cho phản xạ tiết dịch được thực hiện, tại những nơi thức ăn đi tới thì sự
tiết dịch ở đó tăng lên.
Câu 12: Nêu tác dụng tiêu hóa thức ăn của dịch mật, dịch tụy và dịch ruột trong tiêu hóa thức ăn?
Ruột non là nơi tiêu hoá hấp thu chính, sự tiêu hoá hoá học ở đây diễn ra nhờ có sự tham gia của hệ
enzim của dịch tụy, dịch ruột và sự tham gia của dịch mật, ta sẽ lần lượt xét vai trò tiêu hoá hoá học của
từng dịch có ở đây.
 Dịch tụy
Tác dụng tiêu hoá của dịch tụy:
*Nhóm enzim tiêu hoá protit
- Enzim tripsin:
Tripsin là enzim khi bắt đầu được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt động tripsinogen, nhờ có
enterokinase có trong dịch ruột mà chúng được biến thành dạng hoạt động, sau đó chính nó lại tự xúc
tác cho phản ứng trên, theo sơ đồ sau:


Tripsin là nhóm endopeptidase, nên nó chỉ phân cắt protít ở các liên kết peptít ở giữa và chủ yếu
do lyzin hay acginin tham gia, kết quả tạo nên các peptit và axit amin:

- Enzim Chimotripsin:
Chimotripsin khi mới được tiết ra ở dạng chưa hoạt động - Chimotripsinogen, nhờ có enzim Tripsin
nó được biến thành dạng hoạt động. Chimotripsin cũng là enzim nhóm endopeptidase, nhưng lại cắt các
liên kết do tyrozin, phenynalanin, triptophan, mêtionin hay lơxin tham gia. Kết quả tiêu hoá tương tự
pepsin là tạo ra peptit và axit amin, tuy nhiên nó còn có vai trò gây đông kết sữa.
- Enzim Cacboxypolypeptidase:
Cacboxypolypeptidase được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt động là procacboxypolypeptidase, nhờ enzim
triptsin hoạt hoá nó được chuyển thành dạng hoạt động. Đây là enzim thuộc nhóm exopetidase, tác dụng
cắt rời các axit amin đứng cuối phía có nhóm cacboxyl của chuỗi polypeptit, tạo ra sản phẩm cuối cùng
là axit amin.
Nhìn chung nhóm enzim tiêu hoá protit của dịch tụy chủ yếu chỉ tiêu hoá những protit là sản phẩm
đã được phân giải một phần bởi enzim của dạ dày, sản phẩm do dịch tụy phân giải protêin chỉ có một


lượng nhỏ là axit amin còn lại là các dipeptit, tripeptit và ít polypeptit.
* Nhóm enzim tiêu hoá Gluxit
Nhóm này có 2 enzim chính là amilase và mantase.
- Enzim amilase:
Amilase là a-amilase, cấu trúc tương tự enzim ptyalin ở nước bọt, nhưng tác dụng mạnh hơn rất
nhiều lần, nó có khả năng phân giải cả tinh bột sống lẫn tinh bột chín, sản phẩm tạo thành sau khi phân
giải tinh bột là mantose và một ít destrin, mantotriose.
- Enzim Mantase:
Mantose tác dụng phân cắt mantose thành glucose.
* Nhóm enzim phân giải lipid
Nhóm này có 3 enzim chính là lipase, photpholipase và Cholesterol-esterase.
- Enzim Lipase của dịch tụy: tác dụng cắt đứt các liên kết este giữa glyxerin với axit béo. Các
triglyxerit, là sản phẩm của những lipít sau khi bị nhũ tương hoá tại ruột, chúng bị lipase phân giải cho

glyxerin và axit béo cùng với ít monoglixerit. Như vậy nhờ có tác dụng nhũ tương hoá của muối mật mà
hầu như toàn bộ lipid thức ăn khi tới ruột đã bị biến thành dạng triglyxerit và bị phân giải cho sản phẩm
cuối cùng có khả năng hấp thu.
- Enzim photpholipase: tác dụng của enzim này là cắt liên kết este giữa glyxerin với axit
photphoric, biến photpholipid thành photphát và diglixerit. Diglixerit sau khi tạo thành lại tiếp tục bị phân
giải bởi lipase để cho sản phẩm cuối cùng là glyxerin và axit béo.
- Enzim Cholesterol-esterase: tác dụng phân giải các este của Cholesterol và các sterol khác của
thức ăn khi chúng tới ruột, giải phóng các axit béo.
+ Enzim Nuclease: tác dụng phân giải các axit nucleic thành mononucleotit.
+ Vai trò của NaHCO3: tác dụng trung hoà độ axit của thức ăn do dạ dày đưa xuống, giúp duy trì
độ pH thích hợp cho các enzim ở ruột hoạt động.
 Dịch mật
+ Tác dụng của dịch mật: gồm tác dụng của muối mật, sắc tố mật và một số chất bài tiết khác.
- Tác dụng của muối mật: có vai trò quan trọng trong tiêu hoá và hấp thu như:
+ Nhũ tương hoá mỡ giúp cho enzim lipase tăng cường diện tích tiếp xúc với mỡ và phân giải
chúng nhanh hơn.
+ Giúp cho sự hấp thu các axit béo, monoglixerit, cholesterol và các lipít và tạo ra những phức chất
hoà tan trong nước, dễ hấp thu.
+ Trung hoà độ axit ở thức ăn do dạ dày đưa xuống, làm mất tác dụng của enzim pepsin của dạ dày
làm chúng không có khả năng phân giải các enzim ở ruột, đồng thời làm tăng hoạt tính của enzim trong
ruột.
+ Tăng cường nhu động ruột, giúp diệt khuẩn.
+ Kích thích tế bào gan sản xuất và bài tiết mật, khi chúng được hấp thu vào máu và tới gan.
Cơ chế tiết dịch mật cơ bản giống như cơ chế tiết của dịch tụy.
 Dịch ruột
+ Tác dụng của dịch ruột.
Nhóm enzim phân giải protit:
- Enzim aminopeptidase: là enzim thuộc nhóm exopeptidase, nó có tác dụng cắt rời axit amin
phía có gốc amin và giải phóng axit amin.
- Các enzim Tripeptidase và Dipeptidase: phân giải những tripeptit và dipeptit cho các axit

amin.
- Enim Iminopeptidase (prolinase): có tác dụng cắt rời axit amin, thường là prolin, ra khỏi chuỗi
polypeptit.
- Enzim enterokinase: tác dụng chính của enzim này là hoạt hoá tripsinozen biến nó thành dạng
hoạt động tripsin. Sự hoạt hoá này được thực hiện nhờ việc cắt bỏ một đoạn peptit của phân tử
polypeptit hình thành nên tripsinozen, nên có thể gọi enterokinase là enzim của nhóm phân giải protit.
Các enzim của dịch ruột phân giải cho ra các axit amin là sản phẩm cuối cùng và giúp hoàn tất quá
trình tiêu hoá protit thức ăn, tuy nhiên dịch ruột không tác dụng trực tiếp thức ăn được đưa từ ngoài vào,
mà chúng chỉ tác dụng với những sản phẩm sau khi đã bị enzim của dịch vị và dịch tụy công phá.
Nhóm enzim phân giải lipid:


Là những enzim tương tự như ở dịch tụy gồm lipase, photpholipase và cholesterol-esterase, tác dụng
tương tự như của dịch tụy.
Nhóm enzim phân giải gluxit:
Gồm amilase, mantase, sacarase và lactase. Amilase và mantase tương tự như enzim ở dịch tụy.
- Enzim sacarase phân giải sacarose thành glucose và fructose.
- Enzim lactase phân giải lactose thành glucose và galactose.
Nhóm enzim phân giải axit nucleic:
Gồm có nuclease, nucleotidase và nucleosidase, các enzim này phân giải axit nucleic thành
nucleotit và sau đó là các sản phẩm nhỏ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các enzim khác phân giải sản
phẩm của axit nucleic thành các chất có thể hấp thu được cho cơ thể động vật.
Câu 13: Trình bày sự tiêu hóa sinh học của thức ăn trong dạ dày của động vật nhai lại.
Dạ dày động vật nhai lại như trâu, bò là thuộc loại dạ dày kép, nó bao gồm 4 túi: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ
lá sách và dạ múi khế.
Sự tiêu hoá trong dạ cỏ
Đây là nơi diễn ra hình thức tiêu hoá đặc thù của bọn động vật nhai lại.
Môi trường dạ cỏ: Dạ cỏ có môi trường yếm khí, độ pH 6,5 - 7,4, nhiệt độ 39 - 41 o C, độ ẩm 80 90%. Với môi trường như trên rất thuận lợi cho vi sinh vật phát triển và hoạt động.
- Hệ vi sinh vật dạ cỏ: có hai hệ lớn là microflora và microfauna, nấm fungi (nấm sợi).
Tác dụng của vi sinh vật dạ cỏ:

+ Tiêu hoá cơ học: do nguyên sinh động vật, chúng cắt thức ăn thành từng mảnh nhỏ giúp cho quá
trình tiêu hoá tiếp theo tốt hơn.
+ Tiêu hoá hoá học của hệ enzim vi sinh vật: Chúng biến các thức ăn xơ như rơm, cỏ thành các
axit béo bay hơi như propiotic, butiric,...và được hấp thu tại dạ cỏ.
 Tiêu hoá trong dạ tổ ong:
Khi thức ăn xuống dạ tổ ong, dạ tổ ong co bóp làm cho thức ăn lỏng chảy vào dạ lá sách, phần còn lại
ở dạng thô trả lại dạ cỏ.
 Tiêu hoá trong dạ lá sách:
Dạ lá sách khi co, ép lọc các thức ăn lỏng xuống dạ múi khế, phần thô còn lại được giữ lại và ở đây
chúng được tiếp tục quá trình tiêu hoá như ở dạ cỏ.
 Tiêu hoá trong dạ múi khế: giống như ở bọn dạ dày đơn.

Sự điều hoà bài tiết dịch vị
Sự điều hoà bài tiết dịch vị được thực hiện bởi hai cơ chế là cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch.
- Điều hoà bằng cơ chế thần kinh:
Được thực hiện bằng phản xạ có và không có điều kiện. Đối với phản xạ không điều kiện được thực
hiện khi có sự tác động của kích thích là thức ăn vào đường tiêu hoá, kích thích sẽ làm hưng phấn thụ quan
nơi bị tác động, từ đây hưng phấn sẽ đi theo dây thần kinh lưỡi hay lưỡi hầu (nếu là kích thích ở khoang
miệng), hay theo dây X (nếu là ở vùng dưới), từ đây đi về hành tủy, từ hành tủy sẽ phát lệnh tới tuyến vị,
gây tiết dịch vị. Đối với phản xạ có điều kiện thì kích thích là những kích thích có điều kiện như hình dạng,
màu sắc, ngôn ngữ,... liên quan đến thức ăn và sự ăn uống.
- Điều hoà bằng cơ chế thể dịch:
Cơ chế điều hoà bằng thể dịch thường do kết quả sự kích thích của thức ăn khi chúng tới dạ dày hay
ruột non. Như vậy cơ chế thể dịch qua hai giai đoạn: giai đoạn thứ nhất là khi thức ăn tới hạ vị sẽ kích
thích hạ vị tiết hormon Progastrin (ở dạng chưa hoạt động). Do tác dụng của HCl nó biến đổi thành
hormon gastrin (dạng hoạt động), gastrin đi vào máu và sau đó trở lại tuyến vị kích thích tuyến vị tiết
dịch. Giai đoạn thứ hai là khi thức ăn xuống tới tá tràng, nó kích thích làm tá tràng tiết ra một loại
hormon giống như ở dạ dày được gọi là gastrin-like (hay là enterogastrin), hormon này vào máu và sau
đó cũng đi tới tuyến vị gây tiết dịch vị.
Câu 14: Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng sau khi đã được tiêu hóa trong ống tiêu hóa diễn ra

như thế nào?
Toàn bộ bề mặt ống tiêu hoá đều có khả năng hấp thu, tuy nhiên sự hấp thu còn phụ thuộc vào khối
lượng các chất có khả năng hấp thu và đặc trưng cấu tạo của từng phần của ống tiêu hoá.
Sự hấp thu ở miệng, thực quản, dạ dày và ruột già
- Sự hấp thu ở miệng và thực quản: quá trình hấp thu yếu ớt, thời gian dừng lại của các chất ngắn,


nên sự hấp thu ở đây ít quan trọng.
- Dạ dày khả năng hấp thu cũng yếu vì niêm mạc dạ dày cũng không có nhung mao, khe hở giữa các
tế bào biểu mô rất hẹp. Dạ dày chỉ có thể hấp thu một ít chất có độ hoà tan cao trong lipid như rượu, ngoài
ra chúng còn có thể hấp thu nước, một ít muối dơn giản, đường glucose.
- Ruột già chỉ có thể hấp thu một số chất hoà tan trong nước như glucose, muối vô cơ, một số
vitamin, một số thuốc như thuốc ngủ, kháng sinh,... sự hấp thu chủ yếu ở phần đầu của đại tràng.
Sự hấp thu ở ruột non
Ruột non là nơi chủ yếu thực hiện sự hấp thu các chất nhờ có một số đặc điểm sau:
- Có một diện tích tiếp xúc rất lớn với các chất
- Lông ruột là đơn vị hấp thu, trên lông ruột có tế bào tiết nhầy, tế bào ưa bạc và tế bào hấp thu.
- Ruột non là nơi có đủ các enzim cần cho phân giải thức ăn
Cơ chế hấp thu theo 3 cơ chế: cơ chế lọc, cơ chế khuếch tán, cơ chế vẫn chuyển tích cực
Sự hấp thu các chất
Hấp thu gluxit:
Gluxit sau khi được ăn vào, qua đường tiêu hoá dưới tác dụng của enzim phân giải chúng được biến
thành các dạng đường đơn và một vài đisaccarit
• Sự hấp thu monosaccarit theo cơ chế vận chuyển tích cực, trong đó vai trò của ion Na+ rất lớn.
• Đối với fructose, chúng được vận chuyển bằng khuếch tán vào tế bào hấp thu, trong tế bào
hấp thu fructose được chuyển thành glucose, sau đó mới được chuyển sang mao mạch ở
dạng glucose.
Hấp thu protit.
Thức ăn là protit sau khi vào ruột được tiêu hoá đến sản phẩm là axit amin, một ít dipeptit hay
tripeptit, các sản phẩm này được đi vào tế bào hấp thu theo cơ chế chủ động có sự tham gia của chất mang

và Na+, theo cơ chế tương tự như hấp thu glucose.
Sự hấp thu xẩy ra nhanh ở tá tràng, hỗng tràng và chậm hơn ở hồi tràngKhi cơ thể hấp thu galactose
và glucose thì ức chế hấp thu một số axit amin, có lẽ có sự chung nhau chất vận chuyển đặc hiệu giữa
chúng.
Hấp thu lipid.
Lipid có sản phẩm tiêu hoá cuối cùng là axit béo, glyxerin, cholesterol,...
• Glyxerin là chất hoà tan trong nước nên chúng nhanh chóng được hấp thu vào tế bào hấp
thu có thể bằng cơ chế chủ động hay thụ động.
• Các axit béo và monoglyxerit do khó hoà tan nên chúng phải kết hợp với muối mật để tạo
thành các phức chất hòa tan dễ hấp thu gọi là các hạt mixen
Hấp thu vitamin:
Tất cả các vitamin đều được hấp thu ở dạng tự do, sự hấp thu theo cơ chế hấp thu tích cực. Những
vitamin tan trong nước thường được hấp thu nhanh, còn những vitamin tan trong mỡ sẽ bị giảm hấp thu
khi sự hấp thu mỡ ở ruột bị giảm, hay thiếu mật trong ruột non. Nơi hấp thu vitamin nhiều nhất là tá
tràng và hỗng tràng.
Hấp thu khoáng và nước:
Các chất khoáng được hấp thu dưới dạng ion, bằng cơ chế vận chuyển tích cực. Các cation hoá trị 2
(++) hấp thu chậm hơn cation hoá trị 1 (+). Khi các cation được vận chuyển, nhờ lực hút tĩnh điện mà
các anion cũng được vận chuyển thụ động vào theo.
Nước vận chuyển theo cơ chế thẩm thấu, có nghĩa là phụ thuộc vào nồng độ của các chất hoà tan ở hai
phía. Dịch ở ruột non luôn đẳng trương so với máu, nếu phía nào ưu trương thì nước sẽ thẩm thấu qua đó
tạo cân bằng cho hai phía.
Câu 15. Trình bày vai trò của các chất đối với cơ thể người và động vật?
Người và động vật là những sinh vật luôn cần phải có nguồn thức ăn cung cấp một cách đầy đủ để làm
nguyên liệu sử dụng cho ba hoạt động chính:
Lớn lên (kiến tạo)
Cơ thể ban đầu chỉ là một hợp tử được kết hợp từ hai giao tử mà thành. Hợp tử phân chia thành nhiều
tế bào, về sau có sự phân hoá thành các mô và cơ quan, hệ cơ quan và hình thành nên cơ thể trưởng thành có
kích thước và số lượng tế bào vô cùng lớn.
Như vậy, với sự tăng nhanh khối lượng cơ thể trong một thời gian nhất định của các loài có được là



nhờ sự sử dụng thức ăn lấy từ môi trường, biến chúng thành các chất đặc thù (nguyên liệu) và sau đó là sự
tạo thành tổ chức và sự lớn lên nhờ các nguyên liệu chúng lấy từ thức ăn.
Đổi mới cơ thể (tu sửa, phục hồi)
Cùng với sự lớn lên, cơ thể cũng luôn xẩy ra sự thay thế những tổ chức, tế bào cũ đã già và khả năng
hoàn thành chức năng kém. Hơn nữa trong quá trình sống luôn xảy ra những biến đổi làm cho các tổ chức
cơ thể tổn thương, cần phải phục hồi lại khả năng hoạt động như ban đầu những tổ chức đó.
Tạo sản phẩm mới
Một trong những hoạt động rất cần có nguyên liệu cung cấp từ thức ăn là tạo sản phẩm mới, đó là
trứng, sữa hay là tạo cá thể mới từ cơ thể ban đầu.
Như vậy, cả ba dạng hoạt động cơ bản của người và động vật đều cần có sự cung cấp nguyên liệu lấy
từ thức ăn qua quá trình tiêu hoá, hấp thu và biến đổi, nếu sự cung cấp không thường xuyên các quá trình
trên sẽ bị ảnh hưởng. Mức độ ảnh hưởng tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cơ thể người
và động vật, ngoài ra còn phụ thuộc vào mức độ thiếu hụt từng loại vật chất cụ thể.
Ví dụ: Giai đoạn mang thai người mẹ cần lượng sắt nhiều hơn khi bình thường rất nhiều. Trẻ em mới
sinh và động vật non cũng cần lượng sắt cao hơn ở các thời kỳ khác nhiều lần.
Câu 16. Trình bày quá trình trao đổi protein ở động vật
• Giá trị sinh học của protit
Protit là thành phần không thể thiếu được của mọi sinh vật.
- Vai trò cấu trúc của protit: Protit là nguyên liệu chính để tạo nên bộ khung của tế bào, tổ chức cơ
thể như thành phần chính cấu tạo nên màng, nguyên sinh chất, nhân và các thể vùi, là nguyên liệu cho
sự tu sửa và phục hồi các tổ chức của người và động vật.
- Vai trò điều tiết của protit:
+Vai trò xúc tác:
+Vai trò là chất vận chuyển
+Vai trò chuyển động
+Vai trò bảo vệ
+Vai trò trong hoạt động thần kinh
+Vai trò với điều hoà các chức năng

+Vai trò chống đỡ, dự trữ dinh dưỡng và tạo nhiệt
Protit còn là nguồn dự trữ dinh dưỡng và khi ôxy hoá chúng thì tạo ra nhiệt giúp cho việc điều hòa
nhiệt độ cơ thể.
• Nguồn thu nhập
Nguồn thu nhập protit chủ yếu là qua thức ăn động vật và thực vật . Ngoài ra còn có nguồn thu nhận
từ vi sinh vật
• Sự chuyển hoá protit trong cơ thể
Từ thức ăn có nguồn gốc khác nhau khi vào đường tiêu hoá chúng bị phân giải thành sản phẩm cuối
cùng là axit amin và một vài đipeptit, sau khi được hấp thu vào máu chúng được đưa tới gan. Từ gan, các
axit amin được vận chuyển tới tổ chức hoặc trực tiếp được tổng hợp lại thành các loại protit khác nhau tùy
theo nhu cầu của từng tổ chức, sự tổng hợp protit mạnh nhất ở gan, sau khi được tổng hợp chúng được đưa
vào máu.
Tại gan nếu lượng axit amin không tham gia vào sinh tổng hợp protit do được cung cấp nhiều quá hay
không đủ tỷ lệ, số lượng cần cho sự sinh tổng hợp protit, đều bị khử amin tạo thành những chất không có
nitơ. Những chất này sẽ được biến đổi thành Glucose và sau đó là glycozen ở gan, hay sau khi tạo thành
glucose chúng được đi tới tổ chức tạo thành dự trữ glycozen ở tổ chức hoặc bị phân giải để giải phóng
năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống. NH 3 sau khi tách khỏi axit amin sẽ được biến đổi thành
axit uric hay urê và thải ra ngoài qua thận.
Khi cơ thể thiếu năng lượng, như trong các hoạt động cơ mạnh và kéo dài, mà không được cung cấp
đủ lượng đường để ôxi hoá cho năng lượng thì cơ thể sẽ huy động lipid và sau đó là protit. Protit được huy
động sẽ bị đưa tới gan và phân hủy thành axit amin sau đó là các hợp chất không có N sau đó là glucose.
Sau khi cơ thể ngừng vận động, các nguồn dự trữ được phục hồi dần, protít cũng được tăng cường
tổng hợp để bù lại cho số đã tiêu hao và phát triển các cấu trúc giúp cho việc nâng cao khả năng vận động.
Sự phục hồi trở lại bình thường với protit trong máu xẩy ra sau hoạt động cơ bắp cao nhanh hơn so với hoạt
động công suất thấp nhưng kéo dài thời gian.
• Thăng bằng thu chi protit
Trong cơ thể bình thường đã trưởng thành thường không có sự tích lũy protit, nhưng luôn có sự đổi


mới prtit. Nếu thừa cơ thẻ chỉ giữ lại một lượng nhỏ ở gan còn lại sẽ bị biến đổi thành glucose, glycozen

hay mỡ dự trữ.
Trong cơ thể luôn có sự thăng bằng hàm lượng portit giữa các tổ chức, huyết tương và dịch ngoại bào.
• Nhu cầu protit
Khi nhịn không ăn portit, người ta vẫn thấy xuất hiện N trong nước tiểu, chứng tỏ luôn có một lượng
protit trao đổi bắt buộc ở trong cơ thể.
• Điều hoà chuyển hoá protit
Sự điều hoà chuyển hoá có tham gia của các hormon bằng con dường thể dịch gồm:
- ACTH và coctyzol: có tác dụng huy động protit từ tổ chức tới gan, biến chúng thành đường hay
mỡ.
- GH: có tác dụng tăng đồng hoá, tăng quá trình sinh tổng hợp protit cho tổ chức.
- Insulin: có tác dụng tăng chuyển hoá gluxit, nhờ đó làm giảm quá trình mất amin do sự ôxi
hóa, đồng thời làm tăng tích lũy protit ở tổ chức.
- Thyroxin: có tác dụng tăng sử dụng axit amin
Câu 17. Trình vày quá trình trao đổi Lipit ở động vật
• Vai trò sinh học của lipid
Lipid là những hợp chất hữu cơ, nó không hoà tan trong nước, mà chỉ tan trong các dung môi hữu
cơ. Có hai nhóm là lipid đơn giản lipid phức tạp.
Về chức năng cấu trúc: lipid là thành phần hết sức quan trọng của màng sinh học, giúp cho màng
có tính thấm chọn lọc;
Lipid có chức năng quan trọng là chất dự trữ năng lượng lớn cho cơ thể
Lipid còn tham gia trong thành phần của nhiều hormon quan trọng như hormon tuyến sinh dục,
tuyến thượng thận,...
Lipid là một chất có vai trò tham gia bảo vệ cho cơ quan, chống các tác động cơ học, có vai trò tham
gia chống rét cho cơ thể người và động vật.
Lipid còn là dung môi quan trọng để hoà tan một số chất, giúp cho sự tiêu hoá, hấp thu và vận
chuyển chúng trong cơ thể.
• Thu nhập và dự trữ lipid
Nguồn thu nhập lipid được lấy từ thức ăn động vật hay thực vật
Sau khi vào máu đến gan, mỡ có thể được đưa tới dự trữ ở kho mỡ dưới da, các màng trong cơ thể,
bao quanh các tổ chức, cơ quan.

• Sự chuyển hoá lipid
Lipid sau khi tiêu hoá, hấp thu và được tổng hợp ở gan, sau đó được chuyển vào máu từ đây chúng
được đưa tới tổ chức đặc biệt ở mô mỡ để dự trữ, khi cơ thể cần dùng lipid lại từ mô mỡ đi tới gan để thực
hiện quá trình trao đổi.
Nguồn nguyên liệu dùng cho tổng hợp lipid, ngoài lipid có trong thức ăn, ta thấy gluxit cũng là
nguồn nguyên liệu cho sự tổng hợp lipid. Khi lượng gluxit trong máu cao, sự sử dụng gluxit trực tiếp không
hết, lúc này cơ thể một phần chuyển gluxit sang dạng dự trữ tạm thời là glycozen, mặt khác sẽ chuyển thành
mỡ dự trữ để có thể dự trữ được lâu hơn. Nguồn nguyên liệu khác là những chất được tạo ra từ sản phẩm
phân giải axit amin.
Lipid ít mang tính chất đặc trưng như của protit đối với từng loài.
• Điều hoà chuyển hoá lipid
Sự đổi mới lipid qua ba cơ chế chủ yếu:
- Khi có sự thu nhập ít, hay đã bị sử dụng hết lượng glucose trong máu, cơ thể sẽ sử dụng lipít để
ôxi hoá cho năng lượng bằng cách đưa lipid tới gan, biến lipid thành glucose và sử dụng glucose để
phân giải cho năng lượng. Nếu thừa glucose thì quá trình lại tiến hành ngược lại, glucose được gan biến
đổi thành mỡ và đưa tới mô mỡ dự trữ. Như vậy cơ chế này quyết định bởi mức thu nhập glucose của
cơ thể.
- Khi ức chế tác dụng của insulin, quá trình nhập glucose vào cho tế bào giảm, lượng glucose
trong máu tăng sẽ làm tăng tích lũy mỡ.
- Coctizol có tác dụng huy động mỡ từ kho tới gan để tạo năng lượng
Câu 18. Trình bày quá trình trao đổi Gluxit ở động vật.
• Giá trị sinh học của gluxit
Gluxit hay còn gọi là đường, là thành phần chính của thực vật, có vai trò hết sức quan trọng.


Gluxit đóng vai trò chủ yếu trong việc tạo năng lượng (gluxit bảo đảm 60% năng lượng cho hoạt
động sống).
Gluxit tham gia trong cấu trúc của một số cơ quan, bộ phận trong tế bào và mô như: xenlulose,
peptidoglican, pentose v.v..
Glucose có thể biến thành nguồn mỡ dự trữ hay glycozen dự trữ cho cơ thể

• Nguồn thu nhận
Gluxit có trong cơ thể đều được thu nhập chủ yếu từ các dạng tinh bột, đường trái cây, đường sữa, ...
• Sự chuyển hoá gluxit
Gluxit khi vào cơ thể hầu như đều biến đổi thành glucose và một vài dạng đường đơn, riêng với
động vật có dạ dày kép nhờ có hệ vi sinh vật dạ cỏ phân giải mà chúng được biến đổi thành axit axetic,
propionic, ôlêic là những axit béo dễ bay hơi (các axit béo này có thể cung cấp 40 - 60% năng lượng cho
hoạt động sống của loài đó).
Sau khi được vào máu chúng sẽ được chuyển tới gan, tại gan chúng đều được biến thành đường
glucose. Nếu lượng đường trong máu chưa đủ tỷ lệ, glucose lại được đưa vào máu để bổ sung, nhưng
nếu đã đủ thì gan sẽ biến glucose thành glycozen hoặc là để lại ở gan hoặc là đưa tới cơ dự trữ ở đó, khi
cần lại huy động để biến đổi thành glucose và sau đó có thể phân giải thành năng lượng
Gan còn là nơi thực hiện quá trình tổng hợp glucose từ các nguyên liệu phi protit, đồng thời còn là
nơi thực hiện quá trình biến glucose thành mỡ dự trữ hay ngược lại biến mỡ dự trữ thành glucose, tùy
theo lượng glucose có ở gan và nhu cầu của cơ thể. Ngoài ra glucose nhờ gan cũng có thể tổng hợp
được một số axit amin
• Điều hoà chuyển hoá gluxit
Thông qua con đường thể dịch, gồm có các hormon tham gia chính như sau:
- Insulin: giúp hấp thu đường vào tế bào và vì thế nó làm giảm hàm lượng đường trong máu.
- Coctyzol: có tác dụng huy động axit lactic, axit amin, mỡ tới gan để biến đổi thành glucose, nó
gián tiếp làm tăng hàm lượng đường trong máu.
- Ađrênalin: khi tiết ra sẽ thúc đẩy việc biến glycozen thành glucose để đưa vào máu, làm tăng
lượng glucose trong máu.
- Glucagol: có tác dụng tương tự ađrênalin nhưng chậm hơn, nó được dùng khi có sự giảm nhẹ
glucose trong máu, hay khi cần hỗ trợ cho ađrênalin.
Câu 19. Vitamin là gì? Trình bày tác dụng sinh lý của một số vitamin (A, B1, B6, C)
Vitamin là một nhóm hợp chất hữu cơ có phân tử lượng nhỏ, có cấu trúc hoá học rất khác nhau
và tính chất lý- hoá học cũng rất khác nhau, rất cần cho mọi cơ thể để duy trì sự hoạt động bình thường
trong đời sống của chúng.
Trong cơ thể vitamin đóng vai trò là chất xúc tác, nó không sinh năng lượng, có tác dụng như
hormon, tham gia vào thành phần cấu trúc của nhiều enzim. Đối với mỗi cơ thể, các chất được gọi là

vitamin khi mà chúng không tự tổng hợp được.
Ví dụ, vitamin D với người và vitamin C với lợn,... là loại chúng có thể tổng hợp được, nên
không còn là vitamin của chúng.
Nguồn thu nhận vitamin.
Vitamin được thu nhập qua đường ăn uống, từ thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật.
Thường chúng được chia thành hai nhóm dựa vào dung môi:
- Nhóm vitamin tan trong mỡ gồm: A, D, E, K, F,...
- Nhóm vitamin tan trong nước gồm: B, H, PP, C, P,...
Tác dụng của một số vitamin:
* Vitamin A
Vitamin A có tác dụng bảo vệ da và niêm mạc chống lại sự nhiễm trùng. Đối với mắt chúng có tác dụng chống khô mắt, là thành phần không thể thiếu của sắc tố thị giác. Vitamin A duy trì hoạt động thần kinh, giúp
tạo xương và răng ở trẻ em và động vật non, ngoài ra nó còn tham gia trong quá trình trao đổi các chất như protit, lipid, gluxit, khoáng.

Vitamin A có nhiều trong dầu gan cá, lòng đỏ trứng, sữa...trong các loài thực vật có màu đỏ (caroten) như bí đỏ, gấc, cà rốt, đu đủ,...
Động vật ăn cỏ tươi ít bị thiếu vitamin A, nhờ lượng caroten lấy từ thức ăn và dự trữ trong gan. Động vật ăn thịt không có enzim carotenase trong gan nên phải lấy trực tiếp vitamin A
từ thức ăn.

* Vitamin B1(Tiamin)
Vitamin B1 có vai trò kích thích tiêu hoá, chống bệnh Beri - beri, chúng còn có tác dụng với sự trao đổi gluxit.
Vitamin B1 có nhiều trong cám gạo, men bia, gan, sữa, lòng đỏ trứng và các loại rau quả.
Vitamin B nếu thừa sẽ bị thải, nhưng nếu thiếu sẽ gây bệnh. Khi sử dụng nhiều thức ăn gluxit nhu cầu B1 cao hơn. Khi cơ thể bị sốt cao, khi lao động năng nhọc, cơ thể dùng nhiều gluxit, nên lượng B
1

phải sử dụng nhiều hơn.

1

cũng



* Vitamin B6 (Piridoxin)
Vitamin B6 có dẫn xuất là coenzim của nhiều enzim xúc tác cho chuyển hoá nhiều axit amin,
chúng còn tham gia cấu tạo phosphorilase có tác dụng xúc tác cho sự phân giải glycozen,...
Vitamin B6 khi thiếu gây ra các bệnh lý như bị tổn thương da, thần kinh, tóc lông bị rụng, thiếu
máu, xơ cứng động mạch vành tim; có thể dùng nó để chữa các trường hợp rối loạn thần kinh, viêm da,
buồn nôn do thai nghén,...
Trong ruột người, vi khuẩn đường ruột có thể tự tổng hợp được vitamin này. Các loài động vật nhai
lại có thể tự tổng hợp vitamin này cho chúng.
Vitamin B6 có nhiều trong gan tươi, thịt, trứng, sữa, nấm men bia, lúa mì, ngô, đậu, gạo và các
sản phẩm từ cá.
* Vitamin C (axit ascorbic)
Vitamin C tham gia vào quá trình hydroxil hoá; khi thiếu vitamin C, sợi colagen mới được tạo
thành không được hydroxil hoá, không tạo được dạng xoắn ba nên kém bền vững. Vì thế khi thiếu
vitamin C, da dễ bị tổn thương, thành mạch dễ vỡ. Vitamin C giúp chuyển protocolagen thành colagen,
giúp vết thương chóng lành.
Vitamin C giúp làm tăng tính kháng bệnh, tăng tác dụng chống phóng xạ cho cơ thể. Vitamin C
giúp quá trình oxi hoá tạo năng lượng. Khi cơ thể người bị thiếu vitamin C dễ bị bệnh scorbutus.
Vitamin C có nhiều trong rau quả tươi, đặc biệt trong bưởi, cam, chanh,... trong hạt ngũ cốc,
trong thức ăn động vật (trứng, thịt) không có vitamin C.
Vitamin C là loại được hầu hết động vật tự tổng hợp, trừ khỉ, chuột bạch và người.
Câu 20 : trình bày cơ chế thải nhiệt và chống rét ở người và thú.
Nhiệt lượng sinh ra trong cơ thể sẽ phải được thoát ra khỏi cơ thể sau khi đã thực hiên vai trò tạo
thân nhiệt, như vậy sẽ làm cho thân nhiệt luôn ổn định. Vì sự trao đổi chất không ngừng diễn ra và lượng
nhiệt luôn được tạo ra nếu không được toả ra ngoài sẽ gây tăng thân nhiệt quá mức cho phép (bị cảm sốt do
tắc hoạt động của tuyến mồ hôi), sự toả nhiệt diễn ra song song với sự sinh nhiệt và có thể được thực hiện
qua các cơ chế sau:


Cơ chế tiếp xúc: Là sự tiếp xúc giữa cơ thể với các vật có nhiệt độ thấp hơn thân nhiệt cơ thể. Khi có sự
tiếp xúc với vật có nhiệt độ nhỏ hơn, nhiệt độ cơ thể sẽ được dẫn truyền sang nơi có nhiệt độ thấp hơn,

cho tới khi có nhiệt độ tương đương giữa cơ thể và vật được truyền.



Cơ chế bức xạ nhiệt: Là cơ chế được thực hiện do sự chênh lệch thân nhiệt với không khí xung quanh.

Với cơ chế tiếp xúc và bức xạ nhiệt, sự chênh lệch giữa thân nhiệt với vật được truyền nhiệt hay môi trường
xung quanh càng lớn sự thải nhiệt xẩy ra càng nhanh và nhiều.


Cơ chế bốc hơi nước:
Đối với động vật đồng nhiệt sống trong môi trường cạn, trong quá trình tiến hoá của mình, chúng đã

hình thành được một cơ chế phát tán nhiệt có hiệu quả lớn, đó là thông qua sự bốc hơi nước. 2 cơ chế trên
thì sự toả nhiệt phụ thuộc lớn vào chênh lệch nhiệt độ giữa thân nhiệt với bên ngoài. Khi bên ngoài nhiệt độ
tăng lên thì khả năng toả nhiệt theo cơ chế trên bị ngừng, có nguy cơ bị tồn đọng nhiệt trong cơ thể, gây hại
cho sự hoạt động bình thường của các cơ quan và tổ chức.
Cơ chế bốc hơi nước lúc này sẽ phát huy ưu thế và làm cho thân nhiệt hạ xuống ở mức bình thường. Sự
bốc hơi nước có thể thông qua đường hô hấp hay thông qua da hoặc cả hai. Ví dụ, ở người trong điều kiện
bình thường, mỗi ngày thải qua đường hô hấp khoảng 0,5 lít nước sẽ giúp toả ra ngoài 290 Kcal nhiệt. Khi
trời nóng hay khi lao động nặng, lưu thông khí tăng, lượng toả nhiệt tăng gấp đôi.


Những loài chim và thú không có tuyến mồ hôi, hoặc có rất ít (như chó,...) thì sự toả nhiệt bằng bốc hơi
nước chủ yếu là qua đường hô hấp.
Sự bốc hơi nước chịu ảnh hưởng rất lớn của độ ẩm không khí xung quanh cơ thể, độ ẩm không khí càng
nhỏ cường độ bốc hơi nước càng nhanh, khi độ ẩm bảo hoà sự bốc hơi nước sẽ bị đình trệ.


Cơ chế chống rét


Khi nhiệt độ bên ngoài thấp xuống dưới mức bình thường, lúc này nếu sự toả nhiệt ra bên ngoài quá lớn
sẽ làm cho cơ thể mất nhiệt và ảnh hưởng đến sự duy trì ổn định thân nhiệt. Người và động vật đã tạo ra cho
mình một biện pháp nhằm hạn chế sự mất nhiệt, nhất là sự mất nhiệt qua da. Sự hình thành những đặc điểm
thích nghi với môi trường rét là kết quả của quá trình tiến hóa thích nghi được hình thành trong quá trình
phát triển của loài; đó là sự tạo ra những lớp mỡ dày dưới da, lớp lông mao hay lông vũ dày ở động vật sống
ở xứ lạnh. Co các mạch máu nhỏ dưới da để chống sự thoát hơi nước khi trời lạnh, thu hẹp diện tích tiếp xúc
(cuộn tròn ngủ, rúc đầu vào cánh...), dựng chân lông làm tăng bề dày lớp lông cách nhiệt, tạo sự run cơ tăng
sinh nhiệt v.v...
Câu 21 :trình bày cấu tạo đơn vị thận ở người và thú.
Đơn vị thận là đơn vị cấu tạo và đơn vị chức năng cơ bản của thận, quyết định sự thực hiện các chức
năng chính của thận. Đơn vị thận thực chất là những hệ thống các ống có kích thước lớn nhỏ khác nhau và
có chức năng tạo nước tiểu, đó là các ống sinh niệu. Mỗi thận người có khoảng 1,0 - 1,3 triệu đơn vị thận.
Mỗi đơn vị cấu tạo gồm có phần chế tiết và phần bài xuất.
 Phần chế tiết
 Tiểu thể Malpighi
Tiểu thể Malpighi nằm ở phần vỏ của thận, bao gồm: tiểu cầu thận, đây là một búi mao mạch
malpighi, gồm khoảng 50 nhánh mao mạch mắc gần song song tạo cuộn tròn, có đầu vào là động mạch đến
tiểu cầu và đầu ra là động mạch ra tiểu cầu. Đường kính động mạch đến lớn hơn động mạch ra. Bao bên
ngoài tiểu cầu là nang bowman, đây là phần đầu của ống sinh niệu lõm vào tạo thành
 Ống lượn
Là những ống nhỏ cong queo, nằm trong phần vỏ. Cấu tạo thành ống lượn là một lớp tế bào biểu mô
trụ đơn, vách giữa các tế bào không rõ ràng. Phần đáy tế bào thành ống lượn, trong bào tương có những que
nhỏ xếp song song với nhau, gọi là que Haidenhen (Haidenhain), đó chính là hệ thống những ty thể, đỉnh tế
bào có các vi nhung xếp dày đặc tạo thành gờ bàn chải, trên vi nhung có các enzim giúp cho quá trình tái
hấp thu glucose.
Ồng lượn có 2 đoạn, đoạn đầu gọi là ống lượn gần hay ống lượn sơ cấp. Ống lượn gần bắt đầu từ tiểu
thể malpighi kết thúc ở quai henle. Ống lượn xa (hay ống lượn thứ cấp) được bắt đầu từ sau quai henle và
tận cùng ở ống nối (ống góp).
Thành của ống lượn xa có cấu tạo bởi những tế bào có số lượng ty thể và vi nhung ít hơn ống lượn gần.

 Quai henle


Là đoạn ống nằm giữa 2 ống lượn, mỗi ống có 3 nhánh (xuống, ngang và lên) tạo hình chữ U, ống
quai henle có đường kính hẹp hơn ống lượn. Quai henle nằm trong tháp malpighi (nhánh xuống) và trong
đáy tháp malpighi với tháp Ferein (nhánh lên). Đường kính nhánh xuống nhỏ hơn nhánh lên.
Cấu tạo thành quai henle có một lớp tế bào, ở nhánh xuống là biểu mô dẹt, nhánh lên là biểu mô đơn trụ,
không có lông nhung.
 Phần bài xuất :Gồm 2 ống là ống góp và ống thẳng (benlini).
 Ống góp
Là đoạn ống nằm giữa tháp ferein và tháp malpighi, có cấu tạo thành ống là biểu mô vuông đơn,
càng gần tháp malpighi tế bào chuyển sang trụ đơn.
 Ống thẳng
Là đoạn tiếp với ống góp, nằm trong tháp malpighi. Đường kính lớn hơn ống góp. Cấu tạo thành ống là biểu
mô trụ đơn ở phần đầu, về cuối mỏng dần và biến thành lát kép biến dị, có 2 - 3 lớp tế bào chồng lên nhau.
Trong thành ống góp và ống benlini có 2 loại tế bào: loại màu sáng có ít lông nhung, ít khe lõm và ít
ty thể; loại tế bào màu sẫm có nhiều lông nhung, nhiều khe lõm và ty thể, đây là những tế bào hấp thu tích
cực các chất từ nước tiểu.
Câu 22 :trình bày quá trình lọc nước tiểu ở cầu thận.
-

Sự hình thành, bài tiết nước tiểu được thực hiện bởi 3 giai đoạn:
+ Lọc ở quản cầu
+ Tái hấp thu từ ống thận (ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle)
+ Bài tiết qua ống

-

Máu khi chảy qua quản cầu (trong mao mạch) sẽ được lọc qua thành mao mạch vào bao bowman.
Thành mao mạch gồm nhiều lỗ => làm tăng sức thẩm thấu từ bên trong ra bên ngoài cao gấp hàng

trăm lần so với mao mạch bình thường.

-

Dịch lỏng của máu (huyết tương) chứa nước, ure, ion, chất dinh dưỡng (glucide, lipide, protein) thấm
qua thành mao mạch của quản cầu để vào bao bowman (áp suất phải chênh lệch). Các tế bào máu,
các protein lớn không đi qua được thành của mao mạch và dịch sau khi lọc gọi là dịch lọc quản cầu.

-

Trong 2 thận, mỗi phút lọc được 120ml dịch lọc.
(Ống lượn gần, ống lượn xa, quai Henle mất chức năng => dịch lọc đưa hết ra ngoài => cơ thể mất
nước, mất chất).

-

Sự lọc qua quản cầu không đòi hỏi tế bào tiêu phí năng lượng vì tất cả phương thức lọc này thực hiện
qua khuếch tán, thẩm thấu (vận chuyển chủ động => không tiêu tốn năng lượng).



Tái hấp thu nước, các chất dinh dưỡng và ion qua ống sinh niệu:

-

Khi dịch lọc quản cầu vận chuyển qua các phần của ống, 99% các chất được tái hấp thu từ dịch lọc
=> vào máu của mạng lưới mao mạch bao quanh ống.


-


Kết quả: Nước, chất dinh dưỡng, ion được hấp thụ lại vào máu, phần còn lại không được hấp thụ tạo
nước tiểu.

-

Sự tái hấp xảy ra tại cả 3 vùng của ống (lượn gần, lượn xa, quai Henle) và cả ống góp. Tuy nhiên, tái
hấp thu nhiều nhất là ở ống lượn gần. Dung dịch sau khi tái hấp thu ở ống lượn gần gọi là nước tiểu
loại 1, sau đó ra ngoài gọi là nước tiểu chính thức.
+ Nước được tái hấp thụ qua cơ chế thẩm thấu (ko tiêu tốn năng lượng).
+ Ure được tái hấp thụ qua cơ chế khuếch tán (ko tiêu tốn năng lượng).
+ Acid amin, chất dinh dưỡng hấp thu nhờ hoạt tải qua các kênh, protein mang, có thể có hoặc ko

tiêu tốn năng lượng.
+ Ion được tái hấp thu theo khuếch tán hay hoạt tải.
-

Nếu 1 người nặng 70 kg, lượng máu chảy qua 2 quả thận trong 1 phút là 1200 – 1300 ml.

-

1 giờ, 2 thận lọc được 60ml máu vào tạo ra 7,5 lít dịch lọc ở ống lượn.

-

Nếu lưu lượng tim là 5600 ml/phút thì hệ số lọc của thận là 20 – 21%.

-

Lượng nước tiểu loại 1 trong 24h là 180 lit.


Câu 23:Nêu cơ chế và quá trình hấp thu ở ống thận.
 Cơ chế tái hấp thu: Sự tái hấp thu ở ống thận được thực hiện nhờ các cơ chế:
+ Cơ chế thụ động nhờ sự khuếch tán đơn thuần của các chất từ lòng ống thận qua mao mạch quanh ống
thận nhờ sự chênh lệch nồng độ giữa ống thận với mao mạch.
+ Cơ chế tái hấp thu nhờ sự khuếch tán có chất mang; một số chất trước khi được tái hấp thu chúng phải
được kết hợp với chất mang, rồi sau đó mới khuếch tán qua theo kiểu thụ động nhờ gradien nồng độ.
+ Cơ chế chủ yếu để tái hấp thu các chất ở ống thận vẫn là cơ chế tái hấp thu chủ động có sự tham gia của
chất vận chuyển đặc hiệu và cần sử dụng năng lượng. Sự tái hấp thu theo cơ chế này tùy thuộc vào yêu cầu
của cơ thể, với sự điều hoà của thần kinh và thể dịch. Sự tái hấp thu chủ động có các cơ chế:
* Vận chuyển tích cực tiên phát: như sự bơm K+, Na+-ATPase hay H+- ATPase.
* Vận chuyển tích cực thứ phát cùng chiều: là sự vận chuyển một số chất như glucose, axit amin ở ống lượn
gần cùng với Na+.
* Vận chuyển tích cực thứ phát ngược chiều: Khi vận chuyển Na+ đi ra thì đồng thời bài tiết H+ , K+ vào
lòng ống lượn.
Sự tái hấp thu chủ động và thụ động có sự hỗ trợ lẫn nhau và ở từng phần nhất định có thể đồng thời diễn ra
cả hai cơ chế.
 Tái hấp thu ở ống lượn gần
* Tái hấp thu Na+:
Sự tái hấp thu Na+ theo cơ chế vận chuyển tích cực. Trên mặt và màng đáy tế bào biểu mô ở đây có hệ
thống “bơm K+, Na+- ATPase” có vai trò bơm Na+ từ lòng ống ra tế bào ở thành ống lượn rồi qua mao
mạch. Từ trong lòng ống, Na+ khuếch tán vào tế bào chất qua gờ bàn chải. Tại tế bào chất, Na+ được gắn


vào hệ thống bơm “K+ - Na+” và Na+ sẽ được bơm từ tế bào ra dịch kẽ, từ đây K+ sẽ được bơm vào lòng
ống để thay thế cho Na+ vừa được bơm ra. Nhưng mặt đáy và bên của tế bào biểu mô ống thận, ở đây có
khả năng thấm rất cao đối với ion K+(gấp 50 - 100 lần so với ion Na+), nên sau khi hệ thống bơm kéo K+đi
vào thì K+ lại lập tức được kéo ra theo cơ chế khuếch tán do ảnh hưởng của gradien nồng độ. Từ đó ta có
thể thấy rằng vai trò chính của “bơm Na+, K+” là đưa ra ngoài hầu hết các ion Na+ từ lòng ống lượn gần.
* Tái hấp thu ion Cl Với ion Cl- sự tái hấp thu theo kiểu thụ động. Khi thực hiện sự tái hấp thu Na+, sự đi ra của Na+ cùng với

một vài cation khác đã làm xuất hiện lực hút tĩnh điện làm cho Cl- bị kéo theo ra gian bào.
* Tái hấp thu K+
Sự tái hấp thu K+ xẩy ra tại ống lượn gần theo cơ chế tương tự như của ion Na+ với sự tham gia của “bơm
K+- Na+”.
* Tái hấp thu HCO3Trong tế bào biểu mô, CO2 là sản phẩm được sinh ra do chuyển hoá các chất, sẽ kết hợp với H2O tạo ra
H2CO3, chất này phân ly tạo HCO3- và H+. Ion H+ sau khi được sinh ra sẽ được bài tiết tích cực vào lòng
ống và chúng sẽ kết hợp với HCO3- có trong lòng ống lượn để tạo thành H2CO3 ; chất này sau khi được tạo
thành lại phân ly cho H2O và CO2. H2O sẽ ở lại trong lòng ống, còn CO2 lại được khuếch tán qua màng tế
bào ở thành ống lượn vào tế bào chất, tại đó CO2 lại được tái kết hợp với H2O để tạo ra H2CO3. H2CO3
sau khi tạo thành lại tiếp tục bị phân ly để tạo ra H+ và HCO3- , HCO3- sẽ được khuếch tán vào dịch kẽ tế
bào, còn H+ sẽ được bài tiết vào lòng ống để tham gia trao đổi ngược chiều với các ion khác. Như vậy sự tái
hấp thu HCO3- có vai trò giúp cho sự tái hấp thu ion Na+ được thuận lợi hơn.
* Tái hấp thu glucose
Glucose là chất quan trọng của cơ thể, nó được tái hấp thu hoàn toàn ở ống lượn gần, theo cơ chế vận
chuyển tích cực. Sự vận chuyển glucose theo cơ chế vận chuyển tích cực thứ phát tại gờ bàn chải, sự vận
chuyển này có chung chất vận tải với Na+ và ngược chiều với sự vận tải Na+. Sau khi glucose vào trong tế
bào ở thành ống thận đạt đến mức cao, chúng sẽ được khuếch tán qua màng đáy bên vào dịch kẽ theo cơ chế
khuếch tán có chất mang.
* Tái hấp thu protein và axit amin
Protein và a.a thường được hấp thu hoàn toàn ở phần đầu ống lượn gần. Do phân tử protein lớn nên
sự tái hấp thu qua gờ bàn chải của ống lượn gần theo cơ chế ẩm bào. Bên trong tế bào, protein được thủy
phân thành các axit amin rồi các axit amin này mới khuếch tán qua màng đáy và màng bên sang dịch kẽ theo
cơ chế khuếch tán có chất mang.
* Tái hấp thu nước
được hấp thu thụ động theo Na+ và Cl-. Khi các chất này được vận chuyển vào kẽ tế bào, sẽ tạo ra một lực
thẩm thấu hút nước từ lòng ống qua các vách giữa các tế bào biểu mô đi vào khoảng kẻ rồi vào máu. Lượng
nước được tái hấp thu ở ống lượn gần khoảng 65% trong tổng số nước được tái hấp thu ở thận.
 Tái hấp thu ở quai henle



Sự vận chuyển các chất trao đổi ở quai Henle theo cơ chế dòng đối lưu. Các nhánh của quai henle nằm
song với nhau và song song với ống thẳng.
Tại nhánh xuống, nước và urê khuếch tán qua dễ dàng, nhưng ít cho thấm qua các ion. Dịch kẽ là nơi có
áp suất thẩm thấu rất cao và tăng dần từ vùng tủy giáp vỏ đến vùng trong của tủy và có tính thấm cao với
nước, nên làm cho nước bị kéo ra khỏi lòng ống thận. Kết quả làm cho nồng độ ion trong ống tăng dần từ
đầu nhánh xuống tới chóp quai và đạt cao nhất ở đây.
Tại nhánh lên, không thấm nước và urê nhưng lại có tính thấm cao với Na+. Vì vậy Na+được vận
chuyển tích cực từ lòng ống vào dịch kẽ, cùng với sự đi ra của Na+ các ion Cl- và K+ và một vài loại ion
khác đi vào dịch kẽ, làm cho nồng độ các ion tăng dần trong dịch kẽ.
Cơ chế cô đặc nước tiểu còn phụ thuộc vào sự có mặt của ADH, nhờ có ADH mà tế bào biểu mô của
ống góp trở nên thấm nước, nên khi dịch chảy qua vùng này nước sẽ được khuếch tán vào nhánh lên của
mạch thẳng và trả lại cho máu để đi vào vòng tuần hoàn chung, còn dịch trong lòng ống bị cô đặc lại và đổ
vào bể thận.
Lượng nước tiểu khi tới quai Henle còn khoảng 35 lít và sau khi đi qua quai Henle chỉ còn khoảng 26 lít.
 Tái hấp thu ở ống lượn xa
Sự tái hấp thu nước và các chất hoà tan ở ống lượn xa được thực hiện thông qua 2 phương thức cơ bản:
* Giai đoạn pha loãng: Tại đoạn đầu của ống lượn xa, tế bào biểu mô của nó có khả năng chủ động bơm
ion Cl- từ trong lòng ống ra dịch kẽ, nhờ đó sẽ tạo nên lực hút tĩnh điện kéo các ion dương ra theo (Na+, K+,
Ca2+, .v.v..) . Kết quả làm cho các ion được tái hấp thu và nồng độ ion trong lòng ống giảm khoảng 3 lần so
với khi nước tiểu mới từ quai Henle vào ống.
* Giai đoạn hấp thu theo nhu cầu: Là sự hấp thu xẩy ra ở đoạn sau của ống lượn xa. Tại đây các ion được
tái hấp thu tích cực nhờ sự tác động của hormon alđosteron.
 Sự tái hấp thu ở ống góp
Sự tái hấp thu ở ống góp gồm có tái hấp thu Na+, urê, K+, Ca2+ và nước.
Cơ chế tái hấp thu ở đây tương tự như cơ chế tái hấp thu ở phần sau của ống lượn xa. Với nước, tái hấp
thu có sự tham gia của ADH. Với urê, nhờ nồng độ cao trong dịch khi có sự tái hấp thu chủ động nước, sẽ
làm cho urê thụ động khuếch tán vào dịch kẽ một cách dễ dàng.
Câu 24:Hoocmon là gi?Bản chất hóa học và dặc điểm tác dụng của hoocmon.
 . Khái niệm
Hormon là những chất hữu cơ, được sản xuất bởi một nhóm tế bào đặc biệt hay do một tuyến nội tiết.

Hormon được bài tiết trực tiếp vào máu và được vận chuyển tới các bộ phận khác nhau trong cơ thể gọi là
cơ quan nhận, ở đó chúng tạo ra các tác dụng sinh học.
 . Bản chất hoá học của hormon
Các hormon thường có bản chất hoá học thuộc một trong ba dạng như sau:
* Steroid: Là những hormon có cấu trúc hoá học tương tự cholesterol và chúng được tổng hợp chủ yếu từ
cholesterol. Đó là các loại như cortizol, aldosterol, estrogen, progesterol, testosterol...
* Dẫn xuất của các axit amin: như Tyrozin là nguyên liệu sản xuất Adrenalin, noradrenalin, tyroxin.


* Polypeptid: oxtoxin có 8 axit amin, ADH có 8 axit amin, Insulin có 51 axit amin, GH có 245 axit amin.
 Đặc điểm tác dụng của hormon
* Hormon tác dụng với liều thấp, tính bằng gama hay đơn vị sinh học.
* Chủ yếu là điều hoà gián tiếp các phản ứng hoá học trong cơ thể.
* Có một số hormon không đặc trưng cho loài như LH, FSH (khi nghiền tuyến yên cá chép, lọc và tiêm cho
cá mè, trắm đen, trắm cỏ đều có tác dụng) hoặc như Insulin,... nhưng cũng có những hormon chỉ đặc trưng
cho một loài nào đó mà thôi (như GH,...).
* Các hormon mặc dù được máu mang đi khắp cơ thể, nhưng mỗi loại chỉ có tác dụng đối với một cơ quan,
một tổ chức, một chức năng nhất định nào đó chứ không tác dụng lan tràn.
* Sự bài tiết và sản xuất hormon phụ thuộc vào hoạt động sinh lý của cơ thể.
- Thời gian tác dụng của hormon không lâu.
Câu 25:trình bày cơ chế điều òa ngược âm tính và dương tính của hoocmon.
-. Cơ chế điều hoà ngược (Feedback mechanisms)
Đây là cơ chế điều hoà chủ yếu, nó vừa nhanh, nhạy lại có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì ổn định nồng
độ hormon. Có hai kiểu điều hoà ngược là điều hoà ngược dương tính và điều hoà ngược âm tính.
 Điều hoà ngược âm tính
Theo cơ chế này thì yếu tố điều khiển lúc đầu sẽ trở thành yếu tố bị điều khiển, và yếu tố bị điều khiển
trở thành yếu tố điều khiển. Đối với điều hoà ngược âm tính xảy ra khi mà nồng độ hormon tuyến đích giảm,
sự thay đổi nồng độ đó sẽ kích thích tuyến chỉ huy bài tiết nhiều hormon, sự bài tiết nhiều hormon của tuyến
chỉ huy sẽ kích thích tuyến đích tiết hormon, làm cho lượng hormon tăng trở lại mức bình thường. Khi nồng
độ hormon tuyến đích tăng cao hơn bình thường lại có tác dụng gây ức chế hoạt động của tuyến chỉ huy, làm

giảm bài tiết hormon tuyến chỉ huy và sẽ làm cho sự bài tiết hormon tuyến đích giảm xuống ở mức bình
thường.
Sự điều hoà ngược âm tính có vai trò hết sức quan trọng, nếu bị rối loạn cơ chế điều hoà ngược âm tính
sẽ dẫn tới rối loạn hoạt động của hệ thống nội tiết.
 Điều hoà ngược dương tính
Trong một số trường hợp khi nồng độ hormon tuyến đích tăng lại có tác dụng kích thích tuyến chỉ huy
làm tăng nồng độ hormon RF ở vùng hypothalamus cũng như hormon tuyến yên và kết quả nồng độ hormon
tuyến đích lại được tăng cao hơn nữa.
Kiểu điều hoà ngược dương tính thường gặp khi cơ thể bị trạng thái căng thẳng gây stress, hay khi có
trường hợp bất thường khác, nên thường chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sau đó lại duy trì trở lại trạng
thái điều hoà ngược âm tính bình thường.
Như vậy đây là kiểu điều hoà không những không làm ổn định nồng độ hormon mà còn làm tăng thêm sự
mất ổn định. Tuy vậy nó lại rất cần cho những trường hợp mang tính cấp thiết liên quan tới sự sống còn của
cơ thể như khi có các kích thích tâm lý mạnh gây trạng thái stress, khi cần chống lạnh, gây phóng noãn v.v..
Câu 26:kể tên các hoạt động chu kỳ ở con cái ?trình bày chu kỳ kinh nguyệt.
Các hoạt động chu kỳ của con cái:


Hoạt động chức năng theo chu kỳ là một đặc điểm của con cái, trong đó sư bài tiết hormon theo chu kỳ
là điều cơ bản để phân biệt hoạt động chức năng sinh dục đực và cái.
Sự bài tiết hormon của tuyến yên theo chu kỳ là nguyên nhân trực tiếp làm cho hoạt động chức năng sinh
dục tạo ra các chu kỳ gồm:
* Chu kỳ buồng trứng: trong chu kỳ có sự bài tiết của estrogen, progesterol cùng với sự rụng trứng đều diễn
ra theo chu kỳ.
* Chu kỳ kinh nguyệt: khi chịu tác dụng của hormon sinh dục, niêm mạc tử cung biến đổi trải qua các giai
đoạn phát triển, bài tiết, bong ra và kết thúc bằng sự chảy máu dạ con (kinh nguyệt) theo chu kỳ.
* Chu kỳ âm đạo: là sự biến đổi của tế bào âm đạo qua các giai đoạn: tế bào có nhân, sừng hóa và sau đó
đến sự xâm nhập của tế bào limfoxite.
* Chu kỳ mang thai: sự tồn tại và khả năng hoạt động của rau thai theo chu kỳ.
* Chu kỳ nuôi con: từ bú mẹ, tách bú và mẹ trở lại khả năng hoạt động sinh dục bình thường.

Người và linh trưởng hoạt động chu kỳ rõ nhất là chu kỳ kinh nguyệt, còn ở những
động vật có vú khác biểu hiện rõ nhất tính chất chu kỳ là chu kỳ động dục.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt là sự biến đổi về cấu trúc và chức năng, dẫn tới sự chảy máu có chu kỳ ở niêm
mạc tử cung dưới tác dụng của các hormon sinh sản.
Độ dài của chu kỳ được tính bằng khoảng thời gian giữa hai ngày chảy máu đầu tiên của hai chu kỳ
liên tiếp nhau. Phụ nữ Việt Nam có độ dài chu kỳ là 28 - 30 ngày .
Toàn bộ chu kỳ có thể chia ra 3 giai đoạn:
* Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen)
Khi vào cuối chu kỳ trước, do nồng độ hormon progesterol và estrogen giảm đột ngột đã tạo ra cơ
chế điều hòa ngược âm tính làm cho vùng dưới đồi tiết ra GnRH điều khiển tuyến yên bài tiết FSH và LH.
Sự giảm đột ngột của hai hormon trên cũng là nguyên nhân gây chảy máu dạ con và kết thúc chu kỳ đầu để
chuyển sang chu kỳ mới.
Niêm mạc tử cung sau khi hết chảy máu dạ con của lần trước, chỉ còn lại một lớp mỏng của mô đệm
và ít tế bào biểu mô nằm tại các tuyến. Dưới tác dụng của estrogen, các tế bào trên tăng sinh nhanh chóng,
sau hết kinh 5 - 6 ngày đã khôi phục lại niêm mạc dạ con bình thường.
Như vậy đến khoảng giữa chu kỳ với tác dụng của FSH, LH và estrogen niêm mạc tử cung đã được
dày lên, các tuyến ở cổ tử cung bài tiết một lớp dịch nhầy kéo thành sợi dọc theo tử cung có tác dụng như
kênh để dẫn tinh trùng di chuyển vào tử cung.
Với nang trứng, sau khi phát triển 6 - 7 ngày, chỉ còn một nang tiếp tục được phát triển nhanh, số còn
lại bị thoái hóa dần. Cuối thời kỳ này nang trứng có đủ 2 lớp áo, lớp hạt và noãn đã phát triển lớn lên, đã tạo
thành một trứng chín.
Trước khi rụng trứng 2 ngày, lượng LH được bài tiết tăng lên đột ngột gấp khoảng 6 - 10 lần lúc đầu
và đạt mức cao nhất vào thời điểm 16 giờ trước rụng trứng (phóng noãn). Nồng độ FSH cũng tăng cao hơn 2
- 3 lần. Hai hormon này đã tác dụng làm cho nang trứng phồng lên.


×